Các bài viết và công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ việc bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật hôn nhân gia đình năm 2000, làm rõ một trong những đi
Trang 1PHẠM THỊ TUYẾT HẰNG
XÁC ĐỊNH NGƯỜI NUÔI CON TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN THEO CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
PHẠM THỊ TUYẾT HẰNG
XÁC ĐỊNH NGƯỜI NUÔI CON TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN THEO CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS ĐOÀN THỊ PHƯƠNG DIỆP
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường đại học Kinh tế - Luật Vậy tôi xin viết Lời cam đoan này đề nghị Trường đại học Kinh tế - Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ
PHẠM THỊ TUYẾT HẰNG
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT TỪ, CỤM TỪ VIẾT
TẮT TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT
1 BLDS năm 2015 Bộ luật Dân sự năm 2015
2 BLTTDS năm 2015 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
3 LHNVGĐ năm 1986 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
4 LHNVGĐ năm 2000 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
5 LHNVGĐ năm 2014 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Bố cục của đề tài 5
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON KHI GIẢI QUYẾT LY HÔN 6
1.1 Khái niệm chung về xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn 6
1.1.1 Khái niệm ly hôn 6
1.1.2 Khái niệm về xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn 8
1.2 Quy định của pháp luật về xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn 10
1.2.1 Các trường hợp cần xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn 10
1.2.2 Căn cứ để xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỂ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON KHI GIẢI QUYẾT LY HÔN - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 20 2.1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật để xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn 20
2.1.1 Thực tiễn việc xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết vụ án
ly hôn 202.1.2 Vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn 292.1.3 Khó khăn trong việc thi hành án giao con theo bản án Tòa tuyên 37
2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn 39
2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn 39
2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47 KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7và gia đình, Tòa án xem xét các vấn đề: về quan hệ hôn nhân, về con chung, về tài sản chung, nợ chung và một số vấn đề khác có liên quan trong vụ án
Trên thực tế, tranh chấp giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn là một trong những dạng tranh chấp phổ biến và căng thẳng nhất hiện nay Việc vợ, chồng ly hôn luôn có những tác động cả tích cực và tiêu cực đến con cái của mình, tuy nhiên, không phải khi ly hôn thì bất cứ cặp vợ chồng nào cũng đều suy nghĩ đến tác động của việc họ ly hôn đến con cái Có những cuộc hôn nhân đổ vỡ kéo theo đó là những ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của con trẻ bởi sự giành giật nuôi dưỡng hoặc đùn đẩy trách nhiệm nhiệm giữa cha mẹ mình Khi cha mẹ ly hôn, các con là người gánh chịu sự thiệt thòi nhiều nhất, đặc biệt là đối với con chưa thành niên, bởi vì ở
độ tuổi này các con rất cần có sự chăm sóc từ cả hai phía cha mẹ Chính vì vậy, làm thế nào để bảo vệ một cách tốt nhất lợi ích cho các con là vấn đề luôn đặt ra Việc xác định người trực tiếp nuôi con khi cha mẹ ly hôn là một trong những nội dung quan trọng của vụ án ly hôn Những xung đột trong quá trình tranh giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn là một vấn đề khiến các bên tranh cãi gay gắt, không kém việc tranh giành tài sản, vì ai cũng muốn là người trực tiếp nuôi dưỡng con Việc xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do các đương sự chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này, đồng thời do quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp này
Trang 8còn một số vướng mắc bất cập, nên việc áp dụng pháp luật trên thực tế không thống nhất, dẫn đến việc giải quyết vụ án không toàn diện, kéo theo thực tiễn thi hành việc giao con theo bản án Tòa tuyên cũng gặp khó khăn Việc nghiên cứu các quy định pháp luật về xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn là cần thiết để góp phần hoàn thiện quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết
vụ án toàn diện, hợp tình, hợp lý Do đó, học viên đã lựa chọn đề tài “Xác định
người nuôi con trong giải quyết ly hôn theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” để làm đề tài cho luận văn cao học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Theo nghiên cứu, về vấn đề xác định người trực tiếp nuôi con và xem xét nguyện vọng của con khi giải quyết vấn đề giao con cho ai nuôi trong các vụ án ly hôn có các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành như:
- Bùi Thị Mừng (2004) “Về việc xem xét nguyện vọng của con khi giải quyết vấn
đề giao con cho ai nuôi trong các vụ án ly hôn”, Tạp chí Luật học
- Hải Hà (2018): “Tuổi kết hôn, tuổi của con được đưa ra nguyện vọng trong Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
- Lê Thị Mận (2018): “Bàn về việc xét nguyện vọng con khi cha mẹ ly hôn”, Tạp
chí Tòa án nhân dân điện tử
- Trương Thanh Hòa (2018): “Vợ chồng ly hôn, con ở với ai”, Tạp chí Tòa án nhân
dân điện tử
- Dương Tấn Thanh (2018): “Bàn về lấy ý kiến con chưa thành niên trong vụ án hôn
nhân và gia đình”, Tạp chí Kiểm sát
- Nguyễn Phan Nam (2019): “Quyền nuôi con khi ly hôn và các quy định của pháp
luật”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
- Trương Minh Tấn (2020): “Xem xét nguyện vọng của người con khi cha mẹ ly
hôn”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
Trang 9Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn như tác giả Nguyễn Thị Giang (2013):
“Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000”, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Các bài viết và công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ việc bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật hôn nhân gia đình năm 2000, làm
rõ một trong những điều kiện được đánh giá để xác định người trực tiếp nuôi con khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật hôn nhân gia đình năm 2000 và năm 2014 Trong
đó, một số công trình nghiên cứu được công bố đã lâu, chưa được cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời về các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn thì đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên ngành nào làm rõ các quy định của pháp luật, đưa ra những vướng mắc bất cập của quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định này trên thực tiễn Chính vì vậy luận văn là một đề tài nghiên cứu mang tính cấp thiết nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về việc xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn và góp phần nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật đối với vấn đề này trên thực tiễn
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh việc xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn, tìm ra những vướng mắc, bất cập của pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật
Từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định này trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, luận văn tiếp tục nghiên cứu làm rõ các nội dung sau đây:
Trang 10- Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành quy định việc xác định người nuôi con khi giải quyết ly hôn
- Phân tích những hạn chế của quy định pháp luật hiện hành làm cơ sở cho việc đưa
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng giải quyết trên thực tiễn
- Đề xuất các giải pháp cụ thể để tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về việc xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến việc xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu dựa trên những vấn đề về mặt lý luận và quy định của pháp luật
về việc xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn, thực tiễn áp dụng các quy định đó để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả giải quyết trong thực tiễn
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và hoàn thiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để làm rõ các quy định của pháp luật, thực trạng
áp dụng để đưa ra những vướng mắc, bất cập Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng một số phương pháp khoa học như: Phương pháp phân tích luật viết; phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở; phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp bình luận, phương pháp phân tích tổng quát, … để làm rõ mục tiêu và nội dung của đề tài
Trang 121.1.1 Khái niệm ly hôn
Khi nam, nữ có tình cảm yêu thương nhau và muốn tiến đến một mối quan hệ gắn kết bền chặt hơn, lâu dài hơn, họ khởi đầu bằng việc kết hôn để xác lập nên mối quan hệ vợ chồng Nhưng khi hạnh phúc gia đình không còn tồn tại, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì vợ, chồng kết thúc mối quan hệ vợ chồng bằng việc ly hôn Pháp luật bảo vệ nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện
và tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”1, bảo đảm quyền tự do hôn nhân bao gồm quyền tự do kết hôn của nam nữ và tự do ly hôn của vợ chồng Ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng, dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, do đó cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân trong khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, điều này là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình.2
LHNVGĐ năm 2014 đã có khái niệm về ly hôn: “Ly hôn là việc chấm dứt
1 Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2 Nguyễn Thị Giang (2013): “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 13Có thể thấy rằng ly hôn chính là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa
án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác Việc giải quyết ly hôn và quyết định cuối cùng về mặt pháp lý chấp nhận cho ly hôn hay không là do Tòa án Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng Điều này cho thấy, việc ly hôn được đặt dưới
sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, pháp luật Nhà nước ta không cổ
vũ cho ly hôn nhưng cũng không khuyến khích ly hôn mà pháp luật chỉ dự liệu về chế định ly hôn và giải quyết ly hôn theo trình tự, thủ tục luật định, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi thành viên trong gia đình, bảo vệ lợi ích của xã hội và của Nhà nước
Nói thêm về quyền tự do ly hôn, đây là một trong các quyền dân sự của công dân đã được khẳng định trong Hiến pháp4, BLDS5, LHNVGĐ Việt Nam Quyền yêu cầu ly hôn chỉ thể xuất phát từ ý chí của hai bên hoặc một bên vợ, chồng mà không thể xuất phát từ ý chí của người thứ ba, trừ trường hợp “cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”6 LHNVGĐ năm 2014 đã luật hóa việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn cho một bên
vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, điều mà LHNVGĐ năm 2000 và những Luật trước đó không trực tiếp đề cập đến Quy định nêu trên của LNHVGĐ năm 2014 thể hiện tính tích cực
4 Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp
5 Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015
6 Khoản 1, khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 14trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những nhóm người yếu thế, những người không thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ
Ngoài ra, khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình, các chủ thể của quan hệ pháp luật này luôn phải tuân thủ một nguyên tắc: quyền của chủ thể mặc dù được pháp luật quy định nhưng nếu việc thực hiện quyền của chủ thể đó lại làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong gia đình thì việc thực hiện quyền của chủ thể đó sẽ bị hạn chế Xuất phát từ nguyên tắc Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em7, pháp luật về hôn nhân và gia đình đã đặt
ra quy định về trường hợp hạn chế quyền ly hôn “chồng không được quyền yêu cầu
ly hôn khi người vợ trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới
12 tháng tuổi”8 Quy định này thể hiện tinh thần nhân đạo, sự tiến bộ trong tư tưởng pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng
1.1.2 Khái niệm về xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn
Khi ly hôn, các cặp vợ chồng không thể tránh khỏi tranh chấp về quyền nuôi con bởi cả cha và mẹ đều muốn là người trực tiếp nuôi dưỡng con cái mình Đối tượng con chung là trọng tâm trong quan hệ con chung của vợ chồng khi ly hôn bao gồm con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự mình nuôi, là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích mọi mặt
Vấn đề ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể được hai bên đương sự (vợ, chồng) tự thoả thuận với nhau và được Toà án ghi nhận trong quyết định, bản án Trong trường hợp hai bên không thể tự thoả thuận được với nhau, Toà
án sẽ quyết định giao con cho một bên vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi theo quy định của LHNVGĐ năm 2014, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con9
7 Khoản 2 Điều 36 Hiến pháp
8 Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
9 Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 15Theo quy định pháp luật, quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung không có gì khác nhau ngay cả trước và sau ly hôn Khẳng định này được thể
hiện xuyên suốt và được luật hóa từ năm 1959 cho đến nay “Vợ chồng đã ly hôn
vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền lợi đối với con chung”10, tức là sau khi ly hôn thì cha
mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Nội dung này được kế thừa và tiếp tục quy định tại Điều 44 LHNVGĐ năm 1987, khoản
1 Điều 92 LHNVGĐ năm 2000 và khoản 1 Điều 81 LHNVGĐ năm 2014
Ly hôn đồng nghĩa với quan hệ hôn nhân chấm dứt, hiếm khi vợ chồng tiếp tục sống cùng nhau, vợ chồng sẽ có cuộc sống riêng của mỗi người, do đó giữa vợ
và chồng phải có một người trực tiếp nuôi con Nên hiểu, cả vợ và chồng đều có quyền nuôi con, Tòa án không tước mất quyền nuôi con của họ, Tòa án chỉ quyết định ai là người trực tiếp nuôi con Cần phân biệt rõ khái niệm của thuật ngữ “nuôi con” và “trực tiếp nuôi con” Có thể thấy rằng “nuôi con” là khái niệm khái quát hơn, bao hàm cả việc trực tiếp và không trực tiếp nuôi con Nuôi con là việc chăm sóc, giáo dục, đảm bảo vật chất, tinh thần cho con được sống bình thường Sau ly hôn, người trực tiếp nuôi con là người hàng ngày sẽ chung sống cùng với con, trực tiếp thực hiện việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con, và đương nhiên người trực tiếp nuôi con sẽ có lợi thế hơn người không trực tiếp nuôi con trong việc thường xuyên gần gũi với con hơn11 Đối với người không trực tiếp nuôi con thì thực hiện việc nuôi con bằng cách cấp dưỡng, có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc, giáo dục con mà không ai được cản trở và ngược lại LHNVGĐ năm 2014 cũng quy
định rõ: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con
lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom,
10 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
11Trương Thanh Hòa (2018): “Vợ chồng ly hôn, con ở với ai”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử.
12 Khoản 1 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 16chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi có quyền yêu cầu Tòa
Từ những phân tích trên có thể hiểu “Xác định người trực tiếp nuôi con khi
giải quyết ly hôn là trường hợp khi hai bên vợ chồng không thể tự thỏa thuận với nhau được sau ly hôn ai sẽ là người trực tiếp nuôi con đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, thì khi giải quyết ly hôn Tòa án sẽ căn cứ các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét, quyết định người được quyền trực tiếp nuôi con”
1.2 Quy định của pháp luật về xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn
1.2.1 Các trường hợp cần xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết
ly hôn
1.2.1.1 Trường hợp con chưa thành niên
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có một khái niệm rõ ràng về người chưa thành niên, nhưng có thể định nghĩa người chưa thành niên là những người chưa đủ mười tám tuổi
Theo quy định của BLDS năm 2015 “người chưa thành niên là người chưa
đủ mười tám tuổi” Các giao dịch dân sự của người chưa thành niên là những người
chưa đủ sáu tuổi thì các giao dịch dân sự này do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện Đối với các giao dịch dân sự thì trừ trường hợp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hợp với lứa tuổi của người chưa thành niên thì đa số khi giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên đồng ý như là cha mẹ…của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười
13 Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 17lăm tuổi khi xác lập giao dịch dân sự Còn đối với các giao dịch do người từ đủ mười lăm tuổi trở lên đến dưới mười tám tuổi thì phải được những người chưa thành niên có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự, trừ các giao dịch có liên quan đến tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và các giao dịch khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý14 Trên cơ sở khoa học thì ở
độ tuổi này người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con, cha mẹ có nghĩa vụ “trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”15, “Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc”16 Do đó, khi vợ chồng ly hôn và không còn sống cùng nhau thì người con chưa thành niên phải được giao cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng Con chưa thành niên đương nhiên được cha mẹ nuôi dưỡng và được cha hoặc mẹ là người không trực tiếp nuôi cấp dưỡng mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào Nếu người cha, người mẹ có nghĩa vụ mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó thì người con chưa thành niên sẽ được bảo vệ quyền được nuôi dưỡng, cấp dưỡng của mình bằng nhiều phương thức khác nhau theo quy định của pháp luật
1.2.1.2 Trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
BLDS năm 2015 đã nêu rõ “người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên; người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị mất năng lực
14 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015
15 Khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
16 Khoản 3 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 18hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người hạn chế năng lực hành vi dân sự”17
Mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại BLDS năm 2015, là trường hợp “khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”18
Cũng như đã phân tích ở trên về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con trong mối quan hệ giữa cha mẹ con Tương tự với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền sống chung với cha mẹ, được cha
mẹ trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc Do đó, khi vợ chồng ly hôn và không còn sống cùng nhau thì người con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự phải được giao cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng
1.2.1.3 Trường hợp con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
Như trên đã nêu rõ như thế nào là người thành niên nên tiếp tục phân tích như thế nào là người đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình Đây là một trong ba trường hợp mà Tòa án phải xác định vợ hoặc chồng sẽ là người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn
Trước tiên con đã thành niên phải là người không có khả năng lao động Nếu như BLDS đã quy định rõ ràng như thế nào là người thành niên thì đối với khái niệm “không có khả năng lao động” thì cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể Có quan điểm cho rằng, do chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng
17 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015
18 Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trang 19trực tiếp quy phạm “con đã thành niên mà không có khả năng lao động ” nên có thể vận dụng tinh thần của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp “mất khả năng lao động”, theo đó “người bị thiệt hại bị mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do
bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn
từ 81% trở lên ” Do vậy, nếu như người thành niên mà thường xuyên cần có người chăm sóc và rơi vào những trường hợp như Nghị quyết số 03/2006 đã liệt kê
ở trên thì xác định họ không có khả năng lao động
Do không có khái niệm chính xác như thế nào là không có khả năng lao động nên khi Tòa án giải quyết ly hôn xác định con đã thành niên có khả năng lao động hay không thì chỉ có thể vận dụng tinh thần tương tự như cách hiểu trên, do chỉ là tham khảo nên không tránh khỏi việc đánh giá, xác định còn mang tính chủ quan của Thẩm phán
Điều kiện thứ hai là con đã thành niên là người không có khả năng lao động
và phải không có tài sản để tự nuôi bản thân, như vậy đối tượng con đã thành niên này phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha, mẹ, bản thân họ không có khả năng để lao động, không có bất kỳ tài sản nào để duy trì cuộc sống hàng ngày, tự nuôi bản thân của họ
Trên cơ sở về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con trong mối quan hệ giữa cha
mẹ con Tương tự với con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cũng có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc Do đó, khi vợ chồng ly hôn và không còn sống cùng nhau thì người con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình phải được giao cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng
Trang 201.2.2 Căn cứ để xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn
1.2.2.1 Xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn dựa vào thỏa thuận giữa cha, mẹ
LHNVGĐ quy định “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau
chăm, sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản
niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, trước hết dựa vào sự thỏa thuận của cha mẹ20 Việc thỏa thuận này của cha mẹ có thể xảy ra cả trong việc dân sự, tức vợ chồng yêu cầu Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn hoặc trong vụ án dân sự, tức Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, cả hai tự nguyện ly hôn và
đã thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con Đây là một trong những yêu cầu về hôn nhân và gia đình, hay còn gọi là việc dân sự, không có tranh chấp Giữa các bên chủ thể không tồn tại các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
do đó vấn đề hòa giải của Tòa án với các bên là không cần thiết nên pháp luật không quy định về thủ tục hòa giải trong các thủ tục giải quyết việc dân sự
1.2.2.2 Xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn theo các nguyên tắc của pháp luật trong trường hợp cha, mẹ không thoả thuận được
Khi vợ, chồng ly hôn thì con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, con đã thành niên không có khả năng lao động và không
19 Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
20 Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 21có tài sản sẽ được giao cho cha hoặc mẹ trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục Trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc giao con cho một bên vợ hoặc chồng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng Tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi của con, quyền lợi về mọi mặt của con, … theo quy định của pháp luật để quyết định giao con cho một bên vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi
Thứ nhất: Tòa án căn cứ vào độ tuổi của con, nếu “con dưới 36 tháng tuổi
thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”21
Xuất phát từ thiên chức của người mẹ nên phần lớn những người làm mẹ thực hiện việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cho con ở độ tuổi dưới 36 tháng tuổi này tốt hơn bất kỳ một người nào khác Nhận thấy được việc con dưới 36 tháng tuổi cần được sống trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ nên pháp luật đã quy định nếu cha, mẹ không có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc
Tuy nhiên, trong những trường hợp ngoại lệ, người mẹ không đủ điều kiện
để trực tiếp nuôi con như người mẹ có lối sống không lành mạnh, nghiện hút ma túy, thường xuyên có hành vi bạo lực, đang trong thời hạn chấp hành án phạt tù, … thì Tòa án vẫn giao cho cha trực tiếp nuôi để đảm bảo quyền lợi mọi mặt của người con
Thứ hai: “Tòa án quyết định việc giao con cho một bên vợ hoặc chồng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”22
Trường hợp con trên 36 tháng tuổi, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc
21 Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
22 Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 22Việc quyết định ai được trực tiếp nuôi con khi ly hôn căn cứ vào các điều kiện thực
tế của vợ chồng, hoàn cảnh công tác, điều kiện kinh tế, điều kiện về thời gian, kể cả
tư cách đạo đức của các bên vợ, chồng như: vợ hoặc chồng có đạo đức lối sống như thế nào, có chỗ ở ổn định hay không, thu nhập kinh tế như thế nào, có thời gian chăm sóc con hay không, nếu cha, mẹ đi làm thì có người thân nào khác trong gia đình giúp trông nom, chăm sóc con hay không…, tất cả các yếu tố trên đều xoay quanh cho việc xác định ai trong số hai vợ chồng có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con Theo đó, người muốn được quyền trực tiếp nuôi con phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh được trước Tòa án về điều kiện của bản thân có khả năng tạo ra một môi trường sống phù hợp với sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần cho con, đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con Ngoài ra, một trong hai bên vợ hoặc chồng có thể cung cấp thêm các tài liệu, chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái như đạo đức lối sống không được trong sáng, lành mạnh, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định, không có thời gian gần gũi, chăm sóc con…, Từ
đó làm căn cứ để Tòa án xem xét quyết định người trực tiếp nuôi con đảm bảo toàn diện hơn, đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con, tức một trong các bên vợ hoặc chồng, ai có điều kiện thực tế nuôi con tốt hơn thì Tòa án giao con cho người
đó trực tiếp nuôi dưỡng
Đối với trường hợp: “Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con”23
Khi Tòa án quyết định giao con cho một bên vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc trên cơ sở xem xét nhiều yếu tố, trong đó nếu con đạt độ tuổi từ 07 tuổi trở lên thì Tòa án phải tham khảo ý kiến, nguyện vọng của con xem con muốn sống cùng với ai trong hai bên cha, mẹ sau khi cha mẹ ly hôn Đây là thủ tục có tính bắt buộc Tòa án phải thực hiện, cũng là một cơ chế mang tính nhân văn, có ý nghĩa
23 Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 23về cả mặt lý luận và thực tiễn Khi cha mẹ ly hôn, mái ấm gia đình không còn trọn vẹn, con cái mất đi điểm tựa gia đình vững chắc có đủ cả cha và mẹ, nên cần thiết
để các con bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của chính bản thân mình, nhất
là nguyện vọng được sống cùng cha hoặc cùng mẹ
LHNVGĐ năm 2000 quy định “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi
con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào
quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét
án phải xem xét nguyện vọng của con, giảm độ tuổi từ đủ 09 tuổi xuống từ đủ 07 tuổi, việc này đồng nghĩa với việc pháp luật đã tăng quyền lợi cho các con trong việc lựa chọn người sẽ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mình Ví dụ khi Tòa thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình, vợ chồng có hai con, 12 tuổi và
07 tuổi; trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được về vấn đề ai sẽ nuôi con, nếu thời điểm trước 01/01/2015 chỉ một người con (12 tuổi) được đưa ra nguyện vọng muốn ở với cha hoặc mẹ thì kể từ 01/01/2015, cả hai con (12 tuổi và
07 tuổi) đều được đưa ra ý kiến của mình khi Tòa giải quyết vụ án.25
Tuy nhiên, ý kiến, nguyện vọng của con không có ý nghĩa quyết định buộc Tòa án sẽ phải quyết định người trực tiếp nuôi con theo nguyện vọng của con, mà ý kiến, nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên chỉ có ý nghĩa tham khảo khi Tòa
án xem xét tất cả mọi điều kiện để đưa ra quyết định cuối cùng về việc giao con cho cha hoặc mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng26
24 Khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
25 Hải Hà (2018): “Tuổi kết hôn, tuổi của con được đưa ra nguyện vọng trong Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
26Dương Tấn Thanh (2018): “Bàn về lấy ý kiến con chưa thành niên trong vụ án hôn nhân và gia đình”, Tạp
chí Kiểm sát
Trang 24Ngoài ra, Cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Việc Tòa án ra quyết định giao con cho một bên cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng khi vợ chồng ly hôn, không có nghĩa là quyết định đó mãi có hiệu lực và không thể thay đổi Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích về mọi mặt của con, kể cả sau khi vợ chồng đã ly hôn và con đã được giao cho một bên cha hoặc mẹ trực tiếp
chăm sóc, nuôi dưỡng, LHNVGĐ quy định “Trong trường hợp có yêu cầu của cha,
mẹ hoặc cá nhân, tổ chức 27 được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con”28 khi có một trong các căn cứ:
“Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”29 LHNVGĐ năm 2014 cũng quy định khi
Tòa án quyết định “việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện
vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên”30 Nếu “xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ
điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo
27 Người thân thích; Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em; Hội Liên hiệp Phụ nữ
28 Khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
29 Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
30 Khoản 3 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
31 Điều 46, 48, 49, 52, 53, 54 Bộ luật Dân sự năm 2015
Trang 25KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Khi giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, Tòa án xem xét các vấn đề về quan hệ hôn nhân, về con chung, tài sản chung, nợ chung và một số vấn đề khác có liên quan Về con chung là con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, nếu hai bên vợ chồng tự thỏa thuận với nhau sau ly hôn ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận Trường hợp nếu hai bên vợ chồng không tự thỏa thuận với nhau được sau ly hôn ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì khi giải quyết ly hôn Tòa án sẽ căn cứ các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét, quyết định người được quyền trực tiếp nuôi con
Trong quá trình xem xét quyết định giao con từ đủ 07 tuổi trở lên cho một bên cha hoặc mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con để tham khảo trước khi có quyết định cuối cùng để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con
Các quy định của LHNVGĐ năm 2014 và các quy định pháp luật khác có liên quan đã cơ bản tạo khung pháp lý để áp dụng xác định người trực tiếp nuôi con khi Tòa án giải quyết ly hôn Tuy nhiên, một số điều luật còn quy định chung, trừu tượng và có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến thực tiễn áp dụng chưa thống nhất; đồng thời việc xác định người trực tiếp nuôi con còn bị chi phối rất lớn bởi tình cảm gia đình, tình cảm giữa cha, mẹ con nên rất khó cho việc quyết định và thi hành sau này Cụ thể về những vấn đề này sẽ được phân tích ở Chương 2 của Luận văn
Trang 26CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỂ XÁC ĐỊNH
NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON KHI GIẢI QUYẾT LY HÔN -
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 2.1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật để xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết ly hôn
2.1.1 Thực tiễn việc xác định người trực tiếp nuôi con khi giải quyết vụ án
ly hôn
- Vụ thứ nhất: vụ án hôn nhân gia đình “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con” tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre giữa nguyên đơn là chị Trần Thị Hiền và bị đơn là anh Đặng Văn Nam Chị Hiền và anh Nam cưới nhau vào đầu năm 2012 và có đăng
ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Khi chị Hiền mang thai tháng thứ 2 thì vợ chồng xảy ra mâu thuẫn Sau khi sinh con thì mâu thuẫn ngày càng trầm trọng hơn, gia đình hai bên đã động viên nhiều lần nhưng không có kết quả, chị Hiền và anh Nam đã sống ly thân từ tháng 01 năm
2016 Chị Hiền cương quyết xin được ly hôn với anh Nam, chị Hiền và anh Nam đều yêu cầu được trực tiếp nuôi người con chung tên Đặng Nguyên Khang, sinh ngày 23/11/2013, hiện cháu Khang đang sống cùng anh Nam
Nguyên đơn chị Hiền trình bày: anh Nam thường xuyên uống rượu say, có lúc còn đánh chị, anh Nam không tin tưởng chị, vu khống chị ngoại tình Khi chị Hiền dọn ra ở riêng, anh Nam không cho chị nuôi con và hăm dọa nếu chị nuôi con thì anh Nam sẽ chém chị nên chị mới để anh Nam nuôi
Bị đơn anh Nam trình bày: việc chị Hiền cho rằng anh đánh và hăm dọa chị Hiền là không đúng Việc chị Hiền ngoại tình là có thật và đã bị anh bắt gặp nhiều lần, chị Hiền có xin anh tha thứ, anh đã bỏ qua để vợ chồng tiếp tục chung sống nhưng chị Hiền vẫn tiếp tục tái diễn Do nhiều lần cự cãi nên chị Hiền tự ý bỏ về nhà mẹ đẻ và tự thuê nhà trọ ở riêng
Trang 27Tại Bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre “căn cứ các Điều 55, 57, 58, 59, 81, 82, 83, 84 LHNVGĐ năm 2014; Điều 131 BLTTDS,… quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn giữa chị Trần Thị Thu Hiền và anh Đặng Văn Nam Đồng thời, TAND huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre nhận định do chị Hiền hiện nay có công việc ổn định và đủ điều kiện
để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nên căn cứ quy định
“con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi” tại khoản 3 Điều 81 LHNVGĐ năm 2014 để giao con chung là cháu Đặng Nguyên Khang cho chị Hiền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
Xét thấy, quy định tại Điều 81 LHNVGĐ năm 2014 về việc “con dưới 36
tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều
giao cho cha trực tiếp nuôi để đảm bảo quyền lợi mọi mặt của người con Tuy nhiên, Bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 35/2016/HNGĐ-ST ngày 28/4/2016 của Tòa án nhân dân huyện Giồng Trôm không đưa ra các phân tích, nhận định, kết quả xác minh liên quan đến lời trình bày của hai bên nguyên đơn và bị đơn, có hay không việc nguyên đơn ngoại tình và tự dọn ra sống riêng không chăm sóc con nhỏ,
có hay không việc bị đơn đánh, hăm dọa nguyên đơn và không cho nguyên đơn nuôi con Đối với nhận định của Tòa án về việc chị Hiền có công việc ổn định và có
đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì cũng không được phân tích cụ thể và đưa ra dữ liệu cụ thể như chị Hiền làm nghề gì, thu nhập hàng tháng là bao nhiêu, hiện chị Hiền sống ở nhà trọ hay ở đâu, ngoài chị Hiền ra còn ai phụ giúp việc trông nom, chăm sóc con hay không Tương tự cũng không làm rõ về điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của anh Nam
mà Tòa án chỉ căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 81 LHNVGĐ năm 2014 quyết định giao cho chưa đủ 36 tháng tuổi cho mẹ là chị Hiền trực tiếp nuôi Việc quyết
32 Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 28định như trên của TAND huyện Giồng Trôm là cứng nhắc, chưa toàn diện, chưa hợp tình, hợp lý, đặc biệt là chưa chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con, dẫn đến hệ quả kéo dài là việc thi hành án giao con cho chị Hiền gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện được
- Vụ thứ hai: vụ án hôn nhân gia đình “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con” tại tỉnh Đắk Lắk giữa nguyên đơn là chị Phạm Thị Kiều K với bị đơn là anh Nguyễn Hữu P33 Nội dung vụ án tóm tắt như sau: chị Kiều K và anh Hữu P kết hôn trên cơ
sở tự nguyện, đăng ký kết hôn ngày 27/7/2016, tại Ủy ban nhân dân xã E, huyện K, tỉnh Đắk Lắk Tuy nhiên, sau khi kết hôn một thời gian, thì vợ chồng chị K và anh P bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do tính tình không hợp, thường xuyên bất đồng quan điểm trong cuộc sống, do đó chị K bỏ về nhà bố mẹ đẻ sống từ khoảng tháng 3/2017 Sau khoảng thời gian sống ly thân, mâu thuẫn vợ chồng giữa chị K và anh P ngày càng trầm trọng hơn, việc sống chung của chị K và anh P không thể kéo dài do mục đích của hôn nhân không đạt được, nên chị Phạm Thị Kiều K và anh Nguyễn Hữu P thuận tình ly hôn Giữa chị K và anh P có 01 con chung là cháu Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016 Tại thời điểm khi cháu T được
04 tháng tuổi, chị K bỏ về nhà bố mẹ đẻ sinh sống, để lại cháu T cho anh P nuôi dưỡng Khi ly hôn chị K và anh P cùng đề nghị xin được nuôi con chung
Tại Bản án Hôn nhân và gia đình sơ thẩm, TAND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk “căn cứ khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều
39, Điều 147, Điều 212 và Điều 213 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; các Điều 51, 55, 58, 81, 82, 83, 110, 116 và Điều 117 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quyết định: Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa chị Phạm Thị Kiều K và anh Nguyễn Hữu P; giao cháu Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016 cho anh Nguyễn Hữu P trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi
33 Án lệ số 54/2022/AL về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, được Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua ngày 07/9/2022 và được công bố theo Quyết định số 323/QĐ-CA ngày 14/10/2022 của Chánh án TANDTC