1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ai trong việc tăng cường cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng trên sàn shopee

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Ai Trong Việc Tăng Cường Cá Nhân Hoá Sản Phẩm Cho Khách Hàng Trên Sàn Shopee
Tác giả Đỗ Thị Mỹ Duyên, Ngô Gia Hân, Mai Minh Huyền, Trần Kim Ngân, Nguyễn Anh Thư, Đinh Thị Thu Trang, Huỳnh Bảo Yến
Người hướng dẫn THS. Trần Khánh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập môn Thương Mại Điện Tử
Thể loại bài thi cuối kỳ
Năm xuất bản 2024 - 2025
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Người tiêu dùng hạn chế mua sắm trực tiếp mà thay vào đó tìm đến những sản thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada,Tiki,… Trong các sàn thương mại điện tử lớn Shopee luôn dẫn đầu về lư

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

-KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH

Bài Thi Cuối Kỳ Năm học: 2024 - 2025

2) Ngô Gia Hân (24646671)

3) Mai Minh Huyền (24665241)

4) Trần Kim Ngân (24633931)

5) Nguyễn Anh Thư (24669611)

6) Đinh Thị Thu Trang (24664081)

7) Huỳnh Bảo Yến (24653731)

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2024

Trang 2

CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AI TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁ NHÂN HOÁ SẢN PHẨM CHO

KHÁCH HÀNG TRÊN SÀN SHOPEE

Trang 3

MỤC LỤC

I) Giới thiệu……… 4

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử và Shopee……….4

1.2 Những khó khăn gặp phải………6

1.3 Mục tiêu bài viết………7

II) Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI trong thương mại điện tử………7

2.1 Nghiên cứu yếu tố tâm lí khách hàng……… 7

2.2 Ứng dụng của AI trong đề xuất sản phẩm và dự báo nhu cầu………12

2.3 Ảnh hưởng của AI đến quyết định mua hàng……… ………14

III) Thách thức và giải pháp của ứng dụng AI trên sàn Shopee…… …………19

3.1 Thách thức……… …19

3.2 Giải pháp……….……… …… 21

3.2.1 Đối với khách hàng……….……… 21

3.2.2 Đối với doanh nghiệp……….…… ………22

IV) Xu hướng và tương lai của AI……… ……….………23

4.1 Xu hướng phát triển công nghệ AI của Shopee………23

4.2 Tương lai của ngành thương mại điện tử……… 24

V) Kết luận……… 26

VI) Tài liệu tham khảo……… ……27

1.Giới thiệu

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử và Shopee

Trang 4

Thương mại điện tử được dự đoán sẽ phát triển mạnh trong tương lai Từ sau đại dịch COVID 19, thương mại điện tử được đưa lên đỉnh cao Người tiêu dùng hạn chế mua sắm trực tiếp mà thay vào đó tìm đến những sản thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada,Tiki,… Trong các sàn thương mại điện tử lớn Shopee luôn dẫn đầu

về lượng truy cập

Hình 1.1: Lưu lượng truy cập website hàng tháng của 4 sàn thương mại điện tử được

truy cập nhiều nhất Việt Nam

(Nguồn: Vietnambiz trang thông tin điện tử tổng hợp)

Quý I/2020 chỉ có Shopee tăng trưởng (43,5%), trong khi đó cả TGDĐ, Tiki vàLazada đều đi xuống hoặc đi ngang

Trong ba tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng, sàn thương mại điện tử của Sea

có 63,7 triệu lượt truy cập, bỏ xa đối thủ đứng thứ hai là Thế Giới Di Động với 29,3 triệu lượt truy cập Hai cái tên còn lại trong top 4 là Tiki và Lazada có lưu lượng truy cập web mỗi quý lần lượt là 19 triệu lượt và 17,95 triệu lượt. 

Cả 4 sàn đều có lượt truy cập cao nhất trong quý IV/2020 Trong khi đó, Sendohụt hơi với chỉ 8,14 triệu lượt truy cập mỗi quý, không có mặt trong top 5

Trang 5

Hình 1.2: Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam từ báo cáo

e-Conomy SEA 2021

(Nguồn : Báo cáo e-Conomy SEA 2021, Google, Temasek và Bain & Company)

Năm 2021, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên

21 tỉ USD nhờ sự tăng trưởng 53% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái,

dù thị trường du lịch trực tuyến đang thu hẹp, và dự kiến tiếp tục đạt 57 tỉ USD vào năm 2025 (Thông tin chi tiết được công bố trong ‘Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam

Á – Tiếng gầm thập kỷ 20: Thập kỷ kỹ thuật số Đông Nam Á’ ra mắt phiên bản thứ 6bởi Google, Temasek và Bain & Company)

Shopee là sàn thương mại điện tử được xem là chiếm ưu thế ở Việt Nam Theo

số liệu của Bộ Công thương, năm 2022 doanh số Shopee chiếm 72,8% trong khi Lazada chỉ chiếm 20%, Shopee vượt mặt xa Lazada đến 3 lần

Hình 1.3: Thị phần doanh số các sàn TMĐT trong 5 tháng đầu năm 2022

Trang 6

1.2 Những khó khăn gặp phải

Mua sắm trực tuyến trên Shopee đã trở thành một thói quen phổ biến của nhiềungười tiêu dùng nhờ vào sự tiện lợi và đa dạng sản phẩm Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm, quá trình mua sắm trên Shopee cũng không thiếu những khó khăn mà người dùng có thể gặp phải

 Chất lượng sản phẩm:

Đây là một trong số vấn đề thường gặp của người tiêu dùng khi mua hàng trên

Shopee Nhiều khách hàng gặp phải tình trạng sản phẩm nhận được không giống mô

tả, chất liệu kém chất lượng hoặc thậm chí là hàng giả, hàng nhái Ngoài ra, sản phẩmcũng có thể bị lỗi hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển Để tránh những vấn đề này, người tiêu dùng nên lựa chọn cửa hàng uy tín, kiểm tra kỹ đánh giá và mô tả sản phẩm trước khi mua

Chi phí vận chuyển không chính xác:

Hệ thống tính phí có thể sai lệch so với thực tế, khiến người mua hoặc người bán phải trả nhiều hơn hoặc ít hơn phí thực tế Đôi khi, khách hàng phải trả tiền phí vận chuyển cao hơn cả tiền sản phẩm Ngoài ra, các chương trình miễn phí hoặc giảmphí vận chuyển đôi khi không được áp dụng chính xác, gây nhầm lẫn cho người dùng Thêm vào đó, việc không cho phép chọn lựa đơn vị vận chuyển phù hợp đôi khi khiến người dùng không hài lòng

 Chính sách hoàn trả và đổi trả:

Quy trình khá phức tạp khiến người dùng gặp khó khăn trong việc thực hiện Người mua cũng gặp vấn đề khi phải chứng minh lỗi sản phẩm để yêu cầu đổi trả Ngoài ra, phí hoàn trả và thời gian hoàn tiền lâu, cùng với chính sách không áp dụng đồng nhất cho tất cả các sản phẩm, gây bất tiện cho người dùng Hệ thống đôi khi gặptrục trặc và thiếu hỗ trợ kịp thời cũng là vấn đề đáng chú ý Shopee cần đơn giản hóa quy trình và cải thiện việc hoàn tiền và hỗ trợ khách hàng

Khó tương tác với người bán:

Vì không thể tương tác trực tiếp với người bán nên đôi khi có thể gặp một chút khó khăn Người bán có thể phản hồi chậm hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, gây bất tiện cho người mua Khiếu nại giữa người mua và người bán đôi khi khó giải quyết và có thể xuất hiện tình trạng thông tin sai lệch hoặc gian lận từ người bán

Trang 7

1.3 Mục tiêu bài viết

Bài viết này được viết với mục tiêu đem lại cho người đọc nội dung nhằm để cho người đọc hiểu thêm về thương mại điện tử và hiểu rõ hơn về ứng dụng trí tuệ AItrong tăng cường cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng trên sàn Shopee

+ Hiểu rõ hơn về tâm lí khách hàng, ứng dụng AI trong sản xuất sản phẩm, dự báo nhu cầu và sự ảnh hưởng của AI trong quyết định mua hàng

+ Bài viết của này còn cho người đọc biết những thách thức của AI trên sàn Shopee và giải pháp được đưa ra đối với khách hàng và đối với các doanh nghiệp

+ Trong bài viết chúng em còn đề cập đến xu hướng phát triển công nghệ AI của sàn Shopee

+ Ngoài ra bài viết của chúng em còn muốn đem đến cho người đọc thấy đượctương lai của thương mại điện tử

II) Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI trong thương mại điện tử

2.1 Nghiên cứu tâm lý khách hàng khi sử dụng Shopee

Tâm lý khách hàng khi sử dụng Shopee không chỉ gói gọn trong việc tìm kiếm sản phẩm hoặc ưu đãi tốt nhất Nó còn phản ánh một xu hướng tiêu dùng mới mẻ, nơi

sự kết hợp giữa công nghệ, sự tiện lợi và những chương trình khuyến mãi hấp dẫn tạo

ra một trải nghiệm mua sắm độc đáo Người tiêu dùng ngày nay không chỉ tìm kiếm những món hàng giá rẻ, mà còn muốn được trải nghiệm sự nhanh chóng, an toàn và thỏa mãn nhu cầu cá nhân qua từng lần giao dịch

Chính sự kết hợp này đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ, khiến cho Shopee không chỉ đơn thuần là một nơi để mua sắm, mà còn là một phần không thể thiếu trong thói quen và lối sống hiện đại của người tiêu dùng Hiểu được những yếu tố tâm lý này chính là chìa khóa giúp các nhà bán lẻ trên Shopee có thể tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Hình 2.1: Số lượng người sử dụng internet qua các năm

Trang 8

(nguồn dcca.org.vn)

Vào tháng 1 năm 2024, Việt Nam ghi nhận có 78,4 triệu người dùng Internet, tương đương với tỷ lệ thâm nhập Internet đạt 79,1% trong tổng dân số Theo phân tích từ Kepios (tổ chức chuyên theo dõi người dùng trực tuyến trên thế giới ), số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm 502.000 người (tương đương 0,6%) trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024

Số liệu về người dùng Internet tại Việt Nam cho thấy một bức tranh tích cực về

sự phát triển của nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là đối với các nền tảng như Shopee

+ Tăng số người dùng: Trong một năm (từ tháng 1/2023 - tháng 1/2024), Việt Nam có thêm khoảng 500.000 người sử dụng Internet, cho thấy ngày càng nhiều người tiếp cận công nghệ

+ Tỷ lệ thâm nhập cao: Với 79,1% dân số có Internet, nhiều người tiêu dùng tiềm năng có thể tham gia mua sắm trực tuyến

 Sự gia tăng người dùng Internet và tỷ lệ thâm nhập cao mở ra nhiều cơ hội cho Shopee trong việc tăng trưởng doanh thu, đặc biệt khi thị trường

thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển

Hiểu rõ tâm lý khách hàng hiện nay là chìa khóa để các doanh nghiệp có thể thành công trong thị trường thương mại điện tử Các công ty phải đặt khách hàng làmtrung tâm trong tất cả các hoạt động kinh doanh, từ việc phát triển sản phẩm cho đến chiến lược marketing Việc nắm bắt được nhu cầu, sở thích và hành vi của người tiêu

Trang 9

dùng sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.

Theo khảo sát từ Impactplus, có 5 yếu tố chính khiến người tiêu dùng ngày nay

ưa chuộng mua sắm trực tuyến qua các nền tảng TMĐT thay vì mua sắm tại cửa hàngtruyền thống

Trước hết, sự tiện lợi là yếu tố hàng đầu: 85% người tiêu dùng cho biết họ thích mua sắm online vì có thể mua hàng bất cứ lúc nào mà không phải lo về giờ giấc

mở cửa của cửa hàng Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có lịch trình công việc bận rộn, như dân văn phòng ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội ,

Đà Nẵng…

Thứ hai, khách hàng rất chú trọng vào việc so sánh giá cả và tiết kiệm thời gian Họ có thể dễ dàng tham khảo các sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau, giúp đưa

ra quyết định mua sắm hợp lý hơn

Hình 2.2: Các yếu tố người mua hàng quan tâm khi mua sắm trực tuyến

( nguồn eshop.misa.vn)

Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng là động lực lớn để người tiêu dùng tham gia vào các đợt mua sắm online Shopee đã làm rất tốt điều này khi córất nhiều voucher giảm giá, hay những mã miễn phí vận chuyển cho khách hàng

Trang 10

Shopee còn có chính sách giảm đến 50k cho đơn hàng đầu tiên hay gần đây nhất có thể thấy mua hàng qua việc xem video trên Shopee có thêm rất nhiều ưu đãi lớn

Các chiến dịch “sale sập sàn” diễn ra trong các dịp ngày đôi luôn thu hút đông đảo người mua vì mức giảm giá mạnh mẽ và những ưu đãi hấp dẫn, thậm chí lên đến 50% hoặc hơn, thu hút sự chú ý và khơi dậy nhu cầu mua sắm Người tiêu dùng cảm thấy rằng họ đang có được một món hời, từ đó khuyến khích họ đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng

Các chương trình khuyến mãi thường diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, chỉ từ một hoặc vài giờ Điều này tạo ra áp lực cho người tiêu dùng, khiến họ cảm thấy cần phải hành động ngay lập tức để không bỏ lỡ cơ hội mua sắm với giá ưu đãi Các kỳ sale như 11/11 trên Shopee không chỉ đơn thuần là cơ hội mua sắm với giá ưuđãi mà còn là những chiến lược tâm lý tinh tế nhằm tạo ra cảm giác khan hiếm và cấpbách (FOMO) cho người tiêu dùng

Khi có nhiều người cùng quan tâm đến một sản phẩm, tâm lý khan hiếm càng

bị gia tăng Người tiêu dùng có thể cảm thấy áp lực từ việc sản phẩm yêu thích của

họ có thể hết hàng bất cứ lúc nào, dẫn đến quyết định mua ngay để tránh hụt mất

Các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ, với hình ảnh bắt mắt và thông điệp

khuyến khích hành động, tạo cảm giác cấp bách Những thông điệp như "Số lượng cóhạn" hay "Chỉ còn vài sản phẩm" thường được sử dụng để nhấn mạnh rằng người tiêudùng cần phải nhanh tay nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội, những yếu tố này kích thích tâm lý sợ bỏ lỡ khiến khách hàng nhanh chóng mua hàng trước khi hết

 Các kỳ sale không chỉ đơn thuần mang lại cơ hội mua sắm với giá tốt mà còn là một chiến lược tâm lý hiệu quả, khuyến khích người tiêu dùng hành động nhanh chóng và quyết liệt Sự kết hợp của các yếu tố này tạo ra một trải nghiệm mua sắm đầy hứng khởi nhưng cũng không kém phần áp lực, khiến người tiêu dùng dễ dàng đưa ra quyết định ngay lập tức

Một yếu tố quan trọng khác là phí vận chuyển Theo các khảo sát, 80% người tiêu dùng cho biết họ mong muốn được miễn phí vận chuyển đối với các đơn hàng cógiá trị nhất định Họ sẵn sàng mua một sản phẩm có giá thành cao hơn nhưng được

Trang 11

freeship thay vì mua 1 sản phẩm có giá thành thấp hơn nhưng lại mất phí ship Điều này là do :

Thứ nhất, họ cảm thấy nhận được giá trị tốt hơn khi không phải trả phí vận chuyển, mặc dù tổng chi phí có thể cao hơn

Thứ hai, miễn phí giao hàng đơn giản hóa quá trình ra quyết định, giúp họ dễ dàng mua sắm mà không phải tính toán thêm

Thứ ba, nhiều người không muốn trả thêm cho dịch vụ vận chuyển, vì họ cảm thấy điều này không công bằng

Những yếu tố này tạo ra động lực mạnh mẽ để khách hàng chọn phương thức giao hàng miễn phí, khiến chính sách này trở thành một yếu tố quan trọng trong quyếtđịnh mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử

Hình 2.3: Phân tích số liệu trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến

( nguồn vneconomy.vn )

Cuối cùng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố then chốt Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc mua các sản phẩm chính hãng, chất lượng cao và luôn có sẵn trên các nền tảng thương mại điện tử Chính vì vậy, các sàn TMĐT cần phải chú trọng đến việc cung cấp các sản phẩm chất lượng, chính hãng và các dịch vụchăm sóc khách hàng tận tình để duy trì lòng tin và sự trung thành của người tiêu dùng

Trang 12

Số liệu từ báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý 3-2024 của Metric cho thấy một xu hướng nổi bật trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là trên các sàn TMĐT như Shopee và Tiktok Shop: sự dịch

chuyển mạnh mẽ về nhu cầu tìm kiếm sản phẩm chính hãng và chất lượng cao

Cụ thể, mặc dù các sản phẩm giá rẻ dưới 200.000 đồng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của thị trường TMĐT, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của các cửa hàng shop mall (cửa hàng chính hãng) lại là điểm nhấn Những cửa hàng chính hãng,

dù chỉ chiếm 5% tổng số cửa hàng trên các sàn TMĐT, nhưng đã đóng góp gần 1/3 tổng doanh thu của thị trường trong quý 3 năm 2024, với mức tăng trưởng doanh thu lên đến 53,11% so với cùng kỳ năm trước Điều này chứng tỏ rằng người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên các sản phẩm chính hãng, có chất lượng tốt, nhất là khi họ tìmkiếm những sản phẩm có giá trị cao

Điều này cho thấy người tiêu dùng không chỉ chú trọng đến giá mà còn quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, nhất là khi tìm kiếm những mặt hàng có giá trị cao Xu hướng này phản ánh sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người Việt: họ ngày càng sẵn sàng chi nhiều hơn cho sản phẩm chất lượng cao và chính hãng, bất chấp những biến động kinh tế Người tiêu dùng hiện nay trở nên thông minh hơn, không chỉ dựa vào giá cả mà còn xem xét chất lượng, nguồn gốc và quyền lợi của mình

Hiểu rõ tâm lý khách hàng là một chiến lược quan trọng giúp các doanh nghiệpphát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thương mại điện tử Những doanh nghiệp nào có thể nắm bắt và thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng

sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị trường và tạo dựng được mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng

2.2.Ứng dụng của AI vào đề xuất sản phẩm và dự báo nhu cầu

2.2.1 Ứng dụng AI vào việc đề xuất sản phẩm trên Shopee

Ngoài việc tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu cá nhân, người mua có thể thamkhảo các sản phẩm qua các mục đề xuất sản phẩm của Shopee Nhờ AI, Shopee khôngchỉ đơn thuần cung cấp danh sách sản phẩm mà còn tạo nên trải nghiệm cá nhân hóa,thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng

Hệ thống gợi ý sản phẩm cá nhân hóa

Trang 13

Là quá trình tùy chỉnh từng khía cạnh của hành trình mua sắm dựa trên dữ liệu cá nhân, bao gồm sở thích, hành vi tìm kiếm, lịch sử mua hàng Shopee có thể đưa ra những gợi ý sản phẩm chính xác và phù hợp với nhu cầu của từng người dùng.

 Khi khách hàng thấy các gợi ý đúng với sở thích hoặc nhu cầu hiện tại, họ sẽcảm nhận rằng Shopee hiểu họ và tiết kiệm thời gian tìm kiếm

Tính năng gợi ý theo xu hướng thị trường

AI phân tích dữ liệu từ hàng triệu giao dịch để xác định các sản phẩm đang bánchạy hoặc xu hướng mới nổi Khi một mẫu áo trở thành “hot trend”, Shopee sẽ đẩymạnh gợi ý sản phẩm đó cho nhóm khách hàng quan tâm đến thời trang

 AI không chỉ đề xuất những sản phẩm phổ biến mà còn đưa ra các món hàngmới lạ mà khách chưa từng nghĩ đến, tạo cảm giác bất ngờ và thôi thúc họmua hàng

Tích hợp AI vào thanh tìm kiếm thông minh

Shopee sử dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để hiểu và phân tích các từ khóa

mà người dùng nhập vào thanh tìm kiếm Khi khách hàng gõ “áo khoác mùa đông giárẻ”, AI không chỉ hiển thị các sản phẩm đúng từ khóa mà còn gợi ý các phụ kiện đi kèmnhư mũ, găng tay… sắp xếp theo mức giá từ thấp đến cao, đánh đúng vào mong muốncủa người dùng

 Những gợi ý “Có thể bạn cũng thích” hiển thị sản phẩm tương tự hoặc bổ trợcho mặt hàng đang xem, làm tăng khả năng chốt đơn

Đề xuất theo dịp lễ hội và sự kiện đặc biệt

AI phân tích xu hướng mua sắm theo mùa hoặc dịp đặc biệt như Tết, Giáng sinh

để gợi ý các sản phẩm phù hợp Như vào mùa Tết Shopee tăng cường gợi ý giỏ quà,bánh kẹo, đồ trang trí, tạo không khí mua sắm sôi động, kích thích ham muốn mua sắm

2.2.2.Ứng dụng AI trong việc dự báo nhu cầu trên Shopee

Dự báo nhu cầu là yếu tố quan trọng giúp các nền tảng thương mại điện tử nhưShopee đáp ứng kịp thời mong đợi của khách hàng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Với sự

hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, Shopee không chỉ phân tích chính xác nhu cầu mà còn dựđoán xu hướng mua sắm, từ đó tạo nên trải nghiệm cá nhân hóa và thúc đẩy doanh số

Trang 14

Dự báo xu hướng sản phẩm

AI thu thập dữ liệu từ các lượt tìm kiếm sản phẩm, các đánh giá, các đơn hàngtrước đó, cũng như các chiến dịch khuyến mãi để tìm ra các xu hướng nổi bật Đồngthời Shopee còn dự đoán xu hướng sản phẩm qua các nền tảng mạng xã hội liên kết nhưTiktok, Facebook,…Thông qua việc gắn link sản phẩm trên tiêu đề các video của cácKOL được book quảng cáo, AI theo dõi các lượt tương tác, thời lượng người xem dừnglại ở video và lượt mua qua link liên kết để phân tích nhu cầu cá nhân sau đó hiển thị cácvideo có dòng sản phẩm tương tự, đồng thời hiển thị song song dòng sản phẩm cùngloại bên Shopee để tăng nhu cầu mua hàng của đối tượng người mua

Dự báo nhu cầu theo thời gian thực

Khi một sản phẩm bất ngờ trở nên phổ biến nhờ một chiến dịch marketing đặcbiệt, AI có thể nhận diện được sự thay đổi trong lượng tìm kiếm và mua hàng ngay lậptức, điều chỉnh dự báo nhu cầu, và thông báo cho người bán để chuẩn bị nguồn cung

Về phía khách hàng, việc đáp ứng kịp thời sản phẩm cần thiết là điều vô cùngquan trọng, vì sự chờ đợi quá lâu cho một hay nhiều đơn hàng làm tâm lí người dùng có

xu hướng tiêu cực hơn, dần dần thay đổi thói quen mua sắm trên sàn thành đến các cửahàng hay trung tâm thương mại mua trực tiếp

Tối ưu hóa quản lý tồn kho

Dự báo chính xác nhu cầu giúp các nhà bán hàng trên Shopee tối ưu hóa việcquản lý tồn kho và tránh các vấn đề như thiếu hàng hoặc dư thừa hàng.Với dữ liệu thờigian thực từ Shopee, AI có thể giúp tự động cập nhật lượng tồn kho dựa trên các dự báonhu cầu, giúp người bán chủ động trong việc nhập hàng và tránh việc hàng hóa bị thiếuhụt

Chẳng hạn dự báo nhu cầu cho các sản phẩm bánh trung thu trong dịp lễ TếtTrung Thu cao hơn mức bình thường, AI có thể dự báo số lượng chính xác sản phẩm cầnđược nhập kho, tránh tình trạng hết hàng hoặc bán không kịp trong mùa cao điểm

2.3 Ảnh hưởng của AI đến quyết định mua hàng trên Shopee

Sea Limited - công ty mẹ của Shopee vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 với doanh thu 4,3 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức cao nhất từ trước đến nay

Ngày đăng: 31/12/2024, 20:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Lưu lượng truy cập website hàng tháng của 4 sàn thương mại điện tử được - Chủ Đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ai trong việc tăng cường cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng trên sàn shopee
Hình 1.1 Lưu lượng truy cập website hàng tháng của 4 sàn thương mại điện tử được (Trang 4)
Hình 1.2: Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam từ báo cáo e- - Chủ Đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ai trong việc tăng cường cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng trên sàn shopee
Hình 1.2 Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam từ báo cáo e- (Trang 5)
Hình 1.3: Thị phần doanh số các sàn TMĐT trong 5 tháng đầu năm 2022 - Chủ Đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ai trong việc tăng cường cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng trên sàn shopee
Hình 1.3 Thị phần doanh số các sàn TMĐT trong 5 tháng đầu năm 2022 (Trang 5)
Hình 2.4: Kết quả kinh doanh hàng quý của Sea Limited - Chủ Đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ai trong việc tăng cường cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng trên sàn shopee
Hình 2.4 Kết quả kinh doanh hàng quý của Sea Limited (Trang 15)
Hình 2.5: Khảo sát sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng chatbot - Chủ Đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ai trong việc tăng cường cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng trên sàn shopee
Hình 2.5 Khảo sát sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng chatbot (Trang 17)
Hình 4.1 : Độ tuổi và giới tính sử dụng Shopee - Chủ Đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ai trong việc tăng cường cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng trên sàn shopee
Hình 4.1 Độ tuổi và giới tính sử dụng Shopee (Trang 23)
Hình 4.2 : Doanh thu thương mại điện tử năm 2020 và dự đoán doanh - Chủ Đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ai trong việc tăng cường cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng trên sàn shopee
Hình 4.2 Doanh thu thương mại điện tử năm 2020 và dự đoán doanh (Trang 25)
Hình 4.3 : Biểu đồ nền kinh tế Internet Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 - Chủ Đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ai trong việc tăng cường cá nhân hoá sản phẩm cho khách hàng trên sàn shopee
Hình 4.3 Biểu đồ nền kinh tế Internet Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w