1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Tô Thị Kiều My
Người hướng dẫn TS. Đặng Văn Lương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 492,4 KB

Nội dung

Đầu tư XDCB từ NSNN là một loại hình đầu tư phát triển, đầu tư công sử dụng vốnNSNN nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho việc thực hiện cácchức năng qu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8310110

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Trang 3

Người hướng dẫn khoa học:

TS Đặng Văn Lương

Hà Nội, 2023

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề án thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của đề án là trung thực và có nguồn gốc rõràng

Trang 4

trực tiếp hướng dẫn để người viết có thể hoàn thành đề án này.

Bên cạnh đó, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của UBND huyện Vân Đồn, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vân Đồn, KBNN huyện Vân Đồn, Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện Vân Đồn và các phòng ban, đơn vị xây dựng trong quá trình thực hiện đề án này

Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tận tình hỗ trợ, góp ý

và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu, giúp cho tôi có thêm động lực

để cố gắng hoàn thiện đề án một cách tốt nhất

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Kết cấu của đề án 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 5 1.1 Một số khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện 5

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện 5

1.1.2 Vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện 10 1.1.3 Nguyên tắc và cơ sở pháp lý quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện 11 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện 14

Trang 5

1.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước

cấp huyện 17

1.2.1 Lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện 17 1.2.2 Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu 18

iv 1.2.3 Giải ngân, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước 20

1.2.4 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước

22 1.2.5 Giám sát, thanh tra, kiểm tra quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước 24

1.2.6 Xử lý nợ đọng 24

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ở một số địa phương 25

1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 25 1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Vân Đồn 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH 30 2.1 Một số nét khái quát về huyện Vân Đồn 30

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31

2.1.3 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vân Đồn 34

2.2 Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước

trên địa bàn huyện Vân Đồn 42 2.2.1.

Lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện 42 2.2.2 Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu 47 2.2.3 Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 49 2.2.4 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 55 2.2.5 Giải quyết nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản 57 2.2.6 Thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng cơ bản 59 2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vân

Trang 6

v

2.3.1 Những kết quả đạt được 62 2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 64

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN 70 3.1 Phương hướng, mục tiêu quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước

trên địa bàn huyện Vân Đồn 70

3.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Vân Đồn đến năm 2025 70 3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn 71 3.1.3 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn 72

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn 74 3.2.1

Thực hiện lập kế hoạch dự án đầu tư gắn với lập kế hoạch vốn đầu tư 74 3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 76 3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác quản lý lựa chọn nhà thầu 77 3.2.4 Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB 77 3.2.5 Đẩy nhanh công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 78 3.2.6 Tăng cường công tác

thanh tra, giám sát 79 3.2.7 Nâng cao năng lực cán bộ quản lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN 80 3.3 Một số

kiến nghị 81 3.3.1 Kiến

nghị với Trung ương, bộ ngành liên quan 81 3.3.2 Kiến nghị đối với Kho bạc Nhà nước 81 KẾT

LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

Chữ viết tắt Tên đầy đủ

ĐTXD Đầu tư xây dựng

GPMB Giải phóng mặt bằng

HĐND Hội đồng nhân dân

KBNN Kho bạc nhà nước

KT-XH Kinh tế - Xã hội

NSNN Ngân sách nhà nước

NSĐP Ngân sách địa phương

QLDA Quản lý dự án

TMĐT Tổng mức đầu tư

UBND Uỷ ban nhân dân

XDCB Xây dựng cơ bản

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ BẢNG BIỂU.

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2020-2022 33

Bảng 2.2 Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2020- 2022

Bảng 2.7 Tình hình quản lý đầu thầu dự án tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Vân

Đồn, giai đoạn 2020-2022 48

Trang 8

Bảng 2.8 Tình hình tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Vân

Đồn, giai đoạn 2020-2022 50

Bảng 2.9 Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vân Đồn giai

đoạn 2020-2022 53

Bảng 2.10 Kết quả thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành trên địa bàn huyện

Vân Đồn giai đoạn 2020-2022 56

Bảng 2.11 Tình hình nợ đọng XDCB trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn

2020-2022 57

Bảng 2.12 Kết quả thanh tra các dự án đầu tư XDCB tại một số đơn vị trên địa bàn

huyện Vân Đồn giai đoạn 2020-2022 60

Bảng 2.13 Tình hình thanh, kiểm tra tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Vân Đồn,

giai đoạn 2020-2022 61

viii

HÌNH VẼ.

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí địa lý của huyện Vân Đồn 30

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện

từ các huyện khác về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

Trên cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu, tác giả đã thực hiện phân tích và đánh giá thựctrạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn2020-2022 Kết quả cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCBcủa huyện Vân Đồn cũng có bước tiến đáng kể và ngày càng hoàn thiện Công tác lựachọn nhà thầu đang từng bức thực hiện công khai minh bạch, công tác giải ngân thanhtoán vốn thực hiện tương đối tốt, sự phối hợp giữa Kho bạc nhà nước và các đơn vị chặtchẽ, đảm bảo giải ngân kịp thời, đạt tỉ lệ cao, chất lượng kiểm soát đã được nâng cao.Công tác thanh tra, giám sát đầu tư kịp thời và hiệu quả Nhiều dự án trọng điểm, dự án tại

Trang 9

huyện Vân Đồn được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả Bên cạnhnhững kết quả đạt được, tác giả cũng đã chỉ ta những hạn chế trong công tác quản lý vốnđầu tư XDCB từ nguồn NSNN và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đàu tư XDCB từ nguồnNSNN được tác giả đề xuất trên cơ sở khắc phục hạn chế và nguyên nhận đã phân tích.Đồng thời, đề án cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Trung ương, Bộ ngành liên quan,KBNN huyện Vân Đồn nhằm tối ưu hóa hiệu quả các giải pháp khi áp dụng vào thực tiễn

Từ khóa: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN, huyện Vân Đồn,…

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm Bất cứmột ngành, một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu tư hệ thống kếtcấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, cơ sở vật chất, nghĩa là có những đầu tư nhất định cho xâydựng cơ bản Trong những năm qua, đầu tư XDCB đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng

và phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Do vậy, việcquản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước là một khâu hết sứcquan trọng, vì có làm tốt công tác này sẽ phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư, đảm bảochất lượng công trình và tránh được những lãng phí, tiêu cực xảy ra trong quá trình sửdụng vốn

Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh.Hướng tới năm 2030 xác định, Vân Đồn là một mũi đột phá chiến lược, thúc đẩy tuyếnhành lang kinh tế phía Đông của tỉnh với nền tảng là chuỗi đô thị sinh thái - dịch vụ,thương mại, du lịch tổng hợp cao cấp, công nghệ cao và kinh tế biển… .Việc đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyệnVân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung

Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước củahuyện Vân Đồn giai đoạn gần đây vẫn còn những tồn tại như: kế hoạch phân bổ vốn chưahợp lý; thanh toán vốn còn chậm, quyết toán chưa kịp thời; giám sát, thanh tra chưa pháthuy được hiệu quả,… dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nước

Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại,hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn là một yêu cầu vừacó tính thời sự vừa có ý nghĩa thực tiễn Từ thực trạng trên cùng với kiến thức lý luận được

Trang 10

đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý

vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” để làm đề án thạc sỹ.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ở cấp huyện và thực tiễn tại huyện Vân Đồn

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Phạm vi về nội dung: Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước

ở cấp huyện

- Phạm vi về không gian: huyện Vân Đồn

- Phạm vi về thời gian:

Dữ liệu thứ cấp thu thập từ 2020 đến năm 2022 và một số dữ liệu sơ cấp thu thập

từ tháng 3-6/2023

4 Phương pháp nghiên cứu

- Đề án nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phântích và xử lý dữ liệu …đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏmục đích nghiên cứu đặt ra

Trang 11

4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Phương pháp thu thập ở các văn bản, chính sách của Trung ương và địa phươngban hành, các báo cáo tổng kết, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh huyện,nguồn số liệu thống kê về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bànhuyện Vân Đồn trong giai đoạn từ 2020-2022

4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu được thu thập ở các phòng ban của UBND như: phòng tài chính kế hoạch, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, các xã huyện sau đó được phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của nhà nước và quy trình thực hiện về đầu tư xây dựng cơ bản Cụ thể các phương pháp phân tích thông tin như sau:

- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này, được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện quản lý chi đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyênnhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu

- Phương pháp so sánh: công tác quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn ngân sách nhànước được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê sosánh nh ằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tư XDCB theo các năm, so sánh

cơ cấu kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo các năm Phân tích so sánh sự khác biệt về cácvấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từnguồn ngân sách nhà nước Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải phápđồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từnguồn ngân sách nhà nước đối với huyện Vân Đồn

5 Kết cấu của đề án

Ngoài phần tóm lược, lời cam đoan, lời cám ơn, mục lục, danh mục các chữ viếttắt, danh mục biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn ngân sách nhà nước

4

Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước

trên địa bàn huyện Vân Đồn

Trang 12

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn

đầu từ XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn

5

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.1 Một số khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.1.1 Khái niệm

a Đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc bỏ vốn để tiến hànhcác hoạt động xây dựng cơ bản theo mục đích của chủ đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất

để tạo ra tài sản cố định và cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội “Đầu tư xây dựng cơ bản làmột hoạt động kinh tế”

Đầu tư XDCB từ NSNN là một loại hình đầu tư phát triển, đầu tư công sử dụng vốnNSNN nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho việc thực hiện cácchức năng quản lý của nhà nước

“Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điềuước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạtđộng đầu tư kinh doanh.” (Luật Đầu tư số 61/2020/QH14)

Vốn đầu tư XDCB là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong nền kinh tếquốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính đầu tư phát triển quan trọng của quốc gia

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng,xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốcdân để đạt được mục đích đầu tư, nó bao gồm chi phí cho việc thăm dò, khảo sát và quyhoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư, chi phí thiết kế công trình, chi phí xây dựng, chiphí mua sắm lắp đặt máy móc, thiết bị và những chi phí khác thuộc nguồn vốn đầu tưXDCB; chi phí cho việc sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị, sửa chữalớn các tài sản cố định khác được ghi trong tổng dự toán

6

b Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN cấp huyện

Trang 13

Theo Điều 4 của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, ngày 25/6/2015 củaQuốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Ngân sách nhà nước làtoàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ củaNhà nước”

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là việc sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vàoNSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nhằm đạt mụctiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước là một phần của vốn đầu tưphát triển của Ngân sách nhà nước được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng đểchi cho đầu tư XDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế quốc dân

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có khả năng thu hồi vốn chậm hoặc thấp, thậm chíkhông có khả năng thu hồi vốn nhưng cần thiết phục vụ các mục tiêu phát triển, cũng nhưcác khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật NSNN

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cấp huyện là một phần vốn được hình thành

từ các khoản thu của ngân sách cấp huyện, được giành để chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế mũi nhọn trên địa bàn huyện, nhằm duy trì vàkiến tạo cơ sở vật chất, ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của nền kinh tế địaphương

c Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN cấp huyện

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện là tập hợp những công cụ vàbiện pháp của Nhà nước để quản lý quy trình đầu tư, kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đếngiai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc đầu tư đưa dự án vào khai thác sử dụng đểđạt mục tiêu đã định, là sự tác động thường xuyên, liên tục, có tổ chức, có hướng đích củanhà nước lên các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, vừa tạo ra sức mạnh tổnghợp của hệ thống quản lý vốn đầu tư XDCB tập trung, vừa phát huy được tính năng độngsáng tạo của các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, hạn chế đến mức tối đacác khuyết tật trong đầu tư XDCB, tránh thất thoát, lãng phí; sử dụng tốt nhất vốn đầu tưcho XDCB từ nguồn

Trang 14

a Đặc điểm vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện là những khoản chimang tính chất tích lũy phản ánh những đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản nói chung,đó là: Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản có tính cố định; sản phẩm xây dựng cơ bảnchịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết; thời gian xây dựng cơ bản và thời gian tồntại của sản phẩm xây dựng cơ bản lâu dài; vốn cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản lớn,

do sản phẩm có khối lượng lớn, thời gian xây dựng và tồn tại của sản phẩm xây dựng cơbản dài; tính đơn chiếc và chu kỳ sản xuất không lặp lại là đặc điểm rõ của đầu tư xâydựng cơ bản Do vậy khác với vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác, vốn đầu tư xây dựng cơbản từ NSNN có những đặc điểm riêng, gắn với xây dựng cơ bản và việc quản lý và sửdụng nguồn vốn NSNN

Một là, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN có quy mô lớn Đối với các nướcđang phát triển như Việt Nam, để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, rất cầnvốn đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng: đường xá, cầu cống, thông tin liên lạc, hệ thống điện,hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước Các công trình này đều cần lượng vốnđầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn dài Do vậy, phương thức đầu tư và quản lý rất khóthực hiện theo phương thức giao hẳn cho doanh nghiệp tự hạch toán

Hai là, quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN phải tuân thủ cácnguyên tắc quản lý và sử dụng NSNN Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN đượccấp phát trực tiếp nên trong quá trình triển khai dự án xây dựng cơ bản từ NSNN phải tuânthủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý và sử dụng NSNN theo Luật NSNN, từ việc bốtrí kế hoạch vốn hàng năm, lập và điều chỉnh kế hoạch vốn, phân bổ vốn, thẩm tra và giaokế hoạch vốn, thanh quyết toán vốn đầu tư

Ba là, khả năng thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN rất thấp hoặc khôngcó khả năng thu hồi vốn trực tiếp Hiệu quả của các dự án xây dựng cơ bản chính là hiệuquả về mặt kinh tế, xã hội do dự án mang lại Khi đưa ra quyết định cho mỗi dự án đầu tưxây dựng cơ bản sử dụng NSNN cần xem xét hiệu quả với

8

một cách nhìn toàn diện, xem xét hiệu quả kinh tế đi đôi với hiệu quả xã hội, kết hợp lợiích trước mắt với lợi ích lâu dài, lợi ích cục bộ của từng bộ phận với lợi ích tổng thể củatoàn xã hội Hiệu quả kinh tế - xã hội luôn gắn liền với nhau, tác động trực tiếp tới chínhsách huy động và sử dụng vốn, đặc biệt là đối với công trình cơ bản dịch vụ công cộng

Bốn là, mục tiêu của dự án xây dựng cơ bản là đáp ứng các mục tiêu trung và dàihạn của Nhà nước và các địa phương, nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN khi đượcphê duyệt phải trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt

Trang 15

Năm là, khả năng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong quá trình sử dụng vốn đầu tưxây dựng cơ bản là rất lớn, do trong nhiều trường hợp, chủ đầu tư, chủ xây dựng (nhà thầuxây lắp) và người được thụ hưởng kết quả đầu ra của dự án xây dựng cơ bản không phải làmột Chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN để xây dựng cáccông trình hạ tầng kỹ thuật không phải cho mình, mà lại chuyển giao quyền quản lý và sửdụng cho đơn vị khác Đặc điểm này đòi hỏi quản lý đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ NSNN cần có quy trình, phương thức kiểm soát chặt chẽ, sử dụng phương thức quản lýhợp lý

Sáu là, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN được sử dụng chủ yếu bằng cơchế đại diện, ủy thác: Nhà nước đại diện cho nhân dân quản lý, sử dụng quỹ NSNN (chủyếu từ nguồn thu thuế của nhân dân); các cơ quan nhà nước ủy thác việc quản lý, sử dụngvốn NSNN cho các ngành, các đơn vị, các ban quản lý dự án Các chủ thể này chỉ là đạidiện không phải là “ông chủ đích thực” Do vậy, đây là một trong những nguyên nhân cơbản, sâu xa dẫn đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN dễ bị thất thoát, lãng phí, xảy rahiện tượng tiêu cực, tham nhũng nếu quản lý không tốt Đây là đặc điểm rất quan trọng,đòi hỏi việc quản lý đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải quan tâm tới chất lượng,năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý nhànước và quản trị dự án; phải xây dựng cơ chế, chính sách quản lý phù hợp đối với lĩnh vựcnày Đồng thời, cần thực hiện công khai, minh bạch và gắn trách nhiệm rõ ràng với từngchủ thể

b Đặc điểm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện

kỳ

Chi NSNN cho đầu tư XDCB không có tính ổn định giữa các thời kỳ phát triểnkinh tế - xã hội Thứ tự và tỷ trọng ưu tiên chi NSNN cho đầu tư XDCB trong từng lĩnhvực, từng nội dung chi là thay đổi giữa các thời kỳ Chẳng hạn, sau một thời kỳ tập trung

ưu tiên cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thì thời kỳ sau không cần ưu tiênnữa vì hạ tầng giao thông đã tương đối hoàn chỉnh

Trang 16

Hai là, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với đặc điểm của đầu tư xâydựng cơ bản

Đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách nhà nước là một khoản chi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn chi đầu tư phát triển của NSNN Do đó, sự vận động của tiền vốn dùng để trang trải chi phí đầu tư xây dựng cơ bản chịu sự chi phối trực tiếp bởiđặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản

Ba là, quản lý vốn đầu tư XDCB gắn với đặc điểm của NSNN và đặc điểm của chi NSNN

Bên cạnh đặc điểm chung của quản lý chi NSNN, quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN có đặc điểm riêng đó là: người quản lý vốn XDCB và người sử dụng kết quả đầu tưXDCB có thể tách rời nhau, điều này có thể làm giảm chất lượng công trình đầu tư XDCBlàm khó khăn cho công tác quản lý chi NSNN Hơn nữa, quản lý vốn NSNN trong đầu tưXDCB được phân cấp nhiều trong quản lý, qua nhiều khâu, nhiều cơ quan quản lý lạimang tính sở hữu chung nên khó xác định rõ được thất thóat xảy ra là ở trong khâu nào,điều này đòi hỏi quy trình quản lý, trách nhiệm quản lý phải rõ ràng trong từng khâu quản

lý chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN

Việc quản lý vốn đầu tư XDCB phải thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát bằng đồngtiền Kiểm tra bằng đồng tiền bao trùm toàn bộ chu kỳ đầu tư bắt đầu từ giai đoạn kếhoạch hóa đầu tư và kết thúc bằng việc sử dụng tài sản cố định đã được tạo ra và được thựchiện trên cơ sở các nguyên tắc giải ngân vốn đầu tư XDCB Vốn đầu tư XDCB từ NSNNphải được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả, vốn đầu tư cho các dự án, các chương trìnhđược ghi vào kế hoạch vốn hàng năm

1.1.2 Vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.2.1 Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện

Thứ nhất, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội trên địa bàn huyện: Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổchức, chỉ đạo triển khai quá trình phân bổ, cấp phát vốn, quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm

Trang 17

soát của Nhà nước, mục tiêu của việc sử dụng vốn đầu tư được thực hiện trên thực tế tạolập nên cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết cấu hạ tầng ngày càng được nâng cao từ đó góp phầnthực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Thứ hai, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hóa và phân công laođộng xã hội trên địa bàn huyện: Cơ sở hạ tầng được nâng cao tạo ra sự chuyển dịch mạnh

mẽ trong cơ cấu kinh tế, từ đó góp phần nâng cao quá trình chuyên môn hóa và phân cônglao động

Thứ ba, góp phần thu hút các nguồn lực khác vào hoạt động đầu tư trong phát triểnkinh tế trên địa bàn: Việc đầu tư xây dựng cơ bản được tăng cường góp phần thu hút cácnguồn lực khác tham gia vào quá trình đầu tư và cùng tạo lập môi trường đầu tư thôngthoáng góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương

11

Thứ tư, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường trên địa bàn như xóa đói,giảm nghèo; khắc phục các vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc đầu tư phát triểnkết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất - kinh doanh và các công trình văn hoá, xã hội góp phầnquan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân (Nguyễn Công Thiệp, 2010).Vốn đầu tư XDCB từ NSNN

là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển và tăng cường khả năng công nghệ,thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

1.1.2.2 Vai trò của quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện

Một là, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sáchnhà nước cấp huyện có hiệu quả Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện có vaitrò quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Nguồn vốn này đượcthực hiện đồng bộ từ lúc bắt đầu dự án đến khi kết thúc dự án Góp phần thúc đẩy sử dụngcác nguồn lực một cách có hiệu quả cao nhất Đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát việc

sử dụng nguồn vốn này để đảm bảo mục tiêu sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm cácnguồn lực

Hai là, góp phần quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thấtthoát và tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước Công tác quản

lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện tốt sẽ làm giảm những kẽ hở trong việc sử dụngnguồn vốn đầu tư này từ đó có những biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tránh tìnhtrạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng

Ba là, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,

an ninh - quốc phòng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của địa phương.Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hóa và phân công

Trang 18

lao động xã hội trên địa bàn huyện từ đó góp phần quan trọng vào việc tái tạo và tăngcường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện

1.1.3 Nguyên tắc và cơ sở pháp lý quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.3.1 Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước

12

cấp huyện

Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng: Quản lý vốn đầu tư

XDCB từ nguồn NSNN theo nghành, trước hết bằng các quy định về tiêu chuẩn, địnhmức kỹ thuật do Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý chuyển ngành ban hành Quản lý theo địaphương, vùng là xây dựng đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy cho từng địa phương

Nguyên tắc dân chủ, tập trung: Tính dân chủ là đảm bảo cho các đối tượng tham

gia vào quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được công khai các số liệuliên quan đến đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN, thực hiện cơ chế giám sát cộng đồngmột cách rõ ràng Nguyên tắc này thể hiện toàn bộ vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNđược tập trung quản lý theo một cơ chế thống nhất thông qua định mức, tiêu chuẩn, cácquy trình, quy phạm về kỹ thuật được minh bạch và nhất quán Việc phân bổ vốn đầu tưuXDCB từ nguồn NSNN phải đảm bảo việc đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, phát huytối đa hiệu quả đầu tư, thực hiện theo một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể

Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: Có nhiều lợi ích như: lợi ích kinh tế và

xã hội, lợi ích Nhà nước, tập thể và cá nhân, lợi ích trực tiếp và gián tiếp, lợi ích trước mắt

và lâu dài, Th ực tiễn hoạt động kinh tế cho thấy, lợi ích kinh tế là động lực quan trọngthúc đẩy mọi hoạt động kinh tế, tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các đối tượng khác nhau vừacó tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn

Trong hoạt động đầu tư, kết hợp hài hòa các lợi ích thể hiện sự kết hợp giữa lợi íchcủa xã hội mà đại diện là Nhà nước với lợi ích của cá nhân và tập thể người lao động, giữalợi ích của chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan thiết kế, tư vấn, dịch vụ đầu tư và ngườihưởng lợi

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả phải được xem

xét trên tất cả các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và trên phạm vi toàn xãhội Mục đích quản lý sao cho với một đồng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN bỏ ra,phải thu được lợi ích lớn nhất Đây là phương hướng, tiêu chuẩn, mục tiêu để đánh giácông tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

Ngoài ra, cần phải phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhànước, chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị tư vấn có liên quan trong quá trình đầu tư XDCB

Trang 19

và thực hiện đúng theo trình tự đầu tư XDCB đã được Chính phủ quy định

13

Hoạt động đầu tư ở nước ta được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luậtkhác nhau, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa phương banhành

1.1.3.2 Cơ sở pháp lý quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện

Tính từ thời điểm sau khi có Luật Xây dựng, Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luậtcó liên quan tới lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình như: Luật Ngân sách 2015; Luật Đầu

tư 2020 (thay thế Luật Đầu tư 2014); Luật Đấu thầu 2013; Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi2020); Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Nhà ở 2014; Luật Bảo vệ môi trường 2014; LuậtTiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006; Luật Kinh doanh bất động sản 2014; Luật Phòngchống tham nhũng 2012 (sửa đổi 2016); Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước 2008…Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành nhiều nghị quyết có liên quan như: Nghị quyết về kếhoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN hàng năm; Nghị quyết về quy hoạch vàkế hoạch sử dụng đất và các nghị quyết về các chương trình mục tiêu trong lĩnh vực giáodục, y tế…

Để thực hiện các luật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình, Chính phủ và cácbộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Chỉ tính riêng các văn bản hướng dẫn thihành Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu được ban hành từ năm 2006 đến 2020,

đã có nhiều nghị định Chính phủ được ban hành triển khai các Luật liên quan

- Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quyết định và nghị định như:Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lýdự án đầu tư xây dựng; Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phíđầu tư xây dựng; Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 quy định về quản lý, thanhtoán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

- Có rất nhiều văn bản của các bộ ngành liên quan như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộGiao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng,…Thông tư 12/2021/TT BXD ngày31/8/2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng; Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa

chọn nhà thầu; Thông tư 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ

14

Tài chính quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán;… -

Trang 20

Ngoài ra, còn có các văn bản hướng dẫn khác.

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.4.1 Các yếu tố khách quan

a Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương

Xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng củađiều kiện khí hậu Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau,

do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi xây dựngcông trình Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì chi NSNN sẽtập trung vào xây dựng đê, kè và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa,bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượngcông trình; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giaothông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế với các ngành nghề phù hợp với điều kiện địahình đó Vì vậy, quản lý vốn đầu tư XDCB chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên

ở địa phương

Quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xãhội Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ.Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm, Nhà nước sẽ thắt chặttín dụng để kiềm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNNgiảm Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng,điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện Vì vậy, có thểnói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý vốn đầu tư XDCBtrên địa bàn

b Cơ chế, chính sách quản lý đầu tư xây dựng

Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng là các quy định của Nhà nước thông qua các cơquan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư vàxây dựng Nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tốquan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việc sử dụng vốnNSNN trong đầu tư XDCB, ngược lại nếu cơ chế thường xuyên thay đổi hoặc không phùhợp với thực tế sẽ dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn

15

NSNN trong đầu tư XDCB Trong thời gian qua, các cơ quan trung ương đã có nhiều cốgắng trong việc nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách mới cho phù hợp hơn, gópphần quản lý tốt nguồn vốn NSNN trong đầu tư XDCB Tuy nhiên, cơ chế chính sách liênquan đến quản lý đầu tư XDCB vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống, cần phải được tiếptục hoàn thiện

Trang 21

c Các quy định của nhà nước về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộphận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCBnói riêng Hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB sẽcó tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả vốn đầu

tư XDCB ở địa phương Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lývốn đầu tư XDCB ở địa phương Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trongnhững căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu trongđầu tư XDCB, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điềuhành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương Việc ban hành các địnhmức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chitiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn Hay như, sự phân định tráchnhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngân sáchnhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB

16

các chủ thể tham gia quản lý đầu tư xây dựng có rõ ràng hay không và xây dựng chế tài xử

lý vi phạm trong quản lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trongcung cấp thông tin của đối tượng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB,kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản

lý chi NSNN trong đầu tư XDCB đảm bảo theo dự toán đã đề ra

Ngoài ra, vai trò năng lực, trách nhiệm của người được giao quản lý, sử dụng côngtrình, dự án hoàn thành cũng có tác động nhất định đến hiệu quả vốn đầu tư; nếu sử dụng,khai thác tốt nó sẽ giúp tăng hiệu quả vốn đầu tư, ngược lại sẽ làm giảm hiệu quả

b Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 22

Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương và việc vậndụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý vốn NSNNtrong đầu tư XDCB được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớnvào tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt làquy trình nghiệp vụ quản lý Tổ chức bộ máy có tác động rất lớn đến quản lý chi ngân sáchnhà nước trong đầu tư XDCB

Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tìnhtrạng sai phạm trong quản lý Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thìcàng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết địnhquản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB, giảm các yếu tố sai lệch thông tin Từđó nâng cao được hiệu quả vốn đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương

c Chất lượng công tác Quy hoạch trong đầu tư XDCB

Quy hoạch đầu tư là nội dung hết sức quan trọng, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu

tư, nhu cầu vốn đầu tư…; đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư và chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội quốc gia Nội dung này cũng xác định các nguồn vốn đầu tư, trên cơ

sở đó phân định lĩnh vực đầu tư thuộc phần vốn nhà nước (trong đó có vốn ngân sách vàcác nguồn vốn khác) Từ đó, có cơ sở hướng các nguồn lực bên ngoài vào các lĩnh vực cần

ưu tiên Đồng thời, hỗ trợ công tác quản lý tài chính công nói chung trong việc cân đốigiữa các cam kết và nguồn lực trong dài hạn

1.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1 Lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển KTXH; Quy hoạch phát triển ngành; Quyhoạch xây dựng đô thị và nông thôn; Quy hoạch chi tiết sử dụng đất được phê duyệt đểlập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình Việc lập các dự án quy hoạch giúp chínhquyền các cấp chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ đột phá về đầu tư XDCB phùhợp với từng giai đoạn; đồng thời để định hướng cho hoạt động đầu tư của mọi thành phầnkinh tế trong xã hội trên cơ sở hiểu rõ được tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, khả nănghợp tác liên doanh, liên kết phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn

Trang 23

Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điềukiện kiên quyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa được phép thanh toáncho dự án trong năm kế hoạch Vì vậy, thực hiện tốt kế hoạch vốn đầu tư thì quyết địnhđầu tư và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triểnngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định, giúp cho quá trình giảingân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN

Theo quy định hiện hành, trong bố trí và điều hành kế hoạch hàng năm, cần ưu tiênbố trí vốn cho thực hiện các dự án chuyển tiếp và thanh toán khối lượng hoàn thành, cònlại được ưu tiên bố trí vốn cho công tác quy hoạch, bố trí vốn cho các dự án cấp bách,trọng điểm, có đủ các điều kiện sau: Có tổng dự toán được phê duyệt trước ngày 31/10 củanăm trước năm kế hoạch và đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiệndự án ngay sau khi đấu thầu Đối với các dự án chưa thực hiện công tác giải phóng mặtbằng thì ưu tiên bố trí vốn giải phóng mặt bằng

Lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển phải gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm

C hoàn thành trong 3 năm, dự án nhóm B hoàn thành trong 5 năm; hạn chế tối đa bố trívốn cho dự án mới nếu chưa thật sự cấp thiết

1.2.2 Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu đó là: Đảm bảođược hiệu quả của dự án đầu tư XD công trình; Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện nănglực hoạt động hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có phương án kỹthuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu đểthực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minhbạch và hiệu quả kinh tế Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơbản theo cơ chế mớingười ta có thể áp dụng một trong các phương thức chủ yếu là: Tự thực hiện, Chỉ địnhthầu và Đấu thầu, Chào hàng cạnh tranh Trong đó, phương thức đấu thầu đang được ápdụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Nếu đứng ở mỗi góc độ khácnhau sẽ có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong XDCB

Trang 24

Đứng trên góc độ chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xâydựng nhằm lựa chọn người nhận thầu đáp ứng được yêu cầu kinh tế kĩ thuật đặt ra choviệc xây dựng công trình

Đứng trên góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thôngqua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị

và xây lắp công trình

Đứng trên góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các

19

yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu

Các hình thức đấu thầu xây dựng cơ bản: Việc lựa chọn nhà thầu có thể được thực hiện theo các hình thức chủ yếu sau đây:

Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó khônghạn chế số lượng nhà thầu tham dự (Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15) Bên mời thầu phảithông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thờigian dự thầu Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ bên mời thầu phải tiếnhành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia dự đấu thầu Hìnhthức đấu thầu nay được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ sởtham gia của nhiều nhà thầu Tuy nhiên, hình thức này được áp dụng cho các công trìnhthông dụng không có yêu cầu đặc biệt về kĩ thuật, mỹ thuật cũng như không cần bí mật vàtuỳ theo từng dự án cụ thể trong phạm vi một địa phương, một vùng, toàn quốc và quốctế

Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó chỉ cómột số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu được mời tham dự thầu (Luật Đấu thầu số22/2023/QH15) Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có th ẩm quyền hoặc cấpcó th ẩm quyền chấp nhận Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong cácđiều kịên sau : Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đấu thầu;Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; Do tình hình cụ thể củagói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế; Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án đượcngười có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận

Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức mà bên mời thầu chọn trực tiếp (chỉ định)nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng mà không thông qua đấuthầu

Chào hàng cạnh tranh: Chào hàng cạnh tranh là hình thức mà bên mời thầu gửi yêucầu chào hàng và nhận chào hàng (báo giá) từ nhà thầu Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chàohàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu Việc gửi

Trang 25

chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điệnhoặc bằng các phương tiện khác Đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trịthấp nhất, không thương thảo về giá.

20

1.2.3 Giải ngân, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN là việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khicó khối lượng công việc hoàn thành Hoặc tạm ứng cho nhà thầu sau khi hợp đồng có hiệulực Việc thanh toán và tạm ứng vốn ngân sách nhà nước được hực hiện thông qua việckiểm soát của Kho bạc Nhà nước cho các dự án đầu tư

1.2.3.1 Tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Tạm ứng vốn thực hiện theo đúng các thông tư, quy định về mức tạm ứng vốn doBộ Tài chính, kho bạc nhà nước…ban hành Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việcthu hồi tạm ứng được chủ đầu tư thống nhất với các nhà thầu theo đúng quy định và đượcquy định rõ ràng trong hợp đồng

Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực và chủ đầu tư đãnhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu (đối với trường hợp phải có bảo lãnhtạm ứng) với giá trị tương đương của khoản tiền tạm ứng Riêng đối với hợp đồng thi côngxây dựng, trường hợp có giải phóng mặt bằng thì phải có kế hoạch giải phóng mặt bằnghoặc biên bản bàn giao mặt bằng (toàn bộ hoặc một phần) của tổ chức thực hiện giảiphóng mặt bằng giao cho chủ đầu tư theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng (Nghị định số99/2021/NĐ-CP)

Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không đượcvượt quá 30% giá trị hợp đồng (bao gồm cả dự phòng nếu có) Trường hợp cần tạm ứngvới mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép Đối với dự án mà ngườiquyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.Người quyết định mức tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định củamình và quản lý việc sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định (Nghị định số 99/2021/NĐ-CP)

Đối với các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng yêu cầu

phải có bảo lãnh tạm ứng (Nghị định số 99/2021/NĐ-CP)

Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiềntạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu Chủ đầu

tư đảm bảo và chịu trách nhiệm về giá trị của bảo lãnh tạm ứng phải tương ứng với số dưtiền tạm ứng còn lại

21

Trang 26

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đếnkhi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng

và trong văn bản bảo lãnh tạm ứng Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hết thời hạn, chủ đầu tưcó trách nhiệm làm thủ tục gia hạn bảo lãnh tạm ứng và gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán

để làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định Chủ đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi về thờigian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng

Chủ đầu tư gửi đến cơ quan kiểm soát, thanh toán bảo lãnh tạm ứng hợp đồng củanhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị của từng loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứngtrước khi cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện việc chuyển tiền tạm ứng hợp đồng chochủ đầu tư để thực hiện tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp

Tiền tạm ứng thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng của hợp đồng, kế hoạchthu hồi tiền tạm ứng được quy định tại hợp đồng và thu hồi hết khi thanh toán khối lượnghoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng

1.2.3.2 Thanh toán vốn đầu tư xây dựng

Căn cứ vào hợp đồng và dự toán được duyệt, khối lượng thực hiện và các quy định về đầu tư XDCB để kiểm soát thanh toán

Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng Việc thanhtoán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợpđồng Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán,hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng

Đối với hợp đồng trọn gói thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giácông trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanhtoán được ghi trong hợp đồng

Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tếhoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có)được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng

Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tếhoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có)được nghiệm thu và đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các

22

thoả thuận trong của hợp đồng

Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%) thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợpđồng tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng Khi bên nhậnthầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhậnthầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn

Trang 27

thành được quy định trong hợp đồng

Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng việc thanh toán các khốilượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo các thỏathuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp vớicác quy định của pháp luật có liên quan

Đối với các công việc của dự án được thực hiện không thông qua hợp đồng xâydựng (như một số công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện, trường hợp tựlàm, ), việc thanh toán trên cơ sở bảng kê khối lượng công việc hoàn thành và dự toánđược duyệt phù hợp với tính chất từng loại công việc Hồ sơ thanh thanh toán bao gồm:bảng kê khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc; giấy

đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc tạm ứng (nếu có) và chứng từ chuyển tiền

Đối với chi phí đền bù, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, hồ sơ thanh thanh toán baogồm: bảng kê xác nhận khối lượng đền bù, giải phóng mặt bằng đã thực hiện Riêng chiphí cho công tác tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng phải có dự toán được duyệt; giấy đềnghị thanh toán vốn đầu tư hoặc tạm ứng (nếu có) và chứng từ chuyển tiền

1.2.4 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Tất cả các dự án vốn đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN, sau khi hoàn thành đềuphải được nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định về chế độ quản lýđầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước; để giao cho đơn vị quản lý, sử dụng nhằm bảotoàn vốn và phát huy tác dụng của vốn đầu tư Đây là một trong những nhân tố quan trọngảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Toàn bộ vốn đầu tư xâydựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành phải được nghiệm thu lậpquyết toán và phải được thẩm tra phê duyệt Kết quả thẩm tra quyết toán trước khi trìnhphê duyệt được chính xác có tác dụng ngăn chặn lãng phí, thất thóat vốn đầu tư Quyếttoán vốn đầu tư XDCB một công

23

trình dự án phải được tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án, vốn chuẩn

bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư, kết thúc đưa dự án vào sử dụng và đảm bảo thựchiện đúng quy định tại Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quyđịnh về quản lý, thanh toán, quyết toán sử dụng vốn đầu tư công Quyết toán vốn đầu tư dự

án hoàn thành là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào

sử dụng, nó có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ giá trị thực của một tài sảnhữu hình thuộc sở hữu nhà nước; nó đánh giá được chất lượng của dự án và là cơ sở tínhtoán đồng vốn đầu tư từ NSNN bỏ ra trong một thời gian dài của quá trình xây dựng

Người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toánvốn đầu tư dự án hoàn thành Riêng các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư

Trang 28

thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán Người có th ẩm quyền phê duyệt quyếttoán vốn đầu tư sử dụng đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý để trực tiếp thẩm tra quyếttoán vốn đầu tư dự án hoàn thành hoặc thẩm tra lại đối với các dự án thuê kiểm toán vốnđầu tư trước khi phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đểtrình người có th ẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 09 tháng đối với các dự án quan trọngquốc gia, dự án nhóm A và 06 tháng đối với các dự án nhóm B và 04 tháng đối với các dự

án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng

Tất cả các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, không phân biệt quy mô, hình thứcxây dựng, nguồn vốn đầu tư và cấp quản lý, khi hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng chủđầu tư có trách nhiệm quyết toán toàn bộ vốn đầu tư của công trình hoàn thành với cơquan chủ quản đầu tư và cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản côngtrình

Nếu công trình được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì chủ đầu tư tổng quyết toántoàn bộ công trình, trong đó quyết toán riêng theo cơ cấu từng nguồn vốn đã được sử dụngđầu tư xây dựng khi bắt đầu công việc chuẩn bị đầu tư, khởi công xây dựng và đưa vào sảnxuất sử dụng

Trong quá trình xây dựng công trình, nếu từng hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng ngay từ khi kết thúc xây dựng từng hạng mục đó,

24

chủ đầu tư phải xác định đầy đủ vốn đầu tư xây dựng cơ bản thành tài sản mới tăng củahạng mục công trình đó, báo cáo với cơ quan chủ quản đầu tư, cơ quan cấp phát hoặc chovay vốn đầu tư để làm căn cứ thanh toán bàn giao, hạch toán và qu ản lý sử dụng của đơn

vị nhận tài sản Sau khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư phải quyết toán toàn bộ côngtrình

1.2.5 Giám sát, thanh tra, kiểm tra quản lý vốn đầu tư XDCB

Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB là một lĩnh vực vô cùngkhó khăn và phức tạp; phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tưmột dự án; phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thóat lãng phí trong tất cảcác khâu của quá trình đầu tư như: Loại bỏ những khối lượng phát sinh chưa được duyệt,sai chế độ quy định, sai đơn giá định mức, không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết

bị đã được duyệt Do vậy, để hạn chế tối đa thất thóat lãng phí trong quản lý vốn đầu tưXDCB thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiệncông tác này

Công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư XDCB ngày càng được nâng cao về chấtlượng, đội ngũ cán bộ thanh tra được đào tạo cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư

Trang 29

và XDCB thì mới phát hiện được hết các gian lận, thất thoát trong lĩnh vực này Tuynhiên, về lâu dài cũng cần có những giải pháp mang tính chiến lược, đột phá trong lĩnhvực này nhằm hạn chế tới mức thấp nhất lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB.

1.2.6 Xử lý nợ đọng

Nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu củadự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có vốnbố trí cho phần khối lượng thực hiện đó

Nguyên nhân là do phân bổ chi tiết vượt mức vốn được duyệt trong kế hoạch đầu

tư công trung hạn; giao vốn cho một số dự án vượt nhu cầu trong khi không giao đủ vốncho những dự án khác; chưa bố trí đủ, thậm chí không bố trí vốn để thanh toán cho các dự

án đã đưa vào sử dụng; không phân bổ vốn để thu hồi vốn ứng trước; chủ đầu tư chưa cóphương án sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, làm phát sinh lãi vay…

25

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ở một số địa phương

1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương

1.3.1.1 Thành phố Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh

Móng Cái là Thành phố cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh, cửa ngõ liên vùngVịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, cầu nối quan trọng trong hợp táckinh tế ASEAN - Trung Quốc,… có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng,

an ninh, đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh và cả nước Với vị thế đó, những năm qua, Thànhủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã quán triệt, cụ thể hóa hai nhiệm vụ chiến lược: xâydựng và bảo vệ Tổ quốc bằng các nghị quyết, chỉ thị, với các nội dung, giải pháp phù hợpđặc điểm của Thành phố; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, lực lượng

vũ trang và toàn dân trong triển khai thực hiện Nhờ đó, Thành phố đã có bước phát triểnquan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực Nổi bật là, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt15,02%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với tình hình thực tiễn đặt

ra (tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 55,9%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 35,2%;khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 8,9%) Tổng thu ngân sách giai đoạn 2015 -

2020 đạt trên 11,2 nghìn tỷ đồng Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, đến năm

2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 5.051 USD/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn0,12% Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường, chủ quyền biên giới quốc giađược giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định

Thành phố Móng Cái luôn xác định xây dựng thành phố trở thành một trong nhữngtrung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, với trọng tâm là phát triển du lịch biển,đảo, du lịch biên giới, du lịch văn hóa tâm linh kết hợp mua sắm, du lịch sinh thái núi - hồ,

Trang 30

du lịch nghỉ dưỡng Thành phố đã đẩy mạnh việc thu hút

đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của 4 tuyến, 15 điểm du lịch đã được công nhận Đồng thời nâng cao chất lượnghoạt động tuyến du lịch “2 quốc gia - 4 điểm đến”: Hạ Long - Móng Cái (Quảng Ninh,Việt Nam) - Đông Hưng - Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc); nâng cao chất lượng cácsản phẩm, dịch vụ du lịch: Nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi, điểm mua sắm tại khu vựctrung tâm thành phố, khu du lịch Trà Cổ

Thực hiện Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái: Đồ án Điều

26

chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 Theo đó,định hướng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia,trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của Vùng Bắc bộ, của vành đai kinh tế ven biểnBắc bộ và hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái -Phòng Thành (Trung Quốc); Trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp vàcảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểmBắc bộ; Khu du lịch quốc gia có tính chất du lịch biển đảo, thương mại cửa khẩu; Đô thịbiển hiện đại và bền vững; Khu vực có vị trí đặc biệt về chiến lược, quan trọng về quốcphòng, an ninh

Những năm gần đây, Thành phố Móng Cái đã chủ động xây dựng và ban hànhchương trình hành động đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Theođó, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là tập trung hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án khởicông mới; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liênquan đến đất đai, tài nguyên; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu,lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng và đẩy mạnh quyết toán dự án đầu tư hoànthành

Điển hình là dự án cầu Ka Long 3, thuộc dự án đường ven biển liên kết KKT VânĐồn với KKT Cửa khẩu Móng Cái, đoạn từ Cầu Voi đến tỉnh lộ 335 (giai đoạn I) đượcchuyển tiếp từ 2022 với chiều dài tuyến 4,76km, quy mô đường cấp IV đồng bằng Đây làcông trình quan trọng, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực theo quy hoạch,hình thành tuyến đường trục chính kết nối các khu, cụm cảng biển Vạn Ninh đến các cửakhẩu và khu hợp tác kinh tế song phương tại phường Hải Hoà, thu hút các nhà đầu tư vàoKhu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Theo báo cáo chung về công tác đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Móng Cái:Tổng kế hoạch vốn được giao đến 15/02/2022 là 781.000 triệu đồng, phân bổ cho 43 dự

án, công trình, bao gồm vốn ngân sách tỉnh là 260.000 triệu đồng, vốn ngân sách thànhphố 521.000 triệu đồng Giá trị giải ngân đến 15/02/2022 đạt 2.727 triệu đồng (nguồn vốn

Trang 31

ngân sách tỉnh), bằng 0,3% kế hoạch Kế hoạch đầu tư công năm 2023, TP Móng Cái có

29 dự án chuyển tiếp từ năm 2022 đang tiếp tục triển khai thi công Để đảm bảo tiến độcủa các dự án này, UBND thành phố chỉ đạo BQL Dự án đầu tư và xây dựng cùng cácphòng chuyên môn phối hợp chặt chẽ với

27

các nhà thầu giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, nhất là cácthủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng Đồng thời đảm bảo mục tiêu ưu tiên bố trí vốn chocác dự án trọng điểm như: Dự án Đường ven biển liên kết Khu kinh tế Vân Đồn với Khukinh tế cửa khẩu Móng Cái; Đường ven biển liên kết Khu kinh tế Vân Đồn với Khu kinhtế cửa khẩu Móng Cái, đoạn từ Cầu Voi, xã Vạn Ninh đến tỉnh lộ 335 (giai đoạn 1); xâydựng, nâng cấp Trường THPT Trần Phú

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các dự án chuyển tiếp, TP MóngCái cũng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tập trung hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu

tư đối với những dự án khởi công mới trong năm 2023 Cùng với việc đẩy nhanh tiến độthi công đối với các dự án chuyển tiếp, TP Móng Cái cũng chỉ đạo các phòng, ban chuyênmôn tập trung hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư đối với những dự án khởi công mớitrong năm 2023

1.3.1.2 Huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh

Tiên Yên có tổng diện tích tự nhiên là 7,01km2, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnhQuảng Ninh, giữa và cách 2 thành phố Hạ Long và Móng Cái 90km Tiên Yên là đầu mốigiao thương quan trọng trong vùng Đông Bắc Việt Nam tới thương cảng Vân Đồn, tới núiCao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn và các cửa khẩu quốc tế Theo hướng quy hoạch của tỉnhQuảng Ninh trong xây dựng Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Tiên Yênđến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 thì vùng huyện Tiên Yên sẽ là đầu mối giao thôngcủa vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh và vùng biên giới Việt-Trung; là vùng phát triểncông nghiệp, logistics, chế biến nông lâm sản, phụ trợ cho Khu kinh tế Móng Cái, VânĐồn và khu vực miền núi phía Bắc Tiên Yên có điều kiện thuận lợi về giao thông kết nốicả về đường bộ, đường hàng không, cửa khẩu với các địa phương trong tỉnh, đặc biệt khituyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái được đưa vào khai thác, tới đây Quốc lộ 4B được đầu

tư nâng cấp, cải tạo, Tiên Yên sẽ trở thành trung tâm kết nối vùng của cả vùng Đông Bắc

Trong những năm qua, công tác đầu tư phát triển trên địa bàn huyện có nhiềuchuyển biến tích cực Công tác phối kết hợp với các sở ban ngành của tỉnh để lập quyhoạch xây dựng được triển khai tích cực, nhiều dự án quy hoạch quan trọng dần được hìnhthành Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu

đã có những tiến bộ Công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản có bước tiến mới theohướng tập trung và ưu tiên thanh toán nợ khối lượng hoàn

28

Trang 32

thành, hạn chế tối đa khởi công mới Việc phân khai các nguồn vốn được triển khai ngaykhi có chỉ tiêu giao vốn để chủ đầu tư chủ động triển khai thực hiện dự án Trong thực hiệnkhối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đầu tư, nguồn vốn chủ yếu thanh toán cho khốilượng hoàn thành của năm trước, số dự án đầu tư xây dựng mới ít Công tác thanh tra,giám sát đầu tư được quan tâm, từng bước nâng cao được hiệu quả quản lý nhà nước tronglĩnh vực hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn.

Điển hình trong năm 2022, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tiên Yênđược UBND huyện giao làm chủ đầu tư thực hiện 58 dự án đầu tư công; trong đó, 20 dự

án chuyển tiếp và 38 dự án khởi công mới Kế hoạch vốn năm 2021 được phép kéo dàithời gian thực hiện sang năm 2022 hơn 9,3 tỷ đồng đến 30/6/2022 đã giải ngân 100% Tổng kế hoạch vốn năm 2022 được giao tính đến hết 12/2022 là 427,209 tỷ đồng, bố tríthực hiện theo kế hoạch vốn 62 dự án, trong đó có 25 dự án chuyển tiếp và 37 dự án khởicông mới; và dự phòng thanh toán các dự án còn thiếu vốn Đến đầu năm 2023, giá trị giảingân đạt 95,2% kế hoạch vốn đảm bảo mốc thời gian giải ngân theo quy định của tỉnh

Để đảm bảo tiến độ giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản trong năm 2023.Huyện Tiên Yên đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn được giao nhiệm vụ hoàn thành

rà soát danh mục dự kiến đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách huyện quản lý; cácphương án điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 Tiếptục triển khai các dự án, công trình đã được bố trí vốn, các dự án thuộc Chương trình xâydựng nông thôn mới nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện; các dự án thuộc Chươngtrình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nguồnngân sách tỉnh hỗ trợ năm 2022 đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Vân Đồn

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và phân bổ, sử dụng vốn đầu tư XDCB từnguồn vốn NSNN của một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, huyện Vân Đồncó thể học tập và đúc rút kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB, cụ thể:

Một là, tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác lập quy hoạch xây dựng: chú trọng công tác lập và quản lý quy hoạch chi tiết phù hợp với quy hoạch phân khu

29

theo Quyết định số 3693/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh phêduyệt Điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực Cái Rồng, Khu kinh tế VânĐồn, tỉnh Quảng Ninh Không bố trí vốn đối với những công trình xây dựng không cótrong quy hoạch, thực hiện công khai hóa quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạchđược duyệt thì phải thực hiện và quản lý thống nhất

Hai là, đầu tư dự án có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải: Phải xuất phát

từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, việc phê duyệt và bố trí vốn cho

Trang 33

dự án bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư dự án, công trình thiết thực vớiđời sống nhân dân như: Trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện phù hợp yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Ba là, nâng cao chất lượng cho công tác thẩm định phê duyệt dự án: trách nhiệmcủa cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trongtừng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án

Bốn là, thực hiện công khai, minh bạch về đầu tư XDCB, cơ chế thanh tra, kiểmtra, giám sát của cơ quan Nhà nước và cộng đồng nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí

Năm là, bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý: bảo đảm Nhà nước phải cân đối và kiểmsoát được nguồn vốn đầu tư, không triển khai xây dựng các dự án thiếu thủ tục XDCBhoặc không có khả năng cân đối vốn, không để trình trạng triển khai xây dựng rồi mớichạy vốn

Sáu là, nâng cao hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng: UBND huyện cầnchỉ đạo, đôn đốc, bám sát tiến độ và tháo gỡ các vướng mắc, giao trách nhiệm cụ thể chocác phòng ban chuyên môn liên quan trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng

Bảy là, tăng cường đôn đốc, kiểm soát công tác quyết toán công trình: Đôn đốc làmhồ sơ quyết toán công trình kịp thời khu bàn giao đưa vào sử dụng Gắn trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quyết toán dự án công trình hoàn thành từnguồn vốn NSNN Kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ các chủ đầu tư, tổ chức tưvấn đầu tư và xây dựng, các nhà thầu trong việc chấp hành quy định về quyết toán dự ánhoàn thành theo đúng quy định hiện hành của nhà nước

30

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ

NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN,

TỈNH QUẢNG NINH 2.1 Một số nét khái quát về huyện Vân Đồn

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, hợpthành bởi 2 quần đảo Cái Bầu và Vân Hải; có tọa độ địa lý từ 20o40’ đến 21o16’ vĩ Bắc và

từ 107o15’ đến 108o00’ kinh Đông

Trang 34

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí địa lý của huyện Vân Đồn

Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã Trong đó, 06 xãtrên đảo Cái Bầu là: Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên, Vạn Yên.Tuyến đảo Vân Hải có 05 xã là: Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi

Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), huyện Đầm

Hà (tỉnh Quảng Ninh); Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) và vịnh BắcBộ; Phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và vùng vịnhHạ Long

Vân Đồn cách Thủ đô Hà Nội 175km, cách thành phố Hải Phòng 80km Là

Với vị trí địa lý như vậy, có thể thấy Vân Đồn có vị trí chiến lược quan trọng cả vềkinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh, có tiềm năng tự nhiên phong phú Nhờ vậy, Thủtướng Chính phủ đã quyết định xây dựng Vân Đồn thành Khu kinh tế với chức năng chính

là khu du lịch sinh thái biển – đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trungtâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế, góp phần th c đẩy phát triển bềnvững cho Quảng Ninh nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nói chung, đồng thờiđảm bảo an ninh quốc phòng trên các vùng biển đảo của Tổ quốc

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Ngày đăng: 06/01/2025, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí địa lý của huyện Vân Đồn - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí địa lý của huyện Vân Đồn (Trang 34)
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2020-2022 Đơn vị: tỷ - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2020-2022 Đơn vị: tỷ (Trang 36)
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại  huyện - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện (Trang 38)
Bảng 2.2. Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.2. Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn (Trang 40)
Bảng 2.3. Tình hình chi ngân sách trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.3. Tình hình chi ngân sách trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn (Trang 41)
Bảng 2.4. Tổng hợp các công trình XDCB khởi công mới trên địa bàn huyện - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.4. Tổng hợp các công trình XDCB khởi công mới trên địa bàn huyện (Trang 43)
Bảng 2.6. Số dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư trên địa bàn huyện Vân Đồn - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.6. Số dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư trên địa bàn huyện Vân Đồn (Trang 47)
Bảng 2.7. Tình hình quản lý đầu thầu dự án tại Ban QLDA đầu tư xây dựng - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.7. Tình hình quản lý đầu thầu dự án tại Ban QLDA đầu tư xây dựng (Trang 49)
Bảng 2.8. Tình hình tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.8. Tình hình tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện (Trang 51)
Bảng 2.9. Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vân Đồn - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.9. Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Vân Đồn (Trang 54)
Bảng 2.10. Kết quả thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành trên địa - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.10. Kết quả thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành trên địa (Trang 56)
Bảng 2.12. Kết quả thanh tra các dự án đầu tư XDCB tại một số đơn vị trên - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.12. Kết quả thanh tra các dự án đầu tư XDCB tại một số đơn vị trên (Trang 60)
Bảng 2.13. Tình hình thanh, kiểm tra tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện - Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh
Bảng 2.13. Tình hình thanh, kiểm tra tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w