1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng huy động vốn tại ngân hàng á châu

64 963 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 547 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm trở lại đây, sau những nỗ lực vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới đã và đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực và rõ nét hơn. Đặc biệt là sự khởi sắc của các nền kinh tế hàng đầu như Mĩ, Nhật Bản và Châu Âu tuy tăng trưởng chậm nhưng đã bền vững hơn. Nhìn chung, triển vọng tích cực của nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ mang lại những thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Trong đó ngành ngân hàng cũng góp phần thúc dẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Ý thức được điều này, ngành ngân hàng đã và đang từng bước không ngừng lớn mạnh, phát triển, thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế đất nước, nâng cao vị thế nước nhà trong khu vực và trên trường quốc tế. Là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Á Châu chi nhánh Thăng Long phải chung sức thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành, làm thế nào để huy động vốn đáp ứng cho sự công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và thực tập tại Ngân hàng Á Châu CN Thăng Long, em cũng đã có cơ hội được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế và một số kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ đã học tại cơ sở thực tập, từ đó giúp em có cái nhìn tổng quát nhất về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Thăng Long, qua đó em cũng nhận thấy công tác HĐV luôn giữ vị trí rất quan trọng đối với hệ thống NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, góp phần thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Trước tình hình đó, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Thăng Long” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em cũng mong muốn thông qua đề tài này, có thể giúp cho hoạt động HĐV của Ngân hàng TMCP Á Châu CN Thăng Long phát triển mạnh mẽ hơn về chất lượng và số lượng. Do thời gian thực tập hạn chế, kỹ năng trình bày, kinh nghiệm thực tế chưa cao và ngành ngân hàng là một ngành rộng lớn, có nhiều mảng liên quan nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý của Ban lãnh đạo Ngân hàng và các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm trở lại đây, sau những nỗ lực vượt qua khó khăn của cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới đã và đang có những dấu hiệu phục hồitích cực và rõ nét hơn Đặc biệt là sự khởi sắc của các nền kinh tế hàng đầu như Mĩ,Nhật Bản và Châu Âu tuy tăng trưởng chậm nhưng đã bền vững hơn Nhìn chung,triển vọng tích cực của nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ mang lại những thuận lợi chonền kinh tế Việt Nam Trong đó ngành ngân hàng cũng góp phần thúc dẩy nền kinh tếViệt Nam phát triển Ý thức được điều này, ngành ngân hàng đã và đang từng bướckhông ngừng lớn mạnh, phát triển, thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với nềnkinh tế đất nước, nâng cao vị thế nước nhà trong khu vực và trên trường quốc tế

Là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Á Châu chinhánh Thăng Long phải chung sức thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành, làm thếnào để huy động vốn đáp ứng cho sự công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vàthực tập tại Ngân hàng Á Châu CN Thăng Long, em cũng đã có cơ hội được tiếp xúc vớimôi trường làm việc thực tế và một số kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ đã học tại cơ sởthực tập, từ đó giúp em có cái nhìn tổng quát nhất về Ngân hàng thương mại cổ phần ÁChâu Chi nhánh Thăng Long, qua đó em cũng nhận thấy công tác HĐV luôn giữ vị trí rấtquan trọng đối với hệ thống NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triểnkinh tế, góp phần thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước Trước tình hình

đó, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Thăng Long” để hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp của mình Em cũng mong muốn thông qua đề tài này, có thể giúp cho hoạt độngHĐV của Ngân hàng TMCP Á Châu CN Thăng Long phát triển mạnh mẽ hơn về chấtlượng và số lượng

Do thời gian thực tập hạn chế, kỹ năng trình bày, kinh nghiệm thực tế chưa cao

và ngành ngân hàng là một ngành rộng lớn, có nhiều mảng liên quan nên đề tài nàykhông tránh khỏi những sai sót Em rất mong được sự góp ý của Ban lãnh đạo Ngânhàng và các thầy cô Em xin chân thành cảm ơn

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng HĐV của NHTMCP Á Châu CN Thăng Long trong giaiđoạn 2011- 2013

- Thấy được mối quan hệ giữa HĐV và sử dụng vốn tại NH

- Đánh giá việc HĐV của NH Á Châu CN Thăng Long thông qua các số liệu thuthập được

- Từ đó đề ra những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quảhoạt động HĐV tại CN Thăng Long

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đồi tượng nghiên cứu : Hoạt động HĐV tại NH Á Châu CN Thăng Long

- Phạm vi nghiên cứu :

o Về nội dung : Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nâng

cao chất lượng HĐV tại NH Á Châu CN Thăng Long

o Về không gian : Tại NHTMCP Á Châu CN Thăng Long

o Về thời gian : Khảo sát và đánh giá thực tế hoạt động HĐV của NH

trong giai đoạn 2011 – 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được vận dụng để thực hiện nghiên cứu đề tàigồm :

- Phương pháp thu thập số liệu :thu thập số liệu từ các bảng báo cáo HĐKD

của NH qua 3 năm 2011- 2013, đồng thời tham khảo ý kiến trực tiếp của cácnhân viên NH về các hoạt động của NH Bên cạnh đó cũng thu thập thông tin từcác phương tiện truyền thông như sách, tạp chí,Internet…

- Phương pháp phân tích :

o Phân tích tổng hợp để thấy được tổng quan tình hình hoạt động của NH

o Phương pháp so sánh sự biến động số liệu giữa các năm

o Phương pháp đánh giá thông qua các tỷ số để đánh giá hiệu quả hoạtđộng của NH

5 Kết cấu đề tài

Để tài bao gồm 3 phần như sau :

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN HUY ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG

VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trang 3

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH THĂNG LONG

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 4

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN HUY ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 Khái niệm, đặc điểm của vốn huy động trong HĐKD của NHTM

1.1 Khái niệm

“ Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đangtạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả Vốn huy động còn được gọi làtài sản nợ ngân hàng Bộ phận nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong

cơ cấu nguồn vốn của bất kỳ một NTHM nào”

Chỉ có các NHTM mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau,mang tính đặc thù riêng vốn có của NHTM Đây cũng chính là điểm khác biệt giữaNHTM và các tổ chức tín dụng phi NH

Thực chất vốn huy động của NH là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhànrỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người chủ sở hữu của chúng gửivào NH nhằm mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư Nói cách khác, họ chuyểnnhượng quyền sử dụng vốn cho NH để NH trả lại cho họ một khoản thu nhập hoặc một

số tiện ích khác Sau đó, NH sẽ sử dụng lại những nguồn vốn này để cấp tín dụng chonhững người có nhu cầu sử dụng vốn

Như vậy, NH đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn dưới hình thứctiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tếphát triển Đồng thời, chính những hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát triểnhoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trang 5

- Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh mạnh Các NH để thu hút khách hàng đếnvới mình không ngừng hoàn thiện khung lãi suất thật hấp dẫn nên nguồn vốn này cóchi phí sử dụng vốn khá cao.

- Vì những đặc điểm trên nên các NHTM không được sử dụng nguồn vốn này đểđầu tư, chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh

2 Các hình thức huy động vốn của NHTM

Do nguồn vốn huy động là nguồn vốn cơ bản và quan trọng để ngân hàng dùng vàohoạt động kinh doanh tiền tệ của mình nên để đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinhdoanh có hiệu quả đem lại nhiều lợi nhuận nhất các NHTM không ngừng mở rộng cáchình thức huy động vốn Quá trình này hầu như đều giống nhau ở các NH nhưng đểphân loại các hình thức HĐV thì lại rất khác nhau Điều này còn phụ thuộc vào tiêu chíđược lựa chọn để phân loại:

2.1.Căn cứ phân loại theo kỳ hạn huy động:

Phân loại theo kỳ hạn huy động có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liênquan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng nhưthời gian phải hoàn trả khách hàng Theo kỳ hạn, hình thức huy động được chia thành:

2.1.1.Huy động ngắn hạn:

Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các NHTM thông qua việc phát hành cáccông cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn,tiền gửi thanh toán,… phần lớn số này được dùng để cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm)hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để thực hiện cho vay trung hạn Do thời gian ngắn nênlãi suất huy động ngắn hạn thường thấp tuy nhiên tính ổn định lại kém

2.1.2.Huy động trung hạn:

Đây là nguồn huy động vốn của ngân hàng thông qua phát hành các công cụ nợ trunghạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ 1 – 5 năm) Vốn huy động nàyngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện Tuy nhiên lãi suất nguồn huyđộng này thường cao hơn nguồn ngắn hạn Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng

và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ và chovay trung, dài hạn với lãi suất cao

2.1.3.Huy động dài hạn:

Trang 6

Đây là nguồn vốn huy động mà ngân hàng chủ yếu huy động được trên thị trường vốn,với nguồn này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng vì có tính ổn định cao Do vậy, lãisuất ngân hàng phải trả cũng rất cao.

2.2 Căn cứ phân loại theo đối tượng huy động:

2.2.1.Huy động vốn từ dân cư:

Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng Ngân hàng huy động

từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó cho những người cần vốn để mởrộng đầu tư, kinh doanh vay Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định

2.2.2.Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội:

Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốnhuy động Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớnhay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng Các doanh nghiệp khi bán đượchàng hóa đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần Chu kỳ tiền của các doanhnghiệp và các tổ chức xã hội là không giống nhau Vì vậy ngân hàng luôn có trong taymột khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi Tuy nhiên

độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàngmang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ Điều này khiến cho việc huy động vốn

từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền với việc mở rộng, cải tiến ngânhàng

2.2.3.Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác:

Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thường có khoản tiền gửi ở lẫn nhau để thuậntiện trong giao dịch, thanh toán,… Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa các ngân hàngcũng làm tăng nguồn vốn huy động Điều này tuy không thường xuyên song là cầnthiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữhay khả năng thanh toán bị đe dọa,… các NHTM có thể vay lẫn nhau Quá trình tíndụng này là một thỏa thuận giữa hai bên Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổchức tín dụng khác tuy khá dễ dàng nhưng số lượng thường không lớn và chi phíthường cao hơn Do vậy, hình thức này các ngân hàng thường không sử dụng nhiều.Mặt khác, trong một số trường hợp cần thiết, ngân hàng còn có thể vay từ ngân hàngtrung ương Đây cũng một hình thức huy động vốn khá hiệu quả Tuy nhiên, chỉ trongnhững trường hợp thực sự cần thiết thì ngân hàng mới sử dụng đến hình thức này

2.3 Căn cứ phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn:

Trang 7

Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các NHTM sử dụng hiện nay Phânloại theo nghiệp vụ huy động vốn một cách rõ ràng sẽ tạo sự thuận tiện cho ngân hàngkhi tiến hành công tác huy động Các hình thức huy động gồm:

2.3.1.Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi:

Huy động tiền gửi không kỳ hạn:

Với loại tiền này, khách hàng có thể gửi tiền vào và rút ra bất cứ lúc nào có nhu cầu.Mục đích chính của người gửi tiền nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện cáckhoản thanh toán qua ngân hàng nên cũng được gọi là tiền gửi thanh toán Tài khoảnnày mở cho các đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiệnthanh toán qua ngân hàng

Để mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHTM, khách hàng cần làm thủ tục sau:

- Đối với khách hàng cá nhân chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoảntiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao giấy chứng minh nhândân

- Đối với khách hàng là tổ chức, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoảntiền gửi thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký và con dấu của người đại diện, xuất trình vànộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờchứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản

- Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điền và nộp giấy đề nghị mở tàikhoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đạidiện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sửdụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản

Theo thông lệ ở các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho khách hàng mở tàikhoản tiền gửi không kỳ hạn vì mục đích của khách hàng khi sử dụng tài khoản này là

để thực hiện thanh toán qua ngân hàng chứ không phải vì mục đích hưởng lãi Hơnnữa ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải duy trì một số dư tối thiểu để được hưởngcác dịch vụ của ngân hàng, nếu không có đủ số dư này thì khách hàng phải trả phí chongân hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng

Ở Việt Nam, do thói quen thanh toán bằng tiền mặt và dân chúng chưa quen với việc

sử dụng tài khoản để thanh toán nên để thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn trả lãi đốivới loại tiền gửi này, tuy nhiên với mức lãi suất rất thấp (khoảng 2% /năm)

Trang 8

Lãi tiền gửi thanh toán được tính định kỳ hàng tháng theo phương pháp tích số và lãiđược nhập vào số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng.

Để tăng nguồn tiền không kỳ hạn ngân hàng phải đa dạng hóa và thực hiện tốt các dịch

vụ trung gian, thu hút nhiều khách hàng lớn Với quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, cơ chếhoán đổi thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi được thực hiện tốt sẽ làm cho mức

dư tiền gửi bình quân tại ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng

có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năngthanh toán của ngân hàng

Huy động tiền gửi có kỳ hạn:

Các khoản tiền gửi có kỳ hạn được đặc trưng bằng chứng chỉ tiền gửi ghi rõ thời gianđáo hạn và số lượng Khách hàng chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳhạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền Tuy nhiên ngân hàng có thể giải quyết cho kháchhàng rút trước thời hạn khi có yêu cầu, nhưng phải chuyển từ mức lãi suất tiền gửi có

kỳ hạn sang áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn

Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn, mục đích của việc gửi tiền là lợi tức, không quan tâmtới việc tận dụng những tiện ích thanh toán do ngân hàng cung cấp Vì vậy để tăng tỷ

lệ huy động vốn có kỳ hạn ngân hàng có thể sử dụng các công cụ lãi suất và các chínhsách khuyến khích lợi ích vật chất khác như xổ số hoặc bốc thăm trúng thưởng… đểtạo ra sự quan tâm thu hút khách hàng, đặt biệt với nhóm khách hàng là cá nhân

Với đặc tính ổn định của tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóaviệc sử dụng nguồn vốn, tìm kiếm những khoản đầu tư có thời gian hợp lý và thu lợinhuận cao

Huy động tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiết kiệm không kỳ hạn: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế

dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngânhàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi, nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiềngửi trong tương lai Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức tiền gửi này, thì mụctiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi Đối với ngân hàng, vì loạitiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảmbảo tồn quỹ để chi trả và không chủ động được khi lên kế hoạch sử dụng tiền gửi đểcấp tín dụng Do vậy, ngân hàng thường trả lãi suất rất thấp cho loại tiền gửi này

Trang 9

Đối với loại tiền gửi này, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào tronggiờ giao dịch, mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thểthực hiện được các giao dịch ngân quỹ như gửi tiền hoặc rút tiền, không thể thực hiệnđược các giao dịch thanh toán như trong trường hợp tiền gửi thanh toỏn.Thủ tục mở sổtiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất đơn giản, khách hàng đến bất kỳ chi nhánh nào củangân hàng điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm không kỳ hạn có kèm theo giấychứng minh nhân dân và chữ ký mẫu Nhân viên sẽ hoàn tất thủ tục nhận tiền và cấp

sổ tiền gửi ngay cho khách hàng

+ Tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng

cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sửdụng tiền trong tương lai Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cánhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng thánghoặc hàng quý Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là công nhân,nhân viên hưu trí Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn lựa hình thức tiền gửi này làlợi tức có được theo định kỳ Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút đượcđối tượng khách hàng này Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ caohơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn Ngoài ra, mức lãi suất còn thay đổi tùytheo loại kỳ hạn gửi (1, 2, 3, 6, 9 hay 12 tháng) và tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm(VNĐ, USD, EUR hay vàng) và còn tùy theo uy tín, rủi ro của ngân hàng nhận tiềngửi

Về thủ tục mở sổ, theo dõi hoạt động và tính lãi cũng tiến hành tương tự như tiền gửitiết kiệm không kỳ hạn, chỉ khác ở chỗ khách hàng được rút tiền theo đúng kỳ hạn đãcam kết, không được phép rút tiền trước hạn Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hútkhách hàng gửi tiền đôi khi ngân hàng cho phép được rút tiền gửi trước hạn nếu có nhucầu, nhưng khi đó ngân hàng sẽ trả lãi cho khách hàng theo lãi suất tiền gửi không kỳhạn

Là sản phẩm huy động truyền thống với các hình thức phong phú và kỳ hạn đa dạngnên tiền gửi tiết kiệm rất phù hợp với dân cư, đáp ứng được nhu cầu của người gửitiền, khả năng huy động của ngân hàng từ nguồn vốn này là rất tiềm năng Tuy nhiênngân hàng cần chú ý đến chính sách lãi suất huy động, nghiên cứu để đưa ra các hìnhthức huy động hấp dẫn, phù hợp với tính đa dạng, phong phú và phức tạp của đốitượng dân cư Đặc biệt cần có cơ chế trả lãi hợp lý đối với loại tiền gửi tiết kiệm không

Trang 10

kỳ hạn, cơ chế đảm bảo bằng vàng hay ngoại tệ mạnh cho các loại tiết kiệm nội tệnhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, tạo niềm tin khuyến khích dân cư gửi vàongân hàng ngày càng lớn.

2.3.2.Huy động qua nghiệp vụ đi vay:

Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh đầybiến động như hiện nay Các NHTM có thể vay từ nhiều nguồn khác nhau:

Phát hành các công cụ nợ:

Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các NHTM Trong quá trìnhhoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cần phải huy động thêm vốntrước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn Điều đó, có nghĩa ngân hàng huy độngvốn ở thế chủ động, nghĩa là có đầu ra mới tính đầu vào Ngân hàng xác định rõ quy

mô vốn huy động, loại tiền huy động và đưa ra mức lãi suất hợp lý làm cho việc huyđộng vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng Để vay trên thị trường, ngân hàng

có thể phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu

+ Kỳ phiếu ngân hàng: là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành

nhằm huy động vốn trong dân cư, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch kinhdoanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế,…

+ Chứng chỉ tiền gửi (CDs): là công cụ vay nợ do ngân hàng bán cho người gửi tiền

với lãi suất nhất định và được lưu thông khi chưa đến hạn thanh toán Người sở hữuCDs có thể được hoàn trả toàn bộ số tiền gửi cộng với lãi khi đến hạn hoặc có thể bánCDs trước hạn thanh toán trên thị trường tiền tệ CDs là công cụ mang lãi suất , lãi suấtcủa nó được tính trên cơ sở 360 ngày và trả theo mệnh giá và thời hạn

+ Trái phiếu ngân hàng: là một giấy tờ có giá, xác nhận một khoản nợ của ngân hàng

với khách hàng với những cam kết như thanh toán một số tiền xác định vào một ngàyxác định trong tương lai Trái phiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng,chủ yếu để huy động vốn trung và dài hạn

Vay ngân hàng trung ương:

Khi cần vốn cấp bách để đảm bảo khả năng thanh toán thì NHTM có thể vay củaNHTW bằng cách tái chiết khấu giấy tờ có giá hoặc được tái cấp vốn

Vay các TCTD khác:

Đó là nguồn mà các NHTM vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng Đây cũng làmột hình thức cho vay, nhưng thực chất nó là một hình thức tương trợ giữa các ngân

Trang 11

hàng để có được sự hợp tác đôi bên cùng có lợi Các ngân hàng đang có dự trữ vượtyêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao.Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hút dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảmbảo khả năng thanh toán Như vậy, nguồn vay mượn từ các TCTD khác là để đáp ứngnhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp sẽ bổ sung hoặc thay thếcho nguồn vay mượn từ NHNN.

2.3.3 Huy động vốn qua các hình thức khác:

Đây là nguồn mà ngân hàng huy động được thông qua việc cung cấp các phương tiệnthanh toán, các dịch vụ ủy thác đầu tư Nguồn vốn này thường có chi phí thấp Tỷtrọng nguồn vốn này cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng dịch vụ và uy tín của ngânhàng

2.4 Căn cứ phân loại theo đồng tiền huy động:

Ngân hàng có thể huy động vốn theo loại tiền, ngoài hình thức phổ biến và chủ đạo làtiền nội tệ, ngân hàng có thể thu hút thêm các loại ngoại tệ khác như: USD, EURO,…Nguồn này xuất phát từ đặc điểm kinh tế của từng quốc gia mà có quy định khác nhau.Tuy nhiên phương thức huy động như thế nào còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế từngthời kỳ Các NHTM nước ta thường chia làm hai mảng: Tiền gửi bằng VNĐ và tiềngửi bằng ngoại tệ Trên cơ sở xác định mức phí ngân hàng sẽ đưa ra lãi suất và kỳ hạnhợp lý với từng loại tiền

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác HĐV

Mọi hoạt động kinh doanh diễn ra đều chịu sự tác động nhất định của môi trường xungquanh Công tác huy động vốn là công tác quan trọng hàng đầu của NHTM cũngkhông nằm ngoài quy luật đó Trong xu hướng quốc tế hóa hiện nay đòi hỏi cácNHTM phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể thu hút được nguồnvốn lớn với chi phí thấp để tồn tại và phát triển Do đó, nghiên cứu các nhân tố ảnhhưởng, tìm giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn là rất cần thiết Các nhân tố ảnhhưởng đến công tác huy động vốn là rất nhiều nhưng tập trung lại có hai nhóm nhân tốlà: khách quan và chủ quan

3.1 Nhân tố chủ quan

Thứ nhất là lãi suất:

Với tư cách là giá vốn, lãi suất có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng, cho vay

và huy động của ngân hàng, tác động đến lợi nhuận khi xem xét kết quả kinh doanh,

Trang 12

tính toán lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào Khi lãi suất thay đổi theo diễn biến quan

hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, phản ánh đúng tín hiệu của thị trường, điều

đó khiến ngân hàng phải tìm kiếm hoạch định mức lãi suất phù hợp cho mình Trongtrường hợp lãi suất có tác động bởi các yếu tố phi vật chất ( yếu tố tâm lý, yếu tố cạnhtranh không lành mạnh,…) sẽ có tác động bất lợi đối với công tác huy động vốn củangân hàng nhất là đối với ngân hàng nhỏ ít có uy tín và thương hiệu Trong trường hợp

đó việc tăng lãi suất huy động sẽ tác động hiệu ứng đến toàn bộ hệ thống buộc cácngân hàng khác cũng phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng gửi tiền trong khi cóthể không thực sự khó khăn về nguồn vốn Trong nền kinh tế thị trường các hiện tượngkinh tế thường có diễn biến thay đổi nhanh Lãi suất cũng là yếu tố nhạy cảm vàthường xuyên thay đổi gắn liền với sự thay đổi của quan hệ cung cầu về vốn Vì vậy,NHTM trong quá trình hoạt động cần có sự theo dõi sát sao sự biến động đó để cónhững giải pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh doanh của mình

Thứ hai là chiến lược kinh doanh của ngân hàng :

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể Chiến lượckinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mìnhtrong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đồng thời dự đoánđược sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai Thông qua chiến lượckinh doanh ngân hàng có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn, cóthể thay đổi tỷ lệ các loại nguồn vốn, tăng hay giảm chi phí huy động Nếu chiến lượckinh doanh đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì hoạt động huyđộng vốn sẽ phát huy được hiệu quả

Trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng chiến lược khách hàng đóng vai trò rấtquan trọng Nó có tác động trực tiếp đến sự thành công trong công tác huy động vốncủa ngân hàng Để có được thành công, trước tiên, ngân hàng cần phải tìm hiểu động

cơ, thói quen, mong muốn của người gửi tiền, thậm chí từng đối tượng khách hàngthông qua phân tích lợi ích khách hàng Trên cơ sở thông tin về khách hàng đưa rachính sách lãi suất hợp lý đồng thời xây dựng chính sách phục vụ và tiếp đón kháchhàng tạo sự thoải mái khi khách hàng giao dịch Từ đó, sẽ tạo thuận lợi cho công táchuy động vốn của ngân hàng

Trang 13

Thứ ba là mạng lưới chi nhánh

Ngoài việc quan tâm đến lãi suất, dịch vụ tiện ích của ngân hàng người gửi tiền cònquan tâm đến vấn đề thuận tiện trong việc gửi tiền Nhất là khoản tiết kiệm của dân cưthường là những khoản không lớn nên người dân rất ngại đi một quãng đường xa đếnvài cây số chỉ để gửi tiền chẳng thà để cất giữ ở nhà còn hơn Vì vậy, ngân hàng cần tổchức mạng lưới hoạt động rộng, hợp lý trên địa bàn dân cư sẽ giúp ngân hàng có nhiều

cơ hội thu hút vốn hơn, giúp người gửi tiền tiết kiệm thời gian và chi phí để thực hiệngiao dịch Tuy nhiên, việc mở chi nhánh cần phù hợp với năng lực của ngân hàng Yếu

tố địa điểm cũng tác động đến tâm lý khách hàng, một ngân hàng nằm ở vị trí thuận lợinhư khu vực trung tâm, đông dân cư, đi lại thuận tiện,… sẽ giúp ngân hàng thu hútđược nhiều khách hàng hơn

Thứ tư là uy tín của ngân hàng:

Trên cơ sở nghiên cứu sẵn có đã đạt được, mỗi ngân hàng sẽ tạo được một hình ảnhriêng trong lòng khách hàng Một ngân hàng lớn có uy tín tiếng tăm trong nhiều năm

sẽ có lợi thế hơn trong việc huy động vốn Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp chongân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huyđộng Thậm chí, trong trường hợp lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thấp hơn đôi chút,những người có tiền vẫn lựa chọn một ngân hàng có uy tín hơn để gửi mà không tìmnhững nơi có lãi suất hấp dẫn hơn vì họ tin rằng ở đây đồng vốn của mình được tuyệtđối an toàn

Thứ năm là năng lực trình độ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng:

Nếu ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự, tài sản nợ, tài sản có, tức là trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng dự đoán được những rủi ro xảy ra, dự đoánđược môi trường đầu tư của mình có hiệu quả hay không thì quá trình hoạt động củangân hàng đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện thu hút khách hàng gửitiền cũng như vay tiền

Mặt khác, trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng càng cao, mọi thao tác thực hiệnnhanh chóng, chính xác, hiệu quả; thái độ phục vụ, tác phong làm việc của nhân viênngân hàng tốt, nhiệt tình, cởi mở, tạo thuận lợi cho khách hàng sẽ gây được ấn tượngtốt với khách hàng, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn Thái độ phục vụ củanhân viên ngân hàng đối với khách hàng có ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốncho ngân hàng Do đó ngân hàng cần chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng nâng

Trang 14

cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của mình đồng thời mỗi nhân viên cũng cầnnâng cao tác phong làm việc, phong thái phục vụ có như vậy thì công tác huy độngvốn của ngân hàng mới đạt được hiệu quả cao.

3.2 Nhân tố khách quan

Thứ nhất là môi trường pháp lý:

Như chúng ta đã biết, hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sứcmạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào Cụ thể việc huy động vốn và sửdụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạnh thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát.Chính vì lẽ đó, hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý gắt gao hơn các doanhnghiệp khác Thực tế ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, quyđịnh của chính phủ, của NHNN; đó là luật các TCTD, luật dân sự và hàng loạt các quyđịnh cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức Trong sự ràng buộc về luậtpháp này thì các yếu tố của các nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đổi vàkết quả làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn Bởi khi chínhsách của nhà nước, NHNN về chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, lãi suất, tíndụng, thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồnvốn của NHTM

Thứ hai môi trường kinh tế-chính trị-xã hội:

Hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng không thể thoát

ly khỏi môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh tế-chính trị-xã hội

Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn luôn

bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạmphát,…tác động trực tiếp Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạođiều kiện tích lũy nhiều hơn, do đó tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn cũngnhư cấp tín dụng của ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tănglàm cho môi trường đầu tư bị thu hẹp thì quá trình tạo vốn cũng như cho vay của ngânhàng sẽ gặp nhiều khó khăn

Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định Sự

ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệvốn của ngân hàng với các ngân hàng khác ở các nước trong khu vực cũng như trênthê giới Điều này cũng là nhân tố tác động đến công tác huy động vốn của ngân hàng

Trang 15

Thứ ba là môi trường văn hóa:

Đây cũng là nhân tố được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm vì nó có khả năngchi phối rất lớn đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của kháchhàng Đó là: phong tục tập quán, trình độ dân trí, lối sống của người dân,… Chẳng hạnthói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt hay tâm lý lo ngại trước sự sụt giácủa đồng tiền cũng như sự hiểu biết của người dân về các ngân hàng và hoạt độngngân hàng sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Nếu như dân cư có sự hiểu biết về ngân hàng cũng như các hoạt động cung cấp dịch

vụ của ngân hàng và thấy được các tiện ích của chúng mang lại thì họ sẽ gửi nhiều tiềnvào ngân hàng hơn và như vậy công tác huy động vốn cũng thuận lợi hơn

Ở các nước phát triển dân chúng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và thực hiệnthanh toán qua ngân hàng, ngân hàng là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống.Tuy nhiên với đại bộ phận các nước đang phát triển như nước ta thì người dân chưa cóthói quen gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng dịch vụ ngân hàng, họ có thói quen cấttrữ tiền mặt, vàng bạc, ngoại tệ nên nó là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh

mẽ đến hoạt động huy động vốn của NHTM

Thứ tư là yếu tố cạnh tranh trên thị trường tài chính:

Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều ngân hàng cũngnhư các tổ chức tài chính phi ngân hàng Do đó, xu hướng cạnh tranh ngày càng mạnh

mẽ, làm giảm sự khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Xuhướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng do các yếu tố thay đổichính sách tài chính tiền tệ, đổi mới tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh tiềntệ,

Trong đó cạnh tranh giữa các NHTM về huy động tiền gửi diễn ra khá mạnh mẽ vàdưới nhiều hình thức Các ngân hàng có thể áp dụng những điều kiện giống nhau chonhững khoản tiền gửi tiết kiệm giống nhau ở hai ngân hàng khác nhau Do đó, nếu cácngân hàng không đưa ra được những nét nổi bật, tiện ích hơn cho khách hàng khi họgửi tiền vào ngân hàng thì sẽ rất khó khăn trong công tác huy động vốn

Thứ năm là môi trường công nghệ:

Môi trường công nghệ thông tin hiện nay được coi như sức mạnh cạnh tranh của mỗingân hàng trong sự cạnh tranh mạnh mẽ không những giữa những ngân hàng trongnước với nhau mà còn giữa ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài trong

Trang 16

tiến trình hội nhập và mở của kinh tế quốc tế Môi trường công nghệ là một yếu tố rấtquan trọng Trong hoạt động ngân hàng, nó tạo điều kiện tiếp xúc cao giữa khách hàngvới ngân hàng Nếu một quốc gia có công nghệ phát triển, ngân hàng có khả năng ứngdụng nó trong hoạt động ngân hàng sẽ tạo điều kiện tăng diện tiếp xúc với khách hàng

từ đó sẽ giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong công tác huy động vốn

Hiện nay các ngân hàng Việt Nam đã nhận thức và hiểu rõ được tầm quan trọng củacông nghệ ngân hàng trong công tác huy động vốn nói riêng và trong hoạt động kinhdoanh ngân hàng nói chung nên trong những năm gần đây nhiều ngân hàng đã dần dần

áp dụng những công nghệ ngân hàng hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình như:dịch vụ “ngân hàng trực tuyến”, thẻ thông minh, hệ thống máy ATM, máy POS, rộngkhắp

4 Một số chỉ tiêu đánh giá công tác HĐV

4.1 Chi phí HĐV

Lãi suất huy động:

Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế Ngườigửi muốn lại suất cao trong khi đó người đi vay lại muốn lãi suất thấp Là trung gianđóng vai trò là cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chínhmức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên nhưng điều quan trọng là vẫn phảiđảm bảo lợi ích của ngân hàng Vì vậy, trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cốgắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chiphí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mứclãi suất có thể chấp nhận được trên thị trường Chi phí huy động vốn được đánh giáqua hệ thống các chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân (tính bằng bình quân gia quyềncủa lãi suất các nguồn theo khối lượng từng nguồn), lãi suất huy động của từng nguồn

và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh NEC

Mặt khác, cũng với một mức chi phi trả lãi bình quân, sự đa dạng hóa trong lãi suấtcho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết Sự đa dạng hóa lãi suất làmcho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra Nếu có chính sáchlãi suất phù hợp, hiệu quả ngân hàng sẽ tối thiểu hóa được chi phí trong khi vẫn hoànthành kế hoạch về nguồn vốn huy động

Trang 17

Chí phí khác:

Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn còn có các chi phíkhác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát hành thươngphiếu, kỳ phiếu,… chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo,… Tuy nhữngchi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm được thì cũng gópphần giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng

4.2 Các hình thức HĐV

Hình thức huy động vốn là cách thức ngân hàng sử dụng để thu hút nguồn vốn Hìnhthức huy động vốn càng đa dạng thì dòng vốn huy động chảy vào ngân hàng càngnhiều Vì vậy, độ đa dạng của các hình thức huy động vốn chính là chỉ tiêu đánh giá đểđánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn ở các ngân hàng thương mại

Sự đa dạng của các công cụ huy động được thể hiện trước hết là ở số lượng các công

cụ ngân hàng sử dụng để huy động vốn Tùy theo mục tiêu, chiến lược kinh doanh màngân hàng đưa ra những công cụ huy động vốn khác nhau Trong thực tế thì số lượngcác công cụ huy động càng nhiều thì ngân hàng càng có nhiều điều kiện thu hút đượcvốn, tuy nhiên số lượng các công cụ vốn lại bị hạn chế bởi khả năng quản lý của ngânhàng Một ngân hàng sử dụng nhiều công cụ huy động vốn không đông nghĩa với việccông tác huy động vốn tại ngân hàng đó đạt hiệu quả tốt, mà nó chỉ có thể coi là hiệuquả khi những công cụ đó thực sự thích hợp với ngân hàng Cụ thể, đối với ngân hàng

có hoạt động kinh doanh đa dạng, đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng có trình

độ cao thì ngân hàng nên đa dạng các công cụ huy động vốn

Đa dạng về số lượng các công cụ huy động vốn là chưa đủ, mà ngân hàng còn cần phảichú ý đến việc đa dạng về kỳ hạn huy động, loại tiền sử dụng nữa Đó là khả năng huyđộng vốn với các kỳ hạn khác nhau trong đó có cả nội tệ, ngoại tệ với những mức lãisuất khác biệt tương ứng sao cho người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý

Do đó, để công tác huy động vốn của ngân hàng thực sự đạt được hiệu quả cao, ngânhàng cần phải tính toán, nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của thị trường, trên cơ sở nănglực bản thân đưa ra những hình thức huy động đa dạng về kỳ hạn, loại tiền Đối vớinhững ngân hàng có quan hệ quốc tế rộng thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ phảilớn để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng nhất là những đối tác kinh doanh quantrọng

Trang 18

mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài vì vậy đòi hỏi ngân hàng phảithường xuyên nghiên cứu, tiếp cận thị trường.

Khối lượng vốn huy động được phản ánh quy mô vốn Quy mô vốn lớn sẽ tạo điềukiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình Trong tổng nguồn vốncủa ngân hàng thì quy mô vốn huy động là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và cóvai trò quan trọng hơn cả Sau khi huy động được khối lượng vốn lớn thì cái mà ngânhàng quan tâm lúc này là tốc độ tăng trưởng ổn định của nó vì có thể lúc này quy môvốn lớn nhưng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi quyết định cho vay hay đầu tư trongkhi ngân hàng không dự đoán, kiểm soát được dòng tiền rút ra và dòng tiền gửi vào

Có thể thấy tính ổn định của nguồn vốn huy động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Vì vậy, ngân hàng cần đưa ra những biện pháp nhằm tăngkhối lượng nguồn huy động cùng như kiểm soát dòng tiền rút ra, gửi vào

4.4 Một số chỉ tiêu khác

Ngoài các chỉ tiêu chính trên, chất lượng công tác huy động vốn còn được đánh giáqua một số chỉ tiêu:

Mức độ hoạt động của vốn huy động: Được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng

vốn Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến gần đến 1 càng tốt, điều này thể hiện nguồn vốnhuy động được sử dụng tối đa

Mức độ thuận tiện khách hàng: Được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút tiền,

các dịch vụ kèm theo,… nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng

Trang 19

Thời gian để huy động một lượng vốn nhất định

 Một số chỉ tiêu khác như: số lượng vốn bị rút ra trước kỳ hạn, kỳ hạn thực tế củanguồn vốn,…

5 Một số quy định Pháp lý của Nhà nước về hoạt động HĐV của các NHTM 5.1 Thông tư 03/2010/TT – NHNN:

Tên văn bản: Thông tư 03/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tíndụng

Tóm Tắt Thông Tư: Lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ - Từ 11/02/2010, mức lãi suất

tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại tổ chức tíndụng là 1,0%/năm Mức lãi suất này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số03/2010/TT-NHNN ngày 10/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 11/02/2010 Quy định về lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổchức kinh tế tại tổ chức tín dụng theo Quyết định số 07/2007/QĐ-NHNN ngày06/02/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ củapháp nhân tại tổ chức tín dụng hết hiệu lực thi hành Đối với lãi suất tiền gửi có kỳ hạnbằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng phát sinh trước thời điểm Thông

tư này có hiệu lực thi hành thì được thực hiện cho đến hết thời hạn đã thỏa thuận giữa

tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế

5.2 Thông tư 07/2010/TT – NHNN:

Tên văn bản: Thông tư 07/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về

cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng

Tóm Tắt Thông Tư: Ngân hàng và người vay được thỏa thuận lãi suất - Quy định

về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn tại Thông tư số07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 Theo Thông tư này, tổ chức tín dụng cho vaybằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng trên cơ sở cung - cầuvốn thị trường, mức độ tín nhiệm của khách hàng vay Các khoản cho vay gồm có: chovay trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

và đầu tư phát triển; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầuvốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay, cho

Trang 20

vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (để sửa chữa nhà và muanhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách hàng vay, mua phương tiện đi lại,chi phí học tập và chữa bệnh, mua đồ dùng và trang thiết bị gia đình, chi phí cho hoạtđộng văn hóa, thể thao, du lịch, thấu chi tài khoản cá nhân).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Các quy định của Ngân hàng Nhànước Việt Nam về lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệulực thi hành, bao gồm: Thôgn tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009 về lãi suấtthỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, chovay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng và các văn bản hướng dẫnthực hiện Thông tư này; quy định về lãi suất đối với các khoản vay trung, dài hạnnhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển theoQuyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bảnbằng đồng Việt Nam Đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tưnày có hiệu lực thi hành thì tổ chức tín dụng và khách hàng vay tiếp tục thực hiện theocác thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và khách hàng vay sửađổi, bổ sung hợp đồng tín dụng cho phù hợp với quy định của Thông tư này

5.3 Thông tư 12/2010/TT – NHNN:

Tên văn bản: Thông tư 12/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãisuất thoả thuận

Tóm Tắt Thông Tư: hướng dẫn cho vay theo lãi suất thỏa thuận - Ngày 14/4/2010,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổchức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏathuận nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,đầu tư phát triển và đời sống có hiệu quả Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suấtcho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức

độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho kháchhàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp

và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa Tổ chức tín dụngđiều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằngđồng Việt Nam và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhànước

Trang 21

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Các quy định của Ngân hàng Nhànước Việt Nam về lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng hết hiệu lực thi hành gồm có: Thông tư 07/2010/TT-NHNN ngày26/02/2010 quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của các

tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tưnày; quy định về lãi suất cho vay theo Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Quyết định số33/2008/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 về mức lãi suất cho vay bằng đồng Việt Namcủa quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với khách hàng Đối với các hợp đồng tín dụngđược ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng và kháchhàng vay tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết hoặc thỏa thuận sửa đổi,

bổ sung hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định của Thông tư này

5.4 Thông tư 02/2011/TT – NHNN:

Tên văn bản: Thông tư 02/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam

Tóm Tắt Thông Tư: Trần lãi suất huy động vốn bằng VNĐ là 14%/năm.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tậptrung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, ngày03/3/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quyđịnh lãi suất huy động vốn tối đa bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng Theo đó, tổchức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng VNĐ (lãi suất tiền gửi, lãi suấtchứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức và cá nhân baogồm cả các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm.Riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng VNĐkhông vượt quá 14,5% Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng chophương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổitheo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức huy động vốn tối đa Cũng theoThông tư, tổ chức tín dụng có trách nhiệm niêm yết công khai lãi suất huy động vốnbằng VNĐ tại các địa điểm huy động vốn theo quy định Nghiêm cấm việc thực hiệnkhuyến mại huy động vốn bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác không đúng vớiquy định của pháp luật và Thông tư này Được biết, mới đây một số ngân hàng thươngmại đang cố tình nâng mức lãi suất huy động bằng VNĐ lên đến 17 - 18%/năm, trước

Trang 22

thông tin đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã yêu cầu Giám đốc NHNN chinhánh tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra ngay tình hình huy động vốn bằng VNĐ thực

tế của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Theo ý kiến của Thống đốc, việc tùy tiện tănglãi suất huy động lên cao sẽ gây xáo trộn thị trường, không lành mạnh, vi phạm LuậtNgân hàng và sẽ bị xử lý nghiêm

5.5 Thông tư 05/2012/TT – NHNN:

Tên văn bản: Thông tư 05/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tóm Tắt Thông Tư: Giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn xuống

5%/năm.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 05/2012/TT-NHNN ngày 12/03/2012sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Từ ngày 13/03/2012, lãi suất tối đa ápdụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng là 5%/năm (trước đây

là 6%); lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng trở lên giảm từ14%/năm xuống 13%/năm.Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, mức lãi suất tối đađối với tiền kỳ hạn từ 01 tháng trở lên là 13,5%/năm (trước đây là 14,5%) Thông tưnày có hiệu lực thi hành từ ngày 13/03/2012

5.6 Thông tư 08/2012/TT – NHNN:

Tên văn bản: Thông tư 08/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tóm Tắt Thông Tư: Lãi suất huy động bất ngờ giảm thêm 1% từ 11/04/2012.

Ngày 10/04/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số08/2012/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNNngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổchức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài Cụ thể,lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng là 4%/

Trang 23

năm, giảm 1% so với quy định cũ (trước đây là 5%/năm); lãi suất tối đa áp dụng đốivới tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng trở lên là 12%/năm (giảm 1% so với trước đây) vàmức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 01 tháng trở lên của Quỹ tín dụng nhândân cơ sở là 12,5%/năm (theo quy định cũ là 13,5%/năm) Đối với lãi suất tiền gửibằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàngnước ngoài phát sinh trước ngày 11/04/2012 được thực hiện cho đến hết thời hạn.Trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi thìTCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất đối với tiền gửi theo quy địnhtại Thông tư này Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2012/TT-NHNN ngày12/03/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/04/2012.

6 Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, đề tài đã trình bày khái niệm về nguồn vốn huy động của ngân hàngthương mại, các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả công tác huy động vốn cũng như đặc điểm của nguồn vốn huy động.Đồng thời, chương 1 cũng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn.Bên cạnh đó, chương 1 cũng đưa ra một số quy định pháp lý của Nhà Nước về hoạtđộng Huy Động Vốn đối với các NHTM, giúp chúng ta nắm bắt kịp thời và thay đổihoạt động để phù hợp với luật của Nhà Nước tránh những sai sót xảy ra Từ đó, tạotiền đề vững chắc để có thể phân tích một cách hiệu quả thực trạng công tác huy độngvốn tại tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Thăng Long trong chương 2

Trang 24

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH THĂNG LONG

1 Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP Á Châu CN Thăng Long

1.1 Sự hình thành và quá trình phát triển của NHTMCP Á Châu CN Thăng Long

1.1.1 Sự hình thành

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tên giao dịch quốc tế là ASIACOMMERCIAL JOINT STOCK BANK và được gọi tắt là ACB Pháp lệnh về Ngânhàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công tytài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý chohoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thươngmại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP doNgân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 553/GP-UB do Ủyban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993

Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động Hội sở chính được đặt tại 442Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TP.Hồ Chí Minh

1.1.2 Quá trình phát triển

Vốn điều lệ ban đầu của ACB là 20 tỷ đồng và kể từ ngày 31/12/2012 là

9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng)

ACB được trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từngày 31/10/2006 theo quyết định số 21/QĐ-TTGDHN

Trang 25

- 27/04/1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hànhthẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard.

- 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa Cũng trong năm này,ACB tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, công tác chuẩn bị nhằm nhanh chóng đápứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã được bắt đầu tại ACB dướihình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài 2 năm.Thông qua chương trình đào tạo này, ACB nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắcvận hành một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực trong quản lý rủi ro, đặc biệt tronglĩnh vực ngân hàng bán lẻ và nghiên cứu điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam để ápdụng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng

Thành lập hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hộiđồng quản lý tài sản nợ - có (ALCO) ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong việcđảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB

Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa ốccho khách hàng tại Việt Nam Hoạt động này đã góp phần giúp thị trường địa ốc ngàycàng minh bạch và được khách hàng ủng hộ ACB trở thành ngân hàng cho vay muanhà mạnh nhất Việt Nam

- Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tinngân hàng (TCBS-the complete banking solution) nhằm trực tuyến hóa và tin học hóahoạt động của ACB cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau,giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung

- Năm 2000: Tái cấu trúc Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đến năm 2000, ACB

đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000-2004) như là một bộ phận của chiến lượcphát triển trong nửa đàu thập niên 2000 Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo địnhhướng kinh doanh và hỗ trợ Các khối kinh doanh gồm có khối khách hàng cá nhân,khối khách hàng doanh nghiệp, khối ngân quỹ Các đơn vị hỗ trợ gồm có khối côngnghẹ thông tin, khối giám sát điều hành, khối phát triển kinh doanh, khối quản trịnguồn lực và một số phòng ban Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giaocho Sở giao dịch Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo ban chiến lược, ban kiểm tra-kiểmsoát nội bộ, ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng Cơ cấu tổ chức mới sau khi táicấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống Sản phẩm được quản lýtheo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng

Trang 26

Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức Các kênh phân phốitập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.

- 29/06/2000: Tham gia thị trường vốn và thành lập ACBS Với sự ra đời của công tychứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới pháttriển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng Rủi ro của hoạt động đàu tư được táchkhỏi hoạt động ngân hàng thương mại

- 02/01/2002: Hiện đại hóa ngân hàng, ACB chính thức vận hành TCBS

- 06/01/2003: Chất lượng quản lý, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i)huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv)cung ứng nguồn lực tại Hội sở

- 14/11/2003: Thẻ ghi nợ ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại ViệtNam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron Trong năm 2003, các sản phẩmngân hàng điện tử phone banking, mobile banking, home banking và internet bankingđược đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS

- Năm 2005: ACB và ngân hàng Standard Charterd ký thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàndiện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB ACB triển khai giai đoạn 2 củachương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng bao gồm các cấu phần nâng cấp máychủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khảnăng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay và lắp đặt hệ thống ATM

- 10/12/2006: Công nghệ sản phẩm cao, đưa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọnmua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Namđược cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng ACB niêm yết tại trung tâmgiao dịch chứng khoán Hà Nội

- Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh vàphòng giao dịch, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB Hợp tác với các đối tácnhư Open Solutions (OSI) - Thiên Nam để nâng cấp hệ thống ngân hàng cốt lõi, hợptác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợ tácvới Ngân hàng Standard Chartered về việc phát hành trái phiếu ACB phát hành 10triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng với số tiền thu được là 1800 tỷ đồng

Với nhu cầu phát triển mạng lưới hoạt động và sự cần thiết phải có một Sở giao dịchđặt tại khu vực miền Bắc, ngân hàng ACB đã quyết định thành lập Sở giao dịch HàNội Theo quyết định số 1325/TCQĐ - PTCN.06 của Hội đồng quản trị ngân hàng

Trang 27

PHÒNGHỖTRỢ NGHIỆPVỤ

PHÒNGGIAODỊCHNGÂNQUỸ

thương mại cổ phần Á Châu ra ngày 07/12/2006, Sở giao dịch Hà Nội chính thức đượcthành lập với trụ sở tại số 57B Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Sở giao dịch Hà Nội trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu với tên gọichính thức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – SỞ GIAO DỊCH

HÀ NỘI

Đây là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc có con dấu riêng, được tổ chức hoạt động theo

mô hình 1 của quyết định 65/NVQĐ.NS.04 về mô hình hoạt động của Sở giao dịch,chi nhánh các cấp, phòng giao dịch do Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổphần Á Châu ban hành ngày 25/04/2004 Nội dung hoạt động và các hạn mức liênquan của Sở giao dịch Hà Nội được Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần ÁChâu ban hành cụ thể

Ngày 29/10/2012, ngân hàng Á Châu (ACB) đã đưa vào hoạt động trụ sở mới Chinhánh Thăng Long tại địa chỉ số 10 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Chinhánh Thăng Long được thành lập từ tiền thân là Sở giao dịch Hà Nội Chi nhánhThăng Long được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giaodịch trong hệ thống Khách hàng có thể gửi tiền tại chi nhánh Thăng Long và rút tiềntại bất kỳ chi nhánh/phòng giao dịch trong hệ thống ACB, được cung cấp các dịch vụqua ngân hàng điện tử (ACB online, phone banking, mobile banking)

1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của CN Thăng Long

Chi nhánh Thăng Long bao gồm các phòng ban được tổ chức theo sơ đồ sau

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi nhánh Thăng Long

Trang 28

1.3 Chức năng và nhiệm vụ

Giám đốc Chi nhánh: nhận chỉ tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh

doanh của chi nhánh, trực tiếp giám sát các hoạt động của phòng kinh doanh, giao chotrưởng bộ phận giao dịch trực tiếp giám sát hoạt động của bộ phận giao dịch, dịch vụkhách hàng

Phó giám đốc Chi nhánh: thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc vắng

mặt và báo cáo lại kết quả khi giám đốc có mặt tại đơn vị, giúp giám đốc điều hành chỉđạo một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm về quyếtđịnh của mình

Ban giám đốc quản lý toàn bộ các vấn đề về chi nhánh cũng như chịu trách nhiệmpháp lý cho chi nhánh

- Phòng khách hàng cá nhân: gồm một trưởng phòng, hai tổ trưởng hai tổ thẩm định

CA, tổ kinh doanh PFC và các nhân viên các tổ Do đặc thù khách hàng cần liên tụcchăm sóc trong suốt quá trình vay nhưng thẩm định thì tùy từng thời kỳ nên nhân viênphòng cá nhân phân rõ nhiệm vụ với PFC tìm kiếm, chăm sóc khách hàng và CA thẩmđịnh những vấn đề liên quan tới khách hàng và hợp đồng như tài sản thế chấp, nguồntrả nợ… Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng gồm các cá nhânnhằm khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tíndụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướngdẫn của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giớithiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho cá nhân

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: gồm một trưởng phòng và nhân viên các cấp RA,

RO Do yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp là liên tục cần chăm sóc và thẩm địnhnên mỗi nhân viên RO và RA kiêm nhiệm cả việc chăm sóc khách hàng và thẩm định

RA đủ thẩm quyền làm với hạn mức cao hơn so với RO Là phòng nghiệp vụ trực tiếpgiao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác nguồn vốn bằng VNĐ vàngoại tệ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tíndụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng thương mại cổphần Á Châu Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụngân hàng cho doanh nghiệp

- Phòng hỗ trợ nghiệp vụ gồm trưởng phòng, kiểm soát viên và nhân viên: với

trách nhiệm hỗ trợ việc ký kết hợp đồng tín dụng, quản lý hồ sơ và các tài liệu liên

Trang 29

quan sau khi ký hợp đồng Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vựchoạt động của phòng Thực hiện việc lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ dịch vụ ngânhàng của chi nhánh

- Phòng giao dịch ngân quỹ: gồm trưởng phòng và các giao dịch viên

với trách nhiệm là nơi thực hiện các giao dịch liên quan đến các dịch vụ của ngânhàng Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, tồn quỹ tiền mặt, nghiệp vụ chiết khấu, cầm cốgiấy tờ có giá

Ngoài ra, các phòng ban khác là phòng hành chính, kho và phòng bảo vệ, lao côngcũng thuộc biên chế của Chi nhánh Phòng hành chính gồm các ban kế toán, hànhchính và văn thư chịu trách nhiệm về mảng hành chính, kế toán và văn thư của ngânhàng: thực hiện công tác văn thư, lưu trữ văn bản và quản lý con dấu, hồ sơ pháp lýcủa chi nhánh Quản lý hồ sơ nhân sự và thực hiện công việc tuyển dụng, đào tạo Do

là chi nhánh mới thành lập nên các bộ phận này chưa đủ lớn để thành lập phòng riêng

1.4 Phạm vi hoạt động của Chi nhánh Thăng Long:

Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, với sự quantâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán

bộ công nhân viên chi nhánh đã chứng tỏ năng lực hoạt động của mình, xác lập được

uy tín trên thị trường tài chính Việt Nam nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nóiriêng Chi nhánh Thăng Long có chức năng trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng vàcung cấp các dịch vụ ngân hàng Cụ thể như sau:

- Huy động vốn (ngắn, trung và dài hạn) theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửithanh toán, chứng chỉ tiền gửi

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước

- Cho vay (ngắn, trung và dài hạn) bằng đồng Việt Nam và USD, chiết khấu thươngphiếu, công trái và giấy tờ có giá

- Đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế, kinh doanh ngoại tệ

- Cung cấp các dịch vụ trung gian (thanh toán trong và ngoài nước, chuyển tiền,chuyển kiều hối, thanh toán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng…)

- Môi giới tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảolãnh phát hành

- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính vàcác dịch vụ ngân hàng khác

Trang 30

- Phát hành và cung cấp các dịch vụ thẻ tín dụng

Trang 31

Tỷ trọng (%)

Chênh lệch

Tỷ trọng (%)

Chênh lệch

Tỷ trọng (%)

2, Ngoại tệ ( Quy đổi VND) 86.864 29 134.091 37.72 107.726 19,38 47.227 154,37 -26.365 80,34

2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH

Trang 32

Biểu đồ 3.2 Tổng vốn huy động 3 năm 2011-2013

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

* Quy mô huy động:

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Thăng Long luôn gia tăng qua cácnăm Cụ thể năm 2011 là tổng huy động vốn của CN Thăng Long đạt 299.540 tỷ đồng,sang năm 2012 đã tăng lên 355.490 tỷ đồng và tăng so với năm 2011 là 55.960 tỷ đồngtương đương 18,686% Và đến năm 2013, chi nhánh đã huy động được 555.860 tỷđồng, bằng 56,364% so với năm 2012 Đạt được kết quả trên là do chi nhánh đã cónhiều biện pháp hữu hiệu, tăng cường chỉ đạo, mở rộng mạng lưới, sâu sát cơ sở vàdân cư, không ngừng tung ra nhiều sản phẩm mới, dịch vụ mới phục vụ cho đối tượngkhách hàng, áp dụng các mức lãi suất huy động và linh hoạt kịp thời do ngân hàng cấptrên chỉ đạo, từ đó đã tạo được tín nhiệm đối với khách hàng, đảm bảo hài hoà giữa lợiích giữa người gửi và ngân hàng, tính đúng, tính đủ cho khách hàng, đặc biệt chú trọngđến phong cách giao dịch văn minh, lịch sự nhanh chóng, kịp thời và chính xác

Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn thì Ngân hàng phải quan tâm đếnviệc kiểm soát chi phí cho các nguồn vốn huy động và phải có chính sách cho vay vàđầu tư như thế nào để mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng Muốn vậy thì cần phảixem xét đến cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Trong tổng nguồn vốn thìtiền gửi của khu vực dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất: luôn dẫn đầu trong nhữngnăm gần đây với 2011 là 64%, 2012 với 66,5%, và năm 2013 là 57,91% Nguồn vốnhuy động từ vay NHNN và các TCTD khác của chi nhánh Thăng Long không có, điều

đó chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Ngân hàng là rất tốt, có nhiều hình thức đa

Ngày đăng: 30/06/2014, 16:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của CN Thăng Long - thực trạng huy động vốn tại ngân hàng á châu
1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của CN Thăng Long (Trang 27)
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn 3 năm 2011-2013 - thực trạng huy động vốn tại ngân hàng á châu
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn 3 năm 2011-2013 (Trang 31)
Bảng 6.2. Tổng Chi phí huy động vốn tại Chi nhánh Thăng Long  qua 3 năm 2011- 2013 - thực trạng huy động vốn tại ngân hàng á châu
Bảng 6.2. Tổng Chi phí huy động vốn tại Chi nhánh Thăng Long qua 3 năm 2011- 2013 (Trang 38)
Bảng 7.2: Hiệu suất sử dụng vốn tại Chi nhánh Thăng Long - thực trạng huy động vốn tại ngân hàng á châu
Bảng 7.2 Hiệu suất sử dụng vốn tại Chi nhánh Thăng Long (Trang 39)
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi nhánh Thăng Long 27 Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Thăng Long từ năm  2011-2013 - thực trạng huy động vốn tại ngân hàng á châu
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi nhánh Thăng Long 27 Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Thăng Long từ năm 2011-2013 (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w