Lý do chọn đề tài Việc chọn đề tài về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa là một sự lựa chọn qua trọng và có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu và hiểu sâu hơn về sự tiến bộ và tác đ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA CNTT o0o
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA CNTT o0o
TÊN ĐỀ TÀI: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP
HÓANhóm: 2 Giảng viên hướng dẫn: Phan Quốc Thái
Trang 3Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀCÔNG NGHIỆP HÓA do nhóm 2 nghiên cứu và thực hiện.Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Kết quả làm bài của đề tài CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNGNGHIỆP HÓA là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm
khác
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học CôngThương TP.Hồ Chí Minh đã đưa môn học Kinh Tế Chính Trị Mác-Lenin vàochương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn giảng viên bộ môn-Phan Quốc Thái đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình học tập cũng
như trong việc hoàn thành tốt bài tiểu luận của nhóm em
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về mặtkiến thức, trong bài tiểu luận này chắc chắn sẽ không tránh khói những thiếusót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô
để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5Mục lục
Contents
L I C M NỜ Ả Ơ 7
M ĐẦẦUỞ 8
1 Lý do ch n đềề tàiọ 8
2 M c đính nghiền c u đềề tài:ụ ứ 8
3 Đốối tượng nghiền c uứ 9
4 Ph m vi nghiền c uạ ứ 9
5 Phương pháp nghiền c uứ 9
N I DUNGỘ 10
1 Khái quát vềề cách m ng cống nghi pạ ệ 10
1.1 Khái ni m cách m ng cống nghi pệ ạ ệ 10
1.2 Khái quát vềề l ch s các cu c CM cống nghi pị ử ộ ệ 10
1.2.1 Cách m ng cống nghi p lầền th nhầốtạ ệ ứ 10
1.2.2 Cách m ng cống nghi pạ ệ lầền th 2ứ 11
1.2.3 Cách m ng cống nghi p lầền th 3ạ ệ ứ 12
1.2.4 Cách m ng Cống nghi p lầền th 4ạ ệ ứ 13
1.3 Vai trò c a Cách m ng Cống nghi p đốối v i phát tri nủ ạ ệ ớ ể 16
2 Cống nghi p hóa và các mố hình cống nghi p hóa trền Thềố Gi i.ệ ệ ớ 25
3 Tính tầốt yềốu c a cống nghi p hóa hi n đ i hóa Vi t Namủ ệ ệ ạ ở ệ 26
KẾẾT LU NẬ 28
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 29
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việc chọn đề tài về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa là một
sự lựa chọn qua trọng và có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu và hiểu sâu hơn
về sự tiến bộ và tác động của công nghiệp đối với xã hội và kinh tế dưới đây
là một số lý do quan trọng để chọn đề tài này
Trang 6Khám phá xu hướng hiện tại và tương lai nghiên cứu cách mạng côngnghiệp và công nghiệp hóa giúp định hướng các xu hướng hiện tại và tươnglai về công nghiệp, đặc biệt là về ứng dụng của công nghệ thông tin, trí tuệnhân tạo, tự động hóa
Phát triển kỹ năng nghiên cứu và phân tích: nghiên cứu về cách mạngcông nghiệp và công nghiệp hóa đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu chuyên sâu, phântích số liệu, và đánh giá tác động Điều này giúp phát triển kỹ năng quantrọng trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích
2 Mục đính nghiên cứu đề tài:
Hiểu và đánh giá tác động hiện đại hóa: Nghiên cứu cách mạng côngnghiệp hóa hiện đại hóa giúp hiểu rõ những tác động của công nghiệp hóađương đại lên kinh tế, xã hội, môi trường, và văn hóa Điều này cho phépđánh giá tốt hơn về lợi ích và hệ quả của sự hiện đại hóa
Nắm bắt công nghệ mới và sáng tạo: Nghiên cứu về cách mạng côngnghiệp hóa đương đại có thể tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất
và quản lý trong ngành công nghiệp Điều này giúp gia tăng hiệu suất giảmchi phí và tối ưu hóa tài nguyên
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở VIỆT NAM
4 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Luận văn được tiến hành trong 5 ngày từ 5/10/2023 - 10/10/2023
- Nội dung: Luận văn tập trung vào các nội dung sau:
+ Khái quát về cách mạng công nghiệp
+ Khái quát về lịch sử các cuộc CM công nghiệp
Trang 7+ Đặc điểm dân tộc
+ Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới+ Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa lịch sử Cùng với đó là sự vận dụng vàkết hợp các phương pháp khác như: khái quát hóa, trừu tượng hóa, lịch sử vàlogic, phân tích và tổng hợp,… để làm sáng tỏ vấn đề
Thực hiện phương pháp làm việc nhóm, tiến hành thảo luận, trao đổicùng nhau đưa ra ý kiến để hoàn thiện vấn đề Ngoài ra còn có một số phươngpháp như:
– Tuân thủ nguyên tắc thống nhất tính đảng và tính khoa học nhận thức.– Kết hợp chặt chẽ phương pháp logic với phương pháp lịch sử
– Vận dụng các phương pháp liên ngành: thống kê, tổng hợp, so sánh, phântích
Trang 8NỘI DUNG
1 Khái quát về cách mạng công nghiệp
1.1.Khái niệm cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp trong tiếng Anh là “Industrial Revolution” là cuộc cáchmạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay thế lao động thủ công hay còn gọi là lao động tay chân của con người bằng lao động máy móc, chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí
1.2 Khái quát về lịch sử các cuộc CM công nghiệp
1.2.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Bắt đầu vào khoảng năm 1784 Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784 Phát minh vĩ đại này đã châmngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ
Trang 9Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch
sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa Cuộc cách mạng công nghiệplần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh
mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới,
có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII
1.2.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi ThếChiến I nổ ra Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và đặc biệt là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa
Trang 10Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt Cuộc cách mạng này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xãhội ở quy mô thế giới.
1.2.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tựđộng hóa sản xuất Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990)
Trang 11Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và cácnguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo
ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấucủa nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông
- lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này
1.2.4 Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013
“Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra
sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong
Trang 12Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba,
nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano
Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt
Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làmtrong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải
Trang 13Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạnkhác nhau Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, tríthức, lao động kỹ thuật Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậmhơn Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới
sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi Sau đó, những bất ổn vềkinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đờisống Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị Nếu chính phủ các nước khônghiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trêntoàn cầu là hoàn toàn có thể Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếptrên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ Thôngtin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khônlường
Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức vớinhân loại
Trang 141.3 Vai trò của Cách mạng Công nghiệp đối với phát triển
Vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với phát triển có thể đượckhái quát như sau:
Một là thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
Các cuộc cách mạng công nghiệp có những tác động vô cùng to lớn đến sựphát hiển lực lượng sản xuất của các quốc gia Và đồng thời, tác động mạnh mẽ tới quá trình điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các nhân tố trong lực lượng sản xuất xã hội Về tư liệu lao động, từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho lao động chân tay cho đến sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sang giai đoạn tự động hóa,tài sản cố định thường xuyên được đổi mới, quá trình tập trung hóa sản xuất được đẩy nhanh
Cách mạng công nghiệp có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực, nó vừa đặt ra những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao nhưng mặt khác lại tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, gia tăng của cải vật chất, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật C.Mác và Ph.Ănghen đã nhận xét rằng: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” Cuộc cách mạng này đã đưa nước Anh trở thành một cường quốc kinh tế ở Châu Âu và thế giới lúc bấy giờ, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa tư bản và khẳng định sự thắng lợi của nó với chế độ phong kiến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản C.Mác
và Ph.Ănghen chỉ rõ: “bản thân giai cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài, của một loạt các cuộc cách mạng trong phương thức
“sản xuất và trao đổi” Với việc máy móc thay thế lao động thủ công đã làm gia tăng nạn thất nghiệp, công nhân phải lao động với cường độ cao, mức độ bóc lột laođộng tăng lên làm cho mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
Trang 15ngày càng gay gắt Đây là nguyên nhân làm bùng nổ những cuộc đấu tranh mạnh
mẽ của giai cấp công nhân Anh vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thể kỷ XIX, sau đó lan rộng sang các nước khác như Pháp, Đức
Về đối tượng lao động, cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con người vượt quá những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ thuộc của sản xuất vào các nguồn năng lượng truyền thống Các yếu tố đầu vào của sản xuất sẽ thay đổi căn bản Những đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm mất đinhững lợi thế sản xuất truyền thống, đặc biệt là từ các nước đang phát triển như nhân công rẻ, dồi đào hay sở hữu nhiều tài nguyên, về xu hướng tất yếu mang tính quy luật này, cách đây gần hai thế kỷ, C.Mác đã dự báo: “Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải sẽ trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí mà phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vảo sản xuất” và “Thiên nhiên không chế tạo ra máy móc Tất cả những cái đó đều là sản phẩm của lao động của con người, đều là sức mạnh đã vật hóa của tri thức Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến, đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đo đó nó cũng là chỉ số cho thấynhững điều kiện của chính quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào
sự kiểm soát của trí tuệ phổ biến”
Thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp tạo điều kiện để các nước tiên tiến tiếp tục đi xa hơn trong phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến vào sản xuất và đời sống Đồng thời, tạo cơ hội cho các nước đang và kém phát triển tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học công nghệ, tận dụng lợi thế của những nước đi sau; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để bứt phá, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước đi trước
Cách mạng công nghiệp tạo cơ hội cho các nước phát triển nhiều ngành kinhtế
và những ngành mới thông qua mở rộng ứng dụng những thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển, công nghệ sinh học Cách mạng công nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế và hiệu quả cao Các thành tựu mới cửa khoa