1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải từ thực tiễn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Trong Trường Hợp Người Lao Động Bị Sa Thải Từ Thực Tiễn Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Ở Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Hằng
Người hướng dẫn PGS. TS Lê Thị Hoài Thu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 28,14 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải..................... -...-- - óc 11019911 91019119 1 ng ng ngư, 9 1. Khái niệm, đặc điểm sa thaie...ccccccccccccsscssessesssessesssessesssecstesseesneeses 9 2. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp lao động cá nhân (16)
    • 1.1.3. Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người (27)
  • 1.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao l[0i 500801) 0010017 7 (30)
    • 1.2.1. Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bi sa thải........................ ...-- --- c3 SE EEeeersseesreerrrerrreree 23 1.2.2. Nguyên tắc pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải............................- s5 55+ *+sksseeseerseerse 24 1.2.3. Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải........................- --- <5 5 + 3E *E+vEEeeEeeseerserersrxee 28 (30)
  • CHUONG 2. THUC TRANG PHAP LUAT VE GIAI QUYET TRANH CHAP (0)

Nội dung

Luận văn chỉ ra những điểm vướng mắc, hạn chế của các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải từ thực tiễn các doanh nghiệp có vốn

Khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải - - óc 11019911 91019119 1 ng ng ngư, 9 1 Khái niệm, đặc điểm sa thaie ccccccccccccsscssessesssessesssessesssecstesseesneeses 9 2 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp lao động cá nhân

Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào định nghĩa, đưa ra khái nệm cho “giải quyết tranh chấp trong trường hợp người lao động bị sa thải”.

Theo Wikipedia: “Dispute resolution or dispute settlement is the process of resolving disputes between parties” [34], tam dich: giai quyét tranh chấp là quá trình giải quyết những tranh chấp giữa các bên.

Theo nghĩa hẹp, giải quyết tranh chấp lao động là việc các tô chức, cá nhân, co quan nhà nước có thâm quyền tiễn hành những thủ tục luật định nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể người lao động về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại, xoá bỏ tình trạng bất

20 bình, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng có quan hệ lao động, đảm bảo sự én định trong sản xuất.

Giải quyết tranh chấp lao động theo nghĩa rộng hơn là những hoạt động được tiễn hành nhằm dàn xếp những bat ồn trong quan hệ lao động, với mục đích dé các bên có thể tiếp tục thực hiện quan hệ lao động một cách hài hoà Sự dan xếp này có thê do các bên tự thương lượng, thỏa thuận hay có sự tham gia của một chủ thé trung gian hoà giải, đưa ra phán quyết về các nội dung tranh chấp.

Từ những nhận định và phân tích trên, luận văn đưa ra khái niệm giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải là: “việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyển dàn xếp hoặc xem xét và ra quyết định xử lý các mâu thuần phát sinh khi NLD bị NSDLĐ áp dụng hình thức kỷ luật sa thai.”

Can nhấn mạnh rang, giải quyết tranh chấp lao động trong trường hop NLD bị sa thải là một phần của tranh chap lao động cá nhân. Ý nghĩa giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải

Giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thai bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội Thông qua quá trình giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của

NLD đã bị NSDLĐ xâm hại sẽ được khôi phục Sa thải là hình thức kỷ luật lao động cao nhất, cham dứt quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLD Giải quyết tranh chap lao động trong trường hợp NLD bị sa thải do đó mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Những mâu thuẫn, tranh chấp sớm được giải quyết giúp NLD có thể sớm nhận được những đền bù thiệt hại, nhanh chóng tiếp tục

21 tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nuôi sống bản thân và gia đình, đóng góp cho xã hội.

Bên cạnh việc bảo vệ NLĐ, việc giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLD Khi NLD bị sa thải thì không chi NLD phải chịu những thiệt hai mà NSDLD cũng đứng trước một số rủi ro tiềm tàng Giải quyết tranh chap lao động trong trường hop NLD bị sa thải do đó cũng góp phan bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ, hạn chế và khắc phục những thiệt hại xảy ra đối với NSDLĐ do hành vi của NLD gây ra.

Khác với việc giải quyết tranh chấp dân sự hay thương mại, giải quyết tranh chấp lao động ngoài việc khôi phục những quyên và lợi ích hợp pháp của các bên còn nhằm củng cé và duy trì quan hệ lao động “Xé/ đến cùng, mặc dù mâu thuần, bất dong, tranh chấp song các bên vẫn cần nhau dé đạt được mục đích của mình trong quan hệ lao động và hơn thể nữa, vấn đê duy trì quan hệ lao động đặc biệt có y nghĩa với người lao động” [20, tr 17] Vì

Vậy, giải quyết tranh chấp lao động còn nhằm giúp các bên ồn định quan hệ lao động, tạo điều kiện cho các bên của quan hệ lao động cùng hợp tác và phát trién.

Giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp NLD bi sa thải góp phan hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động nói riêng Một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động là sự nhận thức không day đủ về các quy định của pháp luật hoặc có ý làm trái các quy định của pháp luật lao động Chính vì vậy, giải quyết tranh chấp lao động trong trường hop NLD bị sa thải góp phan đảm bảo cho các quy phạm pháp luật lao động được áp dụng một cách đúng dan, thống nhất trên thực tế Cũng thông qua quá trình áp dụng pháp luật, những bất cập của các quy định về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hop NLD bị sa

22 thải sẽ được phát hiện và kiến nghị sửa đôi, bổ sung Đó là cơ sở thực tiễn giúp cho các nhà làm luật thấy được những khiếm khuyết của pháp luật, kịp thời sửa đối, bố sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp NLD bị sa thải.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao l[0i 500801) 0010017 7

Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bi sa thải - c3 SE EEeeersseesreerrrerrreree 23 1.2.2 Nguyên tắc pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải - s5 55+ *+sksseeseerseerse 24 1.2.3 Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải - - <5 5 + 3E *E+vEEeeEeeseerserersrxee 28

hợp người lao động bị sa thải

Theo Từ điền luật học: “Pháp luật theo nghĩa rộng là những quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyên đặt ra dé hướng dan cách xử sự bắt buộc mọi người, mọi tập thể, tổ chức và là căn cứ dé xử lý những xử sự không đúng với quy định ấy ”[16, tr 364] Theo đánh giá của luận văn, đây là một định nghĩa khá sát Theo định nghĩa này thì pháp luật không chỉ bao gồm những luật, bộ luật do Quốc hội ban hành, mà còn bao gồm cả những văn bản do các cơ quan khác của Nhà nước ban hành. Ở Việt Nam hiện nay, trong giáo trình của các cơ sở đào tạo luật học cũng như trong sách báo tồn tại nhiều định nghĩa về pháp luật đưới góc độ là pháp luật thực định Tuy nhiên, có thể nói, các định nghĩa đó cơ bản chỉ khác nhau về câu chữ và thé hiện quan niệm về pháp luật với tư cách là một loại quy tac ứng xử của con người, một loại chuẩn mực xã hội, pháp luật có những điểm khác biệt cơ bản so với các loại chuẩn mực xã hội khác như đạo đức, phong tục tập quán Theo đó thì pháp luật là: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xu sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bao đảm thực hiện dé diéu chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước ” [4, tr 13]

Theo wikipedia: “Law is a system of rules that regulate behavior” [35]

(Tam dịch: pháp luật là hệ thống những nguyên tắc điều chỉnh hành vi) Từ

23 điển Cambrige thì định nghĩa pháp luật (law) như sau: “a rule, usually made by a government, that is used to order the way in which a society behaves ”

(Tạm dich: một quy tắc, thường do chính phủ đưa ra, được sử dung dé ra lệnh cho cách thức mà một xã hội cư xử)

Như vậy có thê thấy rằng, dù trên thế giới hay tại Việt Nam thì khái niệm, định nghĩa về pháp luật cơ bản là không hề mâu thuẫn Theo đó, pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do cơ quan có thâm quyền, mà ở Việt

Nam thì đó chính là những cơ quan nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện dé điều chỉnh cách các thành viên trong xã hội ứng xử, hành động.

Từ đó, luận văn xin đưa ra khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải như sau: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải là hệ thống những quy định do Nhà nước ban hành điều chỉnh mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLD khi có bất đồng, mâu thuẫn khi người NLD bi NSDLD sa thải.

1.2.2 Nguyên tắc pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp người lao động bị sa thải

Nguyên tắc 1: Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Quan hệ lao động là một trong những quan hệ pháp luật dân sự Do đó, quá trình giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp NLĐ bị sa thải cũng phải đảm bảo những nguyên tắc của ngành luật dân sự mà theo cá nhân luận văn thì một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của ngành luật dân sự đó là quyền tự do định đoạt của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự. Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cắm của

24 luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thé khác tôn trọng”

Pháp luật dân sự và pháp luật hình sự có sự khác biệt rất lớn về phương pháp điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là phương pháp mệnh lệnh — phục tùng Trong quan hệ pháp luật hình sự, nhà nước có quyền bắt người có hành vi tội phạm phải chịu hình phạt, và khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cá nhân và cơ quan có thấm quyền có trách nhiệm tiến hành những hoạt động cần thiết dé truy cứu trách nhiệm hình sự Nhưng trong pháp luật dân sự nói chung, và luật lao động nói riêng thì quyền tự do ý chí lại được tôn trọng Các bên trong quan hệ pháp luật có quyền tự do thương lượng, hòa giải miễn là nội dung thương lượng, hòa giải không trái với pháp luật, đạo đức xã hội.

Nguyên tắc này cũng khuyến khích các bên tự tìm kiếm phương pháp để giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải mà không cần đến sự tham gia của các bên thứ ba Điều này phần nào giúp giảm thiểu lượng công việc của các cá nhân, cơ quan có thâm quyền, giảm thiểu chi phí cho NLD va NSDLD. Đồng thời góp phần bảo vệ danh dự, uy tín của các bên trong quan hệ lao động Bởi lẽ khi vụ việc tranh chấp được cơ quan có thâm quyền được đưa ra giải quyết công khai thì không tránh khỏi việc các thông tin cá nhân của NLD, các bí mật doanh nghiệp của NSDLĐ được tiết lộ, dẫn đến thiệt hại gia tăng cho NLD, hoặc NSDLD.

Tuy nhiên, ngoài việc quyền và nghĩa vụ giữa NLD và NSDLD có thé tự do thương lượng hòa giải, nếu hành vi của NLD vi phạm pháp luật hình sự thì NLD còn phải chịu TNHS theo quy định tại BLHS.

Nguyên tắc 2: Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

Tương tự như nguyên tắc 1, nhưng ở nguyên tắc này thì việc giải quyết tranh chấp lao động đã có sự tham gia của bên thứ ba - hòa giải viên lao động. Thực tế là khi NLĐ bị kỷ luật mà dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện, đặc biệt là trong kỷ luật lao động sa thai thì mối quan hệ giữa NSDLĐ va NLD đã trở nên rất xấu Vì lẽ đó mà NSDLD và NLD khó có thé tự thương lượng với nhau dé đi đến quyết định cuối cùng Sự tham gia của hòa giải viên lao động vì đó mà trở nên cần thiết trong việc tiết chế các bên, điều hòa và định hướng trong các cuộc gặp mặt ba bên; gợi ý đưa ra phương án đúng đắn, thích hợp cho NLĐ và NSDLĐ cùng tham khảo Hòa giải thông qua hòa giải viên lao động là bước bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân mà các bên phải thông qua trước khi tiến hành khởi kiện theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp do pháp luật quy định.

Trọng tài lao động là phương án giải quyết tranh chấp lao động chỉ có thé thực hiện được nếu được sự thống nhất, đồng ý cua NLD và NSDLĐ Ưu điểm của phương pháp này nhanh chóng và bí mật Hội đồng trọng tài lao động phải thành lập ban trọng tài để đưa ra phán quyết trong vòng tối đa là 37 ngày ké từ ngày nhận được yêu cau giải quyết tranh chap lao động từ NSDLD va NLD Việc giải quyết bằng trong tài thay vì một phiên tòa công khai như tại Tòa án cũng giúp NLD và NSDLD giữ bí mật được những thông tin, dữ liệu cá nhân, tránh những thiệt hại không đáng có.

Nguyên tắc 3: Công khai, minh bạch, khách quan, kip thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

Nguyên tắc này bắt nguồn từ mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các bên trong tranh chấp, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thê trong QHLĐ, giúp nhanh chóng ồn định quan hệ lao động, hoạt động kinh doanh cũng như én định xã hội Việc giải quyết tranh chấp công khai, khách quan, nhanh chóng và đúng pháp luật là yêu cầu đặt ra

26 đối với việc giải quyết mọi loại tranh chấp, trong đó bao gồm tranh chấp lao động, là loại tranh chấp liên quan đến những quyền lợi thiết thực của con người như việc làm, thu nhập, tính mạng, sức khỏe

Bên cạnh đó, Nguyên tắc này tạo điều kiện kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, các cơ quan có liên quan trong quá trình tham gia vào giải quyết tranh chấp Trong quá trình giải quyết tranh chấp lợi ích các bên phải được bảo toàn, đảm bảo tính khách quan, hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp lao động cần nhanh chóng dé hạn chế những tác động tiêu cực của tranh chấp lao động, tiết kiệm thời gian, chỉ phí cho các bên Cuối cùng là giải quyết tranh chấp lao động phải đúng pháp luật vì chỉ khi nào được giải quyết đúng pháp luật thì việc thực hiện và bảo đảm thực hiện mới đạt hiệu quả Nguyên tắc này cũng đảm bảo cho những quyên và lợi ích của cá nhân NLD khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động, bởi lẽ NLD có vị thế yêu hơn NSDLD

Nguyên tac 4: Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự tham gia của đại diện công đoàn và đại diện của NSDLĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động Đảm bảo nguyên tac nay có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc bởi lẽ sự tham gia cla người đại diện các bên giúp cho thông tin được cung cấp day đủ, chi tiết và da chiều hơn, giúp cho việc đánh giá sự việc, tranh chấp được toàn diện hơn Bên cạnh đó, người đại diện của các bên thường là người giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật Từ đó, sự tham gia của người đại điện có thé giúp cho các bên bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Ngoài ra, sự tham gia của đại diện các bên trong giải quyết tranh chấp còn có thể giúp cho các bên đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp Sự tham gia của dại diện cũng

27 giúp cho việc thực thi các các quyết định, phán quyết giải quyết tranh chấp được dễ dàng, thuận tiện hơn.

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN