Mặc dù trong những năm gần đây công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của huyện Vân Đồn đã có tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của huyện Vân Đồn còn nhiều hạn chế bất cập:
Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn
Kế hoạch phân bốổvốn còn mang tính ngắn hạn, một số dự án đầu tư, quyết định đầu tư còn thoát ly nguồn vốn, cơ cấu phân bổ vốn chưa hợp lý; kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án còn dàn trải và kéo dài, không đảm bảo thời hạn để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, dẫn tới tình trạng dự án thi công kéo dài, không đảm bảo tiến độ theo quy định;
công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Đối với nhiều dự án, việc kéo dài thời gian thi công đồng nghĩa với việc tăng chi phí cho dự án do trượt giá, do bổ sung chi phí nhân công, máy thi công theo mức tăng lương hàng năm.
Trong quá trình tổ chức thực hiện do nguồn thu ngân sách trên địa bàn không ổn định dẫn đến việc xây dựng kế hoạch thu chưa sát thực tế. Hàng năm Uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến việc các chủ đầu tư không chủ động được nguồn vốn ngay từ đầu năm mà vẫn phải trông chờ kế hoạch bổ sung. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin, cho trong kế hoạch vốn đầu tư xây dựng.
Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu: hiện nay tồn tại các công ty yếu kém không đủ năng lực tiến hành liên danh thực hiện thầu, các nhà thầu thông thầu gây ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn nhà thầu thi công, ảnh hưởng trực tiếp chất lượng thi công cũng như chi phí và thời gian thực hiện dự án.Việc dàn xếp tham gia thầu
65
giữa các nhà thầu tham gia đấu thầu chủ đầu tư không thể kiểm soát được như hiện tượng:
số lượng nhà thầu đăng ký mua hồ sơ nhiều nhưng tham gia ít chỉ vượt ngưỡng về số
lượng nhà thầu tham gia quy định hoặc số lượng nhà thầu tham gia mua hồ sơ ít, đạt số
lượng theo quy định. Công tác kiểm soát quy chế đấu thầu chưa chặt chẽ, việc đánh giá năng lực nhà thầu còn chưa đảm bảo, chưa lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực nên khi thực hiện thi công các công trình kéo dài.
Nhà thầu thi công nhiều công trình cùng một thời điểm nên nguồn vốn của nhà thầu không đáp ứng nhu cầu, làm kéo dài thời gian thi công công trình; Có nhà thầu sau khi trúng thầu, thiếu máy móc thiết bị phục vụ thi công, không bố trí cán bộ chỉ huy và giám sát công trình đúng như hồ sơ dự thầu; Một số nhà thầu xây dựng không đủ năng lực thi công, thiết bị phục vụ công trình còn thiếu, năng lực tổ chức thực hiện của chủ đầu tư yếu.
Việc áp dụng những quy định cụ thể trong Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng còn nhiều bất cập, đó là về chế tài xử phạt các vi phạm trong đấu thầu hiện nay chưa đầy đủ, mức phạt còn thấp, việc thực hiện chưa nghiêm.
Công tác thanh toán vốn: việc thanh toán vốn đầu tư trong những năm qua do hệ
thống tổ chức Kho bạc Nhà nước thực hiện về cơ bản đã đảm bảo chế độ, quy trình thanh toán vốn do Kho bạc Nhà nước Trung ương quy định. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư nói chung còn chậm, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, hoàn chỉnh hồ sơ làm căn cứ thanh toán của chủ đầu tư cũng chậm. Có dự án được ghi kế
hoạch song vẫn chưa đủ điều kiện theo quy định. Tình trạng phổ biến trong các năm qua là thanh toán vốn đầu năm đủng đỉnh, cuối năm dồn dập và chuyển nguồn vốn sang năm sau thanh toán tiếp quá nhiều.
Công tác quyết toán vốn: Tình trạng chậm quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn diễn ra. Nhiều dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng nhiều năm sau mới phê duyệt quyết toán. Năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư còn hạn chế; chậm trễ trong giải quyết các vướng mắc khi lập báo cáo quyết toán và thiếu kiểm tra, đôn đốc của cơ quan chức năng (cơ quan Tài chính); thái độ xử lý vi phạm không cương quyết của người có
thẩm quyền (thanh tra) là các nguyên nhân chính của tình trạng chậm quyết toán các dự án hoàn thành trong thời gian qua trên địa bàn huyện. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn mang tính hình thức, chưa chuyên sâu do thiếu đội
66
ngũ cán bộ chuyên môn. Nhiều công trình quyết toán chỉ là thủ tục hình thức cho đủ
chưa phản ánh được thực chất khối lượng và kết quả thi công của công trình.
Công tác kiểm tra, thanh tra: chưa toàn diện, đầy đủ và hiệu quả không cao, chế tài xử phạt chưa nghiêm; chưa thực sự phát huy được hiệu lực trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong hoạt động quản lý, chưa đánh giá được hiệu quả của vốn đầu tư.
- Việc xử lý các sai phạm chưa kiên quyết, chưa nghiêm túc. Công tác kiểm tra, giám sát mới chỉ dừng lại trong quá trình thực hiện dự án liên quan đến đối tượng là nhà thầu và chủ đầu tư là chủ yếu mà chưa quan tâm xem xét, đánh giá chủ trương đầu tư, xem xét và xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến khâu lập, thẩm định dự án, kiểm soát thanh toán, quyết toán công trình.
- Công tác thanh tra kiểm tra đôi khi còn bị chồng chéo giữa các đoàn, chưa có
sự kết hợp chặt chẽ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên liên tục, số lượng dự án, công trình được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán so với tổng số công trình được đầu tư xây dựng vẫn còn đạt tỷ lệ thấp.
- Một số cơ quan nhà nước, một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức thực thi các kiến nghị xử lý sai phạm của các cơ quan nhà nước đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị này. Vẫn còn tồn tại tư tưởng nể nang, né tránh trong xử lý các sai phạm về quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN.
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, được lý giải ở nhiều góc độ
khác nhau.
Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách
Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước, các hướng dẫn của trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá để thực hiện; một số
chính sách qua thực hiện bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự chồng chéo của pháp luật và các văn bản pháp lý có thể nói là rào cản lớn nhất trong việc cải tiến các thủ tục của công tác đầu tư xây dựng. Hiện nay, liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, riêng Bộ Xây dựng đã là cơ
67
quan soạn thảo và chỉ đạo, theo dõi thực hiện 4 luật: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở. Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo và chỉ đạo Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan soạn thảo Luật Đất đai, Luật Bảo vệ Tài nguyên môi trường. Bộ Công an phụ trách Luật Phòng cháy chữa cháy… Như vậy, điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng có tới cả
chục luật, nhưng điều quan trọng là cùng một vấn đề những giữa luật nọ và luật kia có sự
khác biệt trong quy định dẫn tới nhiều khó khăn cho các đơn vị thực thi. Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước, các hướng dẫn của trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá để thực hiện; một số chính sách qua thực hiện bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Một số cơ chế chính sách không còn phù hợp chậm được sửa đổi, bổ sung gây lên tâm lý chờ đợi mất thời gian, kéo dài.
Các sở, ban, ngành trong triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư từ NSNN còn chưa nghiêm túc, lỏng lẻo; thẩm định các dự án đầu tư XDCB còn mang tính hình thức, chất lượng thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao dẫn đến lãng phí nguồn vốn vào nhiều công trình chưa thực sự cấp thiết.
Công tác lập dự toán ngân sách hàng năm còn bất cập trong phân định nguồn vốn ngân sách cho lĩnh vực ĐTXDCB, chưa chủ động trong bố trí nguồn vốn đầu tư, nguồn kinh phí bổ sung, chủ đâu tư các dự án không thể chủ động trong việc lập dự án,
báo cáo kinh tế kỹ thuật để đầu tư xây dựng công trình.
Công tác lập kế hoạch đầu tư và phân bổ vốn còn chưa bám sát các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không được giải thích và thông báo một cách đầy đủ cho các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Điều này khiến quy hoạch đầu tư ở các cấp không gắn chặt với chiến lược phát triển chung. Thiếu các phân tích và dự báo về thị trường khiến cho công tác quy hoạch không có tầm nhìn xa, không theo kịp những thay đổi của các yếu tố khách quan, mang tính chủ quan. Bên cạnh đó, việc lồng ghép các quy hoạch trên vùng, lãnh thổ không gắn kết với quy hoạch chung của cả nước cũng có thể dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, khiến cho nguồn lực bị phân tán, dự án chậm hoàn thành.
68
Nguyên nhân do năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước còn bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu không đảm bảo dẫn đến những sai phạm, sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo chức năng.
Trình độ quản lý của cán bộ còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Một số cơ quan được giao chủ đầu tư lại không có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý ĐTXD. Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc các lĩnh vực vừa yếu về năng lực lại vừa thiếu về số lượng, cán bộ chưa ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ của khoa học và công nghệ.
Sự phối hợp trong công tác chỉ đạo quản lý giữa các cơ quan của huyện và UBND các xã, thị trấn chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả, công việc chồng chéo, không rõ nên hiệu quả
quản lý ở một số khâu còn hạn chế.
Sức ép về thời gian ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thẩm định dự án và giải ngân. Theo quy định hiện nay thời gian thẩm định dự án phụ thuộc và quy mô và tầm quan trọng của dự án. Mặc dù có quy định chính thức, song trên thực tế, thời gian thẩm định phải rút ngắn rất nhiều thì mới có thể thực hiện các bước tiếp theo và giải ngân vốn. Điều này mâu thuẫn trực tiếp với thực trạng năng lực của đội ngũ thẩm định hạn chế dẫn đến việc thẩm định bị kéo dài hoặc sơ sài cho có lệ.
Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý còn yếu kém, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, lợi dụng vị trí công tác để tham nhũng, trục lợi bất chính, làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở còn bất cập, nên chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Nguyên nhân trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn