Tự tin là cảm giác hữu dụng mà một người cảm nhận tại một hoàn cảnh hay điều kiện cụ thể, còn “tự trọng” được thể hiện ở mức độ “thích” bản thân của anh ta và ở mức độ giá trị mà anh ta
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN
TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG 3, 11, 12
CỦA SÁCH ĐỌC VỊ BẤT KỲ AI
NHÓM: 6
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN
TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG 3, 11, 12
CỦA SÁCH ĐỌC VỊ BẤT KỲ AI
Thành viên:
1 Bùi Thị Lệ Uyên - 2040225745
2 Lê Tuấn Anh - 2013220081
3 Nguyễn Quốc Thịnh - 2040224962
4 Phạm Nguyễn Phương Uyên –
2013225720
5 Huỳnh Tú Thanh – 2040224689
6 Huỳnh Thị Ngọc Oanh – 2040230438
7 Vũ Minh Xuân – 2013226052
8 Bùi Đức Mạnh – 2013222595
9 Trần Kim Thanh – 2040210176
10 Nguyễn Thị Phú Diễm – 2013226002
11 Châu Bảo Ngọc - 2040223076
12 Trần Diệu Anh - 2013220084
Trang 3Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
Trang 4CHƯƠNG 3: LIỆU ĐỐI PHƯƠNG CÓ THỰC SỰ TỰ TIN?
1 Tóm tắt nội dung
“Tự tin là điều kiện tiên quyết để có những công việc tốt”
Tự trọng thường bị nhầm lẫn với tự tin, nhưng hai từ này hoàn toàn khác nhau Tự tin
là cảm giác hữu dụng mà một người cảm nhận tại một hoàn cảnh hay điều kiện cụ thể, còn “tự trọng” được thể hiện ở mức độ “thích” bản thân của anh ta và ở mức độ giá trị mà anh ta cảm thấy khi tiếp nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét các cách thức để đo được mức độ tự tin của đối tượng
Sự tự tin của một người trong một trường hợp cụ thể sẽ được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố: lần thể hiện trước, những kinh nghiệm, sự phản hồi và cả sự so sánh Để
đo mức độ của sự tự tin, chúng ta cần lọc ra và quan sát các dấu hiệu được gọi là dấu hiệu thể hiện sự tự tin của người đó như nụ cười, ánh mắt và những cách thể hiện khác
Dấu hiệu 1: dấu hiệu cơ thể
Các biểu hiện, hành động, lời nói có thể cho ta biết được độ tự tin của một người Một người thiếu tự tin có những dấu hiện sau: đôi mắt dáo dác, dễ mất tập trung, cảnh giác cao độ, khuôn mặt trở nên vô cùng kích động, trắng bệch, thở gấp, đổ mồ hôi, cố gắng hít sâu và thở mạnh, nuốt nước bọt một cách khó khăn, giọng nói có âm sắc cao hơn, tốc độ chớp mắt tăng lên
Dấu hiệu 2: quyết định điểm tập trung
Một người tự tin có khả năng tập trung vào một sự việc mình đang làm, hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất và gạt bỏ đi “cái tôi” của bản thân ra ngoài, không bị mất tập trung bởi những thứ xung quanh Một người kém tự tin sẽ có “cái tôi” chiếm trọn suy nghĩ của họ, những lúc đó suy nghĩ của anh ta tràn ngập nỗi lo lắng, bất an và vì thế không thể tập trung vào điều gì khác ngoài bản thân
Về cơ chế tâm lý, có bốn cấp độ hành động của con người: mất khả năng một cách vô thức, mất khả năng có ý thức, khả năng hành động có ý thức, khả năng hành động
Trang 5một cách vô thức Cấp độ 2, 3 và 4 là dấu hiệu cho chúng ta biết mức độ tự tin của một người, còn cấp độ 1 không được sử dụng vì bản thân người đó thậm chí còn không nhận thức được việc họ đang làm
Dấu hiệu nâng cao: điều chỉnh nhận thức – cố thể hiện mình theo cách có lợi cho bản thân
Dấu hiệu 1: cố gắng che giấu điểm yếu
Một người đang trong trạng thái “điều chỉnh nhận thức” thường cố gắng lấp đi điểm yếu của bản thân
Người tự tin sẽ không quan tâm đến vẻ ngoài của mình và sẽ không dễ bị chi phối bởi cách nhìn nhận của người khác về mình
Khi người ta giả vờ tự tin, họ điều khiển mức độ tự tin thể hiện ra bên ngoài bằng cách tạo ra cảm giác ngược với những gì họ thực sự cảm nhận, hướng hành động của mình phù hợp với thái độ nhưng thường theo một cách thái quá
Dấu hiệu 2: động tác thừa
Trong một hoàn cảnh nhất định, bất kỳ động tác thừa nào đều là dấu hiệu cho thấy
ai đó đang cố tỏ ra bình tĩnh và tự tin
Cố gắng tỏ ra phù hợp với vị thế hoặc vai trò của mình
Khi nỗi sợ hãi càng tăng, biểu hiện sẽ ngày càng rõ, ta sẽ có những thủ thuật để biết được những điều đó Cụ thể qua thủ thuật nắm bắt các dấu hiệu
Bằng cách gợi ra mối đe dọa tiềm tàng, chúng ta có thể dễ dàng đánh giá ai đó có thực sự cảm thấy thoải mái về bản thân trong hoàn cảnh đó hay không Nếu đối tượng
có sự thay đổi tâm trạng đột ngột thì khi đó họ chỉ muốn chấm dứt hay thoát ra khỏi
sự việc một cách nhanh chóng
Để áp dụng thủ thuật này thành công, bạn nên đưa ra một luận điểm nào đó làm giảm
độ chắc chắn thành công của đối tượng, rồi bình tĩnh quan sát xem anh ta có cảm thấy
bị o ép hay chẳng thèm bận tâm không
2 Nhận diện những kỹ năng
Trang 6 Học cách đọc các dấu hiệu về cơ thể, biểu cảm và phi ngôn ngữ để hiểu cảm xúc và ý định của người khác
Không quá tập trung vào bản thân, gạt bỏ “cái tôi” ra ngoài suy nghĩ Cần hoạch định mục tiêu rõ ràng và tập trung tìm cách thực hiện mục tiêu đó sao cho đạt được kết quả tốt nhất
Tin tưởng vào khả năng thực hiện một hành động của bản thân
Điều khiển mức độ tự tin thể hiện ra bên ngoài bằng cách tạo ra cảm giác ngược với những gì họ thực sự cảm nhận
Khả năng phân tích và suy luận: Khi thấy đối tượng có sự thay đổi tâm trạng đột ngột, thì biết khi đó anh ta đang muốn chấm dứt hay thoát ra khỏi sự việc
Tư duy phản biện: Đưa ra một luận điểm nào đó để bảo vệ quan điểm của mình
và làm giảm độ chắc chắn thành công của đối tượng, rồi bình tĩnh quan sát
3 Bài học rút ra
Sự tự tin trong cuộc sống là chìa khóa mở ra cánh cửa cho những cơ hội và thành công Tự tin không chỉ là khả năng tin vào bản thân mà còn là sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thách thức Ở mỗi bước đi trong cuộc sống, chúng ta phải luôn cố gắng nhìn nhận và chấp nhận bản thân mình, qua đó tự tin phát triển những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, biến sự tự ti thành sự tự tin Bản thân mỗi thành viên trong nhóm cũng đã rút ra được nhiều bài học và áp dụng vào cuộc sống như:
- Tự tin phát biểu ý kiến, quan điểm của bản thân trước đám đông
- Nói chuyện với mọi người một cách cởi mở, tự tin, không rụt rè
- Luôn luôn tin vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác
- Luôn có mục tiêu rõ ràng, đặt bản thân ra ngoài, không quan tâm đến những ánh mắt của người khác, tự tin thể hiện và đạt được mục đích
4 Liên hệ thực tiễn
Trong một buổi phỏng vấn việc làm, một ứng viên đã tự tin trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách rõ ràng và mạch lạc Anh ta không chỉ trả lời các câu hỏi
Trang 7một cách chắc chắn, mà còn thể hiện sự tự tin trong cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể Anh
ta giữ đúng tư thế, duy trì ánh mắt liên tục và nụ cười tự tin Khi đối diện với các câu hỏi khó khăn hoặc thách thức, anh ta không mất bình tĩnh, tự tin vào khả năng của bản thân và tiếp tục thể hiện những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, trải nghiệm của mình Đối với nhà tuyển dụng, sự tự tin của ứng viên này là một dấu hiệu tích cực Nó cho thấy anh ta có khả năng quản lý áp lực trong tình huống giao tiếp quan trọng như phỏng vấn Sự tự tin này cũng tạo ra một ấn tượng giúp anh ta nổi bật trong
số các ứng viên khác Trong một bối cảnh khác, một nhà lãnh đạo tự tin trong việc đưa ra quyết định và thể hiện tốt trong giao tiếp với nhóm làm việc Sự tự tin của anh
ta làm cho nhóm cảm thấy an tâm và tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của anh ta, dẫn đến một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả
Trang 8CHƯƠNG 11: ẢNH HƯỞNG CỦA LÒNG TỰ TRỌNG: 6 NHÂN TỐ LỚN
1 Tóm tắt nội dung
Lòng tự trọng ảnh hưởng tới hai cách nhìn nhận vấn đề và bốn biến số phụ thêm Nó
là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới cả suy nghĩ và hành động của chính ta Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem mức độ ảnh hưởng của sáu nhân tố: nhu cầu, lòng tự tin, sự nỗ lực, tin tưởng, sự biện minh và cuối cùng là tâm trạng sẽ ảnh hưởng như thể nào đối với lòng tự trọng
Nhân tố thứ nhất: nhu cầu
Mức độ tự trọng của mỗi người sẽ quyết định các loại nhu cầu khác nhau của họ Những người có mức tự trọng thấp thường là những người bồng bột, chưa chín chắn
và dễ dàng bị hấp dẫn bởi những nhu cầu nhất thời mà bỏ quên nhu cầu lâu dài có lợi cho bản thân Ngược lại, với những người có mức tự trọng cao, nhu cầu của họ là những thứ nhằm đáp ứng nhu cầu về lâu dài
Nhìn chung, khi đã có những nhu cầu thuộc phần đỉnh tháp, con người thường ở trạng thái linh hoạt, thành thật và cởi mở nhất; não bộ hoạt động ở trạng thái cao nhất Khi hạ các nhu cầu xuống mức thấp hơn, cảm xúc sẽ là yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định Chúng ta có xu hướng thích làm những gì thoải mái, mang lại cảm giác dễ chịu và tránh xa khỏi những gì khiến chúng ta có cảm giác mệt mỏi, đau đớn Tuy nhiên, mỗi người có quan niệm khác nhau về những điều họ coi là đau lòng hay dễ chịu Chính cơ chế cảm xúc dễ chịu/đau lòng này giúp chúng ta đi đúng hướng Để có thể tự do quyết định mọi chuyện của bản thân, chúng ta nên suy nghĩ càng thực tế càng tốt Khi một người càng ít tập trung vào bản thân mình thì người đó càng dễ dàng nhìn nhận thực tế xung quanh mình hơn
Tự trọng thấp chính là nhân tố tạo ra cơn bốc đồng, khiến một người làm mọi thứ chỉ nhằm thỏa mãn cảm giác nhất thời của cơ thể hoặc cảm xúc trong họ Tóm lại là mức
độ tự trọng – cũng như sở thích và đam mê của một người – đóng vai trò quyết định trong việc hiểu được suy nghĩ và quyết định của anh ta
Nhân tố thứ 2: sự tự tin
Trang 9Một người có lòng tự trọng cao sẽ tự tin hơn về khả năng suy nghĩ cũng như hành động của mình, đặc biệt là trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới Họ có thể nhận thức dễ dàng hơn khi phải đối mặt với khó khăn và nhất là không bị chi phối bởi suy nghĩ mình có thể thất bại
Lưu ý là, khi mức độ tự trọng của một người càng giảm thì “cái tôi” của anh ta càng lớn và anh ta sẽ càng chú ý hơn tới suy nghĩ của mọi người về anh ta, cũng như tới biểu hiện của chính mình
Nhân tố thứ 3: sự nỗ lực
Khi một người muốn làm việc gì đó nhưng lại nhận ra nó không đáng so với công sức
mà họ bỏ ra, thường thì họ sẽ không làm chuyện đó Trên thực tế, việc cân đo đong đếm mức nỗ lực hay công sức tỷ lệ nghịch với mức tự trọng của một người Khi một người càng có lòng tự trọng cao, càng ít để tâm tới công sức cần bỏ ra Khi biết tự tôn trọng bản thân mình, chúng ta có thể dành tâm sức cho những mục tiêu lâu dài, mang lại ý nghĩa và sự hài lòng cho chính mình, nhờ đó tăng được tối đa nỗ lực và giảm thiểu sự thất vọng hay khó chịu Dù có phải bỏ ra nhiều công sức đến đâu thì chính lòng tự trọng giúp chúng ta có được nguồn sức mạnh và cảm hứng vô tận Tóm lại, người nào càng biết trân trọng bản thân mình thì càng dễ dàng chấp nhận bỏ công sức
để làm điều họ cho là đúng, kể cả khi điều đó có liên quan tới người khác
Nhân tố thứ 4: các giá trị và lòng tin
Những niềm tin mù quáng hoặc sai trái (mê tín) thường được tạo ra do sự thiếu hiểu biết của chúng ta và thực chất là để chúng ta tự bảo vệ bản thân Hầu hết những điều chúng ta làm hoặc tin tưởng đều để giải thích, bao biện cho thái độ, hành động của chúng ta đối với thế giới và bản thân chúng ta Nếu thấy không cần thiết thì chúng ta cũng không cần phải bám víu vào một niềm tin mù quáng nào Chính lòng tự trọng giúp chúng ta có sức mạnh tinh thần và khả năng để rũ bỏ chúng
Những giá trị hạn hẹp cũng là hệ quả của lòng tự trọng thấp Khi tầm suy nghĩ không thể vượt ra ngoài những ham muốn của bản thân, chúng ta sẽ tự làm giảm các giá trị
Trang 10của mình để tự nuông chiều các ý thích nhất thời, khi đó chẳng những không thể nâng cao nhận thức mà còn làm giảm giá trị của chính mình
Nhân tố thứ 5: tự bào chữa và hợp lý hóa
Để làm giảm mặc cảm tội lỗi, chúng ta thường tìm cách giải thích cho thái độ của mình Để có cảm giác tốt đẹp hơn về bản thân hoặc về những vấn đề xảy đến với bản thân, chúng ta thường dựng lên hình ảnh về chính mình và thế giới theo cách chúng
ta muốn và cho là phù hợp Khi một người đã bỏ một lượng thời gian, công sức, tiền bạc kha khá vào một việc gì đó, cảm quan của anh ta cũng sẽ theo đó mà biến đổi
“Cái tôi” trong anh ta sẽ khiến anh ta khó mà dứt bỏ nó và chỉ bao biện cho lí do vì sao anh ta lại làm vậy Càng bỏ nhiều thời gian chờ đợi thì bạn càng khó bỏ đi Điều này cũng đúng trong chuyện hẹn hò Một người khi đã có một mối quan hệ lâu dài thì rất khó dứt bỏ nó
Vì vậy, khi đánh giá suy nghĩ hay ứng xử của một người trong vấn đề nào đó, các yếu
tố như thời gian, công sức, tiền bạc là đáng lưu tâm, thế nhưng quan trọng hơn cả là mức độ tự trọng, vì nó sẽ quyết định mức ảnh hưởng của những nhân tố trên tới quyết định của người đó
Nhân tố thứ 6: ảnh hưởng của tâm trạng
Tâm trạng chính là cái bóng của lòng tự trọng, là nhân tố giúp động viên hay làm xẹp
ý chí và tinh thần của chúng ta, ảnh hưởng lên cách nhìn nhận thế giới và cả bản thân chúng ta Khi mức tự trọng của một người càng thấp, tâm trạng càng có sức ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ và cảm xúc của anh ta Như đã phân tích trong các phần trước, đối với những người như vậy, suy nghĩ của anh ta hầu như chỉ tập trung vào bản thân và cách nhìn nhận của mọi người về bản thân anh ta… Vì vậy, suy nghĩ và hành động càng phụ thuộc vào tâm trạng của anh ta
Lòng tự trọng thấp đồng nghĩa với việc “cái tôi” trở nên lớn hơn Dù chỉ một chút chuyện xảy ra thôi, những người như vậy cũng dễ dàng để chuyện bé xé ra to và tự tưởng tượng ra mọi thứ Chính vì thế, hai nhân tố quan trọng quyết định tâm trạng
Trang 11của dạng người như vậy trong quá trình ra quyết định là lòng tự trọng và ý nghĩa của việc làm Khi việc làm không có mấy ý nghĩa, tâm trạng sẽ là yếu tố chi phối việc ra quyết định của họ Khi việc làm không có mấy ý nghĩa, tâm trạng sẽ là yếu tố chi phối việc ra quyết định của họ và khi “cái tôi” đã choán lấy tâm trí, chúng ta rất khó nhận ra thực tế mà chỉ thấy những đau khổ của bản thân Vì thế, khi hiểu hơn về lòng
tự trọng và vai trò của nó trong việc quyết định thái độ, suy nghĩ và cách hành xử của một người, chúng ta sẽ phân biệt được đâu là người biết tự tôn trọng bản thân mình hơn và đâu là những kiểu người gần tương tự như thế mà chúng ta vẫn bị nhầm lẫn
2 Nhận dạng những kỹ năng
Hiểu giá trị của mình, biết mình là ai, mình có những gì Xác định được giá trị bản thân, điều được và không được làm
Kiềm chế nhu cầu và sự mong muốn được thỏa mãn nhu cầu ngắn hạn
Nâng cao mức độ tự trọng của bản thân
Cần chín chắn, ảm đạm và kiềm chế để không bị hấp dẫn bởi nhu cầu nhất thời
mà bỏ quên nhu cầu dài hạn có lợi cho bản thân
Nhận biết được ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của nhu cầu dài hạn
Lòng tự trọng cao giúp chúng ta có sức mạnh tinh thần và khả năng để rũ bỏ những niềm tin mù quáng
Tâm trạng của một người có ảnh hưởng rất lớn đối với lòng tự trọng của họ Nên ta cần biết điều chỉnh tâm trạng của bản thân tốt nhất có thể
Lòng tin sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh, từ đó xây dựng tinh thần để vượt qua thử thách Niềm tin vững chắc sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức bản thân và làm tăng giá trị của mình
3 Bài học rút ra
Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng mà lòng tự trọng mang lại quá trình đưa ra quyết định và cách thức nó hình thành nên cuộc sống của chúng ta Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất và tư cách của bản thân Nó đại diện cho khả năng nhìn thấy giá trị trong con nguời mình và xem trọng những giá trị đó Lòng tự trọng giúp