Tuy nhiên, ngoài những thành công thì trong công tác quản lý chi phí của Ban QLDA còn bộc lộ tồn tại, hạn chế như: một số dự án phải điều chỉnh tổng dự toán, giá gói thầu chưa tính đúng,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NGUYỄN VĂN HIẾU
QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN - CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH QUẢNG NINH
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
HÀ NỘI - 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2NGUYỄN VĂN HIẾU
QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN - CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Nội dung, số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Tác giả đề án
Nguyễn Văn Hiếu
MỤC LỤC
i
Trang 3Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ii
Danh mục các bảng iii
Danh mục các hình vẽ 1
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 2
7 Kết quả đạt được và tồn tại của đề án
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ CỔ PHẦN CHI PHỐI 3
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 3
1.2 Tổng quan về chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc doanh nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 4
1.2.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng 4
1.2.2 Khái niệm chi phí dự án đầu tư xây dựng 5
1.3 Lý luận về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc doanh nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 6
1.3.1 Khái niệm về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng 6
1.3.2 Nguyên tắc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc doanh nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 6
1.3.3 Nội dung quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng 7
1.3.3.1 Quản lý tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng 7
1.3.3.2 Quản lý dự toán công trình xây dựng 9
1.3.3.3 Quản lý giá gói thầu, giá hợp đồng 12
1.3.3.4 Quản lý định mức, đơn giá xây dựng 19
1.3.3.5 Quản lý thanh toán và quyết toán 20
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng 23 1.3.4.1 Các nhân tố khách quan 25
1.3.4.2 Các nhân tố chủ quan 25
Trang 41.4 Cơ sở pháp lý về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc doanh 26
nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 1.4.1.
Các văn bản Luật do Quốc hội ban hành 27 1.4.2 Các Nghị định của Chính phủ 27 1.4.3 Thông tư của các Bộ và các văn bản pháp lý khác có liên quan 27
1.5 Cơ sở thực tiễn của công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng 27
1.5.1 Các nghiên cứu trước đây có liên quan 28 1.5.2 Kinh nghiệm quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng của các doanh 28
nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 1.5.2.1.
Kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban quản lý Công 28 trình Cấp nước và Vệ sinh thành phố - Công ty cổ phần cấp nước Hải Phòng 1.5.2.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho Ban quản 28
lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ 30 XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN - CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH QUẢNG NINH 2.1 Giới thiệu
tổng quan về Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước 31
Thực trạng nguồn lực của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần 33
nước sạch Quảng Ninh 36
2.2 Tổng quan về các dự án do Ban Quản lý dự án đã thực hiện đầu tư xây dựng
giai đoạn từ năm 2018÷2022 40
2.2.1 Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng do Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần
nước sạch Quảng Ninh quản lý 40 2.2.2 Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của Ban quản lý dự án - Công ty cổ
phần nước sạch Quảng Ninh 41
2.2.2.1 Các dự án đầu tư xây dựng đã và đang thực hiện do Ban quản lý dự án - Công
Trang 5ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh quản lý với vai trò đại diện Chủ đầu tư trong giai
đoạn 2018÷2022 41
2.2.2.2 Đánh giá chung thực trạng quản lý dự án của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh 42
2.3 Phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh 42
2.3.1 Thực trạng công tác quản lý Tổng mức đầu tư 42
2.3.1.1 Thực trạng công tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư 42
2.3.1.2 Kết quả đạt được và các tồn tại, hạn chế trong quản lý tổng mức đầu tư 46
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý dự toán xây dựng công trình 47
2.3.2.1 Tình hình thực hiện công tác quản lý dự toán xây dựng công trình 47
2.3.3 Thực trạng công tác quản lý giá gói thầu, giá hợp đồng 49
2.3.4 Thực trạng công tác quản lý định mức, đơn giá 51
2.3.5 Thực trạng công tác quản lý thanh toán và quyết toán 53
2.3.5.1 Thực trạng quản lý thanh, quyết toán hợp đồng 54
2.3.5.2 Thực trạng quản lý quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 54
2.3.6 Thực trạng công tác quản lý chi phí cho các công việc Ban quản lý dự 55 án tự thực hiện
2.4 Đánh giá chung và các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong việc thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án - Công 57 ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh 2.4.1 Các kết quả đạt được 2.4.2 Các tồn tại 59
2.4.3 Các nguyên nhân của tồn tại 59
2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan 59
2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 60 CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN - CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH 60 QUẢNG NINH
3.1 Quy hoạch cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 62
3.1.1 Mục tiêu quy hoạch cấp nước đô thị và KCN của tỉnh Quảng Ninh 3.1.2 Quy hoạch cấp nước tại các đô thị và KCN 62
3.1.3 Định hướng cấp nước tại các đô thị và KCN đến năm 2050 62
Trang 63.2 Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây 62 dựng tại Ban quản lý dự án 67
3.2.1 Quan điểm cơ bản trong việc hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án 68 3.2.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban QLDA 68
3.3 Đề xuất giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho Ban quản lý dự
án-Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
69
3.3.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm biên chế bộ
phận kế toán, hành chính; tăng cường cán bộ nghiệp vụ chuyên 70 trách quản lý chi phí dự án 3.3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn của Ban quản lý dự án 70
3.3.2.1 Đối với lãnh đạo Ban quản lý dự án
3.3.2.2 Đối với cán bộ Ban quản lý dự án
dự toán 74
3.3.4 Tăng cường quản lý chi phí trong quản lý hợp đồng xây dựng 3.3.4.1
Quản lý thẩm định, phê duyệt phát sinh khối lượng các công việc trong 77 thiết kế 3.3.4.2
Quản lý thẩm định, phê duyệt phát sinh khối lượng ngoài thiết kế 80 3.3.4.3 Quản lý tạm ứng, thanh toán hợp đồng 80
3.3.5 Hoàn thiện quản lý chi phí trong khâu quyết toán hợp đồng và vốn 80
đầu tư dự án hoàn thành 81
3.3.5.1 Hoàn thiện quản lý chi phí trong khâu quyết toán hợp đồng
3.3.5.2 Hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 3.4.
Kiến nghị 82 KẾT LUẬN 82
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
888990i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt CĐT
Ngân sách Nhà nước Nhà máy nướcQuyết định
Quản lý dự ánTổng mức đầu tưThông tư
Thông tư - Bộ Xây dựng Thông tư - Bộ Tài chính Ủy ban nhân dân
Xây dựngXây dựng công trìnhii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đội ngũ nhân sự của các bộ phận về lĩnh vực chuyên môn 37
Bảng 2.2: Đội ngũ nhân sự của các bộ phận về trình độ học vấn 37
Bảng 2.3: Đào tạo nghiệp vụ và chứng chỉ hành nghề
37
Trang 8Bảng 2.4: Đội ngũ nhân sự của các bộ phận về kinh nghiệm
38Bảng 2.5: Trang thiết bị phục vụ công việc của Ban QLDA
38Bảng 2.6: Tình hình cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình các dự án
trong giai đoạn 2018÷2022
41Bảng 2.7: Số lượng dự án đầu tư xây dựng phải điều chỉnh TMĐT 44
Bảng 2.8: Thực trạng thay đổi TMĐT được duyệt và giá trị thực tế được duyệt của một số dự án
45Bảng 2.9: Thực trạng về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình 48
Bảng 2.10: Thực trạng chênh lệch giữa dự toán do tư vấn lập và giá trị dự toán được duyệt của một số dự án
50Bảng 2.11: Thống kê số gói thầu của một số dự án phải điều chỉnh hợp đồng
của Ban QLDA trong các năm qua
52Bảng 2.12: Thực trạng quản lý quyết toán hợp đồng xây dựng
54Bảng 2.13: Thực trạng quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành giai đoạn
2018÷2022
56Bảng 2.14: Định mức các khoản chi phí hoạt động của Ban QLDA giai đoạn
2018÷2022
57Bảng 3.1: Đội ngũ nhân sự của Ban QLDA theo hướng tinh gọn 72
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án
33Hình 2.2: Các bước lập tổng mức đầu tư
43
Trang 9Hình 2.3: Các bước lập dự toán xây dựng công trình
48Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án theo hướng tinh gọn 70
Hình 3.2: Đề xuất các bước lập tổng mức đầu tư
76Hình 3.3: Đề xuất các bước lập dự toán xây dựng công trình
79Hình 3.4: Đề xuất quy trình quản lý thanh toán giai đoạn
84Hình 3.5: Đề xuất quy trình quản lý quyết toán hợp đồng
851
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Hiện nay, Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh đang đẩy mạnh đầu tư xâydựng hạ tầng kỹ thuật, huy động mọi nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng mớinhằm phát triển toàn diện, nâng cao quy mô và năng lực, chất lượng cấp nước trên toànđịa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với đồ ánquy hoạch tỉnh Để hoạt động đầu tư xây dựng thực sự có hiệu quả, phục vụ tốt cho sựnghiệp phát triển kinh tế cần phải bảo đảm quá trình đầu tư đúng thủ tục, quy trình, sửdụng hiệu quả vốn, đảm bảo chất lượng công trình đầu tư xây dựng, đảm bảo đưa các côngtrình vào sử dụng đúng tiến độ.”
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Đầu tư xây dựng tại Công ty Cổphần nước sạch Quảng Ninh còn có lúc, có nơi chưa thực sự quan tâm đúng mức đến côngtác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến các dự án thực hiện chưa đúng kếhoạch được duyệt, phải kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân chậm ảnh hưởng đến chấtlượng và hiệu quả của các dự án Những tồn tại, khuyết điểm, thiếu sót đã được các cơquan Kiểm toán nhà nước, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính chỉ ra trong các đợt thanhtra, kiểm toán
“Ban quản lý dự án (Ban QLDA) là một đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh được phân giao thực hiện nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư xâydựng công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Ban QLDA phải luôn chấp hành, tuân thủ các quy định trong quản lý đầu tư xây dựng Tuy nhiên, ngoài những thành công thì trong công tác quản lý chi phí của Ban QLDA còn bộc lộ tồn tại, hạn chế như: một số dự án phải điều chỉnh tổng dự toán, giá gói thầu chưa tính đúng, tính đủ, chưa phù hợp với giá cả thị trường xây dựng;nhiều hợp đồng có giá trị điều chỉnh lớn, nhiều lần, thời gian thực hiện quyết toán các hợp đồng và quyết toán vốn đầu tư chậm trễ và kéo dài…”
Xuất phát từ những lý do nêu trên, với nguồn số liệu thu thập được về Ban quản lý
Trang 10dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh, tôi chọn đề tài: Quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh nhằm giải quyết các
tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện một bước công tác quản lý chi phí của BanQLDA - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
2
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn nhằm hệ thống hóa
về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Mục tiêu cụ thể: Phân tích tình hình thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xâydựng của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh trong giai đoạn từnăm 2018÷2022, từ đó chỉ ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới những mặttồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban quản
lý dự án thuộc doanh nghiệp có Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu, thực trạng công tác quản lýchi phí trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh giaiđoạn 2018 – 2022 về các Công tác quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng cơbản; Quản lý công tác thi công xây dựng dự án/công trình; Quản lý chi phí đầu tư xâydựng; Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án; Quản lý rủi ro đầu tư xây dựng cơ bản….dưới góc độ Chủ đầu tư để từ đó có các giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý dự án xâydựng cơ bản tại Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh giai đoạn đến 2025 và nhữngnăm tiếp theo
+ Về không gian: Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2022;
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn từ năm 2018-2022, đề xuất giải pháp có hiệu lực đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để tiếp cận đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Trang 11Phương pháp thu thập dữ liệu
- Nguồn bên ngoài: Thu thập các tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp từ các giáo trình, đề án thạc sĩ, các bài báo, công trình nghiên cứu liên quanđến công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB
“- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thựctrạng Quản lý các dự án đầu tư XDCB tại Công ty qua các năm Tiến hành so sánh kết quảthực hiện Quản lý chi phí các dự án đầu tư XDCB tại Công ty CP nước sạch Quảng Ninhthống qua các số liệu giai đoạn nghiên cứu (2018 – 2022) Những dữ liệu thu thập được,học viên tổng hợp và xử lý thông tin dựa trên phần mềm excel, từ đó rút ra những nhậnxét, đánh giá tạo cơ sở cho các phương pháp phân tích, tổng hợp ”
5 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
“Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài: Trên cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng và
đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty Cổ phầnNước sạch Quảng Ninh Đề tài tập trung phân tích thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơbản của Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh, Số liệu được lấy trong Công ty từ năm
2020 đến năm 2022 Các giải pháp được đề xuất đến
4
năm 2025, tầm nhìn 2030 Hệ thống lý luận cơ bản về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Trang 12và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.”
“Cơ sở thực tiễn của đề tài: Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựngtrong thời gian từ 2018÷2022 của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch QuảngNinh.”
6 Kết quả đạt được và tồn tại của đề án
“Kết quả đạt được: Đề án đã đề xuất một số giải pháp quản lý chi phí nhằm hoànthiện công tác quản lý chi phí các dự án trong thời gian tới của Ban quản lý dự án - Công
ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh, góp phần nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư xây dựngtại Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh.”
“Những tồn tại của đề tài: Để các giải pháp này được áp dụng và phát huy hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì cần phải có điều kiện
để kiểm chứng và lộ trình áp dụng mỗi giải pháp cần phải được cụ thể hơn.”
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ
CỔ PHẦN CHI PHỐI 1.1 Tổng quan về doanh nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối
“Để tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối,trước tiên ta cần tìm hiểu thế nào là vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Tại Khoản 8, Điều 3Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vàosản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định: Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồmvốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; vốn từquỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng doChính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhànước đầu tư tại doanh nghiệp và theo Khoản 5, Điều 4 của Nghị định số 91/2015/NĐ-CPngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sửdụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định: Vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệpkhác là vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên do cơ quan đại diện chủ sở hữu làm chủ sở hữu phần vốn góp.”
Tiếp theo, ta cần tìm hiểu khái niệm cổ phần chi phối Tại khoản 2 điều 144 Luậtdoanh nghiệp 2014 có nêu: Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông đạidiện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừtrường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quyđịnh Như vậy với con số 51% cổ phần nắm trong tay, Người đại diện phần vốn Nhà nướcđầu tư tại công ty cổ phần - mà theo khoản 6, điều 3 Luật số 69/2014/QH13 ngày
Trang 1326/11/2014 quy định là cá nhân được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản
để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà
nước đầu tư tại công ty cổ phần, sẽ có quyền lực tự mình thông qua các nghị quyết thông
thường (như: việc lựa chọn thị trường, đối tác, bổ nhiệm nhân sự cấp thấp, ) mà khôngphải quan tâm đến việc thuyết phục ai khác trong công ty, chủ động trong việc ban hành
đa số các quyết định thông thường của doanh nghiệp Đối với quyết định quan trọng thì tỷ
lệ sở hữu này cũng vẫn đảm bảo được quyền chi phối quyết định quan trọng khác củadoanh nghiệp
6
“Nhằm tăng tính tương thích với hệ thống quy định pháp luật hiện hành, tại Mục 1Phần II Nghị quyết số 12/NQ-TW ngày 03/6/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nângcao hiệu quả Doanh nghiệp Nhà nước đã đưa ra khái niệm: Doanh nghiệp Nhà nước làdoanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối,được tổ chức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữuhạn Như vậy, trong thời gian tới, khi Luật doanh nghiệp sửa đổi được ban hành, nhiềukhả năng Doanh nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối đơn giản sẽ được hiểu
là doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.”
“Những phân tích trên là định hướng quan trọng cho công tác quản lý chi phí củacác Ban quản lý dự án thuộc doanh nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối làtương đồng như hoạt động của Ban quản lý dự án các công trình sử dụng 100% vốn Nhànước.”
1.2 Chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc doanh nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ
cổ phần chi phối
1.2.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn đểtiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựngnhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thờihạn và chi phí xác định Ban QLDA đóng vai trò Chủ đầu tư, trực tiếp đại diện cho Công
ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh trực tiếp giám sát thi công, quản lý dự án, quản lý chiphí, thực hiện các thủ tục quyết toán với nhà thầu thi công Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu
tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xâydựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tưxây dựng.[18]
“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất về kỹ thuật - công nghệ, về kinh tế
- xã hội, về quản lý cho việc bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình và vận hành khai thác công trình xây dựng trong một thời gian xác định nhằm đặt được những mục tiêu đầu tư
Trang 14đặt ra.”
“Dự án đầu tư có mục đích, kết quả xác định Tất cả các dự án triển khai đều phải
có kết quả được xác định rõ Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm
1.2.2 Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng
“Căn cứ theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng Chi phí đầu tư XDCT được lập theo công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư XDCT, các bước thiết kế
và các quy định của Nhà nước.”
“Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.”
“Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường hỗtrợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác vàchi phí dự phòng.”
“Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựngcông trình, được xác định theo công trình, hạng mục công trình xây dựng Dự toánXDCT được xác định ở bước thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết
kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế 2 bước và 1 bước Dự toán XDCT là căn
cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình.Dự toán xây dựng công trình bao gồm chiphí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí dành cho tư vấn đầu tư xây
dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình.”
“Các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoàingân sách sau khi hoàn thành đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng côngtrình Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trìnhđầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khai thác, sử
dụng Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng đã ký kết; kể cả phần điều chỉnh, bổ
8
Trang 15sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền Đối với các dự án sử dụng vốn ngânsách nhà nước, chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tưđược duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật [9].”
1.2.2 Nội dung và cách xác định chi phí đầu tư xây dựng
Nội dung chi phí đầu tư xây dừn gồm những chi phí như: chi phí bồi thường; hỗ trợ
và tái định cư; chi phí xây dưng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dư phòng
1.3 Lý luận về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc doanh nghiệp có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối
1.3.1 Khái niệm về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
“Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là quản lý các chi phí hình thành trong quá trìnhđầu tư xây dựng để công trình được xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo mụctiêu đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư với một ngân sách nhất định đã xác định trước.Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình trong giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa côngtrình vào khai thác sử dụng.”
1.3.2 Nguyên tắc trong quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc doanh nghiệp
có vốn Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối
“- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án
đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng [18] và nguồn vốn sử dụng Chi phí đầu tư xây dựng phải đượctính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.”
“- Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành,hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập vàquản lý chi phí đầu tư xây dựng.”
“- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị
dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trongphạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu
tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này Chủ đầu tư được thuê tổ
chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy
9
định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng.”
Trang 16“- Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiệntheo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dựtoán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giáxây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụngphù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phíđầu tư xây dựng.”
1.3.3 Cơ chế chính sách về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
1.3.3.1 Các văn bản Luật do Quốc hội ban hành
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 của Quốc hội thông qua ngày 17/06/2020 Luật Xây dựng
số 50/2014/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014 Luật Đầu tư công số
49/2014/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014 Luật Đầu tư công số
39/2019/QH14 của Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019 Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 1.3.3.2 Các Nghị định của Chính phủ
Nghị định 59/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 18/6/2015 về quản lý dự
án đầu tư xây dựng và các Nghị định điều chỉnh, bổ sung cho Nghị định này
Nghị định 37/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/4/2015 về quy định hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Nghị định 32/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 25/3/2015 về quản lý chiphí đầu tư xây dựng
Nghị định 63/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 26/6/2014 hướng dẫn thihành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng
1.3.3.3 Thông tư của các Bộ và các văn bản pháp lý khác có liên quan
Thông tư 09/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 18/01/2016 về việc quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
Trang 17Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
1.3.3.4 Cơ chế chính sách về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
Cơ chế, chính sách, trong quản lý chi phí dự án đầu tư tại Ban QLDA – Công ty cổphần nước sạch Quảng Ninh giúp xây dựng các hướng dẫn và quy tắc để đảm bảo sự kiểmsoát và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực và ngân sách Dưới đây là kinh nghiệm ápdụng, triển khai cơ chế chính sách tại Ban QLDA:
Nguyên tắc và quy định: Xác định các nguyên tắc cơ bản và quy định pháp luật liênquan đến quản lý chi phí Đảm bảo rằng mọi hoạt động chi phí tuân theo các nguyên tắc
và quy định này
Quản Lý Rủi Ro Chi Phí: Thiết lập chính sách quản lý rủi ro chi phí để đánh giá, dựbáo và quản lý rủi ro liên quan đến chi phí Xây dựng kế hoạch giảm rủi ro và thực hiệncác biện pháp phòng ngừa
Xây dựng nguồn vốn dự án: Đặt ra quy tắc và hướng dẫn cho quá trình xây dựngngân sách dự án Xác định rõ các bước và tiêu chí để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ củanguồn vốn
Kiểm soát thay đổi: Thiết lập quy trình kiểm soát thay đổi để đảm bảo rằng mọi thay đổi trong yêu cầu dự án được đánh giá về mặt chi phí và được phê duyệt Xác định người có thẩm quyền và quy trình để thực hiện và kiểm soát thay đổi Xác định quy trình phê duyệt chi phí để đảm bảo rằng mọi chi phí đều được phê duyệt theo quy trình chính xác Xác định cấp độ phê duyệt và người chịu trách nhiệm trong quy trình này Xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao kỹ năng của nhân sự liên quan đến quản lý chiphí Cung cấp tài liệu và nguồn lực để nhân sự có thể áp dụng những kỹ năng mới trongcông việc hàng ngày
11
Xác định chính sách công bằng và duyệt định đối với việc đánh giá và phê duyệt chiphí Đảm bảo rằng mọi quyết định liên quan đến chi phí là minh bạch và công bằng.Xây dựng chính sách về quản lý tài chính và thanh toán trong dự án Xác định các điều
kiện thanh toán, chu kỳ thanh toán, và cơ chế kiểm soát tài chính.Thiết lập cơ chế để đánh giá hiệu suất chi phí của dự án và thực hiện các biện phápcải tiến liên tục Tổ chức phiên họp hậu kiểm để học hỏi từ kinh nghiệm trước đó và cảithiện quy trình quản lý chi phí
1.3.4 Nội dung quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
1.3.4.1 Quản lý tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng
* Tổng mức đầu tư xây dựng là chi phí đầu tư xây dựng được xác định ở giai
Trang 18đoạn lập dự án đầu tư xây dựng Tổng mức đầu tư được xác định theo công thức [4]:
TMĐT = Ggpmb + Gxd + Gtb + Gqlda + Gtv + Gk + Gdp (1.1)
Trong đó:
- Ggpmb : là chi phí đền bù, hỗ trợ và tái định cư phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng
- Gxd : là chi phí xây dựng công trình
- Gtb : là chi phí mua sắm thiết bị (bao gồm cả chi phí lắp đặt thiết bị vào công trình)
- Gqlda : chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Gtv : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- Gk : chi phí khác theo quy định
- Gdp : chi phí dự phòng
* Các nội dung quản lý tổng mức đầu tư:
- Quản lý các căn cứ tính toán tổng mức đầu tư
- Quản lý phương pháp xác định TMĐT: Các phương pháp xác định TMĐT gồm:
“+ Quản lý thẩm tra, trình thẩm định và trình phê duyệt TMĐT: CĐT có trách nhiệm trình thẩm định TMĐT để người quyết định đầu tư phê duyệt Trường hợp
“+ Quản lý hồ sơ TMĐT cùng hồ sơ dự án: Hồ sơ TMĐT, TMĐT điều chỉnh, nếu cóphải được quản lý theo quy định về lưu trữ hồ sơ dự án ĐTXD phục vụ cho công việc thựchiện DA, công tác thanh, kiểm tra của cơ quan Nhà nước…”
1.3.4.2 Quản lý dự toán công trình xây dựng
“Dự toán xây dựng công trình là một nội dung trong hồ sơ thiết kế công trình thuộcgiai đoạn thực hiện dự án, nó là hạn mức quyết định tới các chi phí trong lựa chọn nhàthầu, trong giai đoạn thanh quyết toán khi đã hoàn thành xây dựng công trình Đồng thời
Trang 19dự toán XDCT là chỉ tiêu biểu thị giá xây dựng công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặcthiết kế bản vẽ thi công, là cơ sở để xác định được giá trị
gói thầu, giá trị xây dựng công trình, là căn cứ cốt lõi để đàm phán, ký kết hợp đồng xâydựng, thanh quyết toán với nhà thầu Do đó, công trình cần phải được quản lý chặt chẽ, đồng thời chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp cho phép theo quy định hiện hành ngay từ các bước thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng.”
“Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trìnhđược xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thicông và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.”
“Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm các chi phí xây dựng, chi phí thiết
bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòngđược quy định gồm (i) Chi phí xây dựng, (ii) Chi phí thiết bị, (iii) Chi phí quản lý dự án,(iv) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, (v) Chi phí khác, (vi) Chi phí dự phòng.”
“Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng dựtoán xây dựng công trình để quản lý chi phí Tổng dự toán xây dựng công trình được xácđịnh bằng cách cộng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác có liên quan của
“Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra và hoặc thẩm định Dựtoán công trình, hạng mục công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo quy định
”
1.3.4.3 Quản lý giá gói thầu, giá hợp đồng
* Quản lý giá gói thầu:
- Quy định của pháp luật về giá gói thầu:
Theo Khoản 2 Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013, giá gói thầu được quy định như sau:
Trang 20Thứ nhất, có thể hiểu giá gói thầu chính là toàn bộ các chi phí đã được tính toán
một cách đầy đủ và chính xác để thực hiện một gói thầu Những chi phí này được tính baogồm cả các chi phí dự phòng, các loại phí, lệ phí và thuế
Cơ sở để xác định được giá của các gói thầu được tính như sau:
+ Đối với các gói thầu dự án thì giá gói thầu chính là tổng mức đầu tư Riêng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên thì giá gói thầu chính là dự toán (nếu có)
“+ Đối với các gói thầu về cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo tiền khả thi, báo cáonghiên cứu khả thi: giá của các gói thầu này được xác dịnh theo các thông tin về giá củacác dự án đã thực hiện trong thời gian trước đó.”
Thứ hai, đối với những gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì theo quy định cần
phải ghi rõ giá ước tính của từng phần đó
14
- Giá gói thầu được xây dựng theo quy định của pháp luật:
Thứ nhất, đối với các gói thầu xây dựng, giá gói thầu được xác định trên cơ sở
+ Thu nhập chịu thuế tính trước, thuế, phí theo quy định của pháp luật
“+ Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh, dự phòng cho yếu tố trượt giá chocác khối lượng công việc thuộc phạm vi của gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầuđược phê duyệt.”
“+ Tùy theo từng gói thầu mà chi phí dự phòng không được vượt quá mức chi phí dựphòng trong sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu
đã được phê duyệt.”
“+ Phương pháp xác định chi phí dự phòng được thực hiện tương tự như đối với chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng.”
“Thứ hai, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng của dự án, dự toán xây dựngcông trình, dự toán gói thầu xây dựng được phê duyệt là cơ sở để xác định, phê duyệt giágói thầu.”
- Quy định của pháp luật về việc thay thế giá gói thầu
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 2 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc
Trang 21thay thế giá gói thầu được thực hiện như sau:
+ “Đối với trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựachọn nhà thầu (1) Nếu giá trị cao hơn này không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dựtoán mua sắm được duyệt thì không cần phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu (2)Trường hợp dự toán cao hơn làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm đượcduyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu Bên cạnh đó, có thể phải điều chỉnhhình thức lựa chọn nhà thầu nếu hình thức lựa chọn trong kế hoạch được duyệt không cònphù hợp.”
+ “Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọnnhà thầu: (1) Nếu việc thấp hơn này không làm thay đổi hình thức lựa chọn
15
nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạchlựa chọn nhà thầu (2) Trong trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu chophù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh
kế hoạch lựa chọn nhà thầu.”
Thứ hai, đối với gói thầu xây dựng, việc thay thế gói thầu được xác định theo
quy định tại Điều 12 Nghị định 32/2015/NĐ-CP [9] như sau:
“+ Chủ đầu tư tổ chức xác định, cập nhật dự toán gói thầu xây dựng, thực hiện thẩmđịnh, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đãphê duyệt, làm cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá lựa chọn nhàthầu xây dựng.”
“+ Chủ đầu tư được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiệnnăng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện xác định,cập nhật, thẩm tra dự toán gói thầu xây dựng trước khi phê duyệt.”
* Quản lý giá hợp đồng:
- “Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhậnthầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiệnthanh toán, tạm ứng hợp đồng và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xâydựng.”
- “Trong hợp đồng xây dựng các bên phải ghi rõ nội dung các khoản chi phí, các loạithuế, phí (nếu có) đã tính và chưa tính trong giá hợp đồng; giá hợp đồng xây dựng đượcđiều chỉnh phải phù hợp với loại hợp đồng, hình thức giá hợp đồng và phải được các bênthỏa thuận trong hợp đồng Đối với những hợp đồng xây dựng các bên có thỏa thuậnthanh toán bằng nhiều đồng tiền khác nhau thì phải ghi cụ thể giá hợp đồng tương ứng vớitừng loại tiền tệ.”
Trang 22- Giá hợp đồng xây dựng có các hình thức sau:
“a) Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thựchiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừtrường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện.”
“b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên cơ sở đơn giá cố định chocác công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng Đơn giá cố định là đơn giá khôngthay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.”
16
“c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá đã điềuchỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việctương ứng được điều chỉnh giá Phương pháp điều chỉnh đơn giá do trượt giá thực hiệntheo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 38 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.”
“d) Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyêngia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc (khốilượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ.”
“đ) Giá hợp đồng theo giá kết hợp là loại giá hợp đồng được sử dụng kết hợp cácloại giá hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d trên cho phù hợp với đặc tính của từng loạicông việc trong hợp đồng.”
- Giá hợp đồng xây dựng được xác định căn cứ vào giá trúng thầu, hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng giữa các bên
- Điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng xây dựng được quy định như sau: a)Đối với hợp đồng trọn gói:
“Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu mà tại thời điểm lựa chọn nhàthầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá
để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng hoặc trong một
số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: Hợp đồng EC, EP, PC,EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lựckinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói.”
“Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy
đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trongthời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro củamình.”
b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
“Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựachọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để
Trang 23thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xácđịnh được chính xác khối lượng công việc Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợpđồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trongthời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải
“d) Giá hợp đồng theo thời gian thường được áp dụng đối với một số hợp đồng xâydựng có công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng Hợp đồng tư vấn xây dựngđược áp dụng tất cả các loại giá hợp đồng.”
* Quản lý điều chỉnh giá hợp đồng:
“- Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận cụ thể các trường hợp đượcđiều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng; trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứđiều chỉnh giá hợp đồng; phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giáhợp đồng, tính chất công việc trong hợp đồng xây dựng.”
- Việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng được quy định như sau [10]:
“a) Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theođơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng
”
“b) Trường hợp khối lượng công việc thực tế thực hiện tăng hoặc giảm lớn hơn 20%khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa cóđơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc đãthỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho các khối lượng này để thanh toán.”
“c) Trường hợp khối lượng thực tế thực hiện tăng hoặc giảm nhỏ hơn hoặc bằng20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợpđồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanhtoán.”
“d) Việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng cho những khối lượng công việc mà tại thờiđiểm ký hợp đồng bên giao thầu và bên nhận thầu có thỏa thuận điều chỉnh đơn giá thực
Trang 24hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.”
18
- Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng [10]:
“a) Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tính chất côngviệc, loại giá hợp đồng, đồng tiền thanh toán và phải được các bên thỏa thuận trong hợpđồng.”
b) Cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung côngviệc trong hợp đồng Trong hợp đồng phải quy định việc sử dụng nguồn thông tin về giáhoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giá hợpđồng theo công thức sau:
- Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về điều chỉnh hợp đồng xây dựng
1.3.4.4 Quản lý định mức, đơn giá xây dựng
* Quản lý định mức xây dựng:
Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập định mức dự toán xây dựng và công bốđịnh mức xây dựng, cụ thể về việc quản lý định mức xây dựng như sau:
“- Trên cơ sở phương pháp lập định mức dự toán xây dựng của Bộ Xây dựng, các
Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập vàcông bố định mức xây dựng cho các công việc đặc thù chuyên ngành của ngành và địaphương sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng Định kỳ hàng năm gửi những địnhmức xây dựng đã công bố về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.”
“- Định mức xây dựng được công bố là cơ sở để chủ đầu tư sử dụng, vận dụng, thamkhảo khi xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và quản lý chi phí đầu tưxây dựng.”
19
Trang 25“- Đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố hoặc đã có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bốnhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thểcủa công trình được thực hiện như sau:”
“+ Chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng mới, định mức dựtoán xây dựng điều chỉnh hoặc vận dụng định mức dự toán tương tự ở các công trình đã vàđang thực hiện, làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.”
“+ Đối với các gói thầu xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thực hiện hìnhthức chỉ định thầu thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết địnhtrước khi áp dụng Riêng đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướngChính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp tỉnh quyết định.”
“+ Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, điều chỉnh, thẩm tra các định mức dự toán xây dựng tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định 32/2015/NĐ-CP quyđịnh về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”
* Quản lý đơn giá xây dựng
“Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêu cầu kỹ thuật,điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựngcông trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toánxây dựng công trình để quản lý chi phí.”
1.3.4.5 Quản lý thanh toán và quyết toán
* Quản lý thanh toán:
“Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.”
“Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thờiđiểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.”
“Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh toán chobên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuậntrong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có quy định khác.”
20
“Thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận nhưng không quá 14 ngày làm việc kể
từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng vàđược quy định cụ thể như sau:”
“- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp
Trang 26lệ của bên nhận thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị thanh toántới cơ quan cấp phát, cho vay vốn;”
“- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ củachủ đầu tư, cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chuyển đủ giá trị của lần thanh toán chobên nhận thầu.”
* Quản lý quyết toán:
“- Quản lý quyết toán hợp đồng xây dựng: Tất cả các hợp đồng sau khi kết thúc sẽphải quyết toán Nội dung quản lý quyết toán hợp đồng bao gồm: Xác định khối lượnghoàn thành đáp ứng về chất lượng, tiến độ,…; Xác định giá trị quyết toán từng hợp đồngphù hợp với từng loại hợp đồng; Xác định công nợ và trách nhiệm của các bên tham giahợp đồng.”
“+ Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xâydựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầuhoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.”
“+ Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng
và giá hợp đồng Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với cácthỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau: Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn
bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xâydựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng Các tài liệu khác theothỏa thuận trong hợp đồng.”
+ Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
- Quản lý quyết toán vốn đầu tư:
“Việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng được thực hiện khi công trình của dự án hoànthành, đưa vào khai thác sử dụng Giá trị vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phíhợp pháp đã thực hiện cho ĐTXD công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng
Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự
21
toán đã được phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung hoặc là chi phí được thực hiệnđúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật Đối với các côngtrình sử dụng vốn nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổngmức đầu tư (TMĐT) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Công việc quản lý chi phítrong quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành gồm:”
+ Quản lý hồ sơ cùng giá trị quyết toán dự án hoàn thành;
Trang 27+ Quản lý kiểm toán quyết toán, nếu có;
+ Quản lý trình thẩm định, trình phê duyệt quyết toán;
+ Quản lý giải quyết công nợ sau khi quyết toán dự án hoàn thành được phê duyệt; + Quản lý hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành được phê duyệt
Các công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước sau khi đã hoàn thành đều phải thực hiện thủ tục quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
“Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quátrình đầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng Chi phí hợppháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán đượcphê duyệt; hợp đồng đã ký kết; kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định
và đúng thẩm quyền Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi phí đầu tưđược quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điềuchỉnh.”
“Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng và quy đổivốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sửdụng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự ánquan trọng Quốc gia và dự án nhóm A, 6 tháng đối với dự án nhóm B và 3 tháng đối với
dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng Sau 6 tháng
kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư cótrách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư.Đối với công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng thuộc dự ánđầu tư xây dựng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo ngườiquyết định đầu tư xem xét, quyết định.”
22
“Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, sau khi kếtthúc niên độ ngân sách, Chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tư theoniên độ theo quy định của Bộ Tài chính.”
“Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư: Đối với các dự án quan trọng Quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng quyết định đầu tư Giao cơ quan quản lý cấp trên của Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốnngân sách nhà nước Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.”
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
1.3.5.1 Các nhân tố khách quan
Trang 28“a Khả năng đảm bảo vốn cho dự án: Do dự án thực hiện trong thời gian dài, bị ảnhhưởng bởi chế độ chính sách và tình hình kinh tế của đất nước Chủ đầu tư phải có nhữngphương án huy động vốn để thực hiện dự án khác nhau tránh tình trạng dự án bị gián đoạn.
”
“b Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng và yêu cầu kỹ thuật của công trình: (i) Điều kiện tự nhiên như điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi hay khắc nghiệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc của con người, máy móc thiết bị sẽ ảnh hưởng đến kết quả quản lý chi phí (ii)Yêu cầu kỹ thuật của công trình là phức tạp hay ít phức tạp đòi hỏi cán bộ quản lý thường xuvên có mặt để điều hành, điều chỉnh, phối hợp các tìnhhuống phức tạp, bất ngờ có thể xảy ra.”
“c Cơ chế, chính sách của nhà nước:Có thể thấy rằng các nhân tố về cơ chế, chỉnhsách của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi phí Môitrường pháp luật ổn định, không có sự chồng chéo của các văn bản, không có hiện tượngnhũng nhiễu, tiêu cực thì sẽ tạo diều kiện thuận lợi cho công tác quản lý chi phí.”
1.3.5.2 Các nhân tố chủ quan
a Nhân tố con người của Ban QLDA:
“Trình độ cán bộ của Ban quản lý dự án: trình độ của các cán bộ, nhân viên quản
lý là quan trọng nhất đối với công tác quản lý chi phí, bởi dự án có thành công hay không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý.”
23
“Số lượng cán bộ quản lý trong Ban quản lý dự án: Tùy thuộc vào quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử dụng mà lựa chọn mô hình quản lý bao gồm số lượngcán bộ chuyên môn phù hợp nhằm đảm bảo mô hình quản lý năng động, hiệu quả, phù hợp với những thay đổi của môi trường cạnh tranh.” b Phương pháp quản lý và công cụquản lý của Ban QLDA
“Quy chế quản lý nội bộ của Ban Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án phải có quy chếminh bạch, rõ ràng, thể hiện phạm vi công việc, chức năng, quyền hạn của các khối chứcnăng và phòng ban để nâng cao chất lượng quản lý chi phí.”
Phương thức lựa chọn nhà thầu và lựa chọn phương thức hợp đồng Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, sử dụng phương pháp quản lý chi phí tiên tiến trên thế giới hiện nay như EVM (Phương pháp giá trị đạt được) c Cơ sở vật chất và trang thiết bị quản lý
“Nhà làm việc, trang thiết bị: Công tác quản lý chi phí có thề bị hạn chế bởi cơ sở vật chất nhà làm việc, trang thiết bị Nhà quản lý chi phí chỉ có thể thực hiện tốt công tác quản lý dự án khi có đủ các cơ sở vật chất cần thiết bởi vì quá trình quản lý chi phí
là một quá trình diễn ra trong một thời gian dài và đòi hỏi sử dụng nhiều đến các
Trang 29phương tiện vật chất, trang thiết bị ”
“Phần mềm quản lý, sách, tài liệu : Phần mềm, sách, tài liệu là công cụ, cơ sở hỗ trợ nhà quản lý theo dõi đánh giá chất lượng công tác quản lý dự án để đưa ra những điều chỉnh nhanh nhất.”
Các tài liệu về các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá dùng trong quản lý kỹ thuật, quản lý thời gian và quản lý chi phí
1.5 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng của các Doanh nghiệp có vốn nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối
1.5.1 Kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban quản lý Công trình Cấp nước và Vệ sinh thành phố - Công ty cổ phần cấp nước Hải Phòng
“Tác giả đã có điều kiện tham quan học tập kinh nghiệm tại một số Ban quản lý dự
án của Công ty cấp nước khu vực miền Bắc, cụ thể tại Ban quản lý Công trình Cấp nước
và Vệ sinh thành phố của Công ty cổ phần cấp nước Hải Phòng (gọi tắt là Ban QLDA Cấpnước và Vệ sinh thành phố) Những năm gần đây, Ban QLDA Cấp nước và Vệ sinh thànhphố đã được giao thực hiện quản lý dự án mỗi năm hàng chục dự án với tổng mức đầu tưlên tới hàng trăm tỷ đồng Các dự án đầu tư xây
24
dựng do Ban QLDA Cấp nước và Vệ sinh thành phố thực hiện về cơ bản được các đánhgiá, ghi nhận là đạt hiệu quả về đầu tư, kinh tế xã hội Thời gian qua công tác quản lý chiphí dự án đầu tư xây dựng của Ban QLDA Cấp nước và Vệ sinh thành phố được thực hiệnnhư sau mà các Chủ đầu tư và Ban QLDA khác có thể nghiên cứu tham khảo học hỏi:”
“+ Ban QLDA Cấp nước và Vệ sinh thành phố đặc biệt chú trọng công tác đào tạonhân lực, đặc biệt là về nội dung quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng Ban QLDA Cấpnước và Vệ sinh thành phố không chỉ đưa cán bộ học tập và đào tạo các chương trình vềquản lý dự án đầu tư xây dựng mà còn chú trọng các chương trình như quản lý hợp đồng,quản lý thanh toán, quyết toán công trình, đo bóc khối lượng Đơn vị này còn tạo điềukiện để các cán bộ đi thi lấy chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá các hạng với mục đíchnâng cao tay nghề.”
“+ Chú trọng quản lý Tổng mức đầu tư dự án trên cơ sở thiết kế được duyệt nhằmhạn chế sự điều chỉnh khi thực hiện Chú trọng công tác lập kế hoạch và kiểm soát chi phíđầu tư xây dựng.”
“+ Chủ động xây dựng các quy trình quản lý chi phí như: quy trình thẩm tra và phêduyệt tổng mức đầu tư; quy trình quản lý chi phí hợp đồng, quy trình kiểm soát hồ sơ dựtoán, thanh toán khối lượng, kiểm soát chi phí nói chung.”
“+ Ban QLDA Cấp nước và Vệ sinh thành phố có những chế tài và quy định khắtkhe về công tác quản lý chi phí: đối với các các cán bộ sử dụng chi tiêu hợp lý thì Ban
Trang 30QLDA Cấp nước và Vệ sinh thành phố đều kịp thời khen thưởng, không khuyến khích cáccán bộ sử dụng tiêu sài mua sắm các trang thiết bị không cần thiết, có chế tài quy định sửdụng các khoản công tác phí.”
+ Tăng cường quản lý rủi ro trong quản lý chi phí
1.5.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho Ban quản lý dự
án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
Từ những bài học về công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng của Ban QLDA Cấp nước và Vệ sinh thành phố, kết hợp với kinh nghiệm cá nhân, tác giả đưa rabài học kinh nghiệm cho Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh cần chú ý một số vấn đề cần hoàn thiện như sau:
+ Chú trọng công tác đào tạo nhân lực, đặc biệt là về nội dung quản lý chi phí dự
án đầu tư xây dựng; Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, trao đổi về
25
quản lý dự án đầu tư xây dựng như quản lý hợp đồng, quản lý thanh toán, quyết toán côngtrình, đo bóc khối lượng; tạo điều kiện để các cán bộ của Ban QLDA đi thi lấy chứng chỉhành nghề kỹ sư định giá các hạng để đáp ứng yêu cầu công việc
+ Chú trọng hoàn thiện công tác quản lý giá gói thầu; công tác quyết toán hợp đồng
và vốn đầu tư dự án hoàn thành và hoàn thiện công tác quản lý chi phí thông qua xây dựngchặt chẽ quy chế chi tiêu nội bộ
+ Chú trọng hoàn thiện cho công tác quản lý tổng mức đầu tư, quản lý dự toán xây dựng công trình các dự án
+ Đề cao vai trò của các tổ chức tư vấn độc lập được trong việc lập, thẩm tra, khống chế chi phí giúp Chủ đầu tư
+ Chịu trách nhiệm quản lý chi phí xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đến khi dự án được hoàn thành Quy trình quản lý chi phí được thiết lập bởi tổ chức chuyên nghiệp vềquản lý chi phí
+ Áp dụng giá cả thị trường trong lập dự toán và giá xây dựng của hệ thống quản
lý chi phí đảm bảo tính chính xác và tính cạnh tranh
26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN - CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH QUẢNG
NINH
Trang 312.1 Giới thiệu tổng quan về Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
“Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh tiền thân là Ban Kiếnthiết nước Quảng Ninh được thành lập tại quyết định số 140 QĐ/UB ngày 11/1/1997 củaUBND tỉnh Quảng Ninh đặt trực thuộc Công ty thi công và cấp nước Quảng Ninh (nay làCông ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh).”
Tên: Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mã số: 5700100104-015 đăng ký lần đầu ngày 11/11/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 15/01/2014
Trụ sở giao dịch chính: Số 449 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
a Chức năng của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh với chức năng quản lý
dự án, giám sát thi công xây dựng các dự án do Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninhlàm Chủ đầu tư
b Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
Lập kế hoạch dự án: Ban quản lý dự án phối hợp với các phòng chức năng của Chủ đầu tư lập, trình phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án hàng năm
“Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Ban quản lý dự án phối hợpcác phòng chức năng của Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xâydựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan,
27
môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự
án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thựchiện các công việc chuẩn bị dự án khác.”
“Các nhiệm vụ thực hiện dự án: thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng vàtrình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng(theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồithường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện
Trang 32dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thựchiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác.”
“Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: tổ chứcnghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợpđồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình.”
“Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến
độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định.”
“Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Ban QLDA thựchiện các nhiệm vụ quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chínhsách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiếtlập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chínhxác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư
và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
“Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Ban QLDA phối hợp với Chủ đầu
tư và các phòng chức năng Công ty thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu
tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.”
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh Ban quản lý dự án có tổng số CBNV là 23 người, bao gồm:
Ban lãnh đạo gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc
Các bộ phận: Bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán-hành chính, bộ phận kế nghiệp vụ
-Kế toán Thủ quỹ, hành chính, lái xe
Bộ phận kế hoạch - nghiệp vụ
Trang 33Cán bộ nghiệp vụ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án
(Nguồn: Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh) a Giám đốc
* “Chức năng: Giám đốc là người đại diện pháp nhân và chịu trách nhiệm trướcpháp luật, Công ty, CBNV trong đơn vị về điều hành hoạt động của Ban QLDA Quản lý
dự án theo đúng các quy định của Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh về quản lý dự án đầu tưxây dựng Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Ban QLDA.”
* Nhiệm vụ:
- Phụ trách chung toàn bộ hoạt động của đơn vị
- Lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư
- Tham gia với các phòng chức năng Công ty giải quyết các thủ tục lập, trình phê duyệt dự án đầu tư
- Tổ chức thẩm định hoặc thuê tư vấn thẩm tra, trình Công ty phê duyệt theo quy định
- Ký kết các hợp đồng theo uỷ quyền của Công ty
- Kiểm soát báo cáo quyết toán vốn đầu tư khi công trình, dự án hoàn thành (Đối với các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước) - Trực tiếp phụ trách công
tác tổ chức, tài chính, thi đua khen thưởng ở đơn vị b Phó Giám đốc kế hoạch-nghiệp vụ
* “Chức năng: Giúp Giám đốc điều hành công việc theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban QLDA, Công ty, Nhà nước và CBNV trong đơn vị về những việc được phân công Trực tiếp phụ trách Bộ phận Kế hoạch Nghiệp vụ, quản lý công tác kế hoạch, quản lý hợp đồng, kiểm soát các hồ sơ thanh, quyết toán các công trình, dự án Ban QLDA được giao quản lý và các mặt công tác khác do Giám đốc Ban QLDA giao.”
* Nhiệm vụ:
Trang 34- Tham gia công tác lựa chọn nhà thầu khi được giao nhiệm vụ.
- Chủ trì quản lý hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan các công trình, dự án - Quản lý, kiểm soát hồ sơ thanh toán, hồ sơ quyết toán các công trình, dự án - Chủ trì theo dõi, lập báo cáo tình hình thực hiện các công trình, dự án theo định kỳ, theo yêu cầu cấp trên (nếu có)
- Tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng (nếu có)
- Chuẩn bị và tập hợp hồ sơ pháp lý phục vụ cho việc nghiệm thu bàn giao công trình, dự án đưa vào sử dụng
c Phó Giám đốc kỹ thuật
* “Chức năng: Giúp Giám đốc điều hành công việc theo phân công, chịu tráchnhiệm trước Giám đốc Ban QLDA, Công ty, Nhà nước và CBNV trong đơn vị về nhữngviệc được phân công Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: quản lý chất lượng xây dựng,quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng, quản lý an toàn lao động
và quản lý môi trường, đền bù GPMB và các công việc khác do Giám đốc Ban QLDAgiao.”
- Giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công xây dựng công trình - Quản
lý chất lượng xây dựng, tiến độ xây dựng, khối lượng thi công xây dựng, an toàn lao động và quản lý môi trường
- Quản lý theo dõi hồ sơ quản lý chất lượng, tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình, dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng
- Theo dõi, nghiệm thu công tác bảo hành công trình theo quy định - Lập báo cáo
về công tác quản lý chất lượng theo định kỳ, theo yêu cầu của cấp trên (nếu có)
d Kế toán
* Chức năng, nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Giám đốc lập dự toán chi phí quản lý dự án của đơn vị theo chế
độ chính sách hiện hành
- Theo dõi tình tình thanh toán, công nợ các công trình, dự án
- Quản lý chi tiêu nội bộ theo định mức và chế độ chính sách Nhà nước - Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách với người lao động theo chế độ chính sách hiện hành của
Trang 35nhà nước.
- Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ, các chi phí phát sinh theo nghiệp vụ
kế toán tại đơn vị
- Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư khi công trình, dự án hoàn thành (đối với cáccông trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước)
- Tham gia công tác lựa chọn nhà thầu
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc Ban QLDA giao
e Cán bộ kế hoạch - nghiệp vụ
* Chức năng, nhiệm vụ: Trực tiếp lập báo cáo tình hình thực hiện các công trình, dự
án theo định kỳ, theo yêu cầu của Giám đốc BQLDA; Thực hiện thủ tục lựa chọn nhàthầu, Quản lý hợp đồng, kiểm tra các hồ sơ thanh, quyết toán các công trình dự ánBQLDA được giao quản lý; Quản lý hồ sơ pháp lý của các dự án, công trình và các côngtác khác do Phó giám đốc kế hoạch-nghiệp vụ giao
31
f Cán bộ kỹ thuật.
* Chức năng, nhiệm vụ: Giám sát thi công công trình Giao mặt bằng, giao tuyến thicông, giải quyết các thủ tục cấp phép, cấp tuyến Thực hiện việc giám sát thi công côngtrình đảm bảo qui trình, qui phạm, kỹ mỹ thuật Quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến
độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng, quản lý an toàn lao động, vệ sinh môitrường, nghiệm thu bàn giao công trình
g Thủ quỹ - Hành chính
Chức năng, nhiệm vụ: Làm công tác thủ quỹ, hành chính
h Lái xe
Chức năng, nhiệm vụ: Làm công việc lái xe
2.1.4 Thực trạng nguồn lực của Ban quản lý dự án - Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh
* Đánh giá đội ngũ nhân sự của Ban QLDA về lĩnh vực chuyên môn:
Bảng 2.1: Đội ngũ nhân sự của các bộ phận về lĩnh vực chuyên môn
chuyên môn
Ban giám đốc
Bộ phận
kỹ thuật
Bộ phận kế hoạch -nghiệp vụ
Bộ phận
kế hành chính