TÓM TATĐề tài “Ảnh hưởng của lượng phân NPK đến sinh trưởng và phát triển của câydừa cạn Catharanthus roseus trồng chậu tại Tp.. Cùng một loại cây trồng, thậm chí cùng một giống nhưng nế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
3k 3k 3k ‡k 3 2 sk
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ANH HUONG CUA LUONG PHAN NPK DEN SINH TRUONG
VA PHAT TRIEN CUA CAY DUA CAN (Catharanthus roseus)
TRONG CHAU TAI THANH PHO HO CHI MINH
SINH VIEN THUC HIEN: DOAN MINH TAM
NGANH :NÔNG HOC KHOA - 2019 — 2023
Thành phó Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2023
Trang 2ANH HUONG CUA LƯỢNG PHAN NPK DEN SINH TRƯỞNG
VA PHAT TRIEN CUA CAY DUA CAN (Catharanthus roseus)
TRONG CHAU TAI THANH PHO HO CHI MINH
Tac gia
DOAN MINH TAM
Khóa luận được dé trình dé đáp ứng yêu cầu thực hiện
đề tài tốt nghiệp ngành Nông học
Hướng dẫn khoa học
TS TRÀN VĂN THỊNH "sẽ:TSThS NGUYÊN THANH AN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 Năm 2023
Trang 3LOI CAM ON
Lời đầu tiên, Con xin chân thành ghi ơn công lao sinh thành, giáo dưỡng của Ba
Me Ba Me, cùng những người thân trong Gia Dinh đã động viên tinh thần, hỗ trợ va tạo
điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập
Kế đến, Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm và quý Thầy Cô khoa Nông Học đã hết lòng giảngdạy và truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường
Em xin chân thành biết ơn sâu sắc tới Thầy TS Trần Văn Thịnh đã tận tình hướngdẫn em trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành cuốn khóa luận tốt nghiệp nay
Em xin được cảm ơn Chị ThS Nguyễn Thanh An đã đồng hành và giúp đỡ Emtrong suốt quá trình thực hiện và viết khóa luận
Em xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây xanh — Hoakiếng Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh đặc biệt là Chị Nguyễn Thùy Vân đã luôn giúp đỡ và
tạo điều kiện tốt nhất cho Em hoàn thành đề tài
Cuối cùng, Mình cũng xin cảm ơn bạn Lê Trần Minh Tú đã luôn giúp đỡ và hỗ
trợ trong quá trình làm đề tài Cảm ơn tất cả các thành viên lớp DHI9NHA đã đồng
hành cùng nhau suốt khoảng thời gian 4 năm đi học
Trân trọng!
Thành phố Hồ Chi Minh, Thang 11 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Đoàn Minh Tâm
il
Trang 4TÓM TAT
Đề tài “Ảnh hưởng của lượng phân NPK đến sinh trưởng và phát triển của câydừa cạn (Catharanthus roseus) trồng chậu tại Tp Hồ Chí Minh” đã được thực hiện tại
Trung tâm Nghiên cứu va Phát triển Cây xanh Hoa kiểng — Công ty Công viên Cây
xanh, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh từ tháng 5/2023 đến tháng 8/2023 Mục tiêu của
dé tài là xác định được lượng phân NPK 16 — 16 — 8 + TE thích hợp cho sinh trưởng,phát triển của cây dừa cạn trồng chậu và mang lại hiệu quả kinh tế
Thí nghiệm đơn yếu tố được bồ trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, năm nghiệm
thức và bốn lần lặp lại Năm nghiệm thức tương ứng với các lượng phân bón NPK 16 —
16 —8 + TE khác nhau tính trên chậu gồm: 5,0 g; 7,5 g (đối chứng); 10,0 g; 12,5 g; 15,0
g Phân bón trong thí nghiệm được bón tại thời điểm 14, 21, 28, 35 và 42 NST Các chỉtiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu bệnh hại được thu thập và xử lýthông kê đảm bảo độ tin cậy
Bon lượng phân NPK 16 — 16 —8 + TE ở các liều lượng khác nhau tác động có
ý nghĩa thống kê đến ngày phân cành cấp 1, ngày phân cảnh cấp 2, ngày ra hoa, ngày ra
nụ, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá, đường kính thân, số cành, đường kính
tán, sô nu, sô hoa, tỷ lệ hoa nở, đường kính hoa, độ bên hoa.
Kết quả thí nghiệm cho thấy cây dừa cạn được bón NPK 16 — 16 —8 + TE ở liều
lượng 10,0 g/chậu cho sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các lượng phân bón còn
lại, cụ thé là về thời gian sinh trưởng của cây (101,3 ngày), chiều cao cây (20,1 cm),
đường kính thân (5,1 mm), số lá (185,2 lá/cây), đường kính tan (17,8 cm), số nụ (20,9
nụ/cây), số hoa (17,3 hoa/cây), đường kính hoa (4,8 cm), độ bền hoa (3,9 ngày), tỷ lệ
chậu thương pham (95%), đạt lợi nhuận cao nhất (13,88 triệu đồng/ 1.000 chậu) với tỷ
suất lợi nhuận 2,02 lần
1H
Trang 5THAHØ THỂ sáng bi 0a 1025 15A Khát ta Sã2 53513 1ã031344G S358 30SRASIS465E54343ã8330433581381554553530688ã48553013854ã383ã60355ã3ã0 s38 1
TÔI Có 0V CHỦ ccrsncon HH hi õn GHEEGIGTGGGGG0GI 200G00300000300g3.8iL8/G80120:1G008/00303L808/0:Gã3Ú ii
TB TT ccc enema tite bene iii
IVIUGE TU CS ee eer ee ee ee ee ee iv
DANH SÁCH CAC BẢNG -5 22c rie viiiDANH SÁCH CÁC HÌNH -22 -22222222222221 E22 rrrrie ixGIỚI THIỆU 22 2¿SS2SE22EE2ÊEE2EEE2EEE22E122212211271127112711221111127112111211 211 tre 1Đặt vấn AG occ ccceccceccecsecsessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessesaesaesaeeaeees 1
INS CU iss cer scree ca umiresa ss aay ab hoch gi dase Sec adl ace Seales se dlsmas decree eg vase ca askgiscuacanecneacare 2
TT ng iexeeemnoxseenseneersenaeroneneneenareaorcmaa eed 2
0 ẢẢẢơẻ.ẽ 2
Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU 22©52©222S22E22E2E2E2E22E22E22E2Ezzzzxrzex 3
1.1 Giới thiệu về cây hoa Dừa cạn 2-2 522 5 2S22E22E2121211211211211211211212121 2 c0 3
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại - 2-22 ©22+22+2EE+2EE+2EE+2EE222312212221222122212221 222222 31.1.2 Đặc điểm thực vật học 2-5 ©s+Ss+E22E9212E21221211212112112111211211121121212 221 xe 31.1.3 Yêu cầu sinh thái -2222++222++222222222 E2 rrrrree 41.1.4 Một số giống hoa dừa cạn đứng nhập nội phô biến - 22 2 22552552£š 4
1.2 Gidi thigu vé phan DOM 8 ‹ ,H,p,HỤDH , 6
Led Karena ph ati: DOD scssá se 6166616464343 945953150553SEBESSSSASHEA3.355:30ESS4G5E.4SLSSES/S-Đ53/4G401258KGSEA 6
1.2.2 Nhu cau các chat dinh dưỡng thiết yếu cho cây dita cạn -. -5 - 6
1.2.3 Phân bón NPK sử dụng trong thí nghiệm - 5+ 52+ 2-£++£+z£+z£eeeeerrerrerrrs 7
1.3 Một số kết quả nghiên cứu về cây hoa dita cạn 2-22 s2 +s2E+2E+2E+EzEzzezzerxee 7
IV
Trang 6Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2 2¿ 10
2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 2-22 22+E22EE£2EE+2EE22EE22EE22222222222ze 102.2 Điều kiện thời tiết khu tiến hành thí nghiệm - 2-22 +S22S22E22E£2E22Ez2Ez2222Z22 10
223 Vat liéw ĐI TIP HỆ THÍ sgisg09074010004G00E0GD2AGESGGGISGRGNASISENIASNEEEDNSESGSBISAGEQEiBitqossib 11
eS a 11
2.3.2 Phan bón ding trong thi H6 hẴIỆ HH ssc scecwsresuaesneenwe seeensenstexugnsensuneceeemeneerensnoaunss 11
2.3.3 Gia ng, 4 11
2S JAI CAC W AU IICU DAC: cancnsansisncameoawt densnissininnan etna eansteasinenani ine enas oe tl eho sian sath ecient ISS 13
2.4 Phương pháp thí nghiỆm - - 5-2 222222 22122122122121 2112112112111 81H re 13
? Nhac) no 13
2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - 5< 52 S*22S2*22£+zvzkrrrrrrrree 15
2.5.1 Nhóm chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triỀn -2 2- 22255: 152.5.2 Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng 2: 2222222E22212212221221221122127112112212212 2212 15
2.5.3 Ghi nhận tình hình sâu bệnh - 22 2¿©2®22++2EE22E++2EE£EEE2EEE22EEzZE+zzxzzrxreex 16
DS A Nihám chí tiêu i phát I csc cc cnncencncnnnnncimaosnncnncnnntnbivnnsenicnnssiinahannsn 162.5.5 Hiệu qua kinh tế tính trên 1.000 Cha -2 22 222+E£2E+2E2E£2Ez2Ez22z2zzzze2 17
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 2- 22 22+222+2E+2EE+2EE+2EE22EE22E32221221222122Eerrree Ve
2.7 Quy trinh ky 0n 0 17
7.1 Chuẩn | eanghnuiontonohuaathoittsitifGG00SDBIGISGEX101000138.50301003000300930034088880000101308 188.1.3 Chuẩn bị gi ÔNG cuaace hien Ha ngganhgtHhgHHgIH303031851G001300:0050800085013400/G00101GIH183DSGSS8E8.G02 185.7.3 Trồng về chăm S000 canccannssnxcsnscannesnnsennssnnsvnesansehianan sexiosnsseniatnansivcaansbenasnsaenanesnns 18
170 LAD (HO bcessassse-S2xsedlbdbieasgtigSs8g201a5n43,2.8234048đ8633028210u.8đ-.04g10598/xangbiosila.Euoll4gSsgi00005582Au12u063g2.50 8g 19
Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -52-22-2222222222221221221222-Eerxe 203.1 Ảnh hưởng của lượng phân NPK 16 — 16 —8 + TE đến thời gian sinh trưởng và phát
triên của cây dừa cạn trông chậu - - + + +22 *+2*+2+2E£2E* E2 HH ng ườy 20
Trang 73.2 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến sinh trưởng của cây hoadừa cạn trồng chậu 2-2 5s+2S+2E92E22E22EE2122112112121121121121121121121121121212112121 21 xe 213.2.1 Anh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến chiều cao của cây hoadừa cạn trồng CHEW lal nc cecommnceeenn nner meer RT METRE: 223.2.2 Anh hưởng của lượng phân bon NPK 16 — 16 — 8 + TE đến số lá của cây dừa cantrồng chậu 2¿ 25222222122112212211221221121121112112111112112112112112112111121121 21 re 253.2.3 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến đường kính thân, sốcành của cây dừa cạn trồng chậu tại thời điểm 60 NST 2- 222+cz22z2zzz£zzczez 26
3.2.4 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến đường kính tán của
céy diva can trémg CHAU RE 28
3.3 Anh hưởng của lượng phân bon NPK 16 — 16 — 8 + TE đến tỷ lệ sâu, bệnh hại của
CO, es 293.4 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến phát triển va phẩm chatcây hoa dita cạn trồng chậu - 2-2 2+22+S22E12EE+SEE2EE22E1221221122122112212712212222 22c 313.4.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến sé nụ, số hoa, tỷ lệ nở
hoa, đường kính hoa và độ bền hoa của cây dừa cạn 2 -¿55c5cccccscsc-s. + 31
3.4.2 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến phẩm cấp hoa dừa cạn
3.5 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến hiệu quả kinh tế trồnghoa dừa cạn tại Tp Hồ Chi Minh tính trên 1.000 chậu 2- 22 2+s+2s+£zzs£xz2 34(MR eb es | ern 36
THIE TH GeeeaeeeenseeeeaerenriesinsnnsndrsnmmsbenoenkrmndnnrrmnornermapstrrmininionlitniresvimsEmm 39
VI
Trang 8DANH SÁCH CHU VIET TAT
BDN Ba dau nanh
DC Đối chứng
8 ot Lan lap lai
NSG Ngày sau gieo
Trang 9DANH SÁCH CAC BANG
Trang
Bảng 2.1 Đặc điểm thời tiết khu vực Nam Bộ tháng 5 — 8 năm 2022 - 10Bang 2.2 Tính chất vat lý và hóa học của giá thé trong thí nghiệm - 12Bảng 3.1 Anh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến ngày phân cành
và thời gian phát triển của cây dừa cạn trồng chậu -222222++cz+2z++zzzzzzxe 20Bang 3.2 Ảnh hưởng của lượng phân NPK 16 —6 — 8 + TE đến chiều cao cây (cm)của hoa dừa cạn trồng OT Nene ci Se ốc nẽ na SS sẽ 23Bang 3.3 Anh hưởng của lượng phan bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến số lá (1á/cây)trén cay dita cam tr6mg Cha 444 25Bang 3.4 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến đường kính thân
và số cành của cây dừa cạn trồng chậu tại thời điểm 60 NST -2 z+-z+=s2 37Bang 3.5 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến đường kính tán(cm) của cây diva cạn trồng chậu -¿- 2 2+222222E2E12EE2E12E122122122122122122122122222.cze 29Bang 3.6 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến tỷ lê (%) sâu,bệnh hại của cây dừa cạn trồng CN AU ghi g0 0A G100 0UETGGGI.GGEANEGIEG AEE REESE OURS 30
Bang 3.7 Ảnh hưởng của lượng phân NPK 16 — 16 — 8 + TE đến phát triển và phẩm
chất của cây diva cạn trồng chậu 2- 2 Ss2S£2E92EE21211211211211211211211211211211 21.21 xe 31Bang 3.8 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK đến tỷ lệ chậu đạt thương phẩm (%).34Bảng 3.9 Hiệu quả kinh ¡2188/0101 (1 PNNặGẽ 35Bảng PL1 Chi phí sản xuất cé định 1.000 chậu hoa dừa cạn trong thí nghiệm 39Bảng PL2 Chi phí đầu tư phân NPK 16 — 16 — 8 + TE (đồng/1.000 chậu) cho cây dừa
Vill
Trang 10Hình 3.2 Sâu bướm (Oleander hawk-moth) gây hại trên cây dừa can - 30
Hình 3.3 Bệnh thối gốc ( PUSAN TUN OD ZAC) G620 16611000 DD were res ae eres 301908 31
Hình 3.4 Bệnh héo xanh (Fusarium sp.) :cesceeccesceeceeseeeceeseeeeeaeeeceeseeeneeaeenneeaeeaes 31
Hình 3.5 Đường kính hoa dừa can tại thời điểm 60 NST -c -. .- 33Hình PL1 Giá thé 40% tro trâu + 20% min dita + 20% vỏ trấu + 20% bã đậu nanh 41
Honk PL2 Cay Con 8141 dat: DỤ NT cos senenensscanccenrsen scessmeneemamameecenesansawersevercsunacenes 41
Hình PL3 Cây dừa cạn tại thời điểm 20 NST 222222222222222222c2Ezrxrrrree 42Hình PL4 Cây dừa cạn tại thời điểm 35 NST -©2¿2222222E22222E22222222222222ze2 42Hình PL5 Thuốc trừ bệnh Starner 20WP dùng trong thí nghiệm - 43
Hình PL6 Phân bón lá Đầu Trâu MK 701 NPK (10 — 30 — 20) -2 43
1X
Trang 11GIỚI THIỆUĐặt vấn đề
Trong nhịp điệu sống vội vàng ngày nay, hoa và cây kiêng vẫn chiếm một vị tríthấm mỹ quan trọng, hoa là tượng trưng của cái dep, là nguồn cảm giác ngọt ngao củacuộc sống Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái thư giãn khi thưởng thức
vẻ dẹp của chúng mà còn đem lại cho những người sản xuất hoa giá trị kinh tế cao hơn
so với những cây trồng khác Với sự đa dạng của các chủng hoa mới cùng màu sắc bắtmắt, hiện nay hoa dừa cạn thích hợp cho trang trí ban công, lối di, tao nên không gian
dễ chịu thoải mái.
Dừa cạn là loại hoa dân da được trồng từ lâu đời Hoa dừa cạn được trồng phổ
biến ở khắp nơi như vườn hoa công viên trong nhà, ngoài giá trị làm cảnh cây dừa cạn
còn có giá tri sử dụng làm thuôc.
Mỗi loại cây trồng khác nhau có nhu cầu dinh đưỡng rất khác nhau Phân bónđóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cungcấp các chất dinh dưỡng cho cây một cách nhanh chóng và hiệu quả giúp cải thiện tinhtrạng sinh lý của cây Cùng một loại cây trồng, thậm chí cùng một giống nhưng nếutrồng trên các loại đất khác nhau thì cũng cần có những chế độ bón phân khác nhau.Hiện nay trên thị trường phân bón NPK được sử dụng phổ biến ở các cơ sở sản xuất hoakiếng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nên việc lựa chọn mức phân bón thích hợp
cho sinh trưởng, phát triển của hoa đừa cạn, làm tăng năng suất và chất lượng là điều
can thiết trong sản xuất hiện nay Do đó, việc nghiên cứu dé tìm ra mức phân bón NPK
thích hợp cho hoa dừa cạn là vấn đề cấp thiết
Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài: “Ánh hưởng của lượng phân NPK đến sinh trưởng
và phát triển của cây dừa cạn (Catharanthus roseus) trồng chậu tại Tp Hồ Chí Minh”
đã được thực hiện.
Trang 12Mục tiêu
Xác định được lượng phân bón NPK (16 — 16 — 8 + TE) phù hợp cho Dừa cạn
trồng chậu tại Tp Hồ Chí Minh, sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế.Yêu cầu
Bồ trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, chỉ
tiêu sinh trưởng, tình hình sâu bệnh hai, chỉ tiêu phát triển và phẩm chat hoa của cây hoa
dừa cạn khi được bón lượng phân NPK 16 - 16 — 8 + TE khác nhau.
Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế trên 1.000 chậu
Phân tích xử lý thống kê đảm bảo độ tin cậy
Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ được thực hiện trên 5 lượng phân bón NPK (16 — 16 —8 + TE) trên câyDừa cạn (FVIN200 MIX) trồng chậu trong điều kiện ngoài đồng ruộng tại Công ty CôngViên Cây Xanh Tp Hồ Chí Minh
Trang 13Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Giới thiệu về cây hoa Dừa cạn
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Dừa cạn (Catharanthus roseus) có nguồn géc từ Madagascar, là một trong những
loại hoa được trồng từ lâu đời và đó là một loài cây hoa rat dan da đối với con ngườiViệt Nam Hiện nay, hoa Dừa cạn được trồng phô biến khắp nơi, hoa dừa cạn có mặt ở
các vườn hoa, công viên, ban công trong nhà
Dừa cạn mọc hoang và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới Ở nước tadừa cạn mọc hoang và được trồng làm cảnh ở An Giang, đảo Phú Quốc và Côn Đảo, cónhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam — Đà Nẵng, Bình Dinh,
Phú Yên (Lưu Anh, 2018).
Phân loại thực vật: Tên khoa học là Catharanthus roseus, Bộ Long dom
(Gentianales), Họ Trúc Đào (Apocynaceae), Chi Dừa cạn (Catharanthus), Loài (C.
roseus) (Trần Thị Duy, 2021)
1.1.2 Đặc điểm thực vật học
Theo Nguyễn Thị Kiều Trinh (2016), dừa cạn có đặc điểm thực vật sau:
Bộ rễ phát triển, thường chỉ có một rễ cái và chùm rễ phụ Rễ cái đâm thắngxuống đất, có thé đạt chiều dai 35 — 40 cm, rễ phụ mọc thành chùm thưa, ngắn, pháttriển theo chiều ngang Vùng vỏ rễ là nơi tập trung chủ yếu các Alkaloid
Cây thân thảo hoặc cây bụi nhỏ mọc dày, có cành đứng phân cành nhiều Thân
cây cao khoảng 40 — 60 cm Thân hình trụ có bốn khía đọc, có lông ngắn, thân non màuxanh lục nhạt sau chuyên sang mau hồng tím
Trang 14Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, có dạng hình ovan hay thuôn dài, đầu
hơi nhọn, dài 2,5 — 9 cm, rộng 1 — 3,5 cm, mặt trên sam, mặt đưới nhạt có lông với gân
lá giữa nhạt màu hơn Cuống lá ngắn, dài 1 — 1,8 cm
Hoa cánh đơn, mỏng, năm cánh Có nhiều màu sắc như trắng, tím, hồng, đỏ.
Thích hợp trồng chậu, trồng thảm hoặc giỏ treo Có thể sống quanh năm nhưng tốt nhất
là mùa hè và thời gian có nhiều nắng Hoa mọc riêng lẻ ở gần ngọn lá, hình ống ngắn,
chỉ nhị rat ngăn, có năm nhị đính vào hong của ông trang.
Quả gồm một cặp quả đại rộng 2 — 4 cm, mỗi quả chứa 12 — 20 hạt nhỏ màu nâunhạt, xếp thành hai hàng và có hình trứng
1.1.3 Yêu cầu sinh thái
Theo Lê Hồng Thủy Tiên (2006), yêu cầu sinh thái đối với đừa cạn gồm:
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sinh trưởng, pháttriển và nở hoa trên cây dừa cạn Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp vào tháng 3 — 7 là 18 —24°C, tháng 9 — 3 năm sau là 13 — 18°C, mùa đông nhiệt độ không thấp dưới 10°C Nhiệt
độ thích hợp cho hạt nảy nằm từ 25 — 289C
Dừa cạn là cây ưa sáng, ưa am và có khả năng chịu được han Dừa can hằng năm
ra hoa quả nhiều Cây mọc từ hạt trong tự nhiên khoảng 40%, nếu được xử lý có thé
tăng lên 90%.
Dừa cạn thích hợp trồng ở đất pha cát, đất phù sa, chịu hạn nhưng chịu úng kém,
pH đất thích hợp từ 5,4 đến 5,8
1.1.4 Một số giống hoa dừa can đứng nhập nội phố biến
Theo công ty TNHH Hạt Giống Hoa Việt Nam (2017), gồm có 4 dòng dừa cạn:Tucana, Tattoo, Valiant, Megabloom được trồng phổ biến với các đặc điểm:
Giống Tucana: Cây khỏe, hoa nở liên tục Đường kính hoa 3,5 — 4 cm Cảnh hoatròn và xếp đều lên nhau ngay cả khi trồng trong điều kiện thời tiết bất lợi Cây pháttriển rất tốt điều kiện nắng và khô Thích hợp trồng chậu treo hoặc trang trí cảnh quan.Nhiệt độ gieo trồng 25 —32°C Hạt thô, trọng lượng 650 — 750 hạt/g Có phủ hạt, nảymam khoảng từ 3 — 5 ngày Đường kính hoa 3,5 — 4 cm Chiều cao cây 20 — 35 cm Sangchậu từ 30 — 35 NSG Ra hoa đầu tiên từ 35 — 40 NST Một số giống như: FVIN056
4
Trang 15Cranberry, FVIN057 Magento Halo, FVIN058 Burgundy, FVIN061 Apricot, FVIN063
Purple.
Giống Tattoo: La bước đột phá trong công nghệ lai tạo giống hoa Dừa can Câykhỏe, sai hoa, các cánh hoa tròn xếp đều lên nhau không tạo kẽ hở trong điều kiện nóng.Không có sự khác biệt nhiều về ngày ra hoa giữa các màu với nhau Màu trên cánh hoa
sẽ có sự tương phản rõ rệt khi trồng ở điều kiện thời tiết ấm và cường độ chiếu sáng vừa
phải, mau hoa sẽ nhạt hơn khi nhiệt độ tăng va chiếu sáng cao Trồng ở điều kiện lạnh
và cường độ chiếu sáng thấp sẽ làm cho màu hoa đậm hơn và không tạo nên sự tương
phản rõ rệt trên cánh hoa Thích hợp trồng quanh năm, nắng nhiều Nhiệt độ gieo trồng
26 — 32°C Hạt thô, trọng lượng 520 — 600 hat/g Có phủ hạt, nay mầm khoảng từ 4 — 5
ngày Đường kính hoa 4 — 6 cm Chiều cao cây 25 -35 cm Sang chậu từ 30 — 35 NSG
Ra hoa đầu tiên từ 35 — 45 NST Một số giống như: FVIN121 Papaya, FVIN122
Raspberry, FVIN123 Black Cherry, FVIN124 Tangerine, FVIN125 Bluberry, FVIN126
Orange.
Giống Megabloom: Đường kính hoa lớn, hoa nhiều là những đặc điểm nổi bat
của dòng hoa dừa siêu bông này Tán cây to, phân nhánh nhiều Cây khỏe và có khả
năng kháng bệnh tốt Phù hợp với điều kiện thời tiết nóng âm nhiệt đới Thích hợp trồngquanh năm, nắng nhiều Nhiệt độ gieo trồng 25 — 32°C Hat thô, trọng lượng 650 — 750hat/g Có phủ hạt, nay mầm khoảng từ 5 — 6 ngày Đường kính hoa 7 — 8 em Chiều caocây 25 — 35 cm Sang chậu từ 25 — 30 NSG Ra hoa đầu tiên từ 35 — 45 NST Một sốgiống như: FVIN203 Burgundy Halo, FVIN207 Grape, FVIN204 Polka dot, FVIN213
Icy Pink, FVIN201 Red, FVIN210 Peach Pink, FVIN214 Dark Red, FVIN208 Orchid
Halo, FVIN212 Apricot, FVIN200 Mix, FVIN202 Purple, FVIN205 Rasberry.
Giống Valiant: Dong này không những trồng được ở điều kiện khí hậu nóng mà
còn có thé trồng được ở những khu vực có khí hậu âm và mưa - nơi mà thường xuyên
bị anh hưởng bởi nam Phytopthora Cây cho ra nhiều nhánh, nhiều hoa và hoa lớn Vìvậy có thé chịu được sự sốc nhiệt của môi trường khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh.Thich hợp trồng quanh năm, nắng nhiều Nhiệt độ gieo trồng 25 — 30°C Hat thô, trọnglượng 650 hat/g Có phủ hạt, nảy mầm khoảng từ 4 — 5 ngày Đường kính hoa 4 — 5 cm.Chiều cao cây 35 — 50 cm Sang chậu từ 30 — 35 NSG Ra hoa đầu tiên từ 25 — 30 NST
Trang 16Một số giống như: FVINO81 Lilac, FVINO84 Burgundy, FVIN083 Apricot, FVIN082
Punch, FVIN085 Pure White, FVIN086 Orchid, FVIN087 Magenta, FVIN091 True Red
1.2 Giới thiệu về phân bón
1.2.1 Khái niệm phan bón
Phân bón là các vật liệu vô cơ và hữu cơ được sử dụng để cung cấp các chất dinh
dưỡng cho cây hoặc duy trì và cải thiện độ phì nhiêu tự nhiên của đất (Lê Văn Dũ, 2009)
Phân vô cơ: Là các loại phân (hóa chất) được chế biến tổng hợp chứa các chất
dinh dưỡng của cây Có các chất dinh dưỡng khoảng thiết yếu đối với sinh trưởng vaphát triển của cây, trong đó có các nguyên tố đa lượng (N, P, K), nguyên tố trung lượng(Ca, Mg, S) và nguyên tổ vi lượng (Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Cl) Ngoài ra, con một sốnguyên tô khác cần thiết cho từng loại cây (Na, Si, Co, Al)
Phân bón gốc gồm có hai loại: phân tổng hợp và hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các
tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng(Đường Hồng Dat, 2002) Mục đích của việc sử dung phân bón: Bồ sung các chất đinh
dưỡng cần thiết cho nhu cầu của các loại cây trồng nhằm dat năng suất cao Bu dap các
chất dinh dưỡng trong đất bị mất sau quá trình canh tác Nâng cao, cải thiện và duy trì
độ phì nhiêu cho đất
1.2.2 Nhu cầu các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây dừa cạn
Đạm, lân, kali là 3 nguyên tố đa lượng chính mà cây sử dụng nhiều nhất đề tăng
trưởng chiều cao, số lá, ra nụ, nở hoa Chúng bé sung lẫn nhau đề thúc day sự sinh
trưởng phát triển của cây trong tất cả các thời kỳ (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga,
2007)
Theo Phạm Thị Minh Tâm và Nguyễn Phạm Hồng Lan (2017), yêu cầu đinhdưỡng đối với nhóm hoa dừa cạn:
Đạm (N): Thúc đây quá trình sinh trưởng phát triển của cây hoa Thiếu đạm cây
sinh trưởng kém, còi cọc, ra hoa nhanh, chất lượng hoa kém Nhưng khi thừa đạm thần
là mềm, yếu, dé bị ngã, ra hoa muộn cũng có thé không ra hoa, mat cân bằng tán cậy,tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển
Trang 17Lân (P20s): Giúp phát triển rễ, tham gia tạo thành va vận chuyền chất hữu cơtrong cây Khi cây thiếu lẫn lá có màu xanh tím, màu tím từ mép lá lan dần vào phảitrong mặt lá cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, ít hoa, màu sắc hoa nhợt nhạt Hoa dừa cạn cần
bổ sung lần nhiều vào thời kỳ hình thành nụ và hoa
Kali (K›O): Tham gia vào quá trình vận chuyên và tích lũy sản phẩm quang hợp
từ lá vé các cơ quan dự trữ Giúp tổng hợp dam, làm tăng tính chống chịu của cây Dừacạn cần kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa Khi cây thiếu kali dau chop lá gia vàng vachết khô, cuống hoa mềm, mảu sắc nhot nhạt, hoa nhanh tàn Thừa kali lá cây xanh tham
và rút ngăn sinh trưởng.
1.2.3 Phân bón NPK sử dụng trong thí nghiệm
NPK là loại phân bón hỗn hợp chứa ít nhất từ 2 trong 3 nguyên tố N, P, K trở lên
Các loại phân NPK: Phân NPK 1 hạt, NPK 3 màu, NPK phức hợp.
Thí nghiệm sử dụng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE có thành phần gồm: N ting
số: 16%, P2Os hữu hiệu: 16%, K2O hữu bien? 8%, Cu: 100ppm, Zn: 100ppm, độ 4m: 5%, Vi
lượng đặc biệt Phan bón có tác dụng kích thích đâm chồi, ra lá mạnh, cây trồng phat
triển xanh tốt Phục hồi nhanh sau cắt hoa, tỉa cành, thay chậu Thúc phân hóa mam hoamạnh, ra hoa nhiều Ra rễ mạnh, giúp bộ rễ khỏe Tăng sức chống chịu cho cây trồng.Lượng phân khuyến cáo dùng cho rau màu, hoa kiểng là 200 — 400 kg/ha/vụ Lượngphân có thé thay đôi tùy vào loại đất, loại cây và tình hình sinh trưởng của cây trồng.1.3 Một số kết quả nghiên cứu về cây hoa dừa cạn
Nguyễn Thị Ngọc Quyền (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của năm mức NPK
đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa Dừa cạn (Catharanthus roseus) trồng tại Thủ
Đức Kết quả cho thấy ở nghiệm thức NPK 16 — 16 — 8 10 g/chậu có động thái tăngtrưởng chiều cao nhanh nhất (31,20 em/cây) và số lá nhiều nhất (272,33 lá/cây) Số cànhcấp 1, cấp 2 và đường kính tán luôn đạt giá trị cao nhất lần lượt (15,66 cành/cây — 39,33cành/ cây) Cây đạt số nụ, số hoa nhiều nhất ở NT 10 g/chậu (17,33 nụ/cây — 17 hoa/cây)
và đường kính hoa lớn nhất (5,00 em) Độ bền hoa và độ bền cây tàn lâu cũng thể hiệntrội ở NT 10 g/chậu (4,00 ngày — 128,33 ngày) Tóm lại, quá trình thí nghiệm cho thấy
sử dụng phân bón NPK 16 — 16 — 8 với mức 10 g/chậu cho kết quả cao nhất, có thé đưa
vào ứng dụng sản xuât hoa dừa cạn đứng.
Trang 18Nguyễn Thị Kiều Trinh (2016) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của loại giáthé và loại phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa dừa cạn (Catharanthusroseus (L.) G Don) trồng chậu tại thành phố Hồ Chi Minh Kết quả thu được: Cây dừacạn trồng trên gia thé xơ dừa + tro trâu được phối trộn với tỉ lệ 4 : 1 kết hợp với phunphân bón lá Vitamin B — 1 (liều lượng phun 30 mL/8L nước, bắt đầu phun phân bón lá
khi cây được 7 NST, tổng số lần phun là 5 lần và phun định kỳ 10 ngày/lần) và bón gốc
2 gNPK 16 — 16 — 8/chậu cho kết quả tốt với chiều cao cây cao nhất là 22,10 cm ở thờiđiểm 42 NST, ngày ra nụ sớm nhất là 43,33 NST, thời gian phát triển nụ ngắn nhất là9,00 ngày, ngày ra hoa sớm nhất là 52,33 NST, đồng thời phẩm cấp hoa đạt rất cao với
tỷ lệ chậu thương phẩm đạt 94,44%, cho lợi nhuận cao nhất là 1.214.167 đồng/100 chậu
va tỷ suất lợi nhuận đạt 2,10 lần
Trần Thị Duy (2021), đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của sáu mức phân bónNPK đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa dừa cạn rũ (Catharanthus roseus (L.) G
Don) trồng chậu tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng phân
bón NPK 16 — 16 — 8 với mức phân 7,5 g/chau cho cây dừa cạn rũ trồng chậu tại Tp HồChí Minh mang lại hiệu quả vượt trội về: Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây
(103,0 ngày), chiều cao cây (23,1 em), đường kính thân (6,6 mm), tổng số cành trên cây
(52,0 canh/cay), số nụ (26,7 nụ/cây), số hoa (22,8 hoa/cây), tỷ lệ hoa nở (85,6%), đườngkính hoa (45,7 mm), độ bền hoa (3.3 ngày) và tỷ lệ chậu thương phẩm (86,7%), đạt lợinhuận cao nhất 18,2 triệu đồng/1.000 chậu với tỉ suất lợi nhuận 2,9 lần
Hoàng Đức Nam (2023), đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể
và phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa dừa cạn (Catharanthus roseus
(L.) G Don) trồng chậu tại Thành phó Hồ Chí Minh Kết qua cho thấy giá thé 20% mundừa + 55% tro trâu + 20% bã đậu nành + 5% vỏ trau giúp cây sinh trưởng tốt nhất chiềucao cây đạt (25,2 cm), số lá đạt (157,2 lá), phun phân bón lá GrowMore làm cây có cácchỉ tiêu phát triển tốt nhất đường kính hoa đạt (5,7 em), số hoa đạt (18,1 hoa/cây).Nghiệm thức trồng trên giá thé 20% mun dừa + 55% tro trâu + 20% bã đậu nành + 5%
vỏ trau phun GrowMore đạt tỷ lệ cây thương phẩm cao (91,1%), đạt tỷ suất lợi nhuận
20.658 đồng/chậu, tỷ suất lợi nhuận đạt 1,19 lần
Trang 19Phạm Thị Lê Nguyên ( 2019) đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và phân bón
lá đến sinh trưởng, phát triển của cây đừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G Don) trồng
chậu tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy các loại giá thé khác nhau có tác
động có ý nghĩa thống kê đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phẩm chất hoa dừa cạn; trong
khi đó loại phân bón lá tác động không rõ rệt đến các chỉ tiêu nêu trên Dừa cạn đượctrồng với giá thé 60% mụn dita + 20% vỏ đậu phộng + 20% phân bò kết hợp với phânbón lá Vitamin B — | hoặc phân cá hữu cơ và tảo biển — Alaska Fish Fertilizer cho hiệuqua kinh té cao nhat, ty suất lợi nhuận lần lượt là 1,27 lần và 1,30 lần
Nhìn chung, các nghiên cứu về phân bón NPK cho hoa Dừa cạn trong chậu cònhạn chế Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của lượng phân NPK đến sinh trưởng và phát triểncủa cây dita cạn (Catharanthus roseus) trồng chậu tại Tp Hồ Chí Minh” cần thiết được
thực hiện.
Trang 20Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm đã được thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Công ty Công
viên cây xanh, Tp Hồ Chí Minh từ tháng 5/2023 đến tháng 8/2023
2.2 Điều kiện thời tiết khu tiến hành thí nghiệm
Bang 2.1 Đặc điểm thời tiết khu vực Nam Bộ tháng 5 — 8 năm 2022
Nhiệt độ (°C) ; ; ; ;
Ths : Tông lượng Độ âm trung So giờ nang áng Z
W "HINH Te mated «© Dai (gid)
nhat nhat Binh
5/2022 33,2 24,8 29,0 375,8 77 163,5
6/2022 36,8 24,3 29,3 374,2 ve) 205,4
7/2022 35,6 23,9 28,4 245,3 78 157,8
8/2022 39,2 24,4 28,5 314,6 78 177,6
(Trạm khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2022).
Bảng 2.1 cho thấy: Số giờ nắng trong các tháng làm thí nghiệm dao động từ 157,8
— 205,4 giờ tương đối thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dừa cạn Nhiệt
độ trung bình dao động từ 28,4 — 29,3°C Lượng mưa trong các thang dao động từ 245,3
— 375,8 mm Độ âm không khí cao nhất trong tháng 7 (79%), do đó thường xuyên kiểm
tra và kịp thời phòng trừ sâu bệnh trên cây Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thời tiết tại
Tp Hồ Chí Minh là thích hợp với yêu cầu ngoại cảnh của cây dita cạn
10
Trang 21Phân bón NPK 16 - 16 —8 + TE (16% N tảng sé, 16% P2Os hữu bien, 8% KaO hữu
niệu): do công ty cổ phan phân bón Bình Điền phân phối.
Trang 22Mỗi chậu cho vào khoảng 2,08 — 2,3 dm? hỗn hợp giá thé, sau 20 ngay sau
trồng bổ sung thêm 0,25 — 0,75 dm giá thé
Hình 2.2 Cho giá thể vào chậu trồng câyBảng 2.2 Tính chất vật lý và hóa học của giá thể trong thí nghiệm
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
(Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường, 2023)
Bang 2.2 cho thấy công thức giá thé có độ kiềm nhẹ (pH 7,53) Giá thé sau khi ủ
có dung trong là 0,25 ø/cmỶ Hàm lượng dam tông số là 0,29%, hàm lượng lân tổng số
là 0,08%, hàm lượng kali là 0,53% ở mức nghèo kali, cần chú ý bé sung kali vào các
nghiệm thức Nhìn chung, giá thé sau khi phối trộn có tính chat lý hóa tương đối phùhợp với sinh trưởng và phát triển của cây trồng chậu nói chung và cây dừa cạn nói riêng.Tuy nhiên, cần b6 sung thêm các nguyên tô dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình sinh
trưởng của cây.
12
Trang 232.3.4 Các vật liệu khác
Chậu nhựa có kích thước: 18 cm x 14,6 cm (đường kính đáy lớn x đường kính
đáy nhỏ), tương ứng với thể tích chậu là 2,61 dm’
Vật tư: Bình phun, khay ươm, lưới che, cuốc, xẻng
Dụng cụ đo chỉ tiêu: thước thang, thước kẹp, bang chi tiêu, bút, sỐ tay
13
Trang 24Phân nền: Phân bón lá Đầu Trâu NPK (10 — 30 — 20), pha 1 g/L (cho 1 6 thínghiệm) Thời điểm bắt đầu phun 14 NST, gồm 3 lần phun, định kì 10 ngảy/lần, phun
ướt đều trên cây
Hàng bảo vệ
NTI NT2 (DC) NT4 NT3
= =i=) i=)
Trang 252.4.2 Quy mô thí nghiệm
Số ô cơ sở: 5 NT x 4 LLL = 20 6 cơ sở
Số chậu trên ô cơ sở: 25 chậu/ô cơ sở Mỗi chậu trồng 1 cây
Tổng số cây trong ô thí nghiệm: 25 chậu/ ô cơ sở x 20 ô cơ sở = 500 cây
Khoảng cách giữa các chậu: 10 cm (tính từ mép chau)
Khoảng cách giữa các 6 cơ sở: 40 cm
Diện tích 6 thí nghiệm: 1,4 m x 1,4 m = 1,96 m?
Tổng điện tích khu thí nghiệm: 69,36 m? (chưa tính hàng bảo vệ)
2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Chọn 9 cây/ô cơ sở, không tính hàng biên, đánh dấu bằng cây gỗ cắm vào mỗi
chậu.
2.5.1 Chỉ tiêu thời gian sinh trưởng và phát triển
Ngày phân nhánh (NST): Khi 50% số cây/ô cơ sở xuất hiện nhánh cấp 1, nhánhcấp 2 đạt chiều dai 1 cm
Ngày ra nụ (NST): Khi 50% số cây/ô cơ sở xuất hiện nụ và đạt đường kính 0,5
em.
Ngày ra hoa (NST): Khi 50% số cây/ô cơ sở xuất hiện hoa đầu tiên với 5 cánh
xòe trên cùng một mặt phăng.
Ngày hoa tan (NST): Khi 50% số cây/ô cơ sở có hoa đầu tiên tan, hoa bat đầu rũxuống và rụng cánh
Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ ngày xuất vườn ươm đến khi cây rộ hoa
2.5.2 Chỉ tiêu sinh trưởng
Bắt đầu theo dõi từ thời điểm 10 NST, định kỳ 10 ngày/lần
Chiều cao cây (cm): Dùng thước thang đo từ vị trí lá mầm đến vị trí cao nhất của
cây.
Đường kính thân (mm): Dùng thước kẹp đo vị trí cách gốc cây 3 cm
15
Trang 26Số cành (cành/cây): Đếm tổng số cành cấp 1 và cành cấp 2 trên cây (tính cành có
Theo dõi và ghi nhận tình hình sâu bệnh từ 15 ngày sau khi trồng cây vào chậu
đến lúc thu hoạch và theo dõi thường xuyên trong suốt thời gian tiễn hành thí nghiệm
Ty lệ cây bị sâu hại (%) = (Số cây bị sâu hai/Téng số cây theo đối) x 100
Tỷ lệ cây bị bệnh hại (%) = (Số cây bị bệnh hai/Téng sé cây theo doi) x 1002.5.4 Chỉ tiêu phát triển
Số nụ (nụ/cây): Dém tat cả số nụ tại thời điểm ra nụ
Số hoa (hoa/cây): Đếm tất cả số hoa tại thời điểm ra hoa
Tỷ lệ nở hoa (%) = (Tổng số hoa nở/Tông số nụ hoa) x 100
Đường kính hoa (em): Dùng thước đo vị trí hoa nở hoàn toàn và to nhất của hoa
Đo 3 hoa ở 3 vị trí khác nhau/cây chỉ tiêu.
Độ bên hoa (ngày) = Ngày hoa tan — Ngày ra hoa
Tý lệ cây thương phẩm (%) = [(Số cây loại 1 + số cây loại 2) / Tổng số cây] x
100
Phân loại theo đánh giá cảm quan:
Loại 1: Chiêu cao cây > 20 em, sô hoa > 17 hoa, tan cân đôi, có mau sắc đúng
với màu đặc trưng giống, không bị sâu bệnh
Loại 2: Chiều cao cây từ 17 — 20 em, số hoa từ 15 — 17 hoa, tán cân đối, có màusắc đúng với màu đặc trưng giống, tỷ lệ sâu bệnh hại 7 — 10%
16
Trang 27Loại 3: Không thuộc loại 1, loại 2 thì không dat chuẩn chậu thương phẩm
2.5.5 Hiệu quả kinh tế
Tổng chỉ (triệu đồng/1.000 chậu) = Giá thể + công lao động + vật tư (giống, hóa
chất nông nghiệp, chậu, khấu hao dụng cụ) + điện, nước
Tổng thu (triệu đồng/1.000 chậu) = Tổng số chậu thương phẩm x giá bán từngloại tại thời điểm xuất vườn
Lợi nhuận (triệu đồng/ 1.000 chậu): Tổng thu (triệu đồng/ 1.000 chậu) — Tổng chi
2.7 Quy trình kỹ thuật
Cây dừa cạn được áp dụng có cải tiến theo quy trình của Trần Thị Duy (2021)
gồm chuẩn bị giá thé, chuẩn bị giống, trồng và chăm sóc cây và thu hoạch
17
Trang 282.7.1 Chuẩn bị giá thé
Giá thé gồm: 40% tro trau, 20% mùn dừa, 20% vỏ trấu, 20% bã đậu nành trộn
đều với nhau
Xử lý giá thé:
Mụn dừa được xử lý loại bỏ chất chất bằng cách ngâm trong nước vôi trong 1%
và xả lại nước sạch nhiều lần, dé khô tự nhiên và độ 4m đạt khoảng 15%
Tro trâu khi cháy thành phần hữu cơ sẽ chuyền thành tro, có hàm lượng SiO› cao
Được ngâm xả với nước sạch 2 lần trước khi trộn giá thé
Vỏ trâu được sử dung là loại mới, chưa qua sử dung Vỏ trau cần được phơi khô
nhằm giảm bớt nguồn bệnh và giảm tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa còn xót lại
Ba đậu nành được ủ với men Trichoderma: 1 gói Trichoderma 1 kg cho 500 kg
bã đậu nành Ủ trong vòng 2 tháng, độ âm 55 — 60%
2.7.2 Chuẩn bị giống
Mua hạt giống tại Công ty Công Viên Cây Xanh với các tiêu chí đã được mô tả
ở mục 2.3.1
2.7.3 Trồng và chăm sóc
Chuẩn bị cây con: Hạt được gieo vào khay ươm hạt giống, mỗi 6 trong khay
gieo một hạt, gieo giữa héc Tưới phun sương 2 — 3 lần/ngày Sau 25 ngày chọn cây to,
khỏe có 2 — 3 cặp lá thật và chiều cao 4 — 5 em đồng đều, không có sâu bệnh
Cách trồng: Đặt cây vào giữa chậu, trồng cây thang đứng và tưới cây sau khitrồng đề giữ âm
Tuoi ngày 2 lần sáng và chiều chỉ tưới 4m không tưới quá nhiều, mỗi lần 100 —
200 mL/chậu Trồng dặm những cây đã chết hay yếu ớt
Làm sạch cỏ trong chậu và toan khu thí nghiệm, loại bỏ cành lá hư hỏng, sâu
bệnh, kiểm tra thường xuyên đề phát hiện sâu, bệnh và có biện pháp phòng trừ
Bon phân: Cách bón và lượng phân đã được trình bay ở mục 2.4.1
Bam ngọn: kích thích cây phân nhánh, ra hoa, bung tán cho cây cần bam ngọn 2
lân
18
Trang 29Tiến hành thu hoạch khi cây dừa cạn tại thời điểm 50% số cây trên ô thí nghiệm
nở hoa, tiến hành phân loại chậu hoa theo mục 2.5.4
19
Trang 30KET QUA VÀ THẢO LUẬN
Chương 3
3.1 Anh hướng của lượng phân NPK 16 — 16 — 8 + TE đến thời gian sinh trướng
và phát trién của cây dừa cạn trông chậu
Việc xác định được các thời điểm khi cây bắt đầu phân cành cấp 1, cành cấp 2,ngày ra nụ, ngày ra hoa sẽ giúp người dân thiết kế được kế hoạch mùa vụ thích hợp vớinhu cầu thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Các chỉ tiêu về thời gian sinhtrưởng và phát triển của cây dừa cạn được trình bảy trong Bảng 3.1
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến ngày phân cành
và thời gian phát triển của cây dừa cạn trồng chậu
Lượng phân bón Ngày phân Ngày phân Ngàyra — Ngày ra hoa TGST
NPK16-16-8 cànhcâpI canhcap2 nụ(NST) (NST) (ngay) + TE (g/chau) (NST) (NST)
Kết qua Bang 3.1 cho thấy lượng phân bón NPK 16 — 16 — § + TE tác động có ýnghĩa thống kê đến ngày phân cành cấp 1, ngày phân cành cấp 2, ngày ra nụ, ngày ra
hoa, TGST.
20
Trang 31Cây đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh và bị tác động bởi lượng phân bón
NPK Cây được bón với lượng phân bón 10,0 g NPK 16 — 16 —8 + TE/chau cho ngày
phân cành cấp 1 sớm nhất (20,0 NST) tác động có ý nghĩa thống kê với lượng phân bón12,5 g và 15,0 g NPK 16 — 16 —8 + TE/chậu cho ngày phân cành cấp 1 muộn nhất (20,7
NST).
Ngày phân cành cấp 2 cho thấy lượng phân bón 5,0 g đến 15,0 g NPK 16 — 16 —
8 + TE/chậu tác động có ý nghĩa thống kê đến ngày phân cành cấp 2 Ngày phân cànhcấp 2 sớm nhất (32,1 — 32,3 NST) với lượng phân 10,0 g và 15,0 g NPK 16 — 16 — 8 +TE/chậu Ngày phân cành cấp 2 muộn nhất (32,6 NST) với lượng phân bón 12,5 g NPK
16 — 16 — 8 + TE/chậu.
Ngày ra nụ của cây hoa dừa cạn qua Bảng 3.1 cho thấy lượng phân bón NPKkhác nhau tác động có ý nghĩa thống kê đến ngày ra nụ Ngày xuất hiện nụ sớm nhất
(51,11 NST) khi cây dừa cạn được bón với lượng phân 10,0 g NPK 16 - 16 - 8 +
TE/chau Ngày ra nụ muộn nhất (52,3 NST) với lượng phân bón 15,0 g NPK 16 — 16 —
8 + TE/chau.
Tương tự ngày ra nu, lượng phân bon 5,0 g đến 15,0 g NPK 16 — 16 —8 + TE/chậutác động có ý nghĩa thống kê đến ngày ra hoa Ngày nở hoa sớm nhất (56,1 NST) khi
cây được bón với lượng phan 10,0 g NPK 16 — 16 — 8 + TE/chau Ngày ra hoa muộn
nhất (57,2 NST) với lượng phân bón 15,0 g NPK 16 — 16 —8 + TE/chậu
Thời gian sinh trưởng dao động từ 91,1 — 101,3 ngày, khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa các lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE; nghĩa là thời gian sinh trưởng của
cây dừa cạn chịu ảnh hưởng bới lượng phân NPK Cây có thời gian sinh trưởng dài nhất
(101,3 ngày) với lượng phân bón 10,0 g NPK 16 — 16 — 8 + TE/chau Cây có thời gian
sinh trưởng ngắn nhất (91,1 ngày ) với lượng phân bón 5,0 g NPK 16 — 16— 8 + TE/chậu
3.2 Anh hướng của lượng phân bón NPK 16 — 16 - 8 + TE đến sinh trưởng củacây hoa dừa cạn trồng chậu
Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa dừa cạn được ghi nhận lại qua các thời điểm
10, 20, 30, 40, 50, 60 NST gồm: Chiều cao cây, đường kính thân, số lá, số cành trên cây
và đường kính tán.
21
Trang 323.2.1 Anh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến chiều cao của câyhoa dừa cạn trồng chậu
Chiều cao cây là tiêu chí quan trọng dé đánh giá sự tăng trưởng của cây qua cácgiai đoạn Bên cạnh đó, chiều cao cây còn phản ánh khả năng tích lũy chất hữu cơ của
cây, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng Chiều cao cây cânđối giúp chậu cây không bị đồ ngã, mang lại mỹ quan cũng như tăng giá thành trong sản
xuất Chiều cao cây dừa cạn tại các nghiệm thức với lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8
+ TE khác nhau được trình bày ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2 cho thấy lượng phân NPK 16 — 16 —8 + TE từ 5,0 đến 15,0 g/chậu tác
động không có ý nghĩa thống kê đến chiều cao cây tại thời điểm 10 - 30 NST, tuy nhiêntác động có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 40 — 60 NST
Tại thời điểm 10 NST, cây đang thích ứng với môi trường sống mới và chưa bónphân NPK 16 — 16 — 8 + TE (bón tại thời điểm 14 NST) Do đó, chiều cao cây thời điểmnày khác biệt không ý nghĩa trong thống kê giữa các lượng phân bón NPK, dao động từ4,7 đến 4,9 cm
Giai đoạn 20 — 30 NST, các nghiệm thức có sự sinh trưởng chiều cao nhưng khácbiệt không có ý nghĩa thống kê giữa các lượng phân NPK mặc dù đã bón lần 3 (thời
điểm bón 14 NST), do rễ cây thời điểm này đang hình thành và phát triển nên chưa có
kha năng hap thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong phân bón được cung cấp vào giáthé Chiều cao cây dao động từ 9,1 đến 10,2 em
Ở thời điểm 40 NST, chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các lượngphân bón NPK 16 — 16 —8 + TE, chiều cao cây dao động từ 13,5 đến 14,4 cm Trong
đó, lượng phân bón 10,0 g NPK 16 — 16 —8 + TE/chậu có chiều cao cây cao nhất là 14,4
cm khác biệt có ý nghĩa thống kê so lượng phân bón 5,0 g và 15,0 g NPK 16 — 16 — § +
TE/ chậu, tuy nhiên khác biệt không ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại.
22
Trang 33Bang 3.2 Ảnh hưởng của lượng phân NPK 16 — 6 — 8 + TE đến chiều cao cây (cm) củahoa dừa cạn trồng chậu
Lượng phân Thời điểm theo đối (NST)
CV(%) 12.00 18,16 18,42 5,76 7,38 8,55 Finn 1,26" 220% 2,24 5,73" 3,95" 4.32”
Trong cùng một cột, các trung bình có cùng một ky tự theo sau khác biệt không có ÿ nghĩa vé mặt thong
kê ở mức a=0,05 và a=0,01; ns: không khác biệt; *: khác biệt có ý nghĩa về mặt thong kê ở mức œ=0,05;
**: khác biệt rat có y nghĩa về mặt thông kê ở mức a=0,01
Tương tự, tại thời điểm 50 NST, chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa trong thống
kê giữa các lượng phân bón NPK 16 — 16 —8 + TE Lượng phân bón 10,0 g NPK 16 —
16 — 8 + TE/chậu có chiều cao cây lớn nhất (17,4 cm) khác biệt có ý nghĩa trong thống
kê so với lượng phân bón 5,0 g NPK 16 — 16 — 8 + TE với chiều cao cây (13,5 cm),nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các lượng phân khác
Tại thời điểm 60 NST, chiều cao cây chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi lượng phân bónNPK trong thí nghiệm Lượng phân bón 10,0 g NPK 16 — 16 —8 + TE/chậu cho kết quảchiều cao cây cao nhất (20,1 cm) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với lượng phânbón 5,0 g NPK 16 - 16 —8 + TE/chau có chiều cao cây 18,6 cm, tuy nhiên khác biệtkhông có ý nghĩa thống kê so với các lượng phân bón 7,5 g, 12,5g và 15,0 g NPK 16 —
16 — § + TE/chậu có chiều cao cây lần lượt là 19,1; 19,8 và 19,5 em
23
Trang 34So với thí nghiệm của Trần Thị Duy (2021) được thực hiện tại Tp Hồ Chí Minh,
cây dừa cạn rũ được bón phân NPK 16 — 16 — 8 với lượng phân bón 7,5 g/chậu được
chia thành 5 lần bón cho kết quả chiều cao cây cao nhất là 23,1 em tại thời điểm 35 NST
Trong thí nghiệm này, nghiệm thức có lượng phân 10,0 g NPK 16 — 16 —8 + TE/chau
chia làm 5 lần bón có chiều cao cây cao nhất là 20,1 cm tại thời điểm 60 NST Điều nàychứng tỏ giữa giống dừa cạn đứng và rũ có sự khác nhau về nhu cầu lượng phân bón
cho cây.
Hình 3.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến chiều cao
cây hoa dừa cạn ở thời điểm 60 NSTNhìn chung, lượng phân bón NPK 16 — 16 —8 + TE có tác động rõ rệt đến chiềucao cây hoa dừa cạn trong giai đoạn từ 40 đến 60 NST Trong đó, lượng phân bón 10,0
g NPK 16 — 16 —8 + TE/chậu cho chiều cao cây cao nhất khác biệt rất có ý nghĩa trongthống kê so với lượng phân bón 5,0 g NPK 16 — 16 — § + TE/chậu Điều này cho thấykhi cây bị thiếu dinh dưỡng, cụ thé là nồng độ của một nguyên tố nào đó trong cây thấp
sẽ làm giảm năng suất cây hoặc nồng độ dinh dưỡng trong cây bị thừa có thé gây ra sự
mat cân bằng giữa các chất dinh dưỡng cần thiết khác cũng làm giảm năng suất của cây(Trương Thị Cam Nhung, 2009)
24
Trang 353.2.2 Anh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến số lá của cây dừacạn trồng chậu
Bang 3.3 Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK 16 — 16 — 8 + TE đến số lá (1á/cây) trêncây dừa cạn trồng chậu
Lượng phân bón Thời điểm theo đối (NST)
15,0 7,5 12,33 44,2 91,4 130,4'° ——-180,3%°
CV(%) 11,1 12,04 13,82 13,48 8,73 6,48
Fih 0,47" 6,94 2,380 3,76" 4,01” 2,74”
Trong cùng một cột, các trung bình có cùng một ký tự theo sau khác biệt không có ý nghĩa về mặt thong
kê ở mức a=0,05 và a=0,01; ns: không khác biệt; *: khác biệt có ý nghĩa về mặt thong kê ở mức a=0,05;
**: khác biệt rat có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức a=0,01
Lá là bộ phận thé hiện sức sống và khả năng quang hợp của cây, đặc điểm ra lá
do đặc tính di truyền giống quyết định ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh
và kỹ thuật chăm sóc Cây dừa cạn có đặc tính lá mọc thành từng cặp đối xứng nhau
Bang 3.3 cho thấy lượng phân bon NPK 16 — 16 —8 + TE từ 5,0 đến 15,0 g/chậutác động không có ý nghĩa thống kê đến số lá của cây dừa cạn tại thời điểm10 và 30NST, tuy nhiên tác động có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 20; 40; 50; 60 NST
Ở thời điểm 10 NST, thời điểm này cây con cần 6n định sau khi sang chậu và danhoàn thiện bộ rễ nên chưa hấp thụ hoàn toàn các lượng phân bón NPK cho cây Số látrên cây dao động từ 7,5 đến 7,7 lá/cây khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các
lượng phân NPK.
Thời điểm 20 NST, lượng phân 10,0 g NPK 16 — 16 — 8 + TE/chậu có tổng số lácao nhất (13,6 lá/cây) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lượng phân 12,5 g và 15,0g
25