1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những thay đổi trong incoterms 2010 và khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam trong việc sử dụng các điều khoản của incoterms 2010

91 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Thay Đổi Trong Incoterms 2010 Và Khuyến Nghị Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Trong Việc Sử Dụng Các Điều Khoản Của Incoterms 2010
Tác giả Nguyễn Thị Trân Hưyền
Người hướng dẫn GS,TS. Hoàng Văn Châu
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 145,61 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ INCOTERMS (5)
    • 1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Incoterms (5)
      • 1.1.1 Sự ra đời của các điều kiện thương mại quốc tế (5)
      • 1.1.2 Sự ra đời của Incoterms (6)
      • 1.1.3 Sự phát triển và hoàn thiện của Incoterms (7)
    • 1.2 Mục đích, vai trò và phạm vi áp dụng của Incoterms (11)
      • 1.2.1 Mục đích của Incoterms (11)
      • 1.2.2. Vai trò của Incoterms (11)
      • 1.2.3 Phạm vi áp dụng của Incoterms (14)
    • 1.3 Nội dung cơ bản của Incoterms 2010 (15)
      • 1.3.1 Các thuật ngữ được sử dụng trong Incoterms 2010 (17)
      • 1.3.2 Cấu trúc của Incoterms 2010 (19)
      • 1.3.3 Nội dung chính của Incoterms 2010 (20)
      • 1.3.4 Lưu ý khi sử dụng Incoterms 2010 (26)
  • Chương 2: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG INCOTERMS 2010 (29)
    • 2.1. Về mặt kết cấu (29)
      • 2.1.1. Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện thương mại (29)
      • 2.1.2. Các điều kiện thương mại trong Incoterms 2010 chia thành hai nhóm riêng biệt (29)
      • 2.1.3. Các điều kiện được giải thích rõ ràng hơn (31)
    • 2.2. Về mặt nội dung (32)
      • 2.2.1 Hai điều kiện thương mại mới (32)
      • 2.2.2 Các điều kiện dùng cho thương mại quốc tế và nội địa (34)
      • 2.2.3 Thay đổi thuật ngữ “lan can tàu” bằng thuật ngữ “ở trên tàu” (35)
      • 2.2.5 Nêu rõ tham chiếu đến việc sử dụng “các phương tiện ghi chép điện tử có giá trị tương đương”, nếu như các bên đồng ý như vậy, hoặc đó là tập quán thương mại (37)
      • 2.2.6 Sửa đổi các điều khoản bảo hiểm (38)
      • 2.2.7. Thủ tục an ninh và các thông tin cần thiết để làm thủ tục (38)
      • 2.2.8. Bán hàng theo chuỗi (39)
      • 2.2.9. Trách nhiệm thuê tàu biển của người bán trong điều kiện CFR và CIF (40)
      • 2.2.10. Sử dụng cụm từ “đóng gói” (40)
    • 2.3. Phân tích một số nội dung cụ thể (41)
      • 2.3.1. Incoterms 2010 đối với rủi ro bảo hiểm trong việc vận chuyển hàng hoá (42)
      • 2.3.2 Incoterms 2010 đối với phương thức thanh toán (49)
      • 2.3.3 Incoterms 2010 và vấn đề an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu (55)
  • Chương 3: KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT (61)
    • 3.1 Hiểu biết và vận dụng Incoterms 2010 của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt (61)
      • 3.1.1 Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I năm 2011 (61)
      • 3.1.2 Tình hình nắm bắt và sử dụng Incoterms 2010 của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam (66)
    • 3.2. Những khó khăn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi sử dụng (72)
      • 3.2.1 Chưa hiểu rõ các điều khoản trong Incoterms 2010 (72)
      • 3.2.2 Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu (72)
      • 3.2.3 Khả năng nắm bắt và cập nhật thông tin còn kém (73)
      • 3.2.4 Khả năng mở rộng, nghiên cứu thị trường nước ngoài của doanh nghiệp còn yếu, (73)
    • 3.3. Khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong việc sử dụng các điều khoản Incoterms 2010 (74)
      • 3.3.1 Cơ sở đề xuất khuyến nghị (74)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ INCOTERMS

Lịch sử ra đời và phát triển của Incoterms

1.1.1 Sự ra đời của các điều kiện thương mại quốc tế

Cuối năm 1918, khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tập trung khôi phục nền kinh tế quốc gia, từ đó từng bước phục hồi nền kinh tế thế giới vốn bị hủy hoại nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh Hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất được tu sửa, xây mới và đưa vào hoạt động; đường xá giao thông cũng được cải tạo xây dựng lại, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất buôn bán hàng hóa Nhu cầu mua bán ngày càng tăng, không chỉ trong phạm vi giữa các vùng miền trong cùng một quốc gia mà còn cả giữa các nước trên thế giới. Trước tình hình đó,các quốc gia đều xúc tiến tiến hành ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương nhàm giúp cho việc trao đổi buôn bán diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trong quá trình buôn bán trao đổi hàng hóa với nhau, các quốc gia luôn gặp phải rất nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ, hai bên không hiểu được ý nhau Luật pháp của các quốc gia cũng không giống nhau Tuy vấn đề này không gây trở ngại nghiêm trọng cho việc giao lưu buôn bán như sự khác biệt về chế độ chính trị nhưng cũng gây ra không ít thiệt hại, tốn kém cho đôi bên: đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp, một số trường hợp không thể đi đến một phán quyết đúng đắn, hợp lý và nhanh chóng vì ko biết dựa vào đâu để xác định quyền lợi và nghĩa vụ các bên Để khắc phục những khó khăn trên, một số quốc gia đã đưa ra các điều kiện thương mại quốc tế của mình về tiêu chuẩn hóa quy định trong các hợp đồng cho những vấn đề thời gian, địa điểm và phương thức trao đổi hàng hóa giữa người bán và người mua.

Tại Hoa Kỳ, bộ luật thương mại thống nhất đã định nghĩa các điều kiện thương mại theo quan niệm về luật pháp của họ để áp dụng cho những giao dịch trong nước và quốc tế tại Anh, việc định nghĩa các điều kiện thương mại quốc tế được dựa trên quan niệm của một quốc gia theo luật án lệ… Mặc dù vậy, hầu hết luật pháp các quốc gia đều cho phép các bên có quan hệ hợp đồng được tự chọn các định nghĩa thống nhất theo cơ quan luật pháp của một quốc gia hoặc của một cơ quan tổ chức nào đó.

1.1.2 Sự ra đời của Incoterms

Incoterms ( viết tắt của International Commercial Terms – Các điều kiện thương mại quốc tế ) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Incoterms quy định những quy tắc liên quan đến giá cả của hàng hóa cũng như trách nhiệm của các bên tham gia ( người mua và người bán ) trong hoạt động thương mại quốc tế Năm 1936, phòng Thương mại quốc tế ICC - International Champer of Commerce tại Paris đã phát hành Incoterms nhằm thống nhất tập quán thương mại quốc tế, tránh được những vụ tranh chấp và kiện tụng làm lãng phí thời gian và của cải của con người và xã hội Trong ấn phẩm đầu tiên này, ICC mới chỉ đưa ra những điều kiện về giao nhận hàng hóa, trách nhiệm của các bên như: ai sẽ trả cước vận tải, ai sẽ chịu các chi phí thủ tục hải quan, bên nào sẽ có nghĩa vụ mua bảo hiểm… cũng như phân thời điểm chuyển giao rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa.Trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, Incoterms đang dần được hoàn thiện để gần gũi với bối cảnh thương mại ngày càng phát triển như hiện nay, có thể nói

Incoterms là cuốn sách không thể thiếu trong kệ sách của những nhà kinh tế, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp thế giới.

1.1.3 Sự phát triển và hoàn thiện của Incoterms

Incoterms được nhiều nhà doanh nghiệp trên thế giới thừa nhận và áp dụng vì tính thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu, phản ánh xác thực các tập quán thương mại phổ biến trong buôn bán quốc tế Trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, khi mà môi trường và điều kiện kinh doanh quốc tế liên tục được đổi mới, Incoterms cũng đã được thay đổi, hoàn thiện nhằm bắt kịp với xu hướng phù hợp với tính năng động và thực tiễn của nó Kể từ lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế Tính đến nay, Incoterms đã trải qua 7 lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 1953, 1967,

1976, 1980, 1990, 2000 và 2010 Qua mỗi lần sửa đổi, Incoterms cũng đã thể hiện được tính cải tiến và hoàn thiện về phương pháp trình bày, giúp người đọc và các nhà doanh nghiệp dễ hiểu, dễ nhớ và dễ nắm bắt từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc so sánh, đối chiếu và lựa chọn các điều khoản trong Incoterms để áp dụng vào hợp đồng thương mại quốc tế Có thể thấy được các bản Incoterms xuất bản trước năm 1990 thường lộn xộn, khó hiểu, các điều kiện được sắp xếp không có hệ thống và không có sự phân nhóm Mỗi điều kiện được trình bày riêng rẽ, độc lập, không thấy được mối quan hệ giữa chúng Trong bản Incoterms

1990, Incoterms 2000 và gần đây nhất là Incoterms 2010 chúng ta có thể thấy rõ được những cải tiến rõ rệt trong cách trình bày Các điều kiện được sắp xếp theo trật tự logic và khoa học: Các điều kiện được chia thành nhóm, mỗi điều kiện thương mại trình bày nghĩa vụ của người mua và người bán trong 10 nhóm nghĩa vụ chính một cách đối ứng trên cùng một trang sách Điều đó cho thấy một cách rõ ràng: mỗi nghĩa vụ áp đặt đối với bên này sẽ giải phóng cho đối tác chính nghĩa vụ đó.

Sự đổi mới và hoàn thiện của Incoterms qua từng thời kỳ được thể hiện cụ thể như sau:

Bản Incoterms đầu tiên được pháp hành vào năm 1936 Trong đó nội dung bao gồm 7 điều kiện thương mại được sử dụng cho phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Vào thời điểm này, thương mại đường bằng đường hàng không chưa phát triển.

Incoterms 1953 bao gồm 9 điều kiện thương mại được trình bày chuyên sâu hơn so với bản đầu tiên, nhưng vẫn trung thành với cách sắp xếp các điều kiện thương mại theo thứ tự tăng dần nghĩa vụ của người bán, từ điều kiện Ex Works ( giao tại xưởng ) mà tại đó nghĩa vụ của người bán là tối thiểu cho đến điều kiện Ex Quay , Ex Ship, ở đó người mua có nghĩa vụ tối thiểu Trong thời kỳ này, vận tải hàng không đã phát triển nhưng chưa thực sự phổ biến trong chuyên chở hàng hóa vì chi phí cao, do đó vận tải bằng đường biển vẫn là phương thức vận tải chủ yếu trong thương mại quốc tế Vì vậy, thời điểm này vẫn chưa có các điều kiện thương mại áp dụng cho các phương thức vận tải khác.

Incoterms 1967 bao gồm 11 điều kiện thương mại So với Incoterms 1953,Incoterms 1967 đã có thêm 2 điều kiện thương mại nhóm D là điều kiện DAF( giao hàng tại biên giới) dùng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường sắt và điều kiện DDP ( giao hàng tại nơi đến, đã nộp thuế ) dùng cho vận tải đa phương thức Việc bổ sung thêm 2 điều kiện này làm cho Incoterms được áp dụng rộng rãi hơn, phù hợp hơn với xu hướng người bán chịu trách nhiệm ký hợp đồng vận tải và chịu rủi ro vận chuyển hàng hóa đến tận tay người mua.

Incoterms 1976 bao gồm 12 điều kiện thương mại do được bổ sung thêm điều kiện FOB airport dùng trong vận chuyển bằng đường hàng không Thời điểm này, vận tải hàng không phát triển mạnh, Incoterms ngay lập tức đã thể hiện tính cập nhật của mình, giúp vận tải đường hàng không có điều kiện phát huy tính tích cực trong vận chuyển hàng hóa thương mại.

Incoterms năm 1980 được bổ sung thêm 2 điều kiện thương mại, bao gồm

14 điều kiện Đó là : Ex Works; Free carrier; Free on Rail/ Free on Truck; Fob Airport; Free alongside Ship; Free on Board; Cost and Freight; Cost, Insurance and Freight; Freight Carriage paid to; Freight Insurance paid to; Ex Ship; Ex Quay; Delivered at frontier; Delivered Duty paid So với Incoterms 1976, ấn bản mới này có thêm 2 điều kiện là Freight Carriage paid to (CPT) và Freight Insurance paid to (CIP) Hai điều kiện này được bổ sung nhằm đáp ứng được những thay đổi trong kỹ thuật vận tải và lập chứng từ Thay vì chủ yếu vận chuyển bằng đường biển, lấy lan can tàu làm điểm chuyển giao rủi ro giữa bên bán và bên mua, Incoterms còn cho phép việc di chuyển rủi ro được thực hiện ở một địa điểm khác phù hợp hơn với phương thức vận chuyển bằng container hay vận tải đa phương thức.

Incoterms 1990 gồm 13 điều kiện:EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CIF,CPT, CIP, DAF, DES, DEQ, DDU, DDP 13 điều kiện trên được phân chia thành 4 nhóm theo đặc trưng cơ bản về trách nhiệm nghĩa vụ và phân chia rủi ro của bên bán và bên mua Inoterms 1990 sửa đổi đã cho phép các bên sủ dụng chứng từ điện tử thay cho chứng từ giấy truyền thống làm cơ sở bằng chứng cho việc đã giao hàng Sự thay đổi này đánh dấu một bước phát triển lớn trong thương mại, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽcủa công nghệ thông tin Từ đó, việc sử dụng và trao đổi các dữ liệu điện tử, thư điện tử (email) và các chứng từ điện tử bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Incoterms 2000 vẫn giữ nguyên 13 điều kiện thương mại như trong Incoterms 1990, nhưng trong bản mới này, ICC đã cố gắng sử dụng những thuật ngữ và cách diễn đạt thống nhất trong cả 13 điều kiện Ngoài ra, Incoterms 2000 còn có một sô thay đổi về nghĩa vụ của các bên trong vấn đề thông quan hàng hóa và giải thích rõ ràng và đầy đủ hơn về điều kiện FCA ( giao cho người chuyên chở) Những thay đổi này không nhiều nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cho Incterms ngày càng hoàn thiện, phản ánh đúng nhu cầu thực tiễn và xu hướng của thương mại ngày nay. Ấn bản Incoterms mới nhất là bản Incoterms 2010 Incoterms 2010 đã giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống còn 11 bằng việc thay thế bốn điều kiện cũ là DAF, DES, DEQ, DDU bằng hai điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT ( giao hàng tại bến) và DAP ( giao tại nơi đến). Ngoài ra, Incoterms 2010 cũng đề cập đến sự xuất hiện ngày càng nhiều của các khu vực miễn thủ tục hải quan; việc sử dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh ngày càng phát triển và cả những thay đổi trong các tập quán vận tải Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của mình, Incoterms 2010 đã đề cập đến nghĩa vụ của người mua và người bán một cách bình đẳng Với sự trình bày nội dung đơn giản và rõ ràng hơn, Incoterms 2010 đã chứng tỏ được tính hoàn thiện và cập nhật của mình, bắt kịp được những xu hướng mới trong thương mại hiện đại Incoterms đã và đang trở nên gần gũi và thân thiết hơn đối với người sử dụng.

Mục đích, vai trò và phạm vi áp dụng của Incoterms

Incotems ra đời nhằm cung cấp một hệ thống trọn vẹn các quy tắc quốc tế nhằm giải thích những điều kiện thương mại thông thường được sử dụng rộng rãi trong ngoại thương Từ đó có thể tránh được hoặc ít nhất giảm được đáng kể sự không chắc chắn do cách giải thích khác nhau về những điều kiện đó tại các nước khác nhau Nhiều khi các bên ký kết hợp đồng không biết rõ các tập quán thương mại của nước bên kia bởi mỗi nước đều có tập quán buôn bán và vận tải khác nhau, việc đó có thể gây ra những sự hiểu lầm, những vụ tranh chấp và kiện tụng gây lãng phí thời gian và tiền bạc Incoterms ra đời đã khắc phục được những khó khăn đó bằng cách đưa ra những điều kiện thương mại chung, đã được công nhận và có hiệu lực ở nhiều nước trên thế giới.

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, hàng hóa được mua bán giữa các bên ở nhiều quốc gia hơn, với số lượng ngày càng lớn hơn và chủng loại phong phú hơn Chính vì lẽ đó, Incoterms đã và đang thể hiện mạnh mẽ vai trò to lớn của mình.

1.2.2.1 Incterms là 1 bộ các quy tắc:

Incoterms hệ thống hóa các tập quán thương mại được áp dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp trên khắp thế giới các tập quán này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình phát triển của thương mại quốc tế, nhưng trước đây chưa được biết đến theo một trật tự khoa học và logic Incoterms ra đời, tập hợp những gì đã được thực hiện và kiểm nghiệm phổ biến trong thực tiễn với mục đích giúp cho mọi doanh nghiệp ở khắp nơi trên thế giới vó thể nắm rõ và sử dụng một cách dễ dàng mà không cần mất nhiều thời gian để tìm hiểu tất cả các luật lệ tập quán thương mại riêng biệt các các đối tác nước ngoài.

1.2.2.2 Incoterms trở thành ngôn ngữ quốc tế trong hợp đồng ngoại thương:

Là một bộ thuật ngữ thống nhất quốc tế trong giao nhận và vận chuyển hàng hóa ngoại thương, Incoterms bao gồm các điều kiện về nghĩa vụ giao nhận và vận tải hoàng hóa của các bên trong hợp đồng ngoại thương Những điều kiện thương mại có tên ngắn gọn, trình bày đơn giản, ở mỗi điều kiện thương mại xác định 10 phân nhóm nghĩa vụ cơ bản cho mỗi bên mua bán phải thực hiện Đa số các nghĩa vụ quy định có liên quan đến giao nhận, vận tải hàng hóa và các chứng từ có liên quan Trong quá trình ký kết hợp đồng ngoại thương, Incoterms sẽ giúp các bên không gặp khó khăn trong việc bất đồng ngôn ngữ cũng như không phải giải thích quá nhiều về nghĩa vụ của các bên trong vấn đề giao nhận ,vận tải và cung cấp các chứng từ liên quan.

1.2.2.3 Incoterms là phương tiện quan trọng giúp đẩy nhanh tốc độ trong đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương:

Incoterms tập hợp thành chuẩn mực thống nhất các tập quán thông dụng có liên quan đến nghĩa vụ của các bên trong mua bán quốc tế Vì vậy, khi xác định sẽ áp dụng Incoterms nào, mỗi bên có thể hình dung ra những nghĩa vụ cơ bản mà mình sẽ phải thực hiện Điều này giúp đẩy nhanh tốc độ giao dịch đàm phán và đơn giản hóa nội dung hợp đồng mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ và mang tính pháp lý cao.

1.2.2.4 Incoterms là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa:

Chi phí vận tải và cước phí là những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và biến động giá cả hàng hóa trên thị trường Do đó, người bán và người mua đều phải quan tâm đến yếu tố vận tải trong khi tính toán giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu

Giá cả của cùng một loại hàng hóa được tính theo điều kiện CIF thường có xu hướng gần bằng nhau tại các thị trường tiêu thụ trong khi giá hàng hóa tính theo điều kiện FOB lại rất khác nhau Sự khác nhau này là do điều kiện sản xuất khác nhau, cước phí các tuyến đường chuyên chở của thị trường.

Incoterms quy định những nghĩa vụ quan trọng nhất về giao nhận, vận tải hàng hóa , về các chi phí cơ bản; giá trị hàng hóa; thủ tục và thuế xuất nhập khẩu; chi phí vận tải; phí bảo hiểm hàng hóa; đại điểm chuyển rủi ro hàng hóa từ người bán sang người mua; địa điểm giao hàng hóa và nhận hàng… khi các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng Incoterms thì đây là cơ sở quan trọng nhất để xác định giá cả trong mua bán ngoại thương Với các điều kiện thương mại khác nhau, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tính toán và so sánh giá cả của các đối tác khác nhau, từ đó lựa chọn và ký được những hợp đồng đem lại lợi ích kinh tế cao nhất cho mình.

1.2.2.5 Incoterms là một căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp:

Incoterms đóng vai trò làm cơ sở để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương Nếu trong hợp đồng có dẫn chiếu đến loại Incotems được áp dụng thì khi có tranh chấp xảy ra, văn bản Incoterms và các tài liệu giải thích chuẩn mực về Incoterms sẽ là những căn cứ quan trọng mang tính pháp lý giúp các bên thực hiện và giải quyết khiếu nại hoặc khiếu nại ra tòa án hoặc trọng tài.

1.2.3 Phạm vi áp dụng của Incoterms

Incoterms chỉ giới hạn đối với những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán về việc giao hàng hóa được bán. Hàng hóa ở đây mang ý nghĩa là hàng hóa hữu hình, không bao gồm hàng hóa vô hình ví dụ như phần mềm vi tính…

Thông thường, người ta thường có hai quan niệm sai lầm về Incoterms. Thứ nhất, Incoterms nhiều khi được hiểu là dùng để áp dụng cho hợp đồng vận tải hơn là hợp đồng mua bán hàng hóa Thứ hai là đôi khi người ta hiểu sai là các điều kiện này quy định tất cả các nghĩa vụ mà các bên muốn đưa vào trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

ICC đã luôn lưu ý rằng, Incoterms chỉ quy định về quan hệ giữa người mua và người bán thuộc hợp đồng mua bán hàng hóa, và hơn nữa là chỉ quy định trong một số trường hợp cụ thể mà thôi Người nhập khẩu và người xuất khẩu cần phải biết rõ rằng trong giao dịch thương mại quốc tế, không chỉ có một hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng duy nhất mà các bên cần ký kết, bên cạnh đó còn có rất nhiều loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm… được sử dụng đồng thời với hợp đồng mua bán hàng hóa và chúng có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau Khi tiến hành ký kết hợp đồng thương mại, nhà xuất nhập khẩu cần phải xem xét mối liên quan thực tế giữa các loại hợp đồng với nhau, cần thiết để thực hiện một vụ mua bán hàng hóa quốc tế Tuy vậy, việc các bên thỏa thuận sử dụng một điều kiện của Incoterms thì nó thường mang ý nghĩa ảnh hưởng đến các hợp đồng khác Ví dụ như khi người bán đã đồng ý ký hợp đồng với điều kiện CFR hay CIF thì đồng nghĩa với việc không thể dùng bất kỳ phương thức vận tải nào khác ngoài phương thức vận tải bằng đường thủy, bởi theo các điều kiện này thì người bán phải gửi vận đơn đường biển hay chứng từ vận tải biển cho người mua để làm bằng chứng cho việc giao hàng Hơn nữa, tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán cũng phụ thuộc vào phương thức vận tải được sử dụng.

Thứ hai, Incoterms còn quy định một số nghĩa vụ được xác định cụ thể đối với các bên như nghĩa vụ thông quan, nghĩa vụ mua bảo hiểm, nghĩa vụ xếp dỡ hàng hóa… đồng thời quy định địa điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua Mặc dù Incoterms có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng, song còn nhiều vấn đề có thể xảy ra trong hợp đồng mà Incoterms không điểu chỉnh như việc chuyển giao quyền sở hữu và các quyền về tài sản khác, sự vi phạm hợp đồng và các hậu quả của sự vi phạm hợp đồng cũng như miễn trừ nghĩa vụ trong các trường hợp nhất định Cần nhấn mạnh rằng Incoterms không có ý điịnh thay thế các điều khoản và điều kiện cần phải có đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa hoàn chỉnh bằng việc đưa vào các điều kiện chuẩn hoặc các điều kiện được thỏa thuận riêng biệt.

Nhìn chung, Incoterms không điều chỉnh hậu quả của sự vi phạm hợp đồng và bất kỳ sự miễn trừ nghĩa vụ nào do nhiều trở ngại gây ra Các vấn đề này phải được giải quyết bằng những quy định khác trong hợp đồng mua bán hàng hóa và các luật điều chỉnh hợp đồng đó.

Nội dung cơ bản của Incoterms 2010

Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn chưa từng thấy để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn Khi khối lượng và tính phức tạp của buôn bán quốc tế tăng lên, và nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng thì khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên.

Incoterms, quy tắc chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương mại trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển Việc dẫn chiếu Incoterms 2010 trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý.

Kể từ khi Incoterms được ICC soạn thảo năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế Incoterms 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải Incoterms 2010 cập nhật và gồm những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Incoterms 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng.

Incoterms 2010 được ICC xuất bản tháng 9/2010 với 11 quy tắc mới và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.

1.3.1 Các thuật ngữ được sử dụng trong Incoterms 2010

Trong Incoterms 2010, có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng Sau đây là một số thuật ngữ cơ bản:

Agreed destination: nơi đến thỏa thuận

Agreed place: nơi thỏa thuận

At its own risk and expense: phải tự chịu rủi ro và phí tổn

At the buyer’s request, risk and expense: khi người mua yêu cầu, chịu chi phí và rủi ro

At the buyer’s risk and expense: với rủi ro và chi phí do người mua chịu

At the disposal of the buyer: đặt dưới sự định đoạt của người mua

Before the contract of sale is concluded: trước khi hợp đồng được ký kết

Carry out all customs formalities for the export of the goods: làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa

Clear the goods for export: làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Commodities: Hàng nguyên liệu đồng nhất

Cost of handling and moving the goods: chi phí xếp dỡ và di chuyển hàng hóa Critical points: điểm tới hạn, điểm phân chia trách nhiệm và chi phí giữa hai bên Delivery document: chứng từ giao hàng

Electronic records or procedure: Chứng từ hoặc quy trình điện tử

For the account of the seller: do người bán chịu

Fulfils its obligation: hoàn thành nghĩa vụ

Guidance note: Hướng dẫn sử dụng

Import clearance: thủ tục thông quan nhập khẩu

Incurred by the seller: mà người bán đã chi

Information that the buyer needs for obtaining insurance: những thông tin mà người mua cần để mua bảo hiểm

Latter stage: thời điểm muộn hơn

Load the goods from any collecting vehicle: bốc hàng lên phương tiện vận tải Make arrangement for the carriage of the goods: tổ chức việc vận chuyển hàng hóa

Manufactured goods: hàng hóa sản xuất công nghiệp

Match this choice precisely: phù hợp với địa điểm này

Named place of destination: nơi đến chỉ định

On board the vessel: xếp lên tàu

Otherwise agreed between the parties: trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên Over which the buyer has no control: qua địa điểm đó người mua không có quyền kiểm soát

Physical inspection obligation: nghĩa vụ kiểm tra thực tế

Place of destination: nơi đến

Point within the named place of delivery: địa điểm tại nơi giao hàng chỉ định Precise point in the place of destination: một điểm cụ thể tại nơi đến

Procure goods shipped: mua hàng đã gửi

Provided that the goods have been clearly identified as the contract goods: với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ là hàng của hợp đồng

Ready for unloading: sẵn sàng để dỡ khỏi phương tiện vận tải

Risks of loss of or damage to the goods: rủi ro bị mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa

Specific points/named place of delivery: địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định

Stowage of packaged goods: sắp xếp hàng hóa có bao bì

String sales: Bán hàng theo chuỗi

Terminal handling charges: phí xếp dỡ tại bến bãi (THC)

Terminal operator: người điều hành bến bãi

The named place of destination: nơi đến được chỉ định

The named place: nơi được chỉ định

The named terminal: bến được chỉ định

The parties are well advised to specify as clearly as possible: Các bên nên quy định càng rõ càng tốt

The point of delivery: địa điểm giao hàng

Unloaded from the arriving vehicle: đã dỡ khỏi phương tiện vận tải

When a ship is used as a part of the carriage: khi một phần chặng đường được vận chuyển bằng tàu biển

Whether one or more mode of transportation: sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải.

Within the named place of delivery destination/ several points: tại nơi giao hàng chỉ định có nhiều địa điểm có thể giao hàng.

Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện thương mại được viết tắt bằng ba chữ cái in hoa, thể hiện tập quán giao dịch giữa các doanh nghiệp trong hợp đồng mua bán hàng hóa Điều kiện Incoterms chủ yếu mô tả các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong quá trình hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua.

11 điều kiện của Incoterms 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt như sau:

 Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:

FCA: Giao cho người chuyên chở

CPT: Cước phí trả tới

CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới

DAP: Giao tại nơi đến

DDP: Giao hàng đã nộp thuế

 Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:

FAS: Giao dọc mạn tàu

CFR: Tiền hàng và cước phí

CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

1.3.3 Nội dung chính của Incoterms 2010:

Trong Incoterms 2010 các nghĩa vụ của bên mua và bên bán được sắp xếp tương ứng theo thứ tự từ A1 đến A10 và B1 đến B10 lần lượt là:

 Các nghĩa vụ nói chung của người bán và người mua.

 Giấy phép xuất khẩu/ nhập khẩu, ủy quyền chính thức được xuất nhập khẩu và các thủ tục hải quan xuất khẩu/ nhập khẩu.

 Hợp đồng vận tải và bảo hiểm.

 Giao hàng - nhận để giao hàng.

 Thông báo cho người bán/ người mua.

 Kiểm tra, đóng gói, ký hiệu.

 Hỗ trợ liên quan đến thông tin và chi phí liên quan.

Theo đó, các nấc thang với các nghĩa vụ chuyển dần từ người bán sang người mua, từ trách nhiệm tối thiểu tới trách nhiệm tối đa của người bán và ngược lại đối với người mua.

Dưới đây là nội dung cơ bản của từng điều kiện thương mại trong Incoterms 2010:

EXW – EX Works :Giao tại xưởng

Giao tại xưởng có nghĩa là người bán giao hàng, chưa thông quan xuất khẩu và cũng chưa được bốc lên bất cứ phương tiện vận tải nào đến nhận hàng, khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm chỉ định. Điều kiện này thể hiện nghĩa vụ của người bán ở mức tối thiểu và nghĩa vụ của người mua ở mức tối đa Người mua phải nhận hàng tại địa điểm của người bán, tự thuê phương tiện vận tải và hàng hóa, làm thủ tục và chịu chi phí thông quan xuất khẩu, quá cảnh và nhập khẩu. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.

FCA- Free carrier : Giao cho người chuyên chở

“ Giao hàng cho người chuyên chở” có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người chuyên chở hay cho một người khác do người mua chỉ định tại cơ sở của người bán hay một địa điểm quy định khác Cần chú ý rằng địa điểm giao hàng được chọn có ảnh hưởng đến nghĩa vụ bốc hàng và dỡ hàng Nếu địa điểm giao hàng là cơ sở của người bán, người bán có nghĩa vụ bốc hàng Nếu việc giao hàng tại địa điểm khác thì người bán không có trách nhiệm phải dỡ hàng.

Nếu không có địa điểm giao hàng cụ thể nào được thỏa thuận ở nơi quy định và có một số địa điểm có thể giao hàng, người bán có thể chọn địa điểm tại nơi giao hàng phù hợp nhất với mục đích của mình. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, phù hợp với trường hợp hàng hóa được đóng trong container, thường được giao tại các bến bãi.

CPT- Carriage paid to: Cước phí trả tới

Cước phí trả tới có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định. Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro và chi phí được chuyển giao tại hai địa điểm khác nhau vì vậy, trong hợp đồng các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng và nơi đến. Điều kiện này có thể sử dụng được cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng nhiều phương thức vận tải tham gia.

CIP – Carriage and Insurance paid to : Cước phí và bảo hiểm trả tới

Cước phí và bảo hiểm trả tới có nghĩa là người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận Ngoài ra, người bán cũng phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định

Trong điều kiện này, người bán có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa tuy nhiên người bán chỉ phải mua bảo hiểm ở phạm vi tối thiểu, nếu người mua muốn người bán mua ở phạm vi lớn hơn thì phải thỏa thuận rõ với người bán trong hợp đồng hoặc người mua phải tự mua.

DAT- Delivered at Terminal : Giao tại bến

Giao tại bến có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa sau khi đã dỡ khỏi phương tiện vận tải , được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại một bến chỉ định, tại cảng hay tại nơi đến chỉ định Bến bao gồm bất kỳ nơi nào như cầu cảng, kho, bãi container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến và dỡ hàng tại bến ở cảng hoặc nơi đến chỉ định. Điều kiện này yêu cầu người bán phải có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu cho hàng hóa.

DAP - Delivered at Place: Giao hàng tại nơi đến

Giao hàng tại nơi đến có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định.

Người bán có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu, thuê phương tiện vận tải và chịu mọi cước phí trong quá trình vận tải.

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG INCOTERMS 2010

Về mặt kết cấu

Kể từ khi xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936, trải qua 7 lần sửa đổi và bổ sung, Incoterms ngày càng khẳng định tính thiết thực của mình trong thương mại quốc tế trong mỗi phiên bản Incoterms được phát hành, ICC lại có những thay đổi nhất định về mặt cấu trúc và nội dung nhằm đảm bảo cập nhật nhất những quy tắc mới, những tập quán mới đang được áp dụng thông dụng trong thương mại Trong ấn bản thứ 8 này, Incoterms cũng có khá nhiều thay đổi quan trọng về mặt kết cấu.

2.1.1 Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện thương mại

Số điều kiện trong Incoterms 2010 đã giảm từ 13 xuống còn 11 có được điều này là nhờ việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 là DAF, DES, DEQ, DDU bằng hai điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT- Giao hàng tại bến và DAP- Giao hàng tại nơi đến.

2.1.2 Các điều kiện thương mại trong Incoterms 2010 chia thành hai nhóm riêng biệt

Nếu như trong các ấn bản trước đây của ICC như Incoterms 1990 hayIncoterms 2000, các điều kiện thương mại được chia thành bốn nhóm chính là nhóm E bao gồm điều kiện EXW; nhóm F bao gồm các điều kiện FCA, FAS,

FOB; nhóm C bao gồm các điều kiện CFR, CIF, CPT, CIP và nhóm D gồm các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và DDP thì Incoterms 2010 lại được chia thành hai nhóm riêng biệt:

Nhóm các điều kiện dùng cho một hay nhiều phương thức vận tải.

Nhóm thứ nhất này bao gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải Nhóm này bao gồm các điều kiện EXW ( Giao tại xưởng), FCA (Giao cho người chuyên chở), CPT (Cước phí trả tới), CIP (Cước phí và bảo hiểm), DAT (Giao tại bến), DAP (Giao tại nơi đến), DDP (Giao hàng đã nộp thuế) Các điều kiện này có thể được sử dụng khi hoàn toàn không có phương thức vận tải biển.Tuy vậy, các điều kiện này vẫn có thể được sử dụng khi một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển.Các điều kiện của nhóm này đều có chung một đặc điểm là tên địa điểm đi kèm với các điều kiện này cũng chính là tên điểm giới hạn trách nhiệm chuyên chở của người bán và cũng tại đó được xác định là nơi giao hàng từ người bán sang người mua, ngoại trừ hai điều kiện CPT và CIP thì điểm giới hạn trách nhiệm gắn liền với tên điều kiện và địa điểm giao hàng là hai địa điểm riêng biệt tách rời nhau.

 Nhóm các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:

Trong nhóm thứ hai này, địa điểm giao hàng, dỡ hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì vậy chúng được xếp vào nhóm các điều kiện đường biển và đường thủy nội địa Nhóm này bao gồm các điều kiệnFAS ( Giao dọc mạn tàu), FOB ( Giao lên tàu), CFR ( Tiền hàng và cước phí),CIF ( Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) Ở ba điều kiện FOB, CFR, CIF, tất cả các cách đề cập đến lan can tàu như một điểm giao hàng bị loại bỏ Thay vào đó, hàng hóa được xem như đã được giao khi chúng đã được xếp lên tàu Điều này phản ánh sát hơn với thực tiến thương mại hiện đại ngày nay, xóa đi một quan niệm lỗi thời về việc rủi ro được chuyển giao qua một ranh giới tưởng tượng.

Việc chia thành hai nhóm thay vì bốn nhóm như trước đây là một thay đổi lớn về mặt kết cấu của Incoterms 2010 Nếu như trước đây, việc chia các điều kiện theo nhóm với các chữ cái đầu tiên của điều kiện chỉ mang lại lợi ích giúp người sử dụng có thể dễ nhớ tên thì hiện nay, với việc chia thành hai nhóm theo phương thức sử dụng, các doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng các điều kiện của Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa một cách chính xác nhất.

2.1.3 Các điều kiện được giải thích rõ ràng hơn.

Trong mỗi điều kiện của Incoterms 2010 đều được viết và giải thích rất rõ ràng Trước mỗi điều kiện luôn có phần hướng dẫn sử dụng ngắn gọn, dễ hiểu, khiến cho người đọc có thể dễ dàng hiểu một cách cơ bản được nội dung của mỗi điều kiện Các lưu ý hướng dẫn không phải là một phần của các quy tắc trong Incoterms 2010, mà chỉ nhằm mục đích giúp cho người sử dụng hiểu rõ hơn về các quy tắc này.

Ví dụ, lưu ý hướng dẫn sử dụng của các điều khoản CPT và CIP của Incoterms 2010 nhấn mạnh rằng theo những điều khoản này, người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi anh ta giao hàng cho người vận tải chứ không phải là giao hàng tại đích đến chỉ định Những quy tắc này có hai điểm mấu chốt bởi rủi ro và chi phí được chuyển giao ở hai địa điểm khác nhau.Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được chuyển cho người vận tải đầu tiên, tuy nhiên người bán còn phải chịu trách nhiệm thuê hay mua hợp đồng vận tải hàng hóa đến điểm đích xác định Tương tự như vậy trong các điều khoản CFR và CIF Incoterms 2010, điểm chuyển giao rủi ro và chi phí cũng là hai địa điểm khác nhau.

Ngoài ra, trong mỗi điều kiện thương mại của Incoterms 2010, nghĩa vụ của người bán và người mua được sắp xếp một cách tương xứng với nhau lần lượt từ A1 đến A10 và từ B1 đến B10 Các nghĩa vụ này được sửa đổi đến mức rõ ràng nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dịch thuật cũng như tra cứu của người đọc Sự sửa đổi này đã giúp cho Incoterms 2010 gần gũi hơn với người sử dụng.

Về mặt nội dung

Nội dung luôn phần quan trọng nhất trong Incoterms Việc xem xét để thay đổi nội dung của Incoterms nói chung và các điều kiện thương mại nói riêng sao cho bám sát được thực tiễn và gần gũi với người sử dụng là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự nghiên cứu, tìm tòi trong nhiều năm của các chuyên gia. Trong Incoterms 2010, chúng ta có thể nhận thấy nhiều thay đổi lớn nhỏ về mặt nội dung Incoterms 2010 quy định trách nhiệm của người mua và người bán trong việc giao hàng theo hợp đồng bán hàng cụ thể và rõ ràng hơn các phiên bản trước đây Incoterms 2010 cũng sẽ đưa vào áp dụng các thông lệ mới nhất trong thương mại, cập nhật và tổng hợp một số quy tắc cũ.

2.2.1 Hai điều kiện thương mại mới

Sự thay đổi lớn nhất trong Incoterms 2010 là sự xuất hiện của hai điều kiện mới DAT- Giao hàng tại bến và DAP- Giao hàng tại nơi đến Hai điều kiện này đã thay thế cho bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 là DAF, DES, DEQ,DDU

Sự thay đổi lớn nhất trong Incoterms 2010 là sự xuất hiện của hai điều kiện mới DAT- Giao hàng tại bến và DAP- Giao hàng tại nơi đến Hai điều kiện này đã thay thế cho bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 là DAF, DES, DEQ, DDU Xu hướng container hóa và giao hàng từ điểm này đến điểm khác ngày càng nhiều dường như đã khiến cho ICC phải có những sửa đổi quan trọng và đưa ra hai điều khoản mới về “đã giao hàng”, đó là:

 Delivered At Place (DAP) được sử dụng thay cho DAF, DES, DDU

 Delivered At Terminal (DAT) được sử dụng thay cho DEQ

Những điều khoản này có thể được sử dụng với bất kỳ phương thức vận tải nào Một lý do có ít điều khoản hơn đơn giản là các bên thường chọn nhầm điều khoản hoặc lẫn lộn các điều khoản, dẫn đến hợp đồng có nội dung mâu thuẫn hoặc không rõ ràng. Điều khoản DAF của Incoterms 2000 không còn đáp ứng nhu cầu thương mại và thực tế còn gây ra vấn đề khi người mua không thể kiểm tra hàng hóa trước khi hàng đến điểm đích, mà thường điểm đích lại nằm xa hơn điểm giao hàng (tức là biên giới). Đối với cả hai điều khoản mới DAP và DAT việc giao hàng diễn ra tại điểm đích đến đã xác định.

Quy tắc mới DAP trong Incoterms 2010 (Delivery At Place) bao gồm tất cả các trường hợp người bán giao hàng cho người mua trên phương tiện vận tải đến mà chưa dỡ hàng xuống, là những trường hợp trước đó được quy định bởi các điều khoản DAF, DES cũng như tất cả các trường hợp giao hàng tại cơ sở của người mua hay điểm đích nào khác tại nước của người mua mà trước đó được quy định bởi điều khoản DDU. Đối với các điều khoản DAP, “ phương tiện vận tải đến” cũng có thể là một con tàu, và “điểm đích xác định” có thể là cảng biển hay cảng dỡ.

Với quy tắc mới DAT của Incoterms 2010 (Delyvery At Terminal), việc giao hàng được diễn ra khi hàng hóa được giao vào quyền định đoạt của người mua tại ga/trạm xác định, tại cảng hoặc tại điểm đích – chưa được dỡ khỏi phương tiện vận tải đến Điều khoản DAT của Incoterms 2010 thay thế cho điều khoản DEQ trước đó của Incoterms 2000 (Delivered Ex Quay) vốn chỉ phù hợp cho hàng nguyên liệu.

Incoterms 2000 đã không có giải pháp thỏa đáng cho điều khoản “D” đối với trường hợp hàng hóa được giao mà chưa dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải đến tại trạm/ ga Điều khoản mới DAT của Incoterms 2010 đã giải quyết được vấn đề này và bao gồm tất cả các trường hợp trước đó được quy định bởi điều khoản DEQ “Trạm xác định” trong điều khoản DAT có thể là cầu cảng tại cảng dỡ hoặc trạm container tại cảng dỡ.

2.2.2 Các điều kiện dùng cho thương mại quốc tế và nội địa

Các điều kiện trong Incoterms 2010 được áp dụng cho cả mua bán hàng hóa quốc tế cũng như mua bán hàng hóa trong nội bộ khối hoặc trong phạm vi một quốc gia.

Theo truyền thống, các điều kiện thương mại Incoterms thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán quốc tế, khi có sự di chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia Ngày nay,trong những năm đầu của thế kỷ XXI, tại nhiều nơi trên thế giới, nhiều khu vực tự do hình thành, sự xuất hiện và phát triển của các khối liên minh thương mại, như Liên minh Châu Âu EU đã khiến cho định nghĩa biên giới quốc gia không còn ý nghĩa trong các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân các nước với nhau Ngoài ra, trong thực tiễn thương mại ngày nay, các thương nhân có xu hương sử dụng Incoterms trong cả các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nội địa quốc gia Đặc biệt ở Mỹ, trong thương mại nội địa, các thương nhân thường thích sử dụng các điều kiện Incoterms hơn là các điều kiện giao hàng trong Bộ luật Thương mại thống nhất Chính vì vậy, các điều kiện thương mại cũng phải được sửa đổi và điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện mới của thực tiễn Trong Incoterms 2010, các chuyên gia cũng đã lưu ý đến điều này, nên trong trách nhiệm của người bán và người mua liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa đã đưa thêm điều “nếu có”, tức là các nghĩa vụ thông quan xuất nhập khẩu chỉ tồn tại khi có áp dụng Còn nếu “không có” thì không ảnh hưởng đến trách nhiệm của mỗi bên Vì vậy, Phòng thương mại quốc tế đã khuyến cáo là, với những điều kiện thương mại quốc tế của Incotemrms

2010, có thể vận dụng trong mua bán hàng hóa trong phạm vi một khối hay phạm vi một quốc gia.

2.2.3 Thay đổi thuật ngữ “lan can tàu” bằng thuật ngữ “ở trên tàu”

Nếu như trong Incoterms 2000, trong phương thức giao hàng bằng điều kiện FOB, CIF, CFR, người bán chỉ chịu trách nhiệm tới “lan can tàu” (ship rail) thì ở Incoterms 2010, thuật ngữ này được thay thế bằng “ở trên tàu” (on board the vessel), tức là điểm di chuyển rủi ro về tổn thất và mất mát hàng hóa chuyển từ người mua là khi hàng được xếp lên tàu chứ không phải là lan can tàu như trước kia.Theo đó, người bán sẽ chuyển giao rủi ro của lô hàng mình bán thực sự cho người mua khi hàng hóa đã thực sự “ở trên tàu” chứ không phải là “lan can tàu” như trước kia.Thuật ngữ ra đời nhằm nhấn mạnh việc phân chia rủi ro từ người bán sang người mua một cách rõ ràng hơn so với Incoterms 2000 Trong hợp đồng thương mại quốc tế, điểm chuyển giao trách nhiệm có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên, vì từ thời điểm này, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và việc chịu trách nhiệm cho những rủi ro liên quan đến hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua Việc lấy một đường ranh giới trừu tượng và không chính xác là “lan can tàu” đã gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc xác định điểm chuyển giao trách nhiệm Trong thực tế, để giảm bớt được khó khăn, việc giao hàng tại cảng thường diễn ra khác với quy định Xuất phát từ thực tế đó, dựa vào mục tiêu xây dựng và hiện chỉnh các điều kiện giao hàng trong Incoterms 2010 là phải mang tính thực tế và chính xác, nên trong ba điều kiện chỉ áp dụng cho các phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa là FOB, CFR, CIF, giao hàng qua lan can tàu đã được thay thế bằng giao hàng lên tàu để phù hợp hơn với thực tiễn.

2.2.4 Người bán phải chịu các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại cảng đến quy định:

Thực ra đây không phải là vấn đề mới nhưng nhóm soạn thảo các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010 đã căn cứ vào thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và trong nước để lưu ý vấn đề này khi giải thích các điều kiện của Incoterms mới.

Trong Incoterms 2010, theo các điều kiện CPT, CIP, CFR, CIF, DAT,DAP và DDU người bán phải tổ chức việc vận chuyển hàng hóa tới nơi theo thỏa thuận, tức là các chi phí khi nhận hàng tại cảng đến như lệnh nhận hàng ( DeliverOrder), phí vận đơn đường biển (Bill of lading) và nhất là phí nâng hạ container (Terminal Handing Charges) đều do người bán chịu Trên thực tế, dù người bán là người chịu cước phí và các chi phí liên quan, nhưng thực chất người mua mới là người chịu các chi phí này, vì thông thường chi phí này đã được tính trong tổng giá bán Đôi khi, khi hàng hóa được đưa tới cảng đến, người chuyên chở hoặc người điều hành bến bãi có thể yêu cầu người mua phải trả các chi phí xếp dỡ hoặc di chuyển hàng hóa trong bến container, như vậy, người mua đã phải trả 2 lần cho cùng một khoản, một lần trả trực tiếp cho người chuyên chở hoặc người điều hành, một lần trả gián tiếp cho người bán dưới dạng giá cả của hàng hóa. Incoterms 2010 đã khắc phục được điều này bằng cách quy định rõ ràng việc chịu các chi phí này trong mục A6/B6 của các điều kiện kể trên Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần ghi rõ trong hợp đồng ai sẽ chịu các chi phí này một cách rõ ràng, nếu không phần thiệt thòi sẽ nghiêng về các doanh nghiệp Việt Nam.

2.2.5 Nêu rõ tham chiếu đến việc sử dụng “các phương tiện ghi chép điện tử có giá trị tương đương”, nếu như các bên đồng ý như vậy, hoặc đó là tập quán thương mại.

Các phiên bản trước đây đã chỉ rõ những chứng từ nào có thể được thay thế bằng thông điệp dữ liệu điện tử và giá trị pháp lý của những chứng từ điện tử. Tuy vậy, giờ đây, Incoterms 2010 đã cho phép việc trao đổi thông tin bằng điện tử cũng có hiệu lực tương đương với việc trao đổi thông tin bằng giấy, miễn là được các bên đồng ý hoặc theo tập quán thương mại Điều này phản ánh sự thừa nhận của ICC về tầm quan trọng ngày càng tăng và tính chắc chắn của hợp đồng(nhờ tốc độ chuyển thông tin nhanh chóng) mà giao tiếp bằng điện tử mang lại,đảm bảo sự phù hợp của Incoterms 2010 trong tương lai khi các giao tiếp/ thủ tục bằng điện tử ngày càng phát triển.

Incoterms 2010 yêu cầu người bán và người mua phải thống nhất rõ ràng là sẽ giao dịch với nhau bằng đường điện tử để trao đổi các dữ liệu điện tử tương đương và chấp nhận chúng như bằng chứng về chứng từ giao hàng và vận tải. Các quy định mới này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các giao dịch điện tử mới trong suốt thời gian Incoterms 2010 có hiệu lực.

2.2.6 Sửa đổi các điều khoản bảo hiểm

Phân tích một số nội dung cụ thể

Như đã trình bày ở phần trên, chúng ta có thể thấy: về căn bản, Incoterms

2010 vẫn dựa trên những nội dung chính của Incoterms 2000 Tuy nhiên những thay đổi trong bản mới này, nhằm giải quyết những bất cập của bản 2000 và để bắt kịp với nhịp độ phát triển hiện nay của thương mại quốc tế Đối với các doanh nhân trên toàn thế giới, trong suốt bao nhiêu năm qua, Incoterms luôn là cuốn sách gối đầu giường quý giá nhằm giúp họ thuận lợi hơn trong hợp tác, kinh doanh quốc tế Vậy, những thay đổi trong ấn bản mới nhất này của Incoterms có tác động như thế nào đến các bên tham gia trong thương mại quốc tế, chúng ta sẽ cùng xem xét một số khía cạnh sau:

2.3.1 Incoterms 2010 đối với rủi ro bảo hiểm trong việc vận chuyển hàng hoá.

Trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng vậy, yếu tố rủi ro là luôn luôn tồn tại và có thể xảy ra ở mọi lúc mọi nơi Do đó để đảm bảo cho lợi ích cũng như hạn chế tối đa những tổn thất gặp phải khi có rủi ro, chúng ta dùng đến bảo hiểm.

Xét riêng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, rủi ro xuất hiện chủ yếu trong việc vận chuyển hàng hoá Về nguyên tắc, người vận tải sẽ chịu trách nhiệm đưa hàng đến đích với tốc độ thông thường, hàng không bị hư hỏng hay mất mát gì Tuy nhiên, trách nhiệm này được giới hạn thông qua các thông lệ quốc tế và thông qua các luật pháp, quy định của các quốc gia, với quy tắc chủ yếu là người vận tải chịu trách nhiệm về mất mát hàng hóa do sự bất cẩn gây nên Trong khi đó, vì những khó khăn trong nghĩa vụ chứng minh nên trách nhiệm này đôi khi lại được giảm bớt đáng kể và cũng rất hạn chế về giá trị tài chính Nhiều chủ hàng cứ tưởng rằng nếu như hàng hóa bị mất hay hư hỏng trong quá trình vận chuyển thì người vận tải sẽ phải chịu trách nhiệm hoặc sẽ bồi thường Suy nghĩ như vậy là bình thường và lôgic, nhưng trên thực tế lại không phải như vậy Do thiếu hiểu biết về những khía cạnh này mà nhiều khi các chủ hàng gửi hàng đi mà không mua bảo hiểm cho hàng hóa, từ đó dẫn đến việc hàng hoá bị hư hỏng và thiệt hại là không nhỏ.

Từ thực tế nêu trên mà việc đưa những ràng buộc về rủi ro bảo hiểm vào các hợp đồng thương mại quốc tế là tất yếu khách quan Điều khoản giao hàng trong hợp đồng mua bán cần quy định rõ ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, có nghĩa là ai sẽ phải gánh trách nhiệm pháp lí về mất mát hư hỏng đối với hàng hóa Nếu như người bán và người mua đã thống nhất về điều khoản cụ thể trong Incoterms áp dụng cho việc giao hàng, thì điều khoản Incoterms đó cũng đã qui định ai phải chịu rủi ro đối với phần nào của cả quá trình vận chuyển Do đó, có thể thấy được những thay đổi trong Incoterm 2010 là rất quan trọng và việc nắm các điều kiện trong đó để áp dụng là rất cần thiết Để làm rõ hơn những thay đổi so với phiên bản cũ, sau đây chúng ta sẽ cùng xem xét trách nhiệm bảo hiểm của mỗi bên tham gia qua từng điều kiện của Incoterms 2010:

 Bảo hiểm hàng hóa do người mua lo.

 Nếu hàng không được nhận vào ngày giao hàng đã thống nhất do lỗi hay sự bất cẩn của người mua hoặc người chịu trách nhiệm nhận hàng, thì rủi ro đã chuyển sang người mua khi hàng hóa đặt trong kho của người bán. Bảo hiểm hàng hóa của người mua sẽ bảo hiểm cho rủi ro này

 Người mua thanh toán tiền bảo hiểm hàng hóa.

 Người bán nên mua bảo hiểm cho phần vận chuyển từ khi hàng bắt đầu được chuyển đi cho đến địa điểm giao hàng mà người mua chọn hoặc cho đến địa điểm mà hàng được chuyển lên phương tiện vận tải của người mua.

 Hư hỏng đối với hàng hóa mà có thể nhìn thấy rõ khi giao hàng cho người chấp về tình trạng hư hỏng và thời điểm xảy ra hư hỏng, và làm rõ bảo hiểm của bên nào chịu trách nhiệm về hư hỏng này.

 Người bán lo bảo hiểm cho đoạn đầu của quá trình vận chuyển cho đến người vận tải đầu tiên.

 Người mua chịu trách nhiệm và mua bảo hiểm cho đoạn vận chuyển hàng đến điểm đích đã định

 Người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm vì quyền lợi của người mua cho đến điểm đích đã nêu.

 Người mua nên kiểm tra xem các điều khoản bảo hiểm có phù hợp với mình hay không.

 Nếu không thống nhất được về điều khoản bảo hiểm, người bán chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa đến điểm đích theo phạm vi bảo hiểm tối thiểu (không bảo hiểm cho tổn thất một phần) và giá trị hàng hóa nêu trong hợp đồng cộng với 10% bằng đồng tiền sử dụng trong hợp đồng.

- Điều kiện DAT (tên ga tại cảng hay điểm đích) Incoterms 2010:

 Người bán mua bảo hiểm cho đến khi hàng hóa được dỡ tại ga ở cảng.

 Người mua mua bảo hiểm cho hàng hóa từ điểm hàng được dỡ xuống tại ga ở cảng hay ở điểm đích.

 Các bên cũng có thể thống nhất là phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm của người bán sẽ bao gồm toàn bộ quá trình vận chuyển

- Điều kiện DAP (tên điểm đích) Incoterms 2010:

 Người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa cho đến trạm hải quan được nêu ở nước nhập khẩu nếu là ở ngoài khối EU hoặc cho đến điểm đích được nêu trong EU sẵn sàng để dỡ

- Điều kiện DDP (tên điểm đích) Incoterms 2010:

 Người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa đối với toàn bộ quá trình vận chuyển cho đến chỗ trong điểm đích nơi mà hàng hóa được giao vào quyền định đoạt của người mua, đã làm thủ tục nhập khẩu, hàng vẫn nằm trên phương tiện vận tải đến, sẵn sàng để dỡ.

- Điều kiện FAS (tên cảng đi) Incoterms 2010:

 Người bán lo bảo hiểm cho hàng hóa cho đến cầu cảng dọc theo mạn tàu bốc hàng hoặc một tàu nhẹ đậu dọc theo mạn tàu mẹ.

 Người mua lo bảo hiểm cho hàng hóa từ khi hàng được đặt dọc theo mạn tàu ở cảng đi.

 Nếu tàu đến chậm hơn so với ngày bốc hàng dự kiến, người mua chịu trách nhiệm lưu hàng tại cầu cảng

- Điều kiện FOB (tên tàu, cảng đi) Incoterms 2010:

 Người bán chi trả cho bảo hiểm hàng hóa cho đến khi bốc hàng lên boong tàu được người mua chỉ định tại điểm bốc hàng tại cảng bốc hàng đã nêu.

 Người mua lo bảo hiểm cho phần chính của quá trình vận chuyển, tức là từ khi hàng được bốc lên boong tàu tại cảng đi.

 Nếu tàu đến chậm, người bán có thể bỏ chi phí lưu hàng tại cảng đi Về nguyên tắc thì đây là nhiệm vụ của người mua vì anh ta phải đảm bảo tàu đến cảng vào ngày đã thống nhất Tuy nhiên, trên thực tế, người bán thường chịu chi phí này và vì thế người bán cần đảm bảo rằng hợp đồng bảo hiểm của mình có bảo hiểm rủi ro về chi phí lưu hàng

- Điều kiện CFR (tên cảng đích) Incoterms 2010:

 Người bán lo bảo hiểm hàng hóa cho đến khi giao hàng trên boong tàu.

 Người mua lo bảo hiểm cho phần vận chuyển sau khi hàng đã được giao lên boong tàu tại cảng đi.

 Nếu tàu đến muộn, người bán cần đảm bảo rằng phạm vi hợp đồng bảo hiểm của mình có bảo hiểm rủi ro chi phí lưu hàng tại cảng đi

- Điều kiện CIF (tên cảng đích) Incoterms 2010:

 Người bán có nghĩa vụ mua hợp đồng bảo hiểm cho rủi ro của người mua là hàng bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển đến đích từ khi giao hàng lên boong tàu tại cảng đi.

 Người bán chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu (điều khoản bảo hiểm chuẩn là C), tức là không bao gồm mất mát hay tổn thất một phần, và bảo hiểm giá trị nêu trong hợp đồng cộng thêm 10% theo đồng tiền ghi trong hợp đồng

KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT

Hiểu biết và vận dụng Incoterms 2010 của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt

3.1.1 Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I năm 2011

3.1.1.1 Hoạt động xuất khẩu a/ Kim ngạch và tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đã gần 4 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, mọi hoạt động kinh tế của nước ta phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh qua từng năm Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch Kim ngạch xuất khẩu đạt mức khả quan do đóng góp từ tăng cả giá và lượng trước sự phục hồi phần nào của kinh tế thế giới so với năm 2009 Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã và đang có những chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp và giảm dần xuất khẩu hàng thô Kết quả khả quan trong xuất khẩu năm

2010 không chỉ góp phần vào tăng trưởng GDP cả nước mà còn giúp tiêu thụ hàng hoá, cải thiện đời sống của nhân dân và kết quả này là cơ sở để các cơ quan hữu quan tiếp tục phấn đấu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010, tạo nền tảng thuận lợi cho công tác điều hành,chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xuất nhập khẩu trong năm 2011 và các năm tiếp theo

Sang năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của cả nước 3 tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 19,2 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái Theo đánh giá của Bộ Công thương, đây là những con số khả quan, đáng khích lệ nhờ vào nỗ lực của cộng đồng các doanh nghiệp Sau đây là bảng thống kê giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2011:

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu và chỉ số phát triển của Việt Nam 3 tháng đầu năm

2011 và chỉ số phát triển (so với tháng trước đó)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương Việt Nam

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2011 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 45,4% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ năm trước Tính chung quý I/2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 19,2 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 40,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I tăng cao một mặt do lượng xuất khẩu tăng, mặt khác do đơn giá xuất khẩu một số mặt hàng tăng Một số mặt hàng có đơn giá xuất khẩu tăng cao là: Giá cao su tăng 70%; hạt tiêu tăng 60%; cà phê tăng %; hạt điều tăng 37,8%; than đá tăng 56% Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 17,5 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2010

Trong hai tháng đầu năm, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của khẩu, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, tiếp đến là các thị trường: ASEAN 1,7 tỷ USD, tăng 15,6%; Trung Quốc 1,3 tỷ USD, tăng 60,9%; Nhật Bản 1,2 tỷ USD, tăng 17,5%

Trong quý I năm nay, một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD đạt mức tăng cao là: Hàng dệt may đạt 2,8 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước; dầu thô 1,6 tỷ USD, tăng 15,7%; giày dép đạt 1,3 tỷ USD, tăng 29,7%; thủy sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 30,5%; cà phê đạt 1 tỷ USD, tăng 115,1% Một số mặt hàng xuất khẩu khác có kim ngạch tương đối lớn đạt mức tăng khá là: Gạo đạt 849 triệu USD, tăng 7,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 816 triệu USD, tăng 9,2%; điện tử máy tính đạt 791 triệu USD, tăng 13,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 782 triệu USD, tăng 20,1%; cao su 774 triệu USD, tăng 134,1%

Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu và chỉ số phát triển của Việt Nam (so với tháng trước đó) trong quý I năm 2011

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 3/2011 ước tính đạt 8,2 tỷ USD, tăng 37,6% so với tháng trước và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước Tính chung quý I/2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 22,3 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 12,8 tỷ USD,

Nhìn chung, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước vẫn tăng cao, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu đạt 2,4 tỷ USD tăng 53,8%; sắt thép đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 1,3 tỷ USD, tăng 29,7%; vải đạt 1,4 tỷ USD, tăng 42%; chất dẻo đạt 1,1 tỷ USD, tăng 40,1%; nguyên phụ liệu dệt may giày dép đạt 623 triệu USD, tăng 22,1% Nhập khẩu ôtô quý I đạt 734 triệu USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 262 triệu USD, tăng 62,2%.

Tương tự như xuất khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I tăng do cả yếu tố lượng tăng và giá nhập khẩu một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu hai tháng đầu năm là 3,1 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; ASEAN 2,7 tỷ USD, tăng 22%; EU 935 triệu USD, tăng 5,3%; Nhật Bản 1,4 tỷ USD, tăng 25%; Hoa Kỳ 605 triệu USD, tăng 30%.

Nhập siêu tháng 3/2011 ước tính 1,15 tỷ USD, bằng 16,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu Nhập siêu quý I là 3 tỷ USD, bằng 15,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

3.1.1.3 Nhận xét chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I năm 2011

Từ đầu năm đến nay, mặc dù còn có nhiều khó khăn về nguyên vật liệu đầu vào, diễn biến bất ổn của khu vực và thế giới, ảnh hưởng động đất, sóng thần Nhật Bản ít nhiều cũng tác động vào hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn có những tiến bộ rõ rệt Nhìn vào tổng thể bức tranh chung ngoại thương quý 1/2011, mức thay đổi chóng mặt so với cùng kỳ được ghi nhận ở đa số các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính như gạo,cà phê, cao su, sắn và sản phẩm, sắt, thép, xăng dầu Duy nhất chỉ có 3 mặt hàng là chè, than đá, phương tiện vận tảu và phụ tùng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước Đạt được kết quả khả quan như trên là do trong 3 tháng đầu năm, giá lương thực và thực phẩm thế giới tăng mạnh, xuất nhập khẩu các mặt hàng này có lợi lớn cho doanh nghiệp Việt Nam Đối với nhập khẩu, tình hình cũng tương tự như xuất khẩu Nhập khẩu hàng hóa tăng do nhiều mặt hàng có khối lượng và giá nhập khẩu tăng Trong 30 mặt hàng được Tổng cục Thống kê đưa vào báo cáo, chỉ có 5 mặt hàng giảm về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ, bao gồm rau quả, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu và phương tiện vận tải, phụ tùng Những mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong tháng 3 ngoài máy móc, phụ tùng, xăng dầu còn có các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm, linh kiện điện tử, sắt thép các loại, ôtô nguyên chiếc, đá quý, kim loại quý Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu trong quý 1 năm 2011 có những kết quả khả quan, nhưng nhìn vào tỷ trọng xuất nhập khẩu của từng mặt hàng, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, xuất khẩu hàng nông sản và thủy hải vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu và các mặt hàng công nghiệp, ô tô và đồ quý hiếm chiếm phần lớn tỷ trọng trong hoạt động nhập khẩu của Việt Nam Để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, Bộ Công thương cùng các bộ ngành liên quan cần quyết tâm thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt trong lúc giá lương thực, thực phẩm tăng cao, cần phải tận dụng triệt để để phát triển nông nghiệp và đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân Cụ thể là:

- Các bộ, ngành liên quan cùng các Hiệp hội, ngành hàng đề xuất và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, khai thác tốt những thị trường hiện có và những thị trường tiềm năng để nâng cao kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản và thủy sản

- Nắm bắt tình hình và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu

- Xem xét điều chỉnh cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất, trong đó khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, giảm tỷ trọng các dự án đầu tư vào các lĩnh vực phi sản xuất Các tập đoàn, tổng công ty rà soát tình hình thực hiện việc nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật liệu trong thời gian qua

- Xác định các chủng loại máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu trong nước đã sản xuất được bảo đảm chất lượng phù hợp để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong nước

- Sử dụng tối đa các sản phẩm sản xuất trong nước.

3.1.2 Tình hình nắm bắt và sử dụng Incoterms 2010 của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Những khó khăn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi sử dụng

3.2.1 Chưa hiểu rõ các điều khoản trong Incoterms 2010

Incoterms 2010 là ấn bản mới nhất quy định về các điều kiện thương mại quốc tế của ICC Incoterms 2010 mới chỉ được phát hành từ tháng 9/2010 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2011 Vì thời gian có hiệu lực chưa lâu nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam không tránh khỏi gặp nhiều bỡ ngỡ trong quá trình sử dụng Hầu hết các doanh nghiệp chưa nắm hết được những thay đổi trong Incoterms 2010 và cách sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất Trong nhiều trường hợp, việc chưa nắm chắc Incoterms 2010 có thể gây ra nhiều thiệt hại cho chúng ta hoặc làm mất cơ hội lớn trong thị trường xuất nhập khẩu thế giới.

3.2.2 Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu Áp dụng Incoterms 2010 đòi hỏi chúng ta phải có cơ sở vật chất tốt, hiện đại Incoterms 2010 được ra đời xuất pháp từ thực tế vận tải container ngày càng phát triển Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải có những bãi container rộng lớn, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa Bên cạnh đó, những nghĩa vụ mới của Incoterms 2010 cũng yêu cầu chúng ta phải có hệ thống các phương tiện vận tải hiện đại mới có thể đáp ứng được

Hiện nay, tuy việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng các bến cảng, kho bãi đã được chú trọng, nhưng tốc độ phát triển của các đội tàu còn hạn chế, tỷ trọng vận chuyển không tăng Sự phát triển còn chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế Vận tải bằng đường sắt và đường hàng không chưa phát triển, mới chỉ giới hạn trong các mặt hàng cụ thể Thực tế này cho thấy, sức cạnh tranh của ngành vận tải nước ta còn kém so với khu vực và thế giới Điều này gây ra nhiều thiệt thòi cho không những các doanh nghiệp kinh doanh vận tải mà còn đến cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi không thể sử dụng các doanh nghiệp vận tải trong nước mà phải thuê doanh nghiệp vận tải nước ngoài trong trường hợp dành được quyền vận tải

3.2.3 Khả năng nắm bắt và cập nhật thông tin còn kém

Kênh thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ra còn kém Các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn và chậm trễ trong việc nắm bắt thông tin về thị trường thế giới Điều này gây ra trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường mới hay việc cập nhật các yêu cầu mới của thị trường Doanh nghiệp không thể có những cải tiến kịp thời cho sản phảm để có thể đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường nước ngoài, gây ra khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

3.2.4 Khả năng mở rộng, nghiên cứu thị trường nước ngoài của doanh nghiệp còn yếu, lo ngại không thực hiện tốt yêu cầu của hợp đồng

Hiện nay ở Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu có được các đại lý giao nhận của mình ở các nước đối tác, bên cạnh đó, doanh nghiệp chúng ta còn không nắm chắc các vấn đề về tập quán, luật pháp nước đối tác.

Khi trao đổi với phóng viên VnExpress, giám đốc một công ty thủy sản lớn của An Giang cho biết:“ Nước Mỹ có hơn 1 triệu luật sư đang hoạt động.Các vụ kiện tụng liên quan đến sản phẩm của chúng tôi xảy ra như cơm bữa.Xuất hàng sang đó, luật pháp chúng tôi không rành, nếu xảy ra kiện tụng thì rất rắc rối, tốt nhất để người mua chịu phí bảo hiểm sản phẩm „ Ông còn cho biết thêm, các nhà nhập khẩu Mỹ thường giành quyền mua bảo hiểm trong nước để khi có vấn đề phát sinh họ giải quyết ở Mỹ cho dễ dàng.

Qua đó có thể thấy, một khi không nắm được những vấn đề như thế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có thể gặp nhiều bất lợi và bị rơi vào thế bị động trong quá trình ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa.

Khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong việc sử dụng các điều khoản Incoterms 2010

3.3.1 Cơ sở đề xuất khuyến nghị:

Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ ngày càng nhanh cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Tất cả các quốc gia đều đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu để phát triển kinh tế Muốn đẩy mạnh xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương thức tiếp cận thị trường Sử dụng tốt Incoterms 2010 mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng trong việc giao lưu buôn bán hàng hóa quốc tế, tăng lợi nhuận trong kinh doanh đồng thời nâng cao được vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới tuy nhiên Do Incoterms 2010 là ấn bản mới ra đời và có hiệu lực chưa lâu, nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam không tránh khỏi tình trạng bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các điều kiện mới này, gây ra việc có thể chúng ta sẽ bị thiệt thòi khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với các đối tác nước ngoài Đây chính là cơ sở để đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam vận dụng Incoterms 2010 hiệu quả hơn Các giải pháp được đưa ra dưới góc độ vĩ mô và vi mô nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tự tin khi sử dụng các điều

3.3.2 Khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi sử dụng Incoterms 2010

3.3.2.1 Các khuyến nghị mang tính vĩ mô: a/ Khuyến khích doanh nghiệp thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm trong nước

Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuê phương tiện vận tải trong nước bằng những quy định cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng các điều kiện mà theo đó giành được quyền vận tải và mua bảo hiểm về mình.

Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên chuyên chở hàng chính phủ cho đội tàu trong nước Với những lô hàng liên quan đến dự án đầu tư, thực hiện hiệp định tài chính hoặc hợp đồng liên chính phủ, những hàng do chính phủ vay tiền, được cấp tín dụng hay hàng do chính phủ bảo trợ phải được vận chuyển bằng đội tàu trong nước nhằm tạo nguồn hàng cho đội tàu Việt Nam, giúp các doanh nghiệp vận tải phát triển. b/ Chính sách phát triển ngành vận tải và bảo hiểm trong nước

Nhà nước cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ vận tải và bảo hiểm nói riêng tới các nước trên thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bảo hiểm có cơ hội phát triển thị trường ngoài nước Chính phủ tăng cường thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ vận tải và bảo hiểm thông qua các hiệp định song phương và đa phương nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam được đối xử cạnh tran công bằng Nhà nước còn cần làm tốt công tác thông tin thị trường để giúp cho các doanh nghiệp nắm được cơ hội do nắm bắt thông tin sớm, chính xác. c/ Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở vật chất Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở vật chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển Nhà nước ta cần chú trọng công tác đầu tư phát triển đội tàu nước ta theo hướng “trẻ hóa, chuyên dụng hóa”, cần có những quy định rõ ràng về tuổi sử dụng của các con tàu, đầu tư những con tàu có trọng tải lớn, trang thiết bị hiện đại, những con tàu chuyên dụng để đáp ứng nhu cầu chuyên chở bằng đường biển ngày càng tăng. Đối với vận tải đường sắt, Nhà nước cần đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường sắt, cải tiến và đưa vào sử dụng những tàu hỏa hiện đại, giúp cho hàng hóa có thể được vận chuyển một cách thuận tiện nhất Đầu tư xây dựng và hiện đại hóa các sân bay, tạo điều kiện thuận lợi nhất để có thể đưa hàng ra vào sân bay một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, nhà nước cần tạo điều kiện để xây dựng cơ sở mặt bằng, xây dựng nhiều kho cảng, bến bãi, bãi container… để có thể chứa được số lượng hàng lớn, vận chuyển hàng ra vào thuận tiện. d/ Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành

Trước thực tế hiện nay và xu hướng phát triển trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành nhằm vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa nâng cao hiệu lực quản lý đối với các hoạt động vận tải.

Quốc hội đã thông qua luật kinh doanh bảo hiểm, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn và hoàn thành hệ thống các văn bản pháp quy về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo môi trường kinh doanh ổn định trong ngành bảo hiểm, tạo được lòng tin cho khách hàng. e/ Tổ chức các buổi họp mặt, trao đổi, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn

Bộ Công thương và các bộ ngành liên quan tổ chức các buổi họp mặt các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật mới Giới thiệu và tổ chức các khóa học ngắn và dài hạn hướng dẫn cách sử dụng Incoterms 2010 để cho các doanh nghiệp tránh khỏi bỡ ngỡ khi sử dụng trong thực tế.

3.3.2.2 Các khuyến nghị mang tính vi mô a/ Khuyến nghị cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần quan tâm đến vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ trong kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, để doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả. Song song với việc đào tạo cơ bản, các doanh nghiệp phải đào tạo các nhân viên về các nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm… Tăng cường giới thiệu và làm quen với các điều kiện thương mại mới của Incoterms 2010 để nhân viên hiểu và vận dụng một cách tối ưu nhất

 Doanh nghiệp Việt Nam nên giành quyền mua bảo hiểm và thuê tàu

Hiện nay, khoảng 80% các thương vụ của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thì chọn điều kiện FOB, và khi nhập khẩu thì chọn CIF, CFR Thật sai lầm khi cho rằng mua hàng theo điều kiện CIF nghĩa là mọi rủi ro trục trặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho tới khi hàng về đến cảng Việt Nam đều do người bán chịu

Theo tinh thần Incoterms, điều kiện giao hàng FOB quy định người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã được giao lên boong tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký và chuyển giao cho phía nhập khẩu Như vậy, dù mua hàng theo điều kiện FOB hay CIF thì mọi rủi ro về hàng hoá sau khi hàng đã được giao lên boong tàu đều do người mua chịu Ở đây hợp đồng CIF chỉ khác hợp đồng FOB là người bán thay mặt người mua mua luôn bảo hiểm (I) và thuê hộ tàu (F) Các chi phí I và F đã được tính đủ vào giá hàng Chính vì vậy để tăng phần lợi nhuận trong giá hàng CIF người bán tìm đủ mọi cách hạ thấp chi phí I và F bằng cách ký các hợp đồng thuê tàu và hợp đồng bảo hiểm theo những điều kiện lỏng lẻo bất lợi cho người mua sau này

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu đối tác nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB cũng rất có lợi đối với doanh nghiệp Họ sẽ phải trả ít tiền ký quỹ hơn để mở Thư tín dụng (L/C), không phải lo ngay tiền vận chuyển vì khi hàng cập cảng họ mới có nghĩa vụ phải chi tiền, doanh nghiệp cũng không bị tồn vốn hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên chuyển dần từ điều kiện FOB sang các điều kiện khác như CIF, CFR, bởi điều kiện FOB theo Incoterms 2010 chứa đựng rất nhiều rủi ro Ví dụ, như khi giao hàng lên tàu, mặc dù người bán còn giữ các chứng từ nhận hàng (Bill Of Lading) nhưng đã mất quyền kiểm soát lô hàng của mình mua vì người bán không phải người thuê tàu nên không thể ra lệnh cho hãng tàu ngừng giao hàng cho người Trong khi đó, nếu áp dụng CIF, CFR, khi đối tác chưa thanh toán đủ hoặc không thanh toán tiền thì các doanh nghiệp chỉ tốn một ít chi phí chở hàng chứ không mất cả lô hàng

 Quy định chi phí nhận hàng tại cảng

Trong Incoterms 2010, các chi phí khi nhận hàng tại cảng đến như lệnh giao hàng (Deliver Order), phí vận đơn đường biển (Bill Of Lading) và nhất là phí nâng hạ container (Terminal Handing Charges) được quy định rõ hơn so với Incoterms 2000 Theo đó, Incoterms 2010 quy định các chi phí trên đều do người bán chịu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cần ghi rõ trong hợp đồng ai sẽ chịu các chi phí này một cách rõ ràng, nếu không phần thiệt thòi sẽ nghiêng về các doanh nghiệp Việt Nam.

 Doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc bổ sung các quy định trong hợp đồng mua bán để bảo vệ quyền lợi của mình.

 Quy định về phương thức vận tải: Để ngăn chặn việc người bán theo điều kiện C thuê những phương tiện vận tải cũ, không phù hợp với việc vận tải loại hàng hóa, người mua có thể quy định về giới hạn tuổi của phương tiện, loại phương tiện chuyên dụng trong hợp đồng.

 Quy định về điều kiện bảo hiểm:

Ngày đăng: 18/07/2023, 15:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Hoàng Văn Châu (2006), Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh.NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh
Tác giả: GS.TS. Hoàng Văn Châu
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2006
2. GS.TS Hoàng Văn Châu – Th.s Tô Bình Minh (2008), Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2000) Giải thích và hướng dẫn sử dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các điều kiệnthương mại quốc tế (Incoterms 2000) Giải thích và hướng dẫn sử dụng
Tác giả: GS.TS Hoàng Văn Châu – Th.s Tô Bình Minh
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2008
2. Nguyễn Hồng Đàm (2005), Trường Đại học Ngoại Thương, Giáo trình Vận tải và giao nhận trong Ngoại thương, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhVận tải và giao nhận trong Ngoại thương
Tác giả: Nguyễn Hồng Đàm
Nhà XB: Nhà xuất bản Lý luận chính trị
Năm: 2005
3. Nguyễn Lệ Hằng (2003), Thực trạng và các giải pháp phát triển vận tải hàng không quốc gia, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Ngoại thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và các giải pháp phát triển vận tảihàng không quốc gia
Tác giả: Nguyễn Lệ Hằng
Năm: 2003
4. Tô Bình Minh (2001), Sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế tại ViệtNam – Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Tô Bình Minh
Năm: 2001
5. Võ Thanh Thu (2002), Incoterms 2000 và hỏi đáp về Incoterms, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incoterms 2000 và hỏi đáp về Incoterms
Tác giả: Võ Thanh Thu
Nhà XB: Nhà xuấtbản Thống kê
Năm: 2002
6. Vũ Hữu Tửu (2009), Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Tác giả: Vũ Hữu Tửu
Nhà XB: Nhàxuất bản Giáo dục
Năm: 2009
7. Bài “Một loạt thay đổi trong Incoterms 2010” đăng ngày 30/12/2010, Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một loạt thay đổi trong Incoterms 2010
9. Bài “Incoterms 2010: Lợi thế của người biết luật”, đăng ngày 10/12/2010, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Namwww.dddn.com.vn/201012100954315cat77/incoterms2010-loi-the-cua-nguoi-biet-luat.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incoterms 2010: Lợi thế của người biết luật
10. Bài “Công cụ đẩy mạnh thuận lợi thương mại hóa Việt Nam”, đăng ngày 8/12/2010, http://www.baomoi.com/Cong-cu-day-manh-thuan-loi-hoa-thuong-mai-Viet-Nam/45/5344085.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công cụ đẩy mạnh thuận lợi thương mại hóa Việt Nam
11. Bài “Phụ Phí trong lĩnh vực Incoterms”, đăng ngày 8/12/2010, trang web giaonhanhang.com,http://www.giaonhanhang.com/content/134-Ph%E1%BB%A5-ph%C3%AD-trong-l%C4%A9nh-v%E1%BB%B1c-Incoterms Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ Phí trong lĩnh vực Incoterms
13. Bài “Thua thiệt vì thiếu hiểu biết tập quán thương mại”, đăng ngày 25/12/2010, Diễn đàn Pháp luật Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thua thiệt vì thiếu hiểu biết tập quán thương mại
14. Bài “Bộ quy tắc Incoterms 2010 – Tài liệu và những thay đổi cần chú ý”, đăng ngày 16/12/2010, Diễn đàn Giao nhận và Vận tải Việt Nam, http://www.vietship.vn/showthread.php?t=10687 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ quy tắc Incoterms 2010 – Tài liệu và những thay đổi cầnchú ý
15. Bài “ Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tháng 1 năm 2011”, đăng ngày 28/1/2011, http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/256/kim-ngach-xuat-nhap-khau/29507/kim-ngach-xuat-nhap-khau-viet-nam-thang-1-nam-2011.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tháng 1 năm 2011
16. Bài “ Tình hình xuất nhập khẩu tháng 2 và hai tháng đầu năm 2011”, đăng ngày 19/3/2011, Diễn đàn Doanh nghiệp và Thương mại online, http://dntm.vn/news/vi/news/So-lieu-thong-ke/Tinh-hinh-xuat-nhap-khau-thang-2-va-2-thang-dau-nam-2011-3614/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình xuất nhập khẩu tháng 2 và hai tháng đầu năm 2011”
17. Bài “Incoterms và an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu”, đăng ngày 20/10/2010, http://diendancaphe.com/forum/showthread.php?t=3593&page=1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incoterms và an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu
18. Bài “Có nên mua bảo hiểm hàng hóa XNK tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam” tháng 5/2010,http://vietnamese.vietradeinchile.gov.vn/website/article.aspx?article_id=10844 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có nên mua bảo hiểm hàng hóa XNK tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w