1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Incoterms các Điều khoản quốc tế trong vận tải

44 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Incoterms Các Điều Khoản Quốc Tế Trong Vận Tải
Tác giả Trần Huy Hoàng, Trần Thị Kim Anh, Trần Thị Ngọc Anh, Vũ Ngọc Phương Anh, Sú Xuân Đạt, Trương Kim Ngân, Nguyễn Tú Quyên
Người hướng dẫn Bùi Thế Anh
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Luật Vận Tải Và Công Ước Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Chuyên Đề
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Sau khi ICC được thành lập năm 1919 thì bản Incoterms phiên bản đầu tiên được ra đờivào năm 1936 với 7 điều kiện, được gọi là Incoterms 1936, có thể xác định nghĩa vụ của ngườibán và ngư

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

-INCOTERMS- CÁC ĐIỀU KHOẢN QUỐC TẾ

TRONG VẬN TẢI

 Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thế Anh

 Môn: Luật vận tải và công ước quốc tế

Trang 2

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ

CÁC ĐIỀU KHOẢN QUỐC TẾ (INCOTERMS)

TRONG VẬN TẢI (TÀI LIỆU THAM KHẢO)

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại quốc tế đã trở thành độnglực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế Cùng với đó, việc vận chuyển hàng hóaqua biên giới giữa các quốc gia ngày càng phức tạp, đòi hỏi các quy định rõ ràng nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho giao dịch, giảm thiểu tranh chấp và rủi ro Incoterms (InternationalCommercial Terms) - các điều khoản thương mại quốc tế - đã ra đời để đáp ứng yêu cầu này.Được xuất bản lần đầu bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) vào năm 1936 và cập nhật thườngxuyên, Incoterms đóng vai trò như một ngôn ngữ chung, giúp các bên liên quan hiểu rõ và thốngnhất trách nhiệm, quyền lợi, và chi phí trong giao dịch

Việc áp dụng Incoterms mang đến nhiều lợi ích trong vận tải, từ việc lựa chọn phươngthức vận tải tối ưu, đến quản lý rủi ro hiệu quả hơn Incoterms cung cấp các quy tắc rõ ràng vềthời điểm chuyển giao rủi ro, quy định các bên phải chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển, bảohiểm, và các thủ tục hải quan Điều này đảm bảo rằng mỗi bên đều hiểu rõ phần trách nhiệm củamình, từ đó giảm thiểu tranh chấp, tăng cường độ tin cậy trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Bài viết này sẽ đi sâu vào bốn khía cạnh quan trọng của Incoterms trong vận tải: (1) cácphương thức vận tải phù hợp với từng loại điều khoản Incoterms; (2) vai trò của Incoterms trongquản lý rủi ro, đảm bảo an toàn hàng hóa; (3) mối liên hệ giữa Incoterms và các loại chứng từ vậntải; và (4) xu hướng phát triển của Incoterms trong bối cảnh hiện đại hóa thương mại quốc tế

Với những nội dung trên, bài viết hy vọng sẽ giúp người đọc nắm rõ hơn về tầm quantrọng của Incoterms, cũng như vai trò thiết yếu của nó trong việc xây dựng và duy trì một hệthống thương mại quốc tế minh bạch và hiệu quả

Trang 4

MỤC LỤC

1 KHÁI NIỆM VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA INCOTERMS 5

1.1 Khái niệm Incoterms 5

1.2 Mục đích 5

1.3 Vai trò 6

1.4 Sự ra đời 6

1.5 Lịch sử hình thành và phát triển 7

2 ÁP DỤNG INCOTERMS TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI 16

2.1 Các điều kiện Incoterms được áp dụng cho mọi phương thức vận tải: 17

2.1.1 EXW (Ex Works) - Giao tại xưởng 17

2.1.2 FCA (Free Carrier) - Giao cho người chuyên chở 17

2.1.3 CPT ( Carriage Paid To) - Cước phí trả tới 17

2.1.4 CIP (Carriage & Insurance Paid to) - Cước phí và bảo hiểm trả tới 18

2.1.5 DAP (Delivered At Place) - Giao tại địa điểm 18

2.1.6 DPU (Delivered at Place Unloaded) - Giao hàng tại điểm đã dỡ xuống 18

2.1.7 DDP (Delivered Duty Paid) - Giao hàng đã trả thuế 18

2.2 Các điều kiện incoterms được áp dụng cho vận tải đường biển và đường nội địa: 19

2.2.1 CFR/ CNF/ C&F/ C+F (Cost and Freight) - Tiền hàng và cước phí 19

2.2.2 FOB (Free On Board) - Giao hàng trên tàu 19

2.2.3 FAS (Free Alongside Ship) - Giao dọc mạn tàu 20

2.2.4 CIF (Cost, Insurance & Freight) - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí 20

3 INCOTERMS VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG VẬN TẢI 21

3.1 EXW – Ex Works – Giao tại xưởng 21

3.2 FCA – Free Carrier – Giao cho người chuyên chở 22

3.3 CPT - Carriage Paid To - Cước phí trả tới 24

3.4 CIP - Carriage & Insurance Paid to - Cước phí và bảo hiểm trả tới 25

3.5 DAP - Delivered At Place - Giao tại địa điểm 26

3.6 DPU - Delivered at Place Unloaded - Giao tại địa điểm đã dỡ xuống 26

3.7 DDP - Delivered Duty Paid - Giao hàng đã trả thuế 27

3.8 FAS - Free Alongside Ship - Giao dọc mạn tàu 28

3.9 FOB - Free On Board - Giao hàng trên tàu 29

Trang 5

3.10 CFR - Cost and Freight - Tiền hàng và cước phí 30

3.11 CIF - Cost, Insurance & Freight - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí 31

4 INCOTERMS VÀ CHỨNG TỪ VẬN TẢI 32

4.1 Định nghĩa về chứng từ vận tải 32

4.2 Các loại chứng từ vận tải thông dụng 33

4.2.1 Chứng từ vận tải đường biển 33

4.2.2 Chứng từ vận tải đường bộ 34

4.2.3 Chứng từ vận tải đường sắt 34

4.2.4 Chứng từ vận tải đường hàng không 34

4.3 Mối liên hệ giữa từng điều khoản Incoterms và chứng từ cần thiết trong vận tải 34

4.4 Tính pháp lý của chứng từ và trách nhiệm về chứng từ theo Incoterms 36

5 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA INCOTERMS 37

5.1 Những thay đổi và điều chỉnh trong phiên bản Incoterms 2020 so với các phiên bản trước 37

5.2 Xu hướng phát triển của Incoterms trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phức tạp của chuỗi cung ứng hiện đại 38

5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi và điều chỉnh Incoterms trong tương lai 38

5.4 Dự đoán về Incoterms trong tương lai và tác động đối với vận tải quốc tế 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 6

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Hình ảnh về hợp tác thương mại quốc tế 6

Hình 1 2 Hình ảnh về lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms 7

Hình 1 3 Hình ảnh về các điều kiện Incoterms 2010 10

Hình 1 4 Hình ảnh về các điều kiện Incoterms 2020 12

Hình 2 1 Hình ảnh về các phương thức vận tải quốc tế 14

Hình 2 2 Hình ảnh về áp dụng phương thức vận tải cho các điều kiện Incoterms 2020 14

Hình 3 1 Hình ảnh về điều kiện EXW trong Incoterms 2020 19

Hình 3 2 Hình ảnh về điều kiện FCA trong Incoterms 2020 20

Hình 3 3 Hình ảnh về điều kiện CPT trong Incoterms 2020 21

Hình 3 4 Hình ảnh về điều kiện CIP trong Incoterms 2020 23

Hình 3 5 Hình ảnh về điều kiện DAP trong Incoterms 2020 24

Hình 3 6 Hình ảnh về điều kiện DPU trong Incoterms 2020 24

Hình 3 7 Hình ảnh về điều kiện DDP trong Incoterms 2020 25

Hình 3 8 Hình ảnh về điều kiện FAS trong Incoterms 2020 26

Hình 3 9 Hình ảnh về điều kiện FOB trong Incoterms 2020 27

Hình 3 10 Hình ảnh về điều kiện CFR trong Incoterms 2020 28

Hình 3 11 Hình ảnh về điều kiện CIF trong Incoterms 2020 29

Hình 4 1 Hình ảnh về chứng chỉ vận tải 30

Hình 4 2 Hình ảnh về các loại chứng từ vận tải thông dụng 31

Trang 7

1 KHÁI NIỆM VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA INCOTERMS

1.1 Khái niệm Incoterms

Incoterms (International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là bộquy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mạiquốc tế

Ngoài ra, Incoterms là quy tắc chính thức của Phòng thương mại quốc tế (ICC) nhằm giảithích thống nhất các điều kiện thương mại, thông qua đó tạo điều kiện cho các giao dịch thươngmại quốc tế diễn ra thuận lợi, trôi chảy Tuy không phải là một yếu tố bắt buộc trong hợp đồngmua bán quốc tế, những việc dẫn chiếu đến Incoterms sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứngcủa các bên, làm giảm nguy cơ rắc rối có thể gặp phải về mặt pháp lý Chính vì thế mà các bêntham gia giao dịch TMQT cần phải nắm rất rõ đặc điểm sử dụng của Incoterms để thông qua đó

tự bảo vệ mình và có những ứng xử thích hợp khi xảy ra tranh chấp

Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất bao gồm 11 điều khoản chia làm 4 nhóm E, F, C, D

để xác định trách nhiệm của từng bên trong giao dịch quốc tế Nội dung chính của các điều khoảnnày phải kể tới 2 điểm quan trọng:

- Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu

- Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua

Mỗi điều kiện Incoterms quy định các phần trên thành các tiểu mục, bao gồm 10 nghĩa vụ

cơ bản của người bán (từ A1 đến A10) và 10 nghĩa vụ cơ bản của người mua (từ B1 đến B10)

1.2 Mục đích

Mục đích chủ yếu của Incoterms là để cung cấp một bộ quy tắc quốc tế để giải thíchnhững điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương Incoterms làm rõ sự phân chiatrách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua

- Về nghĩa vụ: Người bán, người mua phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nào Vídụ: ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển hàng hóa hay mua bảo hiểm, ai sẽ thực hiện thôngquan xuất khẩu

- Về rủi ro: Khi nào và tại địa điểm nào thì người bán chuyển rủi ro với hàng hóa sang chongười mua

Trang 8

- Về chi phí: Bên nào phải trả các chi phí nào, ví dụ chi phí vận tải quốc tế, chi phí đónggói hàng hóa, bốc dỡ hàng,

Hình 1 1 Hình ảnh về hợp tác thương mại quốc tế

1.3 Vai trò

- Là 1 bộ các quy tắc nhằm hệ thống hoá các tập quán TMQT 

- Là ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hoá ngoại thương

- Đẩy nhanh đàm phán, xây dựng và thực hiện hợp đồng

- Là cơ sở quan trọng để xác định giá

- Là căn cứ pháp lý đ/v khiếu nại và GQTC

1.4 Sự ra đời

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế thế giới phục hồi, buôn bán quốc tế phát triển và

mở rộng, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển giữa các quốc gia, khi đócác thương nhân quốc tế bất đồng về ngôn ngữ, chịu sự điều tiết khác nhau về tập quản thươngmại dẫn tới hiểu nhầm, tranh chấp kiện tụng, phòng thương mại quốc tế (ICC) có trụ sở tại Paris,

đã xây dựng điều kiện thương mại quốc tế lần đầu tiên vào năm 1936 Lập tức, Incoterms đượcnhiều nhà doanh nghiệp của nhiều nước thừa nhận và áp dụng vì tính rõ ràng, dễ hiểu và phảnảnh được các tập quán thương mại phổ biến trong buôn bán quốc tế Ngoài ra, khi môi trường vàđiều kiện kinh doanh quốc tế thay đổi thì Incoterms cũng được hoàn thiện và đổi mới theo biểuhiện tỉnh năng động và thực tiễn Thật vậy, từ ngày ra đời đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và

bổ sung 8 lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và và tới nay là Incoterms

2020 - bản mới nhất của các điều kiện thương mại quốc tế

Trang 9

Sau khi ICC được thành lập năm 1919 thì bản Incoterms phiên bản đầu tiên được ra đờivào năm 1936 với 7 điều kiện, được gọi là Incoterms 1936, có thể xác định nghĩa vụ của ngườibán và người mua rõ ràng và hoàn chỉnh hơn so với năm 1928, Incoterms 1936 chú trọng vàomua bán hàng hóa nguyên liệu vận chuyển bằng đường biển bao gồm các quy tắc như sau:

- EXW (Ex Works) – Giao tại xưởng

- FCA (Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở

- FOT/FOR (Free on Rail / Free on Truck) – Giao lên tàu hỏa

- FAS (Free Alongside Ship) – Giao dọc mạn tàu

Trang 10

- FOB (Free On Board) – Giao lên tàu

- C&F (Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí

- CIF (Cost, Insurance, Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng phương thức vận tải đường bộ

và đường thuỷ Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các nhà kinh doanh thừa nhận và sửdụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng

Incoterms 1953

Do Chiến tranh thế giới thứ hai, các bản sửa đổi bổ sung của các quy tắc Incoterms đã bịđình chỉ và không tiếp tục lại cho đến những năm 1950. Bản sửa đổi đầu tiên của các quy tắcIncoterms sau đó được ban hành vào năm 1953 Nó ra mắt ba điều khoản thương mại mới chovận tải phi hàng hải. Các quy tắc mới bao gồm DCP – Delivered Cost Paid (Đã trả chi phí đãgiao), FOR- Free on Rail (Giao trên đường sắt) và FOT- Free on Truck (Giao trên xe tải)

Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt rất phát triển và người báncũng thường giao hàng tương tự như FOB trong đường biển, Incoterms 1953 (ICC No.166) giớithiệu điều kiện Giao lên toa xe FOR và FOT Một điều kiện thương mại mới sử dựng cho vận tảikhông bằng đường biển với việc giao hàng tại nơi xuất phát nhưng người bán chịu chi phí vậnchuyển cũng được bổ sung trong Incoterms 1953 – điều kiện Giao hàng phí đã trả CDP

Incoterms 1967

ICC đã đưa ra bản sửa đổi thứ ba của các quy tắc Incoterms, xử lý các cách hiểu sai củaphiên bản trước. Hai điều khoản thương mại đã được thêm vào địa chỉ giao hàng tại biên giới(DAF) và giao hàng đã nộp thuế (DDP)

Năm 1967 thì vẫn giữ nguyên bản là Incoterms 1953 tuy nhiên có chỉnh sửa về nội dungnhư sau:

Giữ nguyên 09 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 và bổ sung thêm 02 điềukiện mới:

- DAF (Delivered At Frontier) – Giao tại biên giới;

- DDP (Delivered Duty Paid) – Giao hàng đã nộp thuế, sử dụng cho mọi phương thức vậntải, kể cả vận tải kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau

Incoterms 1976

Incoterms 1976 ra đời khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng trởnên quan trọng, nên trong Incoterms này có thêm điều kiện FOB airport, được đưa ra trên cơ sở

Trang 11

Incoterms 1980

Với việc mở rộng vận chuyển hàng hóa trong các container và các quy trình tài liệu mới,cần phải có một bản sửa đổi khác. Ấn bản này đã giới thiệu thuật ngữ thương mại FRC (FreeCarrier…Named at Point), quy định đối với hàng hóa không thực sự được phía tàu nhận nhưngtại điểm tiếp nhận trên bờ, chẳng hạn như bãi container

Để phù hợp với thực tiễn vận chuyển hàng hóa trong container đường biển, Incoterms

1980 (ICC No.350)- đã giới thiệu điều kiện FRC- “Free Carrier” Giao cho người chuyển chở.Incoterms 1980 cũng thay tên đầy đủ của điều kiện DCP từ “Delivered Cost Paid” thành CPT

“Freight/ Carriage Paid To” Điều kiện CIP (Freight or Carriage and Insurance Paid to) được bổsung trong Incoterms 1980 cho vận tải không bằng đường biển như một điều kiện tương đươngvới CIF trong vận tải đường biển

Incoterms 1980 có 14 điều kiện:

- Ex works - giao tại xưởng

- Free carrier (named point) - giao cho người vận tải

- FOR/FOT - Free on rail/free on truck - giao tại toa hay ga đường sắt

- FOB airport - giao tại sân bay

- FAS - Free alongside Ship - giao dọc mạn tàu

- FOB - Free on Board - giao lên tàu

- C&F - Cost and Freight - tiền hàng và cước phí

- CIF - Cost, Insurance and Freight - tiền hàng, phí bảo hiểm và cước vận tải

- Freight (carriage) paid to, cước trả tới đích

- Freight (carriage) and insurance paid to, tiền cước và phí bảo hiểm đã vận tải

- Ex Ship - giao tại tàu, cảng đến quy định

- Ex Quay - giao trên cầu cảng, cảng đến quy định

- Delivered at frontier - giao tại biên giới

- Delivered duty paid - giao tại đích đã nộp thuế

Incoterms 1990

Incoterrms 1990 (ICC No.460) được trình bày một cách có hệ thống hơn trước Các điềukiện thương mại được chia thành bốn nhóm là E, F, C và D theo thứ tự nghĩa vụ của người bántăng dần Tên nhóm là chữ cái đầu tiên của các điều kiện trong nhóm Điều kiện DCP được thaytên và ký hiệu thành CPT (Carriage Paid To) để phù hợp với nhóm C Những nghĩa vụ của người

Trang 12

bán và người mua được đặt dưới từng tiêu đề đối ứng với nhau, điều này thuận lợi cho người sửdụng thấy sự tương ứng về nghĩa vụ của người bán và người mua Cũng từ phiên bản 1990, cácđiều kiện thương mại đã được thống nhất viết tắt bằng 3 chữ cái Do đó ký hiệu C&F đã đượcthay đổi thành CFR Bên cạnh đó, ký hiệu FRC (Free Carrier) thay đổi thành FCA.

Trong Incoterms 1990, các điều kiện áp dụng riêng cho từng phương thức vận tải (ví dụ:FOR/FOT và FOA) bị xóa bỏ với lý do điều kiện FCA có thể sử dụng cho bất cứ phương thứcvận tải nào Tuy nhiên, điều kiện FOB vẫn được giữ lại vì là điều kiện truyền thống sử dụng phổbiến trong đường biển là phương thức vận tải có khối lượng hàng hóa lớn nhất trong thương mạitoàn cầu Một điều kiện thương mại mới được bổ sung là DDU để đáp ứng nhu cầu giao hàng tạinơi đến giống như DDP nhưng hàng hóa chưa được thông quan nhập khẩu

Do sự phát triển của thương mại điện tử, Incoterms 1990 quy định người bán có thể cungcấp bằng chứng về việc giao hàng và chứng từ vận tải bằng các thư truyền dữ liệu điện tử (EDI)thay thế cho các chứng từ giấy tờ nêu các bên thỏa thuận

Vào năm 1990, Phòng Thương mại Quốc tế đã ban hành cuốn Incoterms 1990 trên cơ sởsửa đổi, bổ sung Incoterms 1980 Incoterms 1990 có hiệu lực từ ngày 1/7/1990 Trong Incoterms

1990 có 13 điều kiện thương mại quốc tế được chia làm 4 nhóm (E, F, C, D):

Trang 13

● CIP - Carriage and Insurance Paid To…(… named place of destination) - cướcphí và bảo hiểm trả tới ( nơi đến quy định).

Quy định rõ nghĩa vụ bốc dỡ hàng trong điều kiện FCA

Phần “Giấy phép, Giấy phép và Thủ tục” của các quy tắc FAS và DEQ Incoterms đã đượcsửa đổi để tuân thủ cách mà hầu hết các cơ quan hải quan giải quyết các vấn đề của nhà xuất khẩu

và nhập khẩu Cụ thể:

- FAS (Free Alongside Ship – giao dọc mạn tàu):

● Nó có nghĩa là bên bán hàng chi trả cước vận chuyển (nội địa) hàng hóa tới cảnggiao hàng Bên mua thanh toán cước phí xếp hàng, vận tải, bảo hiểm, dỡ hàng và vậnchuyển (nội địa) từ nơi dỡ hàng tới nơi lưu giữ hàng hóa của mình Sự chuyển dịch rủi rodiễn ra khi hàng hóa được giao tại cầu cảng nơi giao hàng

● Theo điều kiện này, người bán phải: Giao hàng dọc mạn con tàu do người muachỉ định Cung cấp chứng từ hoàn hảo thường lệ chứng minh hàng đã được đặt thực sự dọcmạn tàu Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất

Trang 14

● Người mua phải: Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở Ký kết hợp đồng chuyên chở

và trả cước Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã thực sự được giao dọcmạn tàu

● Điều kiện này có khác biệt so với phiên bản Incoterms 1990 là người bán phảilàm thủ tục Xuất khẩu cho lô hàng

- DEQ (Delivered Ex Quay – Giao tại cầu cảng): Đây là một điều kiện của Incoterm Nó

là tương tự như điều kiện DES, ngoại trừ mọi rủi ro về hàng hóa chỉ được chuyển từ bên bán sangbên mua khi hàng hóa đã được bốc dỡ ra khỏi tàu và đặt trên cầu cảng Theo điều kiện DEQ thì:

● Bên mua phải:

+ Nhận hàng trên cầu cảng của cảng đến

+ Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế và phí, lệ phí nhập khẩu nếu hợpđồng quy định là bên mua phải nộp

+ Chịu mọi rủi ro về hàng hóa khi hàng hóa đó đã đặt dưới quyền địnhđoạt của mình

Theo Incoterms 1990, khi người bán theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro chi phí

để hoàn thành thủ tục nhập khẩu và các phí tổn liên quan Nhưng Incoterms 2000 đòi hỏi ngườimua phải thực hiện thủ tục này

Thêm vào đó, các từ ngữ trong Incoterms 2000 có thay đổi một đôi chỗ cho chính xác,nhất quán và dễ hiểu hơn so với các Incoterms trước đây

Incoterms 2010

Trang 15

Hình 1 3 Hình ảnh về các điều kiện Incoterms 2010

Incoterms 2010 ra đời năm 2010, có hiệu lực từ 01/01/2011 Incoterms 2010 gồm 11 điềukiện, vẫn chia thành 4 nhóm: 1 điều kiện nhóm E (EXW), 3 điều kiện nhóm F (FCA, FAS, FOB),

4 điều kiện nhóm C (CFR, CIF, CPT, CIP) và 3 điều kiện nhóm D (DAT, DAP, DDP) với một sốthay đổi đáng chú ý so với Incoterms 1990 gồm có:

- Bỏ 4 điều khoản cũ (DAF, DES, DEQ, và DDU) và đưa vào 2 điều khoản mới (DAPDelivered at Place và DAT - Delivered at Terminal)

- Tạo ra hai loại Incoterms là: các quy tắc áp dụng cho bất cứ phương tiện vận tải nào vàcác quy tắc áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa

- Chính thức thừa nhận rằng những quy tắc này có thể sử dụng cả trong thương mại quốc

tế và thương mại nội địa nếu phù hợp Điều khoản EXW được nói rõ là chỉ phù hợp cho thươngmại nội địa

- Nêu rõ tham chiếu đến việc sử dụng “các phương tiện ghi chép điện tử có giá trị tươngđương”, nếu như các bên đồng ý như vậy, hoặc đó là tập quán thương mại

- Sửa đổi điều khoản bảo hiểm để phản ánh những thay đổi đối với các điều khoản bảohiểm chuẩn

Trang 16

- Phân bổ các nghĩa vụ tương ứng của các bên trong việc cung cấp hoặc hỗ trợ để lấyđược các chứng từ và thông tin cần thiết nhằm thông quan liên quan đến an ninh.

- Trách nhiệm đối với các khoản phí xếp hàng tại ga/trạm được phân bổ rõ ràng

- Bao gồm nghĩa vụ “mua” hàng hóa để phản ánh những thông lệ hiện nay trong mua bánhàng theo dây chuyền (mua bán hàng đã được xếp lên tàu - có nghĩa là hàng đã ở trên boong tàu)

Incoterms 2010 giới thiệu hai điều kiện giao hàng mới: DAP (giao hàng đến nơi được chỉđịnh) và DAT (giao hàng đến điểm cuối cùng) Các điều kiện giao hàng được gọi là nhóm Dtrong Incoterm 2000 được bỏ hoàn toàn, trừ điều kiện DDP (giao hàng tất cả các loại thuế đãđược thanh toán)

Danh sách các điều kiện giao hàng mới của Incoterm 2010 gồm 11 điều kiện giao hàng,chia thành hai nhóm điều kiện, trong đó nhóm 1 gồm 7 điều kiện áp dụng cho vận tải đa phươngtiện (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP) và nhóm 2 gồm 4 điều kiện áp dụng cho vận tảiđường biển (FAS, FOB, CFR, CIF)

Incoterms 2020

Hình 1 4 Hình ảnh về các điều kiện Incoterms 2020

Incoterms 2020 chính thức được Phòng Thương Mại Quốc tế ICC đưa ra vào cuối năm

2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 Incoterms 2020 gồm 11 điều kiện theo thứ tự như sau:

Trang 17

EXW, FCA, CPT, CIP, FAS, FOB, CFR/CNF/C+F/C&F, CIF, DAP, DPU và DDP cùng nhữngthay đổi chính như sau:

- Điều kiện DAT (Deliverd at Terminal) đổi thành DPU (Deliverd at Place Unloaded).Đây là quy tắc duy nhất trong các quy tắc Incoterms mà yêu cầu người bán thực hiện nghĩa vụ dỡhàng ra khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng Sự thay đổi chính của DPU so với DAT

là việc địa điểm giao hàng không còn bị giới hạn tại 1 điểm tại Terminal hoặc các ga hàng hóa tạicác cửa khẩu mà được mở rộng hơn thành bất kì địa điểm nào trên nước nhập khẩu mà hai bên đãthỏa thuận

- Điều kiện FCA được bổ sung việc phát hành vận đơn từ người vận tải nhận hàng đầutiên: So với các phiên bản cũ, tại Incoterms 2020, FCA được bổ sung việc người mua có thể chophép người chuyên chở của mình khi nhận hàng của người bán sẽ phát hành cho người bán 1 vậnđơn có on-board notation Sau đó người chuyên chở này sẽ đưa hàng tới cảng quốc tế để có thểchuyển hàng sang nước của người mua Việc này phát sinh là do với FCA thì người bán sẽ giaohàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định Nếu hai bên mua bán theo hình thức tín dụngchứng từ L/C thì sẽ gặp một số rắc rối trong việc thanh toán khi đòi hỏi vận đơn On board từ phíangân hàng Chính vì việc này, theo FCA Incoterms 2020 thì nếu trong hợp đồng có quy định,người mua sẽ hướng dẫn người chuyên chở đến lấy hàng và sau đó phát hành một vận đơn chongười bán để người bán có thể nhận được tiền hàng khi thanh toán bằng phương thức L/C Đâyđược coi là một trong những sự thay đổi đáng kể nhất ở bản Incoterms mới này

- So với Incoterms 2010, mức bảo hiểm bắt buộc với quy tắc CIP chỉ là mức C - mức thấpnhất thì hiện tại ở bản 2020, Phòng Thương Mại Quốc tế đã quy định nâng mức bảo hiểm chohàng hóa lên mức A hoặc bảo hiểm tương đương mức A - mức cao nhất cho hàng hóa

- Các điều khoản: Free Carrier (FCA), Delivered at Place (DAP), Delivered at PlaceUnloaded (DPU) và Delivered Duty Paid (DDP), được mở rộng thêm là việc bên vận chuyểnhàng hóa không nhất thiết phải là bên thứ 3, mà có thể được vận chuyển bởi phương tiện vậnchuyển của 1 trong 2 bên mua và bán

- Đối với bản Incoterms 2020 được bổ sung thêm các quy định về bảo mật thông tin đểtăng mức độ bảo vệ lợi ích của các bên tham gia Các bên tham gia sẽ phải bảo mật các thông tin

về hàng hóa, giá cả, các thông tin liên quan đến thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng

- Phân chia chi phí giữa hai bên được trình bày một cách tập trung hơn, không dàn trảinhư các phiên bản cũ Theo thứ tự trình bày của các mục nghĩa vụ của người mua và người bántrong Incoterms 2020 thì việc phân chia chi phí sẽ xuất hiện ở mục A9/B9 của từng điều kiện.Điều này nhằm giúp cho người mua và người bán có thể tìm kiếm dễ dàng phần phân chia chi phícủa mình ở một mục duy nhất

Trang 18

2 ÁP DỤNG INCOTERMS TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI

Hình 2 1 Hình ảnh về các phương thức vận tải quốc tế

Incoterms là bộ quy tắc quốc tế quy định trách nhiệm của người mua và người bán trongquá trình vận chuyển hàng hóa Các điều khoản Incoterms áp dụng cho nhiều phương thức vận tảikhác nhau, bao gồm đường biển, đường hàng không, đường bộ và đường sắt Cụ thể:

Trang 19

Hình 2 2 Hình ảnh về áp dụng phương thức vận tải cho các điều kiện Incoterms 2020

2.1 Các điều kiện Incoterms được áp dụng cho mọi phương thức vận tải: 

2.1.1 EXW (Ex Works) - Giao tại xưởng

EXW (Ex Works) có nghĩa là hàng hoá được giao cho người mua khi người bán đặt hànghóa dưới quyền định đoạt của người mua tại một địa điểm được chỉ định (ví dụ như nhà máy, nhàkho, ), hàng hóa chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chưa bốc lên phương tiện tiếpnhận Địa điểm được chỉ định này không nhất thiết phải là một cơ sở của người bán

*Phương thức vận tải: Điều kiện này sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử

dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia Điều kiện này phù hợp hơn với thương mại nội địa

2.1.2 FCA (Free Carrier) - Giao cho người chuyên chở

FCA (Free Carrier) có nghĩa là người bán, sau khi làm xong thủ tục thông quan xuất khẩu,giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định, tại địa điểm quy định FCA có thể có hainghĩa khác nhau, mỗi nghĩa đều có mức độ rủi ro và chi phí khác nhau đối với người mua vàngười bán:

Trang 20

- Một là, FCA được sử dụng khi người bán giao hàng hóa đã được thông quan để xuấtkhẩu, tại một địa điểm được chỉ định là cơ sở của chính họ Trong trường hợp này thì người bán

có nghĩa vụ bốc hàng (FCA cơ sở người bán)

- Hai là, FCA được sử dụng khi người bán giao hàng hóa đã được thông quan để xuấtkhẩu, tại một địa điểm được chỉ định không phải là cơ sở của họ Trong trường hợp này thì ngườibán không có trách nhiệm dỡ hàng (FCA điểm tập kết/cảng bốc)

Trong cả hai trường hợp, hàng hóa có thể được giao cho người vận chuyển do người muachỉ định hoặc cho một bên khác do người mua chỉ định

*Phương thức vận tải: FCA được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử

dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia

2.1.3 CPT ( Carriage Paid To) - Cước phí trả tới

CPT (Carriage Paid To) có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở do chínhngười bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận), người bánphải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hoá tới nơi quy định Điều này cónghĩa là khi đó người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người mua phải tự chịu mọi rủi ro

và các phí tổn phát sinh sau khi hàng được giao như trên

* Phương thức vận tải: CPT có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả

vận tải đa phương thức

2.1.4 CIP (Carriage & Insurance Paid to) - Cước phí và bảo hiểm trả tới

CIP (Carriage and Insurance Paid To) - "Cước phí và bảo hiểm trả tới” có nghĩa là ngườibản giao hàng hóa cho người chuyên chở do họ chỉ định, đồng thời người bán phải trả chi phí vậntải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi quy định Ngoài ra, người bán còn phải mua bảo hiểm để bảo

vệ cho người mua trước những rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa trong quá trìnhchuyên chở

* Phương thức vận tải: CIP có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận

tải đa phương thức

2.1.5 DAP (Delivered At Place) - Giao tại địa điểm

DAP (Delivered at Place) "Giao hàng tại nơi đến" có nghĩa là người bán giao hàng - vàchuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trênphương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định Người bán chịu mọi rủi ro liên quan

để đưa hàng hóa về đến nơi quy định

*Phương thức vận tải: DAP sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử

Trang 21

2.1.6 DPU (Delivered at Place Unloaded) - Giao hàng tại điểm đã dỡ xuống

DPU (Delivered at Place Unloaded) - "Giao tại địa điểm đã dỡ xuống” có nghĩa là ngườibán chuyển giao hàng hóa sang cho người mua khi hàng hóa đã dỡ xuống khỏi phương tiện vậntải và được đặt dưới quyền định đoạt của người mua ở địa điểm đích nhắc đến trong hợp đồng

- DPU là quy tắc tối ưu khi phương tiện vận tải chở đến địa điểm thỏa thuận đã có sẵn cầncẩu hay cần nâng hạ có thể dỡ hàng, hoặc hàng hóa là mặt hàng chuyên biệt mà người bán cầncung cấp thiết bị để đỡ xuống

- DPU cũng thường được sử dụng trong phương thức giao hàng lẻ (LCL), khi người báncần chia nhỏ lô hàng để giao cho nhiều người mua riêng biệt ở nơi đến

* Phương thức vận tải: DPU sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử

dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia

2.1.7 DDP (Delivered Duty Paid) - Giao hàng đã trả thuế

DDP (Delivered Duty Paid) - "Giao hàng đã nộp thuế" có nghĩa là người bán giao hàngkhi đã thông quan nhập khẩu cho hàng hoá, đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trênphương tiện vận tải và sẵn sàng để đỡ tại nơi đến quy định Người bán chịu mọi rủi ro liên quan

để đưa hàng hóa đến nơi quy định

Người bán không những phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tớinơi quy định, mà còn phải thực hiện bất kỳ "nghĩa vụ” nào (nghĩa vụ là bao gồm trách nhiệm vàcác rủi ro về việc làm thủ tục hải quan và trả phí tổn về thủ tục, thuế quan, thuế và các lệ phíkhác) liên quan đến việc nhập khẩu ở nước hàng đến Mọi khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) haycác loại thuế khác phải nộp khi nhập khẩu do người bán chịu, trừ phi có thỏa thuận khác một cách

rõ ràng trong hợp đồng mua bán

* Phương thức vận tải: DDP được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử

dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia

2.2 Các điều kiện incoterms được áp dụng cho vận tải đường biển và đường nội địa:

2.2.1 CFR/ CNF/ C&F/ C+F (Cost and Freight) - Tiền hàng và cước phí

CFR (Cost and Freight) - "Tiền hàng và cước” có nghĩa là người bán giao hàng khi hànghóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng Người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàngđến, đặt hàng lên trên tàu chuyên chở do người mua chỉ định tại cảng đi do hai bên thỏa thuậntrong hợp đồng hoặc mua lại hàng hóa đã đặt sẵn trên phương tiện vận tải nói trên Đồng thời,người bản phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảngđến quy định

Trang 22

* Phương thức vận tải: CFR được sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa.

2.2.2 FOB (Free On Board) - Giao hàng trên tàu

FOB (Free on board) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tảu tạicảng bốc hàng quy định Điều này có nghĩa là người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi ro về mấtmát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ sau điểm ranh giới đó

"Lan can tàu” là ranh giới được sử dụng lâu đời trong tập quán thương mại quốc tế đểphân định rủi ro vì nó rõ ràng, dễ hiểu và dễ chấp nhận Cụ thể: Bên bán phải chịu mọi rủi ro vềmất mát hoặc hư hại đối với hàng hỏa cho tới thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốchàng chỉ định Còn bên mua chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ thờiđiểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định

* Phương thức vận tải: FOB sẽ được sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa khi mà

các bên giao hàng bằng việc đặt chúng lên trên con tàu được chỉ định FOB sẽ không phù hợp khihàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi hàng được bốc lên tàu, ví dụ hàng đông trong container - thường giao tại bến bãi ở cảng Trong trường hợp như thế nên sử dụng điều kiệnFCA

2.2.3 FAS (Free Alongside Ship) - Giao dọc mạn tàu

FAS (Free Alongside Ship) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọcmạn tàu tại cảng bốc hàng quy định Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng xuống đặt dọc mạn tàu thìmọi chi phí và rủi ro sẽ được chuyển giao sang cho người mua

* Phương thức vận tải: FAS được sử dụng cho vận chuyển bằng đường biển hoặc đường

thủy nội địa

2.2.4 CIF (Cost, Insurance & Freight) - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

CIF (Cost, Insurance and Freight) - "Tiền hàng, bảo hiểm và cước” có nghĩa là người bángiao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng Người bán thông quan xuất khẩu vàvận chuyển hàng đến, đặt hàng lên trên tàu chuyên chở do người mua chỉ định tại căng đi do haibên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc mua lại hàng hóa đã đặt sẵn trên phương tiện vận tải nói trên.Đồng thời, người bản phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóađến cảng đến quy định, và có trách nhiệm mua bảo hiểm

cho hàng hóa

* Phương thức vận tải: CIF sẽ được sử dụng cho vận tải biển và thuỷ nội địa.

Ngày đăng: 01/01/2025, 19:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1 Hình ảnh về hợp tác thương mại quốc tế - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 1. 1 Hình ảnh về hợp tác thương mại quốc tế (Trang 8)
Hình 1. 2 Hình ảnh về lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 1. 2 Hình ảnh về lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms (Trang 9)
Hình 1. 3 Hình ảnh về các điều kiện Incoterms 2010 - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 1. 3 Hình ảnh về các điều kiện Incoterms 2010 (Trang 15)
Hình 1. 4 Hình ảnh về các điều kiện Incoterms 2020 - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 1. 4 Hình ảnh về các điều kiện Incoterms 2020 (Trang 16)
Hình 2. 2 Hình ảnh về áp dụng phương thức vận tải cho các điều kiện Incoterms 2020 - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 2. 2 Hình ảnh về áp dụng phương thức vận tải cho các điều kiện Incoterms 2020 (Trang 19)
Hình 3. 1 Hình ảnh về điều kiện EXW trong Incoterms 2020 - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 3. 1 Hình ảnh về điều kiện EXW trong Incoterms 2020 (Trang 23)
Hình 3. 4 Hình ảnh về điều kiện CIP trong Incoterms 2020 - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 3. 4 Hình ảnh về điều kiện CIP trong Incoterms 2020 (Trang 27)
Hình 3. 6 Hình ảnh về điều kiện DPU trong Incoterms 2020 - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 3. 6 Hình ảnh về điều kiện DPU trong Incoterms 2020 (Trang 28)
Hình 3. 5 Hình ảnh về điều kiện DAP trong Incoterms 2020 - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 3. 5 Hình ảnh về điều kiện DAP trong Incoterms 2020 (Trang 28)
Hình 3. 7 Hình ảnh về điều kiện DDP trong Incoterms 2020 - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 3. 7 Hình ảnh về điều kiện DDP trong Incoterms 2020 (Trang 29)
Hình 3. 8 Hình ảnh về điều kiện FAS trong Incoterms 2020 - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 3. 8 Hình ảnh về điều kiện FAS trong Incoterms 2020 (Trang 30)
Hình 3. 10 Hình ảnh về điều kiện CFR trong Incoterms 2020 - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 3. 10 Hình ảnh về điều kiện CFR trong Incoterms 2020 (Trang 32)
Hình 4. 1 Hình ảnh về chứng chỉ vận tải - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 4. 1 Hình ảnh về chứng chỉ vận tải (Trang 34)
Hình 4. 2 Hình ảnh về các loại chứng từ vận tải thông dụng 4.2.1. Chứng từ vận tải đường biển - Incoterms  các Điều khoản quốc tế trong vận tải
Hình 4. 2 Hình ảnh về các loại chứng từ vận tải thông dụng 4.2.1. Chứng từ vận tải đường biển (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w