Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 37)

Nền kinh tế của Vân Ðồn chủ yếu là kinh tế biển và khai thác khoáng sản bao gồm:

nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng và khai thác lâm nghiệp, dịch vụ du lịch biển, khai thác than, đá vôi, cát trắng, sắt, vàng sa khoáng. Nông nghiệp trồng trọt quy mô nhỏ.

Vùng biển của huyện có nhiều chủng loại hải sản quý như: tôm he, cá mực, sá sùng, cua, ghẹ, ngọc trai, bào ngư... Nghề khai thác hải sản có từ lâu đời, song chủ yếu là đánh bắt trong lồng bè và ven bờ, chỉ từ năm 1995 tới nay mới phát triển đánh bắt xa bờ.

Việc nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi cấy ngọc trai phát triển mạnh. Sản lượng hải sản đánh bắt và nuôi trồng ngày một tăng (từ 5-6 nghìn tấn/năm).

Công nghiệp khai khoáng gồm: than đá đã được khai thác từ thời Pháp thuộc ở mỏ than Kế Bào. Trữ lượng hiện còn khoảng 107 triệu tấn. Mỏ quặng sắt Cái Bầu có trữ lượng lớn khoảng 154.000 tấn. Mỏ cát trắng Vân Hải có trữ lượng trên 13 triệu tấn, hiện đang khai thác với sản lượng 20.000 tấn/năm. Vàng sa khoáng và

32

vàng trong đới quặng sắt có ở đảo Cái Bầu.

Huyện đảo Vân Ðồn, nằm ôm trọn vùng vịnh Bái Tử Long, có nhiều đảo đá vôi và những hang động đẹp, lại nối liền với vịnh Hạ Long, di sản thế giới. Các xã đảo tuyến ngoài giáp vịnh Hạ Long (tuyến đảo Vân Hải) có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều hải sản ngon, khí hậu trong lành và những di tích lịch sử văn hóa, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế dịch vụ du lịch.Ðất nông nghiệp của toàn huyện rất hẹp (1.242 ha) trong đó: đất trồng lúa chưa đến 600 ha, và gần 100 ha cây ăn quả. Ðất nông nghiệp lại là đất bạc màu, trên núi đá lại pha cát, thiếu nước tưới vì ít sông hồ nên năng suất thấp. Tổng sản lượng lương thực hàng năm chưa đến 5.000 tấn quy thóc.Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện có

các nghề đóng thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ mộc, chế biến hải sản.

Vân Đồn (Quảng Ninh) là trung tâm kinh tế miền đông tỉnh Quảng Ninh và vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong những cửa ngõ giao thương Quốc tế quan trọng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc; có vị trí quốc phòng, an ninh quan trong phía Bắc Việt Nam.

Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 1296/QĐ TTg về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 22/3/2017, Bộ Chính trị đã có Thông báo kết luận số 21-TB/TW, trong đó có

chủ trương lựa chọn Vân Đồn để xây dựng thử nghiệm mô hình đặc biệt, tạo nên khu vực phát triển, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế cả nước phát triển. Trên cơ sở các chỉ đạo, định hướng của Trung ương và Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát và mời các đơn vị tư vấn, chuyên gia quy hoạch hàng đầu thế giới phối hợp với tỉnh nghiên cứu, đề xuất hướng phát triển của Vân Đồn theo mô hình Khu hành chính - kinh tế đặc biệt có tính liên kết vùng và đảm bảo tính hiện đại, đồng

bộ, khả thi.

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh xác định rõ Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn phải cạnh tranh được toàn cầu ở mức cao nhất và được quy định trong Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Vì vậy, phải xây dựng Vân Đồn trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; trung tâm kinh tế năng động phát triển ngành nghề mới, trình độ

cao, trọng tâm là dịch vụ, du lịch phức hợp cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại có

casino, công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởi 33

nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế của khu vực Hành lang kinh tế Trung Quốc - ASEAN.

Huyện Vân Đồn có cơ cấu kinh tế các ngành Công nghiệp, xây dựng - Du lịch, Dịch vụ, Thương mại - Nông nghiệp là tương đương nhau, trong đó cơ cấu phát triển kinh tế của ngành Công nghiệp và xây dựng tăng nhanh trong giai đoạn 2020-2022.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2020-2022 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Giá trị sản xuất

cấu (%)

Giá trị sản xuất

cấu (%)

Giá trị sản xuất

cấu (%) Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

1.940 31,99 2.395,3 32,71 2.109 21,92

Công nghiệp và xây dựng

2.297 37,87 3.021,3 41,26 5.038 52,36

Dịch vụ, thương mại và du lịch

1.828 30,14 1.906,5 26,03 2.475 25,72

Tổng số 6.065 100 7.323,1 100 9.622 100

(Nguồn: UBND huyện Vân Đồn) Giá trị sản xuất của toàn huyện có sự thay đổi rõ rệt, năm 2020 là 6.065 tỷ đồng đến năm 2022 tăng lên mức 9.622 tỷ đồng.

Về Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Thủy sản phát triển mạnh, vùng biển của huyện có nhiều chủng loại hải sản quý như: tôm he, cá mực, sá sùng, cua, ghẹ, ngọc trai,

bào ngư... Nghề khai thác và nuôi trồng hải sản có từ lâu đời, song chủ yếu là đánh bắt trong lồng bè và ven bờ, chỉ từ năm 1995 tới nay mới phát triển đánh bắt xa bờ. Việc nuồi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi cấy ngọc trai, phát triển mạnh. Sản lượng hải sản đánh bắt và nuôi trồng hàng năm đạt 30.000 tấn. Đóng góp khoảng 25% giá trị sản xuất toàn huyện.

Về Công nghiệp và xây dựng: Cụm công nghiệp Vân Đồn được UBND tỉnh 34

Quảng Ninh ban hành tại Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 09/3/2022, đang triển khai thi công theo tiến độ. Hiện trên đại bàn huyện có 54 cơ sở sản xuất- gia công cơ khí, 35 cơ sở chế biến sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; 12 cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô, các động cơ khác…phải đưa vào cụm công nghiệp. Một số sản phẩm chủ yếu: Hải sản chế biến các loại ước đạt 15.940 tấn; cát các loại ước đạt 1.490 nghìn m3; nước mắm ước đạt 968 nghìn lít; gỗ xẻ ước đạt 2.907m3.... Hướng chủ yếu của phát triển công nghiệp huyện Vân Đồn là sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch phục vụ trước hết cho du lịch và có

sản phẩm chất lượng cao. Thu hút đầu tư nước ngoài để có sản phẩm công nghiệp xuất khẩu.

Về dịch vụ, thương mại và du lịch: Với những tiềm năng to lớn về tài nguyên và nhân văn, Vân Đồn có thể phát triển mạnh du lịch như du lịch biển; du lịch sinh thái; du lịch văn hoá - lịch sử; du lịch lễ hội, tâm linh ; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thăm quan thắng cảnh và vui chơi giải trí. Hoạt động du lịch và quản lý nhà nước về du lịch được duy trì ổn định. Lượng khánh du lịch đến huyện Vân Đồn hàng năm đạt 1,5 triệu lượt, trong đó

khách nội địa 1,2 triệu lượt, khách quốc tế 25.000 lượt, đóng góp 30% giá trị sản xuất toàn huyện. Hiện nay các dự án phục vụ du lịch, dịch vụ, thương mại đang trong quá trình xây dựng như: Tổ hợp khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp Ao Tiên - Cát Linh Vân Đồn;

Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holidays Habour Vân Đồn; Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn; Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City,… hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho việc phát triển du lịch huyện Vân Đồn trong tương lai.

Vân Đồn sẽ là nơi nuôi dưỡng động lực mới cho phát triển, thúc đẩy tăng trưởng để Quảng Ninh thực sự trở thành đầu tàu kinh tế khu vực phía Bắc, có sức lan toả trong vùng và cả nước; bảo đảm quốc phòng - an ninh, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên Địa bàn huyện vân Đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w