Trong quá trình này, quy mô và cơ cấu thu ngân sách nhà nước/GDP đã thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào các chính sách tài chính và sự biến động của nền kinh tế.. Khái niệm về thu ngân
Trang 1ĐẠI HỌC QU C GIA HÀ N Ố ỘI TRƯỜNG Đ ẠI HỌ C KINH T Ế
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu
TS.Lê Hồng Thái Sinh viên thực hiện : Nguyễn Yến Nhi (21050510)
Nguyễn Thị Nam Giang (21050415) Nguyễn Việt Hà (21050423) Nguyễn Minh Hiếu (21050429)
Mã học phần : FIB3111 1
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ
HÀM Ý RÚT RA
Hà Nội - 2023
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC HÌNH, HỘP 5
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG 6
I Cơ sở lý luận về thu Ngân sách nhà nước 6
1 Khái niệm về thu ngân sách nhà nước và GDP 6
2 Đặc điểm thu ngân sách nhà nước 6
II Tình hình chung kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến nay 7
1 Giai đoạn 1 (2000 - 2006) 7
2 Giai đoạn 2 (2006 - 2011) 7
3 Giai đoạn 3 (2011 - 2016) 8
4 Giai đoạn 4 (2016 - nay) 8
III Phân tích quy mô thu ngân sách nhà nước/GDP ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay 9
1 Quy mô thu NS NN 9
2 Quy mô thu ngân sách nhà nước/GDP ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay 9
2.1 Giai đoạn năm 2000-2009 9
2.2 Giai đoạn năm 2010-2014 12
2.3 Giai đoạn năm 2015-2019 14
2.4 Giai đoạn năm 2020-nay 16
IV Cơ cấu thu ngân sách nhà nước/GDP ở Việt Nam từ năm 2000 - nay 18
1 Cơ cấu thu NSNN 18
2 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước/GDP ở Việt Nam từ năm 2000 - nay 18
2.1 Giai đoạn năm 2000-2009 19
2.2 Giai đoạn năm 2010-2014 21
2.3 Giai đoạn năm 2015-2019 22
2.4 Giai đoạn năm 2020 - nay 24
V Hàm ý rút ra 28
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC 31
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tính tỷ lệ thu NSNN so với GDP giai đoạn 2000-2004
Bảng 2.2 Tính tỷ lệ thu NSNN so với GDP giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.3 Tính tỷ lệ thu NSNN so với GDP giai đoạn 2010-2014
-Bảng 2.5 Tính tỷ lệ thu NSNN so với GDP giai đoạn 2020-2022
Bảng 3.1 Tỷ trọng thu Ngân sách Nhà nước theo 4 nguồn thu qua các năm từ
Trang 5DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 3.1 Biểu đồ tình hình thực hiện một số khoản thu ngân sách nhà nước
Trang 6và chính sách xã hội Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã trải qua sự phát triển kinh tế đáng kể Trong quá trình này, quy mô và cơ cấu thu ngân sách nhà nước/GDP đã thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào các chính sách tài chính và sự biến động của nền kinh tế
NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận về thu Ngân sách nhà nước
1 Khái niệm về thu ngân sách nhà nước và GDP
Trong pháp luật thực định, theo khoản 14 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015, khái niệm ngân sách nhà nước được hiểu như sau: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Thu ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tập trung quan trọng nhất của Nhà nước GDP (Gross Domestic Product) hay còn gọi là tổng sản phẩm trong nước Đây là một chỉ số tiêu dùng đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định
2 Đặc điểm thu ngân sách nhà nước
- Thu ngân sách nhà nước thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ về lợi ích kinh tế Sự phân chia đó
Trang 7là 1 tất yếu quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước
và thực hiện các chức năng của Nhà nước cũng như thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do cộng đồng giao phó
- Thu NSNN được xác lập trên cơ sở luật định vừa mang tính chất bắt buộc (thuế, phí, lệ phí), vừa mang tính chất tự nguyện (các khoản đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước)
- Thu ngân sách nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù như giá cả, thu nhập, lãi suất Chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) GDP là yếu tố khách quan quyết định mức động viên của thu ngân sách nhà nước
- Thu NSNN gắn liền với hoạt động của Nhà nước: Nhà nước đề ra mục tiêu thu NSNN trong một thời kỳ nhất định, ban hành chính sách thu NSNN Đồng thời, Nhà nước tổ chức bộ máy thu và đảm bảo điều kiện cho công tác thu NSNN
II Tình hình chung kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến nay Chia thành 4 giai đoạn
1 Giai đoạn 1 (2000 - 2006)
Là bước quan trọng để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần do kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, củng cố kinh tế tập thể hình thành hệ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ hàm lượng công nghệ của sản phẩm tăng nhanh
2 Giai đoạn 2 (2006 - 2011)
Nước ta gia nhập WTO và triển khai sâu rộng các cam kết trong khu vực mậu dịch tự do Asean và Asean+ tạo ra những cơ hội to lớn cho thu hút đầu tư và phát triển xuất khẩu nhưng cũng đặt ra những thách thức hay đối với sức cạnh tranh của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và khả năng phản ứng chính sách trước những diễn biến phức tạp của thị trường
Trang 8Khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu cùng những biến động chính trị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có tác động tiêu cực đến nền kinh tế xã hội nước ta
Sự điều chỉnh chính sách nhằm ứng phó phù hợp với những biến động của kinh tế thế giới từ thắt chặt tài khóa tiền tệ để kiềm chế lạm phát ở năm 2008 sang kích Cầu Đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng ở năm 2009, thực hiện chính sách tài chính tiền tệ chặt chẽ linh hoạt có thể kiềm chế Vạn Phát sự ổn định kinh tế vĩ
mô phải đảm bảo tăng trưởng ở 2010
3 Giai đoạn 3 (2011 - 2016)
Nhiều yếu tố trên thế giới đã có tác động nặng nề tới nền kinh tế nước ta như giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên liệu tăng cao Thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trước lại hay lạm phát ở cao ở hầu hết các quốc gia
Trong nước thì nguy cơ bất ổn nền kinh tế vĩ mô đã đặt ra những thách thức rất lớn khi lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn kéo theo cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối giảm mạnh tạo áp lực tới tỷ giá hối đoái, giá vàng biến động bất thường và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn
4 Giai đoạn 4 (2016 - nay)
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ổn định kinh
tế vĩ mô tạo môi trường và động lực phát triển kinh tế xã hội Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ hiện đại, hội nhập quốc tế, phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế Quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo thu đúng, thu đủ chống thất thu, nợ đọng thuế và cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu kinh tế đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao năng suất hiệu quả đối với sức cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy kinh tế Nhà nước làm chủ đạo nhưng đẩy mạnh tạo thuận lợi tối đa cho kinh
Trang 9tế tư nhân phát triển như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hình thành cơ cấu quản lý vốn và tài sản nhà nước, xã hội hóa chủ sở hữu và trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ
III Phân tích quy mô thu ngân sách nhà nước/GDP ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
1 Quy mô thu NSNN
Quy mô thu ngân sách nhà nước thường được đo bằng tổng giá trị thu ngân sách trong một năm tài chính Nó bao gồm tất cả các nguồn thu như thuế, lệ phí, tiền thu từ cơ quan chính phủ, và các nguồn thu khác Quy mô này thể hiện tổng
số tiền mà chính phủ thu được để tài trợ cho các hoạt động và dự án của nhà nước, bao gồm cả các lĩnh vực như giáo dục, y tế, quốc phòng, hạ tầng, và nhiều lĩnh vực khác
Quy mô thu ngân sách nhà nước thường là chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của một quốc gia và xác định khả năng chính phủ thực hiện các chương trình và dự án
2 Quy mô thu ngân sách nhà nước/GDP ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
2.1 Giai đoạn năm 2000-2009
Bảng 2.1 Tính tỷ lệ thu NSNN so với GDP giai đoạn 2000-2004
Trang 10Bảng 2.2 Tính tỷ lệ thu NSNN so với GDP giai đoạn 2005-2009
Trước hết chúng ta khẳng định được sự phát triển của nền kinh tế VN trong những năm 2000 qua các chỉ số GDP và NSNN Điều đó chứng tỏ trong những năm 2000, nhân dân có mức thu nhập tăng đáng kể (qua chỉ số GDP) và những dịch vụ công, tiện ích xã hội mà chính phủ thực hiện (từ NSNN thu vào) vô cùng tích cực
Trang 11Hình 2.1 Sơ đồ tỷ lệ thu NSNN so với GDP từ năm 2000-năm 2009
Nguồn: Số liệu tính toán theo Tổng cục thống kê
Xu hướng tăng này được đánh giá do các nguyên nhân sau:
Sở dĩ nền kinh tế đạt được tốc độ tăng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước đều đạt những kết quả vượt trội Ngành nông nghiệp những năm 2000 là 1 trong những ngành trọng điểm phát triển kinh tế VN, nhờ có sự chỉ đạo bám sát của các cấp, các ngành, địa phương… các sản phẩm đặc trưng như là lúa, cây ăn quả tại đồng bằng sông Cửu Long, lợn gà, đều có lượng xuất chuồng ở mức khá trở lên
- Ngành công nghiệp là ngành phát triển vượt bậc so những năm trước 2000, việc mở rộng thị trường Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp dệt may, thủ công mỹ nghệ,
- Từ những tác động tích cực của các tập thể doanh nghiệp, cá nhân địa phương trong việc phát triển kinh tế, NSNN cũng được tăng lên đáng kể ( quan sát bảng thống kê ) Qua đó, ta thấy các dịch vụ công, tiện ích xã hội được đổi mới rõ ràng
Trang 12- Hệ thống chính sách thuế tiếp tục được cải cách theo hướng tăng cường tính thống nhất, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đối với nghĩa vụ thuế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng tích lũy cho doanh nghiệp; thủ tục hành chính trong khâu thu, nộp thuế được đơn giản hóa, công tác quản lý thuế được đổi mới và dần được hiện đại hoá
- Bộ Tài chính đã chủ trì nghiên cứu trình Chính phủ ban hành một hệ thống đồng bộ về cơ chế, chính sách tài chính phục vụ sắp xếp, đổi mới DNNN Các đề án về đổi mới cơ chế tài chính của DNNN và cơ chế đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hoá DNNN do Bộ Tài chính chủ trì và tham gia đã quán triệt quan điểm
Điều này phản ánh một mặt vẫn đảm bảo được một phần nhu cầu chi tiêu hiện tại, đồng thời vẫn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo tiền đề cho thu ngân sách bền vững trong dài hạn
2.2 Giai đoạn năm 2010-2014
Từ số liệu về thu Ngân sách Nhà nước và GDP theo giá hiện hành ta lập bảng tính toán tỷ lệ thu Ngân sách so với GDP như sau:
Bảng 2.3 Tính tỷ lệ thu NSNN so với GDP giai đoạn 2010-2014
Trang 13Dựa vào dữ liệu thu NSNN và GDP của Việt Nam qua các năm từ 2010 đến 2014 (Bảng 3.3) thì tỷ lệ thu NSNN so với GDP năm 2010 là 21,9%; năm
2011 là 20,40%; năm 2012 là 18,04%; năm 2013 là 18,52% và năm 2014 là 17,78% Như vậy, tỷ lệ thu NSNN so với GDP qua các năm từ 2010 đến 2014 có
xu hướng giảm xuống (minh họa ở hình 2.2 bên dưới) Xu hướng giảm này được đánh giá do các nguyên nhân sau:
Nhà nước đã áp dụng các biện pháp miễn thuế, giảm thuế, gia hạn nộp thuế
để kích thích tăng trưởng kinh tế nên quy mô thu từ thuế giảm xuống trong cả chuỗi thời gian trên
Nhà nước đã điều chỉnh giảm thuế suất hoặc giảm cơ sở tính thuế của một
số loại thuế như thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); mức giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân
Nền kinh tế Việt Nam có suy giảm đáng kể do ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới
Thu từ dầu thô giảm mạnh, đặc biệt trong thời gian gần đây giá dầu thô liên tục giảm mạnh và có biến động khó lường
Điều này phản ánh một mặt vẫn đảm bảo được một phần nhu cầu chi tiêu hiện tại, đồng thời vẫn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo tiền đề cho thu ngân sách bền vững trong dài hạn
Trang 14Hình 2.2 Sơ đồ tỷ lệ thu NSNN so với GDP từ năm 2010 - năm 2014
Nguồn: Số liệu tính toán theo Tổng cục thống kê
2.3 Giai đoạn năm 2015-2019
Bảng 2.4 Tính tỷ lệ thu NSNN so với GDP giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, tỷ lệ thu Ngân sách Nhà nước tăng dần từ năm
2015 (đạt 19,66%) đến năm 2018 đạt 20,43%, sau đó giảm nhẹ ở năm 2019 đạt
Trang 1520,16% (giảm 0,27%) Tuy nhiên, tỷ lệ thu Ngân sách Nhà nước cao hơn tỷ lệ đạt được của các năm 2012, 2013 và 2014 của giai đoạn trước
Nguồn: Số liệu tính toán theo Tổng cục thống kê Dựa vào dữ liệu thu NSNN và GDP của Việt Nam qua các năm từ 2015 đến 2019 (Bảng 3.3) thì tỷ lệ thu NSNN so với GDP năm 2015 là 19.66%, tăng 2 năm liên tiếp sau đó tại mức 20.55% vào năm 2017 và giảm ở năm 2018 và 2019 Các chỉ số GDP và NSNN đều có dấu hiệu tích cực, mức tăng trưởng đánh dấu
kinh tế năm 2018, tăng trưởng kinh tế diễn biến tích cực, toàn diện, ổn định Tốc
độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2018 ước tính sơ bộ đạt 7,08% so với cùng kỳ năm 2017, vượt số đã b áo cáo Quốc hội (6,8%), cao nhất
kể từ năm 2008 đến nay
- Kết quả trên là nhờ những tác động tích cực của nền kinh tế, tăng trưởng của thị trường tài chính, thị trường bất động sản và những nỗ lực trong công tác quản lý thu ngân sách, cùng một số điều chỉnh chính sách thu NSNN
Trang 16- Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu ngân sách đã tạo cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN
- Năm 2017, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng
vũ trang; chính sách đối với người có công với cách mạng; các nguyên tắc,
cơ chế phân bổ vốn cho các chương trình, lĩnh vực chi hay giữa các cấp ngân sách cũng được rà soát, hoàn thiện, góp phần đảm bảo chính sách chi NSNN được trọng tâm, trọng điểm
2.4 Giai đoạn năm 2020-nay
Bảng 2.5 Tính tỷ lệ thu NSNN so với GDP giai đoạn 2020-2022
Trang 17Hình 2.4 Sơ đồ tỷ lệ thu NSNN so với GDP từ năm 2020-năm 2022
Nguồn: Số liệu tính toán theo Tổng cục thống kê Qua bảng thống kê ta thấy được sự đi ngang của chỉ số GDP, miêu tả rõ ràng sự ảnh hưởng của COVID 19 (vào khoảng đầu 2020 đến đầu 2022) gây ra cho nền kinh tế Việt Nam COVID 19 ảnh hưởng rõ ràng qua các ngành như: Dịch vụ ăn uống, Du lịch, Xuất nhập khẩu, chúng đã khiến các ngành trên đóng băng ít nhất trong vòng 1 năm, gây ra sự chậm phát triển nền kinh tế chung Đặc biệt trong thời gian này, NSNN đã được đầu tư mạnh mẽ vào ngành Y Tế để cung cấp vacxin, khám chữa bệnh,
Sau khi dịch COVID 19, Thu ngân sách nhà nước đạt được kết quả tốt chủ yếu là do năm 2022 ở Việt Nam hoạt động kinh tế tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng khả quan: GDP tăng 8,02%; tổng mức bán lẻ tăng 19,8%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,8%; xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 8,4%; xuất siêu 12,4 tỷ USD… Đến nay, Chiến lược tài chính đã và đang có những bước thực hiện vô cùng tích cực trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, được thể hiện như sau: