1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cạnh Tranh Và Độc Quyền Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
Tác giả Nguyễn Ngọc Ý Nhi, Nguyễn Huệ Nhi, Vũ Uyển Nhi, Huỳnh Thị Kim Ngân, Trần Mai Kim Ngân, Ôn Hà Mỹ Ngọc, Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Trịnh Huy Phát
Người hướng dẫn GVGD: Bùi Thị Hường
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,86 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (5)
    • I. LÝ LUẬN CỦA C. MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ (5)
      • 1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư (5)
      • 2. Bản chất của giá trị thặng dư (9)
      • 3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư (10)
    • II. Tích lũy tư bản (12)
      • 1. Bản chất của tích lũy tư bản (12)
      • 2. Những nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích lũy (13)
      • 3. Một số hệ quả của tích lũy TB (0)
    • III. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền KTTT (0)
      • 1. Lợi nhuận (0)
      • 2. Lợi tức (19)
      • 3. Địa tô tư bản chủ nghĩa (22)
  • CHƯƠNG IV: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (23)
    • I. Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền KTTT (23)
      • 1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường (23)
      • 2. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân (23)
      • 3. Tác động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường (24)
    • II. Độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền KTTT (25)
      • 1. Lý luận của Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường (25)
      • 2. Lý luận của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản (29)

Nội dung

Trong xu thế kinh tế thế giớidịch chuyển theo hướng từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, học thuyếtgiá trị thặng dư vẫn giữ nguyên giá trị.Học thuyết giá trị thặng dư đư

GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

LÝ LUẬN CỦA C MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

1 Nguồn gốc của giá trị thặng dư: a) Công thức chung của tư bản:

- Tiền trong nền sản xuất hàng hóa: H-T-H

- Tiền trong nền sản xuất tư bản: T-H-T.

- Lưu thông hàng hóa thường chú trọng giá trị sử dụng (thỏa mãn nhu cầu) Ngược lại, lưu thông tư bản nhắm đến giá trị lớn hơn thông qua công thức T-H-T' (tạo ra giá trị thặng dư), trong đó T' = T + t (t > 0).

Nguồn gốc giá trị thặng dư không bắt nguồn từ hoạt động mua bán thông thường, bởi lẽ lợi nhuận của người bán sẽ tương đương với chi phí gia tăng mà người mua phải bỏ ra Do tính chất đôi bên cùng tham gia cả hai vai trò, quá trình lưu thông không tạo ra thêm giá trị mới trên bình diện xã hội.

- Tư bản đã mua được một loại hàng hóa đặc biệt nào đó mà trong quá trình sử dụng loại hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó Đó là hàng hóa sức lao động. b) Hàng hóa sức lao động:

* Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

- Người lao động được tự do về thân thể

- Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động.

* Thuộc tính của hàng hóa sức lao động:

Giá trị của hàng hóa sức lao động được quyết định bởi số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động Số lượng lao động này bao gồm cả thời gian lao động trực tiếp của người lao động để tái tạo những điều kiện sinh hoạt cần thiết cho bản thân và cho gia đình họ, cũng như thời gian lao động gián tiếp và vượt quá để tạo ra lượng thặng dư cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động.

+ Hai là, phí đào tạo người lao động.

+ Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của người lao động.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua.

+ Hàng hóa sức lao động có yếu tố tinh thần, thể hiện nhiều yếu tố lịch sử.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động khác so với hàng hóa thông thường, trong khi sử dụng thì không những giá trị được bảo tồn mà còn tạo ra giá trị lớn hơn. + Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư. c) Sự sản xuất giá trị thặng dư:

- Quá trình tạo ra giá trị thặng dư bao gồm tạo ra và tăng giá trị Để có giá trị thặng dư, người lao động sau khi làm hết thời gian lao động tất yếu, phải làm thêm thời gian lao động thặng dư Thời gian lao động thặng dư này tạo ra giá trị thặng dư thuộc sở hữu của nhà tư bản.

- Như vậy, giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản Ký hiệu giá trị thặng dư là m. d) Tư bản bất biến và tư bản khả biến:

Bộ phận tư bản bất biến (c) là giá trị của tư liệu sản xuất được chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm mà không bị biến đổi trong quá trình sản xuất Tư liệu sản xuất này được tạo ra bởi lao động cụ thể của công nhân làm thuê và thể hiện dưới hình thái vật thể.

+ Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần thiết để quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra.

+ Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất (ký hiệu là v).

+ Công thức hóa về giá trị hàng hóa dưới dạng như sau:

(v+m): là bộ phận giá trị mới của hàng hóa, do hao phí lao động tạo ra. c: giá trị của những tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng. e) Tiền công

- Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động nó lại thường được hiểu là do người mua sức lao động trả cho người lao động làm thuê.

- Người lao động nhận tiền công sau khi lao động Nguồn gốc tiền công là từ chính người lao động chi trả thông qua sổ sách của người mua sức lao động.

- Người lao động và người mua sức lao động cần tôn trọng lợi ích của nhau.

Giá trị thặng dư được sinh ra từ lao động của người lao động Để có giá trị thặng dư dưới dạng tiền, cần phải bán hàng hóa.

- Tư bản có vai trò trong quá trình sản xuất, chuẩn bị điều kiện và thực hiện giá trị thặng dư. f) Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản:

* Tuần hoàn của tư bản

- Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới ba hình thái kế tiếp nhau gắn với thực hiện những chức năng tương ứng và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.

- Mô hình của tuần hoàn tư bản là:

+ Nguồn gốc giá trị thặng dư: Hao phí sức lao động của người lao động.

+ Giá trị H' bao gồm giá trị thặng dư Khi bán được H', thu được T' bao gồm giá trị thặng dư dưới hình thái tiền.

+ Tuần hoàn tư bản là mối quan hệ cần kết hợp giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Để sản xuất kinh doanh hiệu quả cần yếu tố sản xuất, tổ chức sắp xếp, công việc theo quy trình, điều kiện bên ngoài thuận lợi.

+ Hiệu quả kinh doanh khác nhau do chu chuyển tư bản khác nhau.

* Chu chuyển của tư bản

Sự tuần hoàn của tư bản là quá trình luân chuyển liên tục và đều đặn, trong đó vốn liên tục biến đổi lại hình thái của nó.

Tích lũy tư bản

1 Bản chất của tích lũy tư bản:

Cách tiếp cận: Nghiên cứu Tái sản xuất: quá trình sản xuất được lặp lại và đổi mới không ngừng.

Giản đơn (c, v như cũ; biết: c là Tư liệu sản xuất, v là Sức lao động).

Mở rộng: (c + c1) + (v + v1) (biết c1, v1: Tư liệu sản xuất và Sức lao động tăng thêm).

Phân tích: w = c + v + m (với m: tiêu dùng cá nhân hay tích lũy (mua c1 và v1) Kết luận:

- Bản chất của tích lũy TB: là biến m thành TB, tức tư bản hóa m hay mở rộng quy mô TB bằng cách TB hóa m.

- Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tích lũy là m – LĐ không công của công nhân – tích lũy làm cho QHSX TBCN trở thành thống trị và mở rộng sự thống trị.

Về nguồn gốc của cải của GC tư sản: Toàn bộ của cải của GC tư sản là chiếm đoạt của GC công nhân.

Tích lũy đã biến quyền sở hữu thành quyền chiếm đoạt hợp pháp.

Trong SXHH giản đơn Trong SX TBCN

Tư hữu nhỏ về TLSX => trao đổi nguyên tắc ngang giá => không dẫn đến chiếm đoạt LĐ người khác.

Toàn bộ sản phẩm làm ra thuộc về chủ TLSX (nhà TB) => Xác định ngay từ đầu quyền chiếm đoạt.

2 Những nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích lũy:

- Sử dụng hiệu quả máy móc

- Đại lượng TB ứng trước m: + Tiêu dùng cá nhân (m1)

Nhân tố ảnh hưởng đến m -> ảnh hưởng đến m2 (quy mô tích lũy TB).

Tăng m bằng cách tăng 2 PPSX m

- Giảm giá trị, giá cả TLTD

- Giảm giá trị, giá cả TLSX

Quan sát từ công thức tính tỳ suất lợi nhuận có thể thấy, những nhân tố nào ảnh hưởng tới giá trị của tử số hoặc mẫu số, hoặc cả tử số cả mẫu số của phân thức cũng sẽ ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận C.Mác nêu ra các nhân tố sau:

Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác dộng trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận.

Thứ hai, cấu tạo hữu cơ tư bản, hay cấu tạo hữu cơ của giá trị, thể hiện tỉ lệ giữa tư liệu sản xuất không đổi và tư liệu sản xuất biến đổi trong giá trị của hàng hóa Cấu tạo hữu cơ tư bản tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng, trong khi năng suất lao động tăng làm giảm giá trị của tư liệu sản xuất biến đổi, dẫn đến chi phí sản xuất giảm Sự biến động của cấu tạo hữu cơ tư bản ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản Nếu tốc độ chu chuyền của tư bản càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dư hàng năm tăng lên, do đó, tỷ suất lợi nhuận tăng.

- Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.

Cạnh tranh giữa các ngành là cơ chế cho sự hình thành lợi nhuận bình quân. Ở các ngành sán xuất kinh doanh khác nhau, do có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành cũng khác nhau.

Giả sử có ba ngành sản xuất (cơ khí, dệt và da), vốn của các ngành đều bằng nhau (bang

100 đơn vị tiền tệ), tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng nhau (bằng 100%), tốc độ chu chuyển của vốn ở các ngành đều bằng nhau.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân được tính bằng số bình quân gia quyền của các tỷ suất lợi nhuận như sau: ¯¯¯¯p′=∑p∑(c+v)×100% ′¯=∑ ∑( + )×100%� � � �

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh giữa các ngành tất yếu dẫn tới hình thành lợi nhuận bình quân.

Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của như tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau (ký hiệu là p).

Nếu ký hiệu giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân được tính như sau: ¯¯¯¯P=¯¯¯¯¯¯¯P′xK ¯=� �� �′¯

Khi lợi nhuận chuyền hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cá sản xuất Giá cả sản xuất được tính như sau: GCSX=k+¯¯¯¯P e) Lợi nhuận thương nghiệp:

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình phân công lao động xã hội đã tạo ra sự chuyên môn hóa trong lưu thông hàng hóa Bộ phận chuyên môn hóa này được gọi là tư bản thương mại, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế.

Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa.

Nguồn gốc lợi nhuận thương mại chính là một phần giá trị thặng dư do nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương mại nhờ việc tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa.

Cách thức thực hiện là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất dể đến lượt nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa đúng giá trị của hàng hóa.

Khi đó lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán song giá bán không nhất thiết phải cao hơn giá trị vẻ bề ngoài này làm cho người ta nhầm tưởng việc mua bán đã tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp Trái lại, lợi nhuận thương nghiệp thực chất là một phần của giá trị thặng dư

Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận

Lợi tức là một hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong lĩnh vực tài chính Đây là số tiền mà nhà đầu tư kiếm được từ việc đầu tư vào các công ty, cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư.Lợi tức thường được tính bằng cách lấy tỷ lệ lợi nhuận đã được phân chia cho cổ phiếu hay quỹ đầu tư Lợi tức là một phần của lợi nhuận mà người đi vay phải trả cho người cho vay về quyền sở hữu để được quyền sở hữu vốn tiền tệ trong thời gian nhất định.

Trong nền kinh tế thị trường, sự bất cân xứng giữa chủ thể có tiền nhàn rỗi và chủ thể cần tiền mở rộng sản xuất kinh doanh đã thúc đẩy hình thành quan hệ cho vay - đi vay Người cho vay thu được lợi tức từ khoản tiền nhàn rỗi của mình Người đi vay phải trả lợi tức cho người cho vay như một khoản chi phí sử dụng vốn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Người đi vay thu được lợi nhuận bình quân, do phải đi vay tiền của người khác cho nên người đi vay phải khấu trừ một phần của lợi nhuận bình quân thu được để trả cho người cho vay.

Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền KTTT

I QUAN HỆ GIỮA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KTTT:

Là sự ganh đua, đáu tranh giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa. Đây là một hiện tượng kinh tế thiết yếu

1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường:

- Khái niệm: Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự canh trạnh giữa các xí nghiệp trong cùng ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành những ưu thế hay điều kiện tốt nhất trong sản xuất và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Các biện pháp cạnh tranh nội bộ ngành bao gồm sử dụng các phương pháp nâng cao năng suất lao động như cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa Bằng việc áp dụng những biện pháp này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và cải thiện sức cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng ngành.

….) từ đó làm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị XH của hàng hóa đó.

- Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành:

Giá trị thị trường của HH (hay còn gọi là giá trị XH của hàng hóa đó)

Làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa được nâng cao, hàng hóa phong phú.

2 Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân:

- Khái niệm: Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các ngành khác nhau, nhằm giành giật nơi đầu tư có lợi nhất.

- Trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau, với các điều kiện sản xuất không giống nhau, do đó lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận không giống nhau, nên các nhà tưbản phải chọn ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.

CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền KTTT

Là sự ganh đua, đáu tranh giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa. Đây là một hiện tượng kinh tế thiết yếu

1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường:

- Khái niệm: Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự canh trạnh giữa các xí nghiệp trong cùng ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành những ưu thế hay điều kiện tốt nhất trong sản xuất và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Các biện pháp cạnh tranh nội ngành hiệu quả tập trung vào việc nâng cao năng suất lao động Các biện pháp này bao gồm cải tiến công nghệ, hợp lý hóa quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm Bằng cách thực hiện những biện pháp này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và đạt được lợi thế cạnh tranh.

….) từ đó làm giảm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị XH của hàng hóa đó.

- Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành:

Giá trị thị trường của HH (hay còn gọi là giá trị XH của hàng hóa đó)

Làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa được nâng cao, hàng hóa phong phú.

2 Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân:

- Khái niệm: Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các ngành khác nhau, nhằm giành giật nơi đầu tư có lợi nhất.

Do các ngành sản xuất khác nhau có điều kiện sản xuất khác nhau, dẫn đến lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận khác nhau, nên các nhà tư bản tìm kiếm ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.

- Do đó biện pháp thực hiện cạnh tranh giữa các ngành:

Tự do di chuyển vốn của mình từ ngành này sang ngành khác, tức là tự phát phân phối vốn (c và v) vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.

Làm hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là "con số trung bình" của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội.

Tóm lại: So sánh giữa cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành:

Giống nhau: hai quá trình cạnh tranh đều có chủ thể và mục đích cạnh tranh nhất định.

Khác nhau: Đối tượng Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Canh tranh giữa các ngành

Biện pháp Tăng NSLĐ cá biệt

Giá trị cá biệt giá trị XH<

Tự do di chuyển vốn theo hiệu quả KT

Kết quả Hình thành giá trị thị trường (giá trị XH)

Làm hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.

3 Tác động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: a) Tác động tích cực:

Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội.

Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy phát triển nền KTTT.

Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt và phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế của XH.

Cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới …, thúc đẩy LLSX xã hội phát triển nhanh. b) Tác động tiêu cực:

Cạnh tranh cũng gây ra sự ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. Trong cạnh tranh không lành mạnh, các chủ thể kinh tế thường dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm pháp luật.

Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội.

Độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền KTTT

1 Lý luận của Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường: a) Khái niệm Độc quyền:

- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao

- Lợi nhuận độc quyền cao là lợi nhuận thu được cao hơn mức bình quân, do sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại Lợi nhuận độc quyền cao bắt nguồn từ m giá trị thặng dư từ công nhân trong các xí nghiệp, từ các nhà tư bản nhỏ và vừa, từ những người sản xuất nhỏ, từ các nước thuộc địa và phụ thuộc, từ công nhân của các xí nghiệp ngoài độc quyền.

- Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua, bán hàng hóa Có đặc điểm là mua thấp – bán cao.

Giá cả ĐQ = Chi phí SX – Lợi nhuận ĐQ b) Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền: b.1) Nguyên nhân hình thành độc quyền:

Có 6 nguyên nhân hình thành nên độc quyền:

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích lũy và tập trung sản xuất Khi quy mô sản xuất mở rộng, hiện tượng độc quyền dần hình thành do nhu cầu tích lũy và tập trung sản xuất ngày càng lớn.

Thứ hai, là do tác động của các quy luật kinh tế thị trường, bao gồm một số quy luật sau: Quy luật cung cầu; quy luật giá trị thặng dư; quy luật tích lũy, tích tụ, tập trung sản xuất, Các quy luật này làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo xu hướng sản xuất theo quy mô lớn.

Thứ ba, sự xuất hiện của những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào cuối thế kỷ XIX như: Lò luyện kim lớn; những phát triển ở các phương tiện vận tải (tàu thủy, xe điện, xe hơi, máy bay, ); các loại máy móc động cơ mới (động cơ điêzen, máy phát điện, ) đã thành xuất hiện những ngành sản xuất mới.

Thứ tư, sự phát triển của tín dụng và hệ thống tín dụng cũng góp phần không ít vào sự hình thành nên độc quyền Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.

Thứ năm, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản, một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất

Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các nhà tư bản liên tục cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy Mặt khác, cạnh tranh cũng sàng lọc những doanh nghiệp nhỏ kém năng lực, khiến họ phải liên kết hoặc bị thâu tóm Từ đó, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn thống trị một ngành hoặc nhiều ngành công nghiệp.

=> Các nguyên nhân trên đều tất yếu dẫn đến việc tích tụ, tập trung tư bản và sản xuất, khi đạt đến một mức độ nào đó sẽ làm xuất hiện độc quyền. b.2) Tác động của độc quyền: Độc quyền có các tác động tích cực cũng như tiêu cực:

Về tác động tích cực, độc quyền giúp thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, tuy nhiên nếu các tiến bộ kỹ thuật này không đem lại lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền thì ngược lại, đây lại lại là một tác động tiêu cực; độc quyền giúp cho các tổ chức độc quyền tăng năng suất lao động cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường; độc quyền kích thích và thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn, hiện đại. Độc quyền cũng sẽ có một số mặt trái như: cạnh tranh không hoàn hảo thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội; kiềm hãm sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển kinh tế; Chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội từ đó làm tăng phân hóa giàu nghèo. c) Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản: c.1) Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền:

Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các xí nghiệp lớn, thông qua sự thỏa hiệp liên minh, liên kết (gồm có liên minh liên kết trong ngành, liên minh liên kết giữa các ngành và liên minh liên kết kết hợp trong và ngoài ngành) mà hình thành nên tổ chức độc quyền

Nhờ tính đa dạng của các hình thức liên minh mà các hình thức tổ chức độc quyền cũng rất đa dạng và phong phú Gồm:

Cácten: kết hợp thông qua các thỏa thuận về giá cả, khối lượng sản xuất, thị trường, Đây là hình thức dễ đổ vỡ nhất.

Xanhđica: Lưu thông do ban quản trị chung đảm nhiệm.

Tơrớt: Việc sản xuất, tiêu thụ đều do ban quản trị đảm nhiệm.

Côngxooxiom: Hình thức liên kết dọc của các tổ chức độc quyền khác nhau. Côngrômerát: Liên minh đa ngành, đa lĩnh vực, hình thành những tổ hợp. c.2) Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế:

Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất với tư bản của liên minh độc quyền các nhà công nghiệp.Vai trò mới của ngân hàng và sự thống trị của bọn đầu sỏ tài chính:

Ngân hàng có vai trò mới đó là thâm nhập vào độc quyền công nghiệp để giám sát; trực tiếp đầu tư vào công nghiệp.

Sự phát triển của tư bản ngân hàng tất yếu hình thành nên các thành phần như tài phiệt, trùm tài chính (Chi phối đời sống kinh tế, chính trị của xã hội).

Cơ chế thống trị về kinh tế và chính trị của bọn đầu sỏ tài chính:

Các đầu sỏ tài chính thông qua việc kết hợp các chế độ tham dự (mua cổ phiếu khống chế), thủ đoạn kinh tế (lập công ty, phát hành trái khoán, chứng khoán, đầu cơ ruộng đất, ) và các biện pháp kinh tế khác để thống trị nền kinh tế, thống trị chính trị. c.3) Xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến:

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w