1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận kinh tế học vĩ mô phân tích thực trạng thâất nghiệp của việt nam

21 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thực Trạng Thất Nghiệp Của Việt Nam
Tác giả Nhóm 6
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,77 MB

Nội dung

Thất nghiệp tiếng Anh là Unemployment và theo Điều 20 Công ước 102 1952 của Tổ chức lao động quốc tế ILO thì thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập do không có khả nă

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THẤT NGHIẸP CỦA VIỆT

NAM

Nhóm thực hiện: NHÓM 6

Lớp: L29

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022

Trang 2

THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Tình trạng thất nghiệp trong quý I năm 2022

1.1 Lao động thiếu việc làm

1.2 Thất nghiệp trong độ tuổi lao động

2 Tình trạng thất nghiệp trong quý II năm 2022

2.2 Thất ghiệp trong độ tuổi lao động

3 Tình trạng thất nghiệp trong quý III nam 2022

3.1 Lao động thiếu việc làm

3.2 Thất ghiệp trong độ tuổi lao động

4 Tình trạng thất nghiệp trong 9 tháng năm 2022 4.1 Lao động hiếu việc làm

4.2 Thất nghiệp trong độ tuổi lao động

NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1 Ảnh hưởng của đại dịch covid-19

2 Năng lực, trình độ không tương xứng với bằng cấp

3 Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu

4 Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên

5 Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp

6 Công việc đòi hỏi biết sử dụng những thiết bị hiện

Trang 3

I Khái niệm liên quan đến vấn đề thất nghiệp:

1 Khái niệm

1.1 Thất nghiệp là gì ?

Thất nghiệp tiếng Anh là Unemployment và theo Điều 20 Công ước

102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc theo

Như vậy có thể hiểu, thất nghiệp chỉ tình trạng những người không

có việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc, những người này vẫn trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc

Như vậy, thất nghiệp là hiện tượng xã hội khi người lao động có khả năng lao động, không có việc làm, không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất sức lao động hay các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích cực tìm kiếm công việc

1.2 Người thất nghiệp:

Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2006

Tuy nhiên, khái niệm trên chỉ mang tính chất tham khảo do Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội 2006, không còn quy định về khái niệm này

1.3 Tỉ lệ thất nghiệp:

Tỉ lệ thất nghiệp là tỉ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng

số người trong lực lượng lao động Tỉ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia

Trang 4

2 Phan loai that nghiép:

2.1 Theo hình thức:

- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam,nữ)

- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)

- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc

- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi

2.2 Theo lý do:

- Mất việc (job loser): người lao động không có việc làm do các đơn

vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó

- Bỏ việc (job leaver): là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động, ví dụ: tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không hợp không gian làm việc

- Nhập mới (new entrant): là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm

- Tái nhập (reentrant): là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm

2.3 Theo tính chất:

- Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là bộ phận người lao động không làm việc do việc làm và mức lương không phù hợp với mong muốn của họ

- Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment): là bộ phận người lao động không có việc làm mặc dù đã chấp nhận làm việc với mức lương hiện tại

2.4 Theo nguyên nhân:

Trang 5

- Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức thất nghiệp

bình thường mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất

đi trong dài hạn, tồn tại ngay khi thị trường lao động cân bằng

- Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, do trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra,là dạng thất nghiệp sẽ mất đi trong dài hạn

- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: xảy ra khi tiền lương được ấn

định không bởi các lực lượng thị trường mà cao hơn mức tiền lương

thực tế cân bằng của thị trường

2.5 Theo nguồn gốc:

- Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng, hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm Một xã hội trong bất

kỳ thời điểm nào đều tồn tại loại thất nghiệp này Chỉ có sự khác

nhau về quy mô số lượng và thời gian thất nghiệp

- Thất nghiệp cơ cấu xảy ra: khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường lao động (giữa các ngành nghề, khu vực, ) loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động Khi sự lao động này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn

- Thất nghiệp do thiếu cầu Do sự suy giảm tổng cầu Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thoi kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh, xảy ra ở khắp mọi nơi mọi ngành mọi nghề

- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân

bằng thực tế của thị trường lao động

3 Ảnh hưởng của thất nghiệp:

Trang 6

3.1 Lợi ích:

- Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp với nguyện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội

- Thất nghiệp mang lại thời gian nghĩ ngơi và sức khỏe

- Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trao dồi thêm kỹ năng

- Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả

- Lợi ích xã hội: làm cho việc phân bổ các nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn và góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn

3.2 Tác hại:

- Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc Quy luật Okun áp

dụng cho nền kinh tế Mỹ nói rằng 1% thất nghiệp chu kỳ làm sản

lượng giảm 2,5% so với mức sản lượng tiềm năng (xuống dưới mức

tự nhiên)

- Công nhân tuyệt vọng khi không thể có việc làm sau một thời gian

dài

- Khủng hoảng gia đình do không có thu nhập

- Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp

- Chính phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp

- Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

thấp -các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ

- Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn Giảm tính hiệu quả

của sản xuất theo quy mô

-Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm Hàng hóa và dich vu không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn Các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận

II ` Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay:

Trang 7

1 Tình trạng thất nghiép trong quy I nam 2022:

Theo Báo cáo tình hình lao động việc làm quý 1/2022 của Tổng cục

Thống kê, mặc dù số ca nhiễm Covid-19 gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố do biến chủng Omicron thay thế dần biến thể

Delta, nhưng với chiến lược thích ứng an toàn và tăng độ phủ vắc xin với tỷ lệ bao phủ vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên mũi 2 khoảng 99%, và mũi 3 khoảng 50%, thị trường lao động

quy | nam 2022 da dần phục hồi trở lại Lực lượng lao động, số người

có việc làm quý | năm 2022 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt lao động trong ngành dịch vụ tăng đáng kể so với quý trước Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so

với quý trước và so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu

việc làm trong độ tuổi lao động mặc dù cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng đều giảm so với quý trước

1.1 Lao động thiếu việc làm:

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi [1] quý I năm 2022 là khoảng

1,3 triệu người, giảm 135,2 nghìn người so với quý trước và tăng 357,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2022 là 3,01%, giảm 0,36 điểm

phần trăm so với quý trước và tăng 0,81 điểm phần trăm so với cùng

kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu

vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 2,39% và 3,40%) Tình hình thiếu việc làm đã quay trở lại với thực trạng thường được quan sát ở nước ta với xu hướng tỷ lệ này ở khu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị, sau khi chứng kiến

3 quý liên tiếp từ quý II đến quý IV năm 2021 với diễn biến phức tạp

của dịch Covid-19 đã đẩy tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn [Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi ở khu vực

thành thị theo quý năm 2021 là 1,52% (quý I), 2,80% (quý II), 5,33%

(quý III), 4,06% (quý IV); ở khu vực nông thôn là 2,60% (quý l),

2,49% (quý II), 3,94% (quý III), 2,95% (quý IV)]

Trang 8

Biểu đồ số người va ty lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, theo quý, giai đoạn 2020-2022 (Ảnh: Tổng cục thống kê)

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, theo

quý, giai đoạn 2020-2022

Quy | Quy IV Quy | Quy Il Quy Ill Quý IV Quý

nam 2020 nam 2021 nam 2021 năm 2021 năm 2021 nam 2022

š Sô người (nghìn người) _———Tỷt(

(Nguồn:Thông báo chí tình hình lao động việc làm quy | nam

2022.Nam:2022)

1.2 Thất nghiệp trong độ tuổi lao động:

Tình hình thất nghiệp ở quý I năm 2022 đã khả quan hơn, thay vì dịch bệnh diễn biến phức tạp như trước đây, người lao động khó có

cơ hội tìm được việc làm thì nay họ đã có thể tham gia vào thị trường lao động thuận lợi hơn Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý | nam 2022 là khoảng 1,1 triệu người, giảm 489,5 nghìn người so với quý trước và tăng 16,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2022 là

2,46%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi

của khu vực thành thị là 2,88%, giảm 2,21 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,31 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Biểu đồ số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, theo quý, giai đoạn 2020-2022.( Ảnh: tổng cục thống kê)

Trang 9

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, theo

nam2020 nam nám nam 2020nam 2021nam 2021nam 2021nam 2021nam 2022

E£#zzm Sô ngươi (nghìn người ——Tylé |

(Nguồn:Thông báo chí tình hình lao động việc làm quy | nam

2022.Nam:2022)

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh nién 15-24 tudi quy | nam 2022 là 7,93%, giảm 0,85 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,49 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,3%, cao hơn 2,10 điểm phần trăm

so với khu vực nông thôn

2 Tình trạng thất nghiệp trong quý II năm 2022:

Với sự nỗ lực, quyết tâm cao và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các

ngành, các địa phương, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu chống dịch, các lực lượng cơ sở và sự đoàn kết, đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, đến

nay tình hình dịch bệnh trên cả nước cơ bản đã được kiểm soát; các

hoạt động kinh tế - xã hội đã cơ bản trở lại hoạt động trong trạng

thái bình thường mới, đồng thời Chính phủ nước ta đã đẩy mạnh

9

Trang 10

thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, do đó thị trường lao động trong quý II năm 2022 tiếp tục duy trì đà phục hồi Lực lượng lao động, số người có việc làm quý lI năm 2022 tăng

so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt lao động trong ngành dịch vụ tăng đáng kể so với quý trước Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng

kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao

động đều giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước

2.1 Lao động thiếu việc làm:

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi[1] quý II năm 2022 là khoảng 881,8 nghìn người, giảm 447,1 nghìn người so với quý trước và giảm 263,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý II năm 2022 là 1,96%, giảm 1,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,64 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 1,37% và 2,32%) Như vậy, tình hình thiếu việc làm của người lao

động đã được cải thiện đáng kể với tỷ lệ này giảm ở cả khu vực

thành thị và nông thôn (tương ứng là 2,39% và 3,40% ở quý | nam 2022) [ Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi ở khu vực thành thị theo quý năm 2020 là 1,07% (Quý I), 2,36% (Quý II), 1,96% (Quy Ill), 1,10% (Quý IV); ở khu vực nông thôn là 2,47% (Quý I), 3,32% (Quý II), 3,14% (Quý III), 2,20% (Quý IV) Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi

ở khu vực thành thị theo quý năm 2021 là 1,52% (Quy I), 2,80% (Quý II), 5,33% (Quý III), 4,06% (Quý IV); ở khu vực nông thôn là 2,60% (Quy I), 2,49% (Quý II), 3,94% (Quý III), 2,95% (Quý IV).]

Biểu đồ số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, theo

quý, giai đoạn 2020-2022 (Ảnh: Tổng cục thống kê)

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo

quý, 2020-2022

Ngày đăng: 08/12/2024, 19:35