1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích hoạt Động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp quân Đội chi nhánh long khánhđề tài phân tích hoạt Động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp quân Đội chi nhánh long khánh

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 225,65 KB

Nội dung

Trong đó hoạt động tín dụng là hoạtđộng thường xuyên và cũng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thươngmại, về cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là xu thế của các

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH

LONG KHÁNH

ĐỒNG NAI, THÁNG 04/2024

i

Trang 2

em thực hiện khóa thực tập tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Thầy Trần Văn Quyền, là giảng viên hướngdẫn đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm để em sửa chữa và hoàn thiện

đề tài

Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chịnhân viên tại ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Long Khánh đã giúp em có cơhội tiếp xúc thực tiễn, học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế để có thể thôngtin hoàn thành bài báo cáo

Tuy đã cố gắng thực hiện đề tài nhưng chắc chắn bài nghiên cứu còn nhiềuthiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô và anh chị

Em xin chân thành cảm ơn!

Đồng Nai, ngày 22 tháng 04 năm 2024

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN DUY TÂN

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình tài sản tại MB Chi nhánh Long Khánh 22

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn tại MB Chi nhánh Long Khánh 23

Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh tại MB Chi nhánh Long Khánh 25

Bảng 2.4 Tình hình dư nợ tín dụng tại MB – CN Long Khánh 2021-2023 26

Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng 2021-2023 28

Bảng 2.6 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn năm 2021-2023 29

Bảng 2.7: Tình hình doanh số thu nợ KHDN tại MB Chi nhánh Long Khánh giai đoạn 2022-2023 30

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức MB Long Khánh 21Hình 2.1: Logo của ngân hàng 15

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

NGUYỄN DUY TÂN DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu đề tài: Bao gồm 3 chương: 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 4

1.1 Khái niệm và hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần [4] 4

1.1.1 Khái niệm cho vay của NHTM 4

1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay 4

1.1.3 Chức năng của hoạt động tín dụng 5

1.1.4 Các phương thức cho vay 5

1.1.5 Phân loại tín dụng NH 6

1.2 Cho vay doanh nghiệp 7

1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp 7

1.2.2 Khái niệm về cho vay DN 8

1.2.3 Các hình thức của cho vay DN 8

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHDN [4] 9

1.3.1 Chỉ tiêu về đánh giá hoạt động kinh doanh của DN 9

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHDN [4] 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH LONG KHÁNH 14

2.1 Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội [1] 14

2.1.1 Quy trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Trang 7

2.2.2 Giải thưởng, thành tựu 18

2.2.3 Định hướng chiến lược 18

2.2.4 Cơ cấu tổ chức hiện nay của ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Long Khánh 21

2.3.1 Ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động 21

2.4 Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Long Khánh 22

2.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn 22

2.4.2 Tình hình kinh doanh tại ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Long Khánh 25

2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 32

2.5.1 Tăng truởng tín dụng 32

2.5.2 Tỉ lệ nợ xấu, quá hạn mức 33

2.5.3 Đánh giá một số thành công và hạn chế chủ yếu 33

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ 36

3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) – Chi nhánh Long Khánh trong 5 năm tới 36

3.2 Giải pháp 37

3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing 37

3.2.2 Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay khách hàng doanh nghiệp 37

3.3.3 Nâng cao trình độ nhân sự và chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Namnói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng trong điểu kiện khủng hoảng kép trên phạm vitoàn cầu như hiện nay, khi Việt Nam hội nhập sâu tiếp tục duy trì vị trí cạnh tranhngay tại thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu Muốn vậy các doanh nghiệp cầnđầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nỗ lực cải tiến cơ sở vật chất, nâng cao chấtlượng sản phẩm, độc lập quản lý và điều hành công ty nhằm nâng cao khả năng cạnhtranh để có thể tồn tại và phát triển Do đó, việc tìm ra giải pháp tài chính tối ưu chochiến lược phát triển bền vững trong thời kỳ hậu hội nhập luôn là vấn đề nan giải nhấtđối với các doanh nghiệp

Trong khi đó, ngân hàng với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh về tiền tệ, cónhững đặc thù riêng mà ngân hàng khác không có Trong đó hoạt động tín dụng là hoạtđộng thường xuyên và cũng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thươngmại, về cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là xu thế của các ngân hàngthương mại hiện nay Nhưng với khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn hiện có của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ rất khan hiếm và khó tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tíndụng cũng như nguồn vốn huy động thông qua phát hành chứng khoán Trong khi đónhu cầu vốn để các doanh nghiệp này duy trì sản xuất, mở rộng sản xuất hoặc đổi mớithiết bị công nghệ lại đòi hỏi nguồn vốn rất lớn Do đó việc nghiên cứu thực trạng tíndụng ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp nhằm tìm ra các biện pháp chủ yếu

để cải thiện tình hình là một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết

Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội– Chi nhánhLong Khánh nhận thấy hoạt động cho vay rất được chú trọng và là một trong nhữngđối tượng khách hàng được ngân hàng quan tâm và hướng tới hoạt động cho vay củangân hàng ngày càng phát triển nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vaykhách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội– Chi nhánhLong Khánh” làm luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 9

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Nhằm nắm rõ cơ sở lý luận về hoạt động và cho vay KHDN tại các Ngân hàngTMCP.Phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàng Thương mại cổphần Quân Đội– Chi nhánh Long Khánh Đề xuất các giải pháp và một số khuyến nghịvới các tổ chức liên quan để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay KHDN tại Ngânhàng Thương mại cổ phần Quân Đội trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng ở trên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay KHDN tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội– Chi nhánh Long Khánh trong giai đoạn

2021 - 2023

Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội– Chi nhánh LongKhánh

Thời gian nghiên cứu: 3 năm (2021 – 2023)

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tham khảo các số liệu từ tài liệu liên quan nhưbáo cáo tài chính, số liệu kế toán của ngân hàng, kết hợp với các thông tin trênWebsite ngân hàng, Internet về dịch vụ cho vay KHDN tại Ngân hàng Thương mại cổphần Quân Đội

Phương pháp so sánh: So sánh số liệu qua các năm và thông tin các dịch vụ chovay KHDN của các NHTM khác trên địa bàn để đánh giá điểm mạnh và hạn chế củaloại hình này tại MB Phương pháp thảo luận với chuyên gia: Thảo luận với GVHD,Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp và nhân viên lâu năm trong lĩnh vực về số liệuliên quan đến đối tượng nghiên cứu Từ đó, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu củahoạt động này trong ngân hàng và khuyến nghị một số giải pháp phù hợp nhằm nângcao hiệu quả của hoạt động cho vay KHDN tại MB

5 Kết cấu đề tài: Bao gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHINHÁNH LONG KHÁNH.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH

HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

1.1 Khái niệm và hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần [4] 1.1.1 Khái niệm cho vay của NHTM

Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận.Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của kháchhàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sởchế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng thương mại được phápluật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như: nhậntiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán;huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ

1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay

Đối với Ngân hàng thương mại:

Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tàisản và tạo ra nguồn thu của ngân hàng Đồng thời, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có

xu hướng tập trung vào các khoản vay

Tình trạng khó khăn của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khóđòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủnguyên tắc tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dựkiến của nền kinh tế Chính vì thế mà thanh tra ngân hàng thường xuyên kiểm tra cácdanh mục cho vay của các ngân hàng

Đối với khách hàng và nền kinh tế:

Mọi người đều mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồngđịa phương thông qua việc cung cấp các khoản vay, đáp ứng nhu cầu tài chính củadoanh nghiệp và người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý Rõ ràng cho vay là chứcnăng hàng đầu của các NHTM để tài trợ cho chỉ tiêu của doanh nghiệp, cá nhân và các

cơ quan Chính phủ

Trang 12

Thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã giúp cho quá trình sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của nền kinh

tế Không chỉ có thế hoạt động cho vay còn nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư vàcộng đồng Chính vì thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiếtvới tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy

sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế Hơn nữa, thôngqua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng củatín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoảntín dụng mới từ các nguồn khác với chi phí thấp

1.1.3 Chức năng của hoạt động tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thực hiện hai chức năng tập trung và phânphối nguồn vốn, đây là hai chức năng cơ bản nhất của tín dụng Nhờ các chức năngnày của tín dụng mà các nguồn vốn trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa vốn sangnơi thiếu vốn để sử dụng nhằm phát triển kinh tế Tập trung và phân phối lại nguồnvốn là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng Ở đây sự cómặt của tín dụng được xem như cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn trong nềnkinh tế Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồnvốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho nhữngdoanh nghiệp hay cá nhân đang gặp khó khăn, thiếu hụt về vốn…

1.1.4 Các phương thức cho vay

- Cho vay thấu chi

- Cho vay trực tiếp từng lần

- Cho vay theo hạn mức

- Cho vay luân chuyển

- Cho vay trả góp

- Cho vay gián tiếp

Trang 13

1.1.5 Phân loại tín dụng NH

Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với sự đadạng trong mục đích vay vốn của khách hàng, từ việc mua ô tô và sắm sửa các phươngtiện sinh hoạt, chuẩn bị cho các kỳ nghỉ, tài trợ cho quá trình học tập đến việc xây nhà

ở và các tòa nhà văn phòng Các danh mục cho vay có thể được sắp xếp rất đa dạngtùy theo các tiêu thức quản lý khác nhau của các NHTM

Theo thời gian sử dụng vốn vay gồm 3 loại sau:

Theo tiêu thức này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thời gian của cáckhoản vay như thời hạn giải ngân, thời hạn thu nợ… Qua đó các ngân hàng có thểquản ý tốt khả năng thanh khoản của chính mình

Cho vay ngắn hạn: 6 -12 tháng : Là cho vay để sử dụng để bổ sung, bù đắp thiếu

hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân, hộ kinh doanh

Cho vay trung hạn: 1- 5 năm: Là cho vay để đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở

rộng kinh doanh, xây dựng mới… với quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.Bên cạnh đó nó còn được dùng đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên của cá nhân,

hộ kinh doanh khi bắt đầu kinh doanh

Cho vay dài hạn: trên 5 năm – tối đa 20-30 năm: Loại cho vay này thường dùng

để đáp ứng các nhu cầu vốn dài hạn như mua bán, xây dựng nhà ở, nhà xướng kinhdoanh…giá trị khoản vay khá lớn

Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay:

Cho vay sản xuất: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên để sản

xuất ra sản phẩm hàng hóa Cho vay sản xuất gồm cho vay nông nghiệp, công nghiệp,lâm – ngư – diêm nghiệp

Cho vay lưu thông: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay chuyên để

kinh 56doanh hàng hóa, dịch vụ Cho vay lưu thông gồm có cho vay thương mại (mua– bán kinh doanh hàng hóa nội địa, kinh doanh xuất – nhập khẩu); cho vay kinh doanhdịch vụ

Cho vay tiêu dùng: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên để phục

vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân

Trang 14

Phân loại theo tài sản đảm bảo:

Cho vay có tài sản đảm bảo: đây là loại hình cho vay mà khách hàng phải có tài

sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo

Cho vay không có tài sản đảm bảo: loại tín dụng này thường được cấp cho các

khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tàichính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ sovới vốn của người vay

1.2 Cho vay doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp

Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 định nghĩa:

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch

ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiệncác HĐKD và hoạt động vì mục đích lợi nhuận

Theo quan điểm của các thành phần, chủ thể trong nền kinh tế:

Quan điểm nhà tổ chức: DN là một tổ chức sản xuất, thông qua đó, trong khuônkhổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm tạo

ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giáthành và giá bán sản phẩm

Quan điểm chức năng: DN là một đơn vị SXKD nhằm thực hiện một, một số,hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩmhoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi

Quan điểm lý thuyết hệ thống: DN là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh

tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương hỗ lẫn nhau, phải tuânthủ những điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt ra cho hệ thống kinh tế đó nhằm phục

vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội

Theo quan điểm của cá nhân;

Trang 15

Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tàichính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêuthụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua

đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xãhội

1.2.2 Khái niệm về cho vay DN

Theo mục 1 chương II Thông tư 39/2016/TT-NHNN ( đính chính tại Quyết định 312/QĐ-NHNN:

Cho vay đối với DN là một hình thức cấp tín dụng của NHTM theo đó NHTM giaocho KHDN một khoản tiền để sử dụng vào mục đích nhất định theo nguyên tắc thỏathuận hoàn trả cả gốc lẫn lãi

1.2.3 Các hình thức của cho vay DN

Cho vay theo món, hạn mức:

Với mục đích đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn và sử dụng vốn lưu động của DN,nguồn vốn được chuyển từ các DN có nhu cầu vốn ít, thời vụ sang các doanh nghiệp

có nhu cầu vốn cao, thường xuyên

Cho vay cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá:

Đây là giải pháp cho DN rút vốn nhanh chóng, tận dụng cơ hội kinh doanh trongkhi vẫn được hưởng mức lãi suất cao từ các loại giấy tờ có giá Tỷ lệ chiết khấu tùytheo từng NH, thường là 95%-100% giá trị giấy tờ có giá

Cho vay chiết khấu bộ chứng từ:

Với hình thức này, DN sẽ không phải chờ đợi nguồn tiền thanh toán từ nước ngoài

để bổ sung vốn lưu động phục vụ SXKD, đây là một giải pháp rất hữu hiệu giúp cho

DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thu được tiền ngay khi giao hàng

Cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu:

Đây là giải pháp giúp tháo gỡ những khó khăn của DN về tài sản cho các khoảnvay, giúp DN có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn của NH

Cho vay theo hạn mức thấu chi:

Trang 16

Với hình thức này sẽ cho phép DN chi vượt số tiền có trong tài khoản tiền gửithanh toán của mình với hạn mức cao, với lãi suất cạnh tranh và thời gian phù hợp vớinhu cầu, sản phẩm này giúp DN giải quyết những khó khăn tạm thời trong nguồn tiềnchi tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh như thanh toán lương, tiền điện nước,nguyên vật liệu…

Cho vay tài trợ dự án:

Hình thức này không chỉ hỗ trợ về tín dụng bên cạnh đó những dự án đầu tư của

DN cũng sẽ được tư vấn và hỗ trợ

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHDN [4]

1.3.1 Chỉ tiêu về đánh giá hoạt động kinh doanh của DN

Đánh giá vòng quay tổng tài sản (VTS)

VTS = Dòng thu thuần/Tổng tài sảnChỉ tiêu này đánh giá kết quả kinh doanh, phản ánh hiệu quả các tài sản được đầu

tư hay còn gọi là khả năng sinh lời từ đầu tư

Đánh giá về doanh lợi thu nhập (ROS)

ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuầnChỉ tiêu này đánh giá mức sinh lời trên doanh thu sau khi đã bù đắp tất cả các chi phí

và nộp thuế, cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá được khảnăng quản lí chi phí và chính sách định giá của NH

Đánh giá doanh lợi tài sản(ROA)

ROA= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty

Đánh giá doanh lợi trên vốn tự có (ROE)

Trang 17

ROE= Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữuChỉ tiêu này phản ánh hiệu quả mà vốn tự có mang lại nói cách khác là đo lườngmức sinh lời đầu tư trên vốn chủ sở hữu.

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHDN [4]

 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = (Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước) / Dư nợ năm trước x 100%

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khảnăng cho vay, tìm kiếm KH và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của NH.(tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng DSCV, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trongnăm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi)

Trang 18

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả,ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm KH và thể hiện việc thựchiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)

Đánh giá về nợ xấu, nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản vay của KH đã đến thời hạn trả nợ nhưng vẫn chưa trả được

nợ cho NH Nợ quá hạn được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Hệ số thu nợ (%)

Hệ số thu nợ (%) = (Doanh thu từ nợ/ Doanh số cho vay) x 100%

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ NH Phản ánh trongmột thời kì nào đó, với DSCV nhất định thì NH sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn Tỉ

lệ này càng cao càng tốt

Trang 19

 Tỷ lệ thu lãi (%)

Tỷ lệ thu lãi (%) = (Tổng lãi đã thu trong năm / Tổng lãi phải thu trong năm) x 100%

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của NH, đánhgiá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của NH từviệc cho vay

Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tàichính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởngnghiêm trọng đến doanh thu của NH, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trongcho vay của NH, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong NH tăng cao nên ảnh hưởng đếnkhả năng thu hồi lãi của NH, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tươnglai (Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt)

 Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%)

Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = (DSDN đến hạn/ TDN đến hạn) x 100%

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH

Nói lên chất lượng cho vay của NH, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản

đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi

nợ của NH Tỷ lệ này càng cao càng tốt

 Tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu (%)

Tỉ lệ nợ quá hạn (%) = (Nợ quá hạn, nợ xấu / Tổng dư nợ) x 100%

Chỉ tiêu này cho ta thấy được khả năng thu hồi vốn của NH đối với các khoản vay.Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng cho vay cũng như rủi ro cho vaytại NH

Tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng cho vay của NH càng kém và ngượclại

Trang 20

Bên cạnh đó, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tìnhhình chất lượng cho vay tại NH, Tổng nợ xấu của NH bao gồm nợ quá hạn, nợkhoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thựcchất tình hình chất lượng tín dụng tại NH, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tíndụng của NH trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ vay.

 Hệ số rủi ro cho vay:

Hệ số rủi ro cho vay =Tổng dư nợ / Tổng tài sản có

Chỉ tiêu này cho biết mức độ rủi ro trong từng khoản cho vay của NH và cho biếtsức khỏe của NH trên tài sản có của mình

Tỉ lệ này càng cao cho thấy NH cho vay nhiều, nếu lớn hơn 1 thì NH sẽ gặp nhiềurủi ro trong hoạt động cho vay của mình

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH LONG KHÁNH

2.1 Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội [1]

Vào ngày 04 tháng 11 năm 1994, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) chính thứckhai trương với 25 cán bộ nhân viên và vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng. Năm 2000,

MB thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty CP Chứngkhoán Ngân hàng TMCP Quân Đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sảnNgân hàng TMCP Quân Đội (MBAMC) Năm 2003, MB triển khai cải tổ toàn diện về

hệ thống và nhân lực, trong khi năm 2004, trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổphần thông qua đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng

MB tiếp tục đạt những bước phát triển quan trọng như ký kết thỏa thuận ba bênvới Vietcombank và tập đoàn viễn thông quân đội Viettel về việc thanh toán cước viễnthông của Viettel, đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank, thành lập công ty quản lý quỹĐầu tư chứng khoán Hà Nội HFM (nay là Công ty CP Quản lý quỹ Đầu tư Ngân hàngQuân Đội MB Capital), triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tinCoreT24 của tập đoàn Temenos (Thụy Sĩ)

Năm 2008, MB tái cơ cấu tổ chức và tập đoàn viễn thông quân đội Viettel chínhthức trở thành cổ đông chiến lược Năm 2009, MB ra mắt Trung tâm Dịch vụ Kháchhàng 247 và khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài tại Lào năm 2010

MB thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán

TP Hồ Chí Minh (HSX) từ ngày 01 tháng 11 năm 2011, khai trương chi nhánh thứ haitại nước ngoài tại Campuchia trong cùng năm Năm 2019, MB nâng cấp thành công hệthống CoreT24 từ R5 lên R10 và ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới

MB được vinh danh là "Ngân hàng Tiêu biểu Việt Nam" năm 2020 và nhận giảithưởng "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" vào năm 2021

Trang 22

Thông tin chi tiết về ngân hàng TMCP Quân Đội được tóm tắt như sau:

Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)

Tên giao dịch Tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank

Tên giao dịch viết tắt: MB

Logo ngân hàng:

Nguôn: [1]

Hình 2.1: Logo của ngân hàng

Trụ sở chính: Tòa nhà MB, 18 Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, quận Cầu

Giấy, TP Hà Nội

Loại hình kinh doanh: Ngân hàng thương mại cổ phần

Giấy phép hoạt động: 0100283873 ngày 30/09/1994

Mã số thuế: 0100283873, Swift Code: MSCBVNVX

Vốn điều lệ: 27.987.568.720.000 đồng

Số điện thoại: 04.62661088, Fax: 04.62661080

Website: https://www.mbbank.com.vn/

Trang 23

2.1.1 Quy trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh là Military

Commercial Joint Stock Bank), hay gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, hay viết tắt là ngânhàng TMCP Quân đội hoặc MB, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được thành lập năm 1994 vớimục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quânđội Trải qua hơn 16 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướngtrở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu ViệtNam) và năm công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định làcác thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứngkhoán) và bất động sản tại Việt Nam

 Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn hiệnnay vốn điều lệ của MB là 7.300 tỷ đồng, MB có mạng lưới bao phủ rộng khắp cảnước với Hội sở chính tại Thành phố Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 1 chi nhánh tại Lào,

138 Chi nhánh và các điểm giao dịch tại 24 tỉnh và thành phố trên cả nước với hơn3.000 cán bộ nhân viên

 MB có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉtiêu an toàn vốn do NHNN VN quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mởrộng của Ngân hàng trong tương lai Tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, xét

về tổng tài sản và vốn điều lệ, MB là một trong những NHTMCP trong nước có quy

mô lớn đạt 109.623 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2010

 Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mởrộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyềnthống ban đầu Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục được NHNN VN xếp hạng A - tiêuchuẩn cao nhất do NHNN VN ban hành và luôn nhận được nhiều giải thưởng quantrọng trong nước do các cơ quan, tổ chức có uy tín trao tặng,…

 Sự kiên niêm yết cổ phiếu MB trên HOSE ngày 1/11/2011 là một sự kiện lớnlao, đánh dấu một bước phát triển mới thể hiện ý chí, quyết tâm của các cổ đông đồngthời cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược dài dạn của Hội đồng Quản trị, ban lãnh đạo

Ngày đăng: 05/12/2024, 12:27

w