1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 1.3.1.1 Thành phố Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh
Móng Cái là Thành phố cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh, cửa ngõ liên vùng Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, cầu nối quan trọng trong hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc,… có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh và cả nước. Với vị thế đó, những năm qua, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã quán triệt, cụ thể hóa hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng các nghị quyết, chỉ thị, với các nội dung, giải pháp phù hợp đặc điểm của Thành phố; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang và toàn dân trong triển khai thực hiện. Nhờ đó, Thành phố đã có bước phát triển quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Nổi bật là, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 15,02%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra (tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 55,9%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 35,2%;
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 8,9%). Tổng thu ngân sách giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 11,2 nghìn tỷ đồng. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 5.051 USD/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,12%. Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định.
Thành phố Móng Cái luôn xác định xây dựng thành phố trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, với trọng tâm là phát triển du lịch biển, đảo, du lịch biên giới, du lịch văn hóa tâm linh kết hợp mua sắm, du lịch sinh thái núi - hồ,
du lịch nghỉ dưỡng... Thành phố đã đẩy mạnh việc thu hút
đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của 4 tuyến, 15 điểm du lịch đã được công nhận. Đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động tuyến du lịch “2 quốc gia - 4 điểm đến”: Hạ Long - Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) - Đông Hưng - Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc); nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch: Nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi, điểm mua sắm tại khu vực trung tâm thành phố, khu du lịch Trà Cổ...
Thực hiện Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái: Đồ án Điều 26
chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 15/3/2021. Theo đó, định hướng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của Vùng Bắc bộ, của vành đai kinh tế ven biển Bắc bộ và hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái - Phòng Thành (Trung Quốc); Trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp và cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; Khu du lịch quốc gia có tính chất du lịch biển đảo, thương mại cửa khẩu; Đô thị biển hiện đại và bền vững; Khu vực có vị trí đặc biệt về chiến lược, quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Những năm gần đây, Thành phố Móng Cái đã chủ động xây dựng và ban hành chương trình hành động đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn. Theo đó, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là tập trung hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng và đẩy mạnh quyết toán dự án đầu tư hoàn thành.
Điển hình là dự án cầu Ka Long 3, thuộc dự án đường ven biển liên kết KKT Vân Đồn với KKT Cửa khẩu Móng Cái, đoạn từ Cầu Voi đến tỉnh lộ 335 (giai đoạn I) được chuyển tiếp từ 2022 với chiều dài tuyến 4,76km, quy mô đường cấp IV đồng bằng. Đây là công trình quan trọng, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực theo quy hoạch, hình thành tuyến đường trục chính kết nối các khu, cụm cảng biển Vạn Ninh đến các cửa khẩu và khu hợp tác kinh tế song phương tại phường Hải Hoà, thu hút các nhà đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo báo cáo chung về công tác đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Móng Cái:
Tổng kế hoạch vốn được giao đến 15/02/2022 là 781.000 triệu đồng, phân bổ cho 43 dự
án, công trình, bao gồm vốn ngân sách tỉnh là 260.000 triệu đồng, vốn ngân sách thành phố 521.000 triệu đồng. Giá trị giải ngân đến 15/02/2022 đạt 2.727 triệu đồng (nguồn vốn
ngân sách tỉnh), bằng 0,3% kế hoạch. Kế hoạch đầu tư công năm 2023, TP Móng Cái có
29 dự án chuyển tiếp từ năm 2022 đang tiếp tục triển khai thi công. Để đảm bảo tiến độ
của các dự án này, UBND thành phố chỉ đạo BQL Dự án đầu tư và xây dựng cùng các phòng chuyên môn phối hợp chặt chẽ với
27
các nhà thầu giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, nhất là các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng. Đồng thời đảm bảo mục tiêu ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm như: Dự án Đường ven biển liên kết Khu kinh tế Vân Đồn với Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; Đường ven biển liên kết Khu kinh tế Vân Đồn với Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, đoạn từ Cầu Voi, xã Vạn Ninh đến tỉnh lộ 335 (giai đoạn 1); xây dựng, nâng cấp Trường THPT Trần Phú.
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các dự án chuyển tiếp, TP Móng Cái cũng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tập trung hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư đối với những dự án khởi công mới trong năm 2023. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ
thi công đối với các dự án chuyển tiếp, TP Móng Cái cũng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tập trung hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư đối với những dự án khởi công mới trong năm 2023.
1.3.1.2 Huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh
Tiên Yên có tổng diện tích tự nhiên là 7,01km2, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, giữa và cách 2 thành phố Hạ Long và Móng Cái 90km. Tiên Yên là đầu mối giao thương quan trọng trong vùng Đông Bắc Việt Nam tới thương cảng Vân Đồn, tới núi Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn và các cửa khẩu quốc tế. Theo hướng quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh trong xây dựng Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Tiên Yên đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 thì vùng huyện Tiên Yên sẽ là đầu mối giao thông của vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh và vùng biên giới Việt-Trung; là vùng phát triển công nghiệp, logistics, chế biến nông lâm sản, phụ trợ cho Khu kinh tế Móng Cái, Vân Đồn và khu vực miền núi phía Bắc. Tiên Yên có điều kiện thuận lợi về giao thông kết nối cả về đường bộ, đường hàng không, cửa khẩu với các địa phương trong tỉnh, đặc biệt khi tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái được đưa vào khai thác, tới đây Quốc lộ 4B được đầu tư nâng cấp, cải tạo, Tiên Yên sẽ trở thành trung tâm kết nối vùng của cả vùng Đông Bắc.
Trong những năm qua, công tác đầu tư phát triển trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác phối kết hợp với các sở ban ngành của tỉnh để lập quy hoạch xây dựng được triển khai tích cực, nhiều dự án quy hoạch quan trọng dần được hình thành. Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những tiến bộ. Công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản có bước tiến mới theo hướng tập trung và ưu tiên thanh toán nợ khối lượng hoàn
28
thành, hạn chế tối đa khởi công mới. Việc phân khai các nguồn vốn được triển khai ngay khi có chỉ tiêu giao vốn để chủ đầu tư chủ động triển khai thực hiện dự án. Trong thực hiện khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đầu tư, nguồn vốn chủ yếu thanh toán cho khối lượng hoàn thành của năm trước, số dự án đầu tư xây dựng mới ít. Công tác thanh tra, giám sát đầu tư được quan tâm, từng bước nâng cao được hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn.
Điển hình trong năm 2022, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tiên Yên được UBND huyện giao làm chủ đầu tư thực hiện 58 dự án đầu tư công; trong đó, 20 dự
án chuyển tiếp và 38 dự án khởi công mới. Kế hoạch vốn năm 2021 được phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2022 hơn 9,3 tỷ đồng đến 30/6/2022 đã giải ngân 100% . Tổng kế hoạch vốn năm 2022 được giao tính đến hết 12/2022 là 427,209 tỷ đồng, bố trí thực hiện theo kế hoạch vốn 62 dự án, trong đó có 25 dự án chuyển tiếp và 37 dự án khởi công mới; và dự phòng thanh toán các dự án còn thiếu vốn. Đến đầu năm 2023, giá trị giải ngân đạt 95,2% kế hoạch vốn đảm bảo mốc thời gian giải ngân theo quy định của tỉnh.
Để đảm bảo tiến độ giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản trong năm 2023.
Huyện Tiên Yên đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn được giao nhiệm vụ hoàn thành rà soát danh mục dự kiến đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách huyện quản lý; các phương án điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục triển khai các dự án, công trình đã được bố trí vốn, các dự án thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện; các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ năm 2022 đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Vân Đồn
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và phân bổ, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, huyện Vân Đồn có thể học tập và đúc rút kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB, cụ thể:
Một là, tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác lập quy hoạch xây dựng: chú trọng công tác lập và quản lý quy hoạch chi tiết phù hợp với quy hoạch phân khu
29
theo Quyết định số 3693/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực Cái Rồng, Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Không bố trí vốn đối với những công trình xây dựng không có
trong quy hoạch, thực hiện công khai hóa quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạch được duyệt thì phải thực hiện và quản lý thống nhất
Hai là, đầu tư dự án có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải: Phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, việc phê duyệt và bố trí vốn cho
dự án bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư dự án, công trình thiết thực với đời sống nhân dân như: Trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ba là, nâng cao chất lượng cho công tác thẩm định phê duyệt dự án: trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án
Bốn là, thực hiện công khai, minh bạch về đầu tư XDCB, cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước và cộng đồng nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí.
Năm là, bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý: bảo đảm Nhà nước phải cân đối và kiểm soát được nguồn vốn đầu tư, không triển khai xây dựng các dự án thiếu thủ tục XDCB hoặc không có khả năng cân đối vốn, không để trình trạng triển khai xây dựng rồi mới chạy vốn.
Sáu là, nâng cao hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng: UBND huyện cần chỉ đạo, đôn đốc, bám sát tiến độ và tháo gỡ các vướng mắc, giao trách nhiệm cụ thể cho các phòng ban chuyên môn liên quan trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Bảy là, tăng cường đôn đốc, kiểm soát công tác quyết toán công trình: Đôn đốc làm hồ sơ quyết toán công trình kịp thời khu bàn giao đưa vào sử dụng. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quyết toán dự án công trình hoàn thành từ nguồn vốn NSNN. Kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng, các nhà thầu trong việc chấp hành quy định về quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
30