NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO BẰNG
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TỈNH CAO BẰNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, nằm ở phía đông bắc của Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 6690,72 Km2, địa hình của tỉnh là núi non trùng điệp, rừng núi chiếm 90% diện tích toàn tỉnh (Trong đó: đất canh tác nông nghiệp chiếm 8%; đất lâm nghiệp chiếm 61%; còn lại là núi đá vôi), phía đông bắc và bắc giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, có đường biên giới dài 311 Km. Phía tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; Phía nam và tây nam giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Kạn.Cao Bằng có 13 huyện, thị ( Huyện: Hoà An, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Quảng Uyên, Hà Quảng,Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Thạch An, Phục Hoà
Và Thị Xã) với dân số toàn tỉnh là 583.288 ( số liệu năm 2009 ) gồm 10 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, giao, mông… Đời sống bà con các dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn, toàn tỉnh có 5/ 13 huyện, thị xã thuộc diện khó khăn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
Thu nhập bình quân đầu người thấp là 560 800 đồng/ tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung Cùng với sự phát triển chung của đất nước và sự giúp đỡ của các tổ chức trong cũng như ngoài nước Cao Bằng đang từng bước củng cố, khắc phục và phát triển.
1.2 Đặc điểm tình hình chung ở Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng
1.2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Cao Bằng
BHXH tỉnh Cao Bằng được thành lập theo Quyết định số 97/QĐ – TCCB ngày 4/ 8/ 1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, trên cơ sở tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ của 2 bộ phận thực hiện chính sách BHXH của Sở Lao động -TBXH và Liên đoàn lao động tỉnh Cao Bằng Thực hiện Quyết định số: 20/2002/QĐ- TTg ngày 20/ 01/ 2002 của Thủ tướng Chính phủ- Hệ thống BHYT Việt Nam chính thức sáp nhập vào BHXH Cao Bằng Từ thời điểm này BHXH Cao Bằng thực hiện thống nhất các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân Ngày 16/8/1995, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 86/QĐ-TCCB về việc tổ chức, sắp xếp cán bộ và quy chế làm việc của BHXH tỉnh Cao Bằng Từ đó, cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động BHXH tỉnh Cao Bằng có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán cấp 2, có con dấu và có tài khoản riêng, và có trụ sở đặt tại Tam Trung, Phường Sông Bằng, Thị xã Cao Bằng.
Nhưng đến nay, nhìn lại một chặng đường sau 16 năm hình thành và phát triển, BHXH Cao Bằng đã có nhiều thay đổi về cơ sở vật chất và cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ - công nhân viên chức trong đơn vị và sự quan tâm giúp đỡ của các ngành địa phương BHXH tỉnh Cao Bằng đã từng bước phát triển và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng
Về chức năng: Theo quy định tại điều 1 và điều 2 Quyết định số
4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 như sau:
BHXH tỉnh Cao Bằng chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý về công tác Đảng, Đoàn thể, về mặt hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng kí, quản lý đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
+ Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia;
+ Tổ chức thu, chi và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh;
+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ không đúng quy định
+ Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra BHXH các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
+ Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về BHXH, BHYT và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
+ Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
+ Cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT cho người tham gia và các thông tin có liên quan cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
+ Quản lý, sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH tỉnh + Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Ngoài các nhiệm vụ trên, BHXH tỉnh Cao Bằng còn thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng
- Đứng đầu là Ban giám đốc bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc giúp công việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung.
- Tiếp theo là 9 phòng nghiệp vụ và BHXH của 13 huyện, thị - có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Cao Bằng thực hiện các công tác chuyên môn và quản lý các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh thể hiện rõ hơn trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Cao Bằng
1.2.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Cao Bằng
P h òn g T hu P c ấp p h át sổ , t h ẻ P g iá m đ ịn h P K iể m t ra P m ột c ử a P C N T T
BHXH khối Huyện, Thị xã
Bảng 1: Cán bộ công chức viên chức BHXH tỉnh Cao Bằng tính đến thời điểm tháng 10/2011 gồm:
STT Khối cán bộ công chức, viên chức biên chế Đơn vị
2 BHXH các huyện, thị xã 130
3 Trình độ đại học, cao đẳng 93 44,9
Số lao động trong các phòng nghiệp vụ tại BHXH tỉnh như sau: lãnh đạo có 3 người (01 giám đốc; 02 phó giám đốc); phòng chế độ BHXH có 6 người; phòng giám định BHYT 13 người; phòng thu 12 người; phòng kế hoạch tài chính 9 người:phòng kiểm tra 3 người; phòng công nghệ thông tin 4 người; phòng cấp sổ thẻ 7 người; phòng tiếp nhận- quản lý hồ sơ 6 người; phòng tổ chức- hành chính 14 người Với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trẻ, nhiệt huyết, đầy trách nhiệm… BHXH tỉnh Cao Bằng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
BHXH tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ BHXH, BHYT và công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ trong ngành, tham gia các lớp tập huấn do BHXH Việt Nam tổ chức Công tác phát triển Đảng luôn được Chi ủy, Chi bộ BHXH tỉnh Cao Bằng quan tâm Hiện nay toàn ngành có 80 đồng chí Đảng viên, chiếm 43,5% số cán bộ Hiện nay, Chi bộ tiếp tục cử một số đoàn viên ưu tú đi học lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng Với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trẻ, nhiệt huyết, đầy trách nhiệm….
1.2.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của BHXH tỉnh Cao Bằng
Trụ sở của BHXH tỉnh Cao Bằng đặt tại Tam Trung, phường Sông Bằng, Thị xã Cao Bằng, với một toà nhà kiên cố và khang trang gồm 06 tầng rộng rãi với
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO BẰNG
2.1 Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH
Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH là một trong những biện pháp quan trọng mà nhiều năm qua BHXH tỉnh Cao Bằng thường xuyên chú trọng, tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để đưa các chế độ, chính sách đến mọi đối tượng và đó triển khai và thực tế đã triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đến tháng 10/ 2011 đã đăng tải được 50 tin, bài trên báo Cao Bằng, 10 tin, bài trên báo BHXH, 28 chuyên mục trên Đài Phát thanh và truyền hình Cao Bằng. Bên cạnh đó BHXH các huyện thị đã chủ động phối hợp với đài phát thanh địa phương để tuyên truyền các quy định về chính sách BHXH và cả những phóng sự mới về hoạt động của ngành Ngoài ra tích cực Phối hợp với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện thành công công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật. Đây thật sự là những kênh thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có tác dụng lớn, góp phần quan trọng đưa chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đi vào cuộc sống.
2.2 Tình hình tham gia BHXH
Việc đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định đảm bảo đời sống cho NLĐ, thúc đẩy sản xuất phát triển Chính từ nhận thưc đúng đắn trên mà BHXH tỉnh Cao Bằng đó đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền động viên để NLĐ và chủ SDLĐ hiểu và tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ
Bảng 2: Tình hình tham gia BHXH Từ đầu năm đến T 10/2011: Đơn vị: Người
Loại hình bảo hiểm Số đối tượng tham gia
Bảo hiểm y tế bắt buộc 489.784
Bảo hiểm y tế tự nguyện 5.402
(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
2.3 Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
Công tác cấp sổ BHXH
Sổ BHXH do cơ quan BHXH Việt Nam cấp cho các đối tượng tham gia bảo hiểm để ghi nhận quá trình làm việc, có đóng BHXH, thông qua sổ BHXH để giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Thực hiện Thông tư số 09 ngày 25/4/1996 của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, Quyết định số 113 ngày 22/6/1996 của BHXH Việt Nam và các quy trình hướng dẫn về việc cấp và quản lý, sử dụng sổ BHXH, Tỉnh ủy – UBND tỉnh đó chỉ đạo ngành BHXH tỉnh phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở tiến hành việc thẩm định hồ sơ đề nghị BHXH tỉnh duyệt và cấp sổ cho người lao động.
BHXH tỉnh tiếp tục đôn đốc các đơn vị SDLĐ khẩn trương hoàn tất các thủ tục hồ sơ theo quy định để đảm bảo việc cấp sổ cho người lao động theo đúng quy định
Công tác cấp số BHXH cho người lao động đă giúp các cấp, các ngành hiểu rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi với việc đóng góp và hưởng trợ cấp từ BHXH
Công tác cấp thẻ BHYT
Là năm đầu tiên triển khai thực hiện phân cấp công tác cấp thẻ BHYT vềBHXH các huyện thị, do vậy đã kịp thời bổ sung các trang thiết bị CNTT cũng như tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ huyện thị.
- Bảo đảm việc cấp thẻ BHYT nhanh chóng kịp thời, đúng quy định Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT Phối hợp với
Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội bàn biện pháp thẩm định lại danh sách mua thẻ BHYT người nghèo nhằm hạn chế tối đa sai sót.
- BHXH các huyện thị đã chủ động hướng dẫn các đơn vị SDLĐ, UBND các huyện, xã, phường, thị trấn lập danh sách, đối chiếu danh sách đề nghị in thẻ, kiểm tra thẻ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là thẻ người nghèo và giao thẻ đến các đối tượng kịp thời.
- BHXH các huyện thị rà soát, báo cáo đánh giá tình hình cấp phát thẻ BHYT; tập hợp số thẻ sai, thẻ hỏng để cấp lại kịp thời.
- Đến tháng 10/2011, đã thực hiện 418.293 thẻ BHYT (trong đó cấp mới 353.880 thẻ, cấp lại 28.229thẻ, gia hạn 36.184 thẻ BHYT) Việc cấp thẻ BHYT trong năm đảm bảo kịp thời, đúng quy định; tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT được khám, chữa bệnh và thanh toán theo quy định.
2.4 Tình hình thu, nộp BHXH
Ngay từ đầu năm lãnh đạo BHXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung, chú trọng đến công tác thu với yêu cầu đẩy mạnh công tác phát triển, mở rộng đối tượng, tăng cường thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và tích cực tận thu, đốc thu một cách kiên quyết; đưa ra các giải pháp để hạn chế và giảm nợ đọng BHXH đến mức thấp nhất, tập trung xử lý những khoản nợ khó đòi.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ kịp hoàn thành kế hoạch của năm đến tháng 10/2011 BHXH Cao Bằng đã thu được.
Cụ thể: Tổng số thu BHXH, BHYT và BH thất nghiệp đến tháng 10/2011 là439,58 tỷ đồng, đạt 92,36% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm 2010 (406 tỷ đồng tăng 31% về số thu và vượt 16% về kế hoạch, trong đó:
Bảng 3 : kết quả thu nộp BHXH của tỉnh Cao Bằng từ tháng 1/2012 đến tháng 10/2012 Đơn vị: tỉ đồng
STT Loại hình Bảo hiểm Đơn vị
( Nguồn Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng)
Có huyện đạt từ 85% kế hoạch trở lên là: Hoà An, Trà Lĩnh, Phục Hoà, Bảo Lâm, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thông Nông, Trùng Khánh va một số huyện khác đạt 90% kế hoạch trở lên.
2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động
Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư, công văn
Với phương châm tiếp nhận đến đâu, giải quyết đến đó, tránh tình trạng ứ đọng, tồn đọng đơn từ, BHXH tỉnh Cao Bằng đó bố trí hợp lý, giải quyết xử lý các đơn thư, công văn của các cơ quan, đơn vị, đối tượng đề nghị giải quyết chế độ chính sách cho người lao động một cách nhanh chóng và chính xác.
Thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng
Công tác thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng theo công văn số 843/CV- BLĐTB&XH được thực hiện kịp thời, giải quyết chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng Với thái độ làm việc tận tình, nghiêm túc, BHXH đã phối hợp với các bên có liên quan giải đáp kịp thời những vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO BẰNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC CHI BHXH
Theo công ước 102 của tổ chức ILO thì: BHXH là sự bảo vệ xã hội đối với các thành viên của mình thông qua biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Theo Luật BHXH số 71/2006/ QHH ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì: “ Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết , trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.”
- Đối với Người lao động:
BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham gia BHXH, những người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết Vì vậy, chính sách BHXH đã góp phần làm cho NLĐ ngày càng yêu nghề hơn, gắn bó với công việc, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng hơn; kích thích họ hăng say tham gia sản xuất, gắn kết NSDLĐ với NLĐ lại gần nhau hơn Từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội góp phần nâng cao chính cuộc sống của những người tham gia BHXH.
- Đối với Người sử dụng lao động:
Thực tế trong lao động sản xuất, NLĐ và NSDLĐ vốn có những mâu thuẫn nhất định về lợi ích như TL-TC, thời hạn lao động Và khi rủi ro xảy ra, nếu không có sự giúp đỡ của BHXH thì có thể dẫn đến tranh chấp giữa NLĐ và
NSDLĐ Vì vậy, BHXH góp phần điều hòa, hạn chế các mâu thuẫn đó; tạo ra môi trường làm việc ổn định cho NLĐ; tạo sự ổn định cho chủ SDLĐ trong công tác quản lý Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao dộng của DN.
BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Qũy BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ.
BHXH góp phần làm giảm bớt gánh khoảng cách giữa những người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội.
BHXH là trụ cột của hệ thống ASXH, góp phần điều tiết các chính sách, các chương trình ASXH của mỗi quốc gia Khi BHXH phát triển, số đối tượng tham gia và hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống của người lao động nói riêng và dân cư nói chung, từ đó sẽ góp phần làm giảm số đối tượng được hưởng các chính sách ASXH khác như ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội và làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Khái niệm: Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, được tồn tích dần từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, và được Nhà nước bảo hộ Quỹ BHXH là một công cụ để thực hiện chức năng tài chính BHXH và chính sách BHXH của Nhà nước
Nguồn hình thành quỹ: Quỹ tài chính BHXH được hình thành từ ba nguồn cơ bản:
- Từ sự đóng góp của các bên tham gia và hỗ trợ của Nhà nước Đây là nguồn hình thành cơ bản và quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất của quỹ
- Phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động đầu tư để sinh lời;
- Phần thu từ tiền nộp phạt của các cá nhân và tổ chức kinh tế di vi phạm pháp luật về BHXH Phần lớn các nước trên thế giới, nguồn quỹ BHXH đều được hình thành từ nguồn này.
- Các nguồn khác như: viện trợ của các tổ chức đây là nguồn không cơ bản và không thường xuyên.
Mục đích sử dụng: Nguồn quỹ được hình thành sử dụng vào hai mục đích chính:
- Chi phí quản lý của bộ máy thực hiện sự nghiệp BHXH như chi xây dựng cở sở vật chất, chi lương, chi thưởng
- Chi cho hệ thống các chế độ BHXH, đây là khoản chi chủ yếu của quỹ.
1.2 Một số vấn đề về công tác chi trả BHXH.
Khái niệm : Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng theo quy định của pháp luật về BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH
Vai trò: Vai trò của công tác chi BHXH đối với các các đối tượng tham gia và với xã hội: Đối với người tham gia : Công tác chi trả được thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng các chế độ BHXH NLĐ phải đóng BHXH mới đ- ược hưởng trợ cấp khi đủ điều kiện hưởng Việc tính toán mức hưởng, chi đúng đối tượng, chi đủ số tiền trong thời gian quy định là thể hiện tính công bằng, quyền lợi có đóng có hưởng của tất cả mọi người Tạo được niềm tin đối với NLĐ sẽ thu hút NLĐ tham gia và tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời có nguồn quỹ đủ để chi trả các chế độ kịp thời. Đối với người SDLĐ : công tác quản lý và chi trả các chế độ giúp cho người
SDLĐ không phải chi ngay một số tiền lớn khi có rủi ro xảy ra với NLĐ, bởi sự đóng góp hàng tháng vào quỹ BHXH, nhất là khi rủi ro xảy ra bất ngờ trên quy mô rộng Đồng thời lại đảm bảo cho NLĐ trong đơn vị yên tâm lao động tạo năng suất lao động cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, BHXH hầu như không đem lại lợi ích trực tiếp nên người SDLĐ không hẳn có nhận thức đúng về vai trò này. Đối với xã hội : thực hiện tốt công tác chi trả sẽ đảm bảo cho nguồn NSNN đ- ược an toàn, không bị thất thoát và có thể hỗ trợ cho các lĩnh vực khác Đồng thời, đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH đủ sức thực hiện chức năng của mình, đặc biệt là quỹ tiền mặt Công tác chi trả các chế độ BHXH đúng sẽ tạo ra khả năng giải quyết an toàn nhất với chi phí thấp nhất.
Chi BHXH là một trong hai hoạt động chính của BHXH, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển sự nghiệp của BHXH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Với nguyên tắc chi “đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách quy định”, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ra những quy định về phân cấp chi trả và tổ chức chi trả để đảm bảo hiệu quả của công tác chi trả, thực hiện “chi đúng kỳ,chi đủ số, chi kịp thời, chi an toàn” tới tận tay từng đối tượng.
1.2.1 Nôi dung công tác chi trả BHXH
1.2.1.1Đối với đối tuợng huởng, mức huởng của các chế độ
* Đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ BHXH TẠI BHXH TỈNH
2.1 Đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng Đối với đối tượng thụ hưởng các chế độ đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác chi trả Nếu nắm rõ các đối tượng thụ hưởng, nắm chắc số lượng và thành phần của các đối tượng này thì việc chi trả sẽ được thực hiện, đảm bảo an toàn kịp thời mà không vướng phải sai sót nào Đồng thời tránh được thất thoát do lạm dụng quỹ.
Hiện nay đơn vị bao gồm 5 nhóm đối tượng hưởng:
- NLĐ hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN
- NLĐ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau khi hết thời hạn nghỉ ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN mà sức khoẻ còn yếu
- NLĐ hưởng lương hưu, BHXH một lần;
- NLĐ hưởng chế độ tử tuất và thân nhân của NLĐ hưởng chế độ tuất tháng;
- NLĐ hưởng trợ cấp thất nghiệp và chính thức thực hiện chi trả bắt đầu từ năm 2010
Tổng hợp số đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH trong những năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: Số đối tượng hưởng cơ quan BHXH quản lý qua các năm Đơn vị : lượt người
( Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
Qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung số đối tượng hưởng đều có biến động, tuy nhiên một số đối tượng hưởngcó giảm nhưng không đáng kể Nguyên nhân của sự gia tăng về sự gia tăng về số đối tượng hưởng các chế độ là do, đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, nên kéo theo đó số đối tượng hưởng cũng tăng lên tương ứng Ngoài ra chế độ hưu trí vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong công tác chi trả bới số lượng người về hưu đang gia tăng, nghỉ theo Nghị định số 132/ NĐ-CP về tinh giản biên chế, nhất là đối với khu vực hành chính sự nghiệp.
2.2 Tổ chức chi trả chế độ BHXH
Hàng năm cơ quan BHXH chủ động nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH thường xuyên và đáp ứng được nhu cầu chi của các đơn vị trong ngành, với lượng kinh phí lớn nhưng toàn ngành quản lý chặt chẽ, không để mất, không để thiếu, không để thất thoát tiền của Nhà nước, chi trả đúng mục đích, tổ chức xét duyệt quyết toán hàng quý theo đúng chế độ kế toán hiện hành
Bảng 8 : Bảng tổng hợp số tiền chi trả chế độ BHXH trong 3 năm Đơn vị : đồng
( Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
Theo quy định, những người hưởng BHXH từ ngày 31/12/1994 trở về trước do NSNN đảm bảo Hàng năm, Nhà nước chuyển kinh phí từ NSNN vào Quỹ BHXH để chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho những đối tượng này, cơ quan BHXH có trách nhiệm chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng này theo quy định của Nhà nước Những người hưởng BHXH từ ngày 01/01/1995 trở đi thì sẽ do Quỹ BHXH đảm bảo.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nguồn chi trả từ NSNN vẫn chiếm một tỷ trọng lớn So với thời gian trước đây thì tỷ trọng chi từ NSNN giảm dần, nhưng tốc độ giảm còn chậm, điều này đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng cho ngân sách. Xét trên tổng tỷ lệ chi thì số tiền chi trả của năm sau luôn cao hơn năm trước, một phần là do số đối tượng tham gia ngày càng tăng cộng thêm mức hưởng của các đối tượng cũng ngày một tăng theo.
Luật BHXH ra đời có nhiều thay đổi về chế độ BHXH đối với NLĐ, theo đó quy trình, hồ sơ thủ tục, giải quyết chế độ BHXH cũng có nhiều thay đổi, công tác quản lý chi trả chế độ BHXH cũng thay đổi nhiều hơn so với trước và được thực hiện theo Quyết định số 845/QĐ-BHXH của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam
Cụ thể, trong năm 2009 BHXH tỉnh Cao Bằng đã thực hiện chi trả lương hưu trợ cấp BHXH cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền lên đến hơn 412 tỷ, trong đó số tiền chi từ NSNN chiếm hơn 68,87% và từ quỹ BHXH chiếm gần 31,13% Sang năm 2010, tỷ trọng số tiền chi trả từ NSNN và từ quỹ BHXH có sự thay đổi, quỹ từ NSNN giảm xuống còn 64,26% và quỹ BHXH chiếm 35,74% Và năm 2011, tỷ trọng chi từ hai nguồn này tiếp tục thay đổi, tỷ trọng tiền chi từ NSNN giảm xuống còn 59,36% còn quỹ BHXH tăng lên, chiếm 40,64% Điều này dễ lý giải là do sự biến động về các đối tượng hưởng, Đối tượng hưởng chế độ được NSNN đảm bảo là những đối tượng được hưởng trước ngày 01 tháng 01 năm
1995, trở về sau là do Quỹ BHXH đảm bảo, như vậy các đối tượng hưởng từ nguồn NSNN ngày càng giảm, còn các đối tượng hưởng chế độ do quỹ BHXH ngày càng tăng lên, do đó làm cho tỷ trọng chi từ hai nguồn này có sự thay đổi, dù tổng số tiền chi trả vẫn tăng do sự gia tăng về số lượng đối tượng hưởng, mức tiền lương tối thiểu tăng, mức trợ cấp cũng tăng lên.
2.3 Công tác chi trả BHXH ngắn hạn ( Ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK )
2.3.1 Tổ chức chi trả Đối với các chế độ ngắn hạn: hàng tháng, BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý, trong đó các đơn vị đã giữ lại 2% tổng quỹ lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau thai sản để kịp thời chi cho người tham gia BHXH khi bị ốm đau, thai sản theo quy định Sau khi xét duyệt và giải quyết những hồ sơ này thì lập danh sách chuyển sang phòng Kế hoạch tài chính Hàng quý, các đơn vị SDLĐ phải quyết toán với cơ quan BHXH tỉnh số tiền đã chi Nếu thừa sẽ phải trả quỹ Nếu số chi vượt quá phần trăm giữ lại thì BHXH tỉnh sẽ thực hiện cấp bù vào tháng đầu quý sau cho đơn vị SDLĐ Đồng thời, BHXH tỉnh cũng nhận báo cáo của BHXH huyện gửi lên để đối chiếu, kiểm tra về mức đóng, thời gian đóng BHXH với từng NLĐ Sau khi kiểm tra, phòng chế độ chính sách sẽ lập danh sách chuyển sang phòng Kế hoạch tài chính để thực hiện quyết toán Các đơn vị BHXH các huyện, thị, sau khi nhận được thông báo của BHXH tỉnh thì thực hiện chi trả và báo cáo về BHXH tỉnhCác chế độ ngắn hạn này được chi trả trực tiếp qua BHXH các huyện, thị hay các đơn vị SDLĐ chứ không thông qua đại lý chi trả Và được quyết toán theo quý.Mỗi quý, BHXH tỉnh phải lập báo cáo gửi về BHXH Việt Nam.
Chi trả dưỡng sức PHSK, hiện nay kinh phí được đưa vào thanh quyết toán với chế độ ốm đau, thai sản, BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH các huyện, thị trực tiếp tạm ứng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí chi dưỡng sức PHSK cho NLĐ tại các cơ quan đơn vị SDLĐ do BHXH huyện,thị trực tiếp quản lý
Hiện nay, đã có luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật được ban hành nhằm phục vụ tốt cho công tác thực hiện BHXH Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện chế độ ốm dài ngày đối với một số bệnh Còn đối với chế độ thai sản do thực hiện theo quy trình phân cấp và tổ chức chi trả, cơ quan BHXH tỉnh, huyện, mà cụ thể là các cán bộ phụ trách vấn đề thai sản không trực tiếp gặp đối tượng hay tổ chức những đợt tiếp cận với NLĐ để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, nghe ngóng những phản hồi từ các đối tượng về giải quyết chế độ chính sách nhằm thực hiện công tác chi trả được tốt hơn Điều đó đã có những hạn chế, dễ bị các đơn vị SDLĐ lợi dụng để trục lợi
Tại BHXH tỉnh, số đối tượng hưởng chế độ ngắn hạn này ngày càng có xu hướng tăng cao, với mức hưởng trợ cấp cũng tăng Tuy nhiên tốc độ tăng không đều giữa các đơn vị trong hệ thống BHXH tỉnh Kết quả thực hiện công tác chi trả các chế độ này được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 9: Chi trả ốm đau, thai sản (2009- 2011) Đơn vị : lượt, ngày, đồng
Chế độ Tiêu chí 2009 2010 2011 Ốm đau
(Nguồn báo cáo tổng kết năm của BHXH tỉnh Cao Bằng)
Từ bảng số liệu trên cho thấy sự biến động của đối tượng và số tiền hưởng các chế độ trợ cấp như sau: Đối với chế độ ốm đau, số lượt người hưởng qua từng năm giảm đi, nhưng số tiền được hưởng lại tăng lên, đó là do tiền lương của người lao động tăng, số lượt người hưởng chế độ ốm đau cho các bệnh dài ngày cũng tăng lên, nên số tiền chi trả cũng tăng, dù số lượt người hưởng lại giảm.
Chế độ thai sản, qua 3 năm từ 2009 đến 2011, số lượt người hưởng chế độ tăng lên qua từng năm, kéo theo đó số ngày hưởng và số tiền được hưởng cũng tăng lên, điều đó dễ lý giải là do nghỉ hưởng chế độ thai sản, người lao động được hưởng 100% lương, mà tiền lương của NLĐ ngày càng tăng kèm theo số năm công tác và sự gia tăng của tiền lương tối thiểu.
Về chi trả dưỡng sức PHSK, từ bảng số liệu cho thấy đối tượng hưởng trợ cấp dưỡng sức PHSK có xu hướng giảm năm 2010 nhưng đến năm 2011 lại tăng lên đáng kể.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM HOÀN THIỆN CÔNG TAC
3.1 Phương hướng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới:
Cao Bằng là một tỉnh miền núi đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thành phần dân tộc trong đó dân tộc tiểu số chiếm một tỷ lệ lớn, địa hình đi lại khó khăn vì vậy công tác quản lý là rất phức tạp, công tác chi trả còn gặp nhiều khó khăn chính vì vậy trong thời gian tới BHXH tỉnh Cao Bằng cần phải đoàn kết hơn nữa, hết sức nỗ lực để hoàn thành các phương hướng và nhiệm vụ sau:
- Tích cực tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của BHXH Việt Nam; của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương Chủ động công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương, bám sát, đôn đốc, phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành
- Tiếp tục chỉ đạo các phòng chức năng, BHXH các huyện, thị tập trung vào các mặt công tác quản lý thu với yêu cầu:
+ Tăng cường thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và tích cực tận thu, truy thu; đưa ra các giải pháp hạn chế nợ đọng đến mức thấp nhất và khắc phục tình trạng, chậm đóng; có biện pháp kiên quyết đối với những đơn vị nợ đọng kéo dài và các khoản nợ khó đòi;
+ Thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT kịp thời đúng quy định, không phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực Chủ động nguồn tiền chi trả, tăng cường các biệc pháp đảm bảo an toàn kho quỹ và khi đi chi trả
+ Nắm vững quy định nghiệp vụ và các chế độ chính sách có liên quan Giải quyết đúng đủ, kịp thời các chế độ chính sách BHXH, BHYT theo quy định của luật; Thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH, thủ tục khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT Tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý chi phí khám chữa bệnh BHYT, tránh tình trạng sử dụng quỹ vào mục đich khác, phối hợp ngăn chặn việc lạm dụng quỹ trong khám chữa bệnh.
- Giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường đoàn kết nội bộ, tiếp tục nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm, tinh thần, thái độ, tác phong trong công việc Thực hiện tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng.
- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính theo quy định của BHXH Việt Nam và UBND tỉnh Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức, quan tâm, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cách mạng, kinh nghiệm công tác và kỹ năng ứng xử của cán bộ công chức trong ngành.
- Quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền với yêu cầu: tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả và bám sát với yêu cầu thực tiễn; tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin, các ban, ngành, tổ chức đoàn thể để tuyên truyền sâu rộng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đến các đơn vị SDLĐ và mọi tầng lớp nhân dân
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng
3.2.1 Duy trì sự lãnh đạo trong toàn ngành và phối hợp tốt với các bên liên quan
Thường xuyên duy trì sự lãnh đạo thống nhất trong từng đơn vị và trong toàn ngành, đồng thời thường xuyên tạo các mối quan hệ bền vững với các ban ngành hữu quan như: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị SDLĐ, Ngân hàng, kho bạc để tạo thuận lợi cho công tác chi trả, phối hợp với Ngân hàng trong việc cải tiến hoạt động chi trả qua hệ thống tài khoản cá nhân của các đơn vị SDLĐ và phối hợp tốt với Kho bạc để đảm bảo đủ số lượng tiền mặt chi trả cho các đối tượng hàng tháng được kịp thời.
BHXH các huyện, thị cần tiếp tục phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, nhiệt tình làm đại diện chi trả Đồng thời có kế hoạch dào tạo, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết và kỹ năng cần thiết cho công nhân viên chức, tạo sự gắn kết giữa các đại diện chi trả và cơ quan BHXH
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chi trả bằng nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, phối hợp liên ngành và liên bộ phận nghiệp vụ trong cơ quan BHXH Tập trung vào việc quản lý đối tượng thụ hưởng, xử lý nghiêm những trường hợp cắt giảm chậm.
3.2.2 Nâng cao chất lượng cán bộ
BHXH tỉnh luôn coi trọng công tác đào tạo cán bộ, đội ngũ công chức toàn ngành để có thể đáp ứng được nhu cầu chi trả của ngành nói riêng và đáp ứng nhu cầu phát triển nói chung Chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ CCVC theo tiêu chuẩn chức danh, thay thế những người năng lực hạn chế, tín nhiệm thấp hoặc phẩm chất đạo đức sa sút không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
Xây dựng chương trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, kinh nghiệm quản lý cho cán bộ làm công tác chi trả BHXH Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, về công tác xã hội cho cán bộ BHXH Từ đó sẽ tạo được niềm tin đối với người tham gia. Đồng thời, BHXH tỉnh cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết và kỹ năng cần thiết cho các đại diện chi trả để có thể nắm bắt cụ thể việc tăng giảm người thụ hưởng nhằm chi đúng người, đúng chế độ
BHXH Tỉnh thường xuyên tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ trong ngành về quy trình tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ, phần mềm về công tác chi trả, đồng thời, chỉ đạo các đơn vị BHXH huyện, thị tổ chức tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho toàn bộ cán bộ chi trả và các đại diện chi trả, các đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện, thị xã quản lý
Mặt khác nên phát động phong trào thi đua trong cán bộ CCVC của ngành, động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị BHXH huyện, thị có thành tích xuất sắc, có sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.