MỞ ĐẦU Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn áp v
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
- -
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4
LHP: EC4004 – 01
TÊN ĐỀ TÀI
“TÌNH HÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM NĂM 2022”
Trang 2MỤC LỤC
TÌNH HÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2022
A MỞ ĐẦU 3
B NỘI DUNG 4
I Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Ngân sách Nhà Nước 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc điểm 4
1.3 Vai trò 4
II Tình hình Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2022 5
2.1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước năm 2022 5
2.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ chi Ngân sách nhà nước năm 2022 8
2.3 Trạng thái bội chi Ngân sách Nhà nước trong năm 2022 9
III Đánh giá tình hình Ngân sách Nhà nước năm 2022 10
3.1 Thành công của Ngân sách nhà nước năm 2022 10
3.2 Hạn chế của ngân sách Nhà nước 11
3.3 Một số giải pháp cải thiện thu chi, xử lý bộ chi Ngân sách Nhà nước 12
C TỔNG KẾT 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
2
Trang 3A MỞ ĐẦU
Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn áp và các nhiệm vụ xã hội Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình nhà nước cần phải có nguồn lực tài chính đó là cơ
sở vật chất cho nhà nước tồn tại và hoạt động Do đó, ngân sách nhà nước ra đời
và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà nước cũng như sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa Ngân sách nhà nước đã trở thành một công cụ quan trọng nhất được nhà nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh
tế thị trường, huy động nguồn tài chính, điều tiết vĩ mô nền kinh tế cũng như điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội Những việc đó được thực hiện thông qua hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp, thì việc thu, chi ngân sách thế nào cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh được tình trạng thất thoát, hạn chế thâm hụt ngân sách luôn là bài toán khó đặt ra cho nước ta
Với mục đích đi tìm hiểu về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu và chi ngân sách Nhà nước ta, nhóm đã chọn đề tài: Tình hình ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2022 làm đề tài cho bài đề báo cáo môn học
Trang 4TÌNH HÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2022
B NỘI DUNG
I Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Ngân sách Nhà Nước
1.1 Khái niệm
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
1.2 Đặc điểm
- Có tính pháp lý cao: Các khoản thu chi của NSNN luôn gắn liền với địa vị pháp lý của Nhà nước và quyền lực về kinh tế chính trị của Nhà nước nên các khoản thu - chi của Nhà nước luôn được thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt
- Hoạt động của NSNN gồm hai mặt thu và chi: Thu và chi ngân sách đều có ý nghĩa lớn, trong đó thu ngân sách có vai trò quyết định, còn chi ngân sách là góp phần thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước và có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao nguồn thu của NSNN
- Hoạt động của NSNN nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế - xã hội, vì sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế - xã hội
- NSNN bao gồm nhiều quỹ tiền tệ khác nhau: Được phân chia phù hợp với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp quản lý nhà nước, nhờ đó việc quản lý các nguồn thu và chi của NSNN có hiệu quả hơn
1.3 Vai trò
- Là công cụ quan trọng nhất để tập trung các nguồn tài chính: Nhằm đảm bảo các khoản chi theo nguyên tắc cân đối tài chính tích cực
- Là công cụ điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế (kích thích sản xuất kinh doanh, chống độc quyền, ) và điều tiết các hoạt động xã hội (văn hóa, y tế, giáo dục, )
- Góp phần ổn định thị trường giá cả, chống lạm phát: Bằng nguồn vốn cấp phát của chi tiêu NSNN hàng năm, các quỹ dự trữ nhà nước về hàng hóa và tài chính hoặc thông qua chính sách thuế sẽ tác động đến cung cầu hàng hóa trên thị trường
4
Trang 5II Tình hình Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2022
Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV (tháng 10, 11/2022), Chính phủ đã trình Quốc hội báo cáo đánh giá thực hiện nhiê tm vụ ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 với: thu NSNN đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, chi NSNN đạt 1.443,9 nghìn tỷ đồng, bội chi đạt 342,6 nghìn tỷ đồng bằng 3,6% GDP
Kết quả thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2022 chi tiết như sau:
2.1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước năm 2022
Dự toán thu NSNN là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hô ti ước đạt 1.614,1 nghìn tỷ đồng; thực hiê tn thu NSNN năm 2022 đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, tăng 403,8 nghìn tỷ đồng (+28,6%) so dự toán, tăng 201,4 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hô ti Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 19,1%GDP, riêng từ thuế và phí đạt 15,4%GDP
Từ biểu đồ 2 cho thấy thu NSNN năm 2022 so với thu thực hiện năm 2021 đạt thành tích tốt nhất về thu từ dầu thô (đạt 174,31%); tiếp đó là thu từ xuất nhập khẩu (đạt132,71%); thu nội địa (đạt 109,90%)
Thu NSNN so với dự toán năm 2022 đạt thành tích tốt nhất về thu từ dầu thô (đạt 275,92%); tiếp đó là thu từ xuất nhập khẩu (đạt 143,94%); thu nội địa (đạt 121,85%)
Cụ thể các nguồn thu như sau:
Trang 6a) Thu nội địa:
- Dự toán thu là 1.176,7 nghìn tỷ đồng; báo cáo Quốc hội ước đạt 1.292,3 nghìn
tỷ đồng; thực hiê tn đạt 1.443,9 nghìn tỷ đồng, vượt 267,2 nghìn tỷ đồng (+22,7%) so dự toán, tăng 151,7 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội
- Năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động của các yếu tố trong nước và bên ngoài, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ kịp thời các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân
Nhờ đó, các hoạt động kinh tế đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng (GDP quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; cả năm tăng 8,02%) Qua đó, tác đô tng tích cực đến số thu Ngân sách Nhà nước
- Báo cáo từ Tổng cục Thuế, tổng thu NSNN do cơ quan Thuế quản lý đạt 1,515 triệu tỷ đồng vượt xa dự toán được Quốc hội giao là 1,174 triệu tỷ đồng
So với cùng kỳ năm 2021, có 15/19 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng: + Doanh nghiệp nhà nước tăng 7.4%, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,5%, Kinh tế ngoài quốc doanh tăng 5.9%
Tổng mức tăng gần 80,5 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội + Thuế thu nhập cá nhân tăng 17,3 nghìn tỷ đồng ( 28.3%)
+ Phí-lệ phí tăng 15,1 nghìn tỷ đồng (17,8%)
+ Thu tiền cho thuế đất, thuê mặt nước tăng 7,4 nghìn tỷ đồng (1,7%) + Lệ phí trước bạ tước tăng 24,9%
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tăng 58,4%, Thu tiền sử dụng đất tăng 12,1%; Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tăng 17,2%; Thu
từ hoạt động xổ số tăng 24,5%…
- Các giải pháp trọng tâm được Bộ Tài Chính tổ chức thực hiện:
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, mở rộng kê khai, nộp thuế điện tử, triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi cả nước, tạo điều thuận lợi và rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp
Tăng cường công tác quản lý thu NSNN; đẩy mạnh chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp; đôn đốc xử lý thu hồi nợ đọng thuế, thu đầy đủ, kịp thời các khoản phải thu vào NSNN
6
Trang 7 Tăng thu từ các địa bàn, lĩnh vực có điều kiện để bù đắp số giảm thu
do thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
- Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu do những tháng cuối năm kinh tế vẫn duy trì được đà phục hồi, các doanh nghiệp thu nộp ngân sách tăng, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp Quý IV và tạm nộp cả năm; giá dầu vẫn duy trì ở mức cao, các Tập đoàn, Tổng công ty đẩy mạnh khai thác, chế biến, kinh doanh dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách trong lĩnh vực này; các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đẩy mạnh tiêu thụ, số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp ngân sách tăng + Riêng thuế bảo vê t môi trường và thu hồi vốn NSNN đầu tư tại các tổ chức kinh tế chưa đạt dự toán:
(i) Thuế bảo vệ môi trường mặc dù tăng so với báo cáo Quốc hội gần 2,4 nghìn
tỷ đồng, nhưng vẫn hụt 16,6 nghìn tỷ đồng (-27,8%) so dự toán, chủ yếu do thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mở nhờn để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế
(ii) Thu hồi vốn NSNN đầu tư tại các tổ chức kinh tế thực hiện đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 01 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, nhưng vẫn giảm 26,2 nghìn tỷ đồng (-87,2%) so dự toán do tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm
b) Thu từ dầu thô:
Dự toán thu là 28,2 nghìn tỷ đồng; báo cáo Quốc hội ước đạt 68 nghìn tỷ đồng; thực hiê tn đạt 78 nghìn tỷ đồng, tăng 49,8 nghìn tỷ đồng (+176,7%) so dự toán, tăng 10 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội Trên cơ sở giá dầu thanh toán bình quân đạt 104,7 đô la Mỹ/thùng, tăng 44,7 đô la Mỹ/thùng so giá dự toán (60 đô
la Mỹ/thùng); sản lượng thanh toán đạt 8,67 triê tu tấn, tăng 1,67 triệu tấn so kế hoạch (7 triệu tấn)
c) Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu:
Dự toán thu là 199 nghìn tỷ đồng; báo cáo Quốc hội ước đạt 246 nghìn tỷ đồng; thực hiê tn đạt 285,4 nghìn tỷ đồng, vượt 86,4 nghìn tỷ đồng (+43,4%) so dự toán, tăng 39,4 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội, trên cơ sở:
+ Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 436,6 nghìn tỷ đồng; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế đô t và thực tế phát sinh là gần 151,3 nghìn tỷ đồng + Hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2022 tăng trưởng tích cực, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với
Trang 8năm 2021, riêng kim ngạch có thuế đạt 152,4 tỷ USD, tăng 10,5%, góp phần tăng thu NSNN trong lĩnh vực này so với dự toán và báo cáo Quốc hội
d) Thu viện trợ:
Dự toán thu là 7,8 nghìn tỷ đồng; kết quả thực hiê tn đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, tăng
336 tỷ đồng so dự toán và báo cáo Quốc hội
Tóm lại, nhờ triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chính sách hỗ trợ tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, ứng phó kịp thời với những diễn biến thực tế, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế - xã hội Kết quả thu NSNN vượt dự toán Quốc hội giao 403,8 nghìn tỷ đồng (+28,6%), qua đó đảm bảo nguồn lực thực cho Chương trình phục hồi, tăng chi đầu tư phát triển; thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh Đồng thời, tiếp tục tích lũy dành nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương
2.2 Kết quả thực hiện nhiệm vụ chi Ngân sách nhà nước năm 2022
Dự toán tổng chi NSNN Quốc hội quyết định là 1.816 nghìn tỷ đồng, thực hiê tn chi năm 2022 đạt 2.158,1 nghìn tỷ đồng, tăng 342,1 nghìn tỷ đồng (+18,8%) so với dự toán, trong đó:
a) Chi thư\ng xuyên:
Dự toán chi là 1.111,2 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt 1.101,9 nghìn tỷ đồng, giảm 9,3 nghìn tỷ đồng (-0,8%) so dự toán
Công tác điều hành chi thường xuyên năm 2022 cắt giảm những nhiê tm vụ chi chưa thực sự cần thiết, châ tm triển khai, tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội
Ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng (bao gồm dự phòng năm 2021 chuyển sang) là khoảng 6,33 nghìn tỷ đồng trong đó:
+ Bổ sung kinh phí cho các bộ, cơ quan trung ương 2,28 nghìn tỷ đồng + Hỗ trợ cho các địa phương hơn 4 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19,hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
8
Trang 9+ Bên cạnh đó, tạm cấp bổ sung hơn 4,36 nghìn tỷ đồng cho 32 địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ
+ Thực hiện xuất cấp 30,37 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hâ tu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm
b) Chi đầu tư phát triển
Dự toán chi là 557,5 nghìn tỷ đồng; thực hiện (bao gồm cả số vốn được chuyển nguồn sang năm 2023) ước đạt 638,1 nghìn tỷ đồng, tăng 80,6 nghìn tỷ đồng (+14,5%) so với dự toán
Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành nhiều giải pháp, tổ chức các đoàn công tác của Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đôn đốc thực hiện,thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2022 (31/01/2023), số vốn thực hiê tn giải ngân ước đạt 81,02% kế hoạch, đạt 93,42%
kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 96,65% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 42,47% kế hoạch
c) Chi trả nợ l`i:
Dự toán chi là 103,7 nghìn tỷ đồng; thực hiê tn ước đạt gần 94,8 nghìn tỷ đồng, giảm 8,9 nghìn tỷ đồng (-8,6%) so dự toán, chủ yếu do công tác phát hành trái phiếu Chính phủ phù hợp với tiến đô t thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư, giảm số dư nợ vay và trả lãi so dự kiến tại thời điểm xây dựng dự toán NSNN năm 2022 Đồng thời, giải ngân vốn ODA đạt thấp, giảm chi trả lãi vay nước ngoài so dự toán
2.3 Trạng thái bội chi Ngân sách Nhà nước trong năm 2022
Với kết quả thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2022 nêu trên, bội chi NSNN năm 2022 khoảng 342,6 nghìn tỷ đồng bằng 3,6% GDP thực hiện, giảm 61,7 nghìn tỷ đồng so với dự toán (404, 3 nghìn tỷ đồng - 4,3% GDP), trong đó: Bội chi ngân sách trung ương giảm 45.9 nghìn tỷ đồng, Bội chi ngân sách địa phương giảm 15.8 nghìn tỷ đồng Và vẫn đảm bảo nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho 05 dự
án đường bộ cao tốc của VEC và VIDIFI
Trang 10III Đánh giá tình hình Ngân sách Nhà nước năm 2022
Năm 2022 tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường như: xung đột vũ trang tại Nga-Ukraine kéo dài, nhiều quốc gia điều chỉnh chính sách tài khóa tiền tệ để kiểm soát lạm phát, … đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, thị trường năng lượng, lương thực và một số nguyên liệu đầu vào, tác động đến thị trường tài chính, hoạt động đầu tư và thương mại toàn cầu
Ở trong nước, dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt, nhưng nguồn lực tài chính
và sức chống chịu của doanh nghiệp bị suy giảm nhiều, hoạt động sản xuất -kinh doanh của một số ngành lĩnh vực còn khó khăn
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân
3.1 Thành công của Ngân sách nhà nước năm 2022
- Tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được kết quả đáng ghi nhận: 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; điều hành quyết liê tt thu, chi ngân sách, triê tt để tiết kiê tm, siết chă tt kỷ cương tài chính - ngân sách
- Nhiê tm vụ NSNN năm 2022 đã hoàn thành toàn diê tn các mục tiêu đề ra, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiê tm vụ phát triển kinh
tế - xã hô ti, đảm bảo đời sống nhân dân; ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội; kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,02% (vượt chỉ tiêu đề ra là 6-6,5%); chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,69%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 10,6%, xuất siêu 11,2 tỷ đô la Mỹ; các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, khó khăn, người nghèo, người lao động phát huy hiệu quả, sức khỏe người dân được quan tâm thực hiện tốt
- Nợ công được kiểm soát chặt chẽ, tái cơ cấu theo hướng bền vững Đến cuối năm 2022, dư nợ công khoảng 43-44%GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 40-41%GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 40-40-41%GDP, nghĩa vụ trả
nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 18-19% tổng thu NSNN Năm 2022 Việt Nam tiếp tục được S&P Global Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn lên mức BB+ và Moody's Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn từ mức Ba3 lên mức Ba2
10