Đề án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng; phân tíchnhững kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế và đề xuất các giải
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề án là công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu của bảnthân tôi Toàn bộ những phân tích và đánh giá được nêu trong đề án là do chính tôi thựchiện Những số liệu thứ cấp và sơ cấp do tôi thu thập từ nguồn đáng tin cậy Toàn văn đề
Trang 3tài chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Những thông tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện đề án là khoảng thời gian vất vả đối với tôi Tuy nhiên, tôi đã nhận được rất nhiều tình cảm và sự giúp đỡ chân tình từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo tại Trường Đại học thương mại
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS,TS Đỗ Thị Bình, người đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi cách thức thực hiện đề án, người đã luôn động viên tôi và chỉ dẫn cho tôi cụ thể và chi tiết các công việc cần làm để hoàn thành được bài đề án này Tiếp theo, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ và giảng viên tại Trường Đại học Thương mại, những người đã giúp tôi tham gia khoá học, giúp tôi có được nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết trong chuyên ngành Quản lý kinh tế mà tôi theo học Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Phòng Quản lý sau đại học đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong mọi thủ tục của khoá học
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn kề vai, sát cánh và luôn khích lệ tôi, tạo động lực cho tôi, để tôi có thể hoàn thành chương trình cao học
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN ix PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.
Trang 4Lý do lựa chọn đề tài 1 2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 4 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4 Kết cấu
đề án tốt nghiệp .5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 6
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng 6 1.1.
Một số vấn đề cơ bản về dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng 6 1.2 Nội dung quán lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông .14
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh trong công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 27
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NINH 28 2.1 Khái quát về Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Quảng Ninh 28
2.1.1 Khái quát về Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh - đơn vị quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông .28
2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Quảng Ninh 32
2.2 Thực trạng quản lý dự án các công trình giao thông tại Sở Giao thông vận tải
Trang 5Quảng Ninh .36
2.2.1 Khái quát về quy mô hoạt động của Sở GTVT Quảng Ninh 36
2.2.2 Kết quả hoạt động của Sở Giao thông vận tải giai đoạn 2019-2022 .36 2.3 Đánh giá chung 47 2.3.1. Những kết quả đạt được .47 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 48
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NINH 52
3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án .52
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác QLDA các công trình giao thông tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh .53
3.2.1 Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ QLDA.53 3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định dự án, thiết kế và dự toán .54 3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn Nhà thầu .55
v 3.2.4 Giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án 56
3.2.5 Tăng cường công tác quản lý khối lượng, chất lượng thi công .57
3.2.6 Nâng cao chất lượng công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư .59
3.3 Kiến nghị để thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác QLDA các công trình giao thông tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh 60
3.3.1 Đối với công tác lập, thẩm định dự án, thiết kế và dự toán .60
3.3.2 Công tác sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ QLDA 60
3.3.3 Công tác quản lý tiến độ của dự án 60
3.3.4 Công tác lựa chọn Nhà thầu 61
3.3.5 Công tác quản lý khối lượng và chất lượng thi công .61
3.3.6 Công tác thanh, quyết toán dự án 62
KẾT LUẬN 63
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO x
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 GTVT Giao thông vận tải 2 HSDT Hồ sơ
dự thầu 3 HSMT Hồ sơ mời thầu 4 HSĐX Hồ sơ đề xuất 5 QLDA Quản lý dự án 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 XDCT Xây dựng công trình
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 1 Kết quả đạt được công tác thẩm định thiết kế/ 39
dự toán (2019-2022)
2 2 Tổng hợp kết quả lựa chọn Nhà thầu trong 04 41
năm (2019-2022)
3 3 Tổng hợp tiến độ thi công các gói thầu 43
4 4 Bảng kết quả nghiệm thu, thanh toán các dự án 46
trong 04 năm (2019 – 2022)
viii
DANH MỤC HÌNH
STT Hình Nội dung Trang
1 1.1 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công 8
trình
2 1.2 Chu trình quản lý dự án 11 3 1.3 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự
án 12 4 1.4 Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 13 5 1.5 Nội dungquản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 14
6 1.6 Quy trình lập, thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật và 38
tổng dự toán tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh
Trang 77 1.7 Quy trình lựa chọn Nhà thầu tại Sở Giao thông vận 40
tải Quảng Ninh
ix
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và đưa dự án vàovận hành, khai thác Theo đó đề án phân tích những nhân tố quan trọng quyết định đến sựthành công trong quản lý dự án đầu tư công trình giao thông gồm: môi trường ngoại vi;nhà quản lý dự án; thành viên nhóm dự án; tổ chức; yếu tố nội tại; phản ứng hệ thống Qua
đó, đề án nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tưxây dựng các công trình giao thông tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh, các giảipháp xoay quanh các giai đoạn lập kế hoạch, điều phối thực hiện và giám sát dự án
Đề án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng; phân tíchnhững kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế và
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các côngtrình giao thông tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh với các mục tiêu rõ ràng chotừng công việc cụ thể như:
+ Công tác thẩm định dự án và thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự ánđảm bảo chất lượng, tiến độ công tác thẩm định theo trách nhiệm của Chủ đầu tư và chứcnăng, nhiệm vụ chuyên ngành do UBND tỉnh giao
+ Công tác quản lý tiến độ, chất lượng, khối lượng các công trình giao thông đãđược siết chặt Thực hiện theo dõi, giám sát thường xuyên, liên tục có hệ thống về chấtlượng, khối lượng, tiến độ, chi phí theo quy định của dự án
+ Việc lựa chọn Nhà thầu tuân thủ đúng quy định của Luật đấu thầu Hầu hết cácNhà thầu tham gia dự án là những nhà thầu có năng lực cả về tài chính và kỹ thuật Côngtrình khi được nghiệm thu để đưa vào sử dụng đáp ứng yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹthuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và các thỏa thuận khác về chất lượngcông trình nêu trong Hợp đồng xây dựng
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài.
Trang 8Những năm gần đây do nhu cầu nâng cấp, hiện đại hóa và phát triển kết cấu hạ tầnggiao thông ngày càng tăng dẫn đến sự gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô các dự án đầu tưxây dựng giao thông Việc đầu tư thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông đãmang lại hiệu quả tích cực trong việc phát triển kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng caomức sống của người dân, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực.
Trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, nhất là trong những năm đổi mới vừaqua, với vai trò, trách nhiệm của một địa phương được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vínhư “Một Việt Nam thu nhỏ”, luôn được Trung ương xác định có vị trí trọng yếu về kinh
tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, Quảng Ninh đã cho thấy sự vận động, pháttriển không ngừng của mình Hiếm có địa phương nào mà sự đổi mới lại diễn ra hằngtuần, hằng tháng như ở Quảng Ninh
Nhìn lại chặng đường lịch sử của hệ thống hạ tầng giao thông tỉnh Quảng Ninh từkhi đất nước mở cửa hội nhập năm 1996 đến năm 2010 Về giao thông đường bộ đi từ HàNội đến Quảng Ninh đi tuyến QL18 qua Phả Lại rất vất vả, chính vì vậy hạn chế rất nhiềuđến sự phát triển của tỉnh, so với các địa phương khác chúng ta phải lỡ mất khoảng 2-3nhịp về thu hút các nhà đầu tư vì hạ tầng giao thông kém Còn đối với đường biển tỉnhQuảng Ninh có hệ thống cảng nước sâu rất ưu thế nhưng chưa khai thác được, việc gỡ nútthắt này thế nào? Bộ GT-VT lúc bấy giờ đã có chủ trương xúc tiến đầu tư xây dựng cảngCái Lân (Quảng Ninh), đây là tác nhân rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển KT-XHcủa tỉnh nói chung cũng như khai thác các tiềm năng, lợi thế cảng biển Vì thế tỉnh đã phốihợp với Bộ Giao thông vận tải, các ngành của Trung ương xúc tiến đầu tư xây dựng cảngCái Lân Vừa lo về vốn vừa lo giải quyết được quan điểm khác nhau về môi trường, bởi có
ý kiến, thậm chí là ý kiến của một số nhà khoa học và cơ quan quản lý, cũng như một số tổchức kinh tế thế giới, người ta quan ngại về vấn đề môi trường, sợ rằng khi xây dựng cảngCái Lân sẽ ảnh hưởng đến môi trường của Vịnh Hạ Long cả trong quá trình xây dựng cũngnhư trong quá trình khai thác sau này
2
Từ những khó khăn và thách thức trên, tỉnh Quảng Ninh đã giao cho Sở Giaothông vận tải phối hợp với Bộ, ban, ngành có liên quan đề xuất phương án để thúc đẩymạnh mẽ hạ tầng giao thông của tỉnh Vạn sự khởi đầu nan, từ những bước ban đầu vôcùng khó khăn được vượt qua đến hôm nay tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo để từngbước gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông đã trao cho tỉnh Quảng Ninh “chìa khóa” mởcửa cho sự phát triển kinh tế - xã hội đột phá trong các giai đoạn sau
Góp phần vào sự phát triển của Tỉnh, có sự đóng góp không nhỏ của Ngành giaothông vận tải Quảng Ninh, với nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng đã được xâydựng như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ
Trang 9Long – Vân Đồn, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầuCửa Lục 1 và tiếp tục được đầu tư xây dựng cầu Cửa Lục 3, cảng tàu khách quốc tế HònGai, khu chuyển tải Con Ong, Hòn Nét, các cảng khu vực Hải Hà, Quảng Yên, Đường vensông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long- Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ ĐT338đến thị xã Đông Triều (Giai đoạn 1) và hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông kết nốiđến các cửa khẩu, cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp…
Song song với sự đa dạng của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, công tác đầu tưxây dựng hạ tầng giao thông rất được Tỉnh và Ngành giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninhquan tâm, chú trọng Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Giao thông vận tải TỈNH lần thứ
IX đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: Tiếptục thực hiện quyết liệt có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển hệ thống hạ tầng giao thôngvận tải, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và khắc phục
ùn tắc giao thông Với mục tiêu đó tại Đại hội Đảng bộ Sở Giao thông vận tải lần thứ IX
đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong đó có những nhiệm vụ là chú trọng trongtăng cường công tác đầu tư xây dựng nâng cấp, sửa chữa, duy tu bảo trì trong lĩnh vựcgiao thông đường bộ, chủ động phòng, chống mưa bão thiên tai đảm bảo an toàn cho tínhmạng người dân
Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý các
Dự án như chậm tiến độ, nhiều công trình chất lượng chưa đạt yêu cầu, khả năng giải ngânthấp so với yêu cầu, công tác thanh quyết toán kéo dài… dẫn đến hiệu quả đầu tư chưacao, gây bức xúc trong xã hội Nguyên nhân chính là
3
công tác quản lý dự án còn buông lỏng, phương thức quản lý chưa hiệu quả, quy trìnhquản lý chưa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hóa chưa cao và chất lượng đội ngũ cán bộtrong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu so với thực
Trang 10Nhằm bảo đảm thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông vận tảiphục vụ cho việc hiện đại hóa và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và củaViệt Nam nói chung, công tác quản lý dự án có vai trò hết sức quan trọng Đặc biệt, trongbối cảnh Quảng Ninh là tỉnh có những dự án hạ tầng giao thông quan trọng kết nối các cửakhẩu, cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp quan trọng của đất nước Việc thực hiệncác dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông có theo đúng kế hoạch hay không, có đạtđược mục tiêu đặt ra hay không là phụ thuộc vào công tác quản lý dự án Trong thực tế, cónhững dự án chậm tiến độ, không đạt yêu cầu, công tác thanh quyết toán kéo dài cónguyên nhân chính là do công tác quản lý dự án còn buông lỏng, hoặc chưa được thựchiện hiệu quả, chặt chẽ, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chưa cao, Hơn nữa, với đặcthù của dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông vận tải được sự quản
lý, giám sát của Nhà nước trên cơ sở nhiều nguồn luật khác nhau, nên việc quản lý dự ánđòi hỏi nguồn lực có trình độ cao, nắm vững được các yêu cầu của Pháp Luật bên cạnh cáckiến thức chuyên môn Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình giao thông vận tải sẽ giúp nhận diện được vấn đề hạn chế,bất cập của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông vận tải ở một địa bàn địa lýnói riêng để từ đó tìm ra được các giải pháp khắc phục, hoàn thiện là hết sức cần thiết
4
Xuất phát từ thực tế trên đòi hỏi Ngành giao thông vận tải phải có những chiếnlược lâu dài để hoàn thiện công tác quản lý các dự án giao thông, tránh lãng phí, thất thoát
và hiệu quả trong đầu tư xây dựng Dựa trên những kiến thức, kỹ năng nghiên cứu đã được
đào tạo, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh” cho đề án thạc sĩ của mình.
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các côngtrình giao thông tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh nhằm đảm bảo sử dụng hiệuquả vốn đầu tư và định hướng, hoạch định công tác quản lý đầu tư xây dựng trong nhữngnăm tiếp theo
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Một là, những cơ sở lý luận nào có liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh?
Hai là, những nhân tố nào ảnh hưởng tới quá trình thực hiện quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh?
Trang 11Ba là, cần có những giải pháp gì để hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông do Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh làm Chủ đầu tư
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông do
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh làm Chủ đầu tư (hoặc đại diện Chủ đầu tư)
- Phạm vi về thời gian: Các dự án công trình giao thông được thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2019-2022 của Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh
5
4 Kết cấu đề án tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu, các danh mục (bảng, sơ đồ, biểu đồ), Mục lục, Kết luận, Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề án bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chương 2: Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh
6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng 1.1 Một số
vấn đề cơ bản về dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng.
* Khái niệm dự án đầu tư xây dựng: Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử
dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựngnhằm đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thờihạn nhất định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông quaBáo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây
Trang 12dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng (Luật xây dựng 2014).
Dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo các giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện
dự án và đưa dự án vào vận hành khai thác Theo đó, dự án đầu tư xây dựng có các đặctrưng cơ bản sau:
- Dự án xây dựng có mục đích cuối cùng là công trình xây dựng hoàn thành đảm bảocác mục tiêu đã đặt ra về thời gian, chi phí, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môitrường, an sinh xã hội…
- Dự án xây dựng có chu kỳ riêng (vòng đời) trải qua các giai đoạn hình thành vàphát triển, có thời gian tồn tại hữu hạn
- Dự án xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là Chủ đầu tư/Đại diện Chủđầu tư; đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công, Nhà cung ứng… Cácchủ thể này có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ mang tính đối tác
- Dự án xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực là tiền vốn, nhân lực, côngnghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bị… kể cả thời gian Một số dự án lớn thường yêu cầu mộtlượng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện kéo dài dẫn đến trượt giá vật liệu, nhân công,máy xây dựng gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia dự án
* Phân loại dự án đầu tư:
Một dự án đầu tư xây dựng có thể gồm một công trình hoặc nhiều công trình vớinhiều cấp khác nhau Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng… mà có cáchphân loại công trình khác nhau
7
Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư xây dựng được phân loại: Dự ánquan trọng quốc gia (do Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư), dự án nhóm A,nhóm B và nhóm C
Tùy thuộc vào công năng sử dụng thì công trình được phân loại gồm công trình giaothông, dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thông, hạ tầng kỹ thuật vàcông trình quốc phòng, an ninh
* Trình tự thực hiện dự án đầu tư:
Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật xây dựng năm 2014 gồm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định,Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả
Trang 13thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết địnhđầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuêđất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng;lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối vớicông trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợpđồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanhtoán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xâydựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;
8
- Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyếttoán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng,bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
* Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện
dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nộidung quản lý dự án đầu tư xây dựng (khoản 1 Điều 1 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP vềquản lý dự án đầu tư xây dựng công trình)
Theo đó, có thể hiểu đơn giản, quản lý dự án đầu tư xây dựng là quá trình lập kếhoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án đồng thời điều hành mọithành phần tham gia vào dự án đó để đạt được mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong
Trang 14phạm vi ngân sách
Quản lý dự án bao gồm 3 nội dung chủ yếu là lập kế hoạch, điều phối thực hiện
mà chủ yếu là quản lý tiến độ thực hiện dự án, chi phí và giám sát các hạng mục của dự ánnhằm đạt được các mục tiêu đã định, cụ thể:
9
- Lập kế hoạch: Là việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần hoànthành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án Theo đó xây dựng một quy trình thực hiệnlogic được biểu hiện dưới dạng sơ đồ hệ thống hoặc theo phương pháp lập kế hoạchtruyền thống
- Điều phối thực hiện dự án là quá trình phân phối các nguồn lực gồm tài chính,nhân lực, máy móc thiết bị, tiến độ Nội dung này chi tiết hóa bằng thời hạn thực hiện chotừng công việc cụ thể của dự án
- Giám sát là quá trình theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến trình thực hiện dự án, phântích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiệntrạng công trình
* Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông:
Công trình giao thông là một loại công trình phổ biến nhất trong các loại công trình, bao gồm các loại công trình sau:
+ Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn, bến phà
+ Công trình đường sắt: đường sắt cao tốc và cận cao tốc, đường sắt đô thị, đườngsắt trên cao, đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương.+ Công trình cầu: Cầu đường bộ, Cầu đường sắt, Cầu phao, Cầu treo dân sinh + Công trình hầm: Hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ
+ Công trình đường thủy nội địa: Công trình sửa chữa/đóng mới phương tiện thủynội địa, cảng bến thủy nội địa, âu tầu, đường thủy chạy tàu (trên sông, hồ, vịnh và đường
ra đảo, kênh đào…)
+ Công trình hàng hải: bến cảng biển, công trình sửa chữa/đóng mới phương tiệnthủy nội địa, luồng hàng hải, công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướngdòng/bảo vệ bờ)
+ Công trình hàng hải khác: bến phà/cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên dụng, côngtrình nổi trên biển, hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông/biển, đèn biển, đăng tiêu
+ Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm các công trình đảm bảo bay)
Trang 15Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông gồm: Lập, thẩm định,phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khaithác sử dụng Đặc thù trong công tác quản lý dự án các công trình giao thông phải kết nối,kết hợp và triển khai đồng thời, đồng bộ các công trình như hạ tầng kỹ thuật, điện, nước,nhà ở…
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông được chia 03 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định,Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khảthi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật,
để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liênquan đến chuẩn bị dự án;
- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuêđất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng;lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối vớicông trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợpđồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanhtoán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xâydựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;
- Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyếttoán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng,bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng được cụ thể hóa như hình dưới đây như sau:
11
Trang 16(Nguồn: từ Phạm Thị Thảo, 2015)
* Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
- Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Chủ đầu tư trực tiếp QLDA là hình thức tổ chức quản lý mà chủ đầu tư hoặc tự thựchiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trườngpháp luật) hoặc Chủ đầu tư lập ra Ban QLDA để quản lý việc thực hiện các công việc dự
án theo sự ủy quyền
Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp QLDA được trình bày trong hình sau:
12
(Nguồn: Tác giả tổng hợp ) Hình thức này có 2 mô hình”
Mô hình 1: Chủ đầu tư tự thực hiện, không thành lập Ban QLDA mà sử dụng bộmáy quản lý hiện tại của đơn vị trực tiếp tổ chức QLDA Mô hình này được áp dụng đốivới các dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản Chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình
Trang 17để trực tiếp quản lý thực hiện dự án
Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban QLDA để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện
dự án Ban QLDA là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban QLDA
do Chủ đầu tư giao Ban QLDA có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của Chủđầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án
- Hình thức Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án.
Chủ đầu tư thuê Tư vấn quản lý dự án là hình thức Chủ đầu tư ký Hợp đồng thuê một
tổ chức có tư cách pháp nhân khác làm tư vấn QLDA Tư vấn quản lý dự án thực hiện cácnội dung quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng ký với Chủ đầu tư Hình thức này áp dụngkhi Chủ đầu tư không có năng lực QLDA theo pháp luật
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư: Là người đại diện pháp luật của tổ chức,
cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tùy theo nguồn vốn đầu tư
- Chủ đầu tư công trình: Là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người được Chủ đầu
tư ủy quyền trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư
- Nhà thầu: Là các tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo ngành nghề phù hợp với dự án
- Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng: Là các cơ quan chuyên môn được
Trang 18Nhà nước phân công để thẩm tra, thẩm định và quản lý các dự án.
Trong các chủ thể tham gia quản lý dự án thì Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xuyên suốttrong quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phối hợp với các cơ quan,
tổ chức tham gia quản lý dự án
14
1.2 Nội dung quán lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
Nội dung quản lý dự án được tập trung vào các vấn đề sau đây: Quản lý công tác lập,thẩm định dự án, thiết kế và dự toán; Quản lý công tác lựa chọn Nhà thầu; Quản lý thicông xây dựng; Quản lý quá trình thanh quyết toán vốn đầu tư dự án; Kiểm tra, thanh traquá trình thực hiện dự án
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng được khái quát như sau:
Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.2.2.1 Quản lý công tác lập, thẩm định dự án, thiết kế và dự
toán
Lập và thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng là công tác tổ chức đánh giá xemxét và phân tích một cách khách quan trung thực và toàn diện về các nội dung trong dự ánxây dựng nhằm đảm bảo dự án mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư và xã hội cũng nhưphân tích tham tra thiết kế toàn diện đề án thiết kế cơ sở nhằm đảm bảo tính khả thi của dự
án trước khi tiến hành triển khai thi công xây dựng
Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiểu quả Các kết luậnrút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của Nhànước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án
Thẩm định dự án bao gồm thẩm định chi phí thực hiện dự án và thẩm định kỹ thuật của dự án, cụ thể:
15
Trang 19- Thẩm định chi phí thực hiện dự án: Chi phí chuẩn bị dự án gồm chi phí để thựchiện các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu
tư xây dựng, chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứukhả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các công việc cầnthiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án
- Thẩm định kỹ thuật của dự án: Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố,tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêuchuẩn và khả thi để thực hiện
+ Thẩm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án gồm
toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng trong dự án nhằm đảm bảo
sự phù hợp và hợp lý với dự án công trình xây dựng
+ Thẩm định các yếu tố đầu vào gồm phương án cung cấp nguyên vật tư xây dựng,
và tính toán khả năng dự trữ phù hợp để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nhanh chóngthường xuyên và tránh tình trạng lãng phí vốn
+ Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án: Đảm bảo vị trí triển khai xây
dựng dự án phù hợp quy hoạch chung, có khả năng phát triển và mở rộng, đáp ứng các yêucầu về vệ sinh môi trường, khả năng phòng chống cháy nổ và kết nối tốt với hạng tầng kỹthuật cơ sở tại địa phương xây dựng dự án
- Yêu cầu đối với thiết kế và lập dự toán công trình:
+ Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xâydựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa -
xã hội tại khu vực xây dựng
+ Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế
+ Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sửdụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếucó); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứngphó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác
+ Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện
Trang 20dựng 2014 (sửa đổi 2020).
+ Định mức, đơn giá lập dự toán công trình phải đúng đắn, hợp lý; Khối lượng trong dự toán phải bóc tách phù hợp với hồ sơ thiết kế
1.2.2.2 Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác
Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, lổng thầu, thầu phụ có đủđiều kiện năng lực hoạt dộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại vàcấp công trình Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợpđồng cho thầu phụ Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hànhnghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư công trình chấp nhận Thầu phụ không đượcgiao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho nhà thầu khác
Việc lựa chọn Nhà thầu đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình
+ Chọn được Nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý
+ Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch
Toàn bộ các nội dung công việc trong công tác lựa chọn Nhà thầu trong đầu tư xây dựng tuân thủ theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013
1.2.2.3 Quản lý thi công xây dựng công trình
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, quản lý tiến độ, quản
lý khối lượng, quản lý an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thicông xây dựng
* Quản lý chất lượng công trình xây dựng: là hoạt động quản lý của các chủ thể
tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật
17
khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình Quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm: Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sảnphẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình; Quản lý chất lượng các hạng mục củaNhà thầu thi công
Trang 21- Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho côngtrình là tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp cho bên giao thầu(bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liênquan tới sản phẩm xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật
về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của pháp luật khác có liên quan; Kiểm tra
số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theoquy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất; chế tạo thực hiện tráchnhiệm của mình trước khi nghiệm thu, cho phép đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bịvào sử dụng cho công trình
- Quản lý chất lượng các hạng mục của Nhà thầu: Thi công xây dựng theo đúng hợpđồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình Kịp thời thông báo chochủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiệntrường trong quá trình thi công Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầucủa thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng; Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểmtra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước vàtrong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng Đồng thời nghiệm thucác hạng mục đã hoàn thành, lập nhật ký thi công và bản vẽ hoàn công theo quy định
* Quản lý tiến độ công trình xây dựng:
Quản lý tiến độ thi công là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời giannhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án Nó chỉ rõ mỗi công việc phải kéo dài bao lâu,khi nào bắt đầu và kết thúc và toàn bộ dự án sẽ bao giờ hoàn thành trên cơ sở các nguồnlực cho phép, đáp ứng những yêu cầu về mặt chất lượng Theo đó theo quy định tại Điều
18 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 hướng dẫn về quản lý chất lượng, thicông xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định về quản lý tiến độ thi công xâydựng cụ thể như sau
18
- Công trình xây dựng trước khi triển khai thi công phải được nhà thầu lập tiến độ thicông xây dựng phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng và tiến độ tổng thể của dự án,được chủ đầu tư chấp thuận
- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến
độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm
- Chủ đầu tư, bộ phận giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, nhà thầu thi côngxây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xâydựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một sốgiai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án
Trang 22- Trường hợp xét thấy tiến độ thi công xây dựng tổng thể của công trình bị kéo dài thìchủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể.
* Quản lý khối lượng thi công:
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chấtlượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định về việc quản lý khốilượng thi công xây dựng cụ thể như sau:
- Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo hồ sơ thiết kế được duyệt
- Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầuthi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đốichiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợpđồng
- Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệtthì chủ đầu tư, giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu thicông xây dựng phải xem xét để xử lý Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc ngườiquyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán hợp đồng thicông xây dựng công trình
- Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán
19
* Quản lý an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường:
- Chủ đầu tư kiểm tra, chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động; các biệnpháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao độngcao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn của các nhà thầu thi công xâydựng công trình và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tổng hợp này;thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thicông xây dựng công trình theo quy định và kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp nàykhi cần thiết; tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình
để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn laođộng trong thi công xây dựng công trình
- Nhà thầu thi công thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn lao độngtrong thi công xây dựng công trình Trong đó, đặc biệt lưu ý một số nội dung sau: Tổ chứclập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chứclập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toànlao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng; tổ
Trang 23chức thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầunghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình.
1.2.2.4 Quản lý quá trình thanh, quyết toán vốn đầu tư của dự án a
Thanh toán vốn đầu tư dự án
- Thanh toán vốn đầu tư xây dựng là quá trình thu nhận hồ sơ thanh toán theo quyđịnh, cơ quan thanh toán vốn đầu tư có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đề nghịthanh toán của Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của Chủ đầu tư trên cơ sở kế hoạch vốnđược giao Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanhtoán trong hồ sơ đề nghị thanh toán
- Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chịu trách nhiệm về giá trị đềnghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán theo quy định; cơ quan thanh toán vốn đầu
tư không chịu trách nhiệm về tính chính xác của giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đềnghị thanh toán của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư Trong quá trìnhthanh toán, trường hợp phát hiện những sai sót trong hồ sơ đề
b Quyết toán vốn đầu tư dự án
- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình là quá trình kiểm tra toàn bộ chi phíhợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa công trình vào khai thác, sử dụng.Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán để trình người quyết định đầu tư phêduyệt, sau khi được phê duyệt Chủ đầu tư giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại
cơ quan thanh toán vốn đầu tư
- Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoànthành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền cóvăn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án
- Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật
- Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tưtheo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng làm cơ sở quyết toán vốn đầu tư
- Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm
Trang 24vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt; lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng
và quy đổi vốn đầu tư xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là
09 tháng kể từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưacông trình vào khai thác, sử dụng
1.2.2.5 Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án
Đây là khâu quan trọng trong công tác quản lý dự án, là việc Chủ đầu tư, Tư vấnthiết kế, Tư vấn giám sát kiểm tra, theo dõi dự án về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toànlao động, vệ sinh môi trường và đề xuất những biện pháp và hành động cần thiết để hoànthành dự án theo đúng mục tiêu đề ra
Nội dung của kiểm tra, giám sát dự án:
+ Đánh giá công tác lập hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu
+ Kiểm tra điều hành chất lượng, tiến độ thực hiện Hợp đồng của các Nhà thầu theo đúng Hợp đồng đã ký kết
+ Kiểm tra, giám sát, đôn đốc lập và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo công tác
an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ của các Nhà thầu
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm 2 nhóm yếu
tố sau:
* Nhóm yếu tố khách quan:
- Cơ chế quản lý của Nhà nước phải đồng bộ, thống nhất, mang tính khả thi, phù hợpvới pháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảo công tác quản lý dự án đầu tư diễn rathống suốt, chặt chẽ Bên cạnh đó chế độ chinh sách phải mang tính ổn định, tránh thayđổi nhiều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dự án triển khai thực hiện
- Hệ thống pháp luật, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chất lượng công trình xâydựng, định mức các loại chi phí trong báo cáo quyết toán dự án là một căn cứ quan trọng
Trang 25để thực hiện quản lý dự án Vì vậy cần đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực
tế, tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương, các đơn vị sử dụng vốn, tính đầy đủ,bao quát được tất cả các nội dung phát sinh
- Môi trường kinh tế cũng là một trong những nhân tố khách quan tác động vào dự án
và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Một nền kinh tế của mộtquốc gia phát triển thiếu đồng bộ và không ổn định sẽ hạn chế trong việc
* Nhóm yếu tố chủ quan:
- Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng quantrọng đến hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Tác động của yếu tố này đếncông tác quản lý dự án như sau: Nếu nguồn nhân lực chất lượng cao họ sẽ am hiểu về cácchế độ chính sách, các quy định hiện hành, trình độ chuyên môn tốt… từ đó sẽ giảm thiểuđược những sai sót trong công tác quản lý và đạt hiệu quả cao hơn Ngược lại nếu nguồnnhân lực có chất lượng kém thì công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ mang lại hiệuquả thấp
- Tài liệu phục vụ cho quá trình quản lý dự án: Mỗi dự án có rất nhiều khâu khácnhau, mỗi khâu cần thu thập rất nhiều tài liệu để thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định,phê duyệt, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán…Điển hình, trong quản lý chất lượng côngtrình cần có những tài liệu chứng minh xuất xử vật tư (Cát, sỏi, đá, xi măng…), tài liệu vềtiêu chuẩn vật tư đưa vào thi công (những tài liệu về thí nghiệm), tài liệu kiểm định máymóc, thiết bị…
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án: Trong thời kỳ cách mạng côngnghệ 4.0 như hiện nay, công tác quản lý dự án sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có ứng dụngnhững phần mềm phục vụ hoạt động quản lý Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, khi các
dự án đầu tư xây dựng được hoàn thành thì khối lượng vốn ngân sách đầu tư cho dự án cầnphải thanh toán, quyết toán nhanh chóng, chính xác và kịp thời thì việc phát triển côngnghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ranhanh chóng, tiết kiệm, chính xác Do đó, việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật, trangthiết bị công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ công tác quản lý dự án là cần thiết
Trang 26- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án: Đây là vấn đề quan trọng trong công tácquản lý dự án đầu tư xây dựng, trong bộ máy tổ chức cần chú ý đến mô hình tổ chức cơcấu phòng, ban nghiệp vụ Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, vận hành đồng bộ sẽ góp phần nângcao hiệu quả công tác quản dự án đầu xây dựng, hạn chế tình trạng sai phạm, rủi ro trongquản lý Sự phân biệt rõ rang giữa yếu tố quản lý và thực hiện nhiệm vụ, tránh việc chồngchéo công việc cũng là một trong những tác động để công tác quản lý dự án đạt hiệu quảcao
1.4 Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
* Tiêu chí đánh giá công tác lập, thẩm định dự án đầu tư, thiết kế và dự toán
- Dự án đầu tư có đúng quy hoạch đã được phê duyệt và có phù hợp với quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển các ngành có liên quan
- Xem xét việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán của
dự án có bám sát các quy trình quy phạm kỹ thuật và định mức đơn giá do Nhà nước banhành không; đảm bảo tính đúng, tính đủ các khoản mục chi phí, loại bỏ các phát sinh cóthể xảy ra trong giai đoạn thực hiện dự án
- Công tác khảo sát, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình có tuânthủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; đảm bảo an toàncho bản thân công trình, các công trình lân cận và an toàn trong quá trình thi công xâydựng
* Tiêu chí đánh giá công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu
Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là đơn vị/tổ chức có trách nhiệm hiện thực hóacông trình/dự án từ bản vẽ thiết kế Do đó, đòi hỏi họ phải có đủ năng lực hoạt động xâydựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xâydựng Các tiêu chí cần xem xét khi lựa chọn nhà thầu xây dựng bao gồm:
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm:
Mỗi công trình, dự án thi công xây dựng khác nhau sẽ đòi hỏi trình độ, kỹ thuật thi công và kinh nghiệm khác nhau Để đảm bảo công trình được thi công
24
đúng như thiết kế đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư nói riêng và cộng
Trang 27đồng nói chung thì với mỗi một công trình, dự án cần phải lựa chọn nhà thầu có đủ trình
độ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm phù hợp với độ phức tạp khác nhau của từngcông trình, dự án cụ thể Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đầu tiên khi lựa chọnđơn vị nhận thầu thi công xây dựng công trình
- Tiến độ thi công công trình:
Mỗi giải pháp thi công khác nhau cùng với năng lực khác nhau của các nhà thầu sẽdẫn đến tiến độ thi công công trình của các đơn vị tham gia đấu thầu sẽ không giống nhau
Do đó, chủ đầu tư ngoài căn cứ vào trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm của nhà thầu thì cầnphải cân nhắc thêm cả tiến độ thi công phù hợp để đảm bảo chất lượng công trình và manglại hiệu quả kinh tế khi đưa dự án/công trình vào khai thác sử dụng
- Giá dự thầu:
Chủ đầu tư cần căn cứ vào biện pháp thi công mà các nhà thầu đưa ra, số lượng cũngnhư chất lượng nguyên vật liệu, công nhân, máy thi công,…được sử dụng cho thi côngcông trình/dự án để lựa chọn một mức giá phù hợp đảm bảo hiệu quả đầu tư và chất lượngcông trình thi công
* Tiêu chí đánh giá công tác thi công xây dựng
- Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụngcho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịulực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điềukiện an toàn khác theo quy định của pháp luật
- Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trìnhngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sảnkhi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục côngtrình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ
- Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng
25
- Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạnchuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, côngtrình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợpvới loại, cấp công trình và công việc xây dựng
Trang 28* Tiêu chí đánh giá công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư:
- Trình tự, thủ tục, hồ sơ thanh toán có thực hiện theo đúng quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư do Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan ban hành
- Vốn tạm ứng, thanh toán cho các đơn vị thực hiện dự án có được sử dụng đúng mục đích và kịp thời
- Các đơn giá thanh toán trong Hợp đồng có phù hợp với dự toán được phê duyệt
- Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành có đảm bảo thời gian theo quy định,công nợ sau quyết toán có được xử lý và thực hiện tất toán tài khoản thanh toán
* Tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra, giám sát dự án:
- Công tác kiểm tra, giám sát có được thực hiện theo đúng kế hoạch trong suốt quá trình thực hiện dự án
- Các sai phạm được phát hiện kịp thời qua kiểm tra, giám sát có được chấn chỉnh và khắc phục
Các tiêu chí đánh giá nêu trên tác giả chủ yếu dựa vào các tài liệu tham khảo từ Luật xây dựng 2014 (sửa đổi năm 2020), Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Luận văn thạc sĩ của cao học viên Phạm Thị Thảo (2015) với đề tài Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Sở Giao thông vận tải Hà Nam
1.5 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của một số địa phương và bài học cho Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh.
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La,
Để thực hiện công tác quản lý có hiệu quả, ngày 18/7/2022, UBND TP Thanh Hóa
đã công bố quyết định thành lập Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng thành phố
Trang 29Thanh Hóa trên cơ sở sáp nhập Ban QLDA đầu tư xây dựng số 1, Ban QLDA đầu tư xâydựng số 2, Ban Giải phóng mặt bằng và tái định cư
Qua tiếp cận các tài liệu báo cáo, Thanh Hóa có một số điểm đáng chú ý trong công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Thứ nhất, Chuẩn bị kỹ lưỡng bước chuẩn bị đầu tư để từ đó đưa ra báo cáo
nghiên cứu khả thi sát với điều kiện thực tế của dự án, tránh lãng phí
Thứ hai, Trong quá trình thực hiện dự án cần đánh giá thực tế quá trình thi công,
thực hiện dự án, bảo đảm mọi việc được triển khai, tiến hành đúng kế hoạch đã đặt ra
Thứ ba, Tiến hành xem xét và phân tích, đánh giá các tiêu chí khi lựa chọn nhà
thầu; Hỗ trợ nhà thầu kiểm tra, báo cáo các vấn đề về thiết bị và nhân sự
Thứ tư, Hàng tuần, tháng, quý có báo cáo về tình hình dự án theo yêu cầu đồng thời
đưa ra các chính sách nhằm bảo đảm chất lượng của dự án đúng sẽ được thực hiện theomục tiêu đã đề ra
Thứ năm, Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.5.2 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của tỉnh Hà Nam.
Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, cách Hà Nội 58 km Hà Nam có mạng lưới giao thôngrất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A – huyết mạch giaothông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với cáctỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển,sân bay ra nước ngoài
27
Qua các tài liệu thu thập, Hà Nam có một số điểm nổi bật trong công tác Quản lý
dự án đầu tư xây dựng như sau:
Thứ nhất, Thực hiện chi tiết và công khai các quy trình của quá trình đầu tư, thúc
đẩy cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý
Thứ hai, Thực hiện tiên phong công tác Giải phóng mặt bằng, xây dựng đơn giá
bồi thường hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhân dân
Thứ ba, Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đảm bảo
dự án được triển khai phát huy hiệu quả
Thứ tư, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện dự án để
kịp thời rút kinh nghiệm trong quản lý, đảm bảo hiệu quả trong đầu tư xây dựng
Trang 301.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh trong công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
Qua kinh nghiệm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của hai địa phương trên,
có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý dự án đầu tư xây dựngcác công trình giao thông của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh như sau:
∙Trước khi thực hiện dự án tiến hành các thủ tục về giao nhận đất, thực hiện giảiphóng mặt bằng thi công, xin giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng…
∙Lập hồ sơ dự án gồm: thiết kế, dự toán các mục chi ngân sách, tổng hợp dự toán của công trình để đưa cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
∙Lập hồ sơ liên quan đấu thầu, chuẩn bị hồ sơ ký kết hợp đồng với các nhà thầu trúng thầu
∙Giám sát quá trình thi công xây dựng, nghiệm thu, tổng quyết toán phần công trình đã hoàn thành
∙Quản lý tiến độ, chất lượng, an toàn về lao động, vệ sinh môi trường, chi phí sử dụng trong dự án
∙Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan trong quá trình thực hiện dự án
∙Chịu trách nhiệm về pháp luật trong khi thực hiện dự án
* Quá trình hình thành và phát triển của Sở GTVT Quảng Ninh.
Trải qua 77 năm (1945 – 2022) hình thành và phát triển, cùng với ngành Giao thôngvận tải cả nước, Giao thông vận tải Quảng Ninh đã từng bước trưởng thành lớn mạnh,phục vụ đắc lực hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, góp phần xây
Trang 31dựng tỉnh Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hộitheo đường lối đổi mới của Đảng
Trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhận thức rõ tầm quan trọngcủa ngành Giao thông vận tải trong việc phát triển đất nước, Sở Giao thông vận tải đã cónhiều cải cách đổi mới thủ tục hành chính, phương pháp quản lý để có những công trìnhgiao thông chất lượng, đẳng cấp như: Tỉnh đầu tiên có 200km đường cao tốc (dài nhấtViệt Nam), Sân bay Vân đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long,…
* Chức năng:
+ Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh QuảngNinh; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: đường bộ, đườngthủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì
hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách,
hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người
đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.+ Sở Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh;
29
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Bộ Giao thông vận tải
* Nhiệm vụ:
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải cho Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện
Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải
Quyết định các dự án đầu tư về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân cấp
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chươngtrình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản khác trong lĩnh vực giaothông vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin,tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý nhà nước được giao
- Quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập