1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề thực tập nghiên cứu tiếp cận hỗ trợ ngân sách nhà nước vào áp dụng khoa học công nghệ vào các doanh nghiệp sản xuất

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 212,05 KB

Nội dung

Hoạt động nghiên cứu triển khai...62.Đổi mới công nghệ...7III.Vai trò của áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất...81.. Tính mới mẻ trong nghiên cứu khoahọc được hiểu là dù đạt được một

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 1: Những lý thuyết 2

I.Lý luận chung về Khoa học Công nghệ 2

1.Lý luận về khoa học 2

2 Lý luận về công nghệ 3

3 Đánh giá chung 5

II Khoa học công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất 6

1 Hoạt động nghiên cứu triển khai 6

2.Đổi mới công nghệ 7

III.Vai trò của áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất 8

1 Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp 8

2 Khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa 10

3.Nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất 10

IV Các nhân tố ảnh hưởng của công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp 11

1.Công nghệ trong các doanh nghiệp 11

2.Quan niệm về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp 12

3.Năng lực sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp 12 V Cơ chế tài chính cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ 13

Phần 2: Thực trạng 16

I Một số kết quả sử dụng ngân sách Nhà nước trong việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ 16

1 Đầu tư cho khoa học công nghệ 16

2.Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị 17

3.Số doanh nghiệp khoa học công nghệ 17

4.Một số kết quả cụ thể ở tỉnh Quảng Ninh 18

II Những tồn tại đáng quan tâm 20

Danh mục tài liệu tham khảo 22

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử tiến hóa và phát triển kinh tế - xã hội của loài người đã thừa nhận vai trò

cơ bản của khoa học công nghệ Đặc biệt từ cuối thế kỷ XX, công nghệ đã trở thành yếu

tố có tính quyết định cho sự phát triển, xác định vị thế của doanh nghiệp trong cộng đồng kinh doanh và vị thế quốc gia trên trường quốc tế Chính vì vậy mà ngày nay, hầu hết các

quốc gia đều thừa nhận: công nghệ là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững trong môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh quyết liệt.

Ở Việt Nam, vai trò của khoa học công nghệ đã được khẳng định trong các văn bản của Nhà nước và các văn kiện của đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác định: “Khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.” Đại hội Đảng VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nhấn mạnh “Khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Tiếp theo, Đại hội IX tiếp tục khẳng định: “Tăng cường tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển đất nước”

Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn

2011-2020, ngoài những thành tựu đạt được như mở rộng môi trường hoạt động các doanh nghiệp khoa học công nghệ, các chính sách hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ Bên cạnh đó còn một số vướng mắc trong việc thành lập, tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ Ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay Chính vì vậy em đã chọn đề tài:

“Nghiên cứu tiếp cận hỗ trợ ngân sách nhà nước vào áp dụng khoa học công nghệ

vào các doanh nghiệp sản xuất” để nghiên cứu và hoàn thành đề án quản trị doanh

nghiệp của mình

Trang 3

Phần 1: Những lý thuyết I.Lý luận chung về Khoa học Công nghệ

1.Lý luận về khoa học.

a) Khái niệm về khoa học

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới,… về tự nhiên, xã hội Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học

Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên Quá trình này giúp con người hiểu biết sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học

Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động Nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử sụng phương pháp khoa học Không giống như tri thức kinh nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,

b) Đặc điểm của khoa học và nghiên cứu khoa học

Trang 4

Tính mới mẻ, quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó có tính mới mẻ Quá trình nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đã được làm trước đó Tính mới mẻ trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn

Tính thông tin, sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học, cũng có thể là một mẫu vật mới, sản phẩm mới,… Tuy nhiên dù sản phẩm đó là gì thì nó đều mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật, hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm

Tính khách quan, tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học Nếu trong nghiên cứu khoa học mà không khách quan thì sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ không thể chính xác và không có giá trị

gì cả

Tính tin cậy, một kết quả nghiên cứu được coi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ người nào, bất kỳ trường hợp nào đều cho một kết quả như nhau

Tính rủi ro, nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn Vì vậy tính rủi ro của nó

là rất cao

Tính kế thừa, tính kế thừa có ỹ nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa các kết quả đã đạt được trước đó

Tính cá nhân, dù có thể là một nhóm người cùng thực hiện nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định

- Tính kinh phí, nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sản xuất và thậm chí có thể không thể định mức.

2 Lý luận về công nghệ.

a) Khái niệm về công nghệ

Công nghệ luôn được hiểu theo một nghĩa rộng là sự ứng dụng các trí thức khoa học vào giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn Như vậy công nghệ là một sản phẩm do con người tạo ra làm công cụ để sản xuất ra của cải vật chất Cho tới này định nghĩa về công nghệ chưa toàn diện thống nhất, điều này được lý giải là do số lượng các công nghệ có nhiều

Trang 5

đến mức không thể thống kê được Người sử dụng công nghệ trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau dẫn đến sự hiểu biết về công nghệ cũng khác nhau

+ Theo UNIDO (United Nation’s Industrial Development Organization) tổ chức phát triển công nghệ của liên hợp quốc thì: công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp

+ Theo ESCAP (Economic and Social Commission for asia and the Pacific) ủy ban kinh tế và xã hội châu á Thái Bình Dương thì: công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin Sau đó ESCAP mở rộng định nghĩa của mình: Nó bao gồm tất cả các kỹ năng kiến thức thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin

+ Định nghĩa này được coi là bước ngoạt trong lịch sử quan niệm về công nghệ Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chạt với quá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể mà mở rộng khái niệm ra các lĩnh vực mới như dịch vụ và quản lý

+ Cuối cùng một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ: công nghệ là tất cả những gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra

b) Các bộ phận cấu thành công nghệ

+ Công nghệ là phương tiện để giải quyết các mục tiêu kinh tế nên thước đo của hoạt động công nghệ là phần tăng trưởng kinh tế, góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động, thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội

+ Công nghệ phụ thuộc vào môi trường kinh tế, môi trường xã hội trong thực tế Yêu cầu chất lượng, xu thế phát triển của thị trường, sản phẩm là nhân tố hạn chế sự lựa chọn Đồng thời lựa chọn công nghệ lại bị rang buộc bởi quan hệ buôn bán trong nước và quốc tế, do đó vấn đề áp dụng công nghệ vào quá trình phát triển kinh tế giải quyết một mục tiêu cụ thể là một tập hợp các vấn đề cần tính toán và đồng bộ

+ Bất cứ một công nghệ nào, dù công nghệ đơn giản hay công nghệ phức tạp thì cũng đều được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản, 4 thành phần đó tác động qua lại lẫn nhau và hợp thành một chính thể khoa học

1 Con người - đội ngũ lao động kỹ thuật vận hành điều khiển và quản lý có

kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm (Human ware - viết tắt là H)

Trang 6

2 Thiết bị máy móc, dụng cụ, phụ tùng Đây là phần vật chất, phần cứng của công nghệ được gọi là kỹ thuật (Techro ware - viết tắt là T)

3 Thông tin dữ liệu, dữ kiện, thuyết minh kỹ thuật, đặc trưng kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn (Inforware - viết tắt là I)

4 Quản lý và chi các hoạt động giữ mối liên kết trong phân bố các nguồn lực, thiết kế và thực thi các chính sác liên quản lý sản xuất và kinh doanh Có thể gọi đây là phần tổ chức của công nghệ (Orga ware - viết tắt là O)

+ Vậy trong 4 bộ phận cấu thành cơ bản đó thì con người đóng vai trò chủ đạo trong quá trình vận hành và biến đổi công nghệ Nhờ đó sử dụng tốt hơn các nguồn lực, thiết bị

là cốt lõi Nhưng thiể bị lại do con người lắp đặt và vận hành: thông tin là sự tích lũy kiến thức Khối lượng kiến thức càng tăng càng đòi hỏi công tác quản lý thông tin ngày càng cao; tổ chức là quá trình điều phối thông tin Nhận xét tổng thể lại, con người, thiết bị cùng với vật tư tạo thành các nguồn lực cho sản xuất và kinh doanh, hay nói cách khác công nghệ được phân thành: Phần cứng là sản phẩm tồn tại ở dạng vật chất và phần mềm

là sản phẩm của trí tuệ, các bí quyết thông số, phương pháp,…

ii Các thuộc tính của công nghệ

Công nghệ là một loại hàng hóa đặc biệt, tuy nhiên với tư các là một hệ thống công

cụ chế biến vật chất và chế biến thông tin, hàng hóa công nghệ có những thuộc tính riêng Các thuộc tính này quy định và ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua bán định giá, trao đổi,

sử dụng công nghệ Công nghệ bao gồm 4 thuộc tính cơ bản sau:

1 Tính hệ thống

2 Tính sinh thể

3 Tính đặc thù

4 Và tính thông tin

Cũng như 4 bộ phận cấu thành một công nghệ, 4 thuộc tính cơ bản này cũng có thể xem là 4 tiêu thức cơ bản để mọi người có thể nhìn nhận một công nghệ

3 Đánh giá chung.

Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ, khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng chúng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện

ở chỗ khi còn ở trình độ thấp, khoa học tác động tới kỹ thuật và sản xuất còn rất yếu,

Trang 7

nhưng đã phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất Khoa học và công nghệ, là kết quả sự vận dụng sự hiểu biết, tri thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến các công cụ, phương tiện phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác

II Khoa học công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất.

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công nghệ được xem là vũ khí chiến lược để đảm bảo doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững Trong các hoạt động khoa học công nghệ, hai hoạt động chính mà doanh nghiệp thường thực hiện đó là Nghiên cứu triển khai và đổi mới công nghệ

1 Hoạt động nghiên cứu triển khai.

Nghiên cứu triển khai (viết tắt là R&D) bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai:

Nghiên cứu cơ bản (hay là nghiên cứu nền tảng –fundamental, hoặc nghiên cứu

thuần túy-pure) được thực hiện bởi sự tò mò hoặc đam mê của nhà khoa học để trả lời những câu hỏi khoa học Động lực để thôi thúc họ là mở rộng kiến thức chứ không phải

là kiếm lợi nhuận, do đó không có một lợi nhuận kinh tế nào từ kết quả của nghiên cứu

cơ bản

Phần lớn các nhà khoa học cho rằng những hiểu biết một cách cơ bản, nền tảng về tất cả các khía cạnh của khoa học là thiết yếu cho phát triển Nói một cách khác, nghiên cứu cơ bản đặt nền tảng cho nghiên cứu ứng dụng tiếp bước Nếu coi Nghiên cứu cơ bản

là bước đi trước thì sự tiếp nối ứng dụng có thể chính là từ kết quả nghiên cứu này

Nghiên cứu ứng dụng được tiến hành để giải quyết các vấn đề thực tế của thế giới

đương đại, không phải chỉ là hiểu để mà hiểu (kiến thức vị kiến thức) Có thể nói một cách khác rằng kết quả của các nhà nghiên cứu ứng dụng là để cải thiện cuộc sống con người Lấy ví dụ, các nhà nghiên cứu ứng dụng có thể điều tra nghiên cứu các cách để:

 Nâng cao năng suất của sản xuất lương thực.

 Xử lý hoặc chữa trị một căn bệnh nào đó.

 Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong nhà, văn phòng hoặc các mô hình khác.

Trang 8

Một số nhà khoa học cho rằng đã đến lúc để chúng ta nên chuyển đổi trọng tâm từ nghiên cứu cơ bản thuần túy sang khoa học ứng dụng Theo hướng này, họ cảm thấy, rất cấp bách phải giải quyết các vấn đề từ quá tải dân số toàn cầu, ô nhiễm môi trường, cho đến sự sử dụng cạn kiệt các nguồn tài nguyên tự nhiên

Triển khai (gọi tắt là Development) sẽ có những công đoạn: Chế tác vật mẫu

(prototype), tạo công nghệ để sản xuất với prototype, và sản xuất loạt nhỏ để khẳng định

độ tin cậy

2.Đổi mới công nghệ

- Mỗi công nghệ có một vòng đời và tạo ra một chu kỳ sản phẩm Tức là nó được

sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong Bất kỳ một nhà quản lý nào mà không có những hoạt động nhằm không ngừng đổi mới công nghệ của mình thì chắc chắn hệ thống công nghệ của họ sẽ bị đào thải, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó sẽ bị đe dọa Đổi mới công nghệ là hoạt động tất yếu trong doanh nghiệp và phù hợp với quy luật phát triển

- Với một doanh nghiệp, sơ đồ khối điển hình của quá trình đổi mới công nghệ được thể hiện bằng hình sau

Phê chuẩn

Phân tích kỹ thuật

Xác định khái niệm Nảy sinh ý

tưởng

Kế hoạch kinh doanh

Phân tích thị trường

Triển khai Loại bỏ

Sản xuất và thương mại hóa

Kiểm định thông qua thị trường

Trang 9

- Nảy sinh ý tưởng: ghi nhận nhu cầu; tìm cách đáp ứng nhu cầu đó; phân tích các giải pháp; chọn giải pháp tốt nhất và tiêu chuẩn lựa chọn; đề đạt thực thi

- Xác định khái niệm: xác định khái niệm sản phẩm hay dịch vụ, định mục tiêu kỹ thuật và các ưu tiên, dự kiến kết quả thực hiện

- Phân tích thị trường: xác định thị trường, phân tích nhu cầu hiện tại và tương lai, tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh; xác định cơ hội

- Phân tích kỹ thuật: các nguồn lực cần thiết, nguồn lực sẵn có, lịch trình triển khai

- Kế hoạch kinh doanh: phân tích ma trận SWOT (ma trận các điểm mạnh (S), yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T)), phân tích kinh tế, vốn; triển vọng chiến lược

- Phê chuẩn: phê chuẩn của cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp, các phê chuẩn khác

- Triển khai: sản xuất thử, kiểm định, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

- Marketing: kiểm định trên thị trường, chiến lược giới thiệu thị trường ra thị trường, marketing các đổi mới, xác định thời gian, đo lường sự phản ứng của thị trường

- Sản xuất và thương mại hóa: hoàn thiện công nghệ, sản xuất đại trà, xây dựng hệ thống vận chuyển tới các đại lý, kho tang, v.v…

- Loại bỏ: do sự lỗi thời hay vấn đề môi trường, sức khỏe

III.Vai trò của áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

1 Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

- Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, các cấp, các ngành của Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, từng bước khẳng định vai trò khoa học

và công nghệ trong phát triển nông nghiệp, theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

Trang 10

Đáng nói, tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Hà Nội khá cao khoảng 70% đề tài và 100% dự án Từ kết quả nghiên cứu khoa học đã hình thành các quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật mới, một

số giống cây ăn quả đặc sản, giống lúa lai năng suất cho vùng ngoại thành Đồng thời, triển khai thực hiện mô hình đồng bộ: Sản xuất rau an toàn, phòng chống dịch bệnh tổng hợp trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa chất lượng, hiệu quả, an toàn dịch bệnh Nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách được đề xuất đưa vào áp dụng cùng các giải pháp kỹ thuật, biện pháp kinh tế khác đã cho hiệu quả kinh tế cao, giúp các nông hộ trang trại, doanh nghiệp phát huy tiềm năng Một số dự án như “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp tại thành phố Hà Nội”

đã được triển khai Công nghệ nuôi trồng nấm, bao tiêu sản phẩm cho 10 trang trại vệ tinh, tận dụng được các phụ phẩm ngành nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, lõi ngô… đã được hoàn thiện quy trình công nghệ và đã chuyển giao thành công

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ: việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần giải phóng sức lao động, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi làm tăng giá trị sản xuất và làm giàu cho nhiều hộ dân Có thể lấy Hợp tác xã Hoa cây cảnh Thụy Hương (Chương Mỹ) là một minh chứng Hợp tác xã đã được tiếp nhận và thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất hoa tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” bằng tiến bộ khoa học mới, tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản xuất hoa, cây cảnh Đồng thời, xây dựng mô hình sản xuất hoa trong nhà lưới với quy mô 1.000 – 3.000m2, mô hình xử lý củ giống hoa loa kèn, hoa ly công suất 10.000 củ/lần xử lý Ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên, doanh thu đã đạt hơn 1,85 tỷ đồng, lợi nhuận 1,3 tỷ đồng, trong đó gần 750 triệu đồng chia cho xã viên theo tỷ lệ góp vốn, số tiền còn lại được đầu

tư mở rộng sản xuất

- Trong công nghiệp, khoa học công nghệ giúp cả tiến, đổi mới công nghệ của các ngành, lĩnh vực và đang chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua Việt Nam đã sản xuất được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu trọng tải lớn…

Ngày đăng: 05/06/2024, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN