Và đáng nói hơn cả là một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên ở độ tuổi chưa vị thành niên vi phạm pháp luật, nhận thức xã hội và tâm sinh lý của của người chưa thành niên cũng có sự khác
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
-
-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: TS ĐẶNG QUỐC MINH DƯƠNG
NHÓM:
MÃ SỐ LỚP:
NGÀNH:
TP HỒ CHÍ MINH - 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
-
-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: TS ĐẶNG QUỐC MINH DƯƠNG
NHÓM:
MÃ SỐ LỚP:
NGÀNH:
Trang 3TP HỒ CHÍ MINH - 2023
NHÓM 12
Tên đề tài:
thành
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay thời kì của nước ta đang hội nhập, đi lên sánh vai cùng bạn
bè quốc tế, nhiều thanh thiếu niên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão, khát vọng lớn, không ngừng rèn luyện, hoàn thiện bản thân
Để trở thành người có tài, có đức, góp sức trẻ vào công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã từng dạy
Trang 5Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa thì những lối sống, những luồng văn hóa độc hại, xâm nhập và nước ta thông qua các con đường khác nhau đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống của một số người dân, trong đó có không ít thanh thiếu niên, kéo theo đó là khá nhiều hệ lụy Vậy có phải xã hội cần quan tâm, xem xét kĩ lưỡng hơn vấn nạn này khi trong thời gian qua các loại tội phạm, tệ nạn xã hội
có nhiều diễn biến phức tạp Và đáng nói hơn cả là một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên ở độ tuổi chưa vị thành niên vi phạm pháp luật, nhận thức xã hội và tâm sinh lý của của người chưa thành niên cũng có
sự khác biệt căn bản so với người trưởng thành, hoặc đưa tin rầm rộ trên các phương tiện truyền thông trong chừng mực nào đó sẽ gây tác động ngược lại, không những hạn chế tác dụng răn đe mà còn làm phát sinh những mầm mống tội phạm tương tự, hoặc vô tình hủy hoại tương lai của trẻ, đặc biệt đối với nạn nhân là người chưa thành niên trong các
vụ án hiếp dâm, lạm dụng tình dục
Vấn đề đặt ra là tại sao hiện tượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng? Đâu là nguyên nhân, do cơ chế mở cửa, do gia đình, nhà trường hay xã hội, hoàn cảnh sống? Hay do bản thân người trong cuộc? Những hậu quả mà nó gây ra sẽ như thế nào? Đảng và Nhà nước ta có những biện pháp kịp thời nào để ban hành các chủ trương, chính sách gì để giáo dục cho thanh thiếu niên không?
Từ những vấn đề đó nhóm chúng em làm thành một bài tiểu luận để được nêu ra ý kiến, để có thể cùng thầy và các bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này Từ đó rút ra bài học, nhận thức định hướng tư tưởng đúng cho bản thân trong học tập, lao động, cũng như trong cuộc sống Nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy! Đã tạo điều kiện cho chúng em
có cơ hội được tìm hiểu về đề tài này Do còn hạn chế về mặt kiến thức, bài làm cũng không thể tránh khỏi những sai sót, mong thầy góp ý để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn
Trang 6I TÌNH HÌNH PHẠM TỘI CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
1.1 Khái niệm
Là một hiện tượng trong xã hội ngày nay phản ánh sự thất vọng xã hội ngày càng tăng của những người trẻ tuổi, nạn nhân của sự phân biệt đối
xử và loại trừ, áp dụng lối sống bạo lực, trở thành những kẻ bất lương xã hội
Phạm tội vị thành niên được chuyển thành chiến lược sinh tồn của giới trẻ là một phần của văn hóa xung đột gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị Xã hội có nhiệm vụ trao cho những người trẻ tuổi quyền sống một cuộc sống trang nghiêm, toàn diện và bình đẳng, đảm bảo hạnh phúc tình cảm xã hội của họ
1.2 Tình hình
Tình hình phạm tội của trẻ và thanh niên ở Việt Nam ngày nay có nhiều khía cạnh đáng chú ý, các vấn đề chính bao gồm:
Tệ nạn ma túy: Sử dụng ma túy trong giới trẻ đã tăng cao, ảnh hưởng
đến sức khỏe và sự phát triển của họ Các loại ma túy như ma túy tổng hợp, thuốc lắc, và heroin đều đang lan rộng trong cộng đồng thanh niên
Vi phạm luật giao thông: Số lượng tai nạn giao thông gây ra bởi người
trẻ, đặc biệt là trong việc sử dụng xe máy, việc vi phạm luật giao thông, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm tốc độ, và lái xe sau khi uống rượu là nguyên nhân gây ra nhiều thương vong và hậu quả nghiêm trọng
Tội phạm mạng: Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra môi
trường mới cho các hành vi phạm tội, bao gồm lạm dụng trẻ em, lừa đảo, xâm hại tình dục trên internet và việc sử dụng mạng xã hội để phổ biến hình ảnh, thông tin không đúng đắn, gây tổn thương cho người khác
Hành vi bạo lực và tội ác: Các vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng như
cướp giật, hành hung, giết người có sự tham gia ngày càng nhiều của thanh niên, tạo ra lo ngại về an ninh và trật tự công cộng
Thiếu kiến thức pháp luật và giáo dục: Thiếu kiến thức về pháp luật và
giáo dục đạo đức, phẩm chất trong giới trẻ cũng góp phần làm tăng cường các hành vi vi phạm pháp luật
II NGUYÊN NHÂN PHẠM TỘI CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Hiện nay đối tượng tội phạm dưới 18 tuổi đang ngày càng trẻ hoá, dư luận bàng hoàng khi nghe nhiều thông tin các tội phạm là những người tuổi vị thành niên Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên rất đa dạng
và phức tạp Và đây là một số nguyên nhân chính:
1 Môi trường gia đình
Môi trường gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và hành vi của trẻ Nếu trẻ trải qua môi trường gia đình bất ổn, thiếu tình yêu thương, sự chăm sóc, giáo dục và giám sát yếu, có thể dẫn đến những vấn đề hành vi và phạm tội
Trang 7Hình ảnh 2.1
1 Môi trường bạn bè:
Bạn bè và nhóm xã hội có thể có ảnh hưởng lớn đến hành vi của trẻ Nếu trẻ tiếp xúc với những bạn bè có hành vi phạm tội, sử dụng chất cấm hoặc tham gia vào các hoạt động nguy hiểm, có khả năng trẻ sẽ bị tác động tiêu cực và dễ bị lôi kéo vào các hoạt động phạm tội
Hình ảnh 2.2
2 Vấn đề tâm lý:
Trang 8Nhiều trẻ vị thành niên có thể trải qua các vấn đề tâm lý như rối loạn tâm lý, tâm thần, lo âu, trầm cảm hoặc sự bất ổn cảm xúc Những vấn đề này có thể làm suy yếu khả năng kiểm soát hành vi của trẻ và dẫn đến việc phạm tội
Hình ảnh 2.3
3 Thiếu cơ hội và giáo dục phát triển:
Nếu trẻ thiếu sự tiếp cận đầy đủ với giáo dục chất lượng, cơ hội phát triển
kỹ năng và khả năng tương tác xã hội, có thể dẫn đến sự bất hòa xã hội và cảm giác không đủ tự tin Điều này có thể làm gia tăng khả năng trẻ phạm tội để thể hiện bản thân hoặc đạt được sự công nhận từ nhóm xã hội
Hình ảnh 2.4
Trang 94 Sự ảnh hưởng của truyền thông và công nghệ:
Truyền thông và công nghệ ngày nay có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành
vi của trẻ Tiếp xúc với nội dung bạo lực, ma túy, tình dục và các hình thức phạm tội khác trên mạng và truyền hình có thể tạo ra một quan điểm sai lệch
về hành vi và đánh lạc hướng trẻ Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả trẻ vị thành niên đều phạm tội, và nguyên nhân phạm tội có thể khác nhau đối với từng cá nhân
Hình ảnh 2.4
5 Thiếu giáo dục và cơ hội phát triển
Nếu trẻ thiếu sự tiếp cận đầy đủ với giáo dục chất lượng, cơ hội phát triển kỹ năng và khả năng tương tác xã hội, có thể dẫn đến sự bất hòa
xã hội và cảm giác không đủ tự tin Điều này có thể làm gia tăng khả năng trẻ phạm tội để thể hiện bản thân hoặc đạt được sự công nhận từ nhóm xã hội
Trang 10Hình ảnh 2.5
III THỰC TRẠNG PHẠM TỘI CỦA TRẺ VỊ
THÀNH NIÊN
Thực tế về phạm tội của trẻ vị thành niên ngày nay có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm điều kiện kinh tế, môi trường gia đình, giáo dục, công nghệ và các yếu tố xã hội khác Và nguyên nhân dẫn đến thực trạng phạm tội của trẻ tăng cao vì tuổi đời khá trẻ và muốn thể hiện bản thân mà chưa có đủ nhận thức đầy đủ nên dễ bị sa ngã Dưới đây là một số điểm có thể thể hiện tình trạng này:
III.1 Môi trường gia đình không ổn định:
Hoàn cảnh gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc trẻ vị thành niên phạm tội Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc lắng nghe và chăm sóc con cũng như việc giáo dục con cái hoặc quá nuông chiều con cái, đặt kỳ vọng quá lớn đều này có thể dẫn đến việc trẻ không có hướng dẫn và giám sát trong việc đưa ra quyết định, dẫn đến hành vi phạm tội Trong số trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt Nam hiện nay chiếm 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy
đủ từ gia đình
Theo thống kê của trường đại học An Ninh Nhân Dân, hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ phảm tội như sau: 30% trẻ phạm tội
có bố mẹ nghiện ma túy, ham mê cờ bạc; 21% có gia đình làm ăn phi pháp 8% có anh chị có tiền án tiền sự; 10,2% trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; 32% trẻ có cha mẹ ly hôn; 49% trẻ bị đánh đập chửi mắng; 21% nuông chiều quá mức; 28% cha mẹ không đáp ứng được nhu cầu và 75% trẻ không có gia đình quan tâm và quản lý Những yếu tố tiêu cực trên, gia đình cũng là một phần ảnh hưởng trực tiếp lên 1 quá trình
Trang 11Hình ảnh 3.1
3.2 Sự phát triển của mạng xã hội Internet
Các tệ nạn ngoài xã hội thường phản ánh những phương thức và cơ hội của xã hội hiện đại Một thực tế không thể phủ nhận là việc bùng nổ của công nghệ thông tin Sự hiện diện mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội có thể tạo
ra áp lực lớn đối với trẻ vị thành niên, khiến họ muốn thể hiện bản thân, theo đuổi sự chú ý và thịnh vượng theo các cách không lành mạnh
Internet cung cấp một nguồn thông tin lớn, bao gồm cả nội dung có hại như ma túy, vũ khí, bạo lực, và các hướng dẫn về cách thực hiện hành
vi phạm tội Trẻ em và thanh thiếu niên có thể dễ dàng tiếp cận và bị ảnh hưởng bởi các loại thông tin này, dẫn đến việc sa đọa và thực hiện hành vi không tốt Điều này có thể dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội để thu hút sự chú ý hoặc thừa nhận từ người khác trên mạng
Nhiều học sinh bỏ học, bị các quán net cuốn vào các trò chơi trên mạng Bên cạnh đó, các trò chơi thiếu lành mạnh như bạo lực đẫm máu, kích động mạnh lại được phô trương tràn lan, phù hợp với tâm lý thích nổi loạn của trẻ vị thành niên Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em luôn thiếu tiền chơi điện tử, thiếu tiền tiêu xài, hút chích thì lập thành những nhóm cướp nhí để cùng nhau cướp giật tài sản Và ở giai đoạn này trẻ chưa đủ nhận thức được hành vi mình làm
là đã vi phạm pháp luật
3.3Vấn đề Tâm lý và Tinh thần của trẻ vị thành niên
Trẻ vị thành niên được hiểu là những bạn trong tầm tuổi khoảng từ 10-19 Trong giai đoạn này, các vùng não bộ đảm nhiệm kiểm soát cảm xúc dần có những thay đổi và phát triển Đây là lúc khả năng tư duy trừu tượng cũng như logic bắt đầu phát triển, kèm theo những thay đổi về thể chất và nhận thức từ môi trường xung quanh
Việc này dẫn đến trẻ vị thành niên thường có khuynh hướng tự lập trong suy nghĩ và hoạt động Vẫn có sự bắt chước nhưng mang tính chọn lọc hơn,
Trang 12thường bị ảnh hưởng bởi những người đồng cảm với mình và những xích mích vụn vặt cũng có thể làm trẻ đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nông nổi Vì vậy sự gắn kết giữa trẻ với người thân trong giai đoạn này rất quan trọng
Ở tuổi này, trẻ cũng nhạy cảm hơn Những lời trách móc, thái độ khinh thường hay những áp lực vô hình có thể tác động lớn để cảm xúc của trẻ Và nặng hơn là trầm cảm, các rối loạn tâm lý khác Vì thế để tự an ủi hay giải quyết vấn dề tâm lý của bản thân, trẻ thường tìm đến thuốc lá, rượu bia, ma tuý và các chất gây nghiện khác
Đáng buồn khi sử dụng ma túy bất hợp pháp thường bắt đầu trong thời niên thiếu Sử dụng rượu, bia là chất kích thích thường được thanh thiếu niên sử dụng phổ biến nhất Theo dõi Điều tra Tương lai về Sử dụng Ma túy cho biết vào năm 2021 cho đến lớp 12, đã có 54% thanh thiếu niên
đã thử uống rượu và gần 26% được coi là những người nghiện rượu hiện tại (đã uống rượu trong tháng qua) Uống rượu, bia dễ dẫn đến nguy cơ sức khỏe cấp tính và mạn tính Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên bắt đầu uống rượu ở độ tuổi trẻ tuổi có xu hướng phát triển rối loạn
sử dụng rượu khi lớn
Ví dụ, thanh thiếu niên bắt đầu uống rượu ở tuổi 13 có nguy cơ mắc bệnh rối loạn sử dụng rượu cao hơn 5 lần so với những người bắt đầu uống rượu ở tuổi 21
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới Trẻ vị thành niên hút thuốc lá có thể do bản tính tò
mò, muốn tìm hiểu, bắt chước theo bạn bè, song thử 1 - 2 lần rồi hút nhiều lần và không bỏ được Không ít thanh thiếu niên có cách nghĩ sai lệch rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành
và thể hiện được cá tính của bản thân, có em vì đua đòi và học theo bạn
bè, vì tò mò và cũng có em tìm đến thuốc lá như một biện pháp giải bớt căng thẳng, hút dần thành quen và đến nghiện Vì vậy kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 70% những người hút thuốc bắt đầu thử thuốc lá khi họ chưa đầy 18 tuổi
IV BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
IV.1 Cải thiện môi trường gia đình
Trong các môi trường tác động hình thành đến nhân cách của đứa trẻ thì môi trường gia đình là quan trọng nhất, đặc biệt là cách sống, lối sống, suy nghĩ của cha mẹ Những đứa trẻ như tấm gương phản chiếu của cha
mẹ chúng Bởi vậy để giáo dục được trẻ tốt thì trước hết cha mẹ phải biết sửa mình, phải biết làm gương và tạo ra một môi trường văn minh, lành mạnh
Gia đình phải là chủ thể quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống; kiểm soát được các mối quan hệ xã hội của chính con em mình để kịp thời phát hiện,
Trang 13dưỡng, giáo dục cho người chưa thành niên nhận thức đúng và có hành vi chuẩn mực, có kiến thức pháp luật
Hình ảnh 4.2
4.2 Nâng cao ý thức trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái
Trong gia đình cha mẹ nên là tấm gương sáng cho trẻ noi theo Đây là nguyên tắc quyết định, có tầm quan trọng đặc biệt lớn lao đối với công tác giáo dục Trẻ em rất nhạy cảm và hay bắt chước nên cha mẹ trước hết phải làm gương từ
cử chỉ, lời nói đến việc làm Cha mẹ cũng cần thống nhất nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong gia đình Bên cạnh đó, cha mẹ nên tìm hiểu, trau dồi kinh nghiệm của những nhà giáo dục và các phụ huynh khác Cần đặt gia đình trong hệ thống giáo dục chung của xã hội, phối hợp chặt chẽ với các thiết chế xã hội khác như nhà trường, các tổ chức xã hội… để giáo dục con em với tinh thần chủ động Có như thế cha mẹ mới làm tròn nhiệm vụ, vai trò của mình
Những bậc làm cha mẹ thiếu chuẩn bị và thiếu kinh nghiệm, nên thường phản ứng theo bản năng Hơn nữa, nhiều bậc làm cha mẹ có quan niệm cho rằng con cái là sở hữu riêng, nên họ có quyền quyết định phương thức giáo dục chúng Đôi khi đó là cách thức tùy hứng và sai lầm Cách giáo dục quá nuông chiều con hay quá nghiêm khắc đều để lại những chấn thương trong nhân cách trẻ.Thời gian gần đây, con số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng cao
và càng mang tính nghiêm trọng Điều này là một dẫn chứng thuyết phục để đặt lại vấn đề: giáo dục con trong gia đình cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào, nhằm đạt hiệu quả trong việc giúp nhân cách trẻ được hình thành và phát triển cách tốt nhất
Trang 14Hình ảnh 4.2
4.3 Cải thiện môi trường ở trường học
Giáo dục tại nhà trường là một môi trường rất quan trọng giúp trẻ nhận thức được các giá trị của đạo đức, văn hóa và có cơ hội thực hành các kiến thức đã học Việc giáo dục đạo đức phải kết hợp với giáo dục pháp luật và kỹ năng sống để những đứa trẻ phát triển toàn diện, không chỉ nhận thức được những kiến thức khoa học mà còn biết vận dụng, ứng
xử trong đời sống xã hội Khi trẻ em được giáo dục ý thức tôn trọng, biết sẻ chia, sống có đạo lý thì nguy cơ trở thành tội phạm sẽ giảm đi rất nhiều
Nhà nước cũng cần phải ban hành và thực hiện các quy phạm pháp luật
để quản lý chặt chẽ nhà mạng, quản lý các hoạt động kinh doanh, giáo dục có liên quan đến đạo đức phải nhận thức và phát triển hình thành nhân cách của trẻ em, nghiêm cấm và xử lý kịp thời các hoạt động kinh doanh có tính bạo lực, kích động bạo lực, lôi kéo làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hình thành nhân cách của trẻ em