1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Thuế Đối Với Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Vũ Mạnh Hải
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Minh Tiệp
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 747,21 KB

Nội dung

Là một công chức, có cơ hội tìm hiểu thực trạng về công tác QLT, tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình là: “Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh

Trang 1

- -

VŨ MẠNH HẢI MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Thị Minh Tiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

HẢI PHÒNG NĂM 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế này do chính tôinghiên cứu và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn làhoàn toàn trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng

Hải Phòng, ngày 12 tháng 12 năm 2016

Tác giả

Vũ Mạnh Hải

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Bản luận văn này được hoàn thành sau một quá trình học tập nghiên cứucủa tôi trên giảng đường và trong thực tiễn Bên cạnh những nỗ lực của bảnthân, đó cũng là kết quả của sự hướng dẫn và giúp đỡ của mọi người

Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn của tôi, TS BùiThị Minh Tiệp, tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong toàn bộ quá trình nghiêncứu và thực hiện luận văn

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Hải Phòng đãtruyền đạt những kiến thức, trang bị những kỹ năng cho tôi trong quá trìnhhọc tập và giúp đỡ tôi hoàn tất mọi thủ tục để hoàn thành luận văn;

Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Thuế Quảng Ninh; gia đình vàbạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn./

Hải Phòng, ngày 12 tháng 12 năm 2016

Tác giả

Vũ Mạnh Hải

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 4

1.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế 4

1.1.1 Khái niệm về thuế 4

1.1.2 Hệ thống thuế, phân loại thuế, các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế .6

1.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 9

1.2 Thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 12

1.2.1 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tác động đến Quản lý thuế 12

1.2.2 Các sắc thuế áp dụng đối với loại hình DN có vốn đầu tư nước ngoài 15 1.3 Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 19 1.3.1 Khái niệm quản lý thuế 19

1.3.2 Đặc trưng của công tác quản lý thuế 19

1.3.3 Nội dung công tác quản lý thuế đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài20 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 25

1.4.1 Các yếu tố từ cơ quan thuế 25

1.4.2 Các yếu tố từ phía doanh nghiệp nộp thuế 26

1.4.3 Các yếu tố từ cơ chế chính sách Nhà nước 26

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỒI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG NINH 27

2.1 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh 27

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội 27

2.1.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh 28

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý thuế và việc thực hiên chức năng quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh 30

2.2.1 Tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Quảng Ninh 30

2.2.2 Về quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh 33

2.3 Thực trạng công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 34

2.3.1 Công tác kê khai và kế toán thuế 34

2.3.2 Công tác tuyên truyền hỗ trợ 38

2.3.3 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế 41

2.3.4 Công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế 44

2.3.5 Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế 46

2.4 Đánh giá về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 48

2.4.1 Những kết quả tích cực 48

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại 50

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 53

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 56

Trang 6

3.1 Mục tiêu và định hướng trong công tác quản lý thuế đối với các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 56

3.1.1 Mục tiêu trong công tác quản lý thuế 56

3.1.2 Định hướng trong công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 58

3.2 Các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 60

3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế, phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện tốt quản lý thuế doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo cơ chế tự khai, tự nộp 60

3.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ thuế 62

3.2.3 Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra thuế 63

3.2.4 Áp dụng chống gian lận thuế qua định giá chuyển giao 65

3.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế 69

3.2.6 Một số biện pháp khác 70

3.3 Kiến nghị 71

3.3.1 Đối với chính quyền địa phương 71

3.3.2 Đối với Cục thuế Quảng Ninh 72

3.3.3 Đối với DN có vốn ĐTNN tại Quảng Ninh 73

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015

29

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang 9

2.1 Bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh 31

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, với sự phát triển của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế làmột xu hướng khách quan Theo đó, hội nhập quốc tế về thuế ngày càng rộng

và sâu nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hoá thương mại trên toàn thế giới.Ngoài việc xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích, Quản lý thuế(QLT) phải được cải cách và hiện đại hoá theo các chuẩn mực QLT quốc tếnhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào ViệtNam và khuyến khích doanh nghiệp (DN) Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tạomôi trường thuận lợi đồng nhất về thuế để phát triển KT- XH đất nước

Thực tế đã khẳng định vai trò to lớn của khu vực kinh tế có vốn ĐTNNkhông chỉ đáp ứng yêu cầu về vốn, công nghệ mà còn đóng góp quan trọngcho sự tăng trưởng kinh tế nước ta Trong đó số thu về thuế đối với các DN cóvốn ĐTNN ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số thuNSNN là một trong những biểu hiện rõ rệt về vai trò cũng như ảnh hưởng củakhu vực này đối với nền kinh tế Số thuế nộp NSNN của các DN có vốnĐTNN năm 2015 là 128.000 tỷ đồng tăng 9,2% so với năm 2014 chiếm14,4% trong tổng số thu NSNN cả nước

Công tác QLT từng bước được cải cách, hiện đại hoá, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của cán bộ công chức thuế ngày càng được nâng lên, kết quảthu ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên theo đánh giáchung, công tác QLT đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài còn bộc lộ một sốtồn tại Đó là: Chính sách thuế còn những điểm quy định chưa chă ăt chẽ, tạo

kẽ hở cho hành vi lợi dụng gian lâ ăn thuế; công tác QLT còn yếu kém chưađáp ứng được yêu cầu hiê ăn đại hóa; Công tác bố trí sắp xếp lực lượng cán bộcông chức làm công tác thanh tra, kiểm tra hạn chế cả về mặt số lượng và chấtlượng nên việc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thuế để ngăn chặn

xử lý kịp thời còn ít Điều này không chỉ xuất phát từ nhu cầu cần phải giải

Trang 11

quyết các vẫn đề nghiệp vụ trong QLT mà còn từ sự cần thiết phải tăng cườngQLT để thuế thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tếtrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng

Quảng Ninh cũng là một trong những địa phương đang có nhiều khởi sắc

về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và có nguồn thu tương đối ổn định từkhu vực này Công tác thu hút ĐTNN của tỉnh năm 2015 tiếp tục thu đượcnhững kết quả tích cực Tính đến năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã cấp được 34

dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 512,65 triệu USD Trong điềukiện còn nhiều khó khăn, song các DN có vốn ĐTNN trên địa bàn năm vừaqua đã từng bước khắc phục được khó khăn, ổn định sản xuất Các dự án đầu

tư nước ngoài trên địa bàn đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, đồng thời tạo điềukiện khai thác tốt các nguồn lực tiềm năng của địa phương và có những đóngtích cực vào phát triển KT- XH của tỉnh Năm 2014, các doanh nghiệp có vốnĐTNN đóng góp vào ngân sách của tỉnh 22,82 tỷ đồng, tăng 120% so vớinăm 2013 Giá trị xuất khẩu đạt 107,06 triệu USD, tăng 1,4 lần so với năm

2010 và bằng 71,2% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh Các DN có vốn đầu

tư nước ngoài đã tạo chỗ làm cho gần 30.000 lao động

Bên cạnh đó nhiệm vụ chính trị của Cục Thuế Quảng Ninh thực hiện dựtoán thu ngân sách đến năm 2020 là thu ngân sách nội địa tăng tối thiểu10%/năm

Những yếu tố trên đặt ra một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải nâng caohiệu quả QLT nói chung và hiệu quả QLT đối với khu vực DN có vốn đầu tưnước ngoài nói riêng nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh Là một công chức, có cơ hội tìm hiểu thực trạng về công tác

QLT, tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình là: “Một số biện pháp

tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế của Nhà nước đối với doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý thuế đối với doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong lĩnhvực quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnhQuảng Ninh

Về thời gian: sử dụng các số liệu thống kê trong phạm vi 5 năm (2011 2015) và đề ra các biện pháp giai đoạn 2016 - 2020

-4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh…

để phân tích, đánh giá, bình luận

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mụctài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế

1.1.1 Khái niệm về thuế

Lịch sử loài người đã chứng minh, thuế ra đời là một sự cần thiết kháchquan gắn liền với sự ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước Sự xuất hiện thuếtrong lịch sử nhân loại gắn liền với nhu cầu chi tiêu của nhà nước, nó thể hiệnquyền lực của nhà nước và là cơ sở cho sự hoạt động và phát triển của nhànước Cùng với sự phát triển của loài người là sự phát triển của nhà nước, đicùng với nó là sự gia tăng quyền lực và nhiệm vụ của nhà nước Tuy đứng ởmỗi góc độ khác nhau, quan điểm về kinh tế chính trị- xã hội khác nhau thìcũng có cái nhìn về thuế khác nhau Trong các sách báo kinh tế trên thế giới,cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối khái niệm về thuế Nhiềuquan điểm đưa ra mới nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế nênchưa phản ánh bản chất chung nhất của phạm trù này

Theo các nhà kinh điển, thuế được quan niệm rất đơn giản Các Mác đã

nói “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho

Kho bạc thu được bằng tiền thu được bằng tiền hay sản vật mà người đan phải đóng góp để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước” [5, tr.522] F Anghen

đã chỉ rõ:“Để duy trì quyền lực công cộng , cần phải có những sự đóng góp

của những người công dân của Nhà nước đó là thuế…” [5, tr.522]

Sau này, khái niệm về thuế ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn.Trong cuốn Từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và

Bryan Lowes cho rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu

nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”

[3, tr.25]

Trang 14

Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn

“Kinh tế học” của hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy như sau: “Thuế là

một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hoá, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hoá hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành

vi vi phạm pháp luật” [3, tr.25].

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze, trong cuốn “Tài chính công” đã đưa

ra một định nghĩa tương đối cổ điển nhất: “Thuế là một khoản trích nộp bằng

tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước” [3, tr.26].

Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta định nghĩa: Thuế là một hình

thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [3,

tr.26].

Trên góc độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc

mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [3, tr.26].

Trên góc độ kinh tế học, thuế được xem xét như là một biện pháp đặc

biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước [3, tr.26].

Mặc dù còn nhiều định nghĩa khác nhau, song nếu khái quát chung đểtìm hạt nhân lý tưởng của từng quan điểm, có thể rút ra một số đặc trưngchung của thuế như sau:

Trang 15

Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các mối quan hệ

tiền tệ phát sinh giữa Nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân trong xãhội

Thứ hai, những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một

cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc chuyển giao thu nhập cótính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của Nhà nước

Thứ ba, xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là một khoản nộp cho Nhà

nước được nhà nước quy định theo mức thu và thời hạn nhất định

Từ những nội dung trên, có thể nêu khái niệm tổng quát về thuế như sau:

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng [3, tr.28].

1.1.2 Hệ thống thuế, phân loại thuế, các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế

1.1.2.1 Khái niệm hệ thống thuế

Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng

có mối quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ nhất định của

nhà nước trong từng thời kỳ [3, tr.45].

1.1.2.2 Phân loại thuế

Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật thuếthành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định Tuỳ thuộc vàomục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển KT- XH mà cơ cấu và nộidung các Luật thuế có khác nhau Cũng tuỳ thuộc vào cơ sở, mục đích phânđịnh, thông thường thuế được phân loại theo các tiêu thức sau:

- Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào NSNN, thuếđược phân làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu

+ Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp thu nhập hoặc tài sản của

người nộp thuế [3, tr.48] Tính chất trực thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế

theo quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế Thuế trực thu trực

Trang 16

tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế Ở nước ta thuộc loạithuế này gồm: thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nôngnghiệp

+ Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài

sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ [3, tr.49] Tính chất gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế và

người chịu thuế không đồng nhất với nhau Thuế gián thu là một bộ phận cấuthành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động SXKD nộp choNhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế Ở nước ta thuộcloại thuế này bao gồm: Thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuếTTĐB

Sự phân loại thuế thành thuế gián thu và thuế trực thu có ý nghĩa quantrọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế

- Căn cứ vào đối tượng đánh thuế Theo cách phân loại này thuế đượcchia thành: Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuếGTGT, thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá như thuế xuất nhập khẩu, thuếTTĐB Thuế đánh vào thu nhập như thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân Thuếđánh vào tài sản như thuế nhà đất, thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụngmột số tài sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, lệ phí, phí.Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừaphát huy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hỗ trợ, bổ sung cho nhaunhằm thực hiện một cách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống phápluật thuế

1.1.2.3 Các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế

Sắc thuế là một hình thức cụ thể được quy định bằng một văn bản phápluật, dưới hình thức luật, pháp lệnh hoặc các chế độ thuế Trong một văn bảnpháp luật về thuế thông thường chứa đựng các yếu tố cơ bản sau đây:

(1) Tên gọi của sắc thuế

Trang 17

Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuếkhác nhau, đồng thời phản ánh những tính chất chung nhất của hình thức thuế

đó Trong nhiều trường hợp, tên gọi của sắc thuế đã hàm chứa nội dung, mụcđích và phạm vi điều chỉnh của sắc thuế đó Chẳng hạn, “thuế thu nhập cánhân” là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân; “thuế giá trị gia tăng” đánh vàophần giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch sau mỗi chu kỳ luân chuyển hànghoá và dịch vụ qua từng giai đoạn

(2) Đối tượng nộp thuế

Trong một luật thuế thường quy định rõ ai phải nộp thuế và người đóđược gọi là đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế có thể là thể nhân hoặcpháp nhân mà được luật pháp xác định có trách nhiệm phải nộp thuế cho Nhànước và gọi là người nộp thuế Do tồn tại cơ chế chuyển dịch gánh nặng củathuế nên người nộp thuế không đồng nhất với người chịu thuế tức là ngườichịu gánh nặng của thuế

(3) Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuế đánh vào cái gì (hàng hoá, thu nhập haytài sản…) Mỗi một luật thuế có một đối tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đốitượng chịu thuế GTGT là hàng hoá và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trongnước; Đối tượng chịu thuế TTĐB là hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có tínhchất đặc biệt; Đối tượng chịu thuế TNDN là thu nhập từ hoạt động kinhdoanh; Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập của các cá nhân

(4) Cơ sở tính thuế

Cơ sở tính thuế là một bộ phận của đối tượng chịu thuế được xác địnhlàm căn cứ tính thuế Do đối tượng chịu thuế là thu nhập, hàng hoá hay tàisản, do đó cơ sở tính thuế chính là thu nhập chịu thuế, giá trị của hàng hoáhoặc giá trị của tài sản Tuy nhiên, đối tượng chịu thuế thường rộng hơn cơ sởtính thuế, bởi vì tồn tại mức tối thiểu không phải nộp thuế, miễn giảm thuế.Một cơ sở thuế, sau khi tính và nộp một loại thuế tương ứng có thể trở thành

cơ sở của một loại thuế khác

Trang 18

Mức thuế được thể hiện dưới 2 hình thức: Mức tuyệt đối và mức tươngđối.

Tuỳ theo từng sắc thuế mà người ta áp dụng các phương pháp đánh thuếkhác nhau tương ứng với nhiều mức thuế khác nhau Thông thường có 4 loạimức thuế đó là: Mức thuế thống nhất; Mức thuế ổn định; Mức thuế luỹ tiến;Mức thuế luỹ thoái

(6) Miễn thuế, giảm thuế

Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế.Thực chất đó là số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước, song

vì những lý do KT- XH mà Nhà nước quy định cho phép không phải nộp toàn

bộ (miễn thuế) hoặc chỉ nộp một phần (giảm thuế) trong số tiền thuế đó

1.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

1.1.3.1 Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước

Để có một nền tài chính quốc gia lành mạnh chủ yếu phải dựa vào nguồnthu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân Đặc biệt đối với nước ta hiện nay, cáckhoản viện trợ giảm xuống nhiều thì thuế phải trở thành nguồn thu chủ yếucủa Ngân sách quốc gia, là một bộ phận cơ bản của chính sách tài chính quốcgia Sau gần 30 năm đổi mới, tình hình kinh tế nước ta có nhiều chuyển biếntích cực Ngân sách Nhà nước được thu từ nhiều nguồn khác nhau: từ thuế,

Trang 19

phí lệ phí, viện trợ nước ngoài, tín dụng, nhưng thuế và phí, đặc biệt là thuế lànguồn thu chủ yếu, là bộ phận cơ bản của nền tài chính quốc gia Ở Việt Namvai trò của thuế trong tổng thu ngân sách chiếm tỷ trọng lớn ngày càng tăng.Năm 1990, tỷ trọng thuế và phí trong tổng thu ngân sách nhà nước là 76,8%,năm 2014 tăng lên 93,8%, tỷ lệ điều tiết từ GDP hàng năm khoảng 24 - 25%.

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Số thu ngân sách hàng năm, năm sau đều cao hơn năm trước đáp ứngđược nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, góp phần tích lũy choNgân sách và chi trả nợ vay, như vậy thuế đã góp phần tích cực trong việctăng thu Ngân sách Tỷ lệ động viên GDP vào Ngân sách Nhà nước ngày

càng tăng trong đó mức động viên thuế và phí chiếm vai trò quan trọng

Với cơ cấu nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hệ thống thuế được

áp dụng thống nhất, đồng bộ giữa các thành phần kinh tế đã bao quát toàn bộmọi hoạt động SXKD, thuế đã hoàn thành được nhiệm vụ tập trung tích lũyngân sách đảm bảo cho yêu cầu chi của Nhà nước về chi thường xuyên, chiđầu tư phát triển

1.1.3.2 Thuế là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thuế là một công cụ sắc bén của Nhà nước để quản lý KT- XH với chứcnăng chủ yếu là đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước và điều tiết vĩ

Biểu đồ 1.1: Kết quả thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015

(Nguồn: Tổng cục Thuế )

Trang 20

mô nền kinh tế, hướng dẫn tiêu dùng khuyến khích sản xuất phát triển theođịnh hướng của Nhà nước.

Một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc là chính sách thuế phải phùhợp với chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ Do vậy, bằng các sắcthuế khác nhau áp dụng đối với từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau Nhànước điều chỉnh quy mô đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực khác nhau

Thông qua pháp luật thuế Nhà nước xác định đúng đắn cơ cấu và quan

hệ giữa các sắc thuế, quy định chính xác, hợp lý đối tượng nộp thuế, chế độmiễn giảm, phương pháp QLT để đảm bảo việc thu đúng, thu đủ đồng thờikhuyến khích những hoạt động SXKD cần thiết cho xã hội Đồng thời hạnchế, thu hẹp những ngành nghề, những mặt hàng cần thiết phải hạn chế kể từsản xuất đến tiêu dùng xã hội theo định hướng của chiến lược phát triển kinh

tế của Đảng và Nhà nước Thuế góp phần khuyến khích việc bảo vệ tàinguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời khuyến khích việckhai thác, sử dụng một cách tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.Bằng các quy định phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thuếkhông những khuyến khích được hoạt động xuất khẩu hàng hoá nội địa, từ đóthúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời thuế đã tạo điều kiện tốt cho quan hệhợp tác quốc tế trong khu vực và quốc tế Mở rộng, phát triển đầu tư hợp tácquốc tế thông qua chính sách khuyến khích đầu tư và xuất nhập khẩu

1.1.3.3 Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa mọi người nộp thuế và góp phần thực hiện công bằng xã hội

Hệ thống chính sách thuế được áp dụng thống nhất đối với mọi thànhphần kinh tế, mọi ngành nghề và các tầng lớp dân cư Các đối tượng nộp thuếbình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với việc nộp thuế, không một ai có nhữngđặc quyền đặc lợi riêng Chính sách thuế không phân biệt, ưu tiên hay hạn chếgiữa các thành phần kinh tế Mọi tổ chức, cá nhân đều phải chịu sự điều chỉnhgiống nhau của pháp luật thuế

Trang 21

Thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân bằng các sắc thuế

và các mức thuế suất khác nhau đối với từng lĩnh vực, từng mức thu nhập,Nhà nước thực hiện việc điều tiềt thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các

cá nhân trong xã hội Bằng cách đó, Nhà nước thu hẹp, rút ngắn khoảng cáchchênh lệch quá mức về thu nhập giữa các bộ phận trong xã hội

Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, ý thức pháp luật, tính tự giác củaphần lớn người nộp thuế chưa cao Để đảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ nộpthuế thì một việc hết sức quan trọng là phải tăng cường công tác QLT Thôngqua việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế phát hiện và xử lýnghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật thuế

1.2 Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.2.1 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tác động đến quản lý thuế

Từ năm 1987, khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài, số lượngcác DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng về số lượng và quy

mô Sau gần 30 năm thực hiện, tính đến ngày 31/12/2015 Việt Nam có 21.290

dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 138.692 triệu USD, trong đó côngnghiệp và xây dựng chiếm 54%

Vốn ĐTNN vào Việt Nam được thực hiện theo kênh chủ yếu là đầu tưmới với hình thức phổ biến là DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài.Doanh nghiệp liên doanh là DN được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sởhợp đồng liên doanh ký kết giữa Bên hoặc các bên của nước chủ nhà với Bênhoặc các bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước chủ nhà Mỗi bêntham gia liên doanh chịu trách nhiệm với Bên và các bên tham gia liên doanhcòn lại cũng như chịu trách nhiệm với DN liên doanh trong phạm vi phần vốngóp của mình DN 100% vốn nước ngoài là DN thuộc sở hữu của nhà đầu tưnước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm vềkết quả kinh doanh

Trang 22

Trong quá trình đầu tư vào nước nhận đầu tư, vì mục tiêu lợi nhuận nhàđầu tư còn đưa luôn cả kỹ thuật sản xuất, bí quyết kinh doanh, từ đó tạo điềukiện cho nước nhận đầu tư học hỏi, du nhập kỹ thuật, học hỏi công nghệ tiêntiến Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, mà nhà đầu tư thường cung cấp công nghệmới nhất với trình độ quản lý cao nhất và khả năng marketing tiên tiến nhất.

Từ đó nước nhập đầu tư có cơ hội và điều kiện học tập kinh nghiệm quản lýkinh doanh của họ từng bước nâng cao trình độ sản xuất

Đi cùng với việc học hỏi những thành tựu tiên tiến về khoa học côngnghệ và bí quyết kinh doanh, ĐTNN tạo cho nước nhận đầu tư một khốilượng công ăn việc làm rất lớn cho một lực lượng đông đảo người lao độngtrực tiếp làm việc trong nhà máy và gián tiếp phục vụ cho DN có vốn ĐTNN

Đó là điều kiện để phát huy và khai thác tốt lợi thế của nước ta- một nước cónguồn lao động rồi dào và rất rẻ Cùng với đó, ĐTNN là điều kiện để khaithác tốt nhất những lợi thế của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa

lý, mặt đất, mặt nước Mặt khác ĐTNN còn tạo điều kiện cho chúng ta có cơhội thực hiện các giao dịch với những công ty khác nhau trên thế giới, tiếpcận với khách hàng một cách thuận lợi thông qua uy tín của các nhà đầu tư,không phải mất thời gian nâng cao uy tín trên thị trường thế giới

Đối với NSNN, ĐTNN tạo ra nguồn thu đáng kể; Đối với người dân,ĐTNN tạo cơ hội cho họ có thể tiếp xúc với những sản phẩm có công nghệtiên tiến, tiện ích trong hoạt động và sử dụng, hiện đại Bên cạnh nhữngđóng góp xét trên góc độ quản lý thì các DN có vốn ĐTNN còn có những đặcđiểm riêng có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý của nhà nước trong mọi lĩnhvực Đặc biệt trong lĩnh vực QLT, những đặc điểm riêng ảnh hưởng đối vớiQLT thường là thách thức hơn là thuận lợi Cụ thể như sau:

(1) Đặc điểm về vốn sở hữu: Đối với các DN có 100% vốn nước ngoài

toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân Doanh nghiệp chịutrách nhiệm toàn bộ về hoạt động SXKD và toàn quyền quyết định phươngthức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không

Trang 23

chịu sự chi phối nào bởi các quyết định của Nhà nước hoặc từ cơ quan quản

lý Do đó họ luôn tìm mọi cách để đạt được lợi nhuận cao nhất kể cả các hành

vi không tuân thủ pháp luật (ví dụ hành vi trốn lậu thuế)

(2) Đặc điểm về trình độ quản lý: So với DN thuộc thành phần kinh tế

nhà nước và DN ngoài quốc doanh thì phần lớn DN có vốn ĐTNN đều cótrình độ quản lý tốt, hiệu quả SXKD khá cao, trình độ nhận thức về pháp luậtnói chung và pháp luật thuế nói riêng là tốt, điều này tạo thuận lợi cho việcnắm vững các quy định của Luật QLT

(3) Đặc điểm về số lượng đối tượng: So với các loại hình DN khác DN

có vốn ĐTNN chiếm tỷ lệ không lớn, hoạt động tập chung phần lớn ở các khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nên thuận lợi cho việc kiểmsoát đối tượng, quản lý thông tin của cơ quan thuế

(4) Vấn đề chuyển giao giá: ĐTNN được quyết định bởi hoạt động

ĐTNN của các công ty đa quốc gia (MNCs) Các MNCs này bao gồm nhữngcông ty mẹ và các công ty con của chúng ở khắp mọi nơi trên thế giới Công

ty mẹ là các công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là

ở nước ngoài, công ty con hoạt động ở nước ngoài dưới sự giám sát, quản lýcủa công ty mẹ Trong qúa trình hoạt động của mình tại nước nhận đầu tư,MNCs đã tạo nên những tác động tích cực trong việc bổ sung nguồn vốn,chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý tiên tiến, tạo công ăn việc làm, pháttriển nguồn nhân lực… Bên cạnh những tác động tích cực đó hoạt độngĐTNN của MNCs tại nước nhận đầu tư có những mặt tiêu cực như: làm tăng

sự phụ thuộc của nước chủ nhà về vốn, máy móc kỹ thuật, mạng lưới tiêu thụ,tạo ra tình trạng phân phối thu nhập không đồng đều, chi phối thị trường nướcchủ nhà và cuối cùng là thực hiện các giao dịch nội bộ làm nảy sinh vấn đề

“giá chuyển giao” gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và ngân sách củanước nhận đầu tư Chuyển giá được hiểu là việc DN thay đổi giá của tài sản,hàng hóa, dịch vụ so với giá thị trường thông qua các giao dịch liên kết, nhằmmục đích tối thiểu hóa các nghĩa vụ nộp thuế Và thực tế thời gian qua, việc

Trang 24

chuyên môn hóa trong nội bộ các tập đoàn kinh tế được các công ty đa quốcgia sử dụng làm công cụ để giảm thiểu số thuế mà một tập đoàn phải đónggóp cho các quốc gia, thông qua hình thức dàn xếp giá (chuyển giá) trong cácgiao dịch liên kết Như vậy trong việc quản lý đối với DN có vốn ĐTNN các

cơ quan quản lý nhà nước cần có sự nhận biết rõ ràng về đặc điểm bản chất vàcác tác động của loại hình DN này để có thể đưa ra những cách thức quản lýphù hợp nhằm hướng tới sự quản lý có hiệu quả Riêng đối với QLT thì cần có

sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc xây dựng chính sách thuế, chế độ QLT saocho vẫn đảm bảo được số thu ngân sách mà không ảnh hưởng tới chính sáchthu hút ĐTNN của Nhà nước

1.2.2 Các sắc thuế áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài

1.2.2.1 Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch

vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

- Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD vàtiêu dùng

- Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhhàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT hoặc nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịuthuế GTGT

- Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất Giá tính thuếGTGT được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật thuế GTGT áp dụng cho từngloại hàng hoá, dịch vụ

Luật thuế GTGT của Việt Nam hiện nay quy định các mức thuế suất là:0%, 5%, 10% áp dụng cho các nhóm hàng hoá dịch vụ

- Phương pháp tính thuế GTGT: Gồm có 02 phương pháp tính thuế;Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trêngiá trị gia tăng

(1) Phương pháp khấu trừ thuế

Trang 25

- Xác định thuế GTGT phải nộp:

Trong đó: Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị giatăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng ; Số thuếgiá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghitrên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trịgia tăng của hàng hóa nhập khẩu

- Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiệnđầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kếtoán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

(2) Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT

- Xác định thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ranhân (x) với thuế suất áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ đó

Trong đó: GTGT được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch

vụ bán ra trừ (-) giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng

- Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các trường hợp:+ Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có

cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưathực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ;

+ Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý

1.2.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các DNhoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ theo Luật thuế Thu nhập DN hiệnhành thì thuế TNDN được quy định như sau:

Số thuế GTGT

phải nộp =

Số thuế GTGT đầu ra -

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

(1.1)

Trang 26

(1) Đối tượng nộp thuế TNDN: Là tổ chức hoạt động SXKD hàng hoá,

dịch vụ có thu nhập chịu thuế

(2) Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế và thuế suất

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịuthuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các nămtrước theo quy định

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập

tính thuế =

Thu nhập chịu thuế -

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt độngsản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập

chịu thuế =

Doanh thu -

Chi phí được trừ +

Các khoản thu nhập khác

Thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu củahoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động SXKDhàng hóa, dịch vụ đó Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụngnhiều mức thuế suất khác nhau thì DN phải tính riêng thu nhập của từng hoạtđộng nhân với thuế suất tương ứng

Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng

để kê khai nộp thuế thu nhập DN, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từcác hoạt động sản xuất kinh doanh khác

(1.2)

(1.3)

Trang 27

đầu tư cấp theo Luật đầu tư nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đầu tư cấp theoLuật đầu tư trước khi Luật thuế TNDN ban hành.

Theo Luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 1996 thì các DN có vốnĐTNN được áp dụng các mức thuế suất chung theo quy định tại Luật thuếTNDN, ngoài ra có các mức thuế suất ưu đãi 10%; 15%; 20% cho các dự áncần khuyến khích đầu tư theo địa bàn, theo ngành nghề Sau nhiều năm đứngriêng biệt, chính sách thuế TNDN áp dụng cho DN có vốn ĐTNN đã đượcđồng nhất với chính sách thuế TNDN của các DN trong nước kể từ khi banhành Luật thuế TNDN mới năm 2003 và thực hiện từ 01/01/2004 Đây là mộtbước tiến mới về chính sách thuế tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các nhàđầu tư trong nước và nước ngoài

1.2.2.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu thông qua chế độ thu thuế TTĐB,nhà nước động viên một bộ phận thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sáchnhà nước, đồng thời nhà nước thực hiện hướng dẫn và điều tiết tiêu dùng của

xã hội

(1) Đối tượng nộp thuế: bao gồm các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập

khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB

(2) Căn cứ tính thuế TTĐB: là giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ chịu

thuế và thuế suất

* Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cungứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT:

* Thuế suất: Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm các thuế suất tỷ lệ (%) quyđịnh áp dụng có tính chất phân biệt giữa các nhóm hàng hoá, dịch vụ và giữacác hàng hoá, dịch vụ trong cùng một nhóm nhằm thực hiện chính sách điềutiết sản xuất và tiêu dùng của nhà nước từ 25% đến 100%

1.2.2.4 Thuế thu nhập đối với chuyển nhượng vốn

Quy định về thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn được chínhthức áp dụng kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới ra đời năm

Trang 28

1996 Các chủ đầu tư nước ngoài chuyển nhượng phần vốn góp của mìnhtrong các bên liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài hoặc hợp đồng, hợp tácliên doanh có thu nhập phải thực hiện việc nộp thuế thu nhập từ chuyểnnhượng vốn Bên chuyển nhượng vốn nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%trên lợi nhuận chịu thuế Lợi nhuận chịu thuế bằng giá trị chuyển nhượng trừ

đi phần vốn chuyển nhượng và chi phí chuyển nhượng (nếu có) Ngoài ra, cácnhà ĐTNN còn được giảm 50% số thuế TNDN đối với hoạt động chuyểnnhượng kể từ ngày 01/01/2001 khi mà luật thuế TNDN mới được chính thức

áp dụng

Ngoài các sắc thuế cơ bản nêu trên, Hệ thống thuế của Việt Nam hiệncòn có các sắc thuế như: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế thu nhập cánhân (TNCN); Thuế tài nguyên; Thuế môn bài; Thuế nhà thầu; Thuế chuyểnquyền sử dụng đất; thuế đất ở; Tiền thuê mặt đất, mặt nước; Các loại phí, lệphí

1.3 Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.3.1 Khái niệm quản lý thuế

Quản lý thuế là một quá trình tổ chức thực thi chính sách thuế, thôngqua quá trình tác động của cơ quan thuế lên các tổ chức và công dân nhằmđảm bảo và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ, tựnguyện và đúng thời gian trong điều kiện môi trường QLT luôn biến động.Quá trình tác động của cơ quan thuế lên đối tượng nộp thuế là quá trìnhthực thi các chức năng của QLT

1.3.2 Đặc trưng của công tác quản lý thuế

Thứ nhất QLT là quản lý nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

thực hiện, mỗi cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý trong nhữngphạm vi khác nhau, đối với các đối tượng bị quản lý khác nhau trong quátrình thu, nộp thuế vào NSNN Quản lý nhà nước về thuế bao gồm việc tổ

Trang 29

chức thực hiện pháp luật thuế, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật thuế; xử

lý và xét xử các vi phạm pháp luật

Thứ hai QLT là hoạt động quản lý chuyên môn sâu khác với quản lý nhà

nước trong một số lĩnh vực khác Ví dụ: xác định phạm vi điều chỉnh một sắcthuế nào đó; Xác định người nộp thuế; cách tính thuế; Quy trình QLT; Quyđịnh hệ thống cơ quan quản lý; Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan đó; Mốiquan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các chính sách, phápluật thuế nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

Thứ ba QLT do cơ quan thuế thực hiện: hoạt động quản lý luôn gắn liền

với một lĩnh vực, hoặc những hoạt động nào đó của các chủ thể khác nhautrong nền KT- XH tuỳ theo phạm vi quản lý và việc thực hiện các nhiệm vụ,chức năng được giao Hệ thống QLT thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnhvực thuế đó là hoạt động gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chức năngcủa hệ thống cơ quan thuế từ Trung ương đến địa phương Trong hệ thống đó,mỗi cơ quan thuế thay mặt cho nhà nước thực hiện hoạt động quản lý trongphạm vi nhất định trên cả hai phương diện: tổ chức thực hiện pháp luật thuế

và kiểm tra giám sát thi hành pháp luật thuế

Thứ tư đối tượng bị quản lý chịu sự ràng buộc chặt chẽ bới việc phải

thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trước Nhà nước Trong quản lý luôn có sự tácđộng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt

ra Trong QLT đối tượng bị quản lý là các tổ chức cá nhân hoạt động SXKD,dịch vụ hay có thu nhập phát sinh nghĩa vụ thuế được quy định trong các luật,pháp lệnh thuế Việc bao quát các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế ở từng sắcthuế khác nhau thể hiện phạm vi điều chỉnh của sắc thuế đó Bởi vậy, trongthực tế có những người nộp thuế chỉ kê khai và nộp một loại thuế song cũng

có những đối tượng trong cùng một thời gian phải kê khai và nộp nhiều loạithuế khác nhau

Trang 30

1.3.3 Nội dung công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài

Nội dung QLT là những hoạt động mà cơ quan thuế phải thực hiệntrong quá trình quản lý người nộp thuế nhằm đảm bảo sự tuân thủ phápluật thuế của DN QLT của nước ta hiện nay được tổ chức theo mô hìnhchức năng

Theo Luật QLT, QLT bao gồm các nội dung: (1) quản lý đăng ký, kêkhai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; (2) quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảmthuế; (3) xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; (4) quản lý thông tin về người nộpthuế; (5) kiểm tra, thanh tra thuế; (6) cưỡng chế thi hành các quyết địnhhành chính thuế; (7) xử lý vi phạm pháp luật thuế; (8) giải quyết khiếu nại tốcáo

Giới hạn luận văn nghiên cứu nội dung QLT đối với doanh nghiệp cóvốn ĐTNN bao gồm các nội dung cơ bản sau: Đăng ký thuế, cấp mã số thuế;Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế; Tuyên truyền hỗ trợ ngườinộp thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế; Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

1.3.3.1 Đăng ký thuế, cấp mã số thuế

Đăng ký thuế, cấp mã số thuế là khâu đầu tiên, quan trọng trong QLT.Quản lý tốt người nộp thuế sẽ giám sát, theo dõi quá trình hoạt động của DN,đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế, đảm bảo thu thuếđúng luật định, tạo điều kiện cho các DN phát triển, từ đó giúp cơ quan thuế

có cơ sở để hoạch định các nguồn thu cho NSNN Mỗi DN chỉ được cấp một

mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi thànhlập cho đến khi chấm dứt tồn tại Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuếcho tất cả các loại thuế mà đối tượng đó phải nộp, kể cả trường hợp DN kêkhai nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động SXKDtrên các địa bàn khác nhau Các DN làm thủ tục hồ sơ đăng ký thuế được cơ

quan Thuế, Sở kế khoạch và đầu tư cấp “Giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh và đăng ký thuế”.

Trang 31

1.3.3.2 Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Cơ quan thuế thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho DN vàmọi tầng lớp dân cư trong xã hội Qua đó mọi thành viên trong xã hội đềuhiểu biết về thuế, thực hiện luật thuế và lên án những hành vi vi phạm phápluật thuế, hỗ trợ cơ quan thuế trong QLT Mặt khác cơ quan thuế cung cấpdịch vụ hỗ trợ cho DN, nắm bắt nhu cầu và tổ chức các hoạt động tuyêntruyền hỗ trợ DN sát với yêu cầu, đặc điểm của từng nhóm người nộp thuếvới những nội dung, hình thức phù hợp đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của

DN nhanh nhất và đầy đủ nhất, nhằm hỗ trợ tối đa để DN hiểu biết pháp luậtthuế và kê khai, nộp thuế đúng quy định của pháp luật thuế

1.3.3.3 Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế

(1) Khai thuế

- Cơ quan thuế tiếp nhận tờ khai, kiểm tra tờ khai phát hiện các lỗi kêkhai sai để hướng dẫn DN điều chỉnh kịp thời, xác định nghĩa vụ thuế theo kêkhai của DN

- Doanh nghiệp khai thuế dựa trên nguyên tắc khai chính xác, trung thực,đầy đủ nội dung trong tờ khai theo mẫu quy định và nộp đủ các loại chứng từ,tài liệu trong hồ sơ khai thuế

- Doanh nghiệp được khai bổ sung hồ sơ khai thuế nếu phát hiện hồ sơkhai thuế đã nộp có sai sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyếtđịnh thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở DN

(2) Nộp thuế: Quy định cụ thể về thời hạn nộp thuế; Đồng tiền nộp thuế;

Địa điểm và hình thức nộp thuế; Thứ tự thanh toán tiền thuế; Xác định ngàynộp thuế; xử lý số tiền thuế nộp thừa; Nộp thuế trong thời gian khiếu nại,khiếu kiện; Gia hạn nộp thuế

(3) Quyết toán thuế: Kết thúc năm tính thuế doanh nghiệp lập hồ sơ

quyết toán thuế TNDN gửi cơ quan thuế quản lý, thời hạn nộp chậm nhất là làngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính Đối với

Trang 32

thuế GTGT các DN kê khai theo tháng, nếu phát hiện sai sót DN được kê khai

bổ sung điều chỉnh và không phải nộp quyết toán thuế năm

(4) Hoàn thuế: Cơ quan QLT trực tiếp thực hiện hoàn thuế cho DN bao

gồm xác định trường hợp được hoàn thuế, cách thức xử lý và hình thức hoànthuế, xác định số tiền thuế được hoàn và thủ tục hoàn thuế

1.3.3.4 Thanh tra, kiểm tra thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế là khâu tất yếu của quy trình QLT, là một nộidung quan trọng trong QLT

Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm các mục đích chủ yếu sau:

- Phát hiện để có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm phápluật thuế như vi phạm thủ thủ tục, kê khai sai, trốn thuế nhằm hạn chế tới mứcthấp nhất tình trạng thất thu thuế cho nhà nước, răn đe các DN vi phạm phápluật thuế, thực hiện tốt công bằng xã hội và đảm bảo môi trường cạnh tranhbình đẳng về thuế cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế

- Pháp hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp qui

về thuế, những điểm bất hợp lý trong quy trình QLT, từ đó kiến nghị các cơquan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện chínhsách thuế và QLT

Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN gồm: thanh tra, kiểm traviệc chấp hành những quy định về đăng ký, kê khai và nộp thuế, việc chấphành chế độ sổ sách kế toán hóa đơn chứng từ, việc thực hiện nghĩa vụ nộpthuế cho Nhà nước

Nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra thuế: xác định tính đúng đắn, độ chínhxác của các tờ khai thuế với tình hình thực tế kinh doanh, phát hiện những saisót và bất hợp lý trong tờ khai, các thủ đoạn trốn lậu thuế của DN, việc mở sổ

kế toán và hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả SXKD

(1) Thanh tra thuế

- Việc thanh tra chỉ được tiến hành đối với trường hợp DN có ngànhnghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, khi DN có dấu hiệu vi

Trang 33

phạm pháp luật về thuế Đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật vềthuế chỉ được tiến hành thanh tra khi có căn cứ xác định DN khai thiếu thuế,trốn thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Thanh tra thuế được thực hiện trên kế hoạch thanh tra, việc lập kếhoạch thanh tra phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về DN Kế hoạchthanh tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra,loại thuế được thanh tra, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra

- Hình thức thanh tra: nếu xét theo thời gian có thanh tra đột xuất vàthanh tra theo kế hoạch, xét theo phạm vi có thanh tra toàn diện và thanh tra

có trọng điểm

(2) Kiểm tra thuế

- Kiểm tra tại cơ quan thuế: Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêutrong hồ sơ khai thuế; Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phảinộp, số tiền thuế được miễn giảm, số tiền thuế được hoàn

- Kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế: Kiểm tra trong trường DN khônggiải trình bổ sung thông tin tài liệu khi cơ quan thuế yêu cầu, không khai bổsung hồ sơ khai thuế hoặc giải trình, bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng khôngchứng minh được số thuế đã khai là đúng

1.3.3.5 Thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế của DN cóbiện pháp đôn đốc kịp thời DN nộp thuế vào NSNN theo quy định của LuậtQLT

Theo dõi số thuế nợ đọng của từng DN, phân loại nợ thuế, xác địnhnguyên nhân của từng khoản nợ, lập kế hoạch thu nợ Thực hiện cưỡng chế

nợ thuế đối với các trường hợp: (1) người nộp thuế nợ tiền thuế tiền phạt viphạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộptiền phạt vi phạm pháp luật về thuế; (2) người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt

vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế; (3) ngườinộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn

Trang 34

Cưỡng chế nợ thuế được thực hiện lần lượt các biện pháp sau: (1) Tríchtiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, ngânhàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; (2) Khấu trừ một phần tiền lươnghoặc thu nhập; (3) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định

của pháp luật; (4) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ

chức, cá nhân khác đang nắm giữ; (5) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hànghóa nhập khẩu; (6) Đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; (7) Thu hồi mã số thuế:(8) Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động,giấy phép hành nghề

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.4.1 Các yếu tố từ cơ quan Thuế

- Thứ nhất, việc tập hợp đầy đủ thông tin về đối tượng nộp thuế gặpkhó khăn do mỗi phòng ban chỉ quản lý một khía cạnh hạn hẹp của DN Điềunày làm giảm tính thời sự của những thông tin về DN, khi xảy ra thất thu thuếkhó quy trách nhiệm cho bộ phận cụ thể nào và nhiệm vụ giữa các phòng bancòn có sự chồng chéo

Thứ hai, công tác tuyên truyền hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ công vềthuế cho DN được triển khai rộng rãi nhưng chưa thường xuyên, liên tục mớichỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc Các nội dung,hình thức tuyên truyền chưa phong phú, công tác hỗ trợ chưa chuyên sâu vàchưa phù hợp với nhu cầu của từng loại hình DN

Thứ ba, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế đã có những chuyểnbiến, tuy nhiên ngoài việc đơn đốc, tính và thông báo tiền phạt nộp chậm, bộphận quản lý chưa dự tính được khả năng thanh toán nợ của DN, chưa có sựphối hợp giữa các bộ phận trong việc quản lý nợ thuế, do đó tình trạng nợđọng thuế kéo dài nhưng vẫn chưa có biện pháp cưỡng chế phù hợp, kịp thời

Thứ tư, việc ứng dụng CNTT trong QLT còn ở mức thấp mới chỉ tậptrung chủ yếu vào việc đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý tờ khai và chứng

Trang 35

từ nộp thuế, quản lý ấn chỉ, phân tích báo cáo tài chính nhưng các phần mềmhay bị lỗi làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế Hệ thống thông tin về

DN còn rời rạc, tính tự động hóa chưa cao để phục vụ cho việc truy cập, khaithác, đánh giá tính tuân thủ pháp luật thuế của DN

Thứ năm, về trình độ cán bộ quản lý thuế: Đội ngũ cán bộ thuế vừathiếu vừa yếu do thiếu tính chuyên nghiệp, cơ cấu nhân sự tại một số bộ phậnchưa bố trí hợp lý Cơ chế để nối kết các chức năng còn nhiều bất cập, thậmchí không ăn khớp, việc quản lý còn dàn trải, phương thức quản lý áp dụngcho các đối tượng DN là như nhau nên đem lại hiệu quả không cao

1.4.2 Các yếu tố từ phía doanh nghiệp nộp thuế

- Ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của các DN còn nhiềuhạn chế

- Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn diễn

ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế

- Các hành vi trốn thuế, lách thuế TNDN thông qua việc hạch toán kếtoán xảy ra ở tất các mọi ngành nghề kinh doanh đang trở nên phổ biến

1.4.3 Các yếu tố từ cơ chế chính sách Nhà nước

- Việc thay đổi liên tục các quy định về chính sách thuế phần nào gâytác động lớn đến hoạt động SXKD của các DN gián tiếp làm ảnh hưởng đến

số thu của ngân sách

- Việc ban hành các quy trình theo Luật QLT còn chậm, chưa sát thực

tế, gây khó khăn khi thực hiện

- Chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh công chức, viênchức làm việc ở các bộ phận chức năng

- Một số quy định của Luật tạo điều kiện thuận lợi cho DN nhưng lạigây nhiều khó khăn cho cơ quan thuế thực thi nhiệm vụ

- Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ để

hỗ trợ cho công tác quản lý thuế

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỒI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.1 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

Là tỉnh thuộc vùng đông bắc của Tổ quốc, Quảng Ninh có diện tích đấtđai 8.239,243 km2, dân số khoảng trên 1,2 triệu người Quảng Ninh đượcthành lập năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh Hiệnnay Quảng Ninh có 8 huyện, 2 thị xã, 4 thành phố, có 111 xã, 67 phường và 8thị trấn Quảng Ninh có nguồn lao động dồi dào, số dân trong độ tuổi laođộng có 663.600 người, số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động96.000 người, lao động làm việc trong các ngành kinh tế có 693.100 người Những năm qua, kinh tế tỉnh Quảng Ninh có bước phát triển mới về quy

mô, hiệu quả Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%/năm, cao hơn mức bìnhquân thời kỳ 2009-2013 (7,3%) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợpvới định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng khá cao, giá trịsản xuất tăng bình quân 20,5%/năm, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trongGDP tăng dần, năm 2014 đạt 36,5% Sản xuất nông nghiệp ổn định và cóbước phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân 3,8%/năm chuyển dần sangsản xuất hàng hóa Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, giá trị tăng bìnhquân 9,1%, sản phẩm dịch vụ khá đa dạng và ngày càng tốt hơn Hoạt độngxuất khẩu phát triển nhanh, tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2015 ước đạt1.590 triệu USD Thu ngân sách từ kinh tế địa phương tăng khá, năm 2015 đạt19.900 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm Tổng chi ngânsách địa phương trong 5 năm ước 29.709 tỷ đồng tăng bình quân 19,7%/năm.Vốn huy động cho đầu tư phát triển và SXKD tăng nhanh, trong 5 năm tổng

Trang 37

vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 37.400 tỷ đồng, tỷ lệ huy động bằng 40,1%GDP và gấp 3 lần giai đoạn 2005 - 2010, các vùng kinh tế tiếp tục được pháttriển như các vùng kinh tế biển, vùng sản xuất nông nghiệp và các trung tâmcông nghiệp- dịch vụ Ngoài khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài pháttriển chưa cao, các thành phần kinh tế đều phát triển Kinh tế nhà nước tổchức lại, sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường Khu vực kinh tế dân doanhphát triển năng động có hiệu quả Đời sống vật chất và tinh thần của nhândân được cải thiện.

2.1.2 Thực trang hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh

Trong thời gian qua, do chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư tốt, sốlượng các DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khôngngừng tăng lên, đến đầu năm 2016 đã có 34 dự án đầu tư Các DN có vốn đầu

tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hầu hết đang trong quá trình sảnxuất mang theo mình là các công nghệ sản xuất, máy móc, trang thiết bị hiệnđại, công nghệ quản lý tiên tiến với khả năng bám sát thị trường và khả năngmarketing tiên tiến nhất Đây là tiềm năng lớn đảm bảo khả năng về lao động,tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như tạo ra nguồn thu choNSNN thông qua thuế và các khoản phải nộp NSNN mà các DN này đónggóp Toàn bộ doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh làdoanh nghiệp có 100% vốn pháp định là của chủ đầu, được các nhà đầu tưđầu tư chủ yếu vào lĩnh vực may mặc phần lớn là dự án được khuyến khích,

ưu đãi, đầu tư dự án sử dụng nhiều lao động Đến hết năm 2015 có 29 DNđầu tư vào ngành sản xuất trong đó có 17 DN đầu tư vào lĩnh vực may mặc, 3

DN đầu tư vào ngành kinh doanh dịch vụ và 2 DN đầu tư vào lĩnh vực thươngnghiệp

Các DN có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phần lớn đã đi vàosản xuất nhưng vẫn trong thời gian được miễn giảm thuế TNDN, nên số thu

từ lĩnh vực này là ít, chủ yếu tập trung vào các loại thuế khác như thuế

Trang 38

GTGT-năm 2015 thu được của lĩnh vực ĐTNN là 22.6 tỷ đồng, thuế TNCN- GTGT-năm

2015 thu được từ lĩnh vực ĐTNN là 2 tỷ đồng… trong tổng số thu vào NSNNcủa cục thuế Quảng Ninh năm 2015 là 19.900 tỷ đồng

Bảng 2.1: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại

tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015

Lao động (Người)

Doanh thu (triệu đồng)

Chi phí SP tiêu thụ (triệu đồng)

Nộp NSNN (triệu đồng)

(Nguồn Cục thuế tỉnh Quảng Ninh)

Nhìn chung các DN có vốn ĐTNN tại tỉnh Quảng Ninh hoạt động cóhiệu quả, tốc độ tăng trưởng khá cao Sự phát triển của các DN này giải quyếtcông ăn việc làm cho gần 20.000 lao động trực tiếp (với mức thu nhập bìnhquân đạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng) và gần 8.000 lao động gián tiếp.Các doanh nghiệp đã tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực tốt vàđội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có khả năng tiếp cận công nghệ,

kỹ thuật hiện đại Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theohướng CNH-HĐH Bên cạnh đó các DN đều có mô hình tổ chức kinh tế vớiquy mô, vốn đầu tư tương đối lớn cùng với trình độ khoa học kỹ thuật cao.Phần lớn đội ngũ nhân viên quản lý Tài chính của các DN có trình độ đại họcđược đào tạo khá chuyên nghiệp Do vậy, việc tiếp cận với các chính sách củanhà nước, các luật và các văn bản dưới luật đặc biệt là Luật QLT nắm bắtnhanh và kịp thời Nhờ vậy các vấn đề tài chính được phản ánh tương đối

Trang 39

chính xác Tuy nhiên vẫn còn một số ít DN thực hiện chưa tốt việc lập các báocáo tài chính như chậm nộp về thời gian, nội dung phản ánh không đầy đủ, saisót trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Cùng với việc thực hiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài củaĐảng và Nhà nước, trong những năm gần đây Quảng Ninh đã chú trọng thuhút nguồn vốn ĐTNN để phát triển KT- XH Trong thời gian qua Quảng Ninh

đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm tạo lập môi trường hấp dẫn cácnhà đầu tư trong và ngoài nước như:

Vận động xúc tiến đầu tư, Có các chính sách ưu đãi đầu tư, đẩy mạnh cảicách hành chính, quy hoạch các khu và cụm công nghiệp

Tuy đã có khá nhiều quy định thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, nhưngvẫn còn tồn tại những thời điểm mà vốn ĐTNN vào Quảng Ninh khá chậm vàtrì trệ Lý do chủ yếu là do khâu giải phóng mặt bằng còn chậm, nhiều nơiviệc kiện đất đai kéo dài chưa giải quyết Để Quảng Ninh tiếp tục là địa bànthu hút đầu tư hấp dẫn đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý thuế và việc thực hiên chức năng quản

lý thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh

2.2.1 Tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Quảng Ninh

Cục thuế tỉnh Quảng Ninh thành lập vào tháng 01 năm 2007 theo Quyếtđịnh 1135/ TC/QĐ/BTC ngày 14/12/2006 của Bộ Tài Chính Đến nay, cơ cấu

tổ chức của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh có 15 phòng thuộc Văn phòng Cục, và

14 Chi cục thuế các huyện thành phố với tổng số 736 cán bộ, công chức thuế.Tại văn phòng Cục thuế tỉnh Quảng Ninh có 115 cán bộ được tổ chứcthành 15 phòng chức năng Tại 14 Chi cục thuế huyện, thành phố có 575 cán

bộ cũng được tổ chức thành 114 đội thuế, trong đó có khoảng 235 cán bộ đảmnhiệm quản lý thu thuế các hộ kinh doanh cá thể

Ngày đăng: 29/12/2024, 01:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại (Trang 38)
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh (Trang 40)
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức của Chi cục thuế - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức của Chi cục thuế (Trang 41)
Bảng 2.2: Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.2 Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh (Trang 41)
Bảng 2.3: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký (Trang 43)
Bảng 2.4: Kết quả hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.4 Kết quả hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp (Trang 46)
Bảng 2.5: Kết quả công tác tuyên truyền người nộp thuế                              Giai đoạn 2011 - 2015     (Đơn vị: lượt) - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.5 Kết quả công tác tuyên truyền người nộp thuế Giai đoạn 2011 - 2015 (Đơn vị: lượt) (Trang 49)
Bảng 2.6: Kết quả công tác hỗ trợ người nộp thuế - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.6 Kết quả công tác hỗ trợ người nộp thuế (Trang 50)
Bảng 2.7: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.7 Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp (Trang 51)
Bảng 2.8: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.8 Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp (Trang 53)
Bảng 2.9: Tình hình nợ đọng thuế giai đoạn 2011 - 2015 - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.9 Tình hình nợ đọng thuế giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 54)
Bảng 2 .10: Các ứng dụng tin học đã triển khai nhằm phục vụ công tác QLT - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2 10: Các ứng dụng tin học đã triển khai nhằm phục vụ công tác QLT (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w