Ở Việt Nam mặc dù cả nhận thức và thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp văn hoá vẫn còn rất sơ khai nhưng trong những năm gần đây làm theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN
TIỂU LUẬN HẾT MÔN HỌC
Tên đề tài: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở VIỆT NAM - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA DU LỊCH
Học phần: Văn hóa và phát triển
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Mỹ Linh
Lớp: 22CVHH
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Trường
Trang 2Đà Nẵng, tháng 6/2024
MỤC
LỤC……… 1
1.MỞ ĐẦU……… 2
2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……… ……… 3
2.1 Cơ sở lý luận công nghiệp hóa ở Việt Nam………… ……….3
2.2 Nhìn nhận xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa dưới góc nhìn văn hóa du lịch………
5 2.3 Khảo sát xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam qua show diễn thời trang “Bước chân di sản”……….…10
3.KẾT LUẬN……… ……… 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….… …
15
1
Trang 31.MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế càng đi vào chiều sâu thì văn hoá càng nổi lên là một trong những trụ cột chính của sự hợp tác Những vấn đề trọng tâm được đặt ra đối với các quốc gia, như: sự đối thoại giữa các nền văn hoá văn minh, chính sách nhằm bảo vệ, phát huy sự đa dạng văn hoá và vấn đề xuất nhập khẩu các sản phẩm văn hoá Nhiều nước đã rất chú trọng đến phát triển ngành công nghiệp văn hoá, xem đây là một biện pháp hữu hiệu Công nghiệp văn hóa không những có khả năng to lớn trong việc truyền bá, bảo vệ, phát huy bản sắc, giá trị văn hoá dân tộc, mà còn giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế tri thức Phát triển công nghiệp văn hoá liên quan đến thị trường hàng hoá văn hoá, giá trị thương mại, liên quan đến chính sách văn hoá, chính sách đầu tư, sự thay đổi hệ thống pháp lý cũng như hệ thống đánh giá các hoạt động và sản phẩm văn hoá của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập Nhiều nền kinh tế trên thế giới, sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá đã và đang chiếm tỉ trọng đáng kể của tổng thu nhập quốc dân, thậm chí trở thành mũi nhọn về xuất khẩu
Ở Việt Nam mặc dù cả nhận thức và thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp văn hoá vẫn còn rất sơ khai nhưng trong những năm gần đây làm theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế -xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại thì nền công nghiệp văn hóa ở tại Việt Nam
đã có phần khởi sắc Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Chiến lược chỉ rõ các lĩnh vực của công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật; nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa
2
Trang 4Từ thực tiễn đó, bài tiểu luận với đề tài “Xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam-Từ góc nhìn văn hóa du lịch, nhằm dựa trên các nghiên cứu về công nghiệp văn hoá với cách tiếp cận nghệ thuật học phân tích những dịch chuyển về không gian sáng tạo và vị thế người thực hành nghệ thuật để phác thảo và nhìn nhận vấn đề thực tiễn trong nghiên cứu
2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở lý luận về công nghiệp văn hóa ở Việt Nam
Thuật ngữ Công nghiệp văn hoá (Cultural Indusstries) lần đầu tiên năm được bàn tới năm 1947 trong tác phẩm Dialectic of Enlightenment “ văn hoá bị thống trị bởi các hàng hoá được sản xuất bởi công nghiệp văn hoá và các hàng hoá này trong khi nhắm đến mục đích là những hàng hoá mang tính dân chủ, cá nhân và
đa dạng hoá, trên thực tế lại có tính chuyên chế, hòa đồng và tiêu chuẩn cao… Chữ “công nghiệp” không nhằm chỉ quá trình sản xuất mà chỉ sự tiêu chuẩn hoá các sản phẩm cũng như hợp lý hoá kỹ thuật liên quan đến việc cung ứng, phân phối sản phẩm” Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp văn hoá đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực Khái niệm công nghiệp văn hoá xuất hiện và được định nghĩa đơn giản là các ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá văn hoá Tại nhiều quốc gia trên thế giới, công nghiệp văn hoá đã dần trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, do vậy tuỳ thuộc vào vị trí trung tâm của ngành, mỗi quốc gia lại có một cách định nghĩa khác nhau về ngành công nghiệp văn hoá Nếu như khái niệm văn hoá thường diễn đạt ý niệm trừu tượng về giá trị thì khái niệm công nghiệp liên quan đến sản phẩm hàng hoá Khái niệm này đã bộc lộ những sức mạnh tiềm ẩn của văn hoá về phương diện kinh tế mà trước đây ít được chú ý UNESCO cũng thừa nhận văn hoá là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội “Trong những nước tiên tiến, sự chi tiêu cho văn hoá ngày càng lớn, vượt quá cả sự chi tiêu để sinh sống Kinh doanh văn hoá trở thành một ngành lớn đem lại thu nhập không kém thu nhập công nghiệp và thương nghiệp”
Thông thường, khi nói tới văn hoá là nói đến sự sáng tạo, sự tự do sáng tạo, đến sự thể hiện năng lực cá nhân (cũng là bản chất của văn hoá, nghệ thuật) Vì vậy những sáng tạo văn hoá, sản phẩm văn hoá xuất hiện luôn gắn với những cá
3
Trang 5nhân cụ thể, hoặc dấu ấn cá nhân thể hiện tính độc đáo, tính đơn nhất giúp cho người hưởng thụ sở hữu những giá trị văn hoá mang tính sáng tạo, đặc sắc thay
vì những sản phẩm hàng hoá được sản xuất hàng loạt Điều đó được hiểu là, thay vì xem sản phẩm văn hoá, tác phẩm nghệ thuật trên phương diện thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ mà sản phẩm mang lại thì công nghiệp văn hoá xem xét văn hoá trên phương diện hàng hoá, tác phẩm nghệ thuật được xác định bởi giá trị kinh
tế, chứ không phải bởi các giá trị thẩm mỹ, điều này khiến cho việc phân tích nghệ thuật độc lập thay đổi Hiểu rộng hơn, trí tuệ con người vẫn là yếu tố then chốt trong việc tạo tác sản phẩm, còn việc kết hợp với tiến bộ của công nghệ nhằm mục đích tạo nên giá trị, thương hiệu và mức độ phổ biến của các sản phẩm công nghiệp văn hoá Chính vì có nhiều cách hiểu như vậy, nên thuật ngữ công nghiệp văn hóa đã được các quốc gia nghiên cứu, bàn bạc và chính thức công bố ở Hội nghị Thượng đỉnh về hoạt động văn hoá tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) tháng 4 năm 1998 Mặc dầu còn nhiều ý kiến nhưng tựu trung thống nhất công nghiệp văn hoá là sự tập hợp các ngành kinh tế khai thác và sử dụng hiệu quả tính sáng tạo, kỹ năng, sở hữu trí tuệ, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có ý nghĩa văn hóa xã hội; nhấn mạnh đến yếu tố đặc trưng của ngành là công nghiệp và sáng tạo Điều này có nghĩa là năng lực sáng tạo cá nhân, thông qua phương tiện công nghệ hiện đại tạo nên một ngành kinh doanh hàm chứa giá trị kinh tế và văn hoá
Ở Việt Nam, công nghiệp văn hoá là một khái niệm khá mới, còn nhiều tranh luận nhưng nhìn chung thống nhất “Công nghiệp văn hoá là ngành công nghiệp sáng tạo, sản xuất, tái sản xuất, phổ biến biêu dùng các sản phẩm và dịch vụ văn hoá bằng phương thức công nghiệp hoá, tin học hoá, thương phẩm hoá, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá đa dạng của xã hội, các hoạt động đó được bảo vệ bởi bản quyền” Quan điểm này đã nêu ra được những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp văn hoá là một ngành công nghiệp nhưng mang tính đặc thù so với các ngành khác, được thể hiện ở những sản phẩm tạo ra có sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật cao với các giá trị văn hoá, giá trị kinh tế, các sản phẩm đó hướng tới phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội Năm 2016, khái niệm công nghiệp văn hoá được Chính phủ thông qua trong Chiến lược phát triển các ngành công
4
Trang 6nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như sau: công nghiệp văn hoá “là sự ứng dụng của những tiến bộ khoa học – công nghệ và kỹ năng kinh doanh, sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hoá để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hoá của người dân” Nhìn chung, nhiều khái niệm đều ghi nhận văn hoá là một ngành công nghiệp đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin, là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghệ “Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực công nghiệp đặc trưng của thế kỷ XXI, được phát triển dựa trên cơ sở sử dụng kỹ thuật số hoá, dựa vào công nghệ kết nối thông tin và mạng Intenet, lợi dụng tài nguyên thông tin và tài nguyên liên quan nhằm phục vụ quá trình sáng tác, phát triển, phân phối, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm văn hoá trên phạm vi toàn cầu” Các ngành công nghiệp văn hoá ở Việt Nam bao gồm ngành quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hoá
2.2 Nhìn nhận xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa dưới góc nhìn văn hóa du lịch
Tổ chức UNESCO định nghĩa: “Các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và khai thác các nội dung có bản chất phi vật thể và văn hóa Các ngành công nghiệp văn hóa bao gồm ngành in ấn, xuất bản, đa phương tiện, nghe nhìn, ghi âm, điện ảnh, thủ công và thiết kế Một số nước khác, các ngành công nghiệp văn hóa bao gồm kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác, thể thao, sản xuất nhạc cụ, quảng cáo và du lịch văn hóa” Dân tộc Việt Nam có nguồn lực văn hóa phong phú, đa dạng, độc đáo và hấp dẫn du khách
Nó được thể hiện qua di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Do đó, Đàng và Nhà nước ta đã ban hành những chủ trương, chính sách, nghị quyết về phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng Điều này được thể hiện trong Pháp lệnh Du lịch, Luật Du lịch và Luật Di sản văn hóa Gần đây, phát triển du lịch văn hóa được Chính phủ xác định là một trong những ngành công nghiệp văn hóa từ nay đến năm
2030 Phát triển du lịch thành ngành công nghiệp văn hóa sẽ biến các thành quả sáng tạo văn hóa Việt Nam thành hàng hóa thỏa mãn nhu cầu văn hóa đa dạng
5
Trang 7của khách du lịch Đó là quá trình sản xuất, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa theo phương thức công nghiệp hóa
Xu hướng, phát triển du lịch văn hóa thành một ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta từ nay đến năm 2030 chính là phát triển du lịch văn hóa là một ngành công nghiệp văn hóa không chỉ đóng góp doanh thu lớn cho nền kinh tế, mà nó còn thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa khác như quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh Chúng ta không thể phủ nhận, du lịch Việt Nam nói chung, du lịch văn hóa nói riêng đã có những đóng góp nhất định cho nền kinh
tế nước nhà Chẳng hạn năm 2018, du lịch Việt Nam đã đón 15,6 triệu khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 620 nghìn tỷ đồng Trên thực tế, du lịch văn hóa phát triển thì các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy mang lại giá trị kinh tế cho địa phương và quốc gia Điển hình là sự phát triển du lịch văn hóa ở thủ đô Hà Nội, thành phố Huế, thành phố Hội An, thành phố Hồ Chí Minh Ví dụ, ở Hà Nội, nhà hát múa rối Thăng Long là đơn vị nghệ thuật truyền thống duy nhất có thể đứng độc lập trên thương trường và tự hạch toán kinh doanh Doanh thu năm 2016, nhà hát đã thu hút được 410.090 lượt người xem, đem lại doanh thu gần 42 tỷ đồng Nhà hát
có nhiều chương trình, tiết mục múa rối nước đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam gốc nông nghiệp lúa nước Hơn thế, nó là điểm đến không thể thiếu của bất cứ du khách nước ngoài nào khi tham quan thủ đô Hà Nội Đến đây du khách được thưởng thức chương trình múa rối nước đặc sắc và độc đáo
do các nghệ nhân trình diễn Qua đây du khách thêm hiểu về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam Ngoài ra, du lịch văn hóa Hà Nội có nguồn doanh thu lớn từ những điểm tham quan du lịch văn hóa như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Mĩ thuật, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam… Một ví dụ điển hình khác là Quần thể Di tích cố đô Huế Đây là di sản văn hóa Việt Nam đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa vật thể của thế giới Vì thế mà điểm tham quan này luôn hấp dẫn với mọi du khách, đồng thời doanh thu bán vé tham quan đã tăng theo từng năm Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: “Năm 2018 hơn 3,5 triê Žu lượt khách đến
6
Trang 8tham quan tại các điểm di tích thuô Žc Quần thể Di tích Cố đô Huế Thu về hơn
381 tỷ từ tiền bán vé, vượt chỉ tiêu UBND tỉnh đă Žt ra từ đầu năm hơn 19% Trong đó, khách quốc tế đạt 2,272 triệu lượt, tăng 25,61% so với năm 2017, khách trong nước đạt 1,148 triệu lượt, tăng 1,37% so với năm 2017 Trên thực
tế, những di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận, các di tích lịch
sử - văn hóa luôn được du khách trong nước và nước ngoài lựa chọn trong các chương trình du lịch khi đến Việt Nam Tiêu biểu là Quần thể di tích Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, Khu di tích Địa đạo Củ Chi, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, quần thể di tích Lăng và bảo tàng Hồ Chí Minh, tháp Bà Ponagar, Khu di tích và danh thắng Yên Tử, Khu di tích và danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, bảo tàng Chứng tích Chiến tranh… Việt Nam là quốc gia
có nhiều di sản văn hóa được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa của thế giới, nhiều di tích lịch sử - văn hóa và gần 8.000 lễ hội Đây là những tiềm năng lớn tạo thành các sản phẩm cho du lịch văn hóa của Việt Nam, góp phần xây dựng thương hiệu và định vị trên thị trường du lịch quốc tế Từ những ví dụ trên cho chúng ta biết, việc phát triển du lịch văn hóa tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành công nghiệp văn hóa khác do hiệu ứng từ phát triển du lịch văn hóa Do tâm lý thích tìm tòi, ngưỡng mộ, mến yêu đất nước, con người, văn hóa Việt Nam mà du khách sẽ tìm đến các sản phẩm của các ngành công nghiệp văn hóa khác để thỏa mãn nhu cầu của họ trong các chương trình du lịch và các dịch vụ du lịch văn hóa Không những thế, phát triển công nghiệp du lịch văn hóa được xem như một ngành “xuất khẩu văn hóa Việt Nam” ra nước ngoài và trở thành một trong những chiến lược phát triển đất nước bền vững như các Nghị quyết của Đảng đã đề ra Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp du lịch văn hóa còn là động lực cho phát triển kinh tế du lịch Việt Nam Sản phẩm công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam là thành quả của sự sáng tạo, kết tinh những giá trị truyền thống cũng như đương đại về sự đa dạng và đặc sắc của văn hóa dân tộc Xây dựng và phát triển công nghiệp du lịch văn hóa cũng thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm và các dịch vụ du lịch Đó là những kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, quản lý, điểu hành, thực hiện, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ du lịch văn hóa đến với mọi du khách một cách sinh động, đa dạng và hấp dẫn
7
Trang 9Phát triển du lịch văn hóa là một ngành công nghiệp góp phần phát huy, bảo tồn và làm giàu các giá trị văn hóa dân tộc Như chúng ta được biết, Việt Nam
là một quốc gia có lịch sử và văn hóa lâu đời Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc và đa dạng Các giá trị văn hóa này được biểu hiện thông qua văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Đặc biệt là nhiều di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa của thế giới như Kinh thành Huế, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Dân ca Bài Chòi, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ Điều này khẳng định Việt Nam là một quốc gia có bản sắc văn hóa riêng góp phần sáng tạo và làm phong phú thêm các giá trị cho văn hóa nhân loại Các giá trị văn hóa Việt Nam không chỉ là nền tảng, là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển đất nước trong thời hội nhập, toàn cầu hóa,
mà còn là nền tảng cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch văn hóa nói riêng phát triển bền vững, góp phần không nhỏ cho việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trên toàn cầu Theo đó, các giá trị văn hóa Việt Nam vừa được bảo tồn vừa được phát huy qua con đường du lịch là một quy luật tất yếu và phù hợp với xã hội đương đại Phát triển du lịch văn hóa còn là một trong những phương cách làm giàu và phong phú thêm các giá trị văn hóa mới cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc Bởi vì trong quá trình tiêu dùng các sản phẩm du lịch văn hóa đã diễn ra sự trao đổi giữa du khách với nhân viên du lịch và với người dân bản địa Đây là quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa trong du lịch Sự tiếp biến văn hóa này được phản ánh thông qua các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch như dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển khách và các dịch vụ khác Sự tiếp biến văn hóa này không chỉ góp phần bảo tồn, quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt Nam qua thị trường du khách nội địa mà
nó còn là sự tiếp nhận những giá trị văn hóa mới của nhân loại qua các thị trường du khách quốc tế Đó là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu, bảo tồn, phát huy và đào tạo
8
Trang 10nguồn nhân lực cho phát triển du lịch văn hóa từ những quốc gia có ngành công nghiệp du lịch văn hóa nổi tiếng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh…
Xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa du lịch Việt Nam thành một ngành công nghiệp văn hóa còn thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa phong phú, đa dạng của người dân Các sản phẩm của du lịch văn hóa mang tính phổ biến, được sản xuất hàng loạt như các chương trình dịch vụ du lịch văn hóa Sản phẩm của du lịch văn hóa không phải chỉ dành riêng cho một đối tượng hay một tầng lớp trong xã hội, mà nó còn là cơ hội cho mọi người dân được hưởng thụ các sản phẩm công nghiệp văn hóa này Không những thế, phát triển du lịch văn hóa Việt Nam thành một ngành công nghiệp văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân vừa có ý nghĩa phục hưng, nâng tầm cao mới cho sự phát triển văn hóa dân tộc trong thời kỳ toàn cầu hóa Tuy nhiên, khi sản xuất các sản phẩm của công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam cũng cần quan tâm, tìm hiểu sâu về nhu cầu của người dân thì mới cung ứng những sản phẩm
du lịch phù hợp Điều này biểu hiện qua các hoạt động kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú và ăn uống, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ
du lịch bổ sung khác của các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch
Việc phát triển du lịch văn hóa còn góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới Có thể nói, ngoài lợi ích kinh tế - xã hội - văn hóa, thì các sản phẩm của công nghiệp du lịch văn hóa là một trong những hình thức hữu hiệu để quảng bá văn hóa, con người và đất nước Việt Nam trên phạm vi toàn cầu Chẳng hạn văn hóa ẩm thực, tiêu biểu như phở Việt Nam Đây là một món ăn đã kết tinh các giá trị văn hóa, con người và đất nước Việt Nam Mặt khác, sự phát triển công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam còn ảnh hưởng, lan tỏa sâu rộng đến đời sống văn hóa thế giới Ngành công nghiệp du lịch văn hóa Việt Nam càng phát triển thì cần đẩy mạnh công tác giới thiệu, thâm nhập các thị trường quốc tế để quảng
bá các sản phẩm du lịch Sự phát triển công nghiệp du lịch văn hóa, thông qua
sự phổ biến của internet và các phương tiện thông tin đại chúng là cơ hội tiếp xúc văn hóa dễ dàng và bình đẳng cho mọi người dân Mọi người đều được hưởng thụ, nghe nhìn, cảm nhận, hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại của dân tộc qua các sản phẩm du lịch văn hóa Từ đó, người Việt Nam
sẽ hiểu sâu về truyền thống dân tộc mình, nâng cao ý thức và tự hào tự tôn dân
9