1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích hoạt Động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối tại công ty tnhh coca cola việt nam

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hoạt động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối tại Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam
Tác giả Huỳnh Thị Trà My, Thạch Thị Duyên Thảo, Trần Thị Thu Thảo, Bùi Anh Vy, Nguyễn Thị Hạnh
Người hướng dẫn TS. Tô Anh Thơ
Trường học Trường Đại học Tài chính Marketing
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Bài tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,07 MB

Cấu trúc

  • 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI (10)
  • 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (10)
  • 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (11)
  • 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (11)
  • 5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI (11)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI (0)
    • 1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI (12)
      • 1.1.1 Khái niệm quản lý mạng lưới (12)
      • 1.1.2 Phân loại quản lý mạng lưới (12)
    • 1.2 KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI (13)
      • 1.2.1 Khái niệm phân phối và kênh phân phối (13)
      • 1.2.2 Khái niệm chiến lược phân phối (14)
      • 1.2.3 Phân loại chiến lược phân phối (14)
    • 1.3 VAI TRÒ CỦA VIỆC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI (15)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CỦA COCA COLA TẠI VIỆT NAM (18)
    • 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA COLA (18)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành (18)
      • 2.1.2 Giới thiệu về công ty Coca Cola (18)
      • 2.1.3 Sản phẩm và thị trường chính (19)
    • 2.2 VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI ĐỐI VỚI COCA-COLA (20)
    • 2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CỦA COCA-COLA TẠI VIỆT (21)
      • 2.3.1 Quản lý mạng lưới mua hàng (21)
      • 2.3.2 Quản lý hàng tồn kho (24)
      • 2.3.3 Quản lý nhà phân phối (25)
      • 2.3.4 Quản lý vận tải (26)
      • 2.3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin (27)
    • 2.4 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CỦA COCA COLA TẠI VIỆT NAM (27)
      • 2.4.1 Dòng chảy hàng hóa (27)
      • 2.4.2 Dòng chảy thông tin (29)
      • 2.4.3 Dòng chảy khách hàng (29)
      • 2.4.4 Dòng chảy thanh toán (29)
      • 2.4.5 Kênh phân phối (30)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA COCA- (36)
    • 3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG (36)
      • 3.1.1 Ưu điểm (36)
      • 3.1.2 Nhược điểm (38)
    • 3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (40)
      • 3.2.1 Giải pháp trong quản lý mạng lưới của Coca-Cola (40)
      • 3.2.2 Giải pháp trong chiến lược phân phối của Coca Cola (42)
  • KẾT LUẬN (45)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (46)

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  BÀI TIỂU LUẬN NHÓM MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ CHIẾN

LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh ngày càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại khó khăn hơn nhiều Các biện pháp về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, cắt giảm giá bán… chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác dễ dàng và nhanh chóng làm theo Vì vậy, việc tập trung phát triển quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn

Một ví dụ tiêu biểu cho sự thành công trong việc thực hiện các hoạt động này chính là Coca-Cola Việt Nam Coca-Cola Việt Nam sở hữu các nhãn hiệu nước giải khát được tiêu thụ nhiều nhất, nhì tại Việt Nam, tất cả là nhờ vào sự quản lí những tiêu chuẩn khắt khe, nghiêm ngặt trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu Đồng thời đảm bảo dòng chảy hàng hóa được liên tục bằng cách mở rộng mạng lưới cung ứng, với nhiều kiểu phân phối khác nhau

Xuất phát từ câu chuyện của Coca-Cola Việt Nam, nhóm chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối tại công ty

TNHH Coca-Cola Việt Nam” nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng các hoạt động của công ty Từ đó, chúng em có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối cho các công ty cùng ngành thông qua việc phân tích những quyết định về các khâu phân phối trong mạng lưới.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Hệ thống hóa một số lý thuyết liên quan đến hoạt động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối của Coca Cola

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối một cách tốt nhất

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp thu thập thông tin: Để thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn như Internet, báo chí, tạp chí liên quan tới hàng tiêu dùng, sách,

- Phương pháp tổng hợp: phương pháp sử dụng để nghiên cứu, phân tích các tài liệu, sách, luận án, các bài báo,… về vấn đề quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối của Coca-Cola

- Phương pháp thống kê và phân tích: phương pháp này được sử dụng để phân tích số liệu, tài liệu cụ thể của Coca-Cola

- Phương pháp xử lý số liệu: các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, dự báo,… để tiến hành xử lý, đánh giá các dữ liệu, các thông tin thu thập được Qua đó đưa ra các nhận định, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối của Coca-Cola một cách tối ưu nhất.

BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối

Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối của

Coca-Cola tại Việt Nam

Chương 3: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp của Coca-Cola tại Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI

KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI

1.1.1 Khái niệm quản lý mạng lưới:

Quản lý mạng lưới là "quá trình tối ưu hóa các hoạt động từ nhà cung cấp đến khách hàng nhằm tăng cường hiệu quả và giảm thiểu chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng", theo John A White & Marvin H Agee (Introduction to Supply Chain Management, 2001)

Quản lý mạng lưới bao gồm "quản lý các quan hệ đối tác và hợp tác để tối ưu hóa hoạt động và tăng giá trị cho khách hàng cuối cùng", theo Sunil Chopra & Peter Meindl (Supply Chain Management: Strategy, Planning, and Operation, 2007)

1.1.2 Phân loại quản lý mạng lưới:

Theo mức độ tập trung:

- Mạng lưới phân phối tập trung: Số lượng nhà phân phối ít, thường chỉ có một hoặc hai nhà phân phối ở mỗi cấp độ trong kênh phân phối

+ Ưu điểm: Dễ dàng quản lý, kiểm soát và hỗ trợ các nhà phân phối

+ Nhược điểm: Khó tiếp cận thị trường rộng lớn

- Mạng lưới phân phối rộng khắp: Số lượng nhà phân phối nhiều, sản phẩm được phân phối ở nhiều địa điểm khác nhau

+ Ưu điểm: Tiếp cận thị trường rộng lớn, tăng khả năng phủ sóng sản phẩm

+ Nhược điểm: Khó quản lý, kiểm soát và hỗ trợ các nhà phân phối

Theo loại hình kênh phân phối:

- Kênh phân phối truyền thống: Bao gồm các nhà bán buôn, nhà bán lẻ, cửa hàng tạp hóa,

+ Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp, dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng

+ Nhược điểm: Khó kiểm soát giá cả và chất lượng sản phẩm

- Kênh phân phối hiện đại: Bao gồm siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,

+ Ưu điểm: Hình ảnh thương hiệu được nâng cao, dễ dàng tiếp cận khách hàng có thu nhập cao

+ Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao

- Kênh phân phối trực tuyến: Bao gồm các trang web thương mại điện tử (shoppe, lazada…), mạng xã hội ( facebook, Instagram, tiktok, )

+ Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp, dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới

+ Nhược điểm: Khó kiểm soát giá cả và chất lượng sản phẩm, yêu cầu về khả năng marketing online tốt.

KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI

1.2.1 Khái niệm phân phối và kênh phân phối:

“Phân phối trong marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau”, theo TS.Ngô Thị Thu (Bài giảng Nguyên lí Marketing, 2013)

“Phân phối trong marketing làm thay đổi sở hữu sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các thành viên trung gian”, theo TS.Ngô Thị Thu (Bài giảng Nguyên lí Marketing, 2013)

“Phân phối làm cho cung cầu ăn khớp với nhau Theo ý nghĩa đó, phân phối là sáng tạo ra dịch vụ Những người tiêu dùng thì thường phân tán theo địa lý, lại có những yêu cầu đa dạng về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm, trong khi đó các nhà sản xuất thì lại tập trung vào chuyên môn hóa nên cần có vai trò của người phân phối để đưa sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng đúng với yêu cầu”, theo TS.Ngô Thị Thu (Bài giảng Nguyên lí

1.2.1.2 Khái niệm kênh phân phối:

“Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng”, theo TS.Ngô Thị Thu (Bài giảng Nguyên lí Marketing, 2013)

“Kênh phân phối kết hợp tất cả các thành viên tham gia vào tiến trình phân phối gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà buôn sỉ, nhà buôn lẻ, đại lý và người tiêu dùng", theo TS.Ngô Thị Thu (Bài giảng Nguyên lí Marketing, 2013)

1.2.2 Khái niệm chiến lược phân phối:

“Chiến lược phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó doanh nghiệp có thể đạt mục tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu Các nguyên tắc bao gồm các quyết định liên quan đến việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các giải pháp, thiết lập mối quan hệ trong kênh, mạng lưới phân phối và các vấn đề liên quan đến phân phối vật chất”, theo TS.Ngô Thị Thu (Bài giảng Nguyên lí Marketing, 2013)

1.2.3 Phân loại chiến lược phân phối:

Theo mục tiêu phân phối:

- Chiến lược phân phối thâm nhập thị trường: Mục tiêu là đưa sản phẩm đến tay càng nhiều khách hàng càng tốt Thích hợp cho sản phẩm mới, sản phẩm có giá thành rẻ, sản phẩm có nhu cầu cao

- Chiến lược phân phối chọn lọc: Mục tiêu là lựa chọn các nhà phân phối uy tín và có khả năng phân phối sản phẩm hiệu quả Thích hợp cho sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm có giá thành cao, sản phẩm có tính cạnh tranh cao

- Chiến lược phân phối độc quyền: Mục tiêu là chỉ lựa chọn một nhà phân phối duy nhất ở mỗi thị trường Thích hợp cho sản phẩm có thương hiệu mạnh, sản phẩm có tính độc đáo cao, sản phẩm có nhu cầu cao

Theo mức độ kiểm soát:

- Chiến lược phân phối trực tiếp là phương pháp trong đó doanh nghiệp phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng mà không cần qua kênh trung gian + Ưu điểm: Kiểm soát hoàn toàn giá cả, chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu

+ Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao, yêu cầu về nguồn lực lớn

- Chiến lược phân phối gián tiếp là sử dụng các trung gian như nhà bán buôn và nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng

+ Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp, dễ dàng tiếp cận thị trường rộng lớn

+ Nhược điểm: Khó kiểm soát giá cả, chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu

- Chiến lược phân phối hỗn hợp là sự kết hợp của cả phân phối trực tiếp và gián tiếp để tận dụng các ưu điểm của cả hai phương pháp và đạt được hiệu quả cao nhất

+ Ưu điểm: Tận dụng được ưu điểm của cả hai chiến lược phân phối

+ Nhược điểm: Yêu cầu về khả năng quản lý và điều phối phức tạp

VAI TRÒ CỦA VIỆC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI

Việc quản lý mạng lưới phân phối cùng chiến lược phân phối hiệu quả mang lại nhiều vai trò to lớn cho doanh nghiệp, cụ thể như:

Tăng doanh thu và lợi nhuận:

- Mạng lưới phân phối rộng giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, từ đó gia tăng cơ hội bán hàng và thúc đẩy doanh thu

- Chiến lược phân phối hiệu quả tối ưu hóa quy trình phân phối, giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu kho và các chi phí khác liên quan, từ đó nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường:

- Mạng lưới phân phối đa dạng giúp sản phẩm có mặt ở nhiều kênh bán hàng khác nhau, từ kênh truyền thống đến kênh bán hàng trực tuyến, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn

- Chiến lược phân phối phù hợp với đặc điểm thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường hiệu quả, củng cố vị thế thương hiệu và mở rộng thị phần

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng:

- Mạng lưới phân phối rộng giúp khách hàng dễ dàng mua sản phẩm ở nhiều địa điểm khác nhau, thuận tiện cho việc mua sắm và thanh toán

- Chiến lược phân phối chú trọng vào việc đảm bảo sản phẩm được giao hàng nhanh chóng, đúng hạn và nguyên vẹn, góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm và sự hài lòng của khách hàng

Tăng cường lợi thế cạnh tranh:

- Doanh nghiệp sở hữu mạng lưới phân phối hiệu quả và chiến lược phân phối sáng tạo sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, thu hút khách hàng và gia tăng thị phần

- Khả năng quản lý mạng lưới linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với thay đổi thị trường giúp doanh nghiệp duy trì vị thế dẫn đầu và tạo dựng thương hiệu uy tín

Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động:

- Quản lý mạng lưới hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hàng tồn kho, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa nguồn vốn

- Chiến lược phân phối hợp lý giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác nhu cầu thị trường, lên kế hoạch sản xuất phù hợp và giảm thiểu rủi ro tồn kho

Nâng cao khả năng thích ứng với thị trường:

- Mạng lưới phân phối linh hoạt giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược phân phối phù hợp với biến động thị trường và nhu cầu khách hàng

- Chiến lược phân phối sáng tạo giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả các kênh bán hàng mới, tiếp cận thị trường tiềm năng và mở rộng cơ hội kinh doanh

Tăng cường khả năng thu thập dữ liệu:

- Mạng lưới phân phối cung cấp cho doanh nghiệp nguồn dữ liệu dồi dào về nhu cầu thị trường, hành vi khách hàng và hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối

- Chiến lược phân phối tích hợp các công nghệ phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt, tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động

Như vậy, chương 1 đã đề cập đến cơ sở lý thuyết về hoạt động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối bao gồm các khái niệm, phân loại và vai trò Từ việc phân tích trên, ta thấy được vai trò của việc quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với công ty cũng như nền kinh tế-xã hội trên toàn thế giới Do đó việc thúc đẩy và phát triển các hoạt động quản lí mạng lưới và chiến lược phân phối sẽ kích thích cho công ty, xã hội phát triển, mang lại sự phồn thịnh cho quốc gia, nâng cao mức sống con người

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CỦA COCA COLA TẠI VIỆT NAM

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA COLA

Công ty Coca-Cola, có trụ sở tại Atlanta, Georgia, được thành lập tại Wilmington, Delaware, là một công ty đồ uống và là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống với siro không cồn đa quốc gia của Hoa Kỳ Công ty này được biết đến nhiều nhất với sản phẩm hàng đầu là Coca-Cola với công thức ban đầu được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton vào năm 1886 tại Columbus, Georgia Ông đã sản xuất một loại siro và đem bán thử nghiệm ở quán Jacob’s Pharmacy với giá 5 xu ở dạng thức uống soda, là kết quả của sự kết hợp giữa loại siro này và nước có ga

Vào năm 1988, trước khi Pemberton qua đời, ông đã bán phần còn lại của doanh nghiệp cho Asa G.Candler Asa G.Candler bắt đầu vận hành một hệ thống phân phối nhượng quyền kinh doanh kể từ năm 1889 và thành lập Công ty Coca-Cola năm 1892

2.1.2 Giới thiệu về công ty Coca Cola:

- Công ty Coca-Cola, có trụ sở chính đặt tại Atlanta, Georgia, được thành lập tại Wilmington, Delaware

- Địa chỉ tại Việt Nam : Phường Linh Trung-Quận Thủ Đức-Tp Hồ Chí Minh

- Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite…

- Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài

- Các mốc phát triển của Coca-cola Việt Nam:

+ Năm 1960, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam

Hình 2 1: Logo của Coca Cola

+ Tháng 8/1994, liên doanh giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc

+ Tháng 9/1995, liên doanh giữa Coca và công ty Chương Dương tại miền Nam tên công ty nước giải khát Coca-Cola Chương Dương

+ Tháng 1/1998, liên doanh tại miền Trung - Coca Cola Non Nước được thực hiện do sự hợp tác với công ty nước giải khát Đà Nẵng

+ Tháng 6/2001, ba công ty nước giải khát Coca-Cola hợp nhất thành một và có chung tại quản lý của Coca Cola Việt Nam

- Sứ mệnh: Đổi mới thế giới và làm nên điều khác biệt

2.1.3 Sản phẩm và thị trường chính:

2.1.3.1 Sản phẩm của Công Ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam:

Công ty Coca-Cola hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát với khoảng 300 loại đồ uống khác nhau được phân bố trên 200 quốc gia Bên cạnh sản phẩm truyền thống là nước ngọt có gas, công ty đã phát triển thêm nhiều sản phẩm khác như nước uống đóng chai, nước tăng lực, bột trái cây, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống như Fanta Chanh, Fanta dâu, Soda Chanh

Bảng 2.1: Hệ thống sản phẩm chính của Coca-Cola tại Việt Nam

Xếp loại danh mục sản phẩm

Nước trái cây và thức uống sữa trái cây

Nước thể thao và nước tăng lực

Coca- Cola Minute Maid Dasani Thunder

2.1.3.2 Thị trường chính của Coca-Cola tại Việt Nam:

Tại Việt Nam, Coca-Cola phân đoạn thị trường theo 2 tiêu chí kết hợp: Theo địa lý và nhân khẩu học

Coca-Cola đã xác định: Nhu cầu sử dụng nước ngọt có gas tập trung nhiều tại các thành phố lớn - nơi có mật độ dân số đông và tần suất sử dụng cao Do đó, công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất cũng như trụ sở đại diện ở 3 thành phố lớn nhất Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh) và mở rộng dần sang các đô thị khác

Phân theo nhân khẩu học:

Mặc dù Coca-Cola được biết đến như một sản phẩm dành cho tất cả mọi người, mọi gia đình Tuy nhiên, giới trẻ - những người có độ tuổi từ 16 - 30 mới là thị trường chính mà Coca-Cola muốn nhắm đến Bởi giới trẻ trong độ tuổi này có những đặc điểm mang lại nhiều cơ hội tiềm năng như: thích tụ họp ăn uống, mức độ yêu thích và tần suất sử dụng nước ngọt có gas cao hơn các nhóm tuổi còn lại

2.1.3.3 Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Coca-Cola là Pepsi bên cạnh đó còn có các đối thủ tiềm ẩn khác trong ngành giải khát như : Tân Hiệp Phát, Tribeco, Wonderfarm,…

VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI ĐỐI VỚI COCA-COLA

CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI ĐỐI VỚI COCA-COLA:

Coca Cola là một trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng thế giới, với sự hiện diện tại hơn 200 quốc gia Một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty này duy trì được vị thế đó là hoạt động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối hiệu quả Cụ thể:

- Đảm bảo sản phẩm luôn sẵn có: Đây là một trong những mục tiêu chính của Coca - Cola nhằm phục vụ khách hàng mọi nơi, mọi thời điểm Nhờ có mạng lưới rộng khắp đã giúp thương hiệu này tiếp cận được mọi ngóc ngách của thị trường, từ các thành phố lớn đến cả nông thôn xa xôi Điều này không những giúp tăng doanh số bán hàng mà còn gia tăng sự nhận diện thương hiệu, lòng tin của khách hàng

- Tối ưu hóa chi phí: Công ty Coca- Cola đã tiết kiệm được các chi phí vận chuyển và lưu kho, giảm thiểu lãng phí, từ đó tối ưu hóa được quy trình vận chuyển nhờ có hoạt động quản lý mạng lưới hiệu quả kết hợp với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để theo dõi và quản lý hàng tồn kho

- Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường: Chiến lược phân phối của Coca- Cola không chỉ tập trung duy trì mạng lưới phân phối đã có mà còn liên tục mở rộng phạm vi tiếp cận ở các thị trường mới Công ty liên tục nghiên cứu và đánh giá thị trường

12 tiềm năng để đưa ra các chiến lược phân phối phù hợp Việc tăng khả năng tiếp cận thị trường giúp Coca- Cola tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đem lại doanh thu cũng như củng cố vị thế trên thị trường

- Kiểm soát được chất lượng sản phẩm: Một quy trình quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối hiệu quả sẽ giúp Coca-Cola kiểm soát được chất lượng sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng là đồng nhất và luôn đạt tiêu chuẩn cao

- Nâng cao hiệu quả quảng cáo: Các chiến lược phân phối tốt giúp cho các chiến dịch quảng cáo của Coca- Cola có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng Công ty có thể sử dụng dữ liệu từ mạng lưới phân phối để phân tích và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing, từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa các chiến lược của mình.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CỦA COCA-COLA TẠI VIỆT

2.3.1 Quản lý mạng lưới mua hàng:

Tại Việt Nam, Công ty Coca-Cola đã và đang sử dụng quy trình mua hàng truyền thống nhằm đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu đầu vào ổn định, nhanh chóng, kịp thời và kiểm soát được chặt chẽ hơn Quy trình này gồm 5 bước sau:

(Nguồn: phân tích hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công ty tnhh nước giải khát coca-cola việt nam)

Hình 2 2: Quy trình mua hàng

Bước 1: Xác định nhu cầu công ty

Coca Cola dự báo nhu cầu về nguyên liệu đầu vào thông qua các phương pháp định tính và định lượng nhằm xác định số lượng nguồn cung cần cho chu trình sản xuất tiếp theo

Bước 2: Xác định và lựa chọn nhà cung cấp

Việc xác định và lựa chọn nhà cung cấp của Coca- Cola tại Việt Nam được tiến hành một cách kỹ càng dựa trên nhiều tiêu chí như: chất lượng đảm bảo yêu cầu, giá cả hợp lý, dịch vụ, tình trạng nhà cung cấp, Các nhà cung cấp đáp ứng mọi tiêu chí của Coca Cola sẽ được tiến hành kí kết, tập huấn nhằm đảm bảo các thành viên trong chuỗi sẽ hợp tác với nhau một cách chuyên nghiệp

Bước 3: Đặt hàng Ở bước này, công ty sẽ lên kế hoạch đặt hàng dựa trên nhu cầu đã được xác định với các nhà cung cấp về việc: số lượng đặt hàng, thời gian, địa điểm giao nhận hàng, giá cả

Bước 4: Nhận và thanh toán

Căn cứ vào điều khoản đã ký kết trên hợp đồng và các giấy tờ liên quan, phòng sản xuất tác nghiệp của Coca- Cola sẽ lập hồ sơ thanh toán

Bước 5: Kiểm tra và lưu trữ

Sau khi nhận hàng, công ty sẽ kiểm tra chất lượng và số lượng nguyên vật liệu đầu vào Hàng hóa đạt tiêu chuẩn sẽ được tiến hành nhập kho và lưu trữ, trường hợp hàng lỗi sẽ được trả lại cho nhà cung cấp

2.3.1.2 Quản lý nhà cung cấp của Coca Cola tại Việt Nam:

Việc quản lý nhà cung cấp đóng vai trò hết sức quan trọng bởi những nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm của Coca-Cola như đường, lá coca, bao bì, đều phụ thuộc các công ty khác cung cấp Chính vì thế, Coca Cola luôn có những chính sách, chiến lược đảm bảo hoạt động quản lý nhà cung cấp một cách hiệu quả như:

- Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp: Đối với Coca-Cola Việt Nam, việc lựa chọn nhà cung cấp luôn có bộ tiêu chí riêng, mỗi một nhà cung ứng chiến lược của họ đều được tuyển chọn một cách kỹ càng và cẩn thận về nhiều mặt như: giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng, quy mô sản xuất, trách nhiệm xã hội, kinh nghiệm hoạt động, Trong đó các tiêu chí như giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng là ba yếu tố quan trọng nhất được quan tâm đến Ngoài ra, Cocacola còn đặc biệt chú trọng vào mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững, uy tín của nhà cung cấp đối với các tệp

14 khách hàng lớn Ví dụ như Công ty cổ phần bao bì Biên Hòa với thương hiệu Sovi chuyên cung cấp thùng carton, hộp giấy cao cấp để bảo quản nước giải khát cho công ty Coca-Cola Trong đó Sovi có hơn 150 khách hàng là những tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia như: Unilever, Kinh Đô, LG Việt Nam,

- Chính sách phát triển và quản lý nhà cung cấp: Với tầm quan trọng đặc biệt của các nhà cung cấp đối với hoạt động sản xuất và phát triển của Coca Cola Việt Nam, công ty luôn có nhiều chương trình để duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp Ví dụ như chương trình SRM (Supplier Relationship Management) với mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bền chặt với các nhà cung cấp, đặc biệt là các nhà cung cấp mang tính chiến lược Hay Diễn đàn Nhà cung cấp được Coca thành lập nhằm tăng cường sự thu hút, gắn kết lâu dài giữa các nhà cung ứng nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu để hoàn hiện và phát triển chuỗi cung ứng Bên cạnh đó các công ty cung ứng đáp ứng tiêu chí hợp tác với Coca Cola Việt Nam sẽ được tập huấn và cố vấn chuyên sâu từ công ty Năm 2017, Coca Cola Việt Nam đã đầu tư phát triển dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam phát triển bền vững” với các nội dung chính là đổi mới sáng tạo, quản lý chuỗi cung ứng và thực hành trách nhiệm xã hội Không chỉ dừng lại ở các chương trình tập huấn, Coca Cola còn hướng các nhà cung ứng của mình tới chiến lược phát triển bền vững tập trung vào 4 yếu tố: nước, phụ nữ, cuộc sống và quản lý rác thải Vì vậy, ngoài những lợi ích về kinh tế, các doanh nghiệp này còn được tham gia các chương trình về trách nhiệm xã hội do Coca hỗ trợ

2.3.1.3 Mạng lưới các nhà cung cấp chính:

Tại Việt Nam, Coca- Cola đã xây dựng một hệ thống các nhà cung ứng mạnh mẽ và đa dạng, bao gồm nhiều nhà cung cấp địa phương và cả quốc tế Sự kết hợp chặt chẽ giữa công ty Coca- Cola với các doanh nghiệp, công ty cung ứng này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế giữa các bên

- Các nguyên liệu thô như CO2, màu thực phẩm, chất tạo độ chua, đường, hương liệu, nước được cung cấp từ nhiều nhà máy khác nhau Ví dụ đường được cung cấp bởi nhà máy Đường KCP

- Bao bì sản phẩm: gồm bao bì carton và chai, lon, được cung cấp bởi công ty TNHH Dynaplast Packagaing (Việt Nam) và công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa

- Các đối tác đóng chai: Cocacola có ba nhà máy sản xuất chính tại Việt Nam, đặt tại

Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh

2.3.2 Quản lý hàng tồn kho:

Coca-Cola Việt Nam đã áp dụng nhiều phương thức quản lý hàng tồn kho hiệu quả, đảm bảo sản phẩm của họ luôn sẵn sàng và đáp ứng nhu cầu thị trường như

- Sự hợp tác giữa ba bên: nhà cung cấp, Coca-Cola và khách hàng Sự hợp tác này giúp đảm bảo mọi khâu trong chuỗi cung ứng đều được quản lý chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng Điều này không chỉ giúp duy trì chất lượng sản phẩm mà còn tối ưu hóa quy trình sản xuất, phân phối, giảm thiểu mọi rủi ro xảy ra Trong đó mỗi bên đều có nhiệm vụ và những đóng góp nhất định, cụ thể:

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CỦA COCA COLA TẠI VIỆT NAM

Coca-Cola có 3 nhà máy đóng chai tại Việt Nam ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố

Hồ Chí Minh Nhà máy sản xuất này sẽ chịu trách nhiệm trong việc sản xuất, đóng chai các sản phẩm của Coca-Cola sau đó chuẩn bị để bên trung gian vận tải tới nhận hàng và vận chuyển tới các trung gian phân phối

Các công ty vận tải mà Coca-Cola hợp tác cùng đó là Đại Thành, Bình Vinh và Phinapco sẽ có trách nhiệm vận tải hàng hóa tới các nhà phân phối Để trở thành nhà phân

19 phối trực tiếp bán buôn của Coca-Cola thì nhà bán buôn phải đảm bảo và thực hiện một số cam kết với công ty như: doanh số bán hàng trong tháng đảm bảo thông tin truyền tới nhà bán lẻ và cũng như cung cấp những thông tin phản hồi cho công ty

Các nhà bán buôn sẽ thực hiện các chức năng phân phối vật chất, vận chuyển, bảo quản, dự trữ tồn kho với số lượng lớn, sắp xếp và phân loại hàng hóa, đặt và nhận các đơn đặt hàng, thông tin và bán hàng Nhà bán buôn thường phân phối cho tất cả các nhà bán lẻ, từ các cửa hàng nhỏ cho đến các bách hóa lớn

Hàng hóa được vận chuyển tiếp tục từ các nhà bán buôn tới các nhà bán lẻ của Coca- Cola theo số lượng đã được đặt trước Nhà bán lẻ của Coca-Cola cũng được chia ra làm hai dạng: với kênh phân phối cấp một thì đó là là hệ thống các doanh nghiệp bán lẻ như siêu thị và các Key Account có lượng tiêu dùng lớn, với kênh phân phối cấp hai thì đó là các đại lý bán lẻ ở các địa phương trên toàn quốc Hai loại nhà bán lẻ này có những đặc điểm khác nhau nên cách thức vận tải hàng hóa cũng khác nhau, nhưng điểm chung là hàng hóa đều sẽ được được dự trữ tại chính kho của nhà bán lẻ Từ các nhà bán buôn, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ vận chuyển tới các nhà bán lẻ thông qua xe tải hoặc xe máy, xe đẩy

2.4.1.4 Người tiêu dùng cuối cùng:

Người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho đời sống và chức năng tồn tại của mình Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của Coca- Cola Họ tạo nên thị trường mục tiêu của công ty và nó được đáp ứng bởi các thành viên khác của kênh như nhà bán buôn, nhà bán lẻ… và chính họ cũng là người ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số của các thành viên kênh, các nhà sản xuất

(Nguồn: phân tích hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công ty tnhh nước giải khát coca-cola việt nam)

Hình 2.4: Sơ đồ dòng chảy hàng hóa

Những khách hàng là nhà bán lẻ trong kênh phân phối sẽ trực tiếp đặt hàng lên cấp trực tiếp cao hơn có nghĩa là trong kênh cấp 1 thì siêu thị và key account sẽ đặt hàng trực tiếp cho công ty Coca-Cola, trong kênh 2 cấp họ sẽ đặt hàng cho đại lý phân phối độc quyền và nhà bán buôn trực tiếp quản lý và sau đó các nhà bán buôn này sẽ đặt hàng lên cho nhà sản xuất dựa theo số lượng đơn đặt hàng của các nhà bán lẻ, số lượng hàng tồn kho

Thời gian đặt hàng đối với trung gian cấp 1 là cách ngày đặt hàng 1 lần, còn nhà bán lẻ cấp 2 thì 3 ngày 1 lần nhân viên bán hàng thuộc nhà bán buôn sẽ quay lại để nhận đơn đặt hàng Công ty sẽ đưa thông tin về chủng loại sản phẩm, trọng lượng cũng như kích cỡ, giá cả, thanh toán ,chiết khấu… cho các trung gian phân phối cũng như người tiêu dùng cuối cùng Công ty cũng nhận lại những thông tin phản hồi từ các thành viên kênh còn lại để có thể phát huy hay tìm ra và khắc phục những điểm yếu của mình Hệ thống thông tin có thể được truyền trực từ thành viên này đến thành viên kế cận (ví dụ từ Coca-Cola đến nhà bán buôn) hoặc đến thành viên không kế cận khác (nhà bán buôn đến người tiêu dùng cuối cùng) và gián tiếp thông qua những người giám sát vùng hay khu vực về chính sách mới, lượng tồn kho của các nhà phân phối, danh sách khách hàng bán lẻ,…

(Nguồn: phân tích hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công ty tnhh nước giải khát coca-cola việt nam)

Khách hàng trực tiếp tới các siêu thị, Key Account và các nhà bán lẻ để trực tiếp mua hàng, hoặc khách hàng sẽ đặt qua các sàn thương mại điện tử và sẽ được giao tới tận nơi

Công ty sử dụng phương thức thanh toán phù hợp cho từng loại thành viên trong kênh phân phối Với những nhà bán lẻ nhỏ hoặc một số khách hàng cuối cùng sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà bán buôn bằng tiền mặt ngay tại thời điểm giao hàng hoặc cuối tháng tùy

Hình 2.5: Sơ đồ dòng chảy thông tin

21 theo thỏa thuận giữa họ Còn về phía nhà bán buôn, siêu thị, key account sẽ thanh toán cho Coca-Cola bằng hình thức chuyển khoản Hạn mức nợ mà công ty áp dụng là 10 triệu/tuần nếu không thanh toán thì nhà bán buôn sẽ không còn khả năng đặt hàng

2.4.5.1 Tổng quan về kênh phân phối: Để mở rộng thị trường tối đa, Coca-Cola có thị trường rất rộng lớn, với đối tượng khách hàng đa dạng và tiếp cận đến hầu hết các địa phương ở Việt Nam Sản phẩm nước giải khát của Coca-Cola có mức độ ưa chuộng cao trên thị trường, và hiện nay có 10 thương hiệu đang hoạt động Các đối thủ này tích cực trong các chiến dịch marketing và lựa chọn kênh phân phối để phủ sóng toàn bộ thị trường, nhằm mục tiêu cạnh tranh thị phần với Coca-Cola Do đó, Coca-Cola đã lựa chọn các kênh phân phối để phù hợp với mục tiêu chiến lược của mình Đối với từng nhóm khách hàng, Coca-Cola lựa chọn kênh phân phối khác nhau Để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả nhất, Coca-Cola kết hợp cả phân phối gián tiếp và phân phối trực tiếp

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 9/2009 trên cương vị chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành toàn cầu của Tập đoàn Coca Cola, ông Muhtar Kent, đã công bố khoản đầu tư thêm 200 triệu USD tại đây trong 3 năm Mục đích của gói đầu tư này là nâng cao quy mô sản xuất, tăng cường kênh phân phối, hoạt động tiếp thị và đào tạo nhân lực Hiện nay, Coca Cola có 50 nhà phân phối, 1500 nhân viên và hơn 300.000 đại lý tại Việt Nam

Coca-Cola đã khéo léo phân chia hệ thống phân phối của mình thành hai loại chính: Kênh một cấp và Kênh hai cấp Kênh một cấp vận dụng các nhà bán lẻ như những cầu nối trung gian, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng Bằng cách áp dụng kênh này, Coca- Cola đã thành công trong việc phân phối sản phẩm đến các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng và các key account, không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng so với phân phối trực tiếp Kênh hai cấp phức tạp hơn, sử dụng nhiều nhà trung gian để đảm bảo sản phẩm đến được thị trường rộng lớn Coca-Cola đã thiết lập mối quan hệ với các nhà phân phối độc quyền và các wholesaler - những nhà bán buôn kinh doanh đa dạng mặt hàng, bao gồm cả sản phẩm của đối thủ - để tạo nên mạng lưới phân phối mạnh mẽ

Hiện tại Coca Cola đang sử dụng kiểu tổ chức kết hợp giữa kênh VMS được quản lý và VMS hợp đồng Kiểu tổ chức theo kênh VMS được quản lý thể hiện ở chỗ: các thành viên kênh cũng thừa nhận sự phụ thuộc và chịu sự quản lý của Công ty Coca cola Điều này có được nhờ quy mô to lớn và tên tuổi thương hiệu của Coca cola nổi tiếng trên toàn thế giới Tuy nhiên một mặt do mức độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa Coca Cola và các trung gian ở cấp 1 là lớn nhất, mặt khác với số lượng lớn các nhà bán lẻ, nên việc ký các hợp đồng chặt chẽ với họ là không khả thi Do đó quản lý kênh qua hợp đồng chỉ được triển khai đến cấp trung gian thứ nhất, đặc biệt là với các nhà phân phối độc quyền có những quy định về loại bỏ hàng cạnh tranh cũng như công việc mỗi bên phải thực hiện cho đối tác

2.4.5.2 Kênh phân phối truyền thống:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA COCA-

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

Sau hơn 1 thế kỷ gây dựng và phát triển thương hiệu Coca Cola đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam Xây dựng được một hệ thống kênh phân phối với quy mô với bao phủ thị trường đúng với mục đích ban đầu mà thương hiệu đã đặt ra Đi kèm với đó là một hệ thống kênh rất hợp lý và được mở rộng theo thời gian nhờ có sự riêng biệt và quy trình thiết kế chặt chẽ mà Coca đã thực sự thành công trên thị trường Việt Nam Quy trình thiết kế của kênh của Coca Cola ở Việt Nam không tuần tự theo các bước của quy trình thiết kế kênh mà ta được biết trong giáo trình Thay vì phải thực hiện tuần tự từng bước 1 “ xác định nhu cầu cần thiết kế kênh” rồi đến “xác định mục tiêu phân phối” tiếp theo đến “lựa chọn loại thành viên cụ thể tham gia vào kênh” thì coca cola lại bắt đầu bằng “việc xác định nhu cầu cần thiết kế kênh” nhưng sau đó thực hiện đồng thời bước 4, bước 2, bước 5 và bước 6 rồi mới tới bước 3 và bước 7 Điểm sáng tạo này vẫn giúp coca cola đạt được hiệu quả vì Coca Cola là một tập đoàn toàn cầu, Coca Cola có mạng lưới phân phối rộng rãi, hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ,gồm các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ, Chính vì vậy có thể nói rằng các thiết kế kênh của tập đoàn ở mỗi thị trường khác nhau là không hoàn toàn giống nhau và không theo tuần tự như trong lý thuyết mà chúng ta nghiên cứu Để thành công trên một thị trường thì bất kể doanh nghiệp nào, việc thích nghi với môi trường kinh doanh phải đặt lên hàng đầu Chính vì nhận biết được điều này nên coca cola đã có lối đi riêng theo cách của mình , từ đó xây dựng một kênh đạt hiệu quả hoạt động cao, khả năng cạnh tranh lớn Tuy nhiên sự đa dạng về quản lý mạng lưới và hệ thống phân phối của Coca Cola vẫn còn tồn tại ưu và nhược điểm

3.1.1.1 Ưu điểm về quản lý mạng lưới của Coca-Cola:

Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường: Mạng lưới phân phối đa dạng giúp sản phẩm có mặt ở nhiều kênh bán hàng khác nhau, từ kênh truyền thống đến kênh bán hàng trực tuyến, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn Chiến lược phân phối phù hợp với đặc điểm thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường hiệu quả, củng cố vị thế thương hiệu và mở rộng thị phần

Quản lý hàng tồn kho: quản lý hàng tồn kho là rất quan trọng để duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất của Coca-Cola Thông qua các công cụ dự báo tiên tiến và nguyên tắc

28 tồn kho đúng lúc, Coca-Cola giảm thiểu tình trạng tồn kho quá mức và thiếu hụt, đảm bảo dây chuyền sản xuất luôn hoạt động ở mức tối ưu Đây là một trong những bước đầu tiên trong quy trình chuỗi cung ứng của Coca-Cola Cách tiếp cận chiến lược này để quản lý hàng tồn kho hỗ trợ cam kết của thương hiệu về hoạt động xuất sắc, sự hài lòng của khách hàng và nêu bật tính hiệu quả của chuỗi cung ứng của công ty…

Quản lý các nhà phân phối: Coca cola đã xây dựng một hệ thống quản lý nhà phân phối hiệu quả với các quy trình và hệ thống được tối ưu hóa để đảm bảo sản phẩm được phân phối và bán hàng một cách suôn sẻ Không khó để thấy các sản phẩm của Coca Cola tại hầu hết các siêu thị Việt Nam Việc phân phối qua hệ thống đại lý, siêu thị giúp quy trình xuất hàng trong một lần tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn Đồng thời việc quản lý và vận hành chuỗi cung ứng cũng dễ dàng hơn vì không phải vận chuyển qua nhiều nơi

Quản lý vận tải: Coca Cola đã triển khai công nghệ tối ưu hóa tuyến đường Việc phân chia lệnh giao hàng vào các khoảng thời gian phù hợp để giảm thiểu tác động của các khung giờ cao điểm các xe tải giao hàng của công ty được trang bị thiết bị theo dõi hành trình GPS để đảm bảo rằng sản phẩm sau khi sản xuất sẽ đến các điểm phân phối trong vòng

48 giờ Ngoài ra, quy trình này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí nhiên liệu, mà còn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và đối tác

Phát triển tính bền vững: sứ mệnh toàn cầu của Coca Cola là kiến tạo: “ Một thế giới không rác thải” để tất cả các bao bì của Coca Cola thêm vòng đời mới Chiến lược của Coca Cola gắn liền với 3 mục tiêu:

- Thiết kế: đến năm 2025, 100% bao bì của công ty trên toàn cầu có thể tái chế và sẽ sử dụng ít nhất 50% nguyên liệu tái chế trong bao bì sản phẩm đến 2030

- Thu gom: đến năm 2030, thu gom và tái chế tương đương 100% lượng bao bì bán ra trên thị trường

- Hợp tác: hợp tác cùng nhau để tạo nên môi trường xanh sạch, không rác thải

Tiến độ tại Việt Nam, năm 2022 Coca Cola cho ra mắt sản phẩm chai Coca Cola làm từ 100% nhựa tái chế ( rPET) không bao gồm nắp và nhãn Coca Cola đang tận dụng sức ảnh hưởng của thương hiệu để khuyến khích người tiêu dùng tái chế với thông điệp nổi bật

“ Tái Chế Tôi” trên toàn bộ bao bì sản phẩm Coca Cola giúp việc tái chế chai nhựa trở nên

29 dễ dàng hơn, bao gồm việc thay thế chai nhựa màu xanh đặc trưng của sprite sang chai nhựa PET trong suốt Doanh nghiệp đang mở rộng mạng lưới hành động giảm thiểu ô nhiễm nhựa đến huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, hợp tác với GreenHub nhằm thúc đẩy hệ thống quản lý rác thải nhựa tại địa phương, nhằm hỗ trợ mô hình kinh tế tuần hoàn ở khu vực phía nam Việt Nam Ứng dụng công nghệ thông tin: Là một phần của hợp tác với công ty công nghệ SAP, Coca-Cola muốn tối ưu hóa sự hợp tác với các đối tác, tạo ra sự minh bạch hơn và giảm chi phí bằng cách sử dụng công nghệ blockchain Coca-Cola đã sử dụng một nền tảng CNTT dành riêng cho việc giao tiếp của những đối tác đóng chai Với blockchain, Coca- Cola dự kiến sẽ giảm thời gian điều chỉnh đơn hàng từ 50 ngày xuống chỉ còn vài ngày Với sự trợ giúp của công nghệ như tự động hóa kho hàng, công ty liên tục cải thiện việc quản lý chuỗi cung ứng của mình Đa dạng hóa và cá nhân hóa danh mục đầu tư cũng là những vấn đề quan trọng mà công ty dự định theo đuổi thông qua việc sử dụng các công nghệ mới

3.1.1.2 Ưu điểm về hệ thống phân phối của Coca-Cola:

Sự vận hành: Hệ thống phân phối được vận hành hiệu quả, giúp sản phẩm được vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm chi phí Quy mô và quy trình thiết kế riêng rất chặt chẽ

Hợp tác chiến lược: Coca Cola xây dựng mối quan hệ tốt và tiến hành hợp tác với các nhà phân phối, đại lý để củng cố hệ thống, tối ưu chuỗi cung ứng của mình

Kết hợp giữa bán buôn với bán lẻ: Vừa bán sản phẩm số lượng lớn cho đại lý phân phối vừa cung cấp sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng

Tập trung và phân tán: Tập trung vào một số kênh phân phối lớn như Key

Account, đồng thời sử dụng nhiều kênh phân phối nhỏ lẻ khác để tiếp cận người tiêu dùng một cách tối đa

3.1.2.1 Nhược điểm của quản lý mạng lưới coca cola:

Rủi ro cạnh tranh nội bộ: Việc quản lý các nhà phân phối của Coca-Cola trên đi kèm với nhiều khó khăn , bao gồm nhu cầu thị trường khác nhau, môi trường pháp lý phức tạp và nhu cầu thích ứng với thị trường địa Hệ thống quản lý các phân phối hiện tại của Coca-Cola có thể đang thiếu sự linh hoạt, còn có những sự xung đột giữa các nhà phân phối

Rủi ro rò rỉ thông tin: Mạng lưới phân phối rộng khắp có thể dẫn đến rủi ro rò rỉ thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có các biện pháp bảo mật thông tin hiệu quả để bảo vệ thông tin của mình

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.2.1 Giải pháp trong quản lý mạng lưới của Coca-Cola:

Coca-Cola là một tập đoàn đa quốc gia lớn với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên thế giới Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng Coca-Cola đang dần trở nên thiếu linh hoạt trong việc thích ứng với những thay đổi của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng Để khắc phục tình trạng này, Coca-Cola cần tăng cường sự đổi mới như khuyến khích sáng tạo và đổi mới trong tất cả các bộ phận của công ty, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm các giải pháp mới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Tăng cường hợp tác với các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp khác để tiếp cận những ý tưởng và công nghệ mới, tham gia vào các liên minh chiến lược để mở rộng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh Phát triển văn hoá doanh nghiệp linh hoạt bằng cách khuyến khích nhân viên học hỏi và phát triển kỹ năng mới, tạo môi trường làm việc khuyến khích sáng tạo và đổi mới, thưởng cho nhân viên có thành tích trong việc đưa ra ý tưởng mới và cải tiến quy trình Thu thập dữ liệu về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng, Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định sáng suốt hơn về sản phẩm, marketing và chiến lược kinh doanh

Rủi ro chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng của Coca-Cola trải dài khắp thế giới, từ nhà cung cấp nguyên liệu đến nhà máy sản xuất, nhà phân phối và đại lý bán lẻ Chuỗi cung ứng phức tạp này tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Thay vì chỉ phụ thuộc vào một vài nhà cung cấp, Coca-Cola nên hợp tác với nhiều nhà cung cấp khác nhau để giảm thiểu rủi ro bị gián đoạn nguồn cung do thiên tai, sự cố chính trị hoặc các vấn đề khác Coca Cola cần tăng cường dự trữ hàng hoá để đảm bảo có đủ sản phẩm cung cấp cho khách hàng trong trường hợp xảy ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng Việc dự trữ hàng hóa cũng giúp Coca-Cola giảm thiểu tác động của biến động giá nguyên liệu

Nâng cao tiêu chuẩn đánh giá nhà cung ứng và kiểm tra nghiêm ngặt hơn nguồn nguyên liệu đầu vào tránh trường hợp về chất lượng của các nguyên liệu đầu vào không đảm bảo ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Coca-Cola, như nhiều công ty lớn khác, có nhiều biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu của khách hàng và nhân viên Coca-Cola sử dụng nhiều phương pháp kiểm soát truy cập khác nhau để hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu của mình Điều này bao gồm xác thực người dùng, ủy quyền dựa trên vai trò và danh sách kiểm soát truy cập (ACL) Coca-Cola mã hóa dữ liệu của mình khi nó đang lưu trữ và khi nó được truyền tải Điều này giúp bảo vệ dữ liệu khỏi truy cập trái phép trong trường hợp vi phạm bảo mật Đồng thời, Coca-Cola giám sát mạng và hệ thống của mình để phát hiện hoạt động đáng ngờ Điều này có thể giúp họ xác định và ngăn chặn các vi phạm bảo mật trước khi chúng xảy ra Coca-Cola cung cấp cho nhân viên đào tạo về bảo mật dữ liệu để giúp họ nhận thức được các mối đe dọa tiềm ẩn và biết cách bảo vệ dữ liệu Bên cạnh đó, Coca-Cola cần có kế hoạch phản ứng vi phạm để xử lý các vi phạm bảo mật khi chúng xảy ra Kế hoạch này bao gồm các bước để xác định và khắc phục vi phạm, thông báo cho các cá nhân bị ảnh hưởng và ngăn chặn các vi phạm tương tự xảy ra trong tương lai

Coca-Cola là một tập đoàn đa quốc gia lớn với hoạt động kinh doanh phức tạp trải dài khắp thế giới Tuy nhiên, công ty đã từng bị một số tổ chức và cá nhân chỉ trích về việc thiếu sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh Trước những hạn chế này, Coca-Cola cần công bố thông tin chi tiết hơn về hoạt động giá chuyển nhượng, bao gồm phương pháp định giá được sử dụng, giao dịch giá chuyển nhượng giữa các chi nhánh và công ty con, và tác động của giá chuyển nhượng đối với lợi nhuận của công ty

Coca-Cola cần áp dụng các nguyên tắc giá chuyển nhượng rõ ràng và nhất quán cho tất cả các giao dịch giữa các chi nhánh và công ty con.Các nguyên tắc này nên dựa trên các nguyên tắc kinh tế thị trường và đảm bảo rằng giá chuyển nhượng phản ánh giá trị thị trường thực tế của hàng hóa và dịch vụ được giao dịch Bên cạnh đó, Coca-Cola cần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thuế ở các quốc gia nơi hoạt động để đảm bảo rằng các giao dịch giá chuyển nhượng của công ty tuân thủ luật pháp thuế Khi xác định giá chuyển nhượng,

Coca-Cola nên sử dụng các phương pháp định giá độc lập, chẳng hạn như phương pháp so sánh giá không kiểm soát (uncontrolled price comparison method) hoặc phương pháp giá chuyển nhượng được thỏa thuận trước (pre-agreed transfer price method)

Khắc phục thiếu sự minh bạch sẽ giúp Coca-Cola tuân thủ luật pháp thuế, giảm thiểu rủi ro liên quan đến vấn đề chuyển giá

3.2.2 Giải pháp trong chiến lược phân phối của Coca Cola:

Giảm xung đột giữa các thành viên kênh, nâng cao tiêu chuẩn cho trung gian:

Sự lãng phí cho công tác quản lý trong việc chịu trách nhiệm phân phối hàng cho

1500 điểm bán lẻ tại địa bàn Thành phố Hồ chí minh nói riêng, trong khi mật độ dân số ngày càng tăng kéo theo các điểm bán lẻ cũng ngày càng xuất hiện nhiều và điều này làm cho khoảng cách giữa chúng được rút ngắn Vậy nên trong một đại lý độc quyền chỉ làm việc trong một khu vực đại lý hẹp là điều gây nên sự lãng phí cũng như dễ gây ra xung đột giữa các đại lý khi họ quá gần nhau trước tình trạng này Coca-Cola nên giảm số lượng đại lý xuống, mỗi đại lý sẽ phân phối hàng cho nhiều cửa hàng bán lẻ hơn Đồng thời nâng cao tiêu chuẩn cho mỗi đại lý như tăng quy mô, để tăng sức chứa; nâng cao trình độ độ của chủ đại lý một cách chuyên nghiệp trôi chảy và hiệu quả hơn Coca-cola cần đưa ra chính sách để hỗ trợ và khuyến khích các thành viên kênh hợp tác với nhau Phải có những hợp đồng chặt chẽ quy định rõ ràng về những hoạt động được thực hiện và những hoạt động phải có sự đồng ý của công ty Bên cạnh đó là những mức chiết khấu cũng như mức thưởng cho các thành viên thực hiện tốt, phạt riêng cho các thành viên thực hiện chưa tốt Điều này giúp tạo động lực cho các thành viên kênh hợp tác tốt hơn Quan trọng nhất là giúp các thành viên kênh ý thức được lợi ích của việc hợp tác cũng như tích cực tham gia các hoạt động Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng giúp mối quan hệ của các thành viên kênh ngày càng tốt hơn, đồng thời tạo tính thống nhất trong việc thực hiện các hoạt động công ty

Tập trung phân phối đồng đều và tìm kiếm thêm thị trường mới: Để đạt được mục tiêu bao phủ thị trường mà Coca-Cola đã đưa ra được thành công, để thương hiệu coca cola được tiếp cận gần nhất với người tiêu dùng ở mọi lúc mọi nơi Coca-cola cần quan tâm tới những thị trường nhỏ lẻ như chợ, quán cóc, khu vui chơi giải trí, Nơi có nhu cầu đối với sản phẩm nước giải khát cũng tương đối lớn coca cola được mọi người biết đến là thương hiệu toàn cầu đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, với sự

34 chăm sóc tận tình Với mọi đối tượng khách hàng khác nhau có thói quen tiêu dùng hàng hóa là hoàn toàn khác nhau ,do vậy Coca Cola cũng nên chú ý cần có sự khác biệt trong các thức phân phối tại khu vực vui chơi giải trí và nhóm khách ở địa phương

Tìm kiếm những đối tượng tiêu dùng mới như sinh viên ở các trường đại học, nhân viên văn phòng, khách du lịch…nên tập trung vào đối tượng trẻ em cần tạo cho trẻ em trong đầu một hình ảnh đẹp về thương hiệu vì đây sẽ là những nhận thức ban đầu của trẻ sẽ được lưu lại lâu nhất khi lớn dần, đây chính là cách coca cola chuẩn bị cho tương lai cho chính mình

Cân đối lại chi phí: Để tối ưu hóa chi phí nhân công và nâng cao hiệu quả hoạt động Coca-Cola nên tối ưu hóa cơ cấu tổ chức như: xác định lại vị trí công việc cần thiết, loại bỏ các vị trí dư thừa sắp xếp nhân sự theo năng lực và kỹ năng một cách hợp lý, nâng cao năng suất lao động bằng cách đầu tư và đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thức đẩy sự sáng tạo và đổi mới bằng cách áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, Coca-Cola cần theo dõi sát sao chi phí nhân công để ngăn ngừa lãng phí kịp thời, điều chỉnh chính sách lương thưởng bằng cách áp dụng hệ thống lương thưởng dựa trên hiệu quả công việc

Quản lý chuỗi cung ứng từ kênh phân phối:

Từ chiến lược cung ứng sản phẩm cho các kênh nhà hàng, khách sạn của Coca-Cola, chúng ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của việc quản lý chuỗi cung ứng Đặc biệt đối với các doanh nghiệp cùng ngành, để sản phẩm tiếp cận được khách hàng nhanh chóng nhất, Coca-Cola cần hiểu rõ được hành vi sử dụng và thiết kế hệ thống logistic hiệu quả

Bên cạnh đó, xây dựng mối quan hệ thân thiết đối với các đối tác trong chuỗi cung ứng cũng là yếu tố quan trọng không kém đối với các doanh nghiệp Từ các mối quan hệ bền vững, doanh nghiệp có thể tạo được lợi thế cạnh canh so với đối thủ và có cơ hội tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng tốt hơn

Quản lý mạng lưới và hệ thống kênh phân phối đóng vai trò then chốt trong sự thành công của Coca-Cola, giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trên toàn cầu Hệ thống này bao gồm nhiều cấp độ khác nhau, từ nhà máy sản xuất đến đại lý bán lẻ, và được quản lý thông qua một mạng lưới phức tạp gồm các quy trình, chính sách và công nghệ Việc coca cola đã có lối đi riêng theo cách của mình đã giúp coca cola xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp, tạo được niềm tin và uy tín trong lòng người tiêu dùng Bên cạnh những thành tựu: sản phẩm của Coca-Cola được phân phối tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, coca cola bán hơn 1 tỷ thức uống, hơn 10.450 chai được tiêu thụ mỗi giây … thì vẫn còn tồn tại một số ưu điểm và nhược điểm Chương 3 đã khái quát được về những ưu điểm và nhược điểm trong quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối của Coca-Cola Từ đó đưa ra các giải pháp để giúp Coca-Cola hoàn thiện hơn trong việc quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối

Ngày đăng: 13/11/2024, 15:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1: Logo của Coca Cola - Đề tài phân tích hoạt Động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối tại công ty tnhh coca cola việt nam
Hình 2. 1: Logo của Coca Cola (Trang 18)
Bảng 2.1: Hệ thống sản phẩm chính của Coca-Cola tại Việt Nam - Đề tài phân tích hoạt Động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối tại công ty tnhh coca cola việt nam
Bảng 2.1 Hệ thống sản phẩm chính của Coca-Cola tại Việt Nam (Trang 19)
Hình 2. 2: Quy trình mua hàng - Đề tài phân tích hoạt Động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối tại công ty tnhh coca cola việt nam
Hình 2. 2: Quy trình mua hàng (Trang 21)
Hình 2.3: Kho chứa tự động hóa và tiết kiệm   năng lượng của CocaCola Việt Nam - Đề tài phân tích hoạt Động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối tại công ty tnhh coca cola việt nam
Hình 2.3 Kho chứa tự động hóa và tiết kiệm năng lượng của CocaCola Việt Nam (Trang 25)
Hình 2.4: Sơ đồ dòng chảy hàng hóa - Đề tài phân tích hoạt Động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối tại công ty tnhh coca cola việt nam
Hình 2.4 Sơ đồ dòng chảy hàng hóa (Trang 28)
Hình 2.5: Sơ đồ dòng chảy thông tin - Đề tài phân tích hoạt Động quản lý mạng lưới và chiến lược phân phối tại công ty tnhh coca cola việt nam
Hình 2.5 Sơ đồ dòng chảy thông tin (Trang 29)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w