1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị chuỗi cung Ứng Đề tài phân tích hoạt Động dự trữ và kho bãi tại công ty cổ phần sữa việt nam (vinamilk)

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

• Nhóm B cần phải được kiểm kê thường xuyên và các yêu cầu nêu trên có thể ❖ Phân loại dự trữ theo vị trí của hàng hóa trên dây chuyền cung ứng Theo cách phân loại này thì hàng hóa nguy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2421101144606

TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ VÀ KHO BÃI TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

Giảng viên: TS Tô Anh Thơ Danh sách nhóm sinh viên (Nhóm 5)

1 Trần Thị Tuyết Đang 2221000399

2 Nguyễn Phước Ân 2221000350

3 Nguyễn Phan Hoài An 2221000343

4 Võ Uyên Phước 2221000648

5 Hồ Hoàng Huy 2221000488

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2421101144606

TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ VÀ KHO BÃI CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

Giảng viên: TS Tô Anh Thơ Danh sách nhóm sinh viên (Nhóm 5)

1 Trần Thị Tuyết Đang 2221000399

2 Nguyễn Phước Ân 2221000350

3 Nguyễn Phan Hoài An 2221000343

4 Võ Uyên Phước 2221000648

5 Hồ Hoàng Huy 2221000488

TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có được bài báo cáo hoàn chỉnh nhất, trước hết chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Tô Anh Thơ Cảm ơn thầy vì đã luôn đồng hành, hỗ trợ và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện bài báo cáo

Bên cạnh đó, nhờ vào sự dạy dỗ tận tâm của quý thầy cô Trường Đại học Tài chính – Marketing nói chung và đội ngũ giảng viên khoa Quản trị kinh doanh nói riêng mà chúng em đã tích luỹ được những kiến thức cơ bản cũng như chuyên ngành, trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc Chúng em xin gửi đến quý thầy cô lời tri ân và cảm ơn chân thành nhất Kính mong quý thầy xem xét và đưa ra những ý kiến đóng góp để tôi có thể hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài “Phân tích hoạt động dự trữ và kho bãi” là bài báo cáo độc

lập do nhóm thực hiện trong suốt thời gian qua Các số liệu và kết quả nghiên cứu được lấy hoàn toàn

từ quá trình học tập và nghiên cứu

Nếu có vấn đề phát sinh, chúng em xin được chịu trách nhiệm về tính trung thực của các nội dung trong đề tài của mình

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Bố cục của đề tài 2

CHƯƠNG 1 3

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ THUYẾT 3

1.1 DỰ TRỮ VÀ QUẢN LÍ DỰ TRỮ 3

1.1.1 Khái niệm và bản chất dự trữ 3

1.1.2 Phân loại dự trữ 4

1.1.3 Chi phí dự trữ và một số mô hình dự trữ thông dụng 6

1.2 KHO BÃI VÀ QUẢN TRỊ KHO BÃI 10

1.2.1 Khái niệm, vai trò và mục tiêu của kho bãi trong chuỗi cung ứng 10

1.2.2 Một số vấn đề về vận hành và xử lý trong hệ thống kho 12

1.2.3 Một số nguyên tắc xây dựng kho bãi 13

1.2.4 Một số loại kho thông dụng và chi phí kho bãi 13

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 17

CHƯƠNG 2 18

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ VÀ KHO BÃI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 18

2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 18

2.1.1 Giới thiệu chung, lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 18

2.1.2 Quy mô hoạt động của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 19

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 20 2.2.1 Dự trữ nguyên liệu, đảm bảo chất lượng đầu vào cho quá trình sản xuất 20

2.2.2 Công tác quản trị hàng tồn kho 21

2.2.3 Mô hình quản trị hàng tồn kho 24

2.2.4 Bố trí sắp xếp các loại hàng tồn kho 25

2.2.5 Cách Vinamilk tính số lượng Hàng tồn kho tối ưu 26

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHO BÃI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 28 2.3.1 Sơ lược nhà kho Vinamilk 28

2.3.2 Quy trình xử lí hàng trong kho 29

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 32

Trang 6

CHƯƠNG 3 33

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ VÀ KHO BÃI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 33

3.1 ĐÁNH GIÁ 33

3.1.1 Đánh giá hiệu quả chiến lược quản trị dự án của Vinamilk 33

3.1.2 Đánh giá hoạt động quản lý kho bãi của Vinamilk 34

3.1.3 Nhược điểm 36

3.1 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 37

3.1.1 Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng 37

3.1.2 Sử dụng các phần mềm quản lý hàng dự trữ 38

3.1.3 Nâng cao cơ sở hạ tầng cho hệ thống kho bãi 39

3.1.4 Phát triển cho hệ thống phân phối 39

3.1.5 Cải thiện công tác dự báo 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 41

KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 1 Logo Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 18

Hình 2 2 Danh mục sản phẩm sữa của thương hiệu Vinamilk 20

Hình 2 3 Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu 21

Hình 2 4 Quy trình xuất kho thành phẩm 23

Hình 2 5 Chuỗi tuần hoàn của Vinamilk 25

Hình 2 6 Mô hình EOQ 26

Hình 2 8 Hệ thống xe dẫn hướng (RGV) 30

Hình 2 9 Khu vực chứa hàng trong nhà kho của Vinamilk 31

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Sản lượng hàng tồn kho của Vinamilk giai đoạn 2015 – 2021 20

Bảng 2 2 Nhu cầu về số lượng sản phẩm (D) 27

Bảng 2 3 Xác định chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng (Cđ) 27

Bảng 2 4 Chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng hóa trong một năm (Ct) 28

Bảng 2 5 Tính EOQ, L, T 28

Trang 9

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

1 Trần Thị Tuyết Đang

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh gay gắt và sự phát triển không ngừng của thị trường, việc quản lý kho bãi và lưu trữ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty Tuy nhiên, các công ty đang phải đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề phức tạp trong việc quản lý kho bãi hiệu quả Sự đa dạng và phức tạp của sản phẩm, áp lực từ chuỗi cung ứng, cũng như yêu cầu ngày càng cao về độ chính xác, tốc độ và hiệu quả khiến cho hoạt động lưu trữ và quản lý kho bãi trở nên khó khăn Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cho các công ty áp dụng công nghệ thông tin, tự động hóa quy trình, và cải thiện hệ thống quản lý kho để nâng cao hiệu suất và cạnh tranh trong thị trường

Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hiệu quả cho hoạt động lưu trữ và kho bãi hiện nay trở nên cấp bách Qua đó, chúng ta hy vọng rằng sẽ có những đóng góp tích cực để giúp các công ty vượt qua thách thức, tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu quả hoạt động của họ Để cải thiện thực trạng hiện nay, các công ty cần tập trung vào việc áp dụng công nghệ thông tin, tự động hóa quy trình,

và đầu tư vào hệ thống quản lý kho chuyên nghiệp để nâng cao hiệu suất và hiệu quả trong hoạt động lưu trữ và kho bãi của mình

Vinamilk, một trong những công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam, đang phải đối mặt với thách thức trong hoạt động lưu trữ và quản lý kho bãi của mình Do tình hình kinh doanh ngày càng phát triển và nhu cầu thị trường tăng cao, việc đảm bảo sự hiệu quả, an toàn và không bị lãng phí trong quản lý kho bãi trở nên cực kỳ quan trọng Trong bối cảnh đó, cần có sự tập trung vào cải thiện quy trình và áp dụng các kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng trong hoạt động lưu trữ của Vinamilk Vì thế, công ty cần có biện pháp để khắc phục thực trạng hiện tại và cải thiện hoạt động lưu trữ và kho bãi của công ty

2 Mục đích nghiên cứu

• Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động dự trữ và kho bãi của doanh nghiệp

• Tìm hiểu, đánh giá hoạt động dự trữ và kho bãi tại công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Xác định

ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế

• Đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dự trữ và kho bãi tại công

ty Cổ phần Sữa Việt Nam trong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu qua một số phương pháp sau:

Trang 11

❖ Phương pháp thu thập số liệu: Tổng hợp những kiến thức đã học ở trường, trên sách báo, tạp chí có liên quan

❖ Phương pháp so sánh: Sử dụng so sánh để đối chiếu số liệu giữa các kỳ và các năm hoạt động của công ty để giải quyết những vấn đề cần nghiên cứu

❖ Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá số liệu: Từ các số liệu và công cụ chính sách thu được tác giả sẽ tổng hợp, phân tích để có thông tin để có cái nhìn tổng quan về hoạt động dự trữ

và kho bãi tại công ty

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Bài báo cáo tập trung nghiên cứu về hoạt động dự trữ và kho bãi của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

• Không gian: Tại công ty công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

• Thời gian: Số liệu và dữ liệu thu thập từ Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam từ năm 2021 đến năm 2022

5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết về hoạt động dự trữ và kho bãi của doanh nghiệp Chương 2: Khảo sát thực trạng về hoạt động dự trữ và kho bãi tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Chương 3: Đánh giá hoạt động dự trữ và kho bãi tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam và đề xuất giải pháp

Trang 12

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp sẽ có các loại dự trữ khác nhau

• Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hàng dự trữ có thể là nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm

• Đối với nhà cung cấp thì hàng tồn trữ là vật tư, thiết bị nhiên liệu

• Đối với nhà bán buôn và nhà bán lẻ thì hàng tồn trữ chủ yếu là hàng hoá thành phẩm

❖ Tính bất trắc không ổn định của nguồn cung cấp

Nguồn cung nguyên vật liệu trên thị trường không phải lúc nào cũng ổn định và điều này gây

ra nhiều lo ngại nơi doanh nghiệp sản xuất Sự không ổn định này có thể đến từ các nguy cơ tiềm ẩn nơi nhà cung cấp hoặc trong quá trình vận chuyển Nhằm hạn chế các bắt trắc này, lượng hàng hóa

dự trữ như là một "tấm lưới an toàn" cho doanh nghiệp sẽ được giăng ra

❖ Sự giới hạn về năng lực sản xuất của các doanh nghiệp

Trang 13

Mỗi doanh nghiệp có công suất thiết kế nhất định và không phải lúc nào doanh nghiệp cũng

có thể gia tăng công suất sản xuất được Khi đối diện với sự tăng cao của nhu cầu hoặc một sản phẩm thời vụ nào đó, doanh nghiệp buộc phải tiến hành sản xuất trước và phân phối sau Ví dụ, các hãng sản xuất bia luôn tiến hành sản xuất bia rất nhiều vào các tháng trước tết Nguyên Đán

❖ Lạm phát

Lạm phát làm đồng tiền mất giả và “đồng tiền ngày mai có sức mua kém hơn đồng tiền hôm nay" Hiện tượng này dẫn đến sự tích trữ hàng hóa trong toàn bộ hệ thông chuỗi cung ứng

❖ Yếu tố kinh tế theo quy mô

Yếu tố kinh tế theo qui mô cho rằng mua hàng hay sản xuất với lô lớn thì sẽ tiết kiệm hơn Điều này dẫn đến hiện tượng mua hoặc sản xuất nhiều hơn nhu cầu thực tế và dự trữ xuất hiện

❖ Sự gián đoạn của quá trình sản xuất

Có nhiều lý do cho sự gián đoạn của hoạt động sản xuất: bảo hành hay bảo trì hệ thống máy móc, nghĩ lễ, mùa mưa bão và doanh nghiệp buộc phải tiến hành các hoạt động sản xuất trước nhằm phục vụ các nhu cầu sắp đến

1.1.2 Phân loại dự trữ

Theo Nguyễn Phi Hoàng (2024) “Có nhiều tiêu thức để phân loại dự trữ và tùy thuộc vào từng doanh nghiệp chọn lựa để áp dụng Việc phân loại hàng hóa nguyên vật liệu dự trữ sẽ giúp doanh nghiệp có những biện pháp thích hợp đối với từng loại hàng hóa dự trữ khác nhau Trong khuôn khổ tài liệu này, chúng ta sẽ xem xét 3 tiêu thức sau đây khi tiễn hành phân loại dự trữ”

Tiêu thức “Kỹ thuật phân tích ABC"

Cơ sở để áp dụng kỹ thuật phân tích ABC xuất phát từ định lý Pareto (Định lý 80/20) Theo quan điểm này, đối với phần lớn các doanh nghiệp, 20% khách hàng sẽ mang lại 80% doanh thu cho doanh nghiệp trong khi 80% khách hàng còn lại đem về cho doanh nghiệp chỉ 20% doanh thu

Theo thống kê, 80% giá trị đầu tư vào hàng dự trữ được tạo ra từ 20% số lượng hàng hóa dự trữ, 20% giá trị đầu tư còn lại được tạo ra từ 80% số lượng hảng dự trữ

Kỹ thuật phân tích ABC

Phương pháp này chia hàng dự trữ thành 3 nhóm:

• Nhóm A: gồm những hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm chiếm khoảng 60%-70%

tổng giá trị hàng tồn kho trong khi chỉ chiếm 10%-20% số lượng hàng dự trữ

Trang 14

• Nhóm B: gồm các hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm khoảng từ 20%- 30% giá trị

tổng lượng hàng dự trữ tương ứng với khoảng 25%-30% số lượng hàng dự trữ

• Nhóm C: gồm các chủng loại hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm vào khoảng

5%-15% tổng giá trị hàng dự trữ trong khi chiếm khoảng 50%-60% tổng số lượng hàng dự trữ

Ý nghĩa của kỹ thuật phân tích ABC trong công tác quản trị chuỗi cung ứng

+ Đối với công tác mua hàng:

Nhóm A là nhóm hàng hóa cần có những đánh giá kỹ lưỡng về chất lượng sản phẩm, chất lượng nhà cung cấp, khối lượng mua cũng như cân nhắc yếu tố giá cả trước khi tiến hành mua hàng

Đối với nhóm B và C mức độ trên có thể được gia giảm đôi chút

+ Đối với công tác dự trữ:

• Nhóm A cần phải được quản lý một cách chặt chẽ về khối lượng tổn kho, điều kiện bảo quản, kế hoạch mua và dự bảo chính xác nhu cầu sử dụng

• Nhóm B cần phải được kiểm kê thường xuyên và các yêu cầu nêu trên có thể

Phân loại dự trữ theo vị trí của hàng hóa trên dây chuyền cung ứng

Theo cách phân loại này thì hàng hóa nguyên vật liệu dự trữ sẽ phụ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ của các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng Theo đó, nhà cung cấp sẽ tiến hành tồn trữ nguyên vật liệu ( raw materials) để cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất: nhà sản xuất mua nguyên liệu về sản xuất sẽ có thể tồn trữ nguyên vật liệu, bản thành phẩm (Work in Process - WIP) hay thành phẩm Finished product) Trong khi đó, nhà bán buôn hay nhà phân phối (Distributors) nhà bán lẻ (Retailer) cũng như người tiêu dùng cuối cùng (End user) sẽ tiến hinh tồn trữ thành phẩm

Phân loại dự trữ theo nguyên nhân hình thành dự trữ

Trang 15

Theo phương pháp này ta có các loại dự trữ cơ bản sau

• Dự trữ định kỳ

• Dự trữ theo mùa vụ

• Dự trữ an toàn (Safety stock),

• Dự trữ tối thiểu ( Min stock)

Dự trữ định kỳ là loại dự trữ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra

một cách liên tục và không gián đoạn giữa 2 kỳ mua hàng

Dự trữ theo mùa vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt chỉ xuất hiện vào một mùa nhất định

trong năm Ví dụ: Áo ấm, lồng đèn, áo mưa, lạp xưởng, bánh trung thu

Dự trữ an toàn hay còn gọi là tồn kho an toàn (Safety stock) là nhằm tránh hiện tượng hết

hàng xảy ra Mức tồn kho an toàn cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào xác suất hết hàng tại doanh nghiệp Nếu xác suất hết hàng cao thì mức tồn kho an toàn sẽ có xu hướng tăng cao và ngược lại

Dự trữ tối thiểu là mức dự trữ mà trong bất kỳ tình huống nào doanh nghiệp cũng có đủ

lượng dự trữ này trong kho Khi doanh nghiệp sử dụng kho dự trữ của mình thì khi số lượng hàng tồn kho xuống đến mức tối thiểu này thì doanh nghiệp ngay lập tức phải tiến hành sản xuất hoặc mua

thêm để bổ sung hàng vào kho

1.1.3.1 Chi phí dự trữ

Dự trữ là cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên dự trữ sẽ tạo ra một khoản chi phí khá lớn đối với doanh nghiệp và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Như vậy, nhận diện các thành tố tạo nên chỉ phí dự trữ và đưa ra các giải pháp tối thiểu hóa các khoản chi phí này của doanh nghiệp là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Về cơ bản, chi phí dự trữ gồm các khoản sau:

• Vốn đầu tư vào hàng dự trữ và chi phí cơ hội của lượng vốn này

• Chi phí cho hoạt động mua hàng, đặt hàng, bảo hiểm và thuế

• Các khoản chỉ phí liên quan đến công tác lưu kho như thuê kho bãi, trang thiết bị kho, nhân sự

• Chi phí cho các rủi ro liên quan đến hàng dự trữ như hàng bị hư hỏng, lỗi thời, mất mát, cháy nổ,

Khi nghiên cứu về chi phí dự trữ, cần phải tỉnh táo khí đánh giá các khoản mục cấu thành nên chi phí dự trữ, không nên chỉ đơn giản tăng giảm hàng dự trữ nhằm mục đích giảm thiểu chi phí Dự

Trang 16

trữ nhiều sẽ dẫn đến gia tăng chi phí dự trữ, vòng quay vốn của doanh nghiệp chậm, hiệu quả kinh doanh thấp Ngược lại, dự trữ ít sẽ dẫn đến thiều hụt nguyên vật liệu và hàng hóa cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Điều này sẽ gây sự gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp và phương hại đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải

sử dụng các mô hình dự trữ để vừa cân đối nhu cầu sử dụng vừa đạt mục tiêu là giảm thiểu chi phí tổn trừ

1.1.3.2 Một số mô hình dự trữ thông dụng

Mô hình Mức đặt hàng tối ưu EOQ (Economic Order Quantity)

Mô hình này do Ford W Harris đưa ra vào năm 1915

Điều kiện áp dụng mô hình EOQ:

• Có thể xác định được nhu cầu hàng hóa nguyên vật liệu cần mua và nhu cầu này không thay đổi theo thời gian

• Chu kỳ đặt hàng ngắn và không thay đổi

• Doanh nghiệp nhận đủ số lượng hàng của mỗi đơn hàng trong một chuyến hàng

• Hao hụt trong tồn kho là không có, Không khấu trừ theo số lượng

• Giá cả không thay đổi

• Chỉ có 2 loại chi phí: chỉ phí đặt hàng và chi phí tồn trữ

Mô hình EOQ được tỉnh theo công thức sau:

Ct: chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng hóa trong một năm

Chu kỳ đặt hàng và số lượng đơn hàng:

Nếu gọi L là số lượng đơn hàng trong năm và T là chu kỳ đặt hàng thì ta có:

L = D/EOQ

T = N/L với N là số ngày làm việc trong một năm

Trang 17

Mô hình EOQ là công cụ tương đối đơn giản nhằm giúp xác định khối lượng đặt hàng tối ưu, khoảng cách đặt hàng tối ưu và mức dự trữ bình quân tối ưu Tuy nhiên, mô hình EOQ chỉ có thể áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện nêu trên Trong thực tế các điều kiện nêu trên là quá khó có thể xảy

ra đồng thời

Xác định thời điểm đặt hàng lại

Trong mô hình EOQ, chúng ta giả định rằng doanh nghiệp sẽ chở cho đến khi nào hàng tồn kho bằng 0 thì sẽ tiến hành đặt hàng và hàng sẽ được giao đến tức thì Trên thực tế, từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng có một khoảng thời gian nhất định, có thể ngắn hoặc dài Vì vậy, quyết định khi nào nên tiến hành đặt lại đơn hàng mới dựa vào công thức sau:

Điểm đặt hàng lại (Reorder Point ROP) = nhu cầu/ngày(d) x thời gian vận chuyển (1)

ROP=d x 1 Trong đó d = nhu cầu hàng năm(D)/ số ngày thực tế làm việc trong năm

Về mặt ý nghĩa thì ROP thể hiện mức tồn kho tối thiểu tại thời điểm doanh nghiệp đặt lại hàng

Mô hình Mức đặt hàng theo sản xuất POQ (Production Order Quantity model)

Thực tế hiện nay khi doanh nghiệp mua hàng sẽ yêu cầu bên cung cấp giao hàng từng phần chứ không giao tất cả vào một lần Để thực hiện yêu cầu này, mô hình Mức đặt hàng theo sản xuất POQ được áp dụng Điều kiện áp dụng mô hình POQ về cơ bản giống với mô hình EOQ chỉ khác biệt ở điều kiện là hàng hoá sẽ được giao từng phần

Công thức tỉnh POQ như sau:

POQ = √2 𝑥 𝐷 𝑥 𝐶đ𝐶𝑡(1−𝑑

𝑝 )

Trong đó:

- D: nhu cầu hàng năm

- Ct: chi phỉ tồn trữ cho một đơn vị hàng hóa trong một năm

- Cđ: chi phí đặt hàng

- p: mức sản xuất bình quân hàng ngày

- d: nhu cầu sử dụng hàng ngày và d ≤ p

Mô hình khẩu trừ theo số lượng QDM (Quality Discount Model)

Trang 18

Trong hai mô hình EOQ và POQ, ta giả định là giá cả được cố định Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng giảm giá khi mua với khối lượng lớn là rất thường xuyên xảy ra và người ta gọi đó là khấu trừ theo số lượng Ở mỗi mức sản lượng mua khác nhau nhà cung cấp sẽ có các mức chiết khấu khác nhau và thông thường số lượng mua càng lớn thì tỷ lệ chiết khẩu cảng cao Vì lý do trên mô hình khấu trừ theo số lượng QDM được đưa ra nhằm giải quyết vướng mắc trên Mô hình QDM được xác định qua các bước sau:

Tạm qui ước Q là mức sản lượng tối ưu

Bước 1: Xác định Q’ ở từng mức chiết khẩu theo công thức

Q’ = Trong đó:

- I: tỷ lệ phần trăm chi phi tồn trữ hàng năm so với giá (I = Ct/g)

- g: đơn giá qui định trong biểu khấu trừ

Bước 2: Sau khi tìm được Q ở tất cả các mức giá khẩu trừ, tiến hành điều chỉnh các mức sản lượng tìm được ở bước 1 theo yêu cầu sau:

• Nếu Q nào mà nằm trong mức khấu trừ thì được giữ nguyên

• Nếu Q nào thấp hơn mức thấp nhất của mức khấu trừ thì điều chỉnh lên mức thấp nhất của mức khấu trừ

• Nếu Q' nào cao hơn mức cao nhất của mức khấu trừ thì bỏ Q của mức này

Bước 3: Sau khi có được các Q điều chỉnh thì tiến hành tính tổng chi phí cho từng mức Q theo công thức sau

TC=(D/Q’) x Cđ + (Q’/2) x I x g + D x g

Bước 4: chọn Q’ nào mà có tổng chi phí TC thấp nhất làm mức sản lượng tối ưu của một đơn hàng

Mô hình tồn kho thiếu định trước BOQ (Back Order Quantity Model)

Trong các mô hình tồn kho đã khảo sát trên, chúng ta giả định là không có sự thiếu hụt trong hoạt động tồn kho Tuy nhiên, trong thực tế, do một số hàng hóa nguyên vật liệu cụ thể có chi phí dự trữ khá cao( ví dụ: Xe hơi, máy móc hiện đại, ) và xét thấy nếu tồn trữ thêm sẽ không mang lại hiệu quả nên doanh nghiệp quyết định chấp nhận một mức thiếu hụt nhất định Như vậy, đây là sự thiếu hụt có định trước và như vậy có thể tính toán được chỉ phí do sự thiếu hụt này gây ra Điều kiện áp dụng mô hình này về cơ bản giống các mô hình trên, chỉ khác là có thêm biến số chi phí cho một đơn

Trang 19

vị hàng thiếu hụt trong một năm, hay còn gọi là chi phí thiếu hụt hàng năm do để lại một đơn vị dự

- Q2’: là lượng đặt hàng để lại nơi cung cấp

- Cb: chi phí cho một đơn vị hảng để lại nơi cung ứng

Mô hình xác suất với thời gian phân phối không đổi

Mô hình này đề cập đến hiện tượng phổ biến trong thực tiễn là nhu cầu cả năm D không thể biết trước và nhu cầu này có thể thay đổi Bên cạnh đó khi thiếu hụt anh hàng hóa thì chắc chắn sẽ phát sinh thêm chi phí về thiếu hụt hàng hoá mà doanh nghiệp phải gánh chịu Vì lý do nhu cầu D là tham số không chắc chắn nên yêu cầu về một mức dự trữ an toàn đã được đặt ra Số lượng hàng dự trữ an toàn cao hay thấp phụ thuộc vào thiệt hại do việc thiếu hàng gây ra và chỉ phí tồn trữ cho số lượng hàng này Vấn đề đặt ra đối với mô hình này là làm sao tiến hành đặt hàng khi nhu cầu là không chắc chắn Như vậy, nội dung chủ yếu của mô hình xác suất với thời gian phân phối không đối chính

là xác định điểm đặt hàng lại ROP khi mà doanh nghiệp đã có một khoản dự trữ an toàn dị, trên cơ

sở dự báo xác suất xảy ra thiếu hụt hàng hóa

Như vậy:

ROPat = ROP + dat

1.2 KHO BÃI VÀ QUẢN TRỊ KHO BÃI

1.2.1 Khái niệm, vai trò và mục tiêu của kho bãi trong chuỗi cung ứng

1.2.1.1 Khái niệm kho bãi

Kho bãi là bất cứ cơ sở vật chất nào giúp tồn trữ nguyên vật liệu, bản thành phẩm, thành phẩm trong suốt chiều dài chuỗi cung ứng nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của các thành viên trong chuỗi (Nguyễn Phi Hoàng, 2024)

Trang 20

Quản trị kho bãi là quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả hàng loạt vấn đề kho bãi như lựa chọn vị trí kho bãi, thiết kế kho bãi, chọn lựa loại hình kho bãi, khai thác kho và các vấn đề liên quan như giao nhận hàng hóa nguyên vật liệu tại kho

Ngày nay, ngoài các chức năng nêu trên, hệ thống kho bãi còn thực hiện nhiều hoạt động như nhận hàng, tháo lắp, dán nhân, đóng gói bao bì,

1.2.1.2 Vai trò của kho bãi

Ngày nay hệ thống kho của doanh nghiệp cùng lúc có thể đảm nhiệm rất nhiều các hoạt động như:

• Breakbulk (chia tách): Đổi với một số lô hàng kích thước lớn, có thể tiến hành chia nhỏ thành các lô hàng phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của khách hàng và sau đó tiến hành giao hàng cho khách

• Repackaging (đóng gói lại): Sau khi đã chia nhỏ các lô hàng, hệ thống kho này có thể tiến hành đóng gói và dân nhân lại cho các lô hàng nhỏ này sao cho phù hợp với từng yêu cầu cụ thể

• Assembly (lắp ráp): Theo yêu cầu của từng đơn hàng cụ thể, hoạt động lắp ráp sẽ được thực hiện

• Quality inspectation (Kiểm tra chất lượng): Nhân viên kho có thể cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng nhập và xuất khi nhận hàng và trước khi tiến hành giao cho khách hàng

Vai trò cụ thể của kho bãi đổi với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố sau:

• Kho bãi giúp doanh nghiệp duy trì và ổn định nguồn cung ứng vật tư nguyên liệu phục

vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

• Kho bãi giúp doanh nghiệp tiết giảm được một phần chi phí về vận tải thông qua hoạt động thu gom hàng để tạo thành các lô hàng lớn phục vụ công tác vận tải

• Kho bãi còn là nhân tố giúp bảo quản tốt vật tư nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm nhằm hạn chế hao hụt, hỏng hóc, góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất của doanh nghiệp

• Ngoài ra, kho bãi còn giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả công tác dịch vụ khách hàng, khắc phục những biển động lớn trên thị trường và các khác biệt do không gian, thời gian gây

Trang 21

Quản trị kho bãi tại doanh nghiệp hưởng đến nhiều mục tiêu với ý tưởng chính là tạo tiền đề

hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tồn trữ hàng hóa nguyên vật liệu, cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo Về tổng thể có thể nhận thấy một số các mục tiêu chính của quản trị kho bãi như sau:

• Tối thiểu hóa chi phí về kho bãi

• Tối đa hóa khả năng cung cấp nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

• Tối đa hỏa khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp

1.2.2 Một số vấn đề về vận hành và xử lý trong hệ thống kho

1.2.2.1 Thiết kế hệ thống kho (Warehouse Layout design)

Thiết kế Layout là việc tổ chức, sắp xếp máy móc, thiết bị, bố trí hệ thống kệ, vị trí phòng

ốc bên trong kho và các vấn đề liên quan khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tồn trữ hàng hóa, nhập hàng và xuất hàng

Một vấn đề nữa cần quan tâm khi nói đến thiết kế layout là việc thiết kế các kệ lưu trữ hàng hóa, cách thức bố trí hàng hóa lên kệ cũng như thời gian từ lúc phương tiện tiến vào kho ( để giao hàng hoặc nhận hàng) cho đến lúc phương tiện đó rời khỏi vị trí kho Thời gian này căng ngắn càng thể hiện sự hiệu quả của công tác quản trị kho, trong đó có sự đóng góp của thiết kế layout

1.2.2.2 Xử lý hàng trong kho

Xử lý hàng trong kho chính là nói đến việc di chuyển hàng hóa trong phạm vi kho hoặc giữa các kho hoặc giữa kho và phương tiện vận chuyển Sự di chuyển hàng hóa này, dù là với một khoảng cách rất ngắn nhưng cũng tiêu tốn tiền bạc và thời gian của doanh nghiệp cũng như nguy cơ bể vỡ hàng hóa trong quá trình di chuyển này Chính vì vậy, các nhà quản trị kho bãi cần phải quan tâm đến công tác xử lý hàng trong hệ thống kho nhằm hướng đến thực hiện triệt để các mục tiêu sau:

• Giảm thiểu thời gian di chuyển trong kho

• Giảm thiểu khoảng cách di chuyển trong kho

• Hạn chế để kho trống

1.2.2.3 Ứng dụng kỹ thuật Cross-docking vào quản trị kho hang

Cross - docking là một quá trình phân phối, sắp xếp lại hàng hóa từ xe tải nhập hàng và đưa các hàng hóa này lên các xe tải xuất hàng mà không thông qua bước lưu trữ hàng hóa

Có thể thấy kỹ thuật Cross-docking đã triệt tiêu thời gian lưu kho hàng hóa và hàng hóa chỉ thực sự di chuyển giữa các điểm xuống hoặc lên hàng mà thôi

Để có thể ứng dụng thành công kỹ thuật Cross-dockingtrong quản lý kho hàng của mình, đòi

Trang 22

vô tuyển (RFID), hệ thống nhận diện bằng giọng nói, hệ thống định vị hàng hóa cũng như một công nghệ quản trị kho bãi tiên tiến

1.2.3 Một số nguyên tắc xây dựng kho bãi

Vị trí kho bãi đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng kho bãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng kho bãi cần thiết, công suất và kích thước kho bãi, mức độ tồn kho, khả năng phục vụ khách hàng và cuối cùng là chi phí Tất cả các quyết định trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ phí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Sau đây là một số các nguyên tắc cơ bản cần thực hiện khi tiến hành xây dựng và lựa chọn địa điểm kho bãi:

1.2.3.1 Thuận lợi về giao thông

Mật độ giao thông cũng ảnh hưởng đến công tác giao nhận hàng nên khi lựa chọn địa điểm xây dựng kho bãi cũng phải tỉnh toán đến yếu tố này nhằm giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông gây ách tắc công việc giao nhận hàng của doanh nghiệp

1.2.3.2 Tối đa hóa công suất kho

Chi phí duy trì kho là khá lớn nên việc tối đa hoá công suất hoạt động của kho là rất cần thiết, tránh việc bỏ không khai thác hoặc khai thác không hết công suất kho, gây lãng phí cho doanh nghiệp Để thực hiện yêu cầu này, khi tiến hành xây dựng kho phải tỉnh toán được nhu cầu sử dụng kho để tối thiểu hoa số lượng kho cần dùng Đồng thời nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật hiệu quả nhằm gia tăng tốc độ giải phóng hàng để kịp thời tiếp nhận hàng hóa mới

1.2.3.3 Thiết kế kho phù hợp

Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa cần tồn trữ mà tính toán thiết kế hệ thống kho sao cho phù hợp trên cơ sở tối đa hóa hiệu quả sử dụng diện tích và không gian của kho khi tiến hành tồn trữ hàng Mỗi loại hàng hóa tổn trừ sẽ có các đặc điểm riêng, phù hợp với các thiết kế kho khác nhau Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán kỳ khi thiết kế kho và bố trí tổn trữ Khi có sự thay đổi về chủng loại hàng hoá cần tồn trữ thì doanh nghiệp cần mạnh dạn thiết kế lại hệ thống kho cho phù hợp, không

vì tiết kiệm lúc này lại phát sinh chi phí cho hoạt động của kho sau này

1.2.4 Một số loại kho thông dụng và chi phí kho bãi

1.2.4.1 Một số loại kho thông dụng

❖ Kho tư nhân

Trang 23

Kho tư nhân là hệ thống kho do doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng để phục vụ nhu cầu lưu trữ hàng hóa nguyên vật liêu của mình Đối với các doanh nghiệp có qui mô lớn về hàng hóa tồn kho thì xu hướng hiện nay là sở hữu các hệ thống kho tư nhân này nhằm mục đích giảm thiểu chi phí, tận dụng tối ưu các nguồn lực của hệ thống kho này cho các hoạt động khác của doanh nghiệp

Đối với loại kho này, khi quyết định đầu tư doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến các vấn

đề như thiết kế, công suất, vị trí, khả năng khai thác kho, chỉ phí xây dựng và phải đảm bảo rằng hệ thống kho này sẽ vận hành hiệu quả Ngược lại, tổn thất cho quyết định này sẽ là rất to lớn và có thể đẩy doanh nghiệp đối diện với các rủi ro về tài chính

❖ Kho thuê theo hợp đồng

Kho thuê theo hợp đồng là loại kho do một bên chuyên kinh doanh kho bãi quản lý và cho bên khác thuê lại trên cơ sở hợp đồng thuê kho Đây là sự thỏa thuận giữa 2 bên: Bên quản lý sở hữu kho và bên có nhu cầu sử dụng kho Theo hợp đồng này, bên sở hữu/quản lý kho sẽ cung cấp các dịch

vụ về kho bãi cho bên đi thuê còn bên đi thuê có trách nhiệm thanh toán chi phí thuê cho bên cho thuê Hiện nay có khả nhiều loại kho cho thuê phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp như kho đông lạnh, kho hàng rời, kho hàng lông, kho tổng hợp Doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ này sẽ phải thanh toán một khoản phí nhất định cho bên quản lý kho

❖ Kho ngoại quan

Kho ngoại quan thường nằm ở các cảng biển, cảng hàng không hay khu vực biên giới nhằm thực hiện các nhiệm vụ như lưu trữ các loại hàng hoá đã làm thủ tục hải quan và đang chờ thông quan hoặc các loại hàng có xuất xứ từ nước ngoài đang chở tái xuất hoặc nhập vào nội địa

1.2.4.2 Chọn lựa vị trị kho bãi

Mô hình lý thuyết về lựa chọn vị trí kho bãi

Các nhà kinh tế đã đưa ra một số lý thuyết về phương cách chọn lựa vị trí kho bãi Điển hình, Edgar Hoover đề xuất 3 mô hình lý thuyết về chọn lựa kho bãi bao gồm lý thuyết hệ thống kho hướng

về thị trường (The Market-Positioned warehousing strategy), lý thuyết hệ thống kho hướng về sản xuất (The Product- Positioned warehousing strategy) và lý thuyết hệ thống kho trung gian (The Intermediately Positioned warehousing strategy)"

• Lý thuyết kho hướng về thị trường (The Market-Positioned Warehousing strategy)

Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ chọn lựa xây dựng hệ thống kho bãi gần phần lớn khách hàng chủ lực của mình để có thể tối đa hóa các dịch vụ phục vụ khách hàng cũng như cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu ứng kinh tế về mặt vận tải thông qua áp dụng phương thức vận chuyển

Trang 24

CL (Carload- giao nguyên a) hoặc TL (Truckload - giao nguyên xe) Các phương thức vận chuyển này sẽ cho giá thành vận chuyển thấp nên giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí về vận chuyển Theo Hoover, để áp dụng chiến lược này doanh nghiệp cần hội tụ đủ 2 điều kiện sau:

• Nguồn cung ứng không quá rộng (A few sources of supply)

• Mức độ đòi hỏi cao về dịch vụ và khả năng linh hoạt trong công tác phân phối hàng (High levels of distribution flexibility and services required)

• Lý thuyết kho hướng về sản xuất (The Product-Positioned Warehousing strategy)

Chiến lược này đề nghị doanh nghiệp nên thiết lập hệ thống kho gần nơi cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc thu gom nguyên vật liệu

để có thể áp dụng các phương thức vận tải CL hoặc TL nhằm tiết giảm chi phí vận tải

Chiến lược này đặc biệt thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều nguồn cung cấp khác nhau, nhiều nhà máy sản xuất phân bố trên các địa phương khác nhau cũng như có nhiều yêu cầu về phân loại hàng hóa nguyên vật liệu

• Lý thuyết kho kho trung gian (The Intermediately - Positioned warehousing strategy)

Chiến lược này đề nghị doanh nghiệp xây dựng hệ thống kho nằm ở trung tâm giữa khách hàng và nguồn cung ứng Theo chiến lược này doanh nghiệp chỉ áp dụng khi yêu cầu về dịch vụ phân phối cao và khách hàng đặt mua những chứng loại hàng hóa từ các địa điểm khác nhau

Mô hình toán trong chọn lựa vị trí kho bãi (Location models)

Nhằm trả lời cho câu hỏi là sẽ chọn nơi nào để xây dựng kho bãi hoặc nhà máy của mình, ngoài việc tìm hiểu các lý thuyết về chọn lựa kho bãi tại phần 7.5.1 các doanh nghiệp vẫn thường áp dụng các thuật toán nhằm tìm kiếm một câu trị lời mang tính kỹ thuật và định lượng hơn

• Mô hình trọng số (The Weighted-Factor Rating Model)

Đây là mô hình nhầm so sánh sự hấp dẫn giữa các vị trí khác nhau trên cơ sở đánh giá hàng loạt các yếu tố cả định tỉnh (qualitative factors) và định lượng (quantitative factors) Các bước thực hiện mô hình này gồm:

o Nhận diện các yếu tố được cho là có ảnh hưởng quan trọng đối với việc chọn lựa địa điểm

o Tiến hành đánh trọng số theo mức độ quan trọng cho các yếu tố này Tổng các trọng số này là

1

o Cho điểm đối với từng yếu tố và từng địa điểm đang cân nhắc Số điểm sẽ giao động từ 1 đến

100

Trang 25

o Nhân số điểm của từng yếu tố với các trọng số tương ứng và tính tổng điểm cho từng địa điểm cân nhắc

o Địa điểm nào có số điểm cao nhất sẽ được đề nghị chọn lựa

• Mô hình phân tích hòa vốn (The Break-Even Model)

Mô hình này chỉ có thể được vận dụng khi chi phí cố định (fixed costs) và chi phí biến đổi (variable cost) là có thể xác định được

Các bước thực hiện như sau :

• Xác định các địa điểm tiềm năng

• Xác định chỉ phí cố định cho mỗi địa điểm (bao gồm chi phí về đất, thuế, bảo hiểm, xây dựng, thiết bị )

• Xác định chi phí biến đổi của mỗi đơn vị sản phẩm tại từng địa điểm ( chỉ phí lao động, vật tư, vận tải, )

• Vẽ các đường tổng chi phí trên lên một đồ thị

• Xác định điểm hòa vốn (break even) trên đồ thị hoặc bằng phương pháp đại số

• Nhận diện vị trí mà địa điểm có tổng chi phí thấp nhất

1.2.4.3 Chi phí kho bãi

• Chi phí xây dựng kho: đây là chỉ phí đầu tư ban đầu và có giá trị lớn đối với doanh nghiệp Trên thực tế, muốn xây kho thì doanh nghiệp phải chỉ ra một khoản còn lớn không kém nhằm mua hoặc thuê đất

• Chi phí thuê kho: Trong trường hợp doanh nghiệp không tự đầu tư xây dựng hệ thống kho thì có thể thuê ngoài dịch vụ kho bãi

• Chi phí vận hành kho: Các chi phí vận hành kho bao gồm chi phí nhân sự, các chỉ phí gián tiếp phục vụ hoạt động trong kho như điện, nước, bảo hiểm

Trang 26

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của đề tài “CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ VÀ KHO BÃI” giải thích về cơ sở lý thuyết của hoạt động dự trữ và kho bãi trong doanh nghiệp Bao gồm khái niệm, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động Việc xây dựng và hoàn thiện hoạt động này hợp

lý giúp doanh nghiệp đảm bảo sự phối hợp, thống nhất hoạt động, sử dụng hợp lý nguồn lực, nâng cao hiệu quả công việc và đạt được mục tiêu đề ra đồng thời cũng đủ linh hoạt để phát triển các lợi thế cạnh tranh cho chiến lược tương lai

Chương 1 đã cung cấp nền tảng lý thuyết quan trọng để nghiên cứu và đánh giá hoạt động lưu trữ và kho bãi của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, góp phần xây dựng, hoàn thiện hoạt động

quản lý hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của công ty trong tương lai

Ngày đăng: 01/12/2024, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w