1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư năm 2014 và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội

123 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư năm 2014 và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội
Tác giả Dương Thị Thu
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 66,92 MB

Nội dung

đưa ra một ty lệ sở hữu của nha dau tư nước ngoài trong doanh nghiệp dé làmcăn cứ xác định doanh nghiệp có vôn đâu tư nước ngoải.Từ phân tích trên, theo quy định của pháp luật Việt Nam h

Trang 2

DƯƠNG THỊ THU

GÓP VÓN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2014 VÀ THỰC

TIỀN THỊ HÀNH TẠI THÀNH PHÓ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

riêng tdi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ côngtrình nào khác Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõràng, được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận vănnày.

Tác giả luận văn

DƯƠNG THỊ THU

Trang 4

NGHIỆP CÓ VON ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VE GÓPVON THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VON DAU TƯ NƯỚC

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của góp vốn thành lập doanh nghiệp có von dau tư

NUOC NOL 0N NNMd 111.1.3 Phân biệt góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vớicác hình thức đầu tư góp vốn khác 2 + +k+E+E£EE+EeEEeEEzEerkrrerser 151.2 Khái quát pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầuPAF HƯỨC HƠI sài xccniereeEiisaidvesEidEAGEADSA.ANe.8i050000491908646800646166048080300/84581/619560814/540% 171.2.1 Quá trình phát triển pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ¿- 2 k £+E£EE+E£EE+EEEeEEzEerkerxrkerkd 171.2.2 Khái quát nội dung cơ bản của pháp luật về góp vốn thành lập doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - -¿- St SE E1 111111111111 rrkd 22Chương 2 QUY ĐỊNH VE GOP VON THÀNH LAP DOANH NGHIỆP

CÓ VON ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO LUẬT DAU TU NAM 2014

VÀ THỰC TIEN THI HANH TẠI THÀNH PHO HÀ NỘI 262.1 Quy định của Luật Đầu tư năm 2014 về góp vốn thành lập doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - 2 - 2S Sx+S+x£EEeEEEEeErEerkrrerkere 262.1.1 Điều kiện góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 262.1.2 Chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 302.1.3 Hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 33

Trang 5

chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvon đầu tư nước ngoài tại Thành phố Hà Nội 25552 55+‡ 452.2.1 Tình hình góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitrên địa bàn Thành phố Hà Nộii 2 SE+E£EE£EE+EEEEEEEEEeEErEerkererserkd 452.2.2 Những thành tựu trong thực thi pháp luật về góp vốn thành lập doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thành phô Hà Nội . - 492.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân trong thực thi quy định pháp luật vềgóp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thành phố Hà

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAOHIỆU QUÁ THUC THỊ PHÁP LUAT VE GOP VON THÀNH LẬPDOANH NGHIỆP CÓ VON DAU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNHPHO HÀ NỘII - - (ST E1 1 1 118111111111 111111 1111111111111 1111k crk 613.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài - - 5 S sST tk ETxE1EE111811 1111111111111 11kg 613.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài 2-5-2 ST SE 1E EEE111112111111 11111 xe 633.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về góp vốn thành lậpdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thanh phố Ha Nội 66KET LUẬN - - 2 St TS 1 1EE12111112111111111111 1111111111111 1kg 70DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Đối với nền kinh tế thế giới hiện nay, đầu tư nước ngoài trở thành nhucầu không thê thiếu của mỗi quốc gia, mỗi nhà đầu tư Đặc biệt, đối với cácnước đang trên đà phát triển như Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài giúpđây nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước Thông qua thu hút đầu tư nướcngoài, Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ

và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài góp phần nâng cao khả năngthâm nhập thị trường thế giới, tăng tiềm năng xuất khẩu

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam và các văn bản dưới luật đã được hoàn thiện dần qua năm tháng và

cơ bản, quy phạm pháp luật của Việt Nam về đầu tư nước ngoài đã tạo dựngđược khung khổ pháp lý cần thiết, phát huy được mặt tích cực của đầu tưnước ngoài nhằm tăng trưởng kinh tế đất nước Năm 2014 là năm cải cách củahàng loạt các thé chế kinh tế, đã mang lại những tác động to lớn, tích cực đốivới môi trường kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trong những năm

2015, 2016 Trong đó Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Luật Đầu tư số67/2014/QH13 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ VIII đã đánh dấunhững sửa đổi căn bản về thé chế quản lý doanh nghiệp, tạo môi trường kinhdoanh thông thoáng, bình đắng góp phần thúc đây sự phát triển của doanhnghiệp trong những năm gần đây

Mục tiêu của Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 là làm chodoanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh an toàn hơn và hấp dẫn hơncho các nhà đầu tư, qua đó tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ViệtNam; tạo môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động thành lập doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài; đối xử bình đăng về các thủ tục doanh nghiệp giữanhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Thực hiện mục tiêu đã đặt

ra, Luật đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có nhiều cải cách đáng kẻ,

Trang 7

2014 vẫn còn một số van đề vướng mắc, bat cập khi thực thi cần nghiên cứuchỉnh sửa để phù hợp với thực tiễn hơn Một trong những vấn đề còn tồn tại,

đó là góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong thựctiễn góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay, cónhững rào cản do quy định pháp luật đặt ra, nhưng cũng tồn tại những rào cản

do van đề thực thi Một đạo luật mới được sửa đôi dé phát triển mà đội ngũthực thi không chịu thay đổi thì không thé phát triển theo đúng tinh thần củaluật đề ra

Thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước, làđầu tàu kinh tế của khu vực miền Bắc, năm ở trung tâm đồng bằng sông

Hồng Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hà Nội đạt trên 30% cao nhất trong cả

nước và gấp hơn hai lần so với mức trung bình chung của cả nước Hà Nộicũng sở hữu thế mạnh về nguồn vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và sự trưởngthành của đội ngũ doanh nhân Đây là một trong những điều kiện thuận lợi đểcác nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Hà Nội là điểm đến đầu tư Thành phố HàNội hiện là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu

tư nước ngoài và số lượng doanh nghiệp thành lập mới có vốn đầu tư nướcngoài Bên cạnh đó, Hà Nội là một trong những địa phương luôn đi đầu về thíđiểm áp dụng pháp luật, cải cách thủ tục hành chính nhằm phục vụ, tạo điềukiện thuận lợi nhât cho các doanh nghiệp có vôn đâu tư nước ngoài.

Chính vì vậy, tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Góp vốn thành lậpdoanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài theo Luật Dau tư năm 2014 và thựctiễn thi hành tại thành phố Hà Nội ” nhằm đánh giá thực trạng của pháp luật

về hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trênđịa bàn thành phố Hà Nội Qua đó, luận văn làm rõ cơ sở lý luận, phân tích

Trang 8

luật có liên quan đến góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tạo mộtmôi trường cạnh tranh và cởi mở cho các nhà đầu tư phát triển nền kinh tếtrong nước.

2 Tình hình nghiên cứu

Phát triển kinh tế luôn là mối quan tâm, sự chú trọng bậc nhất củaĐảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng đất nước Trong đó, việcthúc đây sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước là trọng tâm Dovậy, Việt Nam luôn cố gắng không ngừng để xây dựng một môi trườngkinh doanh cởi mở cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài Góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung và gópvốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng là bướckhởi đầu để một doanh nghiệp gia nhập vào hoạt động kinh tế trong nướccũng như quốc tế Đến nay đã có một số học giả, nhà nghiên cứu thực hiệnnghiên cứu một số đề tài liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp có

vôn đâu tư nước ngoài như:

- “Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp” Luận vănThs Luật của Nguyễn Thị Thu Hà (Khoa Luật Đại học Quốc Gia, năm 2013);

- “Pháp luật về vốn thành lập doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoàitại Việt Nam” Luận văn Ths Luật của Lê Ngoc Thắng (Trường Đại học Luật

Hà Nội, 2011);

- “Van dé pháp lý về vốn trong các doanh nghiệp có vốn dau tư nướcngoài ở Việt Nam” Luận án Ths Luật của Nguyễn Văn Chương (Trường Đạihọc Luật Hà Nội, 1998).

Tuy nhiên, những dé tài này chưa dé cập sâu cũng như tập trung vào

Trang 9

vậy, luận văn là sự cập nhập, phát hiện về những mặt tích cực và hạn chế cònsót của những quy định pháp luật được ghi nhận trong Luật Đầu tư 2014, LuậtDoanh nghiệp 2014 nhằm hoàn thiện, xây dựng các quy phạm pháp luật về gópvốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp hơn với xu thếphát triển kinh tế thế giới.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn được xác định là nghiên cứu mộtcách có hệ thông về pháp luật góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài theo Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, đánh giá đúngthực trạng thi hành tại địa bàn thành phố Hà Nội Từ đó, góp phần nhằm làmsáng tỏ những thành tựu và hạn chế của pháp luật về góp vốn thành lập doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi đi vào thực tiễn thi hành và đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi.

Đê đạt được mục đích nghiên cứu đã đê ra, việc nghiên cứu đê tài có

các nhiệm vụ cụ thê:

- Hệ thống lại các quy định của pháp luật hiện hành về góp vốn thànhlập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014, LuậtDoanh nghiệp 2014;

- Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích được những thành tựu cũng nhưnhững hạn chế còn tôn tại trong quá trình thực thi pháp luật về góp vốn thànhlập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phô Hà Nội;

- Chứng minh tính tất yếu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng caohiệu quả thực thi pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Từ đó, đề xuất giải pháp dé khắc phục góp phần hoàn thiện phápluật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp

Trang 10

Đôi tượng nghiên cứu của luận văn bao gôm:

- Những quy định của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvon đầu tư nước ngoai theo Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 vàcác văn bản pháp luật có liên quan;

- Thực trạng thi hành pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội

Về phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn không đi sâu nghiên cứucác van đề về đầu tư nước ngoài như: Đảm bảo đầu tư, ưu đãi đầu tư, thủ tụcđầu tư cũng không đi sâu nghiên cứu toàn bộ các van đề về góp vốn như:quản lý, sử dụng vốn của nhà đầu tư, chuyên nhượng vốn góp của nhà đầutư hoặc các vẫn đề về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khácnhư: hình thức thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngành nghề

có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chỉ nghiên cứu về góp vốnthành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

5 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn, để đạt đượccác mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sử dụng phương

pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác — Lénin;

tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Dang và Nhà nước tatrong điều kiện đôi mới và hội nhập quốc tế hiện nay

Ngoài ra, dé đi sâu và làm rõ từng nội dung cụ thể, luận văn còn kết hợp

sử dụng một số phương pháp cụ thê như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng dé nghiên cứu các vănbản quy phạm pháp luật về góp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng nhưcác tài liệu tham khảo có liên quan;

Trang 11

hiện hành về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài củaViệt Nam với các quy định trong các giai đoạn trước đây;

- Phương pháp phân tích: được áp dụng trong việc xây dựng các luậnđiểm trong từng nội dung của luận văn;

- Phương pháp thống kê: được áp dụng trong quá trình phân tích thựctrạng thi hành pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài thông qua việc sử dụng các số liệu thực tế trên địa bàn thành phố

Hà Nội để chứng minh cho các nhận định được đưa ra

6 Y nghĩa lý luận và thực tiên của luận văn.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thông, toàn diện một sô vân

đề lý luận về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Luận văn phản ánh một cách khách quan hoạt động góp vốn thành lậpdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay, đặc biệt làtrên địa bàn thành phố Hà Nội Cụ thể, luận văn đi sâu vào phân tích thựctrạng thi hành pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài tại thành phố Hà Nội Từ đó rút ra những kết luận cần thiết, làm

cơ sở cho việc định hướng các giải pháp khắc phục những hạn chế còn tôntại trong thực tiễn thi hành tại Hà Nội

Luận văn cũng chứng minh sự cần thiết của yêu cầu hoàn thiện phápluật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về góp vốn thành lập doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiệnpháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật với mong muốnpháp luật ngày càng hoàn thiện và khắc phục được những bat cập khi đi vàothực tiễn thi hành

Trang 12

Chương 1: Những van dé lý luận về góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài và pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốnđâu tư nước ngoài.

Chương 2: Quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài theo Luật Đầu tư năm 2014 và thực tiễn thi hành tại thành phố HàNội.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thipháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạithành phố Hà Nội

Trang 13

NGHIỆP CÓ VON DAU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VEGÓP VON THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VON DAU TƯ

NƯỚC NGOÀI1.1 Khái quát về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài

1.1.1 Khai niệm doanh nghiệp có von dau tw nước ngoài

Trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, vào những năm 70 củathế kỷ 19, các nhà tư bản nước ngoài, đặc biệt là các nhà tư bản Anh, Pháp,Đức, Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha do tích lũy được những khoản

tư bản to lớn nên đã tiễn hành các hoạt động xuất khẩu tư bản ra khỏi nướcmình tới những nước có chênh lệch địa tô tư bản lớn dé thu lại lợi nhuận chominh’

Dan dan, bên cạnh các nước nói trên, các tập đoàn tư bản hàng đầu thégiới xuất hiện từ một số nước tư bản mới như Nhật, Singapore, Đài Loan đã

tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp tại hầu khắp mọi châu lục trên thế giới

Việc đầu tư tư bản ra nước ngoài của các nhà tư bản, của các cá nhân cácnước ra nước ngoài hình thành nên các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chứckinh tế, các cá nhân nước ngoài đầu tư vào nước sở tại Các nhà đầu tư nướcngoài là các chủ thể quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài hình thànhnên các doanh nghiệp có vôn đâu tư nước ngoài.

Từ hình thức kinh doanh trên của các công ty xuyên quốc gia có thểhiểu: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một hình thức tô chức kinh

' TS Trần Văn Nam (2005), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn dau tu nước ngoài, Nhà xuất

ban Khoa học & kỹ thuật, Ha Nội, tr.5.

Trang 14

quy định luật pháp của nước sở tại và thông lệ quốc tế “Doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nướcngoài vào các nước sở tại, nó là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp

bỏ vốn vào kinh doanh ở một nước khác ””

Hiện nay, hoạt động đầu tư nước ngoài đang diễn ra ở hầu hết các quốcgia trên thế giới và ngày cảng có vai trò quan trọng trong thúc đây phát triểnkinh tế toàn cầu Tại Việt Nam, nhu cầu đầu tư của các tổ chức, cá nhân nướcngoài vào Việt Nam ngày càng tăng lên thì việc thành lập doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên phố biến Khái niệm doanh nghiệp

có von đầu tư nước ngoài đã được nhiều cá nhân, tổ chức kinh tế quốc tế đưa

ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô vềđầu tư nước ngoài tạo điều kiện thúc đây hoạt động tự do hóa thương mại, đầu

tư quôc tê.

Từ khi Việt Nam ban hành Luật đầu tư năm 2005 đã có rất nhiều cáchhiểu về Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Khoản 6 Điều 3 của LuậtĐầu tư năm 2005 đã định nghĩa: “Doanh nghiệp có vốn dau tu nước ngoàibao gom doanh nghiép do nha dau tu nước ngoai thanh lap để thực hiện hoạtđộng dau tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nha dau tư nước ngoàimua cổ phan, sáp nhập, mua lại”

Tuy nhiên, trên thực tế lại tồn tại một số quan điểm xoay quanh khainiệm này, không có sự thống nhất cách hiểu giữa các cơ quan có thâm quyềncũng như các tô chức, cá nhân:

? TS Tran Văn Nam (2005), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài, Nhà xuất

bản Khoa học & kỹ thuật, Hà Nội, tr.7.

Trang 15

Thứ nhất, doanh nghiệp có trên 51% vốn góp của nhà đầu tư nướcngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, doanh nghiệp có bat kỳ phần vốn góp nao do nhà đầu tư nướcngoài góp (kế cả tỷ lệ 1%)

Thứ ba, doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư là doanh nghiệp cóvôn đâu tư nước ngoài.

Luật Đầu tư năm 2014 ra đời thay thế Luật Đầu tư năm 2005, chínhphủ Việt Nam mở cửa dé khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạtđộng kinh doanh tại Việt Nam dưới hình thức thành lập công ty con hoặc liêndoanh với các bên khác đề thành lập công ty liên doanh Dựa trên chính sáchnày, về cơ bản khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại ViệtNam được hiểu là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập dưới cáchình thức:

- Thành lập công ty con (công ty nước ngoài sang Việt Nam dé thànhlập công ty con với vốn chủ sở hữu là 100% vốn nước ngoài) hoặc cá nhânnước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam;

- Cá nhân hoặc công ty nước ngoài liên doanh với cá nhân hoặc công tytại Việt Nam đề thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam

Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2014 không đưa ra định nghĩa cụ thể vềdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà chi đưa ra định nghĩa về tô chứckinh tế có vốn đầu tư nước ngoài một cách khái quát nhất: “76 chức kinh tế cóvốn đâu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà dau tư nước ngoài là thànhviên hoặc cố đông” (Khoản 17, Điều 3, Luật Dau tư năm 2014) Doanhnghiệp có vốn dau tư nước ngoài cũng là một hình thức được hiểu trong địnhnghĩa về tô chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Từ đó, theo Luật Đầu tưnăm 2014 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là doanhnghiệp mà có nha dau tư nước ngoài là cổ đông hoặc là thành viên TrongLuật Đầu tư năm 2014 cũng như trong các văn bản hướng dẫn thi hành không

Trang 16

đưa ra một ty lệ sở hữu của nha dau tư nước ngoài trong doanh nghiệp dé làmcăn cứ xác định doanh nghiệp có vôn đâu tư nước ngoải.

Từ phân tích trên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành,doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài tại Việt Nam là tổ chức kinh tế donhà dau tư nước ngoài thành lập mà ở đó các nhà đâu tư nước ngoài đâu tưmột phần hoặc toàn bộ vốn dé lập ra một pháp nhân mới tại Việt Nam, nhằmthực hiện mục tiêu đã đặt ra của các nhà đấu tư hoặc doanh nghiệp Việt Nam

do nhà dau tu nước ngoài mua cô phan, sáp nhập, mua lại.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvon dau tu nước ngoài

1.1.2.1 Khái niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường thấy có rất nhiềuhình thức góp vốn từ buôn bán nhỏ lẻ cho đến thành lập doanh nghiệp Đểhình thành một doanh nghiệp, việc góp vốn của các chủ thé là nội dungquan trọng có tinh chất quyết định trong các van dé thủ tục thành lập doanhnghiệp Việc góp vốn nhằm tạo ra cơ sở đầu tiên cho bất kỳ một hoạt độngsản xuất kinh doanh nào, khi có vốn doanh nghiệp mới có thê thuận lợi hơn

để tiễn hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Việc góp vốn này là nguồngốc của mọi quyên lợi cũng như nghĩa vụ của các thành viên trong công tysau này Có thể nói, trong các quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệpthì các quy định về vốn, góp vốn quan trọng nhất, thậm chí có ý nghĩa quyếtđịnh.

Vốn được hiểu là gắn liền với quyền và trách nhiệm của chủ thé gópvốn, vốn có thê là một điều kiện bắt buộc dé thành lập doanh nghiệp và kinhdoanh trong một số ngành nghề kinh doanh nhất định Vốn là tông số tiền haytong số tài sản do các cổ đông, thành viên đóng góp; là điều kiện cần đểdoanh nghiệp tiến hành khởi sự các hoạt động sản xuất, kinh doanh Nếu

Trang 17

không gắn kết vốn với các yếu tố khác của công ty thì công ty mới không thékinh doanh và sản xuất tốt được.

Từ khái niệm về vốn các nhà làm luật đã đưa ra định nghĩa thế nào là

“Góp vốn”, cụ thể: Điều 4 khoản 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Gópvon là việc dua tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu chung của công

ty Tài sản góp vốn có thé là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,vàng, giá trị quyên sử dụng đất, giá trị quyên sở hữu trí tuệ, công nghệ, bíquyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên công

ty góp để tạo thành vốn của công ty” Khoản 13, Điều 4, Luật Doanh nghiệp

2014 cũng quy định: “Góp vốn là việc góp tài sản dé tạo thành vốn điều lệcủa công ty Góp vốn bao gôm góp vốn dé thành lập doanh nghiệp hoặc gópthêm von điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”

Như vậy, góp vốn thành lập doanh nghiệp là một hành vi pháp lý tựnguyện chuyên giao tài sản của một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức vào một hoạtđộng sản xuất, kinh doanh dé tạo ra khối tài sản chung nhất định cho công ty

để đảm bảo cho những chi phí đối với những hoạt động của công ty nhămmục đích thành lập công ty dé kiếm lời

Góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một hìnhthức đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 bên cạnh các hình thức đầu tư khác như:

- Đâu tư theo hình thức góp vôn, mua cô phân, phân vôn góp vào tôchức kinh tế;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP là hình thức đầu tư mà nhà đầu

tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thắm

quyền dé thực hiện dự án đầu tu xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở

rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụcông;

Trang 18

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tưtrong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài.

Từ khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khái niệm gópvốn thành lập doanh nghiệp, có thé hiểu góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvốn dau tư nước ngoài là một hình thức dau tư của nhà dau tu nước ngoài tạiViệt Nam thông qua một hành vi pháp lý tự nguyện chuyển giao một phânhoặc toàn bộ tài sản của it nhất một hoặc nhiễu nhà đâu tư nước ngoài vàomột hoạt động sản xuất kinh doanh để thành lập một doanh nghiệp mới tạiViệt Nam nhằm dam bảo cho những chi phí đối với những hoạt động của

công ty dé thực hiện các mục tiêu đã đặt ra của các nha dau tư.

1.1.2.2 Đặc điểm của góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn dau tưHước ngoài

Về bản chất, góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài là hành vi pháp lý nhằm đưa tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài vàomột hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời Trong mốiquan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó, có cácbên góp vốn và tài sản góp vốn Do vậy, góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, ngoài các đặc điểm của góp vốn thành lập doanhnghiệp trong nước còn một số đặc điểm đặc trưng của góp vốn thành lậpdoanh nghiệp có vôn đâu tư nước ngoài:

Thứ nhất, về tài sản góp vốn: pháp luật quy định tài sản góp vốn có thé

là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyên đôi, vàng, gia tri quyén su dung dat,

gia tri quyén sở hữu tri tuệ, công nghệ, bi quyết kỹ thuật, các tài sản khác cóthé định giá được bang đồng Việt Nam Dé góp vốn thành lập doanh nghiệp

có vôn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ góp vốn bằngđồng Việt Nam như hầu hết các doanh nghiệp trong nước mà nhiều khi gópvốn băng tiền ngoại tệ, công nghệ, kỹ thuật, bí quyết sản xuất, kinh doanh,năng lực quản lý bởi đó là những điêm mạnh của các nhà dau tư nước ngoài.

Trang 19

Chính sách của nhà nước cũng khuyên khích các nha đâu tư nước ngoài góp

vôn băng các tài sản nêu trên đê góp phân thúc đây nên kinh tê phát triên.

Thứ hai, về các bên góp vốn: khác với các doanh nghiệp trong nước,các thành viên góp vốn là cá nhân, tổ chức có quốc tịch Việt Nam thì các bêngóp vốn đề thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài yêu cầu phải có

ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tu nước ngoài là cá nhân

có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thựchiện hoạt động đâu tư kinh doanh tại Việt Nam (Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu

tư năm 2014).

Thứ ba, các bên góp vốn thành lập một doanh nghiệp và thực hiện hoạtđộng kinh doanh thông qua doanh nghiệp đó Doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài có thể được thành lập theo các loại hình doanh nghiệp: Công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên, công ty cô phan Quyền quản lý doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vàomức độ góp vốn của các chủ thé góp vốn Nếu tỷ lệ góp vốn càng cao thìquyền quản lý và ra quyết định càng cao Mức đóng góp vốn để thành lậpdoanh nghiệp là 100% thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoàiđiều hành

Tứ tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài sẽchịu sự điều chỉnh của các quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy địnhcủa Luật Đầu tư cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành

Thứ năm, góp vôn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàicác nhà đầu tư phải lập dự án đầu tư tại Việt Nam và được cấp Giấy chứngnhận đầu tư cũng như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo các quyđịnh của Luật Đầu tư hiện hành

Ngoài ra, góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làmột hình thức đầu tư mang tính 6n định, bền vững và có tính tổ chức cao Lợi

nhuận của các chủ đâu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kêt quả hoạt

Trang 20

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lãi, lỗ và rủi ro được chia theo

tỷ lệ góp vốn trong vén điều lệ của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế cho nhànước theo quy định của pháp luật.

1.1.3 Phân biệt góp von thành lập doanh nghiệp có vốn dau tw nướcngoài với các hình thức đầu tư góp vẫn khác

Nhà đầu tư nước ngoai có thể lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp hoặcgián tiếp khi thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam Đối với nhà đầu tưnước ngoài nếu đầu tư vào một số lĩnh vực có điều kiện theo cam kết WTOcủa Việt Nam thì một số hạn chế có thê được áp dụng Các hạn chế đó có thébao gồm hạn chế ty lệ sở hữu phần vốn góp, ngành nghề không được phépđầu tư Tuy nhiên những hạn chế này cũng đang dần được tháo bỏ theo lộtrình mở cửa mà Việt Nam đã cam kết Theo quy định của pháp luật đầu tưhiện hành đối với hình thức đầu tư góp vốn thì có hai hình thức:

- Góp vôn thành lập doanh nghiệp có vôn đâu tư nước ngoài và;

- Góp vôn, mua cô phân, phân vôn góp vào tô chức kinh tê đê tham giaquản lý hoạt động đầu tư

Hình thức dau tư truyền thống và phổ biến nhất được các nhà dau tư ápdụng là góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam Trong thời gian gần

đây, với sự phát triển của thị trường vốn, hình thức đầu tư bằng VIỆC gop vốn,

mua cô phan, phần vốn góp của các doanh nghiệp đã tồn tại dé trở thànhthành viên, cổ đông và tham gia điều hành, quan lý hoạt động đầu tư đangngày càng gia tăng.

Góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một hìnhthức đầu tư trực tiếp Đề thực hiện hoạt động đầu tư dưới hình thức góp vốnthành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải làm thủ tục để thành lập một phápnhân 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty liên doanh tại Việt Nam.Ngoại trừ một số hạn chế về ngành nghề không được phép đầu tư hoặc hạnchế đầu tư theo cam kết WTO, pháp nhân này có đầy đủ quyền và nghĩa vụ

Trang 21

như công ty trong nước Trong trường hop nhà dau tư nước ngoai dau tư theohình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, họ có thélựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công

ty cổ phan và công ty hợp danh Nếu nhà đầu tư nước ngoài dau tư theo hìnhthức liên doanh, thì hình thức công ty để họ lựa chọn thành lập sẽ hạn chếhơn, gồm công ty trách nhiệm hữu han hai thành viên trở lên, công ty cổ

phần, công ty hợp danh với sự có mặt của bên Việt Nam là điều bắt buộc Khi

thực hiện dau tư theo hình thức này, nha đầu tư phải có dự án và phải thựchiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan nhà nước có thâm quyềntrước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp Thời hạn góp vốn thànhlập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật đượcquy định phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệmhữu han, công ty cỗ phan, thời hạn góp vốn là 90 ngày; công ty hợp danh thờihạn góp vốn theo cam kết của thành viên góp vốn đã đăng ký với cơ quan nhànước có thâm quyên).

Góp vốn, mua cổ phan, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế để tham giaquản lý hoạt động dau tư cũng là một hình thức dau tư trực tiếp Tuy nhiên,góp vốn trong trường hợp này được hiểu là hình thức góp vốn đưa tài sản vào

tổ chức kinh tế dé tăng vốn điều lệ cho tổ chức kinh tế đó hay bản chất là việcnha đầu tư mua vốn của tổ chức kinh tế Mua cổ phan, phan vốn góp là việccác nhà đầu tư mua vốn của các thành viên trong tô chức kinh tế, lúc này vốnđiều lệ trong tô chức kinh tế không thay đôi Đề thực hiện hoạt động đầu tưtheo hình thức góp vốn, mua cổ phan, phần vốn góp nhà đầu tu có thé thựchiện các hoạt động như:

- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

- Góp vốn vào tô chức kinh tế khác;

- Mua cổ phan phát hành lần đầu hoặc cô phan phát hành thêm của

công ty cô phân hoặc mua cô phân của công ty từ cô đông;

Trang 22

- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn đểtrở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh détrở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

- Mua phần vốn góp của thành viên tô chức kinh tế khác

Việc góp vốn, mua cô phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoàicũng phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư,phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư vàđiều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tô chứckinh tế nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhậnđăng ky đầu tư Khi thực hiện góp vốn, mua cô phan, phần vốn góp nhà đâu

tư ngoài phải thực hiện thủ tục thay đổi cô đông, thành viên còn phải thựchiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cô phan, phần vốn góp đối với các trườnghợp: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cô phan, phần vốn góp vào tô chứckinh tế hoạt động trong ngành, nghé dau tư kinh doanh có điều kiện áp dụngđối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc việc góp vốn, mua cô phần, phần vốn gópdẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tô chức kinh tế nắm giữ từ 51% von điều lệtrở lên của tô chức kinh tế Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phầnvốn góp vào tô chức kinh tế đồng nghĩa với việc vốn góp dé thực hiện hoạtđộng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài được chuyền giao ngay lập tức tại thờiđiểm góp vốn, mua cổ phan, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trước khi thựchiện thủ tục thay đôi thành viên, cỗ đông của tổ chức kinh tế

1.2 Khái quát pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài

1.2.1 Quá trình phát triển pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lậpdoanh nghiệp có von đâu tu nước ngoài

Trang 23

Vốn đầu tư là một yếu tố cần thiết cho việc mở rộng quy mô và đổi mới

kỹ thuật của các hoạt động kinh tế - xã hội Một nước kinh tế chậm phát triểnhoặc đang đà phát triển càng cần thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài.Việt Nam cũng không ngoại lệ, chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam đã sớm được thể chế hóa thành pháp luật Với sự hội nhập ngàycàng sâu rộng vào nền kinh tế thé giới, Việt Nam bắt buộc phải thay đổi liêntục cho ra đời, sửa đổi, bố sung, phát triển hệ thống pháp luật, nhất là phápluật vê dau tư.

Năm 1987, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam gồm 42 Điều, 6 Chương cho phù hợp với xu hướng phát triển củapháp luật về đầu tư nước ngoài ở các nước, có tính đến vấn đề hội nhập quốc

tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật về đầu tư nước ngoài cho các giai đoạnphát triển tiếp theo Luật Dau tư nước ngoài năm 1987 về cơ bản đã tao lậpđược một khung pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bảo đảm sự antoàn cho nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư và thực hiện quyền tự chủ kinhdoanh, đồng thời bảo đảm nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thé Việt Nam, tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bìnhđăng và các bên cùng có lợi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 chưa đưa rakhái niệm hay giải thích rõ thế nào là góp vốn thành lập doanh nghiệp doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng thông qua một số khái niệm gián tiếp

đã phần nào định nghĩa về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài như việc giải thích từ ngữ: “Đầu tur nước ngoài là việc các tổchức, cá nhân nước ngoài trực tiếp dua vào Việt Nam vốn bằng tiền nướcngoài hoặc bat kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận dé hợptác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xi nghiệp liên doanh hoặc

xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này” (Khoản 3, Điều

2, Luật Dau tư nước ngoài năm 1987); “Phần góp vốn là phan vốn của Bên

nước ngoài hoặc của Bên Việt Nam góp vào xí nghiệp liên doanh hợp thànhvon của xí nghiệp, không ké những khoản xi nghiệp di vay hoặc những khoản

Trang 24

tín dụng khác cấp cho xí nghiệp” (Khoản 7, Điều 2, Luật Đầu tư nước ngoàinăm 1987); “Xí nghiệp có vốn dau tu nước ngoài ” gom xi nghiệp liên doanh

và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài” (Khoản 12, Điều 2, Luật Đầu tư nướcngoài năm 1987)

Năm 1990, 1992, Luật Đầu tư năm 1987 được sửa đổi bố sung nhưngvẫn chưa có sự điều chỉnh các quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvon đầu tư nước ngoài, thậm chí còn bộc lộ những han chế nhất định về mặtnội dung và kỹ thuật lập pháp Để khắc phục những hạn chế đó, trong điềukiện đây mạnh sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập vào kinh

tế khu vực và thế ĐIỚI, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài năm

1996 sau đó được sửa đổi, bố sung vào năm 2000

Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 là một đóng góp quan trọng trongviệc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam nhăm thu hút vốn đầu tư nướcngoài nhiều hơn, chất lượng cao hơn góp phần thực hiện chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường hội nhập về kinh té với các nướctrong khu vực và trên thé giới Tuy nhiên, Luật Dau tư nước ngoai năm 1996cũng không có quy định chuyên biến nào lớn về góp vốn thành lập doanhnghiệp có vôn đâu tư nước ngoài.

Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam thấy cầnthiết phải ban hành một bộ luật thống nhất có thé cải thiện môi trường dau tưkinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về

đầu tư, tạo “một sân chơi” bình đăng, không phân biệt đối xử giữa các nhà

đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi dé thu hút và sửdụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốctế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư Do vậy,năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư và có hiệu lực từ 1/7/2006, LuậtĐầu tư 2005 thay thé Luật Đầu tư nước ngoài trước đó và Luật Khuyến khíchđầu tư trong nước năm 1994 Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định

Trang 25

108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điềucủa Luật Đầu tư Khác cơ bản với Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, LuậtĐầu tư năm 2005 được thiết kế theo hướng chỉ quy định các nội dung liênquan đến hoạt động đầu tư, còn các nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức vàhoạt động của doanh nghiệp thì chuyên sang Luật Doanh nghiệp điều chỉnh,các mức ưu đãi về thuế chuyển sang quy định tại các văn bản pháp luật vềthuế và các nội dung mang tính chất đặc thù thì dẫn chiếu sang pháp luậtchuyên nghành điều chỉnh Bên cạnh đó, Luật Đầu tư năm 2005 đã có tiễn bộtrong việc đưa ra nhiều định nghĩa giải thích từ ngữ rõ ràng dễ hiểu hơn như:thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thế nào là nhà đầu tư nướcngoài, như nào là hoạt động đầu tư, vốn đầu tư góp phần giúp những ngườithực hành pháp luật, áp dụng pháp luật có hình dung, cách hiểu rõ ràng hơn

về góp vôn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Luật Đầu tư năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 thaythế Luật Đầu tư năm 2005 Luật Đầu tư năm 2014 có tinh thần mở hơn, phạm

vi điều chỉnh rõ ràng hơn Một trong những vướng mắc lớn nhất của Luật Đầu

tư 2005 là tình trạng chồng lan, giam chân lên Luật Doanh nghiệp Theo quyđịnh luật này, trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư gan voi viéc thanh lapdoanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả nội dung đăng ky kinhdoanh và đăng ký doanh nghiệp Khi đó, Giấy chứng nhận dau tư cũng đồngthời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Doanh nghiệp rơi vào tìnhtrạng “một cô hai tròng”, vừa phải tuân thủ Luật Đầu tư vừa phải tuân thủLuật Doanh nghiệp Luật Đầu tư năm 2014 ra đời bao gồm 07 Chương, 76Điều (so với Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 giảm 03 Chương,trong đó bãi bỏ toàn bộ Chương VII về đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, đồngthời sửa đổi căn bản các nội dung về thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư tạiViệt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài)

Trang 26

Luật Dau tu năm 2014 đã tách nội dung đăng ký kinh doanh của doanhnghiệp ra khỏi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chỉ điều chỉnh các dự án đầu

tư, còn việc thành lập doanh nghiệp sẽ do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh Dovậy, Giấy chứng nhận đăng ký dau tư giờ đây chỉ ghi nhận thông tin về dự ánđầu tư Điều này không ảnh hưởng nhiều tới bản chất của việc góp vốn thànhlập doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, thời hạn góp vốnthành lập doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài lại bị hạn chế khôngcòn được góp von theo quy mô dự án hoặc tiễn độ thực hiện dự án như trướcđây mà phải thực hiện đúng thời hạn góp vốn tương ứng với từng mô hìnhdoanh nghiệp mà nhà đầu tư góp vốn thành lập Đề hỗ trợ tích cực cho LuậtĐầu tư năm 2014, Chính phủ đã tiếp tục ban hành Nghị định 118/2015/NĐ-

CP quy định chi tiết và hướng dan thi hành một số điều của Luật Dau tư

Trong khoảng 20 năm qua, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đạtđược những thành tựu quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởngkinh tế, thúc đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khâu và tăng nguồn thu đáng kécho ngân sách Nha nước, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam chủ động hộinhập với kinh tế khu vực và thế giới Trong những thành tựu to lớn của đầu tưnước ngoài có vai trò quan trọng của Luật Dau tư nước ngoài Trong bối cảnhcạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực vàtrên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bây” quantrọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Nghiên cứu toàn bộ lịch sử của sự hình thành và phát triển của pháp

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho thấy, từ năm 1987 cho đến nay,

pháp Luật Đầu tư nước ngoài đã luôn luôn được hoàn thiện, tạo dựng mộtkhung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, trên cơ sởquán triệt quan điểm mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, phù hợp vớithực tiễn và thông lệ quéc tế Những đóng góp của dau tư nước ngoài vào việc

Trang 27

thực hiện các mục tiêu kinh tê - xã hội cua dat nước là một minh chứng khang định vai trò tích cực của pháp Luật Đâu tư nước ngoài.

1.2.2 Khái quát nội dung cơ bản của pháp luật về góp vốn thành lậpdoanh nghiệp có von đâu tr nước ngoài

Quá trình góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiphát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau Các mối quan hệ ấy cần thiết phảichịu sự điều chỉnh của pháp luật ở một mức độ nhất định Pháp luật Việt Nam

về đầu tư nước ngoài ngay từ những ngày đầu đã chú tâm đến những đặcđiểm này và ngày càng tạo dựng được khung pháp lý phù hợp đối với góp vốnthành lập doanh nghiệp có von đầu tư nước ngoài Luật Đầu tư 2014, LuậtDoanh nghiệp 2014 ra đời, đã phần nào hoàn thiện thêm các quy định vềdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó có hình thức góp vốn thànhlập doanh nghiệp có vôn đâu tư nước ngoài.

Điều 4, Luật Đầu tư 2014 đã xác định rõ mối quan hệ cũng như nguyêntac áp dụng Luật Dau tư và các luật liên quan: “Ho động dau tr kinh doanhtrên lãnh thé Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và luật khác cóliên quan Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác vềngành, nghệ cam đâu tư kinh doanh, ngành, ngh đâu tư kinh doanh có điềukiện, trình tự, thủ tục đâu tư thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừtrình tự, thủ tục đâu tư kinh doanh theo quy định tại Luật chứng khoán, Luậtcác tổ chức tin dung, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dẫu khi ” Bên cạnh

đó, Điều 1, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định: “Luật này quy định vềviệc thành lập, tổ chức quan ly, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quancủa doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phan,công ty hợp danh và danh nghiệp tư nhân, quy định về nhóm công ty” Có thé

thấy, trong quan hệ với Luật Doanh nghiệp: Luật Đầu tư quy định về lĩnh vực,

điều kiện, hình thức đầu tư, thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư của tất cả cácdoanh nghiệp Trong khi Luật Doanh nghiệp quy định về quyền thành lập,

Trang 28

hoạt động và tổ chức quản lý doanh nghiệp của các tổ chức, cá nhân thuộcmoi thành phan kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu.

Như vậy, bất cứ hoạt động nào liên quan đến đầu tư nước ngoài baogồm góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều chịu sựđiều chỉnh của Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014

Đề hỗ trợ cho Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 áp dụng vàothực tiễn một cách rõ ràng, thống nhất và có nội dung liên quan điều chỉnhgóp von thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã banhành các Nghị định, Thông tư sau: Nghị định quy định chi tiết và hướng danthi hành một số điều của Luật Đầu tư số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015;Nghị định về đăng ký doanh nghiệp số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015;Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 quy định biểu mẫu thựchiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Thông tư SỐ20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

Bên cạnh đó, để điều chỉnh toàn điện các quan hệ về góp vốn thành lậpdoanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoai còn có các quy định pháp luật chuyênngành được quy định cụ thé từng văn bản quy phạm pháp luật như: liên quanđến các hoạt động đầu tư chứng khoán có Luật chứng khoán năm 2006 sửađôi bố sung năm 2010; đầu tư thành lập tô chức tín dụng có Luật các tổ chứctín dụng năm 2010; liên quan đến bảo hiểm có Luật kinh doanh bảo hiểm

2000 sửa đôi bồ sung năm 2010, Đặc biệt, không thé thiếu các quy địnhtrong Bộ Luật Dân sự nam 2005, Bộ Luật Dân sự năm 2015; Luật Đất Đainăm 2013; Luật Chuyên giao công nghệ năm 2006 (sắp tới là Luật chuyêngiao công nghệ năm 2017) và Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày11/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Hướng dẫn về quản lý ngoạihối đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam về góp vốn thành lập doanhnghiệp có vôn đâu tư nước ngoài.

Trang 29

Các văn bản pháp luật hiện hành nêu trên đã điêu chỉnh việc góp vôn

thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở những nội dung sau:

- Quy định các điều kiện về góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: phải tuânthủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiệnhoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên;

- Quy định về các chủ thể có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các nhà dau tư nước ngoài vànhà đâu tư trong nước;

- Quy định về hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài gồm các hình thức: góp von bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự dochuyên đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ,công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằngđồng Việt Nam;

- Quy định về hỗ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp

có vôn đâu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tiêu kêt chương 1

Thứ nhất, những van đề lý luận về góp vốn thành lập doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài như: khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài; khái niệm, đặc điểm của góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài; phân biệt được góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài với các hình thức đầu tư khác đã được tác giả luận văn hệ thống,

trình bày một cách dé hiểu, rõ ràng trong chương 1 góp phan định hướng triểnkhai cho toàn bộ luận văn;

Thứ hai, tác giả cũng đã khái quát pháp luật về góp vốn thành lậpdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua quá trình phát triển pháp

Trang 30

luật của Việt Nam qua từng giai đoạn Từ đó, có co sở cho việc nghiên cứu vatìm hiểu các quy định cụ thé của pháp luật hiện hành về góp vốn thành lậpdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như thực tiễn thi hành các quyđịnh pháp luật đó.

Trang 31

Chương 2QUY ĐỊNH VE GÓP VON THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VONĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO LUẬT DAU TƯ NAM 2014 VÀ THUC

TIEN THI HANH TẠI THÀNH PHO HÀ NỘI2.1 Quy định của Luật Đầu tư năm 2014 về góp vốn thành lậpdoanh nghiệp có von dau tư nước ngoài

2.1.1 Điều kiện góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tw nướcngoài

Việt Nam là đất nước nam ở vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam

Á, là cửa ngõ quan trọng nối liền với các nước ASEAN và thế giới Bên cạnhnhững thuận lợi về điều kiện tự nhiên, Việt Nam là đất nước có nguồn nhânlực trẻ, đồi dao cùng với các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã có rấtnhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư Trong những năm gầnđây số lượng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam khálớn, trong đó thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao Khinhà đầu tư nước ngoải đầu tư vào Việt Nam thì họ sẽ đầu tư dưới một hoặcmột số hình thức nhất định, tuy nhiên không phải hình thức đầu tư nào phápluật Việt Nam cũng quy định điều kiện đầu tư với họ mà chỉ có những hìnhthức được pháp luật quy định thì mới áp dụng điều kiện đầu tư với nhà đầu tưnước ngoài Đó là các hình thức:

- Đầu tư thành lập tô chức kinh tế;

- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phan, phần vốn góp trong tôchức kinh tế;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Nhận chuyên nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự

án đầu tư khác;

- Sửa đổi, bố sung ngành, nghề dau tư kinh doanh của tổ chức kinh tế

có vôn đâu tư nước ngoài.

Trang 32

Điều kiện dau tư đối với nha đầu tư nước ngoài khi góp vốn thành lậpdoanh nghiệp tại Việt Nam là điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài phải đápứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành nghề đầu tư có điềukiện đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại điều ước quốc

tế về đầu tư, luật, pháp lệnh và nghị định có liên quan của Việt Nam

Đề được đầu tư theo hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp tại ViệtNam (thuộc hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế), các nhà đầu tư phảiđáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật Việt Nam.Những điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ áp dụng theo các nguyêntac sau đây:

- Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành,nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành,nghề đó Khi nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư vào Việt Nam điều quantâm đầu tiên đó là ngành nghề họ định kinh doanh có được phép kinh doanhtại Việt Nam không? Bởi mặc dù hiện nay Việt Nam đã cam kết mở cửa thịtrường theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc ViệtNam là thành viên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế ngay trong những ngànhnghề mà Việt Nam đã cam kết và đặc biệt với những ngành nghề mà ViệtNam không cam kết thì cần phải xin ý kiến của cơ quan có thâm quyền đốivới từng trường hợp cụ thể;

- Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ướcquốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn ápdụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó; trường hợp đãlựa chọn một điều ước quốc tế thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền vànghĩa vụ của mình theo quy định của điêu ước quôc tê đó;

- Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc khôngđược quy định tại Biéu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế

Trang 33

về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đốivới nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;

- Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viênWTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tưnhư quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viênWTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốcgia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác;

- Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc khôngđược quy định tại Biéu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế

về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tưđối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký dau tư lay ý kiến Bộ Kếhoạch và Dau tư và Bộ quản lý ngành dé xem xét, quyết định;

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thực hiện hoạt độngđầu tư trong các ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không đượcquy định tại Biéu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế vềđầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đốivới nhà đầu tư nước ngoài; và các ngành, phân ngành dịch vụ này đã đượccông bồ trên Công thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo quy định tạipháp luật, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đâu tư củanha dau tư nước ngoai trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lay ý kiếncủa Bộ quản lý ngành.

Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cònphải tuân thủ các điều kiện sau:

Thứ nhát, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư tại Việt Nam (dự

án khả thi), thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Thamtra dự án đầu tư theo quy định được cơ quan nhà nước có thâm quyền xemxét;

Trang 34

Thứ hai, đảm bảo điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà dau tưnước ngoài khi góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Đầu

tư năm 2014: Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu von điều lệ không hạn chếtrong tô chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

(¡) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công tyđại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ dau tư chứng khoántheo quy định của pháp luật về chứng khoán;

(ii) Tỷ lệ sở hữu của nhà dau tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhànước cô phần hóa hoặc chuyển đôi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theoquy định của pháp luật về cô phần hóa và chuyền đổi doanh nghiệp nhà nước;

(iii) Ty lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tạinêu trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Tht ba, phải tuân thủ hình thức đầu tư: Theo quy định của pháp luật vềđầu tư tại Việt Nam thì hình thức đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp làmột hình thức được pháp luật Việt Nam cho phép thực hiện Đầu tư theo hìnhthức này, các nhà đầu tư phải lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp vớimục tiêu đầu tư như góp von thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợpdanh, công ty cô phan tại Việt Nam;

Tứ tr, doanh nghiệp do các nha đầu tư nước ngoài góp vốn thành lậpđược hoạt động trong phạm vi giấy phép về đầu tư, Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh (nếu có) Nhà đầu tư nước ngoài đượccăn cứ vào những quy định của các lĩnh vực đầu tư sẽ có phạm vi hoạt độngriêng và cũng phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư, thịtrường mục tiêu, đối tượng khách hàng Phạm vi hoạt động phải phù hợp vớicam kết mở của thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam

Trang 35

Thứ năm đôi tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư: cácnhà đầu tư nước ngoài cần làm rõ các mối quan hệ hiện tại với các đối tácViệt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dự kiến đầu tưtại Việt Nam, có các phương án thay đổi mối quan hệ với các đối tác sau khithành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và các phương án giải quyết các mâuthuẫn hoặc tranh chấp có thể phát sinh thêm đối với đối tác (nếu có);

Ngoài ra, nhà đầu tư còn phải đáp ứng các điều kiện về: năng lực tàichính dé triển khai, thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cam kết về nghĩa vụvới nhà nước Việt Nam về thuế, sử dụng lao động địa phương, sử dụng đất Đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch phát triển củađịa phương; đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh cũng như trật tự xãhội khi triển khai thực hiện Dự án đầu tư; và điều kiện khác theo quy định củaĐiều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Sau khi đáp ứng các điều kiện nêu trên và thực hiện thủ tục xin cấpGiấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký thành lậpdoanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam khi góp vốn đầu tư nước ngoài để thành lậpdoanh nghiệp tại Việt Nam.

2.1.2 Chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp có vẫn đầu tw nướcngoài

Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, góp vốn thành lậpdoanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư Nhưng tự do kinh doanh không đồngnghĩa với việc bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cũng có quyền thành lậpdoanh nghiệp Để đảm bảo quyền bình đắng giữa các doanh nghiệp trongkinh doanh, bảo vệ lợi ích cộng đồng, xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tếthé giới Pháp luật Việt Nam quy định mọi tô chức, cá nhân trong nước vànước ngoài đều có quyền góp vốn, thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp,

Trang 36

trừ các trường hop ma các hoạt động kinh doanh của họ có nguy cơ pha vỡ

sự bình đăng của các doanh nghiệp và lợi ích xã hội Đề thành lập mộtdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì yêu cầu đầu tiên là chủ thể gópvốn phải là nhà đầu tư nước ngoài hoặc có ít nhất một bên góp vốn là nhàđầu tư nước ngoài Bên cạnh đó tùy vào mô hình doanh nghiệp và đối táccùng góp vốn thành lập doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài mà chủthé góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài bao gồm nhàđầu tư trong nước

2.1.2.1 Chủ thể góp vốn là nhà dau tư nước ngoài

Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2014 quy định: “Nhà đầu tưnước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theopháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động ddu tr kinh doanh tại ViệtNam Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phảiViệt Nam (Khoản 1, Điều 3, Luật Quốc tịch Việt Nam 2008) Như vậy,trong trường hợp chủ thê góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài được hiểu theoquy định của pháp luật Việt Nam hiện hành bao gồm các chủ thể sau:

- Cá nhân người nước ngoài mang quốc tịch nước ngoài không phảiquốc tịch Việt Nam;

- Cá nhân người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài;

- Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt độngđầu tư kinh doanh tại Việt Nam rất đa dạng: Các loại hình công ty (công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai

thành viên trở lên, công ty cô phan ), các câu lạc bộ va hội nhóm; các

trường học

2.1.2.2 Chủ thé góp vốn là nhà dau tư trong nước

“Nha dau tư trong nước là ca nhán có quốc tịch Việt Nam, tô chức

kinh tê không có nhà đâu tư nước ngoài là thành viên hoặc cô đông”

Trang 37

(Khoản 15, Điều 3, Luật Dau tư 2014) Bên cạnh đó, Điều 18, Luật Doanhnghiệp 2014 đã quy định cụ thể về những đối tượng có quyền thành lập vàquản lý doanh nghiệp bao gồm: mọi cá nhân, tổ chức trừ những trường hợpsau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vi vũ trang nhân dân sử dụng tài san nhà nước

dé thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức, viên chức;

- Si quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chứcquốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩquan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân ViệtNam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phầnvốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừnhững người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn gópcủa Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người chưa thành niên; người bị hạn chê năng lực hành vi dân sựhoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tô chức không có tư cách pháp nhân;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù,quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắtbuộc hoặc đang bị cam hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm

công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định cua Tòa an;

các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chốngtham nhũng.

Như vậy, trừ các trường hợp luật pháp đã quy định không được quyềntham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp thì mọi cá nhân có quốc tịch ViệtNam, tô chức không có nhà đâu tư nước ngoài là thành viên, cô đông đêu có

Trang 38

thé trở thành một bên chủ thé góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Tuy nhiên, trong trường hợp có sự tham gia góp vôn của các chủthể là nhà đầu tư trong nước thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉđược thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.

Các quy định về chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung vàthành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng một mặt nhằm bảođảm quyên tự do kinh doanh của các nhà dau tư, mặt khác phải đáp ứng yêucầu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Vì thế các chủ thé muốn gópvốn thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật đầu

tư và pháp luật doanh nghiệp hiện hành quy định Điều này góp phan tạo cơhội thuận lợi cho các nhà đầu tư nhận thức đựợc khả năng của mình, tựhoàn thiện các điều kiện kinh doanh để lựa chọn cho mình một phương ánkinh doanh phù hợp.

2.1.3 Hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn dau tunước ngoài

Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ quy đinh duy nhất hình thức gópvốn bằng tài sản sau đó liệt kê tài sản bao gồm những gi “Tai sản góp von

có thể là dong Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, gid trị quyên sửdụng đất, giá trị quyên sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tàisản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam” (Khoản 1, Điều 35Luật Doanh nghiệp năm 2014) Quy định này đã mở ra một khoảng rộngtạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn tài sản góp vốn cũng như tự do thỏathuận xác định những loại tài sản được góp vốn của các chủ thể muốn gópvốn kinh doanh nói chung và chủ thé muốn góp vốn thành lập doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng Khi mà đời sống vật chất xã hội ngàycàng đa dạng và phức tạp, các hình thức tài sản con người có được ngày

càng phong phú.

Trang 39

Tùy thuộc vào mỗi cách hiểu về khái niệm tài sản góp vốn mà có thể

có những phân loại hình thức góp von khác nhau O đây, có thê nghiên cứu góp vôn thành lập doanh nghiệp có vôn đâu tư nước ngoài thông qua các hình thức:

Tht nhất, gop vôn băng tiền bao gồm đồng Việt Nam, ngoại tệ tự dochuyên đổi, vàng Trên thực tế, đây là hình thức góp vốn phô biến nhất vàchiếm tỷ lệ cao nhất trong các hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp Cácnha đầu tư có thé góp vốn bằng tiền thông qua hình thức đóng một khoản tiềnvào công ty đề nhận lấy một số quyền lợi có được từ công ty Đồng Việt Nam

là loại tài sản chủ yếu được các nhà đầu tư trong nước dùng để góp vốn thànhlập doanh nghiệp, thì ngoại tệ tự do chuyên đổi là loại tài sản phổ biến đượccác nhà đầu tư nước ngoài sử dụng Trong trường hợp góp vốn băng ngoại tệthì nhà đầu tư nước ngoài phải quy đổi ngoại tệ ra tương ứng với đồng ViệtNam theo tỷ giá tại thời điểm góp vốn và phải chịu sự quản lý của pháp luậtViệt Nam về ngoại hôi.

Trong trường hợp góp vốn băng đồng Việt Nam, ngoại tệ tư do chuyểnđổi, các nhà dau tư góp vốn không phải thực hiện việc định giá tài sản, khôngphải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản Tuy nhiên, có quy định riêngđối với từng nhà đầu tư khi thực hiện việc góp vốn thành lập doanh nghiệpnhư:

- Nhà đầu tư là cá nhân quốc tịch Việt Nam thì được góp vốn bằng tiềnmặt trực tiếp;

- Nhà đầu tư là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Namkhi góp vốn thành lập doanh nghiệp bang tiền thì không sử dụng tiền mặt trựctiếp để góp vốn “Khi thuc hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyểnnhượng phan vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dunghình thức sau: a) thanh toán bằng Séc; b)Thanh toán bằng ủy nhiệm chỉ —chuyển tiễn; c) các hình thức thanh toán không sử dụng tién mặt phù hợp

Trang 40

khác theo quy định hiện hành” (Khoản 2, Điều 3, Thông tư số BTC ngày 29/01/2015 Hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theoquy định tại Điều 6 Nghị định số 222/03/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chínhphủ vé thanh toán băng tiền mặt);

09/2015/TT Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn thành lập doanh nghiệp tại ViệtNam bằng tiền phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, các quyđịnh hiện hành của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối “Việc góp vốndau tư bằng tiên của nhà đầu tư nước ngoài và nhà dau tr Việt Nam trongdoanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài phải thực hiện thông qua hình thứcchuyển khoản vào tài khoản von đâu tư trực tiếp” (Khoản 2, Điều 4, Thông tư

số 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đốivới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam) Tài khoản vốn đầu

tư trực tiếp là tài khoản bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham giahợp đồng hợp tác kinh doanh mở tại một tô chức tín dụng được phép dé thựchiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiViệt Nam như góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nhìn chung, việc góp vốn bằng tiền có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ

tự do chuyền đổi, vàng là hình thức góp vốn đơn giản nhất cho các nhà đầu tưkhi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thực tiễn, đây cũng là hìnhthức được các nhà đâu tư lựa chọn nhiêu nhât.

Thứ hai, góp von bang giá trị quyền sử dụng đất Hiện nay, các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi được thành lập có liên quan đến việcgóp von băng giá trị quyền sử dụng đất thì bên góp vốn là nhà dau tư trongnước Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn có thé sử dụng các tài sản gan liền vớiđất để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp Đây cũng là phương thứcđược các nhà đâu tư sử dụng phô biên.

Ngày đăng: 20/04/2024, 01:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w