1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đ ề tài nghiên cứu rớt môn của sinh viên trường Đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh

29 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Rớt Môn Của Sinh Viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn Nguyễn Thi Kim Liên
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Luận Và Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại bài thuyết trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Tình trạng rớt môn của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đảo tạo của nhà tr

Trang 1

- BỘCÔNGTHƯƠNG —

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỎ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

O00

@?

INDUSTRIAL UNIVERSITY OF HOCHIMINH CITY

BAI THUYET TRINH MON: PHUONG PHAP LUAN VA NGHIEN CUU KHOA HOC

Dé tai: NGHIEN CUU ROT MON CUA SINH VIEN

TRUONG DAI HOC CONG NGHIEP THANH PHO HO CHi MINH

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thi Kim Liên Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Lớp:

Thành phố Hà Chỉ Minh, tháng 3 năm 2023

Trang 2

- BỘCÔNGTHƯƠNG —

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỎ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

O00

@?

INDUSTRIAL UNIVERSITY OF HOCHIMINH CITY

BAI THUYET TRINH MON: PHUONG PHAP LUAN VA NGHIEN CUU KHOA HOC

Dé tai: NGHIEN CUU ROT MON CUA SINH VIEN

TRUONG DAI HOC CONG NGHIEP THANH PHO HO CHi MINH

Danh sach thanh vién nhém 2

Thành phố Hà Chỉ Minh, tháng 3 năm 2023

Trang 3

MUC LUC

1.MỞ ĐẦU 00 22211211111 02111112111 1211212 nung 4 1.1 Lí do chọn để tài nhường 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu c1 112121111 121121 2111212111 211211011221012111 0010111111011 1 121k Hee 4

1.2.1.Mục tiêu chính: Nghiêng cứu rớt môn của sinh viên trường Đại học công nghiệp thành phỗ Hồ Chí Minh c2 n2111222 2 Hy 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: nh HH trung 4

1.3 Cau hoi nghiém on - 5

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ss- s21 21g tre reo 5

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

1.4.2 Phạm vị nghiÊn cỨU 1 2 221121211121 121 221121122121 111 1121012211011 5 01 11 11 1x grkg 1.5.Ý nghĩa khoa học và thực .ằ 5 1.5.1 Ý nghĩa khoa học "—— 5 152.Ý nghĩa thực — 6

2 TỎNG QUAN TẢI LIỆU - 5 2S 11 22 211 E2 2E 1H g1 gu 6

2.1 Các khái niệm c2 212122121221 211111111 011 1112121211111111 011111111111 11 re 6 2.1.1 Khai on ni 6

P4 ái a0 bì o0 ố.ẻ 6 2.1.3 Khái niệm “Nợ mÔi””: - c cv nh n TT TH nen k ng xen ng sex 7

2.2.1.Tông quan tình hình nghiên cứu trong nước: s- 2s người 7 2.2.2 Téng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước: - se rườn 10

2.3 Những vấn đê/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu: - 2s 2tr re 12

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU S12 n1 TH HH HH HH tt 1n g1 ng Hán nhung nung tu 13

3.1 Nội dung nghiên cứu - - 2122121221221 1212112111111111011 112111101112 11 11t net 13

3.1.1 Thiết kế nghiên cứu - 22 2222221222122 2222222222222 13

3.1.2 Chọn mẫu 2 22s 2n T225 1215525155225 HH HH HH He He Hee 13

3.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sắt 0 0 n1 2 gu rrrrryo 14

3.2 Phương pháp nghiên CỨU 1 20221 2211211211 2121152121111 12012011012 8111211 1 1kg 15

3.2.1 Quy trình thu thập dữ liệu 22s S222 22222 rrờg 16

3.2.2 Xr by oi ƯđcdaiiiiiiiDẦDẦD3ẢẢ 16

Trang 4

4 CÁU TRÚC DỰ KIÊN CUA NGHIEN CUUo oocccccccccccccscccsscesscesssessteeeeeees 17

5 KẺ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 5s SE 11tr reg 18 6.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 S2 tre ryn 19

7.PHỤ LỤC s22221112221111122221 1222182221112 112811 2H re 21

Trang 5

NGHIEN CUU ROT MON CUA SINH VIEN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHÓ HỎ CHÍ MINH 1.MỞ ĐẦU

1.1 Lí đo chọn đề tài

Vấn đề nan giải ở các bạn sinh viên là tình trạng rớt môn ngày càng được báo động

Nhiều bạn sinh viên vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc học hành, chuyện học lại là

điều tất nhiên, rất bình thường, rớt môn chăng có gì đáng to tát Nhưng có rất nhiều bạn rớt môn để rồi cảm thấy hồi tiếc, trì trệ thời gian của mình

Tình trạng rớt môn của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí

Minh không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên mà còn ảnh hưởng đến chất

lượng đảo tạo của nhà trường

Đề khắc phục tình trạng rớt môn của sinh viên, cần đưa ra những biện pháp hiệu

quả Nhằm đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên, chúng tôi quyết định chọn đề tài

“Nghiên cứu rớt môn của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phó Hồ Chí Minh” làm tiêu đề cho bài luận văn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.Mục tiêu chính: Nghiêng cứu rớt môn của sinh viên trường Đại học công

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng rớt môn của sinh viên trường Đại

học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Trang 6

- Thực trạng rớt môn của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phó Hồ Chí Minh hiện nay diễn ra như thế nào?

- Những nguyên nhân nào dẫn đến tinh trạng rớt môn của sinh viên trường Đại học

Công nghiệp Thành phó Hồ Chí Minh?

- Làm thế nào để khắc phục tỉnh trạng rớt môn của sinh viên trường Đại học Công

nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?

1.4 Đôi tượng và phạm vì nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu rớt môn của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Do thời gian và nguồn lực thực hiện quy mô nghiên cứu có hạn nên nhóm không thể

khảo sát trên toàn bộ sinh viên của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

mà chỉ tiễn hành khảo sát một số chuyên ngành: Thương mại điện tử, Marketing, Quản trị

Kinh doanh, Điện — Điện tử , Cơ khí, thuộc trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ

nghiên cứu này nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số giải pháp khắc phục tình trạng rớt môn

của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phó Hồ Chí Minh Kết quả của quá trình nghiên cứu này, đóng góp vào hệ thống tri thức hiện có của Việt Nam và thế giới về

Trang 7

tình trạng rớt môn của sinh viên Đồng thời sẽ là cơ sở để phát triển những nghiên cứu

tiếp theo về vấn đề này

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Việc tìm hiểu một số giải pháp khắc phục tình trạng rớt môn của sinh viên trường

Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tìm ra được nguyên nhân và một số

giải pháp khắc phục tình trạng rớt môn của sinh viên Từ đó, giúp sinh viên có phương

pháp học tập tốt hơn để giảm thiểu tình trạng rớt môn

2 TONG QUAN TAI LIEU

2.1 Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm “Sinh viên”:

Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục khác

tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng

dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp dé thực hiện bất kỳ hoạt động

nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng

về sự tiễn bộ đối với sự thành thạo đó Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng

ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần

thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định

(Nguồn: Wikipedia)

2.1.2 Khái niệm “Trường Đại học”:

"Truong Dai hoc" la một cơ sở giáo dục đại học chính thức, có thấm quyền cấp bằng

đại học và các bằng cấp khác như thạc sĩ, tiến sĩ Trường Đại học thường cung cấp chương trình giảng dạy và nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh doanh, luật pháp, y học, kỹ thuật, nghệ thuật và ngôn ngữ

học Trường Đại học có thể được quản lý và tài trợ bởi chính phú, tư nhân hoặc các tổ

chức phi lợi nhuận Ngoài việc cung cấp giáo dục đại học, Trường Đại học còn có thê tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển kinh tế địa phương hoặc quốc gia

(Nguồn: Staff Writers, 2020)

Trang 8

Nợ môn là trường hợp sinh viên bị rớt môn ở Đại học và chưa học lại để qua môn

đó Khi còn nợ bất kỳ môn học nào thì sinh viên cũng đều sẽ không được xét tốt nghiệp ra

trường mà phải học lại để qua môn đó thì mới được tốt nghiệp

(Nguồn: Tự tin vào đời)

Tùy thuộc vào mỗi trường thì sẽ có quy định về số học phần mà sinh viên được phép

nợ Nợ bao nhiêu học phần thì được đăng ký học các môn tiếp theo, nợ bao nhiêu học phần thì không được phép đăng ký và buộc thôi học Tùy vào chương trình đào tạo của mỗi trường mà sẽ có một quy định riêng cho trường đó, để đảm bảo việc thực hiện đúng

va dap ứng được đủ chương trình đảo tạo của trưởng

(Nguồn: Hoàng Thanh Hằng)

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm:

2.2.1 Téng quan tình hình nghiên cứu trong nước:

Chật vật với hàng chục tín chỉ nợ, Hưng, 23 tuổi, lỡ hẹn ra trường đã hơn một năm Ngay từ năm thứ nhất đại học, nam sinh ngành Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại

học Công nghiệp Hà Nội, bắt đầu nợ môn và thi lai liên miên

"Tính sơ qua từ năm nhất đến nay em cũng học lại khoảng 30-40 tín chỉ", Hưng nói,

cho biết sau bốn năm vẫn nợ hơn I0 môn học, gồm cả môn đại cương và chuyên ngành, như Toán cao cấp, tiếng Anh, Kế toán ngân hàng, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng Vì

thé, nam sinh chưa thê ra trường vào tháng 6/2021 như các bạn bè cùng khóa

Cùng tỉnh cảnh với Hưng, Hoàng, sinh viên trường Đại học Nội vụ đang bí bách vì

nợ 6 môn Trong số này, có môn Thống kê lao động xã hội, Luật Lao động, Công tác văn thư lưu trữ

Trong khi Hưng và Hoàng đang tính toán việc trả nợ môn thì Linh, 19 tuôi, cựu sinh

viên Đại học Hàng hải Việt Nam quyết định bỏ đở sau khi trượt môn tiếng Anh

Theo khảo sát, tỉnh trạng sinh viên nợ môn dẫn đến bị cảnh cáo học vụ hoặc bị cho

thôi học không phải hiểm Tỷ lệ sinh viên ra trường đúng hạn ở nhiều trường đại học

Trang 9

kỳ II năm học 2021-2022 Trong số này, có nhiều sinh viên vượt quá thời gian đào tạo tới

2-3 năm vẫn chưa hoàn thành đủ tín chỉ; nhiều sinh viên khác nợ tới 50-60 tín chỉ

Tại TP HCM, nhiều trường đại học đưa ra cảnh báo học vụ và buộc thôi học hàng

trăm sinh viên mỗi năm do kết quả yêu kém hoặc nợ môn Học kỳ I, năm học 202 1-2022,

Đại học Luật TP HCM dự kiến buộc thôi học 76 sinh viên học lực yếu, nợ quá 24 tín chỉ

hoặc bị cảnh báo hai lần liên tiếp Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn của trường đạt

khoảng 73% Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cảnh báo học vụ hơn 400 sinh

viên ở học kỳ II năm ngoái Còn Đại học Công nghiệp thực phẩm công bố danh sách dự

kiến cảnh báo học vụ và buộc thôi học tới 1.036 sinh viên trong cả năm học Mới đây,

hôm 26/9, trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM thông báo 141 sinh vién trong

diện cảnh báo thôi học học kỳ I năm học 2022-2023

Việc nợ môn của Hưng, Hoàng và Linh cũng xuất phát từ những nguyên nhân này Hưng chia sẻ khi học Toán cao cấp, nam sinh không thê hiểu được kiến thức với cách dạy của giảng viên Do không có phương pháp học, lại ngại hỏi, dần dần Hưng thường ngủ gật

và nghỉ học vào những ngày mưa gió Kết quả, nam sinh trượt môn Toán cao cấp và một

số môn chuyên ngành khác, các môn còn lại cũng chỉ ở mức trung bình hoặc trung bình khá

Linh thì mất gốc tiếng Anh từ khi còn học THPT nên nản khi môn này càng khó hơn

ở bậc đại học Ngay khi học năm thứ nhất, nữ sinh đã không thê hiểu được bài giảng hay

câu hỏi của giảng viên Không quyết tâm học, nữ sinh sau đó trượt tất cả các phân thi ở môn học này Đúng lúc băn khoăn về học phí, nữ sinh quyết định dừng học ngay từ năm

thứ nhất để chuyên hướng

Với Hoàng, vì thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương công nhân ít ỏi

của bố mẹ, nam sinh đã tìm việc làm thêm ngay từ khi đặt chân lên Hà Nội Hoàng làm

thêm tại các cửa hàng tiện lợi từ 2 giờ chiều đến 10 giờ tối, một tuần làm sáu ca và chỉ

nghỉ một buổi "Em đi làm thêm vì không muốn bố mẹ vất vả hơn", Hoàng nói, cho biết

dan mat thói quen học bài buôi tối, sáng lên lớp thường mệt mỏi nên không thê tập trung

Trang 10

Chí Minh, chỉ nợ 1 môn chuyên ngành nhưng lớp chỉ được mở vào kỳ cuối của năm học nên muốn đăng ký thì phải chờ nửa năm

"Thời khóa biểu học kỳ sau không còn trống ngày nào nên tôi chấp nhận học chèn 2

lớp cùng một buôi để kịp tiễn độ thực tập và tốt nghiệp Biết rằng học như vậy có thê nhận kết quả không tốt nhưng phải chờ 6 tháng chỉ để học lại l môn là quá lâu", L nói

Ngoài ra, do không còn nhận trợ cấp từ gia đình nên khoản học phí bị tăng thêm do nợ

môn cũng là điều L lo lắng

Tương tự, V.T.C., sinh viên năm 3 Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Thành phố Hồ Chí Minh, đang nợ 1 môn chuyên ngành và l môn đại cương nhưng cũng

không sắp xếp được lịch học lại "Đối với môn chuyên ngành bị nợ, nhà trường hiện chỉ

mở lớp ở những kỳ nhất định Trong khi đó, lịch học của tôi đã kín nên chưa thể đăng ký

được", C nói

Bên cạnh đó, việc đóng học phí môn phải học lại cũng là vấn đẻ khiến nhiễu sinh

viên phải đau đầu

Học lại môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật, T.T.U., sinh viên năm 3 Học viện Công

nghệ bưu chính viễn thông, cho biết phải bỏ ra 1,8 triệu đồng cho 3 tín chỉ "Với số tiền

đó, tôi có thê dùng cho việc khác như học tiếng Anh để nộp chứng chỉ, đảm báo đủ điều kiện tốt nghiệp Việc di chuyên cũng rất bất tiện vì những môn tôi phải học lại được tổ

chức ở cơ sở cũ khá xa", T.U tâm sự (Nguồn: thanhnien)

Bạn Phạm Thu Tuyết - sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng của một trường đại học ở Hà Nội cho hay, có điểm số thấp không hẳn do sinh viên không chịu học, mà cũng

có phân vì chương trình đào tạo quá nặng Được biết, ngay năm đầu, Thu Tuyết và bạn bè

cua minh da phải học những môn khoa học cơ bản và đại cương rất "khó nhằn" Khi học

xong Thu Tuyết dường như không nhớ gì, lên giảng đường chỉ để điểm danh và ngủ

(Nguồn: Caff)

Đa số các tân sinh viên đều từ những vùng quê nghèo lên các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hề Chí Minh, Hải Phòng để học Cuộc sống xa nhà lại không có sự quản lý của gia đình dễ dẫn đến tâm lý thoái mái để các bạn tha hồ “thích gì làm đấy”

Nhưng cũng chính từ đây nhiều bạn đã trượt đài bởi sa vào những tệ nạn mà hệ lụy đó là

Trang 11

chăm chỉ nhưng mới chỉ kết thúc năm thứ nhất cậu đã phải khăn gói về quê Lý đo là từ

ngày lên Hà Nội thay vì việc học cậu đã lao vào các trò chơi điện tử, cày đêm đến mức

không còn thời gian để ăn và ngủ

Dan dần Hùng trở nên nghiền và gần như lúc nào cũng có mặt tại quán nên bỏ bê

việc học ở trường Đến cuối kì vì nợ quá nhiều môn nên cậu không được đi thi, chân nan

Hùng tự ý bỏ học về quê mặc cho bố mẹ cố van nài kiểu gì cũng không được

Cũng như Hùng, trường hợp của T.A - sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cũng

trong tình trạng nợ môn phải nghỉ học Không những thế, cậu bạn này mái mê đánh điện

tử đến nỗi trộm vào xóm trọ lấy đi 2 chiếc xe đạp của 2 người bạn để ngay trước cửa

phòng mình mà không biết

Kết quả, tiền mất lại còn mang tật vào người khi mọi con mắt nghỉ ngờ đều đô đồn

hết vào cậu bởi cái tật “nghiện” điện tử lại bỏ học suốt ngảy nên cậu roi vao tầm ngắm

Khó chu vì bị mọi người nghị ngờ nhưng những lời giải thích của cậu không còn đáng tin

khi chính bản thân suốt ngày trong tình trạng bỏ học cả tuần, đóng kín cửa phòng vì

nghiền điện tử (Nguồn: Tiền Phong)

Ở trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, theo ông Trần Thế Hoàng,

Trưởng phòng Đào tạo nhà trường thì: Nếu lấy con số "đầu vào" so sánh với con số "đầu

ra" ở kỳ thi tốt nghiệp lần thứ nhất thì tỷ lệ là khoảng 60% Số còn lại gồm những sinh

viên bị đuôi học hoặc những sinh viên phải "trả nợ" cho xong những học phần còn thiếu

đề thi tốt nghiệp lân thứ hai (Nguồn: Nhân dân)

PGS.TS Nguyễn Phong Điền - phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội từng

thang thắn chia sẻ rằng hằng năm, trường này có khoảng 700 - 800 sinh viên phải ra khỏi

hệ chính quy do không đảm bảo được yêu cầu của nhà trường Ngoài ra có 40% phải trả

nợ môn đến năm thứ 6 mới ra trường được

Tương tự, tại trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phó Hồ Chí Minh, ngay từ

học kỳ I năm học 2021 - 2022 đã có hơn 200 sinh viên bị xem xét buộc thôi học và hon

800 sinh viên bị cảnh báo học vụ lần 1 (Nguồn: Cafef)

2.2.2 Téng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Tac gia Ali N., JusofK., AlI S., Mokhtar N & Salamat A S A., trong nghiên cứu

Trang 12

hỏi khảo sát Các nhà nghiên cứu đã chí ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của

sinh viên như: nhân khẩu học, sự đi học, học tập tích cực, tham gia vào các hoạt động

ngoại khóa và đánh giả khóa học, trong đó học tập tích cực được sinh viên đánh gia cao

hơn và những sinh viên tham gia lớp học đầy đủ sẽ có điểm số cao hơn những sinh viên

không tham gia lớp học

Tác gia Ali N., Jusoff K., Ali S., Mokhtar N & Salamat A S A., đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những kết quả học tập của sinh viên như cần tiễn hành một bài kiểm tra thực tế dé phát hiện không chỉ dựa trên nhận thức của sinh viên mà còn dựa trên tình hình thực tế

Tac gia Ali S., Zubair H., Fahad M., Hamid K., Ahmed A., da tién hanh nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố đóng góp vào kết quả học tập của sinh viên viện Đại học Islamia Nhom nhà nghiên cứu đã thu thập đữ liệu của 100 sinh viên tốt nghiệp Đại học Islamia co sé Bahawalpur Rahin Yar Khan Két qua nghién ctu cho thay: tudi, thu thập, giờ làm việc có vai trò quan trọng trong việc giúp cái thiện kết quả học tập của sinh viên

tốt nghiệp Hầu hết sinh viên đang theo học tại cơ sở Bahawalpur Rahin Yar Khan của

Đại học Islamia bận rộn với công việc của mình nên họ tốt nghiệp muộn Tiếp theo là

mức thu nhập của cha mẹ nuôi con cái của họ Thu nhập có thể làm ảnh hưởng đến kết

quả học tập của sinh viên Điều này cho thấy phụ huynh có thu nhập cao là nguyên nhân dẫn đến điểm thi cao Nhưng thời gian học là một trong những yếu tô quan trọng nhất ảnh hưởng đến điểm số của sinh viên Sức mạnh tương quan giữa điểm kiểm tra và giờ học

được đánh giá cao hơn tuôi tác và thu nhập

Tác giả Muhammedhussen M., đã tiễn hành nghiên cứu “ Các yếu tô quyết định học lực của sinh viên kinh tế” bằng phương pháp nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi khảo sát

cắt ngang Tác giả đã cho thấy: mối liên hệ giữa giáo dục và phát triển kinh tế đã được ghi nhận từ lâu, giáo đục được xem là nguồn nhân lực thiết yếu để phát triển xã hội Giáo dục

đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng năng lực con người và thúc đây tăng trưởng

kinh tế phát triển Qua đó tác giả thực hiện một nghiên cứu về vác yếu tố quyết định học lực của sinh viên kinh tế Bằng các bài kiểm tra độc lập, trong quan peaison tir 100 sinh

viên của trường Jimma, Ethiopia đã nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến học lực của sinh

viên bao gồm: điểm thi đại học, hoàn cảnh kinh tế gia đình, thời gian sinh hoạt và thói

Trang 13

giới tính, nơi ở, thời gian học tập và thời gian giải trí được cho là không đáng kê Tác giả

đã đề xuất một số giải pháp rằng các trường đại học, gia đình sinh viên và các nhà hoạch định chính sách cần phải làm việc chăm chỉ dé cải thiện kết quả học tập của sinh viên,

bằng cách xem xét các yếu tố quyết định đã nói ở trên

Tac gia Muhammad I U., Aamir S., Tehmina S., Shahbaz K., đã thực hiện nghiên

cứu “Các yếu tổ ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Đại học Bahauddin

Zakariya, Multan” Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát cắt ngang

và kết quả cho ta thấy có 5 yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên, trong đó việc sử đụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả, môi trường học tập đây đủ trong lớp học và sự tham gia tích cực của học sinh để tiếp thu kiến thức là những yếu tố quyết định

hang dau cé thé làm tăng động lực học tập của học sinh Từ phân tích, nhà nghiên cứu kết luận rằng khuyến khích môi trường lớp học mang tính xây dựng bằng cách thảo luận, thiết

lập môi trường học tập hợp tác và làm việc nhóm nhỏ có thể nâng cao mức độ động viên

của học sinh nhằm mục đích tham gia vao quá trình học tập Việc sử dụng các phương

pháp giảng dạy hiện đại, cung cấp môi trường lớp học đầy đủ và khuyến khích phản hồi phân tích từ học sinh là những biện pháp quan trọng nhất có thê làm tăng mức độ động

viên của học sinh để đạt được điểm học tập cao

Tac gia Jayanthi s v., Balakrishnan S., Ching A L §., Latiff, A.M.A Nasirudeen, trong quá trình nghiên cứu “Các yếu tố đóng góp vào kết quả học tập của sinh viên trong một trường Đại học ở Singapore” Tác giả đã sử phương pháp thu thập đữ liệu bằng bảng

câu hỏi bán cấu trúc với 144 sinh viên Tác giả đã chỉ ra một số yếu tổ có thê ảnh hưởng đến kết quả học tập như: tình trạng kinh tế xã hội, trình độ học vẫn của cha mẹ, việc đi

học, Ngoài ra, giới tính, quốc tịch, sự tham gia vào ECA, ý định theo đuôi các nghiên cứu cao hơn và sở thích học tập đã đóng góp đáng kế vào kết quả học tập của sinh viên 2.3 Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu:

- Chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng nợ môn của sinh viên hiện nay

- Chưa có nhiều số liệu, thống kê về vẫn đề nợ môn của sinh viên hiện nay

- Chưa có nhiều sự đánh giá, nhận xét của sinh viên về vấn đề nợ môn

- Chưa có nhiều giải pháp đề giúp sinh viên giảm thiểu được tình trạng nợ môn

Trang 14

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHAP — PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng thiết kế định lượng Lý do sử dụng nghiên cứu định lượng vì tình trạng nợ môn của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp là một khái niệm tương đối

đa chiều nó có mối liên hệ với nhiều yếu tố khách quan đến từ bên ngoài và yếu tố chủ quan đến từ bản thân đối tượng Do đó, nghiên cứu định lượng sẽ là lựa chọn hợp lý và

cho phép nhà nghiên thu thập nhiều thông tin hơn về khái niệm này so với nghiên cứu định tính Nghiên cứu này chỉ thực hiện ở ngành Marketing của sinh viên Trường Đại học

Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, do thời gian thực hiện nghiên cứu không nhiều và

điều kiện thực hiện quy mô nghiên cứu có hạn nên nhóm chỉ thực hiện khảo sát ở phạm vĩ

các khóa từ K15 đến K17 Bên cạnh đó, nghiên cứu định lượng sẽ giúp khái quát hóa một

cách chính xác nhất về số lượng sinh viên nợ môn thuộc ngành Marketing trong phạm vị

toàn trường

Nếu sử đụng phương pháp thu thập thông tin định tính (phỏng vấn, quan sát, thảo

luận nhóm) sẽ mất rất nhiều thời gian, chi phí và kết quá của nghiên cứu chỉ mang tính chất cá nhân Ngược lại, thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng (khảo sát bằng

bảng câu hỏi) thì nhà nghiên cứu sẽ thu thập được lượng thông tin lớn nhưng không mất quá nhiều thời gian và chỉ phí cho quá trình thực hiện khảo sát, thông tin mang tính khái quát cho toàn bộ sinh viên ngành Marketing Vì vậy, nhóm đã quyết định chọn phương

pháp thu thập dữ liệu là khảo sát bằng bảng câu hỏi để tiễn hành thực hiện dé tai nghiên

cứu

3.1.2 Chọn mẫu

Nghiên cứu sẽ được tiễn hành tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hề Chí Minh nằm ở số 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Industrial University

of Ho Chị Minh City) là một trường Đại học định hướng ứng dụng và thực hành, trực

thuộc Bộ Công Thương, chuyên đào tạo nhóm ngành kinh tế công nghiệp và kỹ thuật

Ngày đăng: 31/12/2024, 17:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thành  3  hình  thức: - Đ ề tài   nghiên cứu rớt môn của sinh viên trường Đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh
h ành 3 hình thức: (Trang 16)
Bảng  1.  Phương  pháp  nghiên  cứu  theo  mục  tiêu - Đ ề tài   nghiên cứu rớt môn của sinh viên trường Đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh
ng 1. Phương pháp nghiên cứu theo mục tiêu (Trang 17)
Bảng  câu - Đ ề tài   nghiên cứu rớt môn của sinh viên trường Đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh
ng câu (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN