Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách tổng quan, có hệ thống thực trạng quản lýđầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2020-2022 tại Ban Quản lý dự án đầu tư xâydựng các công trình Nông nghi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHÚC KHÁNH LINH
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH QUẢNG NINH
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
Trang 2HÀ NỘI, NĂM 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHÚC KHÁNH LINH
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số : 8310110
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan đề án tốt nghiệp thạc sĩ: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại BanQuản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnhquảng ninh” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc dựa trên
sự cố gắng, nỗ lực của cá nhân tôi và sự hướng dẫn của GS,TS
Trang 4KHÚC KHÁNH LINH
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của GS,TS Phạm Vũ Luận và các Thầy Cô thuộc Viện đào tạo Sau đại học, các Thầy Cô của Trường Đại học Thương Mại
Tôi xin chân thành cảm ơn GS,TS Phạm Vũ Luận đã hướng dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành đề án này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy Cô thuộc Viện đào tạo Sau đại học cùng các thầy cô của trường Đại học Thương Mại, đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập tại đây
Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu thực tế và thời gian thực hiện, nên đề án của tôi không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định Vì vậy, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các Thầy Cô để tôi hoàn thiện khả năng nghiên cứu của mình
Lời cuối cùng, tôi xin kính chúc các Thầy Cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống và công việc
Tôi xin trân thành cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2.
Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1.
Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục
tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên
cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 53 1.4 Phương pháp nghiên
cứu 4 1.4.1 Phương pháp chọn điểm
nghiên cứu 4 1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 4 1.4.3 Phương pháp xử lý thông tin và
phân tích số liệu 7 1.4.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân
thôn tỉnh Quảng Ninh 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH
QUẢNG NINH 37
iv
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nông nghiệp, phát triển
nông thôn tỉnh Quảng Ninh 37 2.1.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh 37 2.1.2 Nông
nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh 41 2.2 Khái quát về
tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Ninh 43 2.2.1 Khái
quát bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
43 2.2.2 Khái quát
về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
46 2.3 Thực
trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh 50
2.3.1 Công tác quy hoạch xây dựng 50
Trang 62.3.2 Lập kế hoạch công trình đầu tư xây dựng 54 2.3.3 Lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản 55 2.3.4 Công tác lựa chọn nhà thầu dự án đầu tư xây dựng cơ bản 57 2.3.5 Quản lý công tác giải phóng mặt bằng trong hoạt động xây dựng cơ bản59 2.3.6 Quản lý chất lượng công trình 60 2.3.7 Quản lý tiến độ thi công xây dựng 61 2.3.8 Kiểm tra, thanh tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tư, thanh quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách nhà nước 68 2.4 Đánh giá chung về tình hình quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng
nông thôn tỉnh Quảng Ninh 88 3.1.1 Một số quan điểm về
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban 88 3.1.2 Mục tiêu và định hướng giải quyết cho công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban
88 3.2 Giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Ninh 89 3.2.1 Tăng cường công tác
quy hoạch đầu tư đối với các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn 89 3.2.2 Hoàn thiện công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu 90 3.2.3 Hoàn thiện công tác thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Ninh 93 3.3 Đề xuất kiến nghị hoàn
thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Trang 7Ninh 98 KẾT
LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng thu thập thông tin thứ cấp 5 Bảng 1.2 Bảng phân bổ số lượng mẫu điều tra 7Bảng 2.1 Tổng hợp công trình xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cáccông trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 –2022 47
Bảng 2.2 Thống kê một số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu biểu tại Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninhgiai đoạn 2020 – 2022 49
Bảng 2.3 Số lượng công trình xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh 53
Bảng 2.4 Kết quả đánh giá công tác quy hoạch xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Ninh 53Bảng 2.5 Bảng thực hiện phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Ninh 55Bảng 2.6 Đánh giá cơ chế phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh QuảngNinh 56
Bảng 2.7 Đánh giá công tác quản lý đấu thầu các dự án đầu tư công trình xây dựng cơ bảntại tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nôngthôn tỉnh Quảng Ninh 58
Bảng 2.8 Kết quả chi đầu tư xây dựng cơ bản tại tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựngcác công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 –2022 63
Bảng 2.9 Đánh giá công tác tạm tứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Banquản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnhQuảng Ninh giai đoạn 2020 - 2022 64
Bảng 2.10 Tiến độ thi công của một số công trình xây dựng tiêu biểu 65
Trang 8Bảng 2.11 Kết quả tiến độ thi công công trình xây dựng cơ bản 68Bảng 2.12 Các sai phạm về vốn đầu tư xây dựng xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự ánđầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh QuảngNinh 70
Bảng 2.13 Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra 71Bảng 2.14 Tổng hợp công trình đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xâydựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020– 2022 71
Bảng 2.15 Đánh giá mức độ hoạt động thanh tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạitại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôntỉnh Quảng Ninh 72
Bảng 2.16 Đánh giá của các tác nhân về cơ chế, chính sách 80 Bảng 2.17 Đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị 82Bảng 2.18 Đánh giá năng lực của bộ máy quản lý công trình đầu tư xây dựng cơ bản tạitại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôntỉnh Quảng Ninh 85
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quá trình tác động của quản lý 10
Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của Ban 44
ix
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh”, tác giả đã giải quyết cơ bản các yêu cầu đặt ra, thể hiện ở các nội dung sau:
1 Hệ thống hoá và làm rõ thêm các vấn đề về lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư
Trang 9xây dựng cơ bản, về khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của quản lý đầ tư xâydựng cơ bản Ngoài ra, còn có các yếu tố tác động đến quản lý đầu tư xây dựng cơbản
2 Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách tổng quan, có hệ thống thực trạng quản lýđầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2020-2022 tại Ban Quản lý dự án đầu tư xâydựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh; đánhgiá chung về tình hình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban, những thành tựu vàkết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế
và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Ban
3 Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới
4 Những kết luận, kiến nghị đối với Nhà nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói
riêng nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
1
PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Các công trình xây dựng cơ bản tại Việt Nam nhằm tạo ra các tài sản cố định, do
đó, việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò vô cùng quan trọng, là ưu tiên hàng đầu của quản lý nhà nước với lĩnh vực này Tuy nhiên, công tác quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản thời gian qua đã bộc lộ nhiều vấn đề và vẫn được đánh giá là yếu kém, chưa thực sự hiệu quả, thể hiện trên nhiều khía cạnh như đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải Quản lý tốt đầu tư xây dựng cơ bản sẽ đảm bảo được hiệu quả các
dự án đầu tư cũng như ảnh hưởng chung tích cực tới hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế
Hiện nay các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 Luậtkhác nhau và rất nhiều Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Thông tư hướng dẫn các Bộ, ngành và hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh
tế kỹ thuật từ khâu xác định chủ trương đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thựchiện đầu tư xây dựng và kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác Sốlượng các văn bản quy phạm quá nhiều, nhiều nội dung còn chưa rõ ràng, phù hợp nêntrong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản gặp vô vàn khó khăn, thách thức, đặc biệt là khi tiến hành quản lý trên các phươngdiện mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện Trong quátrình triển khai thực hiện, vẫn chưa có sự thống nhất giữa Luật Đầu tư Công, Luật Đầu tư
và Luật Bảo vệ môi trường về quy định Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong lập,
Trang 10thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư dẫn đến vướng mắc trong quá trình triển khai các
dự án đầu tư, nhất là đối với các dự án có quy mô lớn, dự án quan trọng quốc gia Các quyđịnh về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư còn mâu thuẫn, bất đồng giữa Luật Đầu
tư công và Luật Đất đai là nguyên nhân một số dự án đầu tư công liên quan đến hạ tầnggiao thông bị đội vốn khi không ước tính đúng các kinh phí liên quan đến đất đai, giảiphóng mặt bằng trong giai đoạn phê duyệt chủ trương đầu tư, đầu tư dàn trải dẫn đến tiến
độ chậm Trình độ năng lực của các đối tượng quản lý nhà nước còn hạn chế dẫn đến chấtlượng công trình bị hạn chế
Những năm gần đây, cùng với các địa phương trên cả nước phong trào xây dựngnông thôn mới tại tỉnh Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ Hòa chung với khí thế
2
đó trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong những năm vừa qua đã đầu tư xây dựng nhiều dự
án công trình thủy lợi như hồ chứa nước, đập tràn, tràn xả lũ, cống tiêu thoát nước, khuneo đậu cảng cá và các công trình đê điều, đặc biệt là các công trình giao thông phục vụcho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cải thiện môi trường xã hội, nâng caochất lượng đời sống cho nhân dân Quá trình thực hiện quản lý đầu tư các công trình xâydựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và pháttriển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều thành công tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiềuvấn đề cần phải giải quyết như: việc đầu tư thiếu đồng bộ, quá trình thi công còn chậm,công tác thanh tra giám sát chưa thực sự hiệu quả Để tăng cường quản lý nhà nước vềđầu tư xây dựng công trình xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cáccông trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đòi hỏi có sự nghiên cứutoàn diện trên nhiều phương diện
Với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với các dự án đầu tưxây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp vàphát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý đầu tư xâydựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn tỉnh Quảng Ninh"
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự ánđầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh; từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh QuảngNinh trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Trang 11- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản;
- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh;
3
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh QuảngNinh;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tạiBan quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôntỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là hoạt động quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh QuảngNinh (bao gồm các khâu chuẩn bị dự án, triển khai thực hiện dự án, kiểm tra, giám sátđánh giá dự án)
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Tập trung làm rõ công tác quản lý nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngânsách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và pháttriển nông thôn tỉnh Quảng Ninh với các công tác quản lý gồm: Quản lý về phạm vi, kếhoạch công việc, khối lượng công việc, chất lượng xây dựng, tiến độ thực hiện, chi phíđầu tư xây dựng, an toàn trong thi công xây dựng, bảo vệ môi trường trong xây dựng, lựachọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng, quản lý rủi ro, quản lý hệ thống thông tin công trình
- Về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm 2020 - 2022
Trang 12+ Số liệu sơ cấp có được thông qua điều tra, khảo sát năm 2023
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu một số nội dụng chuyên sâu về Quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, tôi đã chọn điểm nghiên cứu là 03 dự án
ở 03 địa phương (huyện Cô Tô, thị xã Quảng Yên, huyện Tiên Yên) đại diện cho nhómcông trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cụ
thể như sau:
- Hồ chứa nước C22 xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô Địa điểm xây dựng huyện Cô Tô
- Cải tạo, nâng cấp các tuyến kênh tiêu chính, kết hợp xử lý môi trường khu vực
Hà Bắc trên địa bàn thị xã Quảng Yên Địa điểm xây dựng thị xã Quảng Yên
- Cải tạo, nâng cấp vị trí xung yếu đê Đồng Rui, xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Địa điểm xây dựng huyện Tiên Yên
- Phỏng vấn đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản: Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Trung tâm phát triển Quỹ đất nơi có dự án xây dựng cơ bản mà Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư
- Phỏng vấn đại diện 10 nhà thầu: nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn xây dựng tham gia các dự án trên
- Phỏng vấn tại các huyện/thành phố và xã nơi có thực hiện các dự án trên
1.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
❖ Dữ liệu thứ cấp
Thu thập các báo cáo kết quả triển khai các công trình trên địa bàn tỉnh QuảngNinh trong giai đoạn 2020 - 2022 như: Các báo cáo giám sát đánh giá thực hiện đầu tưhàng năm của các công trình, các báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội các năm 2020 đến2022 về tình hình xây dựng cơ bản tại địa bàn, số lượng dự án triển
5
Trang 13khai, số vốn đầu tư, kết quả thực hiện.
Các dữ liệu này thu thập tại các sở, phòng, ban, đơn vị liên quan ở tỉnh,
huyện/thành phố, xã/phường
Bảng 1.1 Bảng thu thập thông tin thứ cấp
thu thập
1 Cơ sở lý luận, thực tiễn
ở trong nước và thế giới
Sách, báo, luận án, luận văn, Internet có liên quan
Tra cứu và chọnlọc thông tin
2 Số liệu về đặc điểm địa
bàn nghiên cứu: điều
kiện tự nhiên, kinh
tế-xã hội
Bản thống kê của cácphòng ban liên quan và
tư các xã/phường/thị
trấn
Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết cuối năm
3 Số liệu các dự án
XDCB trên địa bàn
tỉnh
Bản thống kê của các sở,phòng ban liên quan và
tư các xã, phường, thị
trấn
Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết cuối năm
4 Số liệu về tình hình
thực hiện đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa
bàn tỉnh
Bản thống kê của các sở,phòng ban liên quan và
từ các xã, phường thị
trấn
Tổng hợp từ các báocáo tổng kết cuốinăm và Các báo cáogiám sát đánh giáthực hiện đầu tư
6
Trang 14Các dữ liệu này được thu thập bằng cách: điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên các cán
bộ tham gia quản lý nhà nước lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình thuộc các sở phòng ban của tỉnh và cấp huyện, các cán bộ phụ trách giao thông - xây dựng của các
xã/phường/thị trấn điều tra số liệu và người đại diện đơn vị quản lý và sử dụng sau khikết thúc dự án
- Phỏng vấn cán bộ quản lý Nhà nước
- Các đơn vị, nhà thầu triển khai thực hiện dự án
- Người dân hưởng lợi từ dự án: người dân ở 03 thành phố, thị xã, huyện nơi có 03nhóm công trình trọng điểm Mỗi địa bàn chọn 30 người dân, tổng số dự kiến khảo sát 90người dân
- Các đơn vị quản lý sử dụng sau khi kết thúc dự án
Biểu mẫu phiếu điều tra được xây dựng với một số nội dung như sau:
Bao gồm các dữ liệu về thông tin cơ bản của dự án, về số liệu chất lượng, các chỉ tiêukinh tế kỹ thuật, những khó khăn, thuận lợi thực hiện dự án, các kiến nghị, ý kiến đónggóp Nội dung điều tra phỏng vấn được chuẩn bị sẵn với các bộ phiếu được thiết kế dướidạng câu hỏi mở cho từng đối tượng điều tra:
Bộ phiếu 1: Điều tra cán bộ các Sở ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và cáchuyện lựa chọn làm điểm nghiên cứu, các sở, phòng chức năng và UBND cácxã/phường/thị trấn (chủ đầu tư): Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; Tráchnhiệm, vai trò những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Công tác quyhoạch quản lý và vận động nhân dân; Những đề xuất giải pháp tăng cường quản lý dư ánđầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
Bộ phiếu 2: Điều tra các đơn vị đang triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản: Nhiệm vụ, lợi ích khi tham gia xây dựng; Những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Những khuyến nghị đề xuấtcủa Doanh nghiệp
Bộ phiếu 3: Điều tra cán bộ xã/phường/thị trấn, trưởng thôn, trưởng xóm về nội dung: tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn; đánh giá của người dân về công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; lợi ích, tồn tại của dự án
7
Bảng 1.2 Bảng phân bổ số lượng mẫu điều tra STT Đơn vị điều tra Số lượng mẫu I Đại diện các cơ quan QLNN 24 1 Đại
diện các Sở ngành có liên quan 4 2 Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh 2 3 Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Ninh 5 4 Sở Nông nghiệp và PTNT 3 5
Trang 15Sở Tài chính 3 6 Kho bạc Nhà nước tỉnh 3 7 UBND các huyện/thành phố 3 II
Đơn vị thi công xây dựng, các đơn vị tư vấn 20 1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 4
2 Cán bộ chuyên môn, kế toán tài chính 8 3 Chỉ huy trưởng công trình 4 4 Tư vấn trưởng công trình 4
III Đối tượng thụ hưởng 90 1 Đơn vị sử dụng, người dân hưởng lợi 90
Tổng số mẫu: 133 1.4.3 Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu
Thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ
tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề
Để phân tích các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống
kê mô tả để để tính toán các chỉ tiêu về sản xuất, phân tích những thuận lợi và khó khăntrong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
8
Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán để đánh
giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản đề tàitiến hành so sánh các chỉ tiêu tương ứng Phương pháp nhằm so sánh việc triển khai thựchiện các nguồn vốn so với kế hoạch đề ra như thế nào Từ đó thấy được những mặt thuậnlợi và khó khăn làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bảnbằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
1.4.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
❖ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xâydựng
- Tiến độ thực hiện theo yêu cầu đặt ra
- Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện -
Kiến nghị đề xuất trong công tác giải phóng mặt bằng
❖ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý lập dự án đầu tư xây dựng - Công tác khảo sát thiết kế: Yêu cầu về các thông số, số liệu
- Công việc thiết kế cơ sở: Yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế, số lượng và chất lượng -
Trang 16Số lượng Các hồ sơ, tài liệu của dự án như các văn bản pháp lý, hợp đồng
- Số lượng dự án ĐTXCB, tổng mức đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phê duyệt qua các năm
- Thời gian thực hiện công tác lập dự án
❖ Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng cơ bản
- Công tác mời thầu thực hiện theo đúng quy định của nhà nước -
Tổ chức đấu thầu
- Chất lượng hồ sơ, năng lực của các nhà thầu tham gia
- Thẩm tra, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị có liên quan đến các
dự án đầu tư xây dựng cơ bản
9
❖ Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý thi công xây dựng trong hoạt động xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Các chỉ tiêu về quản lý chất lượng công trình
- Tiến độ thi công xây dựng công trình
- Khối lượng thi công xây dựng công trình
- An toàn lao động trên công trường xây dựng
❖ Nhóm chỉ tiêu phản ánh quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản -
Chỉ tiêu nguồn vốn cấp cho dự án
- Công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán
1.5 Kết cấu đề án
Đề án gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 2: Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
CHƯƠNG 3: Kiến nghị về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự
Trang 17án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
và phù hợp với quy luật khách quan
Một khái niệm khác về quản lý đó là: "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chứcmột cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo vàkiểm tra các nguồn lực của tổ chức"
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiếtkhi con người kết hợp với nhau trong tổ chức Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liềncác hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu chung
Sơ đồ 1.1 Quá trình tác động của quản lý
Quản lý ra đời nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc Thực chấtcủa quản lý con người, quản lý xã hội để phát huy cao nhất khả năng của con người, ổnđịnh và phát triển xã hội theo định hướng đã đề ra Mục đích quản lý ở đây là cái đích dochủ thể quản lý đã định trước, đây là căn cứ để chủ thể quản lý lựa chọn các phương pháp
và thực hiện các biện pháp tác động quản lý khoa học phù hợp quy luật phát triển kháchquan của xã hội
b) Quản lý nhà nước
Khái niệm quản lý nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn
Trang 18tại của nhà nước Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của
cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diệnlập pháp, hành pháp và tư pháp Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước là hoạt động của cả
ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp
và tư pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước Nói cách khác, quản
lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các chủ thể quản lý mang quyền lực nhànước tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại củaNhà nước Như vậy tất cả các cơ quan nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước.Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổchức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạtđộng của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luậtnhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựngCNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theonghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật,các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý
và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động quản lýnhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thểcác tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếuđược nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định củapháp luật
c) Dự án
Là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểmsoát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với cácyêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực
d) Dự án đầu tư xây dựng
Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy
12
trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xácđịnh Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua báo cáonghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
Trang 19báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
e) Xây dựng cơ bản
Là xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thật, hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội có tínhchất xây dựng như: xây dựng công trình giao thông, thủy lợi thủy điện, cầu cảng, xâydựng nhà cửa, công sở, nhà máy phục vụ sản xuất phát triển kinh tế; các công trình phúclợi xã hội như nhà văn hóa, công viên, hồ đập, đê điều phục vụ
phát triển của xã hội Như vậy xây dựng cơ bản có đặc thù riêng đó là lợi nhuận của nó phục vụ cho mọi người, mọi ngành trong xã hội, nguồn vốn đấu tư lớn cần có sự đầu tư của nhà nước
Xây dựng cơ bản là hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng các tài sản cố định có tổ chức sản xuất và không có tổ chức sản xuất các ngànhkinh tế thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đạihoá hay khôi phục các tài sản cố định
Đầu tư xây dựng cơ bản là một loại hình đầu tư trong đó việc bỏ vốn được xác định
rõ và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sản phẩm công trình xây dựng Đó là cơ sở vậtchất kỹ thuật hoặc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như hệ thống giao thông vận tải, hồ, đậpthuỷ lợi, trường học, bệnh viện,…
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tưbao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị
và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán
f) Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước thông qua hệ thống các định hướng, quy hoạch, kế hoạch, các văn bản quy hoạch pháp luật xây dựng, v.v… Nhằm tác động vào công việc của dự án các chủ thể tham gia quản lý và thực hiện dự án đầu tư nhằm đặt được tốt nhất mục tiêu của dự án đặt ra
Quản lý dự án đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào dự
án đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết
13
quả đầu tư) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật vàcác biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, trong điều kiện xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư
g) Vốn ngân sách nhà nước
Theo Luật ngân sách (Quốc hội, 2015) Đây là nguồn vốn đầu tư chủ yếu để đảm bảophát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước thông qua cấp phát không mang
Trang 20tính thu hồi nhưng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo tiền đề cho phát triểnkinh tế Cơ sở hạ tầng tốt, sẽ khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư, làm ra nhiều giátrị gia tăng cho xã hội và nhà nước sẽ có thêm nguồn thu để tái đầu tư vào các công
trình hạ tầng và phục vụ cho các nhiệm vụ của nhà nước
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiếnlược, quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa phương, các chương trình, dự án quốc gia, cácchính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảmquốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chingân sách Các dự án mà ngân sách trung ương đầu tư có thể kể đến bao gồm: đường quốc
lộ, bến cảng, nhà ga, sân bay
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân, theo quy định hiện hành
Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiệnnhững nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hộitrong phạm vi quản lý Các công trình mà ngân sách địa phương đầu tư bao gồm: Trườnghọc, bệnh viện, đường, đê điều, hồ đập do địa phương quản lý
Tại một địa phương có thể sẽ có 2 nguồn vốn đầu tư, một là nguồn ngân sách Trung ương đầu tư các công trình trên địa bàn, hai là ngân sách địa phương
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: là nguồn vốn thuộc NSNN dành cho đầu tư phát triển
để đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năngthu hồi vốn,…
14
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN: là khoản vốn Ngân sách được Nhànước dành cho việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội màkhông có khả năng thu hồi vốn cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy định củaLuật NSNN
Theo quy định của Luật NSNN, các dự án sử dụng vốn NSNN là những dự án xây dựngkết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội không thu hồi vốn trực tiếp như: Các dự án kết cấu hạtầng xã hội không có khả năng thu hồi vốn thuộc các lĩnh vực: giao thông, thuỷ lợi,giáo dục đào tạo, y tế; trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảotồn thiên nhiên; các trạm trại thú y, động thực vật, nghiên cứu giống mới và cải tạogống; xây dựng các công trình văn hoá, xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi công cộng,quản lý Nhà nước, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng, lãnh
Trang 21thổ; Các dự án quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn; Hỗ trợ các dự áncủa các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nướctheo quy định của pháp luật; Các dự án được bố trí bằng vốn chi sự nghiệp trong dựtoán NSNN để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có, có giátrị từ 100 triệu đồng trở lên, nhằm phục hồi hoặc tăng tài sản cố định (bao gồm cả việcxây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị
hành chính sự nghiệp)
1.1.2 Nội dung của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.2.1 Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình điều phối và kiểm soát các hoạt độngliên quan đến việc đầu tư và xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, công trình, hoặc các côngtrình khác Đây là một khái niệm rộng lớn, và quản lý đầu tư xây dựng bao gồm nhiều khíacạnh, từ lập kế hoạch, thiết kế, thi công, đến quản lý chi phí và thời gian Dưới đây là một
số khía cạnh cơ bản về khái niệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản:
Lập kế hoạch đầu tư: Đầu tiên, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm việc lập
kế hoạch đầu tư Điều này liên quan đến việc xác định mục tiêu đầu tư, phân tích rủi ro,xác định nguồn lực cần thiết, và thiết lập kế hoạch chi tiết cho dự án
Quản lý dự án: Quản lý dự án là một phần quan trọng của quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản Nó bao gồm việc theo dõi tiến độ dự án, giám sát chi phí, quản lý nhân sự, và giảiquyết mọi vấn đề phức tạp có thể phát sinh trong quá trình triển
15
khai dự án
Quản lý chi phí: Đảm bảo rằng nguồn lực tài chính được quản lý hiệu quả là một
phần quan trọng của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Các chi phí liên quan đến vật liệu,lao động, thiết bị và các yếu tố khác cần được kiểm soát để đảm bảo rằng dự án được thựchiện trong phạm vi ngân sách
Quản lý thời gian: Thời gian là một yếu tố quan trọng khác cần được quản lý một
cách chặt chẽ Đảm bảo rằng các giai đoạn của dự án được triển khai đúng theo kế hoạchgiúp tránh được những trễ độ có thể ảnh hưởng đến cả ngân sách và chất lượng công trình
Chất lượng công trình: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng liên quan đến việc
đảm bảo chất lượng công trình Điều này bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng,giám sát quá trình xây dựng, và đảm bảo rằng công trình đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và
an toàn
Pháp lý và quản lý rủi ro: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng đòi hỏi sự chú ý
đặc biệt đến các vấn đề pháp lý và quản lý rủi ro Các hợp đồng, quy định pháp lý và
Trang 22bảo hiểm đều là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho tất cả các bên liên quan.
Tổng kết lại, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là một quá trình phức tạp và đòi hỏi
sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo mọi dự án được triển khaimột cách hiệu quả
1.1.2.2 Đặc điểm và vai trò của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.2.2.1 Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản yêu cầu nguồn vốn rất lớn Do các công trình được đầu tưxây dựng từ nguồn vốn này đa số là các công trình lớn, có tầm quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế xã hội nên cần một lượng vốn ban đầu tương đối lớn, thậm chí là rất lớn (hàngngàn tỷ đồng) như xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi Vì vậy, quản lý và cấpvốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thiết lập các biện pháp quản lý và cấp vốn đầu tư phù hợpnhằm bảo đảm tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng và thất thoát, bảo đảmquá trình đầu tư xây dựng các công trình được thực hiện liên tục đúng theo kế hoạch vàtiến độ đã được xác định
Trong đầu tư xây dựng cơ bản, khả năng thu hồi vốn thấp, hoặc không thể
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là khó khăn, phức tạp dễ dẫn đến thất thoát lãngphí
Khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN mang tính chất là khoản vốn cấp phátkhông hoàn lại (khác với khoản vốn Nhà nước khác dành cho đầu tư xây dựng cơ bản)
Những đặc điểm trên đây cho thấy: để quản lý có hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách cần phải có một quy trình quản lý giám sát chặt chẽ từ khâu đầuđến khâu cuối để chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực
1.1.2.2.2 Đặc điểm về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Ở nước ta hiện nay tất cả các công trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
đều phải tuân thủ theo các quy định các văn bản pháp luật có liên quan (Luật Đầu tư công
số 49/2014/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật Đất đai số 45/2013/QH13,Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ) nên toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng được nhà nước
Trang 23quản lý từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dựtoán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây lắp đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trìnhvào khai thác sử dụng
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước luônđược thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt và được tuân thủ nghiêm ngặttheo quy định
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN để đáp ứng được yêu cầuphát triển kinh tế của địa phương Thông qua việc thực hiện các hoạt động đầu tư theongành, theo cấp sẽ góp phần tích cực tác động mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vàcác nguồn lực khác và sau cùng, tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản góp phần chuyển biến trong
17
công tác chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đặc biệt là khi việc thẩm định và phêduyệt chỉ quan tâm tới tổng mức đầu tư, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hànhcủa dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng không phát huy tácdụng gây lãng phí rất lớn
Việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
là nhân tố đảm bảo về chất lượng, tuổi thọ các công trình xây dựng đầu tư
1.1.2.2.3 Vai trò của quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản giúp chủ đầu tư hoạch định, theo dõi và kiểm soáttất cả những khía cạnh của dự án theo quy định của pháp luật về ngành, lĩnh vực vàkhuyến khích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của
dự án đúng thời gian với chi phí, chất lượng và thời gian như mong muốn ban đầu
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò hết sức quan trọng, gópphần cải tạo xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn dự án thực hiện, nhằm xây dựng
cơ sở hạ tầng và vật chất, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương đó phát triển
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân, cùng các ngành sản xuất khác, trước hết là ngành công nghiệp chế tạo
và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thựchiện và hoàn thành khâu cuối cùng của quá trình hình thành tài sản cố định Thể hiện những vai trò cụ thể như sau:
- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai,lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ môi trường sinh thái, chống tham ô lãng phí trong
sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả của đầu tư
Trang 24- Đảm bảo cho quá trình đầu tư, xây dựng công trình đúng quy hoạch và thiết kếđược duyệt, đảm bảo bền vững và mỹ quan, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng vớichi phí hợp lý
- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực do việc sử dụng đầu vào của các chủ dự án khôngđúng trên lợi ích toàn diện, lâu dài của đất nước và các ảnh hưởng tiêu cực khác có thể
gây ra như các công trình xây dựng được tạo ra bởi dự án cảnh quan,
18
thuần phong mỹ tục, an ninh quốc gia
- Kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí NSNN
1.1.2.3 Nội dung nghiên cứu quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.2.3.1 Công tác quy hoạch xây dựng cơ bản
Theo Luật xây dựng năm 2014: “Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không giancủa đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹthuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnhthổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổikhí hậu QHXD được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ,
mô hình và thuyết minh”
Quy hoạch xây dựng được phân thành bốn loại: (i) Quy hoạch vùng; (ii) Quyhoạch đô thị (bao gồm quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu đô thị và quy hoạchchi tiết đô thị); (iii) Quy hoạch các khu chức năng đặc thù; (iv) Quy hoạch nông thôn Vềphạm vi, quy hoạch xây dựng không chỉ liên quan đến không gian trên mặt đất mà cònliên quan đến không gian ngầm, gồm phần ngầm của các công trình xây dựng, các côngtrình hạ tầng kỹ thuật ngầm, giao thông ngầm đô thị, các công trình công cộng ngầm
Quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng trong đầu tư xây dựng và phát triểnkinh tế - xã hội Quy hoạch xây dựng tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ, là cơ sở khaithác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điềukiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đấtnước trong từng giai đoạn phát triển Quy hoạch xây dựng là cơ sở tạo lập môi trườngsống tiện nghi, an toàn và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càngcao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa,cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Quy hoạch xây dựng
là căn cứ quan trọng cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng;quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn
19
Trang 251.1.2.3.2 Lập kế hoạch công trình đầu tư xây dựng
Kế hoạch là công cụ quản lý kinh tế chủ yếu của nhà nước nhằm đạt được các ý đồ,mục tiêu mong muốn Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản là tổng hợp các yêu cầu đầu tưcho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước, tác động mạnh mẽvào các hoạt động trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước,bắt đầu từ khâu chuẩn bị đầu tư đến hoạt động xây lắp và nghiệm thu, đưa vào sử dụngcông trình Một kế hoạch được xây dựng tốt, hợp lý là điều kiện tiên quyết để quản lý cóhiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình để chứng minh cho chủ thể quyết định đầu
tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho chủ thể bỏvốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn Đồng thời để các cơquan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế-
xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động về sự ảnhhưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tốảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninhquốc phòng
Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình được phân định rõ thành hai phần:thuyết minh và thiết kế cơ sở trong đó phần thiết kế cơ sở phải thể hiện được các giải phápthiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bướcthiết kế tiếp theo Thiết kế cơ sở của các loại dự án dù ở quy mô nào cũng phải được cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án,theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Mặt khác, về điều kiện năng lựccủa tổ chức, cá nhân lập dự án xây dựng công trình được quy định chặt chẽ và có yêu cầucao hơn, đồng thời là một yêu cầu trong nội dung thẩm định dự án theo quy định tại Điều
46, 47 48, 57, 61 và 62 Nghị định 59/2015/NĐ-CP
1.1.2.3.3 Lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán góithầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, chi phí quản lý
và tư vấn đầu tư xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng; thanh toán và
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ
20
của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng (Nghị định số 32/2015/NĐ-CP)
Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Quản lý cấp phát vốn và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bảm và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường
Trang 26- Quản lý vốn và sử dụng vốn theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu
tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước
- Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được dự tính theo đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng đểđầu tư xây dựng công trình
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý cấp vốn và sử dụng vốn thông qua việcban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý vốn và chi phí
- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chiphí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sửdụng
- Tổng mức đầu tư xây dựng công trình là chi phí dự tính của công trình, là cơ sở
để lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tưbao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chiphí quản lý công trình, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độdài thời gian xây dựng công trình Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư đượcphép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình
Đối với các công trình sử dụng vốn NSNN việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư có
ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tăng số vòng quay của tiền trong nền kinh tế, bởi lẽ tiền trong kho bạc là đồng tiền không sinh lời còn đồng tiền về đến doanh nghiệp là đồng tiền đưa vào xã hội và nó sẽ sinh sôi, nảy nở
Việc thanh toán vốn đầu tư bằng nguồn NSNN được Kho bạc Nhà nước thực
21
hiện, Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợpđồng hoặc thanh toán cho các công việc của công trình thực hiện không thông qua hợpđồng, bao gồm thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành
1.1.2.3.4 Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý đấu thầu là một công việc hết sức quan trọng Thông qua đấu thầu, côngtác quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản sẽ ngày càng được nâng cao, nguồn vốnđược sử dụng có hiệu quả, hạn chế được thất thoát, lãng phí Đặc biệt, khi tham gia đấuthầu các doanh nghiệp phải sử dụng mọi biện pháp cạnh tranh để thắng thầu, trong đó cóbiện pháp giảm giá Trong đấu thầu, bên mua bao giờ cũng muốn có thứ mình cần với giá
rẻ nhất Bên bán bao giờ cũng muốn bán nhanh thứ mình có với lợi nhuận cao nhất Côngtác đấu thầu có ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện dự án, xây dựng kế hoạch đến triểnkhai tổ chức đấu thầu và thẩm định, phê duyệt kết quả trúng thầu theo Nghị định số
Trang 2763/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầuxây dựng theo Luật Xây dựng giảm chi phí trong thực hiện các phương án đầu tư Mặtkhác, cũng chọn được các nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án, có ảnhhưởng lớn tiên quyết đến toàn bộ dự án, việc dự án có thể được hoàn thành đúng tiến độhay không, với chất lượng và chi phí như thế nào (Chính phủ, 2015a).
Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu
tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau đây: đấuthầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tựthực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và tham gia thực hiện của cộngđồng (Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13)
(i) Ðấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng côngtrình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo rộng rãitrên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu Bên mờithầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả lựachọn nhà thầu, giá trúng thầu
(ii) Ðấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao
và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu
22
(iii) Chỉ định thầu là trường hợp người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựngcông trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lựchoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình vớigiá hợp lý Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềviệc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng
Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lựchành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình; có tài chính lành mạnh,minh bạch
Như vậy, trình tự lựa chọn nhà thầu bao gồm: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; Tìmhiểu nhà thầu và phân tích các nhà thầu Từ công việc lựa chọn nhà thầu cho thấy quản lýcông tác lựa chọn nhà thầu bao gồm: Quản lý các nhà thầu; quản lý hợp đồng và quản lýthanh toán hợp đồng
1.1.2.3.5 Quản lý công tác giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng trong hoạt
động xây dựng cơ bản
Trong quá trình xây dựng cơ bản tại Việt Nam, việc quản lý công tác giải phóngmặt bằng là một phần quan trọng và phức tạp, đặc biệt theo quy định của Luật Đất đai năm
Trang 282013 và các văn bản hướng dẫn liên quan Để đảm bảo tính hợp pháp và bền vững của dự
án, quá trình này đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ và thực hiện đúng các bước quy trình
Trước hết, quản lý giải phóng mặt bằng bắt đầu bằng việc xác định phạm vi cụ thểcủa dự án, đồng thời thực hiện thẩm định về tác động xã hội và môi trường theo hướngdẫn của cơ quan quản lý đất đai Điều này đặt ra yêu cầu về sự minh bạch và chi tiết trongquy trình đánh giá tác động, nhằm đảm bảo rằng mọi ảnh hưởng đều được đánh giá vàgiảm thiểu một cách có trách nhiệm
Pháp lý và giấy tờ là một khía cạnh quan trọng, trong đó, việc kiểm tra quyền sửdụng đất và chuẩn bị giấy tờ chuyển đổi quyền sử dụng đất là không thể thiếu Quá trìnhnày đòi hỏi sự cẩn thận và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý để đảm bảo rằngquy trình pháp lý được thực hiện đúng quy định
Đàm phán và thương lượng với chủ sở hữu đất cũng là một phần quan trọng, đặcbiệt là trong việc đạt được thoả thuận về mức đền bù và các điều kiện khác liên quan đếnviệc giải phóng mặt bằng Sự phối hợp với cộng đồng bị ảnh hưởng cũng là yếu tố thenchốt, đảm bảo rằng mọi quyết định đều được thảo luận và thông báo
23
một cách minh bạch
Quản lý rủi ro và xung đột là một nhiệm vụ đòi hỏi sự nhạy bén trong việc đánh giá
và quản lý mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng Kế hoạch giảmthiểu rủi ro và giải quyết xung đột cần phải được phát triển một cách chi tiết và có tính linhhoạt để ứng phó với những thách thức không ngừng
Tạo kênh thông tin và giao tiếp là một khía cạnh quan trọng khác để xây dựng lòngtin từ cộng đồng và đối tác Thông tin chi tiết về dự án cần phải được cung cấp thông quacác kênh thông tin chính thức, và việc tổ chức các sự kiện gặp gỡ và hội thảo giúp tạo cơhội cho cộng đồng thảo luận và đưa ra ý kiến
Cuối cùng, theo dõi và báo cáo định kỳ là quan trọng để đảm bảo rằng dự án diễn
ra đúng kế hoạch và mọi vấn đề đều được giải quyết kịp thời Quá trình giải phóng mặtbằng, đặc biệt theo quy định của Luật Đất đai, đòi hỏi sự chặt chẽ, tính toàn diện và sự tôntrọng đối với quyền lợi của cộng đồng và người dân bị ảnh hưởng
1.1.2.3.6 Quản lý chất lượng thi công xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với đặc tính antoàn bền vững, mỹ quan, kinh tế của công trình phù hợp với quy chuẩn xây dựng, tiêuchuẩn xây dựng, cấp hạng công trình, phù hợp với hợp đồng kinh tế và pháp luật hiệnhành của nhà nước
Đảm bảo chất lượng công trình xây dựng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch
Trang 29và có hệ thống của tất cả các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng được tiến hành trong cả 3 giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng, nhằm đạt được chất lượng công trình theo quy định.
Quản lý chất lượng công trình là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh của các bênhữu quan đến quá trình đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo cho công trình đáp ứng tốt nhấtcác yêu cầu và mục tiêu chất lượng phù hợp với những tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đãđịnh, thoả mãn tốt nhất nhu cầu sử dụng của xã hội
Các biện pháp lập kế hoạch, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và thựchiện chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác nhau Mỗi biện pháp xuất hiện ít nhấtmột lần trong mỗi pha của chu kỳ dự án đầu tư xây dựng công trình,
Nguyên tắc chung đảm bảo và quản lý chất lượng công trình xây dựng
Hoạt động đảm bảo và quản lý chất lượng công trình phải tuân theo các nguyên tắc chung sau đây:
+ Chất lượng công trình xây dựng phải đảm bảo và quản lý xuyên suốt qúa trình đầu
tư xây dựng và cả giai đoạn khai thác công trình, thực hiện trong mọi quá trình, mọi côngviệc tạo nên thực thể công trình Hoạt động quản lý phải gắn liền với hoạt động đảm bảochất lượng trong suốt quá trình đó
Theo nguyên tắc này quản lý chất lượng công trình xây dựng phải thực hiện ở tất cả các giai đoạn tham gia vào việc tạo nên thực thể công trình, đó là:
Quản lý chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư;
Quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện đầu tư;
Quản lý chất lượng trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
+ Chất lượng công trình xây dựng phải được đảm bảo và được quản lý ở các hoạt động và lĩnh vực sau:
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng;
- Lập dự án;
Trang 30- Khảo sát thiết kế;
- Thi công xây lắp;
- Mua sắm máy móc thiết bị;
- Bảo hành, bảo trì, bảo hiểm công trình;
+ Tất cả các tổ chức, cá nhân các cấp tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng đều cótrách nhiệm đảm bảo, quản lý chất lượng công trình Các tổ chức, cá nhân đó hoạt độnggắn liền với môi trường luật pháp, cạnh tranh, khách hàng Sự tác
Các chủ thể sau đây phải có trách nhiệm đảm bảo và quản lý chất lượng công trình xây dựng:
- Nhà nước;
- Chủ đầu tư;
- Nhà tư vấn;
- Các tổ chức cung ứng v.v
- Những người được hưởng lợi từ xây dựng và khai thác công trình
+ Quản lý chất lượng phải được thực hiện thông qua một hệ thống các biện pháp kinh tế, công nghệ, tổ chức, hành chính và giáo dục, thông qua một cơ chế nhất định và
hệ thống các tiêu chuẩn định mức, hệ thống kiểm soát, các chính sách khuyến khích
Chuẩn mực để đánh giá chất lượng công trình xây dựng là các quy chuẩn, tiêuchuẩn xây dựng, dự án, thiết kế được duyệt, hợp đồng kinh tế đã được ký kết và các vănbản pháp quy khác có liên quan
1.1.2.3.7 Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng.Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của công trình đã đượcphê duyệt Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thìtiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng
Trang 31chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp vớitổng tiến độ của công trình Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và cácbên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình vàđiều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công
26
xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độcủa công trình Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của công trình bị kéo dài thì chủ đầu tưphải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của côngtrình Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng côngtrình Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho công trình thìnhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựnggây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng
Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: Việc thi công công trình phảiđược thực hiện theo khối lượng của thiết kế được phê duyệt Khối lượng thi công đượctính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát theo thời gianhoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế
được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng Khi có khối lượng phátsinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thicông phải xem xét để xử lý Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thìchủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định Khối lượng phátsinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanhtoán, quyết toán công trình Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặcthông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán
1.1.2.3.8 Kiểm tra, thanh tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tư, thanh quyết
toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
a Kiểm tra, thanh tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tư
Giám sát là việc liên tục thu thập và phân tích thông tin để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu của hoạt động đầu tư xây dựng công trình Công việc giám sát sẽ do cán bộ dự án và những đối tượng tham gia dự án thực hiện và đây là một phần trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư dự án
Việc giám sát quản lý ngân sách đầu tư công cần được thực hiện thường xuyên vàđịnh kỳ cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện đầu tư xây dựng
cơ bản; phân loại và phân tích thông tin; kịp thời đề xuất các phương án cho việc ra quyếtđịnh của các cấp quản lý ngân sách đảm bảo quá trình đầu tư công xây dựng dự án đượcthực hiện theo đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đạt
27
Trang 32chất lượng và hiệu quả, đúng quy định của pháp luật trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
Kiểm tra, giám sát có vai trò và tác dụng tích cực trong quản lý sử dụng vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ NSNN Đây là chức năng quan trọng của quản lý nhà nước, là một nộidung cơ bản của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN Đồng thời, là phươngpháp đảm bảo việc tuân thủ theo pháp luật của các chủ thể và các bên liên quan Tác động
cơ bản là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật Qua các cuộc thanh tra,
sẽ phát hiện những thiếu sót, hạn chế của cơ chế chính sách góp phần hoàn thiện hệ thống
cơ chế chính sách
Kiểm tra là xem xét, đánh giá với chủ đề rộng Mục đích là uốn nắn, chấn chỉnhđối tượng có thứ bậc Thanh tra là xem xét việc làm tại chỗ của cơ quan, địa phương nhândanh quyền lực nhà nước nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạmpháp luật Kiểm toán là đánh giá, nhận xét tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính.Giám sát là theo dõi mọi hoạt động và buộc đối tượng phải làm theo một tiêu chuẩn,nguyên tắc nhất định
Xây dựng cơ bản là lĩnh vực phức tạp về mặt kỹ thuật Do đó, về mặt quản lý vốnđầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN có nhiều lợi ích đan xen, ràng buộc, được coi là mảnhđất nhiều tiêu cực, có sự tham gia của nhiều bên với nhiều hình thức khác nhau làm chonguồn lực dễ bị chi phối gây lãng phí, thất thoát Các đối tượng đôi khi xem nhẹ các quyđịnh của pháp luật, lợi dụng cơ chế chính sách để phát sinh nhiều hành vi lách luật, vậndụng cục bộ gây phương hại đến lợi ích nhà nước Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản rấtcần có vai trò của kiểm tra, giám sát mới có thể quản lý, sử dụng vốn tốt Trong các kênhcủa thông tin để nắm bắt đối tượng quản lý: kiểm tra, báo cáo, thanh tra, khiếu nại tố cáo,giám sát xã hội thì kênh thanh tra kiểm tra có độ tin cậy cao nhất, dễ phát hiện ra tiêu cựcnhất Tuy nhiên, muốn nâng cao kết quả công tác này phải hết sức coi trọng nguyên tắc:khách quan chính xác, trung thực, công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật
b Quản lý thanh quyết toán các dự án đầu tư
Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quátrình đầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng Chi phí hợppháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán đượcphê duyệt; hợp đồng đã ký kết; kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được
28
duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhànước, chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệthoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật
Mục tiêu của công tác quyết toán dự án hoàn thành
Trang 33- Công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại.
- Công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá việc thực hiện các quy địnhcủa Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu
tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhànước có liên quan
- Thông qua công tác quyết toán dự án hoàn thành, các cơ quan quản lý nhà nướcrút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tácquản lý vốn đầu tư trong cả nước
Việc lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành công trình, hạng mụccông trình quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 củaChính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công vàThông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Bộ
Tài chính quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán Mặt khác,lượng nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách còn lớn, nhiều côngtrình hoàn thành nhưng chưa có khả năng thanh toán và thiếu khả năng cân đối Khả năngcân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho đầu tư xây dựng cơ bản còn rất hạnhẹp, nhu cầu, trong khi đó số lượng các dự án đầu tư do các đơn vị trình duyệt và đề xuấtngày càng nhiều, trên thực tế số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năngcân đối
1.1.3 Các yếu tố tác động đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan
a Cơ chế chính sách
Một hệ thống chính sách của cấp trung ương (Luật, nghị định, thông tư ) và địaphương (Quyết định, quy định ) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơ bản sẽ tạo ra sức hút lớn trong đầu tư Hệ thống các chính sách pháp
luật về đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản phải được
29
thể chế hoá Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạtđộng và sẽ có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cũngnhư hiệu quả của hoạt động đầu tư Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽdẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãngphí trong đầu tư xây dựng cơ bản Hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ nhưng không sátthực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy giántiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Trang 34b Năng lực bộ máy và quản lý hành chính nhà nước
Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm năng lực con người và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Nếu năng lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì không thể có hiệu quả cao trong thực hiện dự án và ngược lại Tổ chức bộ máy tham gia vào hoạt động triển khai các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản rất rộng, từ khâu lập quy hoạch kế hoạch, đến khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chức đấuthầu, thi công, nghiệm thu quyết toán, đưa công trình vào sử dụng
Yếu tố con người được coi là yếu tố bên trong quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhấtđến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện, thị xã, tỉnh Cán bộ quản lý
dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện bao gồm lãnh đạo UBND huyện, cán bộ quản lýcác phòng ban chức năng, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, nhân viên kỹ thuật thực hiệncông tác quản lý dự án đầu tư, giám sát; đội ngũ kế toán dự án công trình…Nếu đội ngũcán bộ có kiến thức và được đào tạo trình độ chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện cho công tácquản lý, giám sát, đánh giá được diễn ra có hiệu quả hơn, có chất lượng hơn và ngược lại.Ngoài năng lực, phẩm chất đạo đức cũng ảnh hưởng tới nhân tố con người Một cán bộquản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc với tinh thầnmẫn cán, tâm huyết sẽ
giúp công việc thuận lợi cũng như cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức không tốt sẽ chỉquan tâm đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, đặt lợi ích của cá nhân lên trước lợi ích của tậpthể
Bên cạnh năng lực con người thì cơ cấu tổ chức và điều hành của cơ quan quản
lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến
30
hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư Tùy vào điều kiện từng vùng, từng địa phương, cơcấu đó có thể có sự khác biệt nhất định Tuy nhiên, một thực tế cho thấy ở những cơ quanquản lý cấp huyện có cơ cấu tổ chức khác nhau sẽ có những kết quả và hiệu quả quản lýkhác nhau
c Năng lực của đơn vị tư vấn lập dự án, tư vấn giám sát thi công:
Hầu hết các công trình xây dựng, dự án xây dựng cơ bản đều có một đơn vị tư vấntham gia vào các hoạt động đầu tiên của dự án Ngay từ khi thiết kế dự án, dự toán kinh phí
và phân bổ kinh phí theo từng năm của công trình, dự án đều do đơn vị tư vấn lập và trìnhcác cơ quan có liên quan thẩm định và phê duyệt Trình độ và năng lực của đơn vị tư vấntốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vốn Khi xây dựng kế hoạch vốn hayphân bổ vốn theo từng giai đoạn, đơn vị tư vấn sẽ phải bám sát vào các văn bản hướng dẫnmới nhất, đơn giá các vật tư cần thiết của công trình, dự án theo quy định hiện hành, trongkhi những quy định thường thay đổi theo thời gian Bởi vậy nếu đơn vị tư vấn thực hiện tốt