1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo khái niệm incoterms lịch sử hình thành incoterms giá trị của incoterms

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo khái niệm Incoterms, lịch sử hình thành Incoterms, giá trị của Incoterms
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Mơ, Ngô Quang Lâu, Mai Văn Hiền, Thạch Thanh Toàn
Người hướng dẫn Nguyễn Tuấn Kiệt
Trường học Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Phát triển Nông thôn
Chuyên ngành H01 – Học phần KL333
Thể loại Bài báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 843,58 KB

Nội dung

Về tổng thể, Incoterms năm 2020 có một số sửa đổi, bổ sung, cải tiến về hình thức và nội dung, cụ thể: - Nâng cấp điều kiện FCA liên quan đến vận đơn; - Thay đổi mức độ bảo hiểm trong đi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÀI BÁO CÁO NHÓM 03 NHÓM HỌC PHẦN H01 –HỌC PHẦN KL333 HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023-2024

INCOTERMS

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Tuấn Kiệt

Nhóm sinh viên thực hiện

NHÓM 03

Hòa An,ngày 12 tháng 04 năm 2024

Trang 2

Danh sách nhóm 03

1 Nguyễn Thị Hồng Mơ

(Nhóm trưởng)

B2108766 Làm nội dung + thuyết

4 Thạch Thanh Toàn B2108786 Làm nội dung + thuyết

Nhận xét của của Giảng viên:

……….………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

Incoterms

1 KHÁI NIỆM INCOTERMS 3

2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH INCOTERMS 3

2.1 Các phiên bản Incoterms 3

2.2 Phiên bản Incoterms đầu tiên năm 1936 5

2.3 Phiên bản Incoterms năm 2020 5

3 GIÁ TRỊ CỦA INCOTERMS 9

3.1 Incoterms giúp hệ thống hóa các tập quán thương mai được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên thế giới 9

3.2 Incoterms là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương 10

3.3 Incoterms là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa 10

3.4 Incoterms là một căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương 10

4 INCOTERMS NĂM 2000 VÀ 2010 11

4.1 Incoterms năm 2000 11

4.2 Incoterms năm 2010 11

4.3 So sánh Incoterms năm 2000 và 2010 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA NHÓM PHẢN BIỆN 15

Trang 4

INCOTERMS

1 KHÁI NIỆM INCOTERMS

Incoterms là chữ viết tắt của International Commercial Terms theo nghĩa tiếng Việt

là điều kiện thương mại quốc tế Đây là bộ quy tắc giải thích một cách thống nhất các kiều kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế do phòng thương mại quốc

tế (ICC) tập hợp và xuất bản

Incoterms là tập quán thương mại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay Incoterms chỉ điều chỉnh vấn đề giao – nhận hàng hóa và tất cả các phiên bản của Incoterms đều

có giá trị như nhau

2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH INCOTERMS

2.1 Các phiên bản Incoterms

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế thế giới phục hồi, buôn bán quốc tế phát triển và mở rộng, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển giữa các quốc gia, khi đó các thương nhân quốc tế bất đồng về ngôn ngữ, chịu sự điều tiết khác nhau về tập quán thương mại dễ dẫn tới hiểu lầm, tranh chấp kiện tụng, phòng thương mại quốc tế (ICC- international chamber of commerce) có trụ sở tại Pari, đã xây dựng điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms- international commercial terms) lần đầu tiên vào năm 1936 Lập tức Incoterms được nhiều nhà doanh nghiệp của nhiều nước thừa nhận và áp dụng vì tính rõ ràng, dễ hiểu, phản ánh được các tập quán thương mại phổ biến trong buôn bán quốc tế Ngoài ra, khi môi trường và điều kiện kinh doanh quốc tế thay đổi thì Incoterms cũng được hoàn thiện và đổi mới theo biểu hiện tính năng động và thực tiễn Thật vậy, từ ngày ra đời đến nay qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung Incoterms có 9 phiên bản, phiên bản đầu tiên năm 1936 sau đó là năm

1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và hiện nay là 2020

Năm 1923: ICC bắt đầu nghiên cứu về điều kiện thương mại (commercial trade terms) một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ICC, sau khi ra đời vào năm 1919, là thúc đẩy thương mại quốc tế, muốn vậy phải hiểu được các điều kiện thương mại mà các thương nhân đang dùng Việc này đã được thực hiên thông qua một nghiên cứu 6 điều kiên thương mại thông dụng nhất ở 13 nước Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào năm 1923, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt, không thống nhất về giải thích các điều kiện thương mại

Năm 1928: rõ ràng, trong sáng hơn Để xem xét những khác biệt về giải thích đã được xác định trong nghiên cứu trước, ICC đã triển khai một nghiên cứu thứ hai Lần

Trang 5

này nghiên cứu đã mở rộng ra việc giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng tại trên 30 nước

Năm 1936: hướng dẫn cho doanh nhân toàn cầu Dựa trên kết quả nghiên cứu, phiên bản đầu tiên của Incoterms do ICC phát hành (có ký hiệu R trong vòng tròn) đã

ra đời Các điều kiện Incoterms 1936 bao gồm FAS, FOB, C&F, CIF, Ex Ship và Ex Quay

Năm 1953: vận tải hàng hóa bằng đường sắt Do ảnh hưởng của Chiến tranh Thế giới lần thứ II nên phiên bản bổ sung của Incoterms phải dừng lại cho đến đầu những năm 1950 Đến năm 1953, phiên bản đầu tiên của Incoterms mới được phát hành lại

Ba điều kiện mới được bổ sung dành cho vận tải không phải bằng đường biển, đó là DCP, FOR và FOT

Năm 1967: chỉnh sửa việc giải thích sai ICC phát hành phiên bản thứ ba của Incoterms nói về việc giải thích sai của phiên bản trước đó Hai điều kiện mới được bổ sung là DAF và DDP

Năm 1976: tiến bộ trong vận tải hàng không Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng lên là nguyên nhân của việc bổ sung thêm một điều kiện mới của Incoterms là FOB Airport

Năm 1980: sự tăng lên nhanh chóng của vận tải container Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng hóa bằng container cùng với quá trình xử lý chứng từ mới dẫn đến sự cần thiết phải bổ sung Incoterms Phiên bản mới đã bổ sung thêm điều kiện FRC (Free Carier), quy định cho trường hợp hàng hóa được giao tại một địa điểm ở trên bờ, chẳng hạn là CY (Container Yard) chứ không phải là lan can tàu

Năm 1990: sửa đổi hoàn chỉnh Phiên bản thứ 5 của Incoterms đã đơn giản hóa điều kiện Free Carier bằng cách bỏ hết các điều kiện liên quan đến từng phương thức vận tải cụ thể, như FOR, FOT, FOB Air Port Tất cả các điều kiện trên có thể thay thế bằng điều kiện FCA (Free Carier … at named point: giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm chỉ định)

Năm 2000: sửa đổi nghĩa vụ thông quan Mục “giấy phép, ủy quyền và thủ tục” trong điều kiện FAS và DEQ đã được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn thông quan phổ biến nhất

Năm 2010: phản ánh tính hiện đại của thương mại quốc tế Incoterms 2010 gộp các điều kiện D, bỏ các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và thêm các điều kiện DAT và DAP Ngoài ra, thêm nghĩa vụ của người bán và người mua trong việc hợp tác chia sẻ thông tin và những thay đổi để thực hiện việc bán hàng nhiều lần trong hành trình (string sales)

Trang 6

2.2 Phiên bản Incoterms đầu tiên năm 1936

Phiên bản Incoterms ban hành năm 1936 chỉ gồm 7 điều kiện giao hàng bao gồm:

EXW (Ex Works): Giao tại xưởng; FCA (Free Carrier): Giao cho người chuyên chở; FOT/FOR (Free on Rail/ Free on Truck): Giao hàng lên tàu hỏa; FAS (Free Alongside ship): Giao dọc mạn tàu; FOB (Free on Board): Giao lên tàu; C&F (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí; CIF (Cost, Insurance, Freight): Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Incoterms năm 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng phương thức vận tải đường bộ và đường thuỷ Trên thực tế, Incoterms năm 1936 các thương nhân không thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng

2.3 Phiên bản Incoterms năm 2020

Ngày 10 tháng 9 năm 2019, Incoterms năm 2020, phiên bản Incoterms thứ 9 của

Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã được chính thức phát hành nhân kỷ niệm 100 năm thành lập ICC Incoterms năm 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020

Incoterms năm 2020 vẫn gồm 11 điều kiện, trong đó vẫn giữ nguyên hai nhóm lớn với

sự khác biệt trong sử dụng là:

1“Sử dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào, hoặc kết hợp hai hay nhiều phương thức vận tải” (vận tải đa phương thức) gồm 7 điều kiện: EXW, FCA, CPT, CIP, DAP,

DPU, DDP;

2 “Dùng cho vận tải biển và nội địa”, gồm 4 điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF

Incoterms năm 2020 vẫn gồm 4 nhóm nhỏ, nếu căn cứ vào chữ cái đầu tiên của các điều kiện: nhóm C (4 điều kiện), nhóm D (3 điều kiện), nhóm E (1 điều kiện), nhóm F (3 điều kiện)

Về tổng thể, Incoterms năm 2020 có một số sửa đổi, bổ sung, cải tiến về hình

thức và nội dung, cụ thể:

- Nâng cấp điều kiện FCA liên quan đến vận đơn;

- Thay đổi mức độ bảo hiểm trong điều kiện CIF và CIP;

- Cho phép người bán, người mua tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình trong các điều kiện FCA, DAP, DPU và DDP;

- Đổi tên điều kiện DAT thành điều kiện DPU;

- Bổ sung nghĩa vụ liên quan đến anh ninh, an toàn;

- Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua trong từng điều kiện;

- Nâng cao chất lượng hình thức thể hiện để người dùng có thể chọn ngay được điều kiện thích hợp nhất cho hợp đồng mua bán của mình, cụ thể:

+ Trong phần giới thiệu, nhấn mạnh hơn về hướng dẫn lựa chọn các điều kiện;

Trang 7

+ Giải thích rõ hơn về ranh giới, mối liên hệ giữa hợp đồng mua bán và các hợp đồng liên quan khác;

+ Nâng cấp “Ghi chú hướng dẫn” (Guidance Notes) lên “Ghi chú giải thích”

(Explanatory Notes) cho người dùng ở mỗi điều kiện thương mại;

+ Sắp xếp lại hợp lý hơn các nội dung trong từng điều kiện, đặc biệt về giao hàng

và rủi ro

Thay đổi trong từng điều kiện so với Incoterms 2010:

- Vận đơn có ghi chú “on-board” (đã xếp lên tàu) và điều kiện FCA (Giao hàng cho người chuyên chở)

Khi hàng hóa được mua bán theo điều kiện FCA - vận chuyển bằng đường biển, người bán hoặc người mua (hoặc các ngân hàng tham gia thanh toán bằng Thư tín dụng) có thể yêu cầu một vận đơn đường biển với ghi chú “đã xếp hàng lên tàu” Tuy vậy, việc giao hàng theo điều kiện FCA lại hoàn thành trước khi xếp hàng lên tàu (có thể tại CY hoặc CFS), do đó, điều chắc chắn là người bán khó có thể lấy được một vận đơn “on-board” từ người chuyên chở, bởi vì người chuyên chở, theo hợp đồng vận tải, chỉ có nghĩa vụ phát hành vận đơn “đã xếp” khi hàng hóa thực sự đã xếp lên tàu Để giải quyết vấn đề này, mục A6/B6 điều kiện FCA Incoterms 2020 quy định một lựa chọn bổ sung: người mua và người bán có thể thỏa thuận rằng người mua sẽ chỉ dẫn người chuyên chở phát hành một vận đơn đã xếp hàng lên tàu cho người bán sau khi xếp hàng lên tàu Người bán, sau đó, phải xuất trình vận đơn đó cho người mua (thường là thông qua ngân hàng) ICC thừa nhận rằng mặc dù có sự không phù hợp giữa vận đơn đã xếp và giao hàng theo FCA nhưng nó phục vụ cho nhu cầu giải thích vận đơn đã xếp và điều kiện FCA Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng khi lựa chọn trên được áp dụng, người bán cũng không có nghĩa vụ gì đối với người mua theo các điều khoản của hợp đồng vận tải

Vậy, có câu hỏi đặt ra là trong trường hợp hàng đóng container được người bán giao cho người mua bằng cách chuyển giao cho người chuyên chở trước khi hàng thực

sự xếp lên tàu, thì có nên khuyên người bán là bán theo điều kiện FCA thay vì điều kiện FOB không? Câu trả lời là có Tuy vậy, Incoterms 2020 đã có quy định bổ sung trong điều kiện FCA (A6/B6) là khi người bán muốn hoặc cần một vận đơn có ghi

chữ on-board thì vẫn có thể cấp một vận đơn như vậy

- Chi phí, nơi thể hiện chi phí

Trong Incoterms 2020, chi phí (Costs) xuất hiện ở mục A9/B9 của mỗi điều kiện, chứ không phải tại mục A6/B6 như trong Incoterms 2010 Ngoài ra, chi phí cũng được

Trang 8

quy định tập trung tại một điều khoản chứ không rải rác ở nhiều điều khoản như trước Trong Incoterms 2010, chi phí được đề cập tại nhiều điều khoản và xuất hiện ở các phần khác nhau của các điều kiện Incoterms Ví dụ, chi phí liên quan đến việc lấy bộ chứng từ giao hàng trong điều kiện FOB Incoterms 2010 được đề cập ở mục A8, điều khoản có tên là “Chứng từ giao hàng” chứ không phải ở mục A6, điều khoản có tên là

“Phân chia chi phí” Trong Incoterms 2020, mục tương đương với A6/B6 là A9/B9 (Allocation of Costs) liệt kê tất cả các chi phí mà các bên phải chịu, do đó dài hơn A6/B6 trong Incoterms 2010 Mục đích của việc này là để người dùng dễ dàng tìm thấy, tại một chỗ, tất cả các chi phí mà mình có thể phải chịu trong từng điều kiện Ngoài ra, chi phí cụ thể gì cũng được thể hiện ở mục liên quan, ví dụ chi phí lấy chứng

từ theo điều kiện FOB ở mục A6/B6 (Delivery/transport document), với ý nghĩ là người dùng quan tâm đến việc phân chia chi phí có thể thích tìm hiểu điều khoản cụ thể về chi phí đó hơn là xem điều khoản chung về chi phí

- Mức bảo hiểm khác nhau trong điều kiện CIF và CIP

Trong Incoterms 2010, mục A3 của hai điều kiện CIF và CIP quy định một nghĩa

vụ của người bán “mua bảo hiểm cho hàng hóa, bằng chi phí của mình, theo mức thấp nhất là điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) của Hiệp hội Bảo hiểm Lloyd’s (LMA) hoặc Hiệp hội Bảo hiểm quốc tế (IUA) hoặc các điều kiện bảo hiểm tương tự khác” Institute Cargo Clauses (C) bảo hiểm một số rủi ro đã được liệt kê, nhưng với nhiều nhóm rủi ro loại trừ Institute Cargo Clauses A, ngược lại, bảo hiểm “mọi rủi ro”, cũng với nhiều rủi ro loại trừ Trong quá trình thảo luận, hiệp thương, để thông qua các điều kiện Incoterms 2020, đã đi đến quyết định chuyển bảo hiểm từ điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) sang điều kiện A (Institute Cargo Clauses A), như vậy tăng mức bảo hiểm thuộc nghĩa vụ của người bán, có lợi cho người mua Điều này, tất nhiên, làm cho phí bảo hiểm tăng lên Trường hợp ngược lại, tức là vẫn giữ nguyên “Institute Cargo Clauses C” thì vẫn có thể phù hợp với việc mua bán hàng nguyên liệu đồng nhất, khối lượng lớn (commodities) Sau khi thảo luận kỹ lưỡng trong và ngoài nhóm soạn thảo, đã đi đến quyết định: quy định mức bảo hiểm tối thiểu khác nhau cho hai điều kiện CIF và CIP Đối với điều kiện CIF, giữ nguyên điều kiện bảo hiểm tối thiểu

là điều kiện C (thường áp dụng cho việc mua bán bằng đường biển đối với hàng nguyên liệu đồng nhất, khối lượng lớn), tuy nhiên, các bên vẫn có thể thỏa thuận bảo hiểm ở mức cao hơn Đối với điều kiện CIP, người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện A, tất nhiên vẫn để ngỏ để các bên có thể thỏa thuận mua bảo hiểm

ở mức thấp hơn

- Sắp xếp để người bán hay người mua tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình trong các điều kiện FCA, DAF, DPU và DDP

Trang 9

Trong Incoterms 2010, có sự ngầm hiểu rằng khi hàng hóa phải vận chuyển từ người bán sang người mua (dù nghĩa vụ thuộc bên nào) thì việc vận chuyển hàng hóa

đó phải do người thứ ba thực hiện Trong quá trình thảo luận để ban hành Incoterms

2020, cho thấy rằng những trường hợp vận chuyển như vậy có thể không cần người vận chuyển thứ ba tham gia Ví dụ, người bán hàng theo các điều kiện thuộc nhóm D

có thể tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình mà không cần phải thuê người thứ ba, hoặc với người mua theo điều kiện FCA, cũng không có gì ngăn cản họ dùng phương tiện vận tải của mình để nhận hàng và vận chuyển về kho riêng Incoterms 2010 đã không tính đến những trường hợp này thì nay Incoterms 2020 đã cho phép một cách rõ ràng, không những ký kết hợp đồng vận tải mà còn sắp xếp việc vận chuyển cần thiết

- Thay đổi 3 chữ đầu của DAT thành DPU

Sự khác nhau giữa điều kiện DAT và điều kiện DAP trong Incoterms 2010 là ở chỗ: theo điều kiện DAT, người bán giao hàng khi hàng được dỡ từ phương tiện vận tải tại “terminal”, trong khi đó theo DAP, người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải để dỡ hàng Có thể nhớ lại rằng Ghi chú hướng dẫn của điều kiện DAT trong Incoterms 2010 đã định nghĩa từ

“terminal” rất rộng, bao gồm “bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay không, như: cầu tàu, kho, bãi container (CY), bến tàu, ga đường sắt, ga hàng không …” ICC đã quyết định hai thay đổi đối với điều kiện DAT và DAP: 1) đảo trật tự hai điều kiện trong Incoterms 2020, điều kiện DAP (việc giao hàng diễn ra trước khi dỡ), sẽ xuất hiện trước DAT; 2) tên của điều kiện DAT nay đổi thành DPU (Delivered at Place Unloaded), nhấn mạnh thực tế là nơi đến có thể là bất kỳ nơi nào, không chỉ là

“terminal” Tuy vây, nếu nơi đến không phải là “terminal” thì người bán phải đảm bảo chắc chắn rằng nơi mà người bán định giao hàng là nơi có thể dỡ hàng được

- Đưa yêu cầu liên quan đến an ninh vào nghĩa vụ vận tải và chi phí

Trong Incoterms 2010, yêu cầu liên quan đến an ninh được đưa vào rất nhẹ nhàng,

mờ nhạt, ở mục A2/B2 và A10/B10 của mỗi điều kiện Trong thời gian qua, những vấn

đề về an ninh trong vận tải và hàng hải ngày càng phổ biến và hiện thực nên Incoterms

2020 đã quy định rõ ràng về nghĩa vụ bảo đảm an ninh, an toàn về vận tải tại mục A4

và A7 của mỗi điều kiện Chi phí phát sinh do đảm bảo yêu cầu an ninh, an toàn cũng

đã được quy định rõ ở mục A9/B9

Trang 10

- Ghi chú giải thích cho người dùng

“Ghi chú Hướng dẫn” trong Incoterms 2010 nay đã đổi thành “Ghi chú Giải thích cho người” dùng trong Incoterms 2020 Ghi chú này giải thích những vấn đề cơ bản của mỗi điều kiện, như: khi nào thì sử dụng; khi nào thì coi là đã giao hàng; rủi ro chuyển giao khi nào; phương thức vận tải; phân chia chi phí giữa hai bên; thủ tục thông quan, nhập khẩu … Ghi chú này giúp người dùng định hướng chính xác và nhanh chóng điều kiện thương mại thích hợp cho giao dịch của mình và hiểu rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán

- Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua trong mỗi điều kiện

Incoterms 2020 vẫn giữ nguyên tên mục A1, A2 … B1, B2 để chỉ nghĩa vụ của người bán và người mua trong từng điều kiện nhưng trật tự đã được thay đổi, theo hướng những nghĩa vụ quan trọng đưa lên trước Cụ thể như sau:

A1/B1: Nghĩa vụ chung

A2/B2: Giao hàng/Nhận hàng (ở Incoterms 2010 là Giấy phép, kiểm tra an ninh…) A3/B3: Chuyển rủi ro (ở Incoterms 2010 là Hợp đồng vận tải và bảo hiểm)

A4/B4: Vận tải (ở Incoterms 2010 là Giao hàng)

A5/B5: Bảo hiểm (ở Incoterms 2010 là Chuyển rủi ro)

A6/B6: Giao hàng/chứng từ vận tải (ở Incoterms 2010 là Phân chia chi phí)

A7/B7: Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu (ở Incoterms 2010 là Thông báo)

A8/B8: Kiểm tra/đóng gói/ký mã hiệu (ở Incoterms 2010 là Chứng từ giao hàng) A9/B9: Phân chia chi phí (ở Incoterms 2010 là Kiểm tra, đóng gói …)

A10/B10: Thông báo (ở Incoterms 2010 là Hỗ trợ thông tin …)

3 GIÁ TRỊ CỦA INCOTERMS

3.1 Incoterms giúp hệ thống hóa các tập quán thương mai được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên thế giới

Các tập quán này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình phát triển của thương mại thế giới, nhưng trước đây chưa được biết đến theo một trật tự khoa học và logic Incoterms ra đời là một sự tập hợp thành văn bản những gì đã được thực hiện và kiểm nghiệm phổ biến trong thực tiễn, từ đó, nó giúp cho mọi doanh nghiệp ở khắp nơi trên

Ngày đăng: 18/05/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w