Khái niệm Cạnh tranh là hoạt động ganh đua giữa các nhà sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA DU LỊCH
TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC
LÊNIN
Đề tài: Phân tích hoạt động cạnh tranh
và độc quyền trong nền kinh tế thị
trường Những tác động tích cực và tiêu
cực của độc quyền? Ý nghĩa thực tiễn.
Giảng viên: Nguyễn Minh Tuấn
Mã lớp học phần: 24D1POL51002447
Khóa – Lớp: K49 – TSP001
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 1 năm 2024
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Nguyễn Văn Hoàn 31231020756
2 Trương Việt Hoàng 31231027664
3 Tạ Nguyễn Bảo Ngọc 31231023874
4 Nguyễn Phan Ngọc Trân 31231020330
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
ĐIỂM:
NHẬN XÉT:
Trang 3
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
1 Khái quát về cạnh tranh 5
a Khái niệm 5
b Phân loại cạnh tranh: 5
c Vai trò của cạnh tranh: 6
d Quy luật cạnh tranh: 7
2 Độc quyền: 8
a Khái niệm: 8
b Nguyên nhân hình thành độc quyền: 8
c Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế thị trường: 9
3 Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường: 10
4 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam 11
a) Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng: 11
b) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp 12
5 Các giải pháp duy trì cạnh tranh và chống độc quyền 12
a) Nguyên nhân của những tồn tại trong cạnh tranh và quyền ở Việt Nam:.12 b) Biện pháp duy trì cạnh tranh, kiểm soát độc quyền: 13
LỜI KẾT 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi sự việc trong cuộc sống Cạnh tranh
thúc đẩy sự phát triển, giúp cho đất nước ngày càng đi lên Và tất nhiên cạnh
tranh cũng là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Dạo gần đây, các hoạt động cạnh tranh ở Việt
Nam ngày càng quyết liệt, khắc nghiệt Việt Nam đang tích cực hội nhập, cố
gắng phát triển dựa trên sức mạnh cạnh tranh, từ đó tiếp tục củng cố nền kinh tế,
và cũng đã đem lại những thành tựu nhất định cho đất nước ta
Trong những năm tiến hành đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn bước cho
nền kinh tế ngày càng đúng đắn Quá trình nhận thức của Đảng đã dần dần hoàn
thiện về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò của các
thành phần kinh tế ở nước ta Cho đến nay, mô hình nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa kết hợp quy luật cạnh tranh đã đưa Việt Nam từ nền
kinh tế kém phát triển đến một đất nước có nhiều thành tựu
Tuy nhiên, bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam ta cũng có những mặt hạn chế Đó
là khả năng cạnh tranh còn yếu kém của thị trường nước ta Ngoài nhiệm vụ
phải tăng khả năng cạnh tranh thì chúng ta còn phải chống độc quyền Vì độc
quyền làm cho cạnh tranh không hoàn hảo, nó có thể kìm hãm sự phát triển của
nền kinh tế nước nhà
Đề tài: “Phân tích hoạt động cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị
trường Những tác động tích cực và tiêu cực của độc quyền? Ý nghĩa thực tiễn.”
sẽ được chúng em trình bày dưới đây Không những thế, những giải pháp sẽ
được đưa ra để bảo vệ cạnh tranh, đồng thời chống lại độc quyền
Trang 5NỘI DUNG
1 Khái quát về cạnh tranh
a Khái niệm
Cạnh tranh là hoạt động ganh đua giữa các nhà sản xuất hàng hoá, giữa các
thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi
quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có
lợi nhất
b Phân loại cạnh tranh:
i Căn cứ vào các chủ thể tham gia vào thị trường
* Chúng ta có thể phân chia thành 3 loại cạnh tranh:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là một cuộc cạnh tranh được tổ
chức theo "luật" mua rẻ bán đắt Người mua luôn luôn muốn được mua với giá
rẻ, nhưng người bán lại mong muốn được bán với giá cao hơn Sự cạnh tranh
này được hành động trong quá trình trả giá dẫn đến sự ra đời của giá cả và hành
vi mua sản phẩm được diễn ra
- Giữa chủ thể mua và chủ thể bán: Dựa vào quy luật cung cầu để cạnh tranh
nhau Khi sản phẩm có mức cung thấp hơn mong muốn của khách hàng thì cuộc
cạnh tranh sẽ trở nên gay go hơn dẫn đến sự tăng giá dịch vụ của hàng hoá đó
Cuối cùng là người bán có doanh thu cao, còn người mua thì mất thêm một
khoản tiền Đây chính là hành động tự làm hại bản thân của chủ thể mua khi mất
thêm một khoản phí không đáng có
- Cạnh tranh giữa những chủ thể bán với nhau: Chính là cuộc cạnh tranh khó
khăn, gay go nhất trong 3 loại bởi nó còn liên quan đến sự tồn tại của các đơn vị
hoạt động kinh doanh Lúc sản xuất sản phẩm đi lên, người bán càng nhiều thì
phải cạnh tranh càng quyết liệt hơn bởi vì ai cũng muốn chiếm lấy phần lợi thế
dành cho mình, cướp luôn thị phần của đối thủ và cuối cùng ai thắng sẽ tăng
doanh thu, thị phần và lợi nhuận đi lên, đầu tư kĩ lưỡng và sản xuất được mở
rộng càng nhiều Và ai không có chiến lược cạnh tranh phù hợp thì sẽ bị đẩy ra
khỏi thị trường nhưng cùng lúc đó lại vô tình tạo cơ hội cho những doanh
nghiệp có lợi thế cạnh tranh càng phát triển hơn nữa
ii Dựa vào phạm vi kinh tế:
Chia cạnh tranh thành 2 loại:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa những chủ thể tạo hay dùng
sản phẩm giống nhau Có thể xảy ra cả sự xâm chiếm lẫn nhau Những chủ thể
dành phần thắng sẽ mở rộng phạm vị hoạt động trong thị trường Và những chủ
Trang 6thể thất bại phải chấp nhận thu nhỏ quy mô kinh doanh và có khả năng dẫn đến
phá sản
- Cạnh tranh ngành với nhau: Là sự ganh đua giữa những người làm chủ trong
nhiều ngành kinh tế, để thu lấy nhiều lợi ích nhất Các chủ thể doanh nghiệp
trong sự cạnh tranh này là người duy lý cho nên họ sẽ hướng đến ngành nào tạo
lợi nhuận cao nhất và chuyển vốn sang ngành có lợi nhuận cao Tiếng gọi điều
tiết tự nhiên của lợi nhuận dẫn đến sự xuất hiện của cách phân chia có lí giữa
các ngành sản xuất, từ đó, cuối cùng là các người đầu tư ở những ngành khác
nhau với số vốn bằng nhau cũng chỉ nhận được giống nhau, nghĩa là tạo ra phần
trăm lợi nhuận trung bình giữa các ngành
iii Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường
*Có 3 loại cạnh tranh:
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là một hình thức ganh đua trên thị trường có số lượng
chủ thể bán đông, cá thể mua ít, không một ai trong số họ đủ “to” để thay đổi
đến giá thị trường của sản phẩm Nghĩa là sản xuất với số lượng bao nhiêu, họ
vẫn có thể bán được mọi mặt hàng của mình ở mức giá thị trường hiện hành
Cho nên không nên bán rẻ hơn mức giá trên thị trường vì sẽ dẫn đến lỗ Và cũng
không nên tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường vì nếu thế thì sản phẩm
sẽ không có ai mua chúng Những chủ thể tham gia vào thị trường chỉ còn cách
thích ứng với mức giá chung bởi vì cung cầu trên thị trường được tự do hình
thành, giá phải theo sự quyết định của thị trường Ở một thị trường cạnh tranh
hoàn hảo sẽ không xảy ra cung-cầu giả, không bị thu hẹp vì các chính sách của
nhà nước
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Nếu một nhãn hàng có thể có ảnh hưởng bất kì
đến giá thị trường đối với kết quả sản xuất của hãng thì được đưa vào "hãng
cạnh tranh không hoàn hảo"… Cạnh tranh trên một thị trường không có sự
giống nhau chính là không hoàn hảo
- Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh trong thị trường mà ở đó một người bán
một loại sản phẩm không đồng nhất Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ sản
phẩm được sản xuất ra thị trường Có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh
Cái cần để được gia nhập hoặc để rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền
gặp nhiều khó khăn bởi tiền bỏ ra đầu tư cao hoặc do độc quyền về ý tưởng,
phương tiện kĩ thuật, thị trường này không có ganh đua về giá cả mà chủ thể sẽ
tự định đoạt giá Họ có thể vô tư định giá dựa vào đặc điểm tiêu dùng của sản
phẩm, để cho thu được lợi nhuận tối đa Những chủ thể nhỏ tham gia vào thị
trường này phải miễn cưỡng chấp nhận giá bán hàng theo giá của chủ thể độc
quyền
c Vai trò của cạnh tranh:
Cạnh tranh có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với chủ thể kinh doanh
Trang 7mà còn cả chủ thể tiêu dùng và cả nền kinh tế Việt Nam
- Đối với chủ thể kinh doanh: Cạnh tranh định đoạt sự sống còn và phát triển của
chủ thể do khả năng tác động đến kết quả tiêu thụ mà kết quả tiêu thụ sản phẩm
là cái tiên quyết trong việc quyết định doanh nghiệp có nên tiếp tục sản xuất hay
dừng lại Cạnh tranh được xem như là động lực cho sự phát triển của chủ thể
kinh doanh, cổ vũ để doanh nghiệp tìm ra hướng tăng hiệu suất kinh doanh
Quyết định chỗ đứng của chủ thể kinh doanh trên thị trường qua thị phần so với
đối thủ
- Đối với chủ thể tiêu dùng: Nhờ sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh mà
chủ thể tiêu dùng “may mắn” tiếp thu được nhiều loại sản phẩm với chất lượng
và giá thành phù hợp với khả năng của họ
- Đối với nền kinh tế: Nó thúc đẩy các chủ thể nằm trong thành phần kinh tế
Cạnh tranh là biểu hiện thiết yếu để xây dựng lực lượng sản xuất, nâng cao sự
tiên tiến của khoa học kỹ thuật Cạnh tranh tạo nên sự nhiệt huyết của doanh
nghiệp bên cạnh đó giúp một phần mở ra những đòi hỏi mới của xã hội thông
qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới Thể hiện rằng chất lượng cuộc sống
càng được cải thiện Tuy nhiên nó đưa đến sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt và có
thể dẫn tới xu hướng độc quyền trong kinh doanh
d Quy luật cạnh tranh:
Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là quy luật kinh tế điều tiết một
cách khách quan về mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản
xuất và trao đổi hàng hóa Quy luật cạnh tranh yêu cầu khi đã tham gia thị
trường, các chủ thế sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác luôn phải chấp
nhận cạnh tranh
Ý nghĩa:
- Quy luật cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị
trường
- Quy luật cạnh tranh đáp ứng người tiêu dùng
- Quy luật cạnh tranh đáp ứng cách sử dụng nguồn lực kinh tế một cách tối ưu
nhất
- Quy luật cạnh tranh có khả năng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh
- Quy luật cạnh tranh thúc đẩy sự sáng tạo, là bắt nguồn của sự thay đổi liên tục
trong đời sống kinh tế – xã hội
2 Độc quyền:
a Khái niệm:
Trang 8Độc quyền là một trạng thái của thị trường trong lĩnh vực kinh tế học nhằm độc
tôn mà trong đó có duy nhất một doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng hóa mà
không hề có sự gia nhập thị trường và không có bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào có
thể thay thế ọ nắm trong tay quyền kiểm soát giá sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo H
ra tối đa hóa tài sản và chặn đường các đối thủ khác tham gia thị trường
b Nguyên nhân hình thành độc quyền:
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản
chủ nghĩa đã hình thành các tổ chức độc quyền Các nhóm độc quyền được hình
thành do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ đẩy mạnh cho các tổ chức độc
quyền Lực lượng sản xuất lớn mạnh dưới sự ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật,
yêu cầu các đơn vị kinh doanh phải ứng dụng sự mới mẻ của kỹ thuật trong việc
sản xuất sản phẩm
Cho nên, đó là một thách thức lớn cho các đơn vị kinh doanh bởi lẽ phải cần số
lượng vốn khá cao Vì vậy, các đơn vị kinh doanh phải chú tâm vào quá trình
tổng hợp và tập kết sản xuất, tạo ra các doanh nghiệp có quy mô lớn
Vào cuối XIX, những thành tích mới của khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như
sự ra đời của máy móc, lò luyện kim mới, như: động cơ điêzen, máy phát điện;
mở rộng sản xuất những phương tiện phục vụ cho việc giao hàng mới, như: xe
hơi, tàu hỏa Sự xuất hiện của những thành tựu khoa học này, một phần tạo
nên những ngành mới mẻ về sản xuất, yêu cầu các doanh nghiệp cần có quy mô
rộng lớn; phần khác đẩy mạnh năng suất lao động, phát triển quy mô sản xuất
lớn, tăng khả năng thu thập và chú tâm sản xuất Khi khoa học kĩ thuật có cơ hội
phát triển, đi kèm với sự ảnh hưởng của các quy luật kinh tế thị trường dần dần
lớn mạnh, làm thay đổi đi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng chú tâm vào sản
xuất quy mô lớn
Hai là, do cạnh tranh Cạnh tranh gay go khiến cho các đơn vị kinh doanh vừa
và nhỏ bị thất thoát dần dần, còn các đơn vị kinh doanh lớn sống sót được,
nhưng cũng yếu dần, để tiếp diễn phát triển họ phải chú tâm và tập trung sản
xuất, kết nối với nhau thành các đơn vị kinh doanh với quy mô ngày to lớn hơn
V.I.Lênin đã khẳng định: ” tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập
trung sản xuất này, khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”
Ba là, do hệ thống tín dụng phát triển tạo nên khủng hoảng Năm 1873 xảy ra
khủng hoảng trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa ảnh hưởng đến rất nhiều
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ còn tồn tại các đơn vị kinh doanh lớn, nhưng
muốn đi tiếp thì họ phải đẩy mạnh quá trình thu thập và chú tâm tạo ra của cải
tạo nên các đơn vị kinh doanh có quy mô lớn
Hệ thống tín dụng lớn mạnh chính là sự thúc đẩy có sức ảnh hưởng để tập trung
sản xuất, nhất là việc tạo ra, phát triển các cổng ty cổ phần, tạo đầu ra của các tổ
Trang 9chức độc quyền Sự xuẩt hiện của các tổ chức độc quyền đã ảnh hưởng rất nhiều
đối với xã hội, họ có thể tự ấn định giá để thu lợi nhuận cao
Sự bắt nguồn của lợi nhuận độc quyền cao bản chất vẫn là do năng suất của
nhân viên sản xuất trong các nhà máy độc quyền; không chỉ vậy còn có trong
nhà máy ngoài độc quyền những nhân viên làm việc không có lương; do thua
thiệt trong lúc cạnh tranh của các nhà tư bản vừa và nhỏ khiến họ giảm sút giá
thị thặng dư; lao động thặng dư và có thể là cả một phần lao động quan trọng
của những chủ thể sản xuất nhỏ bé, người lao động ở các nước giàu và các nước
bị “thu phục” và dựa dẫm
Các tổ chức độc quyền có thể thoải mái áp đặt giá thị trường gọi là giá cả độc
quyền Bởi chiếm được vị thế không thể thay thế trong thị trường nên các tổ
chức ấy có “quyền” trong việc quyết định giá cả độc quyền của sản phẩm họ sản
xuất
Các nhóm độc quyền luôn luôn đưa ra một cái giá cao lúc bán và nhỏ lúc mua
Như vậy, giá cả độc quyền bao gồm cả cao (khi bán) và thấp (khi mua)
c Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế thị trường:
i Tích cực:
*Độc quyền tạo ra cơ hội trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa
học kỹ thuật:
Độc quyền là bến đỗ cuối của một hành trình dài thu thập thông tin, chú tâm tạo
ra sản phẩm ở cấp cao hơn, các nhóm độc quyền có khả năng thu nhận được các
nguồn lực, đặc biệt là tài chính trong vấn đề tìm tòi và phát triển các hoạt động
khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh sự tiến bộ kỹ thuật Tuy nhiên có thật hay không
thì còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề, có thể là dựa dẫm vào mục tiêu hoạt động
sản xuất của cải nhằm mục đích sinh lời của các nhóm độc quyền trong nền kinh
tế thị trường chung
*Độc quyền làm tăng năng suất làm việc, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của bản
thân tổ chức độc quyền:
Do tập trung sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp độc quyền lớn nên lợi thế
về vốn được tạo ra trong việc ứng dụng thành tựu công nghệ, công nghệ sản
xuất mới hiện đại, áp dụng phương pháp sản xuất mới hiện đại, sản xuất tiên tiến
đã làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả
sản xuất Năng lực cạnh tranh của hoạt động sản xuất kinh doanh
*Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế đẩy mạnh phát triển nền kinh tế phát
triển theo hướng sản xuất lớn, hiện đại:
Với lợi thế được sức mạnh kinh tế to lớn, nhất là khả năng tài chính, khiến độc
quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi nhọn thúc đẩy
nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiện
Trang 10ii Tiêu cực:
* Độc quyền khiến cho cạnh tranh không hoàn hảo, gây thiệt hại cho người tiêu
dùng và xã hội:
Vì có thể tự định đoạt giá cả sản phẩm (gọi là ấn định giá) Họ có thể thực hiện
cho dù nhu cầu người dùng vì họ biết rằng người tiêu dùng không còn cách
khác Điều này không thể sai khi hàng hóa và dịch vụ có nhu cầu không đổi Là
khi mọi người không thể có nhiều lựa chọn Xăng là một ví dụ Có người có thể
chuyển sang phương tiện giao thông đại chúng hoặc xe điện, nhưng hầu như là
không thể
Độc quyền dẫn đến lạm phát Vì họ muốn quyết định giá cả như nào theo quyền
của họ, họ sẽ tăng cho người tiêu dùng gánh Một ví dụ nổi bật về cách thức hoạt
động của nó là tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ 12 quốc gia xuất khẩu dầu
trong OPEC đang kiểm soát giá 46% lượng dầu sản xuất trên thế giới
* Độc quyền có thể làm chậm sự tiến bộ kĩ thuật dẫn đến thụt lùi kinh tế, xã hội:
Độc quyền khiến doanh nghiệp mất đi nguồn năng lượng để tiếp tục thay đổi
hoặc cung cấp các sản phẩm "mới và cải tiến" Vào năm 2017, Cục nghiên cứu
kinh tế quốc gia cho thấy các doanh nghiệp Hoa Kỳ giảm số tiền đầu tư so với
dự kiến bắt đầu từ năm 2000 bởi sự cạnh tranh giảm sút Điều đó đã xảy ra với
các công ty cáp, và lúc các ăng-ten đĩa vệ tinh và dịch vụ phát trực tuyến xuất
hiện thì đã đánh bay sự độc quyền của họ trên thị trường
iii Độc quyền làm tăng sự phân hóa giàu nghèo:
Khi độc quyền nhà nước bị các nhóm lợi ích địa phương kiểm soát hoặc khi độc
quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội thì sự phân cực giàu nghèo sẽ
xảy ra Dựa vào lợi thế kinh tế và mục tiêu lợi nhuận, các công ty độc quyền có
khả năng và tiếp tục lấn sân vào các lĩnh vực chính trị và xã hội, kết hợp với
công chức nhà nước và tạo ra mục tiêu riêng mọi thứ
3 Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường:
Độc quyền và cạnh tranh là hai hiện tượng có liên quan chặt chẽ với nhau Khi
có chủ trương thúc đẩy cạnh tranh để phát triển thị trường, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và đem
lại lợi ích cho người tiêu dùng thì độc quyền cần phải được loại bỏ
Độc quyền xuất phát từ cạnh tranh tự do, độc quyền khác với nó Nhưng sự xuất
hiện của độc quyền không chấm dứt được cạnh tranh, ngược lại còn tạo nên sự
đa dạng có sức phá hoại to lớn hơn cho cạnh tranh
Không chỉ có các loại cạnh tranh được nêu trên mà còn có thêm:
Một là, các tổ chức độc quyền cạnh tranh với các nhà máy ngoài độc quyền Các
tổ chức độc quyền tìm đường để “bắt nạt”, chèn ép các xí nghiệp ngoài độc