1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

87 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Tác giả Trần Thị Hải
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Bích
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 46,75 MB

Nội dung

Mặc dù các nhiệm vu, quyền hạn của Ủy ban nhândâncấp xã trong lĩnh vực này nằm tản mạn trong nhiều văn bản quy phạmpháp luật chuyên ngành, nhưng tựu chung lại có thể thấy Ủy ban nhân dân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRAN THỊ HAI

PHAP LUAT VE CONG CHUC TU PHAP HQ TICH CAP XA

-THUC TRANG VA GIAI PHAP HOAN THIEN

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

(Định hướng ứng dung)

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỌI

TRAN THỊ HAI

PHAP LUAT VE CONG CHUC TU PHAP HQ TICH CAP XA

-THUC TRANG VA GIAI PHAP HOAN THIEN

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hanh chính

Ma số : 8380102

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Bích

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lậpcủa riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trongbất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, cónguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

Tác giả luận văn

Trần Thị Hải

Trang 4

LỜI CÁM ƠNLuận văn “Pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã - Thựctrạng và giải pháp hoàn thiện” là kêt quả của sự cô găng, nô lực nghiên cứu của bản thân tôi, sự tận tình chỉ bảo của người hướng dân, sự giúp

đỡ, tạo điêu kiện từ phía cơ quan công tác, gia đình và bạn bè.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Bích - Giảngviên Trường Đại học Luật Hà Nội, người hướng dân khoa học đã giúp

đỡ tôi trong suôt quá trình xây dựng và hoàn thiện Luận văn.

Tôi cũng gửi lời cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã độngviên, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về thời gian, thông tin, tư liệu.

Mặc dù đã có nhiêu cô găng nhưng Luận văn của tôi sẽ không

tránh khỏi những mặt thiêu sót, hạn chê Tôi rât mong có được sự góp ý, đánh giá của thây cô và độc giả.

Trân trọng!

Trang 5

MỤC LỤC

0013100015 Ô.ÔỎ 1

1 Lý do chọn đề tài luận văn -c-s t n3 SE E111 11 111151515151 511115155255EEeEsxeE 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2-5 2 + +E+£+Ee£xzxexeẻ 3

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - 55555222 +‡+++22222eeeeeess 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2-52 s +k+£+Eerxzxerxeẻ 5

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ¿- + -St+seEkEEEeEEEEEErEerkererxee 6

7 Kết cau của luận vănn - se Sc tt E1E551112151111111121155111115112111111112Ee 1xx xe 7Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬT DOI VỚI CÔNGCHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CAP XÃ ::-©5c:25+vt2ccvvvrxvrsrrrrrsree 81.1 Khái niệm công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã - 2-52 2+s£s+xs+se£ 81.1.1 Khai nigm va go Tổg an .e 81.1.2 Vai trò của công chức Tu pháp - hộ tịch cấp X@cececccceccsscecsseesescsseesesveseeees 121.2 Khái quát chung pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã 141.2.1 Khái niệm pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã 141.2.2 Vai trò của pháp luật về công chức Tu pháp - hộ tịch cấp xã 151.2.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về công chức Tư pháp

1.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp x4 21Chương 2: THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VÀ THUC TIEN THI HANH PHÁPLUAT VE CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CAP XA - 252.1 Pháp luật hiện hành về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã 252.1.1 Quy định của pháp luật về vị trí, chức danh của công chức Tu pháp -

Trang 6

2.1.5 Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về công chức Tư pháp - hộ7/8 )0rRERRRRERRERERRERERERh 362.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã 382.2.1 Số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ công chức Tư pháp — hộ tịch cấp

0 A.Ậố.Ả 382.2.2 Tuyển dung đối với công chức Tur pháp - hộ tịch -s©ccs+cscsa 442.2.3 Thực trạng về thực hiện nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIEN PHAP LUAT VE CÔNG CHỨC TƯPHAP - HỘ TỊCH CAP XÃ -:¿-552:222+22 2E 583.1 Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về công chức Tư pháp -

hộ tịch cấp ›.ñ ẦẢ 583.1.1 Yêu cẩu CHUNG St StEEEE E11 111111121111011111 0111111111 y0 583.1.2 YEU COU CU TNE na ố n 613.2 Nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịchCAP XÃ Làn TH 1 1111110111111111111 1111111111 1111111111 111111 111111110111 1111111 62BET LOAN s.aoeneseeescennsreosmsen comoTA LEAT 65DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO 000.00 cc cccccccccecceteeeeeneeeeeteeeesneees 67

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh cán bộ, công chức vàcông tác cán bộ, công chức có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyếtđịnh sự thành bại của cách mạng Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từngcăn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặcthất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”

Dưới góc độ tô chức hệ thống chính trị ở nước ta, chính quyền cấp xã

là bộ phận nòng cốt của hệ thống chính trị cơ sở, là nơi trực tiếp giải quyếtcông việc cụ thể của nhân dân, là “cầu nối” trực tiếp giữa chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với các hoạt động kinh té,

xã hội, van hoa cua đời sống xã hội, là nơi mà các hoạt động quản lý nhànước tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân, đến quá trình phát triển kinh tế

- xã hội Do đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp xãđóng góp quan trọng vao sự 6n định và phát triển của đất nước Thực tiễn chothay ở đâu chính quyên cấp xã mạnh, ở đó moi chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh, quyền làm chủcủa Nhân dân được phát huy Trong tổ chức và hoạt động của chính quyềncấp xã, công tác tư pháp là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước, đồngthời, là nơi triển khai trên thực tế các chủ trương của Đảng, chính sách vàpháp luật của Nhà nước về công tác tư pháp, bảo đảm sự thống nhất quản lýnhà nước về công tác tư pháp từ Trung ương đến cơ sở Các hoạt động quản

lý nhà nước về công tác tư pháp cấp xã không chỉ mang tính hành chính - tưpháp mà còn mang tính chất xã hội rộng lớn do có sự tham gia trực tiếp củanhân dân địa phương trong quá trình thực hiện Hoạt động quản lý nhà nước

về công tác tư pháp ở cấp xã được giao cho công chức Tư pháp - hộ tịch cấp

'Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002, tập 5, trang 269 và 273.

Trang 8

xa trực tiếp tham mưu, thực hiện Do đó, nếu xét đến cùng trong mối quan hệ

quản lý, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã cũng chính là “chiếc cầu nối”trực tiếp để công tác tư pháp đi vào cuộc sông, đến với người dân

Số lượng, chất lượng đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch cap xã cũngnhư việc thưc hiện chức năng, nhiệm vụ của nhóm công chức này thời gianqua đã đạt nhiều kết quả tích cực đạt được Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật

về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã cũng như thực tiễn quản lý, sử dụngvới các công chức này vẫn còn những hạn chế nhất định Hạn chế rõ nhất làpháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ, chính sách của côngchức Tư pháp - hộ tịch cấp xã còn tản mạn, chưa thống nhất, chưa phù hợp.Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng và quá trình tham mưu triển khai nhiệm vụ củacông chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã vẫn còn bất cập, như vẫn còn trình trạng

bố trí công chức Tư pháp - hộ tịch không phù hợp với chuyên môn, bố trícông chức Tư pháp - hộ tịch thực hiện nhiệm vụ không đúng với quy định.Một số công chức Tư pháp - hộ tịch chưa được đào tạo một cách bài bản,chính quy về chuyên môn nghiệp vụ; việc vận dụng các chủ trương, chínhsách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phương có nơi còn thiếulinh hoạt, thiếu nhạy bén; một số công chức hoạt động còn có biểu hiện cầm

chừng

Trong số nhiều nguyên nhân của thực trạng nêu trên, có nguyên nhânquan trọng từ hệ thống các quy định pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịchcấp xã và việc thi hành các quy định pháp luật đó trong thực tiễn Vì vậy, cần

có những nghiên cứu khách quan, khoa học để có thê đưa ra các giải phápnhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả, hiệu lực thihành pháp luật trong lĩnh vực này Từ những lý do trên đây, việc chọn vànghiên cứu đề tài luận văn “Pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp

xã - Thực trang và giải pháp hoàn thiện” là hết sức can thiết và có tính ứngdụng cao trong xây dựng, hoàn thiện và tô chức thi hành pháp luật về côngchức Tư pháp - hộ tịch cấp xã

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua thống kê cho thấy, đã có một số công trình nghiên cứu, chủ yếu

dưới dạng các chuyên đề, bài viết nghiên cứu khoa học tìm hiểu, phân tích,

đánh giá, đề xuất giải pháp để nâng cao vị thế, hoàn thiện quy định pháp luật

về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã

Bài viết “Dia vị pháp lý của công chức Tu pháp - hộ tịch cấp xã trongquản lý nhà nước về công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã giai đoạnhiện nay” của tac giả ThS Trần Thị Mai (đăng trên Tạp chí Dân chủ và Phápluật)”, đi sâu phân tích về địa vị pháp lý của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp

xã thông qua các quy định pháp luật hiện hành; khái quát chung về thực trạngcông tác tô chức, trưng dụng, điều động công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xãhiện nay cũng như một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã trong quản lý nhà nước về công tác tư pháp của Ủy bannhân dân xã.

Bài viết “Khắc phục tình trạng thiếu Tu pháp - hộ tịch cấp xã: Cannhiễu giải pháp dong bộ” của tác giả Thanh Nhàn (đăng trên Báo Pháp luậtViệt Nam ngày 27/02/18) phản ánh tình trạng nhiều nơi vẫn thiếu hụt côngchức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, hoặc phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau, từ

đó đề xuất một số giải pháp khắc phục

Bài viết “Cần tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã trên địa bàn” của tác giả Đình Huân (đăng trên Trangthông tin điện tử của Sở Tư pháp tinh Quang Bình, ngày 11/12/2015) phântích một số van đề về thực trạng công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, trong đó

có những bât cập trong việc sắp xêp, bô trí, sử dụng và quá trình tham mưu

? Truy cập tại dia chỉ http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phapluat.aspx?ItemID=281

Trang 10

triên khai nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch câp xã; từ đó tác giả đê xuât một sô giải pháp đê nâng cao năng lực của đội ngũ này

Bài viết “Hạn chế luân chuyển cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã” củatác giả Đỗ Văn Nhân (đăng trên Báo điện tử Dân Trí ngày 10/07/2016) nói vềthực trạng nhiều địa phương viện lý do phải luân chuyên công chức Tư pháp -

hộ tịch để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đã làm ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc của công chức Tư pháp - hộtịch cap xa

Mặc dù các chuyên dé, bài viết trên đã ít nhiều dé cập đến địa vị pháp

lý, thực trạng quản lý, sử dụng đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã,tuy nhiên chưa cung cấp được một cái nhìn tông thé về hệ thông các quy địnhpháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã và thực tiễn thi hành để cógiải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của đội ngũ này Do đó việclựa chọn đề tài nghiên cứu này cũng sẽ đem đến một cách tiếp cận mới: xuấtphát từ thực trạng thi hành các quy định pháp luật về công chức Tư pháp - hộtịch cấp xã trong thực tiễn dé tìm ra những bat cập, những điểm chưa phù hopgiữa quy định pháp luật và yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của đội ngũnày, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật vềcông chức Tư pháp - hộ tịch câp xã.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quyđịnh pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã và nâng cao hiệu quảquản lý, sử dụng công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã trong thời gian tới Để

làm được việc này, luận văn phải đánh giá được những kết quả đạt được và

những điểm yếu, bất cập trong quy định pháp luật và thực hiện các quy địnhpháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã; chỉ ra được những nguyênnhân dẫn đến thực trạng còn yếu kém, bất cập trong việc thực hiện các quy

Trang 11

định pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, gồm cả nguyên nhânthuộc về bản thân hệ thống các quy định pháp luật và nguyên nhân thuộc vềquá trình tô chức thi hành.

Đề thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyếtcác nhiệm vụ:

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hiệnhành về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã

- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tiêuchuân, nhiệm vụ, quyên hạn của công chức Tư pháp - hộ tịch câp xã.

- Phân tích nhu cầu, yêu cầu của công tác tư pháp - hộ tịch nói chung,

ở cấp xã nói riêng hiện nay cũng như trong thời gian tới, cũng như các quanđiểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,

về cải cách tư pháp dé đánh giá ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ củacông chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã

- Đối chiếu, tìm ra điểm bất cập, sự chưa phù hợp giữa quy định củapháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã và việc thực hiện các quyđịnh này trong thực tiễn

- Tìm ra căn nguyên của sự bất cập, hạn chế từ thực trạng và đặt trong

mối liên hệ với những vấn đề còn thiếu sót, chưa đầy đủ trong thể chế cũngnhư yêu cầu, nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã trong thời giantỚI.

4 Đôi tượng và phạm vỉ nghiên cứu của dé tài

Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã; việc tô chức thực hiện các quy định pháp luật về côngchức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, cụ thê là các hoạt động tuyên dụng, quán lý, sửdụng, bảo đảm các quyền, lợi ích của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã

Trang 12

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về côngchức Tư pháp - hộ tịch cấp xã hiện hành và về thực trạng thi hành pháp luật

về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã từ thời điểm năm 2013 trên địa bàntoàn quốc (từ thời điểm sau khi ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm

vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị tran)

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm lýluận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vàpháp luật, về công tác cán bộ, về xây dựng chính quyên cơ sở; các quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về Chiến lược cán bộ trongthời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp tổng hợp,phân tích, thống kê, so sánh và một số phương pháp cụ thể khác

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ các căn cứ khoa học

và thực tiễn nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về công chức Tư pháp

-hộ tịch cấp xã cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức

Tư pháp - hộ tịch cấp xã trong thực tiễn

- Giá trị thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sửdụng để tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật về công chức Tư pháp

- hộ tịch cấp xã, trong việc nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về công tác Tưpháp - hộ tịch cấp xã và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã

Trang 13

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luậnvăn được kết cầu thành 03 chương :

- Chương 1: Một số van dé lý luận về pháp luật đối với công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã

- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật

về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về công chức Tư pháp

-hộ tịch cấp xã

Trang 14

Chương 1MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬTDOI VOI CONG CHUC TU PHAP - HO TICH CAP XA

1.1 Khái niệm công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã

11.1 Khai niệm và đặc diém:

Khi đề cập đến khái niệm “công chức” thông thường chúng ta xác định

đó là một bộ phận cầu thành không thé thiếu được của nền hành chính quốcgia Tuy nhiên, lịch sử cách mạng dân tộc, lịch sử hình thành và đặc điểm tổchức của hệ thống chính trị của nước ta đã quy định những điểm khác biệt về

công chức Công chức ở nước ta không chỉ làm việc trong bộ máy hành chính,

trong khối các cơ quan hành chính nhà nước mà công chức còn làm việc trong

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam,Mặt trận Tô quôc Việt Nam và các tô chức chính trị - xã hội thành viên.

Luật cán bộ, công chức năm 2008 phân biệt công chức với công chứccấp xã Cụ thể tại khoản 2 Điều quy định: Công chức là công dân Việt Nam,được tuyên dụng, bồ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội ở trung ương,cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;trong cơ quan, đơn vi thuộc Công an nhân dân mà không phải là si quan, ha si quan chuyên nghiệp va trong bộ máy lãnh đạo, quản ly của đơn vi sự nghiệpcông lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội,trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chứctrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vi sự nghiệp công lập thì lương được

bao đảm từ quỹ lương của don vi sự nghiệp công lập theo quy định của pháp

luật Trong khi, khoản 3, Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã

Trang 15

quy định về công chức cấp xã như sau: Công chức cấp xã là công dân ViệtNam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủyban nhán dán cap xã, trong biên chê và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Nếu khái niệm “công chức” ở nước ta có phạm vi rộng hơn rất nhiều sovới cách hiểu thông thường là công chức gắn với hoạt động quản lý nhà nước

và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước hay các cơ quan nhà nước Thìcông chức cấp xã lại chỉ bao gồm những người đang làm việc tại Ủy ban nhândân cấp xã, là cơ quan hành chính nhà nước Như vậy, so với khái niệm côngchức thì khái niệm công chức cấp xã có phạm vi hẹp hơn Điều này xuất phát

từ đặc điểm tô chức hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ở cấp xã Ở cấpnày chỉ còn Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân,các cơ quanTòa án, ViệnKiểm sát không được tô chức ở cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp xã không có các

cơ quan chuyên môn giúp việc như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

Cụ thể hóa Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một

số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị tran vànhững người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, quy định tại khoản 2,Điều 3 về các chức danh công chức cấp xã, gồm: Trưởng Công an; Chỉ huytrưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môitrường (đối với phường, thị tran) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng vàmôi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tw pháp - hộ tịch; Văn hoá - xãhội.

Công chức Tư pháp - hộ tịch là một chức danh công chức cấp xã Cóthé phát biểu khái niệm công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã /à công dân ViệtNam được tuyển dụng giữ chức danh Tư pháp - hộ tịch thuộc Ủy ban nhândân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Công

chức Tư pháp - hộ tịch cap xã có những đặc diém cơ bản của đội ngũ công

Trang 16

chức nói chung đông thời lại có những đặc điêm riêng xuât phat từ vi trí, vai trò của chính quyền cap xã trong nên hành chính quôc gia.

Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã được hình thành thông qua conđường tuyển dụng với tiêu chuẩn được pháp luật quy định phù hợp với chứcdanh chuyên môn (Tư pháp - hộ tịch), thuộc biên chế nhà nước và hưởnglương từ ngân sách nhà nước Đó là những đặc điểm chung của công chức nóichung Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, công chức Tư pháp - hộ tịchcâp xã có một sô đặc điêm riêng biệt sau:

Thứ nhất, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã được hình thành thôngqua con đường tuyển dụng, được giao giữ chức danh chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân cấp xã và thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã Đây làđặc điểm cho thấy sự khác biệt của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã vớinhững người cũng làm việc ở cấp xã nhưng không được giao giữ một trong sốcác chức danh công chức ở cấp xã, ví dụ những người hoạt động khôngchuyên trách ở cấp xã, những người này công việc mang tính chất kiêmnhiệm Trong khi công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã được hưởng lương thìnhững người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã chỉ được hưởng chế độphụ cấp mà không phải lương

Thứ hai, xuat phát từ đặc diém tô chức của Uy ban nhân dân cap xã không có các cơ quan chuyên môn giúp việc giông như các câp chính quyên khác, nên công chức Tư pháp - hộ tịch câp xã là chức danh chỉ có ở câp xã,trong các cấp chính quyền khác không có chức danh này

Thứ ba, từ tên gọi của chức danh đã cho thấy hai mảng công việcchuyên môn chính mà công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã thực hiện thườngxuyên, ôn định đó là các công việc liên quan đến tư pháp và hộ tịch Cụ thêhơn đó là thực hiện việc tự kiểm tra các văn bản do Ủy ban nhân dân cấp xãban hành; rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

Trang 17

dân cấp xã ban hành; theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; tổchức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; quan lý,khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở cấp xã; tô chức thực hiện pháp luật vềhòa giải ở cơ sở; thực hiện đăng ký hộ tịch và nuôi con nuôi theo quy địnhcủa pháp luật, quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấpbản sao Trích lục hộ tịch; quản lý, sử dụng, lưu trữ Số hộ tịch, biéu mẫu hộ

tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định; thực hiện cấp bản sao từ số sốc,

chứng thực ban sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩmquyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; chứng thực chữ ký trong các giấy

tờ, văn bản (trừ việc chứng thực chữ ký người dịch);

Thứ tw, vì làm việc và phục vụ trong chính quyén cấp cơ sở nên có théthấy công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải thực hiện nhiều vai trò khácnhau trong thực hiện nhiệm vụ tại địa phương Trước hết họ cũng là một côngdân có nhu cầu thực hiện các thủ tục tư pháp - hộ tịch của chính bản thân; họ

có thể là bà con, họ hàng hay người quen của người mà họ thực hiện các côngviệc về hộ tịch; họ cũng có thê là người đại diện của cộng đồng dân cư nơisinh sống và họ cũng là đại diện cho Nhà nước trong thực thi công vụ Những vai trò này vừa có tính thông nhất vừa có tính mâu thuẫn, xung đột

trong mỗi hoàn cảnh, ít nhiều có tác động, chi phối hoạt động công vụ của họ,

nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữacác lợi ích cá nhân - cộng đông - Nhà nước.

Những đặc điểm riêng có trên đây một mặt là căn cứ để cho thấy sựkhác biệt của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã với công chức nói chung;mặt khác đó còn là những co sở quan trọng dé có chính sách, giải pháp nhằmnăng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ này nhằm đápứng yêu câu công việc của chức danh.

Trang 18

1.1.2 Vai trò của công chức Tw pháp - hộ tịch cấp xã

Là công chức làm việc trong chính quyền cấp cơ sở, vai trò của côngchức Tư pháp - hộ tịch cấp xã được thể hiện rõ trên hai phương diện: vai tròcủa họ đối với nhà nước mà trực tiếp là đối với Ủy ban nhân dân cấp xã và vaitrò của họ trong mối quan hệ phục vụ nhân dân

Trước hết, vai trò của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã gắn với việcthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực

tư pháp, hộ tịch được giao Mặc dù các nhiệm vu, quyền hạn của Ủy ban nhândâncấp xã trong lĩnh vực này nằm tản mạn trong nhiều văn bản quy phạmpháp luật chuyên ngành, nhưng tựu chung lại có thể thấy Ủy ban nhân dâncấp xã được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực này, như: Tổ chứcthực hiện việc tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị do Ủy ban nhân dân cấp xãban hành; rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân cấp xã ban hành; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hươngước thôn, tô dân phố phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; theo dõi, báocáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện, đề xuất biệnpháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạmpháp luật ở cấp xã với Phòng Tư pháp cấp huyện; tô chức thực hiện chươngtrình, kế hoạch phô biến, giáo dục pháp luật; quản lý, khai thác, sử dụng Tủsách pháp luật ở cấp xã; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổchức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụcho tô viên Tổ hoà giải trên địa bàn theo sự hướng dẫn của co quan tư pháp

cấp trên; thực hiện việc đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan thi hành án dân

sự trong thi hành án dân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Như vậy, nhiệm vụ, quyên hạn của Uy ban nhân dâncâp xã là rât nhiêu,

trong khi tô chức của Uy ban nhân dân cap xã không giông như các cap chính quyên khác, không có bộ phận chuyên môn giúp việc về lĩnh vực này, ví dụ

Trang 19

như ở cấp tỉnh có Sở Tư pháp, cấp huyện có Phòng Tư pháp Do đó, việc hìnhthành chức danh chuyên môn công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã là hết sứccần thiết, dé tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã thực hiện được khối lượngnhiệm vụ rất lớn trên Xét dưới góc độ tô chức, vai trò của công chức Tư pháp

- hộ tịch cấp xã giống như một bộ phận chuyên môn, chịu sự chỉ đạo trực tiếpcủa Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn,nghiệp vụ của các cơ quan tư pháp cấp trên, giúp Ủy ban nhân dân cấp xãthực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trong phạm

vi địa giới hành chính.

Bên cạnh vai trò giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn trong lĩnh vực tư pháp, hộ tịch, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xãđóng vai trò trực tiếp hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụcủa mình; trực tiếp tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu của nhân dân về tưpháp, hộ tịch nên hoạt động của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã đóng vai

trò là “cầu nối” dé hiện thực hóa các quyền, nghĩa vụ của nhân dân trên thực

tế như quyền đăng ký khai sinh, quyền được kết hôn, quyên có họ tên, quyềnđăng ký nhận cha, mẹ, con của người dân chỉ có thể được thực hiện trênthực tế qua việc thực hiện các thủ tục đăng ký hộ tịch của công chức Tư pháp

- hộ tịch cấp xã Như vậy, thông qua các hoạt động trực tiếp, cụ thể của mình,công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã đã góp phần tổ chức thực hiện chủ trươngcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực Tư pháp - hộtịch, nhằm đưa chính sách, pháp luật vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân,nâng cao ý thức pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, tăng cường phápchê xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ và công băng xã hội ở cơ sở.

Tóm lại, từ những đặc thù trong thực thi nhiệm vụ của mình, công chức

Tư pháp - hộ tịch cấp xã có vai trò quan trọng trong tô chức và hoạt động củachính quyên cơ sở.

Trang 20

1.2 Khái quát chung pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp

1.2.1 Khái niệm pháp luật về công chức Tu pháp - hộ tịch cấp xãTrước hết, mặc dù còn có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng có thể hiểupháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhànước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giaicấp thống trị và là nhân tô điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợpvới lợi ích của giai cấp mình

Với quan niệm trên, pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xãđược xác định là một chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam,gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh liênquan đến công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã Chế định pháp luật này vừa làmột bộ phận của pháp luật về cán bộ, công chức, vừa liên quan chặt chẽ đếnpháp luật điều chỉnh công tác tư pháp, hộ tịch Trước tiên nó có cùng đốitượng điều chỉnh với pháp luật về cán bộ, công chức nói chung đó là các quan

hệ xã hội phát sinh trong việc tuyển dụng, quan ly, sử dụng, dao tạo, bồidưỡng, chế độ, chính sách Quan hệ giữa pháp luật về cán bộ, công chức vớipháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã xét dưới góc độ điều chỉnhnày là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Tuy nhiên, vì “công chức”nhưng lại thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn gan với chức danh Tư pháp -

hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã nên chế định pháp luật về công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã còn có liên hệ chặt chẽ với pháp luật về tư pháp hộ tịch.Pháp luật về tư pháp, hộ tịch quy định những nhiệm vụ cụ thể của công chức

Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải thực hiện nhưng trong chừng mực nhất định,

bản thân các quy định pháp luật chuyên ngành này cũng có những quy phạm

điều chỉnh về tiêu chuẩn chức danh, yêu cầu chuyên môn của công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã, ví dụ Luật Hộ tịch yêu cầu công chức Tư pháp - hộ tịchcap xã phải “có chữ việt rõ rang và trình độ tin học phù hợp theo yêu câu

Trang 21

công việc” Như vậy, đặc điểm của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã đãhình thành nhu cầu phải có các quy định pháp luật hay nói cách khác phải cóchế định pháp luật điều chỉnh về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã Họ vừa

là công chức nhưng lại gắn với chức danh chuyên môn cụ thê nên pháp luật

về cán bộ, công chức cũng không điều chỉnh hết các vấn đề của công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã được, cần phải có thêm các quy định của pháp luậtchuyên ngành trong lĩnh vực tư pháp, hộ tịch cùng điều chỉnh, từ đó cho rađời chế định pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã

Như vậy, dù chưa có khái niệm chính thức về pháp luật về công chức

Tư pháp - hộ tịch cấp xã nhưng trong phạm vi của luận văn này có thê hiểuPháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã là tổng thể các quy phạmpháp luật quy định về tiêu chuẩn chức danh, việc tuyển dụng, quản lý, sửdung, đào tạo, bôi dưỡng, chế độ, chính sách đối với công Tư pháp - hộ tịchcấp xã và quy định về nhiệm vụ, quyên hạn của công chức Tu pháp - hộtichcdp xa trong thuc thi nhiém vu

Với quan niệm như trên, pháp luật về công chức Tu pháp - hộ tịch cấp

xã sẽ bao gồm các quy định pháp luật điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quanđến tiêu chuẩn chức danh công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã; quy trình, thủtục, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tuyên dụng, quản lý, sử dụng,đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách đối với công chức Tư pháp - hộ tịchcấp xã; quyền và nghĩa vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã trong thựchiện các nhiệm vụ được giao; các vấn đề về quy trình, thủ tục thực hiện côngviệc chuyên môn của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã

1.2.2 Vai trò của pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xãTrước hết, pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã là căn cứpháp ly dé tuyên dụng, quản lý và sử dụng hiệu quả công chức Tư pháp - hộtịch cấp xã Nhờ có các quy định pháp luật về tiêu chuẩn chức danh, thủ tục,

Trang 22

quy trình tuyên dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách mà cơ quanquản lý, sử dung công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có cơ sở dé tuyên dung,

bố trí công việc, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức Tư pháp -

hộ tịch cấp xã

Thứ hai, pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã còn là cơ sở

để bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã.Với các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ, về các chế độ, chính sách cóliên quan, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có điều kiện để yên tâm, tậptrung thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Cũng nhờ có các quy định pháp luật

về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, Nhà nước, các tô chức, cá nhân đều

tôn trọng hoạt động công vụ của đội ngũ công chức này.

Thứ ba, pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã đặt ra khungpháp lý cho hoạt động công vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã vớicác quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể Khung pháp lý này một mặt tạo điềukiện để công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có đủ thâm quyên thực hiện cáccông việc chuyên môn được giao, mặt khác đó cũng là một “giới hạn” dé họluôn thực hiện công việc trong phạm vi pháp luật cho phép, tránh nhữngtrường hợp lạm quyên, lộng quyền trong thi hành công vu Các quy định phápluật cũng là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm và xử lý vi phạm nếucông chức tư pháp - hộ tịch cấp xã vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ,nhiệm vụ.

1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về công chức

Tư pháp - hộ tịch cấp xã

Quá trình pháp hình thành và phát triển của pháp luật về công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã luôn gắn liền với sự ra đời, phát triển của ngành Tư phápnói chung và công tác tư pháp câp xã nói riêng.

Trang 23

a) Giai đoạn 1945-1959

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, Chính phủ

Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, theo Tuyên cáo Công bố danh sách nộicác thống nhất quốc gia ngày 28/8/1945, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là một trong

số mười bốn Bộ trưởng đầu tiên của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủcộng hoà, hệ thống cơ quan Tư pháp đã được hình thành từ trung ương đến cơ

sở, trong đó có Ban Tư pháp Tại địa phương, khi bước vào cuộc kháng chiếnchống Pháp, Thông lệnh số 12 NV-CT ngày 29/12/1946 về tô chức tư pháptrong tình thế đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đặt ở mỗi khu hoặc liên khumột SởTư pháp dé trông coi việc tư pháp và giúp ý kiến cho Uy ban bảo vệkhu, liên khu (Uỷ ban hành chính kháng chiến khu, liên khu) Ở cơ sở, Ban

Tư pháp xã gồm ban thường vụ của Uỷ ban hành chính cấp xã kiêm cả việc tưpháp (có thâm quyên hoà giải các vụ dân sự, thương sự, phạt vi cảnh )

b) Giai đoạn 1959 - 1981

Trong giai đoạn từ năm 1959 dén1981 mặc dù trong cơ cấu của Ủy bannhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không có các cơ quan tư pháp nhưng Ban Tưpháp vẫn được củng cô và tăng cường, giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã thựchiện quản lý các công tác tư pháp ở cơ SỞ.

c) Giai đoạn 1981 đến nay

Bộ Tư pháp được tái thành lập theo Nghị định số 143/HĐBT ngày22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng Ở địa phương, chức năng, nhiệm vụ,quyên han và tô chức của cơ quan tư pháp được quy định tại Thông tư số 463-TCCB ngày 21/6/1988 của Bộ Tư pháp Hệ thống cơ quan tư pháp địaphương bao gồm: Sở Tư pháp ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vàcấp tương đương; Ban (sau đó chuyển thành Phòng) Tư pháp ở cấp quận,huyện, thị xã và các đơn vị hành chính tương đương: Ban Tu pháp ở cấp xã,

phường và các đơn vị hành chính tương đương.

Trang 24

Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 khang định đường lối xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tô chức của cơ quan tưpháp địa phương được quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-

NV ngày 05/5/2005 của liên bộ Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quanchuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp

ở địa Theo đó, các cơ quan tư pháp địa phương gồm có Sở Tư pháp thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện vàBan Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã Các cơ quan tư pháp đã đượcthành lập ở cả 4 cấp, từ Trung ương đến cấp xã với hơn 02 vạn cán bộ côngchức, trong đó có gần 01 vạn cán bộ Tư pháp - hộ tịch chuyên trách ở xã,phường, thị tran

Ngày 28/4/2009, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch

số 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cau tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tinh, Phong Tưpháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Ủy ban nhândân cấp xã Thông tư này ra đời đã không còn quy định về Ban Tư pháp cấp

xã mà thay vào đó chỉ quy định về công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp

xã và ở cấp xã có công chức Tư pháp - hộ tịch tham mưu giúp Ủy ban nhândân cấp xã tô chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dântrong lĩnh vực này.

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CPngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chínhsách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị tran và những người hoạtđộng không chuyên trách ở cấp xã đã quy định cụ thé về vi trị trí của công

chức Tư pháp - hộ tịch, theo đó công chức Tư pháp - hộ tịch là một trong 07 chức danh công chức ở câp xã.

Trang 25

Tiếp đó, ngày 22/12/2014, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã ban hànhThông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cau tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dan tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân

quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Để bảo đảm tính thống nhất, đồng

bộ trong việc xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch giữa các Bộ, ngành và

Bộ Nội vụ theo hướng tập trung hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cau tô chức đối với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấptỉnh và cấp huyện, Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV không quyđịnh việc hướng dẫn công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã thành mộtchương riêng mà quy định tại Điều 8 về t6 chức thực hiện Thông tư liên tịch

số 23/2014/TTLT-BTP-BNV Nhiệm vụ công tác tư pháp cấp xã được xácđịnh trên cơ sở kế thừa quy định về công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp

xã tại Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV và bổ sung các nhiệm

vụ mới được giao, bao gồm: Kiểm soát thủ tục hành chính; quản lý công tácthi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thực hiện nhiệm vụ xây dựng

xã, phường, thị tran tiếp cận pháp luật Cùng gắn với quy định nhiệm vụ củacông tác tư pháp cấp xã, Điều 8 của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV cũng quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trongviệc bảo đảm biên chế, bố trí công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã theo đúngquy định của pháp luật, không bó trí công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã kiêmnhiệm công tác khác.

Cùng với các văn bản quy định trực tiếp về tổ chức, hoạt động, nhiệm

vụ, quyền hạn của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã nêu trên, trong suốt quátrình lịch sử, nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành về cán bộ, công chức và

tư pháp cũng đã quy định, điều chỉnh về việc tuyển dung, quản lý, sử dụng,chế độ, chính sách cũng như giao một số nhiệm vụ cụ thé cho công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã như Luật Hộ tịch, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;

Trang 26

Luật Nuôi con nuôi và các luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ trong

lĩnh vực cán bộ, công chức.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, cácngành, pháp luật quy định về công tác tư pháp cấp xã nói chung, về công chức

Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng đã và đang ngày càng hoàn thiện, góp phần

tổ chức triển khai có hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địaphương và của ngành Tư pháp Thông qua các quy định của pháp luật, côngchức Tư pháp - hộ tịch cấp xã ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong hệthống chính trị ở cơ sở, là một bộ phận cấu thành của chính quyền cấp xã và

là một mắt xích của ngành Tư pháp ở cơ sở Trong từng giai đoạn lịch sử khácnhau, cơ quan Tư pháp cấp trên có lúc không tồn tại, cơ cấu bộ máy chínhquyền cấp xã có khi thay đổi, nhưng tổ chức và đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp

xã vẫn luôn tồn tại và phát triển đảm nhận nhiều nhiệm vụ chính trị - xã hộiđược giao trong những thời kỳ khác nhau, góp phan giữ vững 6n định chínhtrị, bảo đảm trật tự kỷ cương xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam.

Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về công chức Tư pháp

-hộ tịch cấp xã cho thấy, dù tên gọi, chức danh có khác nhau, cán bộ Tư pháp,

cán bộ hộ tịch hay công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã; tổ chức, hoạt động của

bộ phận chuyên môn giúp việc Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác tư pháp

có khác nhau nhưng nhìn chung công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã vẫn đượcxác định với vai trò: Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý Nhànước về công tác tư pháp ở địa bàn cấp xã; soạn thảo các văn bản quy phạmpháp luật thuộc thâm quyền; tổ chức lay ý kiến nhân dân tham gia đóng gópvào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, hỗ trợ các làng thôn,bản ấp, cụm dân cư xây dựng hương ước, quy ước ; thực hiện việc tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân; thực hiện việc đăng ký

Trang 27

và quan lý hộ tịch; hướng dẫn, quan lý hoạt động của các tô chức hoà giải ở

cơ sở; tô chức phối hợp việc thi hành án dân sự ở địa phương

Như vậy, cùng với tiễn trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, cải cách hành chính, cải cách tư pháp xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là đổi mới, nâng cao chấtlượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nhằm mở rộng và pháthuy dân chủ ở cơ sở, chức năng, nhiệm vụ của tư pháp cấp xã ngày càng đượctăng cường trên các lĩnh vực: xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục phápluật, tô chức đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống va quản lý các công tác tưpháp ở địa phương Đồng thời, đối tượng và phạm vi của công tác tư pháp cấp

xã cũng ngày càng được mở rộng Yêu cầu nhiệm vụ trên đòi hỏi phải tiếp tục

củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của công chức Tư pháp

-hộ tịch cấp xã dé dam bảo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đượcgiao Do đó, pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã cũng cần khôngngừng được hoàn thiện, tô chức thi hành có hiệu quả hơn

_ 1,3 Nội dung cơ bản của pháp luật về công chức Tư pháp - hộ tịch

là một chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã

Cùng với đó, pháp luật quy định cu thé về tiêu chuẩn chức danh củacông chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, trong đó có tiêu chuẩn về độ tuôi; phẩmchất chính tri; năng lực tô chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện

Trang 28

chủ trương, đường lôi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; trình

độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ tin học; yêu câu về

tiêng dân tộc thiêu sô; sự am hiêu vê phong tục, tập quán của cộng đông dân

cư trên địa bàn công tác.

Thứ hai, nhóm các quy định của pháp luật về nhiệm vụ của công chức

Tư pháp - hộ tịch cấp xã Theo đó, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có 03nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản là: Mot /à, tham mưu, giúp Ủy ban nhândân cấp xã tô chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp

xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật;hai là, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về tư pháp, hộ tịch nhưphổ biến, giáo dục pháp luật; quản ly tủ sách pháp luật, kiểm tra, rà soát cácvăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp

xã, công tác hòa giải ở cơ sở ; ba Ja, thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyđịnh của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xãgiao.

Thứ ba, nhóm các quy định pháp luật về tuyển dụng, chế độ, chínhsách đối với đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã Nhóm quy định nàyđiêu chỉnh các vân dé:

- Việc tuyển dụng công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã: Quy định vềcăn cứ tuyển dụng (gồm nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và sốlượng của chức danh cần tuyển dụng); yêu cầu tuyển dụng (gồm phẩm chấtđạo đức, các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ); hình thức, thâm quyềntuyển dụng; chế độ tập sự công chức

- Chế độ tiền lương, phụ cấp và chế độ khác: Quy định về lương,thang bảng lương, ngạch, bậc công chức đối với công chức Tư pháp - hộ tịchcấp xã; các loại phụ cấp như: phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêmnhiệm chức danh, phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã, phụ cấp

Trang 29

khu vực, phụ cấp đặc biệt ở biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn; phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác lâu năm ở vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp công vụ; chế độ bảohiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, pháp luật quy định về chế độ, chính sách đặc thù đối vớicán bộ, công chức, viên chức về công tác ở các địa bàn khó khăn nói chung,trong đó có công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, cụ thê như: Chế độ phụ cấptheo vùng khó khăn (gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt và phụ cấp thuhút); chính sách học bồng và chính sách tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu

số (chế độ cử tuyến); đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn và các vùng dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình

độ đại học, cao đăng, trung cấp, Chính phủ quy định chế độ cử tuyên Vào các

cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đăng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục

quốc dân; chính sách ưu tiên trong tuyên dụng về công tác ở địa bàn khó khăn(đối với công chức từ cấp huyện trở lên, công chức cấp xã và viên chức);chính sách ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách ưu đãi đối với trí thứctrẻ tình nguyện đến công tác ở các huyện, các xã nghèo; chính sách tăngcường cán bộ, công chức về công tác ở các huyện, xã trọng điểm vùng đồngbào dân tộc thiêu sô.

Thứ tw, nhóm quy định về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đối với côngchức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, gồm: quyên được hưởng chế độ, chính sách, kế

hoạch đào tạo, bôi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn; trách nhiệm của Ủy ban

nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm thực hiện; chế độ đào tạo đối với đội ngũcông chức cấp xã, gồm: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu chuẩnchức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ, công chức; cácchế độ vẻ tài liệu học tập, hỗ trợ tiền ăn trong thời gian đi học tập trung, hỗ

Trang 30

trợ chi phí đi lai từ cơ quan đến nơi học tập ; trách nhiệm của công chức Tưpháp - hộ tịch cấp xã trong việc tham gia bồi dưỡng thường xuyên.

Thứ năm, nhóm các quy định pháp luật về xử lý kỷ luật đối với côngchức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, trong đó điều chỉnh các vấn dé về hình thức,thâm quyên xử lý kỷ luật; thời hiệu xử lý kỷ luật

Trang 31

Chương 2THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỀN THỊ HÀNH PHÁP LUẬT

VE CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HO TỊCH CAP XÃ2.1 Pháp luật hiện hành về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xãThế chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, trong thời gian qua,Quốc Hội, Chính phủ và các bộ, ngành có nhiều văn bản quy định về côngchức tư pháp nói chung và công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng liênquan đến vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách của đội ngũ này Cácvăn bản pháp luật hiện hành về công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã như LuậtCán bộ, công chức, Luật Hộ tịch, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường,thị tran, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quyđịnh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, Thông tư số06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách,tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyên dụng công chức xã, phường, thị trần,Thông tư liên tịch số 23/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ

Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cau tô chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị

Trang 32

môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hoá - xãhội.

Như vậy, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã là một chức danhchuyên môn thuộc Uy ban nhân dân cấp xã Chức danh chuyên môn đã théhiện đầy đủ tính chất công việc của đội ngũ công chức này: công việc của họthực hiện phục vụ nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ sở và lĩnh vực thực thicông vụ của họ là tư pháp và hộ tịch.

2.1.2 Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh

Các quy định về tiêu chuẩn, chức danh của công chức Tư pháp - hộtịch cấp xã có trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 112/2011/NĐ-CPngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn thì côngchức Tư pháp - hộ tịch bảo đảm các tiêu chuẩn:

- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện cóhiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước;

- Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêucầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe dé hoàn thànhnhiệm vụ được giao;

- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên

địa bản công tác.

Cụ thé hóa Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, Điều 2 của Thông tư số06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về

Trang 33

chức trách, tiêu chuẩn cu thé, nhiệm vụ va tuyển dụng công chức cấp xã,

phường, thị trấn thì công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quyđịnh tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP và các tiêu chuẩn, yêu cầu cụthé sau:

- Về độ tuôi: Đủ 18 tuôi trở lên;

- Về trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phố thông;

- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lêncủa ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức

- Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp dao tạo, bồi dưỡngquản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theochương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm

Thự hai, theo quy định tại khoản 2, Điều 72 Luật Hộ tịch, công chức

Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau:

- Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ

hộ tịch;

- Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu côngVIỆC.

Trang 34

Như vậy, các tiêu chuan được quy định tại Nghị định số 112/ND-CP

và Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ là những tiêu chuẩn chung

áp dụng đối với tất cả các chức danh công chức cấp xã, trong đó có công chức

Tư pháp - hộ tịch, trong khi các tiêu chuẩn được quy định trong Luật Hộ tịch

là các quy định dành riêng cho chức danh Tư pháp - hộ tịch cấp xã

Nhìn chung, các tiêu chuẩn trên đây đã được quy định tương đối đầy

đủ trên các khía cạnh về phẩm chất chính trị, độ tudi, trình độ chuyên môn,nghiệp vu, tin học , nhất là có quy định về am hiểu và tôn trọng phong tục,tập quán của cộng đồng trên địa bàn công tác, tiêu chuẩn này thể hiện sự phùhợp với tính chất công việc gắn với cơ sở, gần dân của công chức Tư pháp -

hộ tịch cấp xã

Tuy nhiên, một số tiêu chuẩn nêu trên còn khá chung chung, cònmang tính chất định tính và có thể khó áp dụng trên thực tiễn, ví dụ như chữviết như thế nào được coi là rõ ràng, hay thế nào là “am hiểu và tôn trọng”phong tục, tập quán

2.1.3 Quy định của pháp luật về nhiệm vu của công chức Tư pháp

vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã nằm tản mác trong nhiều văn bảnpháp luật khác nhau, có hiệu lực pháp lý khác nhau.

Theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm

Trang 35

vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thì công chức Tư pháp - hộ

tịch câp xã có các nhiệm vụ như sau:

Một là, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và

hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Hai là, trực tiếp thực hiện các nhiệm vu sau: Phố biến, giáo dục phápluật; quản lý tủ sách pháp luật, tô chức phục vụ nhân dân nghiên cứu phápluật và t6 chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham giaxây dựng pháp luật; kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hộiđồng nhân dân va Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thâm quyên

xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;

thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theodõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp vớicông chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn,

tổ dân phô và công tác giáo dục tại địa ban cấp xã; chủ trì, phối hợp với côngchức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

Ba là, thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luậtchuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp xã giao

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch số23/TTLT-BTP-BNV dù không trực tiếp quy định về nhiệm vụ của công chức

Tư pháp - hộ tịch cấp xã nhưng thông qua quy định về trách nhiệm của Ủyban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Tưpháp cấp xã, có thể thấy công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có các nhiệm vụtương ứng đê thực hiện các nhiệm vụ của Tư pháp câp xã, cụ thê là:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉ thị về công tác tưpháp cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và tô chức thực hiện;

Trang 36

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; tự kiểm tra, xử lý

và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành; hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hươngước thôn, tô dan phố phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;

- Quản lý và thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạmhành chính theo quy định của pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luậttại địa phương; đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý hoặc báo cáo cơquan có thầm quyền xử lý kết quả theo đối thi hành pháp luật theo quy định

của pháp luật;

- Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành và tổ chức thực

hiện chương trình, kế hoạch phô biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, tập huấn,

bồi dưỡng, quản lý đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; tổ chức thực hiệnNgày Pháp luật; quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở cấp xã;

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơsở; thành lập, kiện toàn tô hòa giải và công nhận tổ trưởng tô hòa giải, hoagiải viên tại địa phương; tổ chức kiểm tra, sơ kết, tong kết và khen thưởng vềhòa giải ở cơ Sở;

- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị tran tiếp cận pháp luậttheo quy định;

- Quản lý, đăng ký hộ tịch; thực hiện một số việc về quốc tịch tại cấp

xã theo quy định của pháp luật;

- Cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ,văn bản bằng tiếng Việt, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằngtiếng Việt; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sựtrên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trang 37

Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật Hộ tịch, trong lĩnh vực hộtịch, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền han:

- Tuan thủ quy định của Luật Hộ tịch và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việcđăng ký hộ tịch;

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy địnhcủa pháp luật về hộ tịch;

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác,khách quan, trung thực; cập nhật đây đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký

vào Cơ sở đữ liệu hộ tịch điện tử;

- Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinhtrên địa bàn Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khókhăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức Tư pháp - hộ tịch báocáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khaisinh, kết hôn, khai tử;

- Thường xuyên trau đồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực vànghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;

- Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với

cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổchức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợpvới cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhâncho Cơ sở đữ liệu quôc gia vê dân cư.

Như vậy, các quy định của pháp luật về nhiệm vụ của đội ngũ côngchức Tư pháp - hộ tịch cấp xã năm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật

Trang 38

khác nhau, do đó sẽ dẫn đến việc khó khăn trong áp dụng trên thực tế Bêncạnh đó, còn có sự bất cập, thiếu hợp lý trong việc quy định về nhiệm vụ củacông chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, cụ thể trong Thông tư liên tịch số23/TTLT-BTP-BNV dù không quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tư phápcấp xã và công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã nhưng lại có quy định về việc

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trong việc hướng dẫn chức năng,nhiệm vụ của tư pháp cấp xã như đã phân tích ở trên Việc quy định này sẽdẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau

2.1.4 Quy định pháp luật về tuyển dụng, chế độ, chính sách doi vớiđội ngũ công chức Tu phúp - hộ tịch cap xã

a) Về tuyển dung:

Việc tuyên dụng công chức Tư pháp - hộ tịch được thực hiện theo quy

định về tuyển dụng công chức cấp xã nói chung tại Nghị định số112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường,thị tran Theo đó, việc tuyên dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào nhu cầucông việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh cần tuyển

dụng.

Yêu cầu đối với người được tuyên dụng bao gồm phải có phẩm chatđạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyên Việc tổ chức tuyên dụng côngchức cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện chỉ đạo, tô chức thựchiện theo quy chế tuyển dụng công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Người được tuyến dụng phải thực hiện chế độ tập sự đủ thời gian 06tháng Khi hết thời gian tập sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vàotiêu chuẩn và kết quả công việc của người tập sự, nếu đủ tiêu chuẩn thi đềnghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định tuyển dụng:nếu không đủ tiêu chuẩn tuyển dụng thì cho thôi việc

Trang 39

Luật Cán bộ, công chức quy định về xét chuyển cán bộ, công chứcthành công chức từ cấp huyện trở lên: “Cán bộ cấp xã theo quy định tại khoản

2 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức khi thôi giữ chức vụ theo nhiệm kỳ vàcông chức cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chứcđược xem xét chuyên thành công chức từ cấp huyện trở lên”

Như vậy, so với các văn bản pháp luật trước, cán bộ công chức cấp xãmuốn trở thành công chức từ cấp huyện trở lên thì sẽ không phải phải thamgia thi tuyên lần 2

b) Về chế độ tiên lương, phụ cấp và các chế độ khác

Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, cán bộ, công chứccấp xã, trong đó có công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, được hưởng lương,phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cơ bản như đối với cán bộ,công chức từ cấp huyện trở lên Cụ thé như sau:

Về lương: Công chức cấp xã có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp

vụ từ so cấp trở lên được xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính;nếu chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thì được hưởng hệ số lươngbằng 1,18 so với mức lương cơ sở Đối với công chức cấp xã đang hưởng chế

độ thương binh, bệnh binh các hạng mà không thuộc đối tượng đang hưởngchế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động thì ngoài chế độ thương binh,bệnh binh đang hưởng còn được hưởng lương theo quy định như công chứccấp xã (hưởng 2 chế độ) Công chức cấp xã có trình độ đào tạo chuyên môn,nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên phù hợp với công việc hiện đảm nhiệm thì đượcthực hiện chế độ nâng bậc lương như đối với công chức hành chính

Về phụ cấp: Phụ cấp thâm niên vượt khung (áp dụng đối với côngchức cấp xã được xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính), phụ cấpkiêm nhiệm chức danh (công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảmđược 01 người trong số lượng quy định đối với từng cấp xã thì được hưởng

Trang 40

phụ cấp kiêm nhiệm 20%), phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã(cán bộ cấp xã loại 1 hưởng mức phụ cấp 10%, loại 2 hưởng 5%).

Ngoài các chế độ phụ cấp quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CPnêu trên, công chức cấp xã còn được hưởng các chế độ phụ cấp sau: Phụ cấpkhu vực (gồm 7 mức, thấp nhất là 0,1 và cao nhất là 1,0 mức lương cơ sở);phụ cấp đặc biệt ở biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn (gồm 3 mức: 30%; 50% và 100%); phụ cấp thu hút bằng 70%(thời hạn không quá 5 năm) và phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-

CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ); phụ cấp công vụ bằng 25% mức lươnghiện hưởng quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 củaChính phủ về chế độ phụ cấp công vụ

Về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Nghị định số

92/2009/ND-CP quy định công chức cấp xã trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danhthuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế theo quyđịnh của pháp luật.

Về chế độ, chính sách đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức vềcông tác ở các địa bàn khó khăn Đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chínhphủ đã có nhiều quy định về chế độ, chính sách đặc thù đối với cán bộ, côngchức, viên chức về công tác ở các địa bàn khó khăn, cụ thể như sau: Chế độphụ cấp theo vùng khó khăn, gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt và phụcấp thu hút;chính sách học bổng và chính sách tạo nguồn cán bộ người dântộc thiểu số (chế độ cử tuyên); đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn và các vùng dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ

đạt trình độ đại học, cao đăng, trung cấp, Chính phủ quy định chế độ cử tuyên

vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đăng, trung cấp thuộc hệ thốnggiáo dục quốc dân (Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của

Ngày đăng: 14/04/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w