1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ học phần cơ sở văn hóa việt nam văn hóa ăn cơm tấm Đêm của người dân sài gòn

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCMKHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM VĂN HÓA ĂN CƠM TẤM ĐÊM CỦA NGƯỜI DÂN SÀI GÒN Giảng viên giảng dạy: T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

VĂN HÓA ĂN CƠM TẤM ĐÊM CỦA NGƯỜI DÂN SÀI GÒN

Giảng viên giảng dạy: ThS.Lưu Tuấn Anh

Nhóm 5 Lớp: 13ĐHQTKS01

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

VĂN HÓA ĂN CƠM TẤM ĐÊM CỦA NGƯỜI DÂN SÀI GÒN

Giảng viên giảng dạy: ThS.Lưu Tuấn Anh

Nhóm 5 Lớp: 13ĐHQTKS01

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA

CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

STT HỌ VÀ TÊNMSSV

DUNG PHỤ TRÁCH

MỨC ĐỘ HOÀN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Tp.Hồ Chí Minh,Tháng 3 năm 2023 (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

Mục Lục

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA CƠM TẤM 8

I/ Cơ sở lý luận văn hóa cơm tấm 8

1/ Định nghĩa văn hóa : 8

2/ Tính giá trị trong văn hóa 9

3/ Phạm trù của văn hóa 10

II/ Tính chức năng văn hóa của món cơm tấm đêm 10

1/ Vì sao cơm tấm có tính hệ thống 11

2/ Tính giá trị 11

3/ Tính nhân sinh 11

4/ Tính lịch sử 12

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ĂN CƠM TẤM ĐÊM TẠI SÀI GÒN .12 I/ Cơm tấm đêm trong mắt người Sài Gòn 12

II/ Nguồn gốc hạt gạo tấm : 14

1/Lịch sử hạt gạo tấm 14

2/Nét đặc trưng của gạo tấm 15

2.1 Đặc điểm gạo tấm : 15

2.2 Có nhiều loại gạo tấm : 15

3/ vì sao lại chọn gạo tấm 16

III/ Phong cách của cơm tấm : 16

Trang 6

1.Tại sao phải ăn bằng dĩa? 17

2.Câu chuyện được kể lại từ ông ngoại 17

CHƯƠNG 3: NGƯỜI DÂN SÀI GÒN TẠO NÊN MÓN CƠM TẤM ĐÊM 18

I.Thành phần 18

II.Cách làm 19

2.1 / Sơ chế nguyên liệu 19

2.2/ Ướp sườn 20

2.3/ Nướng sườn 20

2.4/ Mở hành và nước mắm 20

2.5/ Thành phẩm 21

Tiểu kết: 21

Trang 7

Mở ĐầuTrong quá trình học tập học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam từ nền tảng kiến thức lýthuyết về văn hóa Việt Nam, bản thân luôn nhận thức về tầm quan trọng của kiếnthức thực tiễn.Với lợi thế được học tập và nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minhtác giả luôn nổ lực học tập lý thuyết kết hợp với trãi nghiệm thực tế bằng cách điphỏng vấn, đặt ra những câu hỏi… Nhằm hiểu rõ và biết thêm về nền văn hóa ẩmthực của người dân Sài Gòn Vì vậy tác giả xin chọn đề tài: “Văn hóa ăn cơm tấmđêm của người dân Sài Gòn”.

Để thực hiện được đề tài này Tác giả thực hiện các hoạt động và phương phápnghiêm cứu như nghiên cứu tổng hợp kiến thức lý thuyết về môn Cơ sở văn hóaViệt Nam; thu thập dữ liệu qua các nguồn tài liệu, giáo trình, thông tin sách báo, cáctrang mạng xã hội chính thống…;phân tích và so sánh về văn hóa ăn cơm tấm củangười dân Sài Gòn; đi thực tiễn, trãi nghiệm, thưởng thức món cơm tấm nhằm thuthập hình ảnh về văn hóa ăn cơm tấm đêm của người dân Sài Gòn

Đề tài được chia thành 03 chương:

Chương 1 Tổng quan về cơ sở văn hóa cơm tấm:

Chương 2:Văn hóa ăn cơm tấm đêm tại Sài Gòn

Chương 3: Người dân Sài Gòn tạo nên món cơm tấm đêm

Tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn

Trang 8

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA CƠM TẤM

Hệ thống văn hóa được hiểu là hệ thống sáng tạo ra và phổ biến thông tin cógiá trị, ý nghĩa (cụ thể ngôn ngữ, đạo đức, nhận thức, tập quán, truyền thống, tínngưỡng)

I/ Cơ sở lý luận văn hóa cơm tấm

1/ Định nghĩa văn hóa :

Theo UNESCO: Văn hóa là tổng thể các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ

và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệthống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêngcủa dân tộc

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộcsống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phápluật khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày vềmặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo, phát minh đó làvăn hóa

Theo Wikipedia: Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người.Văn hóa gồm hai khía cạnh là khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tưtưởng, giá trị và khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,

Theo Đại từ điển tiếng Việt: Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần docon người sáng tạo ra trong lịch sử

Tựu chung, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được conngười tạo dựng cùng với chiều dài lịch sử dân tộc Văn hóa là một khái niệm rộng,liên quan tới mọi lĩnh vực trong đời sống của con người Hiểu một cách đơn giảnnhất, văn hóa là những giá trị do một cộng đồng người sáng tạo ra với mục đíchphục vụ cho những nhu cầu và lợi ích của chính mình

Văn hóa bao gồm cả những giá trị được hình thành và duy trì trong một thờigian rất dài, có tính thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ khác

UNESCO đã đưa ra một định nghĩa về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thểhiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cáccộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàngbao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ vàlối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”

Trang 9

Qua những định nghĩa trên có thể thấy rằng yếu tố cốt lõi của văn hoá là hệ giátrị Hay nói một cách khái quát thì văn hoá là hệ giá trị chính thống của một xã hội.

Hệ giá trị chuyển thành các chuẩn mực xã hội, nó định hướng cho sự lựa chọn tronghành động của con người, cá nhân và cộng đồng Hệ giá trị có tính ổn định rất lớn

và có tính bền vững tương đối, có sức mạnh to lớn đối với cộng đồng Trong sự tiến

bộ và phát triển của xã hội, các giá trị này thường không biến mất mà hoá thân vàocác giá trị của thời sau, theo quy luật kế thừa và tái tạo

2/ Tính giá trị trong văn hóa

Giá trị văn hóa cũng mang tính tương đối Vì vậy, đánh giá cần phải đặt nótrong toạ độ về mặt không gian, thời gian và chủ thể của văn hoá Nếu không tínhtoán đến những yếu tố đó, chúng ta rất khó đo đếm, đánh giá được tính giá trị hayphản giá trị của văn hoá của quốc gia, vùng miền hay tộc người nào đó Bởi vì suycho cùng, giá trị hay chân lý đều phải mang tính cụ thể Thí dụ, “trung với vua” làmột giá trị của văn hoá Việt Nam thời phong kiến, nhưng nó không phải là giá trịtrong xã hội Việt Nam hiện đại “Nước, phân, cần, giống” là hệ giá trị của nhữngngười canh tác lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ, nhưng có thể không phải như vậy vớingười nông dân Nam Bộ Người Việt Nam coi việc ăn thịt chó là ngon, là bổ, nhưngvới nhiều dân tộc khác thì không hẳn là như vậy

Từ cách tiếp cận tộc người, giá trị văn hóa của mỗi tộc người cũng có sự khácbiệt Lấy biểu tượng làm một ví dụ về cách thể hiện giá trị văn hóa Mỗi biểu tượngđều chứa đựng các giá trị nhất định, nói cách khác, cái gì chứa đựng giá trị thì mới

có thể trở thành một biểu tượng văn hoá Vì thế, Hùng Vương là một biểu tượngdân tộc, giá trị văn hoá dân tộc, thể hiện tâm thức “hướng về cội nguồn”, “uốngnước nhớ nguồn”, cố kết dân tộc, tạo nên sức mạnh đảm bảo sự tồn vong của cộngđồng quốc gia dân tộc Thánh Gióng lại là biểu tượng chứa đựng giá trị tinh thầnchống giặc ngoại xâm Sơn Tinh là biểu tượng thể hiện giá trị tinh thần chinh phụcthiên nhiên, bảo vệ và mở mang đất nước Trong khi đó, giá trị văn hoá của các tộcngười thiểu số Việt Nam chính là những thành tố văn hoá được biểu tượng hoá mộtcách hết sức sinh động trong các sinh hoạt tín ngưỡng như: Then Tày, Mo Mường,tục ăn trâu của một số tộc người ở Tây Nguyên, Ka tê của người Chăm Giá trị vănhóa được thể hiện qua những phương tiện thực hành tín ngưỡng như đàn lễ, tranhthờ, đạo cụ, nghệ thuật trang trí, biểu tượng vàng mã, trang phục, nhạc cụ, sáchcúng, bùa trú, vật lễ, ẩm thực kết tinh trong các hình thức diễn xướng phục vụ tínngưỡng như hát múa, âm nhạc, thể hiện ở lời kinh, lời giáo huấn, các luật lệ phéptắc đối với người thực hành nghi lễ và cả cộng đồng

Trang 10

3/ Phạm trù của văn hóa

Phạm trù của văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhânloại Với tư cách là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con ngườivới con người, thiên nhiên, xã hội trong nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn hóanghệ thuật

Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần đều do con người sáng tạo và làm ranhưng đây là các loại văn hóa không giống nhau Ví dụ, văn hóa vật chất sử dụng đểchỉ khả năng sáng tạo của con người được thể hiện qua các vật thể, đồ sử dụng,dụng cụ con người tạo ra Văn hóa tinh thần là các tư tưởng, giá trị tinh thần, những

lý luận mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống

II/ Tính chức năng văn hóa của món cơm tấm đêm

Khả năng nhận thức, ý thức và học hỏi của con người là một sự khác biệt vớicác loài động vật khác trên Trái Đất Nếu loài vật chỉ sinh sống theo bản năng tồntại từ khi sinh ra thì con người luôn có ý thức cao, ngay từ khi sinh ra đã luôn vươntới cuộc sống tốt đẹp hơn

-Văn hóa có tính kế thừa, kế thừa từ đời này sang đời khác tức là học hỏi hoặc rútkinh nghiệm từ những giá trị đi trước để định hướng những điều mới mẻ, tốt đẹphơn, hình thành nên những cái mới nhưng không bát bỏ cái cũ và cơm tấm cũng vậy-Chức năng thẩm mỹ là một trong những chức năng quan trọng của văn hóa để conngười và cộng đồng không ngừng hoàn thiện.Và trongvăn hóa ăn cơm tấm cũng cầnphải có thẩm mỹ những thực phẩm để trên đĩa cơm phải phải có sự sắp xếp nhằmthu hút được khách hàng

1/ Vì sao cơm tấm có tính hệ thống

Vì đơn giản cơm tấm có tính lịch sử trải dài theo thời gian qua bao tháng nămcùng người dân Sài Gòn Ban đầu, Cơm tấm là một món ăn phổ biến của nhữngngười nông dân, công nhân tại vùng đồng bằng sông Cửu Long Vào các năm mùamàng đói kém, nhiều người thường không có đủ gạo ngon để bán, vì vậy họ đãdùng gạo tấm (gạo bể) để nấu ăn vì nó luôn có sẵn trong nhà của nhiều hộ gia đìnhcũng như có tác dụng làm no lâu

Trang 11

Từ khi Việt Nam đô thị hóa vào nửa đầu thế kỷ 20, Cơm tấm đã trở nên phổbiến ở hầu khắp các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Sài Gòn Sau khi Sài Gòn trở thànhmột điểm du lịch với những du khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhiềungười bán hàng đã có vài điều chỉnh thành phần của Cơm tấm để phù hợp hơn vớikhẩu vị của thực khách nước ngoài Ngoài ra, phần ăn sau đó cũng đã bắt đầu đượcphục vụ với dĩa và sử dụng muỗng, nĩa thay vì trong chén ăn với đũa.

2/ Tính giá trị

Giá trị văn hoá (Cultural Value) do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ratrong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại cóvai trò định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con ngườitrong các xã hội ấy Nó chính là một thứ vốn xã hội (Social Capital) Như thế, khinói bản chất của giá trị hay nói tới vai trò định hướng, chi phối, điều tiết của hệ giátrị thì về thực chất chúng ta đang nói tới mối quan hệ đa chiều của con người Cũngnhư văn hoá, giá trị được sản sinh từ các mối quan hệ con người với tự nhiên, với xãhội

Giá trị sử dụng : cơm tấm dùng để phục vụ nhu cầu ăn uống của con người Giá trị đạo đức : được nằm ở người làm ra món ăn còn gọi là đạo đức nghề nghiệpthực phẩm để làm nên đĩa cơm tấm phải được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ,

Giá trị nhất thời : là các món ăn kèm được thêm và biến tấu về gia vị theo thời gian

và nhất là khẩu vị của đại đa số quán cơm tấm là khác nhau

3/ Tính nhân sinh

Tính nhân sinh : nhân sinh cho phép ta phân biệt giữa văn hóa như một hiệntượng xã hội tức do con người sáng tạo và làm nên khác biệt với yếu tố nhiên tạo vàmón “ Cơm tấm đêm Sài Gòn” cũng vậy vì nó là ẩm thực là thứ tinh hoa do sức laođộng và sự sáng tạo từ bộ óc con người mà nên và món ăn khó tiêu về đêm này rađời là phục vụ cho nhu cầu ăn no và ăn ngon của người Sài thành

4/ Tính lịch sử

Trang 12

Tính lịch sử : nó cho phếp phân biệt văn hóa như một sản phẩm của một quátrình và được tích lũy qua nhiều năm hay nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩmcuối cùng và “Cơm tấm đêm Sài Gòn” chính xác thuộc một một nền “văn minh” vìnhư “Phở” là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam Phở không quanh quẩn tạicác góc phố cổ Hà Nội mà Phở đi khắm mọi miền lục tĩnh nam kỳ và giờ đây Phởvương mình ra trời tây theo chân cộng đồng người Việt tại hải ngoại và “Cơm tấmSài Gòn” cũng giống như thế nhắc đến Cơm Tấm là nhắc đến Sài Gòn nhưng giờđây Cơm tấm đã gần như có mặt tại khắp mọi tỉnh thành của Việt Nam và vươnmình ra quốc tế theo chân người Việt đi khắp nơi vì thứ nguyên liệu để làm ra móncơm này không khó để làm nhưng nếu muốn tận hưởng dĩa cơm tấm đêm thì hẳnchỉ có tại Sài Gòn Cơm tấm đêm mang tính lịch sử vì không chỉ có mới đây 1 năm

10 năm 20 năm mà là nữa sau thế kỷ XX đến nay theo trang Wikimpedia , món cơmtrải qua quá trình biến đổi theo giai đoạn thêm bớt để có thành phẩm như ngày hômnay Chính vì điều đó mà món cơm tấmmang theo bên mình cả tính chất lịch sử

Tiểu kết:

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ĂN CƠM TẤM ĐÊM TẠI SÀI GÒN

Quả không ngoa khi nói rằng, cái thứ văn hoá ẩm thực rất đỗi Sài Gòn này,khiến chúng ta trở nên vị tha, mềm yếu, tình tứ hẳn đi trước nào là sườn bì chả thơmphức, nào ốp la béo ngậy, nào ba chỉ mỡ màng

I/ Cơm tấm đêm trong mắt người Sài Gòn

Sài Gòn nổi tiếng với nền ẩm thực phát triển nhất nước ta – một nền ẩm thựctiếp nhận những tinh hoa và đặc trưng của nhiều vùng miền Cũng chính vì vậy mà

các món ăn ở xứ này tuy rất ngon nhưng ít món thể hiện rõ nét đặc trưng của ngườiSài Gòn, để tìm được một “bức tường thành” vững chãi, đủ sức đại diện cho cả 1nền ẩm thực đã pha trộn quá nhiều vùng miền hẳn không phải dễ dàng

Nếu có ai hỏi người Sài Gòn rằng đặc sản của thành phố bạn đang sống là gìthì chắc có lẽ người ấy sẽ ngẩn ngơ mất vài giây, hoặc bối rối không biết nên giớithiệu gì trong số hàng trăm món ăn được hội tụ của các vùng miền đã có mặt ở SàiGòn, dẫu rằng có pha chút đặc trưng riêng của mình nhưng vẫn chẳng thuần chấtriêng biệt

Thế nhưng, khi người con của đất Sài Gòn đi xa có thể sẽ chợt nhận ra, hìnhnhư mình đã bỏ rơi một món rất quen thuộc vốn đã hình thành từ rất lâu đời Vâng,

“Sườn – bì – chả” là 3 từ đầu tiên hiện lên đầu tiên mỗi khi có ai đó nhắc đến 2

từ : Cơm tấm Thật không ngoa khi nói, cơm tấm chính là biểu tượng của nền ẩmthực Sài Gòn, là thứ có thể khiến khách thập phương “phải lòng” Sài Gòn ngay từ

Trang 13

lần đầu tiên, khiến người Sài Gòn có thể tự tin vỗ ngực rằng đây là món đặc sản độctôn của mảnh đất này.

Dạo quanh các cung đường, ngõ hẻm ở Sài Gòn, sẽ không quá khó để tìm mộtquán cơm tấm Người Sài Gòn ăn cơm tấm sáng trưa chiều tối, hơn cả một bữa ăn,cơm tấm khiến người ta them thuồng say mê Nếu người Hà Nội thường xuyên ănphở thì người Sài Gòn ăn cơm tấm cũng nhiều như thế Từ nhiều thập kỉ trước đây,đây là món ăn của giới bình dân lao động miệt lục tỉnh Nam kỳ Dần dà cơm tấmtheo chân người dân thôn quê lên thành thị, góp mặt trong bữa ăn của giới lao động,học sinh sinh viên, viên chức

Không chỉ là bữa ăn trong ngày đầy dinh dưỡng, cơm tấm còn là thói quen ănđêm của nhiều người dân xứ Sài Thành Ở thành phố hơn 10 vạn dân này, nhữngbuổi sáng vội vã theo dòng người tấp nập đến trường, đến công sở, nhiều ngườikhông còn thời gian để dùng bữa Rồi đến trưa lại loay hoay với các dự án, giấy tờ,tất bật với các buổi họp, những buổi thi cử Không biết từ bao giờ, thói quen ăncơm tấm tầm chiều muộn đến tối khuya lại trở thành nét độc đáo, vừa cũ vừa mớicủa người dân Nam kỳ Sau một ngày làm việc vất vả, mệt mỏi dường như tan biếnkhi nạp vào trong người một dĩa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng với bì, trứng, ốp la vàchả Các quán cơm tấm luôn có “tuyệt chiêu” quyến rũ thực khách bằng vỉ thịtnướng tại chỗ bốc khói thơm lừng, tỏa hương ngào ngạt bay xa suốt từng con hẻmkhiến ai đi qua cũng muốn nếm cái vị ngọt đã được tẩm ướp gia vị của những miếngsườn

Tại Sài Gòn để tìm được quán cơm tấm ngon, đúng chất của cơm tấm khôngphải là điều dễ dàng Giữa hàng loạt quán xá mọc lên như nấm, nếu không tinh ý cóthể dễ bị thất vọng Những quán cơm tấm ngon thường rất đông khách, chủ yếu lànhững khách quen, tác phong phục vụ của người dân rất chuyên nghiệp Người SàiGòn lại hay “chung thủy”, chất phác, thật thà nên một khi đã quen thuộc với quánnào thì quán ấy sẽ thành “quán ruột” của họ

Cũng không khó giải thích cho lí do vì sao Cơm Tấm lại trở thành món ănđược vinh danh khắp các nước Gần đây, món ăn dân dã, bình dị này đã được CNNbình chọn làm một trong mười món ăn hấp dẫn nhất Sài Gòn và được Tổ chức Kỉlục Châu Á vinh danh Nếu một lần dẫn các vị khách nước ngoài đi ăn đặc sản ở SàiGòn, bạn nên dẫn họ đi ăn Cơm Tấm một lần cho trong cuộc đời, nhất là ăn vỉa hè,

để họ cảm nhận được một chất rất riêng mà chỉ có Cơm Tấm Sài Gòn mang lại

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN