Như vậy trong mục tiêu chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội đã bao quát toàn diện các vấn đề của đời sống xã hội, trong đó nổilên ba vấn đề lớn là: tăng trưởng kinh tế sng với tiến độ x
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
@&?
TIỂU LUẬN KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỚI AN NINH QUỐC PHÒNG
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC THỂ CHẤT –
QUỐC PHÒNG @&?
TIỂU LUẬN KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỚI AN NINH QUỐC PHÒNG
Họ và tên: Phạm Trọng Tấn
Mã số sinh viên: 22674521 Lớp : DHHO18B Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Yến Vy
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2022
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Công Nghiệp, cácquý thầy cô dạy bộ môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh nói chung và đặt biệt côTrần Thị Yến Vy nói riêng vì đã đồng hành cùng lớp tôi trong 7 ngày học online vừaqua Cảm ơn các thành viên trong lớp và tiểu đội 7 đã giúp cho tôi thấy được ưu điểm
và nhược điểm của chính mình để có thể khắc phuc và phát huy ” Một chữ cũng làthầy, nữa chữ cũng là thầy” thời gian đồng hành cùng cô là khoảng thời gian không dàicũng không quá ít nhưng cô cũng đã tạo cơ hội và truyền đạt những kiến thức, kỹ năng
để giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận này Vì đây là bài tiểu luận đầu tiên và cũng là thờigian đầu đứng trước ngưỡng đại học còn nhiều thiếu sót và bỡ ngỡ hy vọng cô sẽhướng dẫn để khắc và sửa chữa các lỗi lầm còn thiếu sót
Và cuối cùng, tôi chúc Ban giám hiệu trường Đại học Công Nghiệp, các quýthầy cô dạy bộ môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh, cô Trần Thị Yến Vy thật nhiềusức khỏe, sự nhiệt huyết trong việc và cuộc sống để có thể rèn luyện những thế hệ sinhviên có thêm nhiều người ưu tú và tài giỏi
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11năm2022
Tác giả
Phạm Trọng Tấn
Trang 4MỤC LỤC
Phần Mở Đầu 3
1 Tính cấp thiết của đề tài: 3
2 Mục đích nghiên cứu đề tài: 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 4
3.2 Đối tượng nghiên cứu: 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu đề tài 4
Chương 1:Khái quát những lý luận về sự kết hợp xã hội với quốc phòng an ninh 5
1.1 Khái niệm về kết hợp phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng – an ninh 5
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở nước ta hiên nay 5
1.1.3 Ý nghĩa của sự kết hợp kinh tế xã hội với an ninh, quốc phòng 13
1.2 Cơ sở lý luận về mặt kết hợp kinh tế xã hội và an ninh – quốc phòng: 17
Tiểu kết chương 1: 20
Chương 2: Những vấn đề về thực tiễn giữa sự kết hợp phát triễn kinh tế xã hội với tăng cường an ninh- quốc phòng ngày nay 21
2.1 Những vấn đề thực tiễn: 21
2.2 Những giải pháp tăng cường kết hợp phát triển kinh tế xã hội với an ninh quốc phòng 23
Tổng kết chương 2 24
Kết luận và kiến nghị 25
1 Kết luận 25
2 Kiến nghị 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 5Phần Mở Đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thế giới hiện đại, mỗi quốc gia - dân tộc khi hoạch định chiến lược, chínhsách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng đều phải tính toán đến cácyếu tố khách quan, chủ quan (bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) Sựphát triển và ổn định xã hội của mỗi nước tùy thuộc vào sự vận động của các nhân tố ởmôi trường bên ngoài và bên trong
Nằm giữa hai châu lục lớn nhất là châu Á và châu Mỹ - giao điểm chiến lượcxung yếu, bên cạnh các thời cơ, thuận lợi để phát triển, Việt Nam cũng đang phải đốimặt với nhiều thách thức, cần phải cân nhắc trước nhiều vấn đề quan trọng tác động lớnđến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.Bên cạnh đó, các thế lực thù địch bên ngoài tiếp tục lợi dụng chính sách đổi mới,
mở cửa, hội nhập về kinh tế để lái nền kinh tế đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa; chúng
sử dụng các điều kiện ràng buộc về kinh tế để gây những sức ép về thể chế chính trị đốivới Việt Nam, như: tiếp tục âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang; thúc đẩy tự
do, dân chủ theo tiêu chuẩn phương Tây… sử dụng nhiều hình thức mới tinh vi, nguyhiểm hơn nhằm tạo những điều kiện tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam Các phần tử phản động trong và ngoài nước tiếp tục lợi dụng quyền tự do,dân chủ để thực hiện các mục tiêu chính trị, kích động, ra sức chống phá Đảng, Nhànước và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước ta;tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ, chuẩn bịđiều kiện tiến hành “cách mạng màu” ở Việt Nam
Vì những lý do đó, tui đã chọn đề tài“Kết hợp phát triển Kinh tế Xã hội và an ninh Quốc Phòng” với hy vọng sẽ đóng góp một phần ý kiến của mình cho việc phát
triển kinh tế và tang cường an ninh quốc phòng
2 Mục đích nghiên cứu đề tài:
Trang 6Đề tài giúp làm rõ quan điểm, đường lối phát triển kinh tế và tăng cường an ninhquốc phòng.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Phát triển kinh tế và tăng cường an ninh quốc phòng
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Marx - Lenin, Tưtưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đểxây dựng
Đề tài sử dụng cách tiếp cận theo quan điểm hệ thống - cấu trúc; phân tích – tổnghợp; quan điểm lịch sử; quan điểm thực tiễn để xem xét những nội dung liên quan đếnvấn đề nghiên cứu và định hướng, chỉ đạo cho quá trình nghiên cứu và thực hiện đềtài
5 Kết cấu đề tài
Tiểu luận bao gồm Phần mở đầu; 2 chương; kết luận và kiến nghị; danh mục tài:
liệu tham khảo
Trang 7Chương 1:Khái quát những lý luận về sự kết hợp xã hội với quốc phòng
an ninh 1.1 Khái niệm về kết hợp phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng – an
ninh 1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Kinh tế là gì ?
Kinh tế là một lĩnh vực sản xuất, phân phối và thương mại, cũng như tiêu dùnghàng hóa và dịch vụ Tổng thể, nó được định nghĩa là một lĩnh vực xã hội tập trung vàocác hoạt động, tranh luận và các biểu hiện vật chất gắn liền với việc sản xuất, sử dụng
và quản lý các nguồn tài nguyên khan hiếm
Hoạt động kinh tế là gì ?
Là hoạt động cơ bản, thường xuyên gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người
Đó là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và tái xuất ra của cải vật chất cho xã hộiphục vụ cho như cầu đời sống con người
Quốc phòng là gì ?
Là công việc giữ nước của một quốc gia bao gồm tổng thể các hoạt động đối nội
và đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội… nhằmmục đích bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn dẹn lãnh thổ, bảo vệ nhữnggiá trị vật thể, phi vật thể của quốc gia, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước
An ninh là gì ?
Là trạng thái ổn định an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm để đe dọa sợ tồn tại
và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của toán xã hội
Là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và cả hệ thống chính trị do lựclượng an ninh làm nòng cốt; bảo vệ an ninh luôn kết hợp chặt chẽ với củng cố quốcphòng
Kết hợp kinh tế xã hội với tăng cường an ninh quốc phòng là gì ?
Là việc thực hiên hai công việc cùng một lúc là phát triển nền kinh tế và tăng cườngcủng cố an ninh quốc phòng
1.1.2 Nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở nước ta hiên nay.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội:
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quóc phòng – an ninh phảiđược thể hiện ngay trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế Mục tiêu và
Trang 8phương hướng tổng quát phát triển kinh tế - xã hội nước ta đến năm 2020 nước ta trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Như vậy trong mục tiêu chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội đã bao quát toàn diện các vấn đề của đời sống xã hội, trong đó nổilên ba vấn đề lớn là: tăng trưởng kinh tế sng với tiến độ xã hội, tăng cường quốc phòng– an ninh và mở rộng mối quan hệ đối ngoại nhằm giải quyết hoài hòa hai nhiêm vụchiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong phát triển các vùng lãnh thổ:
Kết hợp phát triển theo vùng lãnh thổ là gắn liền phát triển vùng kinh tế chiến lược,với vùng chiến lược quốc phòng, an ninh, tạo ra thế chiến lược cả kinh tế lẫn quốcphòng, an ninh theo ý đồ phòng thủ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam bền vững trêntoàn cục và mạnh trên từng trọng điểm
Nước ta hiên nay đã phân chia thành các vùng kinh tế lớn và các vùng chiến lượccác quân khu Mỗi vùng đều có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế và chiến lượcphòng thủ và bảo vệ Tổ quốc Các vùng chiến lược khác nhau đều có sự khác nhau vềđặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, nên nội dung kếthợp cụ thể trong mỗi vùng có sự khác nhau Việc kết hợp phát triển kinh tế - - xã hộivới quốc phòng, an ninh được thể hiện những nội dung chủ yếu như sau:
Một là, kết hợp trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế
-xã hội với quốc phòng, an ninh của vùng, cũng như trên địa bàn từng tỉnh thành phố.Hai là, kết hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng cơ cấu kinh tế địaphương với xây dụng các khu vực phòng thủ thên chốt cụm chiến đấu liên hoàn, các xã(phường) chiến đấu trên các địa bàn tỉnh, huyện (quận)
Ba là, kết hợp trong quá trình phân công lại lao động các vùng, phân bố lại dân cưvới tổ chức xây dựng và điều chỉnh, sắp sếp và bố trí lại lực lượng quốc phòng an ninhtrên từng đại bàn, lãnh thổ cho phù hợp các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và kếhoạch phòng thủ bảo vệ Tổ quốc Bảo đảm ở đâu có đất, có biển, đảo là ở đó có dân và
có lực lượng quốc phòng, an ninh để bảo vệ cơ sở, bảo vệ Tổ quốc
Bốn là, kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với xây dựng các công trìnhquốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường… Đảm bảo tính “lưỡngdụng” trong mỗi công trình được xây dựng
Năm là, kết hợp xây dựng các cơ sở, kinh tế vững mạnh toàn diện, rộng khắp vớixây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kĩ thuật và hậu phương vũng chắc chomỗi vùng và ở các địa phương đều sãn sàng đối phó khi có chiến tranh xâm lược.Đối với các vùng kinh tế trọng điểm:
Hiên nay, nước ta đã xác định ba vùng kinh tế trọng điểm: phía bắc, trung, nam, cácvùng kinh tế trọng điểm này đều là nòng cốt cho phát triển kinh tế của từng miền và cảnước
Trang 9Về kinh tế: các vùng kinh tế trọng điểm là nơi có mật độ dân cư và tính chất đô thịhóa cao, gắn liền với các khu công nghiệp lớn, đặc khu kinh tế các liên doanh có vốnđầu tư nước ngoài Đây là nơi tập trung đầu mối giao thông quan trọng, các sân bay,bến cảng, kho tàng, dịch vụ,…
Về quốc phòng – an ninh: mỗi vùng kinh tế trọng điểm thường nằm trong các khuvực phòng thủ và phòng thủ then chost của đất nước, nơi có nhiều đối tượng, mục tiêuquan trọng bảo vệ, đồng thời cũng là nơi nằm cắc hướng có khả năng là hướng tiếncông chiến lược chủ yếu trong chiến tranh xâm lược của địch; hoặc đã và đang là địabàn trọng điểm để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đỗ nước ta
VÌ vậy, phải thực hiện thật tốt phát triển kinh tế gắn với củng cố, tăng cường quốcphòng, an ninh các vùng này
Cần tập trung kết hợp các vấn đề sau:
Trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng các thành phố, các khu công nghiệp cần lựachọn quy mô trung bình, bố trí phân tán, trải đều trên diện rộng, không nên xây dựngtập trung thành những siêu đô thị lớn, để thuận lợi cho quản lí, giữ gìn an ninh chính trịtrong thời bình và hạn chế hậu quả tiến công hỏa lực của địch khi có chiến tranh.Phải kết hợp chặt chẽ trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng củanền quốc phòng toàn dân Gắn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với xây dựng các côngtrình phòng thủ dân sự’… “công trình ngầm lưỡng dụng”
Trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế phải có sựgắn kết với quy hoạch xât dựng quốc phòng – an ninh, các tổ chức chính trị, đoàn thểngay trong các kinh tế tổ chức đó Lựa chọn đối tác đầu tư, bố trí xen kẽ, tạo thế đan càilợi ích giữa các nhà đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp, đặc khu công nghiệp,khu chế xuất
Việc xây dựng, phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm phải nhằm đáp ứngphục vụ nhu cần dân sinh thời bình và cả cho việc chuẩn bị đáp ứng nhu cầu chi viêncho các chiến trường khi chiến tranh xảy ra Kết hợp phát triển kinh tế tại chổ với xâydựng căn cứ hậu phương của từng kinh tế trọng điểm để sãn sàn chủ động di dời, sơ tánđến nơi an toàn khi có tình huống chiến tranh xâm lược
Đối với vùng núi biên giới:
Vùng núi biên giới nước ta tiếp giáp dài với Lào, Trung quốc, Campuchia Là địabàn sinh sống chủ yếu của các dân tộc ít người, mật độ dân số thấp, kinh tế chưa pháttriển, trình độ dân trí thấp, đời sống còn khó khăn Nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệttrong chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc Từng là căn cứ địa kháng chiến, hậuphương chiến lược của nhà nước ta Ngày nay, trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc vẫn làvùng chiến lược quan trọng Việc kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng là cực kỳquan trọng:
Trang 10Phải quan tâm đầu tư phát triển kinh tế củng cố quốc phòng, an ninh ở các vùng cửakhẩu, các vùng giáp biên giới với các nước.
Phải tổ chức việc định canh, định cư tại chổ và có chính sách phù hợp để động viên,điều chỉnh dân số từ nơi khác đến vùng biên giới
Tập trung xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế và quốc phòng, an ninh Trướchết, cần tập trung tập trung xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, mở mới và nângcấp các tuyến đường dọc, ngang, các tuyến đường vành đại kinh tế
Thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo, trương trình 135 về phát triển kinh
tế - xã hội đối với các xã nghèo
Đối với những nới có địa thế quan trọng, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn kếthợp mọi nguồn lực, mọi nguồn lực của cả trung ương và địa phương để cùng giải quyết.Đặc biệt với các địa bàn chiến lược trọng yếu dọc sát biên giới, cần có chính sáchđộng viên và sử dụng lực lượng vũ trang, lực lượng quân đội làm nòng cốt xay dựngcác khu kinh tế quốc phòng hoặc các khu quốc phòng – kinh tế, nhằm tạo thế lực mớicho phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh
Đối với vùng biển đảo
Việc kết hợp phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển kết hợp với xây dựngkhu kinh tế - quốc phòng vùng biển, đảo cũng đã được chú trọng, góp phần vào việcxóa đói, giảm nghèo, củng cố QP, AN
Một là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường,củng cố QP-AN vùng biển, đảo Trên cơ sở chủ trương, định hướng phát triển chungcủa cả nước, cần có quy hoạch, kế hoạch tổng thể đối với từng khu vực, từng địaphương, từng ngành nghề, lĩnh vực Cần tăng cường sự liên kết vùng, phối hợp giữa cácđịa phương, doanh nghiệp để khắc phục tình trạng làm ăn manh mún, cục bộ dẫn đến sựphân tán, nhỏ lẻ, thiếu tập trung giữa các địa phương với cả vùng, giữa địa phương vớitừng ngành và từng doanh nghiệp Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tếbiển phải thể hiện được sự gắn kết với tăng cường, củng cố QP-AN trên vùng biển, đảo.Xây dựng và phát triển KT- XH cần tập trung đầu tư trọng điểm các ngành kinh tế mũinhọn có khả năng khai thác tài nguyên kết hợp với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở nhữngvùng biển, đảo xa bờ; gắn các hoạt động kinh tế biển với tổ chức xây dựng các hảiđoàn, hải đội, các đơn vị đánh bắt, chế biến hải sản, vận tải biển và với xây dựng cácđơn vị dân quân tự vệ biển Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng Cảnh sát biển, Hảiquân, Biên phòng, Kiểm ngư, lực lượng tham gia làm kinh tế biển trong bảo vệ chủquyền biển, đảo, bảo vệ ngư dân bám biển, sẵn sàng đối phó kịp thời các tình huốngxảy ra Qua đó, tạo nên sức mạnh tổng hợp của QP-AN trong bảo vệ chủ quyền biển,đảo Tây Nam
Hai là, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang vùng biển, đảo Tây
Trang 11Nam Trước hết, cần nâng cao vai trò của các ban, ngành địa phương đối với vấn đềnày Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ,đảng viên, nhân dân, lực lượng vũ trang về vị trí, vai trò chiến lược của biển, đảo đốivới sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trách nhiệm chính trị trong bảo vệ chủquyền biển, đảo Tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân, các doanh nghiệp hoạt động trênbiển hiểu và chấp hành đúng luật pháp quốc tế, các thỏa thuận, hiệp định, công ước Đây cũng là cơ sở để chúng ta đấu tranh giữ vững ổn định tình hình trên biển, đảo,không để các thế lực thù địch lợi dụng tạo cớ xâm phạm chủ quyền biển, đảo Tăngcường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhất là các địaphương ven biển về phát triển kinh tế biển, đảo gắn với tăng cường củng cố QP-AN.Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng hoạt động kinh tế biển với các lựclượng trực tiếp bảo vệ biển, đảo và các đơn vị đứng chân trên địa bàn sẵn sàng đấutranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốctrong mọi tình huống.
Ba là, xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển KT-XH gắn vớităng cường củng cố QP-AN vùng biển, đảo Tây Nam Cần xây dựng, bổ sung, hoànthiện cơ chế phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế biển, đảo; đẩy mạnh đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng trên các đảo, bổ sung hoàn thiện chính sách đặc thù khuyến khích đưa dân
ra làm ăn sinh sống trên các đảo; thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèocho nhân dân vùng biển, đảo góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc Xâydựng các mô hình liên doanh, liên kết sản xuất trên biển, đảo; thiết lập liên doanh, liênkết sản xuất - kinh doanh giữa biển, đảo với các địa bàn khác trên bờ và trong nội địa.Tăng cường đầu tư thực hiện kế hoạch xây dựng đảo Phú Quốc mạnh về kinh tế, dulịch, dịch vụ, vững về QP-AN, tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyềnbiển, đảo Đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả triển khai xây dựng các khu kinh tế - quốcphòng trên vùng biển, đảo Tây Nam; xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, nghề
cá, như cảng cá, cảng biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu,thuyền và nuôi trồng thủy hải sản, các cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái biển kết hợp vớixây dựng các căn cứ hậu phương, hậu cần, kỹ thuật, cơ sở công nghiệp, chế biến nông,thủy hải sản…
Bốn là, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đối ngoại về quốc phòng góp phần bảo
vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tây Nam Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế vớicác nước trong khu vực và thế giới có thế mạnh, giàu tiềm năng về khoa học biển, cũngnhư với các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan đến biển, đảo trên cơ sở tôntrọng độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc, phù hợp với luật pháp Việt Nam vàquốc tế; giải quyết các vấn đề trên biển bằng các biện pháp hòa bình, giữ vững môitrường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển Tăng cường hợp tác giữa Hải quân,Cảnh sát biển, Biên phòng Việt Nam với Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng các nướctrong khu vực, như trao đổi thông tin, kịp thời giải quyết các vấn đề xảy ra trên biển;phối hợp trong hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, chống khủng bố, chốngcướp biển, bảo đảm an ninh và môi trường biển Cần tăng cường hợp tác với các tổchức, doanh nghiệp ngoài nước để thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ hình thành
Trang 12những dự án phát triển kinh tế theo hướng liên doanh, liên kết, tăng cường trao đổi,xuất khẩu, tạo thế đan xen lợi ích vừa phục vụ cho phát triển KT-XH vừa tăng cường,củng cố QP-AN.
Vùng biển, đảo Tây Nam có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị,QP-AN và đối ngoại Do đó, nâng cao hiệu quả kết hợp phát triển KT-XH với tăngcường củng cố QP-AN trên vùng biển, đảo này là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâudài, là trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt làcác địa phương có biển, đảo Vì vậy, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khôngngừng tăng cường củng cố QP-AN, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,đảo nói chung và vùng biển, đảo Tây Nam nói riêng trong tình hình mới
Đối với kết hợp trong công nghiệp:
Đầu tư, phát triển các ngành: Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượngtái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chếbiến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chếbiến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới,đóng tầu vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo phục vụ quốcphòng khi có yêu cầu;
Các cơ sở công nghiệp trong thời bình, ngoài việc đầu tư, sản xuất phục vụ tiêudùng trong nước và xuất khẩu, sẵn sàng sản xuất hàng quốc phòng và chuyển giao côngnghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng khi có yêu cầu;
Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ đa dạng, chú trọng khu vực biên giới, miềnnúi, các vùng biển, hải đảo bảo đảm cho sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho nhândân ổn định cuộc sống Hệ thống dịch vụ của từng địa phương có thể chuyển thành một
bộ phận hệ thống hậu cần, kỹ thuật tại chỗ khi chuyển vào các trạng thái quốc phòng.Kết hợp trong nông, lâm, ngư nghiệp:
Kết hợp phải nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất, rừng, biển, đảo và lựclượng lao động để phát triển đa dạng các ngành trong nông, lâm, ngư nghiệp theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, làm ra nhiều sản phẩmhàng hoá có giá trị cao phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và có lượng dự trữ dồidào về mọi mặt cho quốc phòng, an ninh
Kết hợp trong nông, lâm, ngư nghiệp phải gắn với việc giải quyết tốt các vấn đề xãhội như xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, đền ơn đáp nghĩa,nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng nông thôn mới văn minh
và hiện đại Bảo đảm an ninh lương thực và an ninh nông thôn, góp phần tạo thế trậnphòng thủ, “thế trận lòng dân” vững chắc
Phải kết hợp gắn việc động viên đưa dân ra lập nghiệp ở các đảo để xây dựng cáclàng, xã, huyện đảo vững mạnh với chú trọng đầu tư xây dựng phát triển các hợp tác xã,
Trang 13các đội tàu thuyền đánh cá xa bờ, xây dựng lực lượng tự vệ, lực lượng dân quân biển,đảo; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển để bảo vê biển, đảo.Phải đẩy mạnh phát triển trồng rừng gắn với công tác định canh định cư, xây dựngcác cơ sở chính trị vững chắc ở các vùng rừng núi biên giới nước ta, đặc biệt là ở TâyBắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Kết hợp trong giao thông vận tải, bưu điện, ý tế, khoa họcTrong giao thông vận tảiPhát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ cả đường bộ, đường sắt, đườngkhông, đường thuỷ, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá trong nước và mởrộng giao lưu với bên ngoài
Trong xây dựng các mạng đường bộ, cần chú trọng mở rộng, nâng cấp các tuyếntrục đường Bắc - Nam với tuyến đường trục dọc Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh Từcác tuyến đường này phải phát triển các tuyến đường ngang, nối liền giữa các tuyếntrục dọc với nhau và phát triển đến các huyện, xã trong cả nước, nhất là đến các xãvùng cao, vùng sâu, miền núi biên giới, xây dựng các tuyến đường vành đai biên giới.Trong thiết kế, thi công các công trình giao thông vận tải, đặc biệt là các tuyến vậntải chiến lược, phải tính đến cả nhu cầu hoạt động thời bình và thời chiến, nhất là chocác phương tiện cơ động của lực lượng vũ trang có trọng tải và lưu lượng vận chuyểnlớn, liên tục Ở những đầu nút giao thông, những nơi dự kiến địch có thể đánh phá trongchiến tranh, phải có kế hoạch làm nhiều đường vòng tránh Bên cạnh các cây cầu lớnqua sông, phải làm sẵn những bến phà, bến vượt ngầm Ở những đoạn đường có địahình cho phép thì làm đường hầm xuyên núi, cải tạo các hang động sẵn có dọc hai bênđường làm kho trạm, nơi trú quân khi cần thiết
Phải thiết kế, xây dựng lại hê thống đường ống dẫn dầu Bắc - Nam, chôn sâu bímật, có đường vòng tránh trên từng cung đoạn, bảo đảm hoạt động an toàn cả thời bình
và thời chiến
Ở các vùng đồng bằng ven biển, đi đôi với phát triển hệ thống đường bộ, cần chútrọng cải tạo, phát triển đường sông, đường biển, xây dựng các cảng sông, cảng biển,bảo đảm đi lại, bốc dỡ thuận tiện
Việc mở rộng nâng cấp sân bay phải chú ý cả sân bay ở tuyến sau, ở sâu trong nộiđịa, sân bay dã chiến và có kế hoạch sử dụng cả đường cao tốc làm đường băng chomáy bay khi cần thiết trong chiến tranh
Trong một số tuyến đường xuyên Á, sau này được xây dựng qua Việt Nam, ởnhững nơi cửa khẩu, nơi tiếp giáp các nước bạn phải có kế hoạch xây dựng các khu vựcphòng thủ kiên cố, vững chắc, đề phòng khả năng địch sử dụng các tuyến đường nàykhi tiến công xâm lược nước ta với quy mô lớn.Xây dựng kế hoạch động viên giaothông vận tải cho thời chiến
Trong bưu chính viễn thông
Trang 14Phải kết hợp chặt chẽ giữa ngành bưu điện quốc gia với ngành thông tin quân đội,công an để phát triển hệ thống thông tin quốc gia hiện đại, đảm bảo nhanh chóng, chínhxác, an toàn thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo chỉ huy, điều hành đất nước trong mọitình huống, cả thời bình và thời chiến.
Có phương án thiết kế xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc một cáchvững chắc trong mọi tình huống
Các phương tiện thông tin liên lạc và điện tử cần phải được bảo đảm bí mật và cókhả năng chống nhiễu cao, phòng chống chiến tranh thông tin điện tử của địch.Khi hợp tác với nước ngoài về xây dựng, mua sắm các thiết bị thông tin điện tửphải cảnh giác cao, lựa chọn đối tác, có phương án chống âm mưu phá hoại củađịch.Xây dựng kế hoạch động viên thông tin liên lạc cho thời chiến
Trong xây dựng cơ bản
Đây là lĩnh vực sẽ có nhiều phát triển cả quy mô và trình độ trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Những công trình này không dễ gì có thể phá đi làmlại, cho nên việc thực hiện kết hợp trong ngành xây dựng phải được tiến hành ngay từđầu, từ khảo sát điều tra, thiết kế, quy hoạch dự án đầu tư đến thi công xây dựng.Khi xây dựng bất cứ công trình nào, ở đâu, quy mô nào cũng phải tính đến yếu tố tựbảo vệ và có thể chuyển hoá phục vụ được cả cho quốc phòng, an ninh, cho phòng thủtác chiến và phòng thủ dân sự
Khi xây dựng các thành phố đô thị, phải gắn với các khu vực phòng thủ địaphương, phải xây dựng các công trình ngầm (nhà cao tầng có tầng ngầm, giao thông cóđường giao thông ngầm)
Khi xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy, xí nghiệp lớn, quantrọng đều phải tính đến khả năng bảo vệ và di dời khi cần thiết Nếu điều kiện cho phép,phải biết tận dụng các địa hình, địa vật sẵn có để tăng tính bảo vệ cho công trình Hạnchế xâm phạm các địa hình có giá trị về phòng thủ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổquốc
Đối với các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cần kết hợp trong nghiên cứusáng chế, chế tạo những vật liệu siêu bền, có khả năng chống xuyên, chống mặn, chốngbức xạ, dễ vận chuyển phục vụ xây dựng các công trình phòng thủ, công sự trận địa củalực lượng vũ trang và của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố
Khi cấp phép đầu tư xây dựng cho các đối tác nước ngoài, phải có sự tham gia ýkiến của cơ quan quân sự có thẩm quyền
Trong khoa học và công nghệ, giáo dục
Đây là lĩnh vực đóng vai trò là nền tảng, động lực, là quốc sách hàng đầu đối với sựphát triển của quốc gia Vì vậy, sự kết hợp là tất yếu, không chỉ là vấn đề cơ bản lâu dài
mà còn là vấn đề cấp bách hiện nay