1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vi mô nguyên lí kinh tế học

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 718,81 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu Kinh tế học giúp cho các nhà quản lý kinh tế, chính phủ, doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách có được hiểu biết sâu sắc và tổng quan về hoạt động kinh tế của một

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ

NGUYÊN LÍ KINH TẾ HỌC

GVHD: Phạm Đỗ Tường Vy

LỚP: D08 NHÓM: 04

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2023

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 4

4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

MỤC LỤC Lời mở đầu .5

Nguyên lí 2: Nội dung, Ví dụ, Đánh giá, Bí quyết để nắm bắt cơ hội trong cuộc sống 6

Nguyên lí 4: Nội dung, Ví dụ, Đánh giá, Ý nghĩa 8

Trang 4

Nguyên lí 6: Nội dung, Ví dụ, Đánh giá, Ý nghĩa ……… 10

Nguyên lí 8: Nội dung, Ví dụ, Đánh giá ……… 11

Nguyên lí 10: Nội dung, Ví dụ, Đánh giá ………13

Trang 5

Lời mở đầu

Kinh tế học là một lĩnh vực nghiên cứu toàn diện về hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực, là một trong những lĩnh vực quan trọng và phức tạp nhất trong học thuật và đời sống xã hội Việc nghiên cứu Kinh tế học giúp cho các nhà quản lý kinh tế, chính phủ, doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách có được hiểu biết sâu sắc và tổng quan về hoạt động kinh tế của một nền kinh tế cụ thể

Trong lĩnh vực kinh tế học, có một tập hợp quan trọng của nguyên tắc được đặt ra để giải thích và dự đoán các hiện tượng kinh tế Đó chính là 10 nguyên

lí kinh tế học Hiểu được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc nghiên cứu Kinh tế học trong xã hội Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em đã nghiên cứu Nguyên lí 2,4,6,8,10 trong 10 Nguyên lí Kinh tế học

Những nguyên lí này không chỉ là các khái niệm lý thuyết, mà còn áp dụng rộng rãi trong thế giới thực, có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng

ta, từ quản lý tài chính cá nhân đến quyết định chính sách quốc gia Chúng không chỉ giúp chúng ta hiểu cách hoạt động của nền kinh tế, mà còn có ảnh hưởng đến quyết định cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ để có thể tạo ra một môi trường kinh tế hiệu quả và bền vững

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Nguyên lí 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được

I Nội dung:

Nguyên lý này đang nhấn mạnh rằng, bạn sẽ mất đi cơ hội có được thứ khác khi đưa ra một quyết định kinh tế nào đó Nói cách khác, chi phí thực sự mà bạn bỏ ra

để đầu tư hoặc mua một món đồ nào đó không đơn giản là dùng tiền bạc, vật chất

mà đó còn là thời gian, công sức và các nguồn lực khác

 Chi phí cơ hội thể hiện lợi ích, tiềm năng mà một cá nhân hay tổ chức có thể bỏ lỡ bằng cách chọn lựa chọn này thay vì lựa chọn khác

 Công thức tính chi phí cơ hội:

OC=FO-CO

Trong đó

- OC (opportunities cost): chi phí cơ hội

- FO (return on best-foregone option): lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất

- CO (return on chosen option): lợi nhuận của lựa chọn được chọn

•Khi tính toán chi phí của một đường lối hành động, chúng ta phải tính hết các chi phí phát sinh từ việc chấp nhận đường lối hành động đó

Ví dụ:

1. Bạn nhận được thư mời làm việc ở 2 công ty A và B, được cả 2 công ty nhận Nếu bạn lựa chọn công ty A thì gần nhà tiết kiệm thời gian di chuyển nhưng lương chỉ

10 triệu (Còn lựa chọn công ty B thì xa nhà hơn nhưng mức lương cao hơn, 13 triệu)

 Dễ dàng thấy rằng nếu làm việc ở xa nhà thì lương tăng thêm 3 triệu so với làm gần nhà Nhưng khi làm xa nhà sẽ phát sinh thêm tiền xăng, ngoài ra chúng ta phải mất thêm thời gian di chuyển trong khi khoảng thời gian đó chúng ta có thể làm được những việc khác mà ta muốn làm

2. Anh A làm thêm với lương 40 nghìn/giờ Hôm nay, anh A nghỉ việc để đi xem phim có vé là 50 nghìn/ 2 giờ Tức là chi phí cơ hội trong trường hợp này là 80 nghìn và lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất này bằng 0

 Chi phí cơ hội tăng hay giảm phụ thuộc vào cách ta sử dụng nguồn lực hạn chế vào 1 hoạt động như thế nào

 Có thể nói, chi phí cơ hội có ảnh hưởng rất nhiều tới người tiêu dùng

Trang 7

Khi bước vào cửa hàng, bạn đứng trước hàng ngàn loại hàng hóa mà bạn có thể mua Nhưng do nguồn tài chính có giới hạn, bạn không thể mua mọi thứ mà bạn muốn Sau khi xem xét giá cả của nhiều các loại mặt hàng khác nhau, bạn quyết định mua một giỏ hàng hóa đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của bạn Như thế, người tiêu dùng sẽ phải đánh đổi, và đương nhiên đi kèm với nó là chi phí cơ hội

II Đánh giá

Điểm Mạnh:

Hiểu Biết Chi phí Thực Tế: Nguyên lý này giúp hiểu rõ về chi phí thực sự của

một quyết định Thay vì chỉ xem xét chi phí trực tiếp, nó mở rộng quan điểm để bao gồm cả giá trị của lựa chọn tốt nhất mà bạn từ bỏ

Hỗ Trợ Quyết Định Hiệu Quả: Khi bạn thấu hiểu rằng mỗi quyết định đều đi

kèm với một chi phí cơ hội, bạn có thể đưa ra quyết định hiệu quả hơn Bạn có thể đánh giá được giá trị tối đa của mỗi lựa chọn và chọn lựa chọn tối ưu

Ứng Dụng Rộng Rãi: Nguyên lý này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực

khác nhau, không chỉ trong kinh tế học mà còn trong quản lý, quy hoạch, và ra quyết định cá nhân hàng ngày

Giảng Dạy Về Quản Lý Rủi Ro: Nó giúp giáo dục về quản lý rủi ro và tư duy

chiến lược Khi mọi quyết định đều đồng nghĩa với việc từ bỏ một giá trị nào đó, người ta trở nên thận trọng và chủ động hơn trong quản lý rủi ro

Hạn Chế:

Khái Niệm Trừu Tượng: Chi phí cơ hội là một khái niệm trừu tượng và không

phải lúc nào cũng dễ đo lường chính xác Đôi khi giá trị của một lựa chọn không thể đo lường được bằng cách tài chính

Khó Đánh Giá Trong Môi Trường Phức Tạp: Trong môi trường kinh tế phức

tạp và động, việc đánh giá chi phí cơ hội có thể trở nên khó khăn Các yếu tố như biến động giá cả và không chắc chắn trong tương lai làm cho việc dự đoán trở nên phức tạp

Không Chính Xác Trong Các Quyết Định Tư Duy Nhanh: Trong những

quyết định đòi hỏi tư duy nhanh và linh hoạt, việc đánh giá chi phí cơ hội có thể không phải lúc nào là khả thi Người ta thường phải đưa ra quyết định mà không

có đủ thời gian để cân nhắc đầy đủ

III Bí quyết để nắm bắt cơ hội trong cuộc sống:

- Cân nhắc kỹ trong mọi vấn đề: Khi bạn phải lựa chọn giữa những cơ hội đến cùng một lúc, bạn cần phải tỉnh táo để tính toán chi phí cơ hội và xem xét đến sự phù hợp của nó với khả năng hiện tại của bạn

- Hiểu rõ mình muốn gì: Bạn phải xác định rõ mục tiêu của bản thân là gì Mục tiêu sẽ giúp bạn tìm ra đâu là cơ hội phù hợp với bạn và giúp bạn nắm bắt nó ngay lập tức Nếu không có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ bị mắc kẹt, phân vân không biết nên chọn cái nào và để cơ hội đó vụt mất

Trang 8

- Tính toán chi phí cơ hội: So sánh ưu nhược điểm của từng cơ hội và đưa ra quyết định nhanh chóng, nắm bắt kịp thời cơ hội đó không để nó vụt mất Việc tính toán này đưa cho bạn hình dung rõ ràng hơn về những điều bạn nhận được và mất đi giữa các phương án và biết đâu là cái tốt nhất để lựa chọn

Nguyên lí 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích:

I Nội dung

: một yếu tố thôi thúc con người hành động

- Động cơ khuyến khích

- Nguyên lý này hàm ý khi môi trường kinh tế thay đổi, nó phát ra các tín hiệu về sự thay đổi Khi nhận được các tín hiệu này, con người coi đó là các kích thích và đáp lại bằng cách thay đổi hành vi Các nhà hoạch định chính sách công cộng không bao giờ được quên các kích thích, vì nhiều chính sách làm thay đổi ích lợi hoặc chi phí mà mọi người phải đối mặt và bởi vậy làm thay đổi hành vi của họ

Ví Dụ: Một mức giá cao hơn sẽ khuyến khích người bán sản xuất nhiều hơn, người tiêu dùng mua ít hàng hóa hơn

-Người duy lý đưa ra quyết định giữa trên so sánh chi phí biên lợi ích biên nên động cơ khuyến khích rất nhạy cảm so với họ

- Đối với các nhà hoạt động chính sách thì động cơ khuyến khích rất quan trọng Khi các nhà hoạt động chính sách quên đi động cơ khuyến khích trong các hoạt động của mình thì sẽ xảy ra những kết quả không định trước

Ví Dụ:

1. Đạo luật thắt dây an toàn ở Mỹ yêu cầu người lái xe ô tô phải thắt dây an toàn để đảm bảo an toàn Nhưng thực tế đạo luật về an toàn ô tô đã có nhiều tác động khác nhau

Theo những bằng chứng mà Pelzman đưa ra, đạo luật này vừa làm giảm số trường hợp tử vong trong mỗi vụ tai nạn, lại vừa tăng số vụ tai nạn Sự thật là số ⇒ người lái xe thiệt mạng ít đi, nhưng số người đi bộ thiệt mạng tăng lên do đạo luật

đã vô tình thúc đẩy các tài xế chạy nhanh hơn

Bây giờ chúng ta hãy xét xem đạo luật về dây an toàn làm thay đổi tính toán ích lợi - chi phí của người lái xe:

 Thắt dây an toàn sẽ đỡ đi phần nào hậu quả sau mỗi vụ tai nạn xảy ra, ít tốn kém hơn với tài xế vì nó làm giảm khả năng bị thương hoặc tử vong Như vậy, dây an toàn làm giảm ích lợi của việc lái xe chậm và cẩn thận

 Mọi người phản ứng đối với việc thắt dây an toàn - họ sẽ lái xe nhanh và ít thận trọng hơn Do đó, kết quả cuối cùng của luật này là số vụ tai nạn xảy ra nhiều

Trang 9

hơn Sự giảm sút độ an toàn khi lái xe có tác động bất lợi rõ ràng đối với khách

bộ hành Họ cảm thấy dễ bị tai nạn hơn

2.Những tác động khuyến khích của giá xăng:

-Từ năm 2005 đến năm 2008, giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng

vọt, do nguồn cung hạn chế trong khi cầu trên thế giới tăng mạnh, đặc biệt

là ở Trung Quốc Giá xăng tại Hoa Kỳ đã tăng từ khoảng $2 đô la đến

khoảng $4 đô la một gallon

Ta có thể thấy do lượng cung hạn chế mà giá xăng dầu trên thế giới tăng mạnh, ⇒ điều này ảnh hưởng sự chênh lệch giá cả trong nước lẫn thế giới Trước mắt, điều đó

sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, điển hình như Việt Nam, đầu tiên nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, sau đó sẽ có tình trạng lạm phát giá xăng dầu khiến chính phủ khó kiểm soát (chúng ta sẽ tìm hiểu sâu ở NL 10)

⇒ Song như 2 ví dụ cho thấy, các chính sách có thể gây ra những hậu quả không lường trước được Khi phân tích bất kỳ chính sách nào, không những chúng ta xem xét ảnh hưởng trực tiếp, mà còn phải chú ý tới các tác động gián tiếp do các kích thích tạo ra Nếu chính sách làm thay đổi cách kích thích, nó sẽ làm cho con người thay đổi hành vi của họ

II Đánh giá

Điểm Mạnh:

Dự đoán Hành vi: Nguyên lý Kích thích giúp dự đoán cách con người và doanh

nghiệp sẽ phản ứng khi có sự thay đổi trong các yếu tố khuyến khích như giá

cả, thu nhập, hoặc chính sách kinh tế

Cơ sở lí thuyết: Nguyên lý này là cơ sở lý thuyết cho nhiều mô hình và nghiên

cứu trong kinh tế học Nó giúp hiểu rõ hơn về cách thay đổi trong giá cả và khuyến khích có thể tác động đến lực lượng lao động, doanh nghiệp và người tiêu dùng

Ứng dụng Rộng rãi: Nguyên lý Kích thích được áp dụng rộng rãi trong chính

trị kinh tế và thiết lập chính sách Chính phủ và doanh nghiệp thường sử dụng các biện pháp kích thích để thay đổi hành vi kinh tế

Hạn Chế:

Độ Phức Tạp của Hành vi Nhân Loại: Con người không phải lúc nào cũng

hành động theo logic hoàn toàn kinh tế Nhiều yếu tố như tâm lý, văn hóa và giáo dục cũng tác động đến quyết định của họ

Tác Động Phụ Không Mong Muốn: Mặc dù kích thích có thể tạo ra những

hành vi mong đợi, nhưng cũng có thể có những tác động phụ không mong muốn Điều này có thể làm cho việc dự đoán và quản lý hành vi trở nên phức tạp

III Ý nghĩa

 Đối với cá nhân

Trang 10

-Việc con người suy nghĩ trước khi đưa qua quyết định giúp cho con người đưa ra những quyết định sáng suốt và tránh bị mắc sai lầm

-Khi con người dùng nguyên lý này vào thực tiễn đời sống thì con người sẽ cân nhắc tốt hơn giữa chi phí và cơ hội giúp tránh làm mất cơ hội hoặc mất thời gian

 Đối với xã hội

- Việc đưa ra những chính sách ưu đãi phù hợp với giá cả và lợi ích của người dân

sẽ giúp công ty phát triển hơn trong thị trường

- Khi giá cả các mặt hàng tiêu dùng biến động sẽ kích thích sức mua của người tiêu dùng

- Việc sử dụng nguyên lý này vào đời sống hàng ngày giúp cho con người kích thích đúng với nhu cầu mình cần và có những thay đổi hành vi thích hợp

- Doanh nghiệp khi đưa nguyên lý này vào trong việc kinh doanh của mình sẽ đem lại nhiều lợi nhuận tối ưu và công việc kinh doanh sẽ tốt hơn khi mà đã biết con người sẽ có ảnh hưởng bởi những tác nhân kích thích nào

_

Nguyên lí 6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế

 Thị trường là nơi con người trao đổi và mua bán

 Tổ chức hoạt động kinh tế quyết định

 Sản xuất sản phẩm nào? Số lượng bao nhiêu?

 Sản xuất như thế nào?

 Sản xuất cho ai?

I Nội dung

- Đây là Mô hình kinh tế chỉ huy

-Là hình thức tổ chức kinh tế trong đó các cá nhân chỉ huy (chính phủ) quyết định phân phối các yếu tố sản xuất theo kế hoạch phát triển kinh tế của chính phủ

-Mô hình kinh tế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó người bán và người mua tác động lẫn nhau qua thị trường để giải quyết các vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế

-Giá cả sẽ là công cụ điều khiển các hoạt động kinh tế

-Bàn tay vô hình (Invisible hand) thông qua giá cả để điều khiển các hoạt động kinh tế:

 Giá cả phản ánh giá trị của 1 hàng hóa đối với xã hội và chi phí mà xã hội bỏ ra

để sản xuất

 Gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá khi đưa ra quyết định mua và bán để đạt được lợi ích và chi phí xã hội riêng

 Giá cả hướng dẫn người mua và bán đưa ra quyết định mà trong nhiều trường hợp cho phép tối đa hóa lợi nhuận xã hội

Ví dụ:

Trang 11

Một công ty sẽ căn cứ vào xu hướng thị trường để quyết định sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, sản xuất như thế nào, đối tượng khách hàng là ai…? và người tiêu dùng sẽ quyết định mua cái gì, mua bao nhiêu cái, với giá bao nhiêu,…? Để

từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp với thị trường mà mình nhắm đến

II Đánh giá

Điểm mạnh:

Chủ động quyết định: Dựa vào thị trường mà các doanh nghiệp cũng như

các hộ gia đình và người tiêu dùng sẽ đưa ra những quyết định kinh doanh, cũng như những quyết định chi tiêu sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân và xã hội

Giúp nền kinh tế hoạt động trơn tru: Thị trường thông qua giá cả giúp

nguồn lực phân bố một cách có hiệu quả hơn Đối với người dùng giúp nhận thức được nhu cầu, khi cần đến mới mua Đối với doanh nghiệp, giúp tiết kiệm các chi phí nhân công, nguồn hàng, để có chi phí kinh doanh thấp

Hạn chế: những sự can thiệp khiến cho cơ chế giá cả không biến đổi tự nhiên theo

quy luật cung cầu sẽ gây ra những chính sách kinh doanh cũng như tiêu dùng kém hiệu quả

Ý nghĩa: Từ đó cho thấy căn cứ vào thị trường sẽ giúp người tiêu dùng cũng như

doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn khi chi tiêu, kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được nâng suất cao hiệu quả

Nguyên lí 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ của nước đó

I Nội dung:

1 Mức sống (standard of living)

- Mức sống được hiểu là mức độ tiện nghi, chất lượng cuộc sống và trình độ phát triển kinh tế của một đất nước hoặc khu vực cụ thể và được đo lường bằng chỉ tiêu kinh tế thu nhập bình quân cho đầu người

- Mức sống được dùng để so sánh cách các khu vực địa lý phát triển kinh tế Ngoài ra, mức sống có thể được dùng để phân tích cách một quốc gia trong quá khứ và tình trạng hiện tại nó đang diễn ra như thế nào

Trang 12

Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố này bao gồm:

 Thu nhập trung bình đầu người

 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

 Chất lượng giáo dục

 Chất lượng chăm sóc sức khỏe

 Môi trường sống

Ví dụ : Mặc dù Việt Nam có mức thu nhập trung bình trên thế giới nhưng mức

thu nhập này vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực và thế giới Năm 2017 thu nhập bình quân của Việt Nam xấp xỉ khoảng 2.500$/Người/Năm (xếp thứ 136 trên 168 nước)

 Bằng Malaysia (cách đây 20 năm)

 Bằng Thái Lan (cách đây 15 năm)

 Bằng Indonesia (cách đây 10 năm)

phụ thuộc vào năng suất lao động

2 Năng suất lao động:

 Là số lượng hàng hóa, dịch vụ được làm ra trong một đơn vị lao động Có hai yếu

tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động đó là công nghệ và trình độ nhân

lực

 Năng suất lao động của một nền kinh tế tăng tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn cho cùng một lượng công việc Khi đó hiệu quả phản ánh giúp tiết kiệm các chi phí

và sức lao động Sự gia tăng sản lượng này giúp mọi người có thể tiêu thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn Cùng với các cải tiến trong công nghệ, các chi phí tham gia sản xuất ở mức hợp lý giúp giá cả ngày càng hợp lí Mức độ hợp lý không đồng nghĩa với giá giảm Mà là sự ổn định và phù hợp với đòi hỏi thị trường, phù hợp với khả năng của nhóm khách hàng tiềm năng Do đó mà GDP vẫn tăng

II Đánh giá:

Điểm mạnh:

Áp dụng các phương pháp, kỹ thuật tiên tiến: thông qua nguyên lý,

chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế Qua đó, áp dụng các phương pháp nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm như:

 Đầu tư, cung cấp công cụ lao động cho người lao động

 Áp dụng kĩ thuật công nghệ và sản xuất hàng hóa

 Đầu tư vào giáo dục

Hiểu rõ tầm quan trọng của các yếu tố khác: nguyên lý cho ta thấy được

vai trò của các yếu tố như giáo dục, công nghệ, đầu tư, thương mại và chính sách kinh tế trong việc góp phần tạo ra sự giàu có cho một quốc gia

Cho thấy được sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia: nguyên lý

cũng có thể giải thích được sự khác biệt về mức sống giữa các nước trên thế giới thông qua năng suất lao động Ở những quốc gia, người lao động sản xuất

ra được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trong một đơn vị thời gian, hầu

Ngày đăng: 05/12/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN