1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế du lịch phân tích tác Động du lịch tâm linh Đến kinh tế du lịch thành phố châu Đốc, tỉnh an giang

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Việc phát triển du lịch tâm linh không chỉ đơn thuần là khai thác các yếu tốtruyền thống mà còn đòi hỏi sự đầu tư về chất lượng và hình thức phục vụ,nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của du

Trang 1

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: KINH TẾ DU LỊCH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH ĐẾN KINH TẾ DU LỊCH THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ Tô Hồng Gấm

Mã lớp học phần : 23DHDDL1 Người thực hiện : Hoàng Lê Minh Kha Lớp : 23DHDDL1

Mã sinh viên : D23DL069

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài tiểu luận với chủ đề “Phân tích tác động du lịch tâm linh

đến kinh tế du lịch Thành phố Châu Đốc, Tỉnh An Giang” trước tiên em xin chân

thành gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Tô Hồng Gấm, là giảng viên dạy học phần Kinh

Tế Du Lịch Bởi ngoài những kiến thức, kinh nghiêm mà cô đã truyền đạt trên lớp,

cô còn cung cấp cho em các thông tin rất chi tiết, hướng dẫn cách thức làm bài rất

tận tình để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này

Tuy nhiên vì đây là lần đầu làm tiểu luận cá nhân nên em chưa có kinh nghiệm và

còn nhiều hạn chế về vốn kiến thức vì thế bài làm còn rất nhiều thiếu sót không

tránh khỏi Em rất mong nhận được sự nhận xét, sự góp ý và lời phê bình từ phía

cô để bài tiểu luận này của em có thể được hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin gửi đến cô lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, nhu cầu của con người đối với dulịch ngày càng đa dạng và phức tạp Sự phát triển của các loại hình du lịchmới nhằm đáp ứng những nhu cầu này đã trở thành một xu hướng tất yếu

Bên cạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tham quan và du lịch xanh,

du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch tâm linh, đang dần chiếm vị trí quantrọng và trở nên phổ biến trên toàn thế giới Việt Nam, với bề dày lịch sửhơn 4000 năm văn hiến, sở hữu nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển loạihình du lịch này

An Giang, nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, là một tỉnh có diện tíchkhá lớn ở miền Tây Nam Bộ Tại đây, thiên nhiên kỳ vĩ và nền văn hóaphong phú của các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm và Hoa đã tạo nên một bứctranh văn hóa đặc sắc và đa dạng Những di tích mang ý nghĩa lịch sử, các lễhội tâm linh truyền thống cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ không chỉtạo nên sức hút lớn đối với du khách mà còn khẳng định tiềm năng phát triển

du lịch tâm linh tại An Giang

Việc phát triển du lịch tâm linh không chỉ đơn thuần là khai thác các yếu tốtruyền thống mà còn đòi hỏi sự đầu tư về chất lượng và hình thức phục vụ,nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của du khách đồng thời tạo ra nguồn lợikinh tế và công ăn việc làm cho người dân địa phương Tuy nhiên, thực tếphát triển du lịch tâm linh tại An Giang vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hạnchế cần được giải quyết triệt để

Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích tiềm năng cũng như các thách thức mà

du lịch tâm linh tại An Giang phải đối mặt là vô cùng cần thiết Từ đó,chúng ta có thể đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế

và phát triển du lịch tâm linh tại An Giang một cách bền vững Đây cũngchính là lý do chọn đề tài “Du lịch tâm linh tỉnh An Giang – Thực trạng tàinguyên và giải pháp phát triển”, nhằm góp phần vào việc khai thác hợp lý vàphát huy hiệu quả các giá trị văn hóa tâm linh, đóng góp vào sự phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 4

Mục tiêu chính của bài tiểu luận này là phân tích và đánh giá tiềm năng, thựctrạng, cũng như đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thànhphố Châu Đốc, tỉnh An Giang Châu Đốc là một địa phương nổi bật vớinhiều di tích lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng, có tiềm năng lớn để phát triển

du lịch tâm linh

Để đạt được mục tiêu này, bài tiểu luận sẽ tập trung vào các nhiệm vụ cụ thểsau:

Nghiên cứu cơ sở lý luận:

- Khái quát về tâm linh và văn hóa tâm linh

- Xác định và làm rõ khái niệm du lịch tâm linh, tầm quan trọng và vai tròcủa nó trong phát triển kinh tế và văn hóa địa phương

Phân tích tiềm năng du lịch tâm linh tại Châu Đốc:

- Đánh giá các nguồn tài nguyên văn hóa tâm linh, bao gồm các di tích lịch

sử, lễ hội truyền thống, và tín ngưỡng địa phương

- Xác định các thế mạnh và yếu điểm của Châu Đốc trong việc phát triểnloại hình du lịch này

Đánh giá thực trạng du lịch tâm linh tại Châu Đốc:

- Nghiên cứu thị trường khách du lịch tâm linh, bao gồm đặc điểm, nhucầu và xu hướng của du khách

- Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh, như hạ tầnggiao thông, dịch vụ lưu trú, và các tiện ích khác

- Phân tích nhân lực phục vụ du lịch tâm linh, bao gồm chất lượng và kỹnăng của đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ

- Xem xét các hoạt động xúc tiến và quản lý du lịch tâm linh hiện nay tạiChâu Đốc

Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại Châu Đốc:

- Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng vănhóa tâm linh của Châu Đốc

- Đề xuất các biện pháp cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượngdịch vụ du lịch tâm linh

- Đề xuất các chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch tâm linh hiệu quả,thu hút nhiều hơn du khách trong và ngoài nước

- Khuyến nghị về chính sách hỗ trợ và quản lý từ phía các cơ quan chínhquyền địa phương và doanh nghiệp du lịch

Trang 5

Qua việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu này, bài tiểu luận không chỉgóp phần làm rõ giá trị và tiềm năng của du lịch tâm linh tại Châu Đốc màcòn đưa ra những giải pháp thiết thực để thúc đẩy sự phát triển bền vững vàhiệu quả của loại hình du lịch này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

- Tài nguyên văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể Bao gồm các di tích,chùa, đền, miếu và các công trình tôn giáo khác tại An Giang Tập trungnghiên cứu các giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh của các địa điểm này

- Thực trạng khai thác du lịch tâm linh Đánh giá hiện trạng khai thác du lịchtâm linh tại Châu Đốc, tỉnh An Giang Bao gồm cơ sở vật chất phục vụ dulịch, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch, công tác tổchức, quản lý, hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch

- Du khách Những người có nhu cầu đi du lịch đến An Giang và tham giavào các hoạt động du lịch tâm linh

- Người dân địa phương Cộng đồng dân cư sinh sống tại An Giang, nhữngngười tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch tâm linh

3.2.Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu sự phát triển của du lịch tâm linh tại thànhphố Châu Đốc, tỉnh An Giang Đánh giá thực trạng hiện tại và đề xuất cácgiải pháp phát triển bền vững cho loại hình du lịch này

- Phạm vi không gian: Các di tích lịch sử, văn hóa và công trình tôn giáo tại

An Giang, đặc biệt là các địa điểm thu hút du khách tham gia hoạt động dulịch tâm linh nhiều nhất như Miếu Bà Chúa Sứ Núi Sam, đỉnh núi Cấm(Tịnh Biên), Thiền Viện Trúc Lâm An Giang (Thoại Sơn), và Nhà mồ BaChúc – Đồi Tức Dụp (Tri Tôn)

- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập và thống kê từ năm

2016 đến hết năm 2024

4 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 6

Thu thập và chọn lọc các nguồn tư liệu từ sách báo, internet, các trang báođiện tử, tạp chí tôn giáo, công trình nghiên cứu khoa học, và các văn bảnpháp quy về du lịch và tín ngưỡng tôn giáo.

2 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích và tổng hợp thông tin từ các nguồn tư liệu thu thập được để rút rakết luận về thực trạng và tiềm năng du lịch tâm linh tại Châu Đốc, tỉnh AnGiang

5 Bố cục bài tiểu luận

Bố cục bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Một số cơ sở lý luận về nghành kinh tế du lịch và loại hình dulịch tâm linh

Chương 2: Tổng quan về văn hóa tâm linh ở thành phố Châu Đốc, tỉnh AnGiang và tác động của nó đến nền kinh tế du lịch

Chương 3: Giải pháp và đề xuất phát triển loại hình du lịch tâm linh tạithành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Trang 7

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH VÀ LOẠI

HÌNH DU LỊCH TÂM LINH.

1 Cơ sở lí luận về kinh tế du lịch

1.1.Khái niệm kinh tế du lịch

Kinh tế du lịch là một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt độngkinh tế của các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức sản xuất, cungứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhằm đem lại lợiích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy sựphát triển của đất nước

nhap-quoc-te.html

https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-du-lich-trong-moi-quan-he-voi-hoi-Kinh tế du lịch là loại hình kinh tế đặc thù riêng biệt và được coi làngành công nghiệp không khói Hiểu một cách đơn giản thì đây làngành công nghiệp khai thác dựa trên những tài nguyên sẵn có củathiên nhiên để thu hút khách du lịch tới tham quan

https://jobsgo.vn/blog/kinh-te-du-lich-la-gi/

1.2.Đặc điểm của kinh tế du lịch

Tính tổng hợp, liên ngành: ngành du lịch cũng như các ngành khác,đều có mỗi quan hệ liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực khác như côngnghiệp, nông nghiệp, giao thông, tài nguyên môi trường, thể thao vănhóa…

Tính xã hội hóa: tức là ngành kinh tế du lịch thu hút mọi thành phầnkinh tế xã hội tham gia

Tính xanh và sạch: Đây được đánh giá là ngành công nghiệp khôngkhói, có xu hướng tích cực bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp

Tính lợi ích và hiệu quả kinh tế cao: phải khẳng định rằng kinh tế dulịch đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần tăng ngân sách vàmức đô tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia

Trang 8

https://evbn.org/kinh-te-du-lich-la-gi-dac-diem-va-vai-tro-cua-kinh-te-2 Cơ sở lí luận về loại hình du lịch tâm linh

2.1.Khái niệm du lịch

Du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng, mang lại lợinhuận đáng kể cho các quốc gia và góp phần nâng cao đời sống tinhthần và vật chất của con người Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch ViệtNam năm 2017, du lịch được định nghĩa như sau:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liêntục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp phápkhác.”

883-95698-article.html?device=pc

https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/du-lich-la-gi-theo-luat-du-lich-Khái niệm này nhấn mạnh tính chất đa dạng và phong phú của du lịch,bao gồm các mục đích như tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí và khámphá, đồng thời khẳng định rằng du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hộiphổ biến, không còn là hiện tượng riêng lẻ hay đặc quyền của mộtnhóm người

2.2.Thế nào là du lịch tâm linh 2.2.1 Khái niệm du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh trong tiếng Anh được gọi là Spiritual tourism Dulịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóatâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâmlinh của con người trong đời sống tinh thần

loai-va-dac-diem-20191122142521995.htm

Trang 9

https://vietnambiz.vn/du-lich-tam-linh-spiritual-tourism-la-gi-phan-Khái niệm du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nóiriêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một kháiniệm chung nhất.

Thượng tọa Thích Đạt Đạo trong đề tài tham luận Hoằng pháp về vấn

đề du lịch tâm linh cho rằng: “Du lịch tâm linh là tìm hiểu văn hóa,giá trị truyền thống Thăm viếng bằng tâm trí, trái tim Nuôi dưỡng và

mở rộng sự hiểu biết hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên,đồng loại, chúng sinh Nâng cao được giá trị tâm hồn, hiểu rõ về tâmlinh, cụ thể đối với Phật giáo chúng ta là hiểu hơn về chân lý giảithoát, giá trị hiện thực của cuộc sống hiện tại”

“Du lịch tâm linh là loại hình du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãnniềm tin tín ngưỡng của khách du lịch, hết hợp với mục đích vãn cảnhnơi diễn ra hoạt động du lịch tâm linh”

Trong bài phát biểu tại Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự pháttriển bền vững diễn ra tại Ninh Bình ngày 21 - 22/11/2013, ôngNguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch Việt Nam chorằng: “Xét về nội dung và tính chất du lịch tâm linh thực chất là loạihình du lịch văn hóa lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừalàm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trong đời sốngtinh thần Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác nhữngyếu tố văn hóa

tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào nhữnggiá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhậnthức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tínngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác”

linh.html

https://vietemotiontravel.com/blog/tim-hieu-ve-loai-hinh-du-lich-tam-hồ tiểu bảo, nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở tây ninh

2017 luận văn thạc sĩ du lịch

Du lịch tâm linh là hành trình khám phá những địa điểm mới lạ mangđậm tính văn hóa và lịch sử Cũng như được chiêm ngưỡng những vẻđẹp độc đáo và các hoạt động thú vị tại chính những nơi bạn đến Bêncạnh việc khám phá và hiểu hơn về văn hóa tôn giáo của nơi mà mìnhđang ghé thăm Mà người tham gia du lịch tâm linh cũng thường tìm

Trang 10

kiếm sự bình an, thanh tịnh trong tâm hồn và chữa lành những vấn đềtrong lòng mỗi người, mang lại nguồn năng lượng tích cực cho nhữngngười đi du lịch.

https://www.klook.com/vi/blog/du-lich-tam-linh/

Du lịch tâm linh mang đến cho du khách cơ hội khám phá sâu sắc vềtruyền thống, đức tin, tín ngưỡng và các giá trị tâm linh của địaphương mà họ đến thăm Đây không chỉ là một hình thức du lịchnhằm mục đích giải trí và nghỉ ngơi mà còn là hành trình tìm hiểu vàtrải nghiệm những cảm xúc và giá trị thiêng liêng về tinh thần

Trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng, du lịch tâmlinh đang ngày càng thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều đối tượngkhác nhau, tạo nên một bầu không khí đa dạng và phong phú tronglĩnh vực du lịch Mặc dù chưa có một định nghĩa chính thức và chungnhất, nhưng dựa trên nội dung và tính chất của hoạt động này, có thểkhẳng định rằng du lịch tâm linh thực sự là một dạng du lịch văn hóa,nơi mà các yếu tố tâm linh và văn hóa được khai thác triệt để, manglại những trải nghiệm sâu sắc và ý nghĩa cho du khách

2.2.2 Đặc điểm du lịch tâm linh

Với một quốc gia có bề dày lịch sử hào hùng như và sự đa dạng vềvăn hóa, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng đại đa số người Việt theo phậtgiáo chính vì vậy mà mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều xuất hiệnnhững ngôi chùa linh thiêng chưa kể là những tôn giáo khác như thiênchúa giáo, kitô giáo,… và các đền thờ của những người anh hùng dântộc Chính vì vậy dịch vụ du lịch tâm linh của Việt Nam mang một sốđặc điểm đặc trưng như:

- Du lịch tâm linh thường liên quan chặt chẽ đến các tôn giáo

và tín ngưỡng Ở Việt Nam, Công giáo và Phật giáo là haitôn giáo lớn nhất, bên cạnh Thiên Chúa giáo, Cao Đài, HòaHảo, và các tôn giáo khác Những hoạt động du lịch tâm linhthường tập trung vào các địa điểm tôn giáo như nhà thờ,chùa, đền, và các khu thờ tự khác

Trang 11

- Du lịch tâm linh tại Việt Nam còn gắn liền với tín ngưỡngthờ cúng và tri ân những vị anh hùng dân tộc, các vị tiền bối

có công với đất nước Những địa điểm thờ cúng này trởthành điểm đến du lịch về cội nguồn dân tộc, phản ánh đạo

lý "uống nước nhớ nguồn."

- Một đặc điểm nổi bật khác của du lịch tâm linh ở Việt Nam

là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, và tri ân báo hiếuđối với bậc sinh thành Những hoạt động này thể hiện sựkính trọng và lòng biết ơn đối với gia đình và dòng tộc

- Du lịch tâm linh cũng gắn liền với các hoạt động thể thaotinh thần như thiền, yoga, nhằm hướng tới sự cân bằng vàthanh tịnh trong đời sống Đặc biệt, Thiền phái Trúc LâmYên Tử là một biểu tượng đặc trưng của Việt Nam trong lĩnhvực này

- Nhiều địa điểm du lịch tâm linh tại Việt Nam còn nổi tiếngvới những yếu tố linh thiêng và huyền bí, thu hút du kháchđến khám phá và trải nghiệm

- Du lịch tâm linh có tính mùa vụ rõ nét, đặc biệt vào nhữngdịp lễ hội lớn Vấn đề sức chứa và tổ chức tại các địa điểmtâm linh trong mùa cao điểm là một thách thức cần đượcquản lý và tính toán kỹ lưỡng

Du lịch tâm linh thường bao gồm việc thăm các địa điểm có giá trịvăn hóa và tâm linh như đền, chùa, lăng mộ, khu thờ tự, và các địadanh liên quan đến sự kiện lịch sử hoặc tâm linh Du khách thườngmong muốn tìm hiểu về truyền thống, lịch sử, và giáo lý của địaphương, đồng thời tham gia vào các hoạt động tâm linh như lễ hội,cầu nguyện, cúng tế, và thiền định

Mục tiêu của du lịch tâm linh không chỉ là khám phá văn hóa màcòn là trải nghiệm tâm linh, hòa mình vào không khí thiêng liêng củađịa điểm Loại hình du lịch này nhấn mạnh vào giáo dục, làm giàukiến thức văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng các giá trị tâmlinh và tôn giáo của cộng đồng địa phương

Trang 12

Du lịch tâm linh cũng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế

và xã hội Các doanh nghiệp và tổ chức dịch vụ tại các điểm du lịchtâm linh tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho cư dân địa phương, và giữgìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Qua đó, du lịch tâmlinh không chỉ là trải nghiệm cá nhân mà còn là phương tiện thúc đẩyphát triển toàn diện cho cộng đồng

2.2.3 Cơ sở hình thành và phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là một loại hình thuộc ngành du lịch nói chung,đáp ứng nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người Nhu cầu nàyhình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (đi lại)

và các nhu cầu tinh thần (nghỉ ngơi, giao tiếp, nhận thức) Sự xuấthiện của du lịch tâm linh chủ yếu xuất phát từ mong muốn tránh sựđơn điệu, nhàm chán trong cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết

a Nhu cầu cơ bản và tinh thần của con người

Du lịch tâm linh đáp ứng cả nhu cầu đi lại (sinh lý) và các nhu cầutinh thần như nghỉ ngơi, giao tiếp và nhận thức Du khách tìm đếncác điểm đến tâm linh để thư thái tâm hồn, cải thiện tình trạng sứckhỏe và mong muốn cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn

b Sự phát triển của lực lượng sản xuất

Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thu nhập của con ngườingày càng tăng, trình độ nhận thức văn hóa phát triển và thời giannhàn rỗi dành cho du lịch ngày càng nhiều Sự phát triển của hệthống đường xá, phương tiện giao thông và cải thiện khoảng cáchgiữa các quốc gia, vùng miền tạo điều kiện thuận lợi cho du lịchtâm linh phát triển

c Sự ổn định kinh tế - chính trị

Một quốc gia có nền kinh tế và chính trị ổn định là điều kiện tiênquyết để thúc đẩy du lịch phát triển Điều này cũng hỗ trợ sự pháttriển của các ngành phụ trợ như giao thông vận tải, dịch vụ ănuống, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tâm linh

d Giao lưu văn hóa và giá trị tinh thần

Du lịch tâm linh tạo cơ hội giao lưu văn hóa, khám phá và lưutruyền những giá trị tinh hoa lâu đời, trở thành phương tiện kết nối

Trang 13

con người và quốc gia Các lễ hội và nghi thức tâm linh đặc sắc lànét đẹp văn hóa độc đáo, thu hút du khách bởi sự sôi động và mangđậm dấu ấn tâm linh.

e Điều kiện tự nhiên và tài nguyên văn hóa

Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo nên phong cảnh

và sự hấp dẫn của các điểm đến tâm linh Các giá trị văn hóa, lịch

sử và tài nguyên nhân văn độc đáo là yếu tố quan trọng thu hút dukhách đến với các địa điểm tâm linh

f Công nghệ và truyền thông

Sự phát triển của công nghệ, internet và các ứng dụng di động giúp

du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin, đặt tour và chia sẻ trảinghiệm về du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh được hình thành và phát triển nhờ sự cộng hưởng của nhiềuyếu tố, bao gồm nhu cầu tâm linh của con người, di sản văn hóa, sự pháttriển kinh tế - chính trị, giao lưu văn hóa và tiến bộ công nghệ Sự kết hợpnày hứa hẹn sẽ thúc đẩy du lịch tâm linh tiếp tục phát triển mạnh mẽ trongtương lai, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị vản hoá, lịch sử, và nâng caosức khoẻ tinh thần cho du khách

2.2.4 Các nhân tố phát triển du lịch tâm linh

a Nhân tố tự nhiên

Việt Nam sở hữu nhiều di sản văn hóa, lịch sử và tâm linh lâu đời, gắnliền với các tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, và Cônggiáo Các di tích như đền, chùa, miếu mạo, nhà thờ không chỉ là điểmtham quan mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa và tín ngưỡng, thuhút du khách đến khám phá và trải nghiệm

Việt Nam có nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp như núi non, sông

hồ, hang động, góp phần tạo nên các điểm đến du lịch tâm linh hấpdẫn Những danh lam thắng cảnh này không chỉ có giá trị thẩm mỹ màcòn mang ý nghĩa tâm linh, thu hút du khách đến chiêm bái và thưởngngoạn

Trang 14

Khí hậu Việt Nam đa dạng và phong phú, ảnh hưởng đến thời điểm dulịch và các hoạt động du lịch tâm linh Mỗi vùng miền có những thờiđiểm lý tưởng khác nhau để tổ chức các lễ hội và nghi thức tâm linh,thu hút du khách tham gia.

b Nhân tố con người

Con người từ lâu đã có nhu cầu tìm kiếm sự bình an, thanh thản trongtâm hồn và giải đáp những câu hỏi về cuộc sống và ý nghĩa sự tồn tại

Cuộc sống hiện đại với nhiều lo toan, áp lực càng khiến nhu cầu nàytrở nên cấp thiết hơn, thúc đẩy con người hướng đến các giá trị tinhthần thông qua du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh thường gắn kết con người với cộng đồng, giúp họchia sẻ niềm tin và giá trị chung Các lễ hội và nghi thức tâm linh tạo

ra cơ hội để cộng đồng cùng nhau tham gia và duy trì các giá trịtruyền thống, đồng thời thu hút du khách đến trải nghiệm và khámphá

Nhận thấy những lợi ích của du lịch văn hóa và tâm linh, chính phủViệt Nam đã ra nhiều chính sách hỗ trợ và định hướng phát triển dulịch tại các địa phương Các chính sách này bao gồm việc tu sửa, tôntạo di tích, quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực, giúp du lịchtâm linh ngày càng chuyên nghiệp hóa và thu hút du khách hơn

c Ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật

Internet giúp du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin về các điểm đến dulịch tâm linh, đặt tour du lịch và chia sẻ trải nghiệm Các ứng dụng diđộng du lịch tâm linh cũng được phát triển, giúp du khách có thể dễdàng di chuyển, tham quan và tìm hiểu về các di tích

Mạng xã hội là kênh quảng bá hiệu quả cho du lịch tâm linh Hình ảnh

và video về các điểm đến du lịch tâm linh được chia sẻ trên mạng xãhội thu hút sự chú ý của du khách và khuyến khích họ đến trảinghiệm

Trang 15

Các ứng dụng di động du lịch tâm linh giúp du khách dễ dàng dichuyển, tham quan và tìm hiểu về các di tích, nâng cao trải nghiệm dulịch và thu hút thêm nhiều du khách.

Kết hợp hài hòa giữa các nhân tố tự nhiên và con người, cùng với sự hỗ trợ của

công nghệ hiện đại, sẽ tạo điều kiện cho du lịch tâm linh tại Việt Nam phát triển

bền vững và hiệu quả

Trang 16

CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ TÂM LINH Ở THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC,

TỈNH AN GIANG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ DU LỊCH

1 Khái quát về tỉnh An Giang

Theo Cổng thông tin điện tử Đảng Bộ tỉnh An Giang:

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong tam

giác kinh tế trọng điểm cùng với Cần Thơ và Kiên Giang Tỉnh này có vai trò

quan trọng trong vùng động lực kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, và là

tỉnh có dân số đông nhất trong vùng, xếp thứ 8 toàn quốc về dân số

Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên là 3.536,76 km² và được chia thành

11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm:

- 2 thành phố: Long Xuyên và Châu Đốc

- 1 thị xã: Tân Châu

- 8 huyện: An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ

Mới, Phú Tân

Tỉnh có 156 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 21 phường, 16 thị trấn, và

119 xã, chia thành 127 đơn vị hành chính loại I và 29 đơn vị hành chính loại II,

cùng với 888 khóm, ấp

Tính đến ngày 1/4/2019, An Giang có dân số là 1.908.352 người Đảng bộ tỉnh

gồm 15 đảng bộ trực thuộc với 829 tổ chức cơ sở đảng (493 chi bộ và 336 đảng

bộ cơ sở), tổng cộng 64.168 đảng viên, chiếm 3,36% dân số toàn tỉnh

An Giang nằm một phần trong vùng tứ giác Long Xuyên và có 21 xã vùng núi

thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, cùng 6 xã vùng dân tộc đồng bằng Tỉnh

An Giang đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nông thôn mới, với 3

đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Thành phố Châu

Đốc, Thành phố Long Xuyên, và huyện Thoại Sơn

Trang 17

An Giang với vị trí chiến lược và các đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa đặc

biệt, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu

Long, hứa hẹn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai

https://www.angiang.dcs.vn/Lists/GioiThieu/DispForm.aspx?

PageIndex=0&ID=3

1.1 Đặc điểm văn hoá ở tỉnh An Giang

An Giang nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử - văn hóa phong phú, mang đậm dấu ấn tôn giáo như: Núi Sam (Châu Đốc), Núi Cấm (Tịnh Biên), Đồi Tức Dụp (Tri Tôn), và Văn hóa Óc Eo (Thoại Sơn) Tỉnh này không chỉ nổi bật với đa dạng loại hình du lịch mà còn với các lễ hội văn hóa dân tộc và cảnh đẹp tự nhiên của những danh lam thắng cảnh

Hiện nay, An Giang có 27 di tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh cùng

hệ thống đình làng và 4 lễ hội hàng năm, thu hút hàng vạn khách tham quan và tham dự An Giang còn là nơi có đủ 6 tôn giáo chính của cả nước: Đạo Phật, Đạo Công Giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi, cùng với hai tôn giáo nội sinh là Đạo Cao Đài và Đạo Hòa Hảo Sự hòa nhập giữa các tôn giáo đã tạo nên những con người Việt Nam với tính khoan dung, hiếukhách, từ đó xây dựng một sự đoàn kết dân tộc trong tín ngưỡng tôn giáo – một nét đặc trưng mà ít nơi nào có được Những yếu tố này đã giúp An Giang trở thành một tỉnh có tiềm năng du lịch to lớn

1.2 Vị trí địa lí của thành phố Châu Đốc

Thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam với Vương quốc Campuchia, cách thành phố Long Xuyên khoảng 54 km theo Quốc lộ 91 Thành phố này có vị trí địa lý khá đặc biệt, nằm ở ngã

ba sông, nơi sông Hậu và sông Châu Đốc gặp nhau

Vị trí tiếp giáp:

- Phía Đông giáp huyện Phú Tân

- Phía Tây giáp huyện Tịnh Biên

- Phía Nam giáp huyện Châu Phú

Ngày đăng: 02/12/2024, 12:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN