1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề thực tập nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn fdi cần có sự phát triển công nghiệp phụ trợ

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việt Nam là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn trong khu vực Đông Ánhưng để duy trì và tăng cường hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảyvào trong nước, Việt Nam không thể ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

5 Đỗ Thị Lan Hương6 Đỗ Thu Hương7 Đoàn Thị Hồng Vân

Hà Nội, tháng 6 năm 2016

Trang 2

Mục lục

Lời mở đầu 1

Phần 1 Tổng quan về công nghiệp phụ trợ và vai trò của công nghiệp phụ trợ đốivới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và công nghiệp phụ trợ 2

1.1.1 Tổng quan về công nghiệp phụ trợ 2

1.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển 5

1.2 Mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và FDI 6

1.2.1 Vai trò của việc phát triển công nghiệp phụ trợ đối với thu hút FDI 6

1.2.2 Vai trò của FDI đối với CNPT 7

Phần 2 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và tác động đối với việcthu hút FDI 9

2.1 Chính sách phát triển CNPT ở Việt Nam trong thời gian qua 9

2.1.1 Một số đặc điểm về ngành CNPT ở Việt Nam 9

2.1.2 Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ thời gian gần đây 11

2.2 Thực trạng thu hút FDI cho phát triển CNPT của Việt Nam 12

2.3 Đánh giá chung về tác động của việc phát triển công nghiệp phụ trợ đối với hoạtđộng thu hút FDI ở Việt Nam 16

Trang 3

Lời mở đầu

Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệptheo hướng hiện đại Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi vừa phải phát huy nội lực, đồngthời tranh thủ ngoại lực cho đầu tư phát triển, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoàiđóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam Mộttrong những yếu tố các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi đến Việt Nam là khả năngcung cấp tại chỗ các loại sản phẩm, phụ tùng, chi tiết, linh kiện phục vụ lắp ráp sảnphẩm Việt Nam là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn trong khu vực Đông Ánhưng để duy trì và tăng cường hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảyvào trong nước, Việt Nam không thể chỉ dựa mãi vào nguồn nhân công giá rẻ - mộtyếu tố khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc, mà phải tập trung vào việc phát triểnngành công nghiệp phụ trợ Khái niệm công nghiệp phụ trợ ra đời như là một cách tiếpcận sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là việc chuyên môn hóa sâu sắc cáccông đoạn của quá trình sản xuất

Đề tài “Tại Việt Nam, để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài cần có sự phát triển công nghiệp phụ trợ (CNPT)” là sự kết hợp giữa

những hiểu biết lý luận về công nghiệp phụ trợ với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài Qua những phân tích về công nghiệp phụ trợ trong việc thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài sẽ cho thấy những tồn tại trong sản xuất công nghiệp và chỉ rarằng công nghiệp phụ trợ chính là mũi đột phá chiến lược giúp cho quá trình côngnghiệp hóa của Việt Nam tiến nhanh thêm một bước Trong bài tiểu luận này nhóm tôicũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợđể thu thút đầu tư trực tiếp nước Đề tài được chia làm ba phần:

Phần 1 Tổng quan về công nghiệp phụ trợ và vai trò của công nghiệp phụ trợđối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Phần 2 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và tác động đối vớiviệc thu hút FDI.

Phần 3 Giải pháp nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ làm tiền đề cho thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trang 4

Phần 1 Tổng quan về công nghiệp phụ trợ và vai trò của công nghiệp phụ trợ đốivới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và công nghiệp phụ trợ1.1.1 Tổng quan về công nghiệp phụ trợ

Khái niệm

Công nghiệp phụ trợ (supporting industries - sau đây viết tắt là CNPT) là khái niệm

chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thànhphẩm chính Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyênliệu để sơn, nhuộm, v.v và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, nhữngnguyên liệu sơ chế Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mônhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Sự ra đời của công nghiệp phụ trợ

CNPT không phải là điều gì mới mẻ đối với các nước công nghiệp phát triển Nó xuấthiện từ khi xã hội có sự phân công lao động ở trình độ cao CNPT chính là tổng hợpcác ngành công nghiệp vệ tinh phục vụ cho các ngành công nghiệp chính.

Đặc trưng của công nghiệp phụ trợ

- CNPT là ngành đòi hỏi nhiều vốn và trình độ công nghệ cao

Với chí phí cố định cao và hiệu quả theo quy mô ngày càng tăng, CNPT cần nhiều vốnhơn cả ngành lắp ráp sản phẩm Trong khi, quá trình lắp ráp sản phẩm cần nhiều laođộng thì việc sản xuất các linh kiện, bộ phận, công cụ lại cần nhiều máy móc và ít laođộng hơn Hơn nữa những máy móc này không thể chia nhỏ được (tức là không thểmua được từng phần) Một khi đã đầu tư lắp đặt hệ thống máy móc thì chi phí vốn chonhà máy sẽ luôn ở một mức cố định cho dù hệ thống máy này được vận hành liên tục24h/ngày hay chỉ vận hành trong thời gian nhất định Lao động trong ngành CNPTphần lớn là các nhà vận hành máy móc, những kiểm soát viên về chất lượng sản phẩm,các kỹ thuật viên và các kỹ sư Do đặc điểm này mà các ngành CNPT ở các nước đangphát triển có xu hướng kém tính cạnh tranh hơn do họ không có khả năng tài chính vàlao động có trình độ để tận dụng và vận hành tốt các thiết bị Thậm chí chính phủ cácnước đang phát triển lại coi ngành CNPT là ngành có công nghệ thấp trong khi trênthực tế nó lại là ngành cần nhiều vốn và đòi hỏi công nghệ cao.

- Sản phẩm của CNPT có thể cung cấp cho cả nhu cầu trong và ngoài nước

Trang 5

Sản phẩm của CNPT không chỉ đơn thuần phục vụ hay hỗ trợ các ngành công nghiệpnội địa Đối với các nước có ngành CNPT phát triển, sản phẩm của ngành CNPT saukhi đảm bảo cung cấp cho công nghiệp trong nước có thể xuất khẩu sang các nướckhác Trong ASEAN, Thái Lan là nước dẫn đầu trong việc xuất khẩu các sản phẩmcủa CNPT Trái lại, do ngành CNPT ở nước ta còn kém phát triển, hàng năm nước taphải nhập khẩu một lượng lớn linh phụ kiện để phục vụ cho các nhà lắp ráp trongnước Một vấn đề đặt ra ở đây là khả năng cạnh tranh của sản phẩm CNPT xuất khẩuđối với các sản phẩm nội địa Khả năng cạnh tranh này phụ thuộc rất lớn vào nguồnnhân công rẻ, có tay nghề, một hệ thống logistic hiệu quả để giảm thiểu chi phí vànâng cao chất lượng của sản phẩm xuất khẩu Có như vậy, sản phẩm xuất khẩu mớichiếm lĩnh được thị trường nội địa.

- CNPT bao phủ trên diện rộng các ngành công nghiệp nhưng CNPT của mỗingành lại có đặc điểm và yêu cầu chính sách khác nhau

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp đều được làm từ nhựa, kim loại và đều trải qua quátrình chế tạo ban đầu như cán, ép, đúc… và đều phải sử dụng các máy móc như: máycán thép, khuôn đúc… Ngành CNPT lại gồm các nhà cung cấp các sản phẩm đó Dovậy mà CNPT bao phủ một phạm vi rộng trong các ngành chế tạo Thực tế, các ngànhcông nghiệp điện tử, ô tô, xe máy đều có chung ngành CNPT như cán ép nhựa, cán épkim loại Các sản phẩm điện tử gia dụng và xe máy đều sử dụng các bộ phận nhựađược sản xuất thông qua một quá trình tương tự nhau Các sản phẩm điện tử xe máy, ôtô đều phải sử dụng các thiết bị ép kim loại Do đó có thể nói rằng CNPT là nguồn tạonăng lực cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp.

Các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển của CNPT

- Quy mô cầu

Quy mô thị cầu là một điều thiết yếu để phát triển ngành CNPT Điều này xuất phát từthực tế rằng ngành CNPT là ngành đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ hiện đại Để giảmthiểu chi phí trên một đơn vị sản phẩm, các doanh nghiệp phải tính đến lợi thế kinh tếnhờ quy mô Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư muốn đảm bảo một thị trường có dunglượng lớn (hoặc ít ra có tiềm năng dung lượng lớn trong tương lai) trước khi ra quyếtđịnh đầu tư.

- Thông tin

Trang 6

Tình trạng thiếu thông tin sẽ cản trở giao dịch giữa nhà sản xuất trong nước và nhà lắpráp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, các nhà lắp ráp đầu tư trực tiếp nướcngoài muốn tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa nhưng họ gặp phải vấn đề là không biếttìm các nhà cung cấp này ở đâu Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản phải sử dụng danh bạđiện thoại và các mối quan hệ cá nhân để tìm ra các nhà cung cấp tiềm năng

- Tiến bộ khoa học công nghệ

Để có một sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh khi đưa ra thị trường, quá trình sản xuất luônđòi hỏi sự đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ Các sản phẩm hỗ trợ đều đòihỏi mức độ, trình độ công nghệ khác nhau, liên quan nhiều lĩnh vực sản xuất khácnhau, từ những sản phẩm có mức độ công nghệ cao, phức tạp cho tới những sản phẩmgia công cơ khí… Thường những bộ phận tinh xảo, có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi kỹthuật, công nghệ rất cao sẽ do những nhà cung cấp lớn có trình độ công nghệ cao đảmnhận.

- Tiêu chuẩn chất lượng

Sự chênh lệch về tiêu chuẩn chất lượng giữa nhà cung cấp nội địa và các doanh nghiệplắp ráp cũng là một yếu tố cản trở tới sự phát triển của CNPT Lấy ví dụ ở Việt Nam,đang tồn tại sự “khập khiễng”giữa nhà cung cấp nội địa và các doanh nghiệp lắp rápNhật Bản Sự khập khiễng này được thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam luônphàn nàn các hãng của Nhật Bản quá khắt khe trong tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm,trong khi đó các hãng Nhật Bản lại cho rằng sản phẩm của Việt Nam chất lượng dướimức yêu cầu Điều đó dẫn tới một thực trạng trong khi phía công ty lắp ráp thiếu hụttrầm trọng các loại linh kiện và phải bù đắp bằng cách nhập khẩu thì các nhà sản xuấttrong nước lại không dám bỏ vốn đầu tư để mua công nghệ sản xuất linh kiện phụ trợđạt tiêu chuẩn của công ty lắp ráp vì họ sợ không được đặt hàng một cách ổn định.

- Chất lượng nguồn nhân lực

CNPT là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao Hiện nay đa phần cho rằngnguồn nhân lực có trình độ cao còn quan trọng hơn máy móc hiện đại Các chuyên giaNhật Bản cho biết nếu chỉ đơn thuần dựa vào máy móc dây chuyền thì sẽ không tạo rakhả năng cạnh tranh quốc tế vì các quốc gia đều có thể sở hữu chúng Do vậy, điểmlàm nên điều khác biệt chính là đội ngũ nhân công có tay nghề cao vì họ chính lànhững người trực tiếp vận hành, cải tiến máy móc, phát minh ra những phương pháp

Trang 7

mới nhằm nâng cao hiệu quả công việc Có thể nói rằng, sự thành công của các doanhnghiệp trong ngành CNPT phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ kỹ sư và chuyên gia.

- Các chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển CNPT

Chính sách thuế, phí (ưu đãi về thuế, phí) và các chính sách hỗ trợ khác (hỗ trợ côngnghệ, tài chính, đào tạo ) là công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy CNPT phát triển.

1.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đốivới các nước đang phát triển

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản lí, khai thác hoặc thuê người quản lí, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lí, cũng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro.

Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển

- FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế

FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là một luồn vốn ổn định hơnso với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thịtrường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầutư, do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi.

- Giữ cán cân thanh toán cân bằng

FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ củacác nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

- Đóng góp vào đa dạng hóa cơ cấu sản xuất

FDI thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới Ngoài ra FDI còn giúpliên kết các ngành công nghiệp qua các hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụcho cho các công ty nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp nội địa pháttriển năng lực sản xuất của mình (mở rộng sản xuất, bắt chước quy trình sản xuất vàmẫu mã hàng hóa ), sau một thời gian nhất định các doanh nghiệp trong nước có thể tựxuất nhập khẩu được.

- FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm

Trang 8

FDI tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực của nước chủ nhà thông qua cácdự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo Các cá nhân làm việc cho các doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận vớicông nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến Các doanh nghiệp FDI cũng có thể tác động tíchcực đến việc cải thiện nguồn nhân lực ở các công ty khác mà họ có quan hệ, đặc biệt làcác công ty bạn hàng Những cải thiện về nguồn nhân lực ở các nước tiếp nhận đầu tưcòn có thể đạt hiệu quả lớn hơn khi những người làm việc trong các doanh nghiệp FDIchuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp trong nước hoặc tự mình thành lập doanhnghiệp mới.

- FDI cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển

Có thể nới công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của mọiquốc gia, đối với các nước đang phát triển thì vai trò này càng được khẳng định rõ Bởivậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên pháttriển hàng đầu của mọi quốc gia Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi khôngchỉ cần nhiều vốn mà còn phải có một trình độ phát triển nhất định của khoa học - kỹthuật.

Tình hình chung tại nhiều quốc gia, trong đó bao gồm Việt Nam là: FDI có đóng góp đáng kể đến tăng trưởng xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, nhưng không giúp tăng nhiều mức độ thịnh vượng của quốc gia ngoài việc tạo công ăn việc làm ở mức tiền lương tối thiểu trong khu vực chế tạo.

Tuy nhiên, dòng FDI có thể gây ra các nguy cơ bất ổn chủ yếu sau:

- Chèn ép các nhà sản xuất trong nước thay vì hợp tác mạng lưới

- Chuyển lợi nhuận, thu nhập ra nước ngoài theo hướng có lợi cho nhà đầu tư thôngqua các chương trình ưu đại ồ ạt của nước sở tại.

1.2 Mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và FDI

1.2.1 Vai trò của việc phát triển công nghiệp phụ trợ đối với thu hút FDI

- Có thể khẳng định CNPT có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút dòng vốnFDI vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời, kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ vàvừa trong nước

Muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, CNPT phải đi trước một bước, tạo nên cơsở hạ tầng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp lắp ráp

Trang 9

bởi lẽ bản thân các tập đoàn và các công ty lớn về lắp ráp hiện cũng chỉ giữ lại trongquy trình của mình các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp thay vì tất cảgói gọn trong một công ty hay nhà máy Điều này đặc biệt đúng trong các ngành sảnxuất các loại máy móc, là những ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và là nhữnglĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh động Các mặt hàng này thường có hàng trăm hoặchàng ngàn bộ phận, linh kiện ở nhiều tầng lớp, từ những loại thông thường đơn giản đếnnhững loại có công nghệ rất cao Đối với các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành sảnxuất này, tỷ lệ nội địa hoá càng cao càng có lợi Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộphận và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc các ngành sản xuất máymóc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉchiếm từ 5-10%, do đó khả năng nội địahoá có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác,tỷ lệ của chi phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưuthế về lao động nhưng CNPT không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấpdẫn Chừng nào các ngành phụ trợ sẵn có chưa được cải thiện đồng loạt, nhiều doanhnghiệp nhỏ và vừa của nước ngoài chưa đến đầu tư ồ ạt thì FDI của các công ty lớnkhông thể tăng hơn.

- CNPT phát triển giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàncầu Đây là vấn đề then chốt nhất của CNPT Phát triển CNPT tại Việt Nam phảihướng tới các ngành công nghiệp chủ lực của đất nước và các ngành thu hút mạnhnguồn vốn FDI, các ngành có nhu cầu lớn về sản phẩm CNPT.

- Tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành CNPT của Việt Nam là rất thấp, sẽ là cơ hội chodoanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư để phát triển CNPT Hiện nay ở Việt Nam, mộtsố ngành như dệt may, da giày, điện tử đều phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài Dovậy, họ luôn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, không thể chủ độngđược hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị gia tăng của các doanh nghiệp Việt Namchỉ đạt 10% - một con số quá thấp so với các nước có ngành CNPT phát triển khác.

1.2.2 Vai trò của FDI đối với CNPT

FDI là tiền đề thúc đẩy CNPT trong nước hình thành và phát triển FDI góp phần thúcđẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất CNPT.Bởi lẽ, dưới áp lực cạnh tranh, các công ty CNPT phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp

Trang 10

linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập Tiềmnăng đó sẽ thành hiện thực nhờ chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI

Ngày đăng: 05/06/2024, 21:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w