Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các nồng độ phân bón lá sinh học WEHG đến khả năng sinh trưởng, năng suất và hàm lượng dầu trên cây đậu phụng.. Yêu cầu Tiên hành bô
Trang 1TRUONG ĐẠI HOC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA NONG HOC
3 3k 2s 2k 3k 2k 2
KHOA LUAN TOT NGHIEP
ANH HUONG CUA NONG ĐỘ PHAN BON LA DEN SINH TRUONG, NANG SUAT VA HAM LUONG DAU TREN
CAY DAU PHUNG (Arachis hypogaea L.) TAI HUYEN
CU CHI, THÀNH PHO HO CHÍ MINH
SINH VIÊN THUC HIEN : LUU HONG MONGANH : NONG HOC
KHOA : 2019 — 2023
Trang 2ANH HUONG CUA NONG ĐỘ PHAN BÓN LA DEN SINH
TRUONG, NANG SUAT VA HAM LUONG DAU TREN CAY DAU PHUNG (Arachis hypogaea L.) TAI HUYEN
CU CHI, THÀNH PHO HO CHÍ MINH
Tac gia LUU HONG MO
Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học
Hướng dẫn khoa họcThS NGUYEN THỊ HUYEN TRANG
Thành phó Hồ Chí MinhTháng 8 năm 2022
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa cùng các Thầy Cô trong khoa Nông học đã tạo điềukiện, quan tâm và truyền đạt những kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau của ngànhNông học, giúp em tích lũy đủ kiến thức để hoàn thành đề tài tốt nghiệp
Em xin cảm ơn cô ThS Nguyễn Thị Huyền Trang đã trực tiếp hướng dẫn, cungcấp thông tin khoa học và luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của em trong suốt quátrình thực hiện nghiên cứu.
Cảm ơn ông Bùi Thăng Long — Giám đốc Công ty TNHH Đạt Butter đã tạo điều
kiện dé dé tài nghiên cứu được tiến hành
Con cảm ơn gia đình, cảm ơn Cha, Mẹ vì đã luôn đồng hành, động viên con trên
quãng đường Đại học, đặc biệt là trong khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Cảm ơn em Dinh Duy Linh cùng các em khóa 2019 đã quan tâm và dành thời gian
hỗ trợ mỗi khi tôi cần sự trợ giúp trong quá trình thực hiện nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Lưu Hồng Mơ
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến sinh trưởng, năngsuất và hàm lượng dầu trên cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) tại huyện Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh” đã được tiến hành tại Công ty TNHH Đạt Butter từ tháng 02đến tháng 05 năm 2023 Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các
nồng độ phân bón lá sinh học WEHG đến khả năng sinh trưởng, năng suất và hàm lượng
dầu trên cây đậu phụng
Thí nghiệm một yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RandomizedComplete Block Design - RCBD) gồm sáu nghiệm thức và ba lần lặp lại Trong đó, cónăm nghiệm thức tương ứng với năm nông độ phân bón lá sinh học WEHG khác nhau(5; 10; 15; 20; và 25mL/L) và một nghiệm thức đối chứng (không bồ sung phân bón lásinh học) Phân bón lá sinh học WEHG được phun trực tiếp trên lá đậu phụng 2 lần vàothời điểm 15 NSG và 25 NSG Các chỉ tiêu hàm lượng dầu trong hạt, chỉ tiêu sinh trưởng,các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất được theo dõi, ghi nhận số liệu và xử lýthông kê trong quá trình thực hiện thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung phân bón lá sinh học (5; 10; 15; 20 và25mL/L) không ảnh hưởng đến hàm lượng dầu trong hạt của cây đậu phụng Thông quaviệc cải thiện các chỉ tiêu sinh trưởng, tăng số lượng hoa trên cây dẫn đến tăng năng suấtthực thu Về hiệu quả kinh tế, cây đậu phụng được bé sung nồng độ 5 mL/L đem lạihiệu quả kinh tế cao nhất đạt 54,78%, lợi nhuận đạt 57,038,000 triệu đồng/ha/vụ và tysuất lợi nhuận cao nhất đạt 1,24 so với đối chứng
ul
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LƑHIE THẾ een i
OL ANION rp seurreme cerns areas seeaeeunr unum ai ee veeemeeet tumour men earn: il
en iii I0 1V Danh sách chữ viết tắt 2+ 22222222219211221221221127112112212112112111211211211211 212 re VI I4nh:S4CH:G6i BẤ HE sanrenorsnnuisaswavasnmm SSGESBDN4400380330390302gg8 Vill Janih,siiehhirThifinifss« c.ssssesseseobsericsltiooasrSuptsbzdiS0BiniaiSM0g80-13808.g1nuAti43g0442388uexS12g03usn8retraotskrasocsol 1X
69/989:0191 08a |
Đặt vấn đỀ - + s22 1222 221211211212112111121121211212122121 2211211121212 212121212 rre 1 MCs ssxsxxtcsi360010S2ELCGGi02288658G1603i0a.48Ed68f282t2i5g5ind938SB283.ữG8ãx2010gãgGùciiqiSpbbrtbaSictSadfoigztsugtasusoeiosssoeszz 2 TS NT: NEDnsrsrngrorrarsaondriertanibioeritorgayiniciisisrtoritrgtemsitorlipofoyierootrirtirrdsugftngdfasvss 2 CSC, ee a a 3 Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU 2-5255 5222222S22E2EC2E2E£EEEerxezxrrrrrei 3 1.1 Sơ lược về cây đậu phụng -2- 2-52 1+SE22E£EE2EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrrree 3 1.1.1 Nguồn gốc và phân loại - 2 2+2S+2E+SE2EE£EE92E2212212212212121212121212121 2 ce 3 1.1.2 Dac diém thure vat hoc T8 4
1.1.3 Nhu cầu sinh thái 2 2 2+Ss+S+SE2SE2EE2EEEEE22E2212217122121212712121 2121212 re 5 1.1.4 Yêu cầu về đinh dưỡng 22 2©22222222E92E22E122112212712112212112112711211211 21.2 e0 6 1.2 Vai trò của phân bón lá sinh học đối với cây trồng -2- 22 ©2z22++2z++2zz+2 § 1.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về phân bón lá trên cây đậu phụng §
1.3.1 Một số nghiên cứu ngoài nước về phân bón lá trên cây đậu phụng 8
1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước về phân bón lá trên cây đậu phung 10
Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 13
PB) ¡co ái j0 13 2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 2- 22+ 222E2EE22EE£EE2EE2EE2222221222222ze 13
? 1,3 tu biểu a 13 2.1.3 Đặc tính lý hoá đất - ¿52-252 22122122212211211221211211211211211211 211211211 1 xe 14
Trang 6PA 8 oi 1 14
"coi 35 14PES AONN AVE s0 ỦẺ ẽẽẽẽ Eee 14
25 Phuong pháp ñghiếH GỮNcccscczeesesseits1610010055304813051558958S501400538LGS35038513143S05394893824868E 15
2.3.1 Bỗ trí thí ee 1ã
2.3.2 Sơ đồ bồ trí thí nghiệm 22 222222S2EE22EE2E1225122122112212211211271211211 212 cee l62:4:Cf6:ch1 tiêu và phương pháp CHES GOI uceeeeeeseeeieienodisooioisdoEieEA0.400080540000980 G086 17
? 5 lhirrroriftlp<sditi kế TT kaoaeaaredeatnuexgtioiitiigitiiigi4giE0510)61000i0100860/0i8400001109088/g80gig0) 21Chương 3 KET QUA VA THẢO LUAN 2.00.0 ccc cccccscceescsseessesseessesseeeseesessneeseseneeness 223.1 Ảnh hưởng của nông độ phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây
3.2 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của
gầy đấu: PHHTlEspreiseeseiossst0003G0A0550 S2EB0SX3SBEHGICEARGRGEEISGEBBESESESHS)-20308430/40033SGHGCXS GEIGE.Dd08EE 23
3.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến chiều cao cây đậu phụng tại các thời điểm(io) 0) Ce 23
3.2.2 Anh hưởng của nồng độ phân bón lá đến số lá trên thân chính của cây đậu phụngtại các thời điểm theo đõi 22+ 2+22ES2E22221221211212122121121112112121121121211 2111 xe, 243.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tông số cành và ty lệ cành hữu hiệu của
€ây đậu: PRU caeeessenseossitiniseiiissetls4C01501614045055355E58853S0ESEESESSDSVESETSESSEEAGESESGĐ.801E 25
3.2.4 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến kích thước lá và đường kính tán cây đậuphụng tại các thời điểm theo dõi - 2-22 ©22222222222E2EE22EE22E2212212232221222222222xe2 263.2.5 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tổng số nét san, số nốt san hữu hiệu va
tỷ lệ nốt sần hữu hiệu của cây đậu phụng -2-©22©22+22++EE++EE+2EE++EErzrxrerrre 283.3 Các chỉ tiêu về yếu tố cầu thành năng suất và năng suắt -5-+- 293.3.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến số quả trên cây, số quả chắc, tỷ lệ quảchắc va tỷ lệ quả 1, 2, 3 hạạt - 2-22 252222222222212212512212211221221211211211211 2122 xe 293.3.2 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt
va tý lệ hat trên quả;eủa cây đậu phỤT:sccossicc6ssc062265621635661613660510361461660585515 5084066658 30
3.3.3 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến năng suất lý thuyết hạt, năng suất thực
thu hạt và bội thu năng suất cây đậu phụng 2 2 2222222E2EE2EEz2E22EEzzErzzrzree 34E80 o6 DI Nẽẽ" 35
Trang 73.4 Hidu qua kin 8n 36KET LUẬN VA DE NGHỊ -2222222222122212212231221 2211211221221 1c yee 37TÀI LIEU THAM KHẢO 22 2-©222222E22EE2EE22E2221223222122122112712211211 2122 2e 38
TT TS — TT TT ẶẰẶẶẶẶẪÏẪẰŸ SỐ SỐ ẶỐ nắn mm 40
Trang 8DANH SÁCH CHỮ VIET TAT
chức Luong thực va Nông nghiệp của Liên
hợp quốc)Lần lặp lạiNgày sau gieoNăng suất lý thuyếtNăng suất thực thuNghiệm thức
Quy chuẩn Việt Nam
VII
Trang 9DANH SÁCH CÁC BANG
Trang
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2023 tại khu thí nghiệm 13Bang 2.2 Đặc tính lý, hóa khu đất thí nghiệm -2 2 22222E++2E222+z£Ezz2zzz+2 14Bảng 2.3 Mật số sâu khoang, sâu xanh da láng gây hại (con/m?) 2- 2-52 19Bảng 2.4 Mức độ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh thối đen cô rễ (%) 19Bảng 2.5 Mức độ nhiễm bệnh đóm đen, đốm nâu, gỉ sắt 7.) neo 20
Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây đậu phụng trong thí nghiệm 22
Bảng 3.2 Chiều cao (cm) cây đậu phụng tại các thời điểm theo đõi 23Bảng 3.3 Số lá (1á) trên thân chính của cây đậu phụng tại các thời điểm theo dõi 24
Bảng 3.4 Tổng số cành, số cành hữu hiệu và tỷ lệ cành hữu hiệu của cây đậu phụng 25
Bảng 3.5 Chiều dài, chiều rộng lá (cm) cây đậu phụng tại thời điểm 30 NSG va 60 NSG
SẸSESRĐSESEETĐHSESGEJHESSGETSESSESHSSBGHESEEEEESETEEXHESSSHTEEDSEEHESEENGSEHIEHGSISEETDNESEEESIEDNDIDEEEIHSHHSEIHEENESEERSISIG7S95E78 26
Bang 3.6 Đường kính tán cây đậu phụng tại thời điểm 30 NSG và 60 NSG 27Bảng 3.7 Tổng số not san, số nót san hữu hiệu, tỷ lệ nốt san hữu hiệu của cây đậu phụngtại thời điểm 30NSG và 60 NSG 52222 22222222122212212211211211211211 22121121 28Bang 3.8 Số quả trên cây, số quả chắc và tỷ lệ quả chắc trên cây đậu phụng 29Bang 3.9 Ty lệ qua 1, 2, 3 hạt trên cây đậu phụng - eeseeeeeeeeeeeeeeees 30Bang 3.10 Khối lượng 100 quả (g), khối lượng 100 hạt (g) và tỷ lệ hạt/ quả (%) 3 ÌBang 3.11 Năng suất lý thuyết hạt va năng suất thực thu hạt đậu phung 34Bảng 3.12 Kết quả phân tích hàm lượng dau đậu phụng thí nghiệm 35Bang 3.13 Hiệu qua kinh tế của vu trồng đậu phụng - 2 22©5222zz22z222zz2 36
Trang 10DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1 Phan bón lá sinh học WEHG chai 1 Lít -⁄2222222-22<2- 15Hình 2.2 Sơ đồ bồ trí thí nghiệm 22 2 S22S2EE2EE2E122512112211211271211211 21.22 c.e 16Hình 2.3 Toàn khu đất thí nghiệm 65 NSG 2- 2 ©22E22E2EE22E22E2212522222222e2 16Hình 2.4 Do chiều cao cây đậu phụng 15 NSG o cccccccceccceccesceessecseeeseseeestesseestesseees 18Hình 3.1 Khối lượng 100 hạt đậu phụng 2- 2-2 S2 2E+SE+2E+2E+ZE22EZEzzEzzzzzzez 32Hình 3.2 Khối lượng 100 quả đậu phụng . 2- 2 2222222E+2E22EE22E222EzZEzzzzzzez 33Hình 3.3 Bang phân tích hàm lượng dầu đậu phụng thí nghiệm -5- 35Hình PL.1 Năng suất thực thu LLL2 của thí nghiệm - 2-2222 225222z+252 40Hình PL.2 Cân năng suất thực thu 2 2 2¿22222E2EE22EE22E2EE2212212221 22.22 cze 40Hình PL.3 Cây đậu phụng 30 NSG và 60 NSG -22©2222222222212222221 222.22 cze 41Hình PL.4 Nốt san cây đậu phụng 30 NSG và 60 NSG 2-5225222222z2sc2 Al
1X
Trang 11GIỚI THIỆU
Đặt vần đề
Đậu phụng (Arachis hypogaea L.) là một trong những cây trồng họ đậu đóng một
vai tro quan trọng trong dinh dưỡng của con người và động vật (Briend, 2001) Trên
thực tế, hạt của nó bao gồm khoảng 45 — 50% chất béo, 25 — 30% protein, 5 — 2%carbohydrate và 3% chất xơ (Griel và ctv, 2004) Với giá trị dinh dưỡng cao trong hạtnên đậu phụng được sử dụng làm nguyên liệu của các loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao (Briend, 2001) Ngoài ra, việc sử dụng hạt đậu phụng cũng làm giảm nguy
cơ mắc bệnh tim mạch (Fraser và ctv, 2002) Nó cũng là cây lấy hạt có dầu quan trọngthứ sáu trên thé giới (FAO, 2003) Đậu phụng có sản lượng đứng thứ mười hai trên thégiới và là cây họ đậu được trồng ở cả năm châu lục và ở khoảng 120 quốc gia (Ntare vàctv, 2008) Mặc du có tầm quan trọng nhưng sản lượng đậu phụng liên tục giảm do suygiảm độ phì nhiêu của đất (Meguekam, 2016)
Đậu phụng là cây hằng niên thích hợp và phát triển tốt trên các loại đất có sa caunhẹ, tơi xốp, thoáng khí, đất có nhiều cát, thịt pha cát, ít thành phần sét (Nguyễn Bảo Vệ
và Trần Thị Kim Ba, 2005) Ở nước ta, đậu phụng thường được trồng trên những vùng
đất cát, đất cát pha nghèo dinh dưỡng, nghèo chất hữu cơ Bên cạnh đó, người dânthường chỉ sử dụng phân hoá học để bón cho đậu phụng trong quá trình canh tác Saumột thời gian dài chỉ sử dụng phân hóa học, đất trồng đậu phụng ngày cảng bị thoái hoá,giảm độ phì nhiêu, mat cân bằng dinh dưỡng dan đến năng suất đậu phụng giảm và gay
ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, việc sử dụng phân bón lá sinh học trong trồng trọt là một xu hướng vì
nó vừa giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, vừa an toàn cho người trồng, tạo ra sảnphẩm an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường và nâng cao thu nhập chongười nông dân Ngoài ra, việc bé sung dinh dưỡng vi lượng cũng đặc biệt ảnh hưởng
Trang 12Xuất phát từ những nhu cầu thiết thực trên, đề tài “Ánh hưởng của nồng độ phânbón lá đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng dau của cây đậu phụng (Arachishypogaea L.) tại huyện Cu Chi, thành phó Hồ Chí Minh” đã được thực hiện.
Mục tiêu
Xác định được nồng độ phân bón lá sinh học WEHG giúp cây đậu phụng sinhtrưởng tốt, có hàm lượng dầu cao và mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất trên vùng đấtcát tai xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chi Minh
Yêu cầu
Tiên hành bô trí thí nghiệm, theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, các
yêu tô câu thành năng suât, hàm lượng dâu của cây đậu phụng ứng với các nông độ
phân bón lá khác nhau dé xác định các nồng độ có hiệu quả kinh tế tốt nhất
Giới hạn đề tài
Thí nghiệm được thực hiện trên giống đậu phụng Giấy tại vùng đất cát Củ Chi,thành phố Hồ Chí Minh Thí nghiệm tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phânbón lá sinh học đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng dầu trên cây đậu phụng Thínghiệm chỉ phân tích hàm lượng dầu, không phân tích các thành phần dinh dưỡng kháctrong hạt đậu phụng.
Trang 13Chương 1
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 So lược về cây đậu phụng
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Cây đậu phụng có tên khoa học là Arachis hypogaea L Theo Krapovikat (1986),
“Arachis hypogaea có nguồn gốc từ Bolivia tại các vùng đồi thấp và chân núi của dayAnđơ” Cho tới nay giả thiết của Krapovikat vẫn là giả thiết có cơ sở khoa học hơn cả
Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện cây đậu phụng ở các thuộc địaNam và Trung Mỹ, từ đó cây đậu phụng được lan truyền trên toàn thế giới bởi cácthương nhân châu Âu Vào thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha đã mang đậu phụng từ Brazilđến Tây châu Phi và sau đó là Tây Nam Ấn Độ Cây đậu phụng đã được giới thiệu đến
Trung Quốc và các nước ở Tây Thái Bình Dương như Indonesia, Madagascar do thương
nhân người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17 và một loạt các nhà truyền giáo người Mỹ trongthế kỷ 19, sau đó lan rộng ra khắp châu Á (Hồ Đình Hải, 2014)
Theo Gibbons và ctv (1977) đậu phụng được phân thành 3 nhóm:
Nhóm Spanish: Cây mọc thắng đứng, lóng ngắn, ít nghiêng ngả, trổ hoa nhiều vàliên tiếp trên cành và thân chính Hạt nhỏ, P100 hạt 35 — 40 g, tỷ lệ nhân 80%, mỗi quanhiều nhất 2 hạt, một ít có 3 hạt Quả tập trung quanh gốc Chịu hạn tốt, cần cung cấpphân bón vừa phải Kháng bệnh, hàm lượng dầu cao hơn những nhóm khác Chín sớm,thời gian sinh trưởng 85 — 110 ngày, miên trạng ngắn Chế biến kẹo, đóng hộp, bơ, épdâu Việt Nam có giông đậu Tứ Qui, dau Nu, đậu Coc.
Nhóm Runner: Thân bò màu xanh sam, phân cành xen kẽ, nhiều cành ngang rat
đài, mọc cách, thân chính đài tương đương với cành, thân chính ít hoa Quả to, mọc xa
gốc khoảng 40 cm, khó thu hoạch hết các quả Hạt lớn, P100 hạt 55 — 70 g, 2 — 3 hạt/quả,năng suất cao hơn nhóm Spanish Thời gian sinh trưởng trên 150 ngày, miên trạng dài
Trang 14Là cây phủ đất, chống xói mòn, hạn chế cỏ dại Trong 4 nhóm đậu phụng, nhóm Runnerđược tiêu thụ tốt nhất Chúng có vi ngon nên được dùng làm bơ.
Nhóm Virginia: Thân màu xanh, phân cành xen kẽ, nhiều cành gần như nửa bò,
nửa thang đứng, cao 45 — 60 cm, cành dài 70 — 75 cm, không có hoa trên than chính.Hạt lớn, P100 hạt 55 — 70 g, 2 — 3 hạt/quả Thời gian sinh trưởng 150 ngày, miền Bắc
160 — 170 ngày, miên trạng dài Năng suất cao, ít bị bệnh đốm là, ít kháng hạn, cần tưới,cung cấp phân bón, lượng Canxi cao để giảm hạt lép Nhóm này được dùng phổ biếntrong ché biên.
Nhóm Valencia: Thân đứng, màu tím nhạt, cao 1 — 1,2 m, mọc 3 — 4 cảnh, phancảnh liên tục, tán lá to, thân chính thường dài hơn cành, cành mọc xa gốc khoảng 75 cm.Hạt nhỏ, P100 hạt 40 — 50 g Năng suất kha, qua nhỏ, có 3 — 5 hat/qua hay hơn Thờigian sinh trưởng 85 — 110 ngày, miên trạng ngắn Nhóm đậu ngọt, dùng dé ăn tươi, chiênhay luộc.
1.1.2 Đặc điểm thực vật học
Theo Phan Gia Tân (2005) cây đậu phụng có:
Rễ: Gồm rễ cọc đâm sâu xuống đất bao quanh bởi một hệ thống rễ con và rễ phụdày đặc phân bố chủ yếu ở lớp đất mặt từ 5 — 35 cm (60 — 80% trọng lượng) Rễ pháttriên rât nhanh ở thời kỳ đâu rôi chậm dân vào các kỳ cuôi.
Thân: Đậu phụng thuộc dạng thân thảo Khi còn non thân hình tròn nhưng khigià có hình góc cạnh, bên trong hơi xốp rỗng Thân đậu phụng cau tạo bởi 15 — 25 đốt,khi cây có hoa thì tăng trưởng nhanh và đến khi thu hoạch thì cây tăng trưởng chậm lại.Chiều cao cây của các giống đậu phụng trồng ở Việt Nam là 30 — 75 cm, thích hợp trongsản xuất: 30 — 40 em, thân quá cao không thích hợp canh tác
Cành: Khả năng đâm cảnh của đậu phụng là rất lớn, nhất là những giống thuộcloài phụ Hypogaea (có thé có 4 — 7 cấp cành), loài phụ Fastigiata thường chi có 2 cấpcành với tổng số cảnh 6 — 12 Các giống đậu phụng được trồng ở nước ta chủ yếu là cácgiống thuộc nhóm Spanish (loài phụ Fastigiata)
Lá: Thuộc lá kép lông chim, mọc cách, mỗi lá cỏ 4 lá chét, có khi có 3 — 6 lá chét.
Một lá thật gồm 3 phần chính: phiến lá (4 lá chét hay tử diệp), cuống lá và 2 lá kèm Ở
4
Trang 15mỗi cuống lá chét có mô chứa nước, làm cho lá hoạt động đóng ban đêm, mở ban ngàygọi là hiện tượng lá ngủ Có lá kèm ở nách cuống lá, hình mũi mác.
Một cây có 50 — 80 lá, lá 3, 4, 5 và 6 có hoạt động sinh lý mạnh ké từ đỉnh sinh
trưởng xuống dùng những lá này dé phân tích chuẩn đoán dinh dưỡng của cây
Hoa: Hoa lưỡng tính, màu vàng, mọc thành chùm, mỗi chùm từ 2 — 7 hoặc 12 —
15 hoa mọc ở nách lá, các hoa trên chùm phát triển không đều Hoa đậu phụng 99% là
tự thụ phấn, nở vào sáng sớm từ 5 — 10 giờ.
Quả: Dạng hình kén, dài 1 — 8 cm, rộng 0,5 — 2 cm, một đầu dính vào thư đài khikhô thành cuống quả, đầu kia có dạng cong gọi là mỏ quả, ở giữa quả có co thắt lại gọi
là eo quả Vỏ có thé có gân hoặc không có gân tùy giống
Hạt: Có nhiều hình dạng khác nhau: Bầu dục, tam giác, tròn Phần tiếp xúc với
hạt bên cạnh thường thăng Hạt có vỏ lụa bao bọc ở ngoài, màu sắc của vỏ lụa thay đôi
tùy giống: hồng nhạt, trắng, đỏ tím Có vân hoặc không và ít bị chi phối với điều kiệnngoại cảnh Trong 1 quả có từ 1 — 6 hạt, thường là 2 hạt Giống và điều kiện ngoại cảnhảnh hưởng trực tiếp đến số hạt trong một quả
1.1.3 Nhu cầu sinh thái
Dat dai: Dat trồng đậu phụng phải tơi xốp, có thành phan cơ giới nhẹ, thoát nước tốt,các loại dat thích hợp trồng đậu phụng là đất pha cát, đất đỏ bazan, dat phù sa Phải tăngcường các biện pháp cơ giới dé cày bừa cho đất tơi xốp Cây đậu phụng thích hợp pH gan
trung tinh (5,7 — 6,2).
Nhiệt độ: Cây đậu phụng có nguồn gốc nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu nóng
am và đồi dao ánh sáng Tổng tích ôn cần thiết để hoàn thành một chu kỳ sinh trưởng biếnđộng từ 2.600 — 4.800°C, nhiệt độ không khí thích hợp là 27 — 30°C, nhiệt độ đất thích hợp
là 30 — 34°C Ở từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cây cần lượng nhiệt khác nhau: Thời
kỳ ra hoa, tạo quả: biên độ nhiệt ngày và đêm khoảng 6°C, thời kỳ quả chín: biên độ nhiệt ngày đêm khoảng 8 — 10°C.
Lượng mưa: Lượng mưa thích hợp dé trồng đậu phụng khoảng 500 — 1250 mm vàphân bé đều mùa trồng Nhu cầu nước thay đôi tùy giống và theo từng thời kỳ sinh trưởng,
Trang 16đặc biệt cây cần nhiều nhất trong giai đoạn ra hoa kết quả Độ ẩm thích hợp cho đậu phụngphát triển là 75 — 80%.
Ánh sáng: Đậu phụng là cây trung tính, phản ứng rất yêu với ánh sáng Số giờ nắngkhoảng 200 giờ/tháng thuận lợi cho hoa ra nhiều và tập trung
Gió: Gió nhiều làm bốc hơi nước mạnh nên phải tưới nhiều (nhất là vụ Đông Xuân).Gió dé gây xâm nhiễm sâu bệnh vì gió mang các bao tử nam, hạt cỏ dai và sâu hại vào dattrông Gió nhẹ có lợi vì gió dua CO¿ vào ruộng đậu phụng Đôi với các giông đậu phụngthan cao, gió to sẽ gây đô ngã, làm mat năng suất
1.1.4 Yêu cầu về dinh dưỡng
Đạm: Đậu phụng có nhu cầu cao về đạm, nhờ hệ thống nốt san ở bộ rễ ma câyđược cung cấp một lượng đạm đáng kể Tuy nhiên, nốt san của cây chỉ hình thành saukhi cây mọc khoảng một tuần nên trong giai đoạn đầu của cây, đậu phụng cần được cungcấp đạm Trên các vùng đất nghèo dinh dưỡng nếu không bón đạm thì hệ vi sinh vậtcộng sinh nốt san phát triển kém, dẫn đến năng suất kém (Đỗ Thanh Tâm, 2013) Thiếu
đạm cây sinh trưởng kém, lá nhạt, ra hoa ít, hoa quả non bị rụng Thừa đạm, cành lá phát
triển rườm rà, kéo dài thời gian sinh trưởng, ra hoa chậm, quả to song hạt không mâyhoặc lép nhiều Tùy theo giống, đất đai, thời vụ và phương thức gieo trồng Bình quân
1 ha đậu phụng cần bón thêm từ 50 — 80 kg phân đạm urê (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007)
Lân: Đối với cây đậu phụng, lân là yếu tổ dinh dưỡng cần cung cấp nhiều honđạm Lân có tác dụng xúc tiễn sự hình thành phát triển của bộ rễ, hình thành nốt san và
các cơ quan sinh san: Hoa, quả, hạt, giảm rụng nu, rụng hoa, tăng tỷ lệ hat chắc Tùy
theo giống, đất đai, thời vụ và phương thức gieo trồng Bình quân 1 ha đậu phụng cầnbón thêm từ 250 — 500 kg phân lân super (Ngô Thế Dân và ctv, 1999) Đậu phụng khithiếu lân cây can cỗi sinh trưởng kém, lá non vàng nhạt, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
của nốt san, hoa rụng nhiều, quả ít, quả lép nhiều, năng suất và phẩm chất đậu phụng
đều giảm (Phan Gia Tân, 2005) Thời kỳ cây con hàm lượng lân trong cây không caonhưng rat cần thiết dé vi sinh vật cộng sinh phát triển hình thành nốt san Do vậy lân cầnđược bón sớm (Đường Hồng Dat, 2007)
Kali: Đóng vai trò quan trọng trong việc quang hợp và sự phát triển quả của đậu
Trang 17phụng Nó giúp tăng số hạt, tăng tỉ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dau, proteintrong hạt Hàm lượng kali trong lá cao nhất ở thời kì ngay trước khi ra hoa, sau đó giảmdần ở thời kì hình thành quả (Đỗ Thanh Tâm, 2013) Đậu phụng hấp thu kali tương đốisớm và có tới 60 — 70% nhu cầu kali của cây được hấp thụ trong thời kì sinh trưởng sinh
thực, đến thời kì chín, nhu cầu kali không đáng kể Khi hàm lượng K20 trong cây là
0,75% thì cây xuất hiện triệu chứng thiếu kali (Nguyễn Thị Hiền và ctv, 2001) Đậuphụng thiếu kali thân chuyên thành màu đỏ sam và lá chuyển màu vàng nhạt
Canxi: Là yếu tô dinh dưỡng mà cây đậu phụng cần nhiều hơn cả lân Ngoài việc
là yếu tố đinh dưỡng thì Ca còn giúp làm tăng pH, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn
có định đạm và là chất dinh dung cần thiết cho quá trình tạo quả và hạt Đặc biệt Cagiúp chuyền hoá N trong hạt Vì vậy, Ca có tác dụng chống đồ và tăng khối lượng hạt.Thiếu Ca quả hạt kém mây, lép, vỏ quả dòn, đáy quả thối, lá non héo chùn lại (Phan GiaTân, 2005).
Magie (Mg): Mg là thành phan của diệp lục, vì vậy Mg có liên quan trực tiếp đếnquang hợp Thiếu Mg làm giảm hàm lượng diệp lục ở lá, lá có mau vàng ta, cây bị lùn
(Phan Gia Tân, 2005).
Lưu huỳnh (S): Là thành phần của nhiều loại axit amin quan trọng trong cây Vìvậy S có mặt trong thành phan protein Thiếu S, sự sinh trưởng bị cản trở, lá màu vàngnhạt, cây chậm phát triển Lượng S đậu phụng hấp thu tương đương P (Phan Gia Tân,2005).
Thời kỳ hấp thu dinh dưỡng mạnh nhất là thời kỳ ra hoa rộ, hình thành quả vàhạt Thời kỳ này chỉ chiếm khoảng 20% thời gian sinh trưởng nhưng cây đã hấp thu 42%nhu cầu N, 46% P và 65% K Thời kỳ này cũng hấp thu lượng lớn Ca, Mg, S (Phan GiaTân, 2005).
Bo (B): Bo đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn, thụ tinh của đậu
phụng Thiếu Bo, tỉ lệ hoa hữu ích, số lượng hoa giảm và dẫn đến giảm số quả cây (PhanGia Tân, 2005).
Molipden: Có tác dụng tăng hoạt tính vi khuẩn nốt san, tăng khả năng đồng hóa
Trang 18thiếu đạm (Phan Gia Tân, 2005).
Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác như Fe, Cu, Zn, cũng đóng vai trò rất
quan trọng đối với năng suất đậu phụng Tuy nhiên, thường cây có thê hấp thu lượng
dinh đưỡng này từ đất đủ cho các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, đo đó ít khiphải bé sung các loại vi lượng này nhất là sắt
1.2 Vai trò của phân bón lá sinh học đối với cây trồng
Các chất dinh dưỡng thiết yêu cho cây trồng chủ yêu được bón vào đất và tán lácây dé đạt được năng suất kinh tế tối đa Bon vào đất phô biến hơn và hiệu qua nhất đốivới các chất đinh dưỡng cần thiết với số lượng lớn Tuy nhiên, trong một số trường hợpnhất định, bón phân qua lá mang lại hiệu quả và kinh tế hơn Do thâm canh, bón phân
qua lá đã trở thành một quy trình kỹ thuật nông nghiệp không thể thiếu Thực vật có nhu
cầu cao nhất về kali và nitơ (hơn 200 kg tính theo năng suất trên 1 ha) và nhu cầu thấpnhất về kẽm, bo, đồng và molypden Thực vật chỉ can một vai gram molypden về năngsuất trên mỗi ha Điều này có nghĩa là bón phân qua lá đặc biệt được khuyến khích và
có hiệu quả khi cần cung cấp vi lượng cho cây trồng (Karaca và ctv, 2010)
Mặc dù các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng khác nhau về tỷ lệ thâm nhập
của chúng, nhưng quá trình này có thé được tăng tốc lên khoảng chục lần bằng cách bónphân qua lá Nhược điểm của phân bón lá là thực tế chỉ có thé cung cap một lượng phânbón hạn chế cho cây trồng theo cách này Vì vậy, phương pháp này đặc biệt hiệu quảkhi cây trồng cần được cung cấp các nguyên tố chúng can với lượng nhỏ hon, vi dụ nhưsắt, bo và molypden Bón phân qua lá không chỉ là phương pháp cung cấp vi lượng hiệuquả hơn mà còn an toàn hơn cho môi trường và cây trồng Việc tìm kiếm các phươngpháp cải thiện năng suất và các thông số sinh hóa của môi trường đất phù hợp với chínhsách nông nghiệp bền vững (Niewiadomska và ctv, 2020)
1.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về phân bón lá trên cây đậu phụng1.3.1 Một số nghiên cứu ngoài nước về phân bón lá trên cây đậu phụng
Theo Duan (1999), ngoài các chất dinh dưỡng như N, P, K, Ca, Mg, S, đậu phụngcòn cần một số chất dinh dưỡng vi lượng như Fe, B, Mo, Zn và Cu trong quá trình sinhtrưởng và phát triển một cách cân đối và kịp thời để có thé mang lại năng suất cao nhất
Trang 19Mirvat và ctv (2005) đã tiến hành thí nghiệm thực địa trong hai mùa hè liên tiếpnăm 2002 và 2003 tại khu vực Nam AL-Tahrir, AL-Behaira Governor, Ai Cập dé nghiêncứu ảnh hưởng của phân lân gồm hai lượng là 30 và 60 kg P2Os/ha và sử dụng phân bón
lá chứa kẽm (bao gồm: chỉ sử dụng với nước (đối chứng), 0,50, 0,75 và 1,0 g/L) Kết
quả cho thay đậu phụng cho năng suất cao nhất đạt 1408 kg/ha khi áp dụng 60 kg P2Os/ha
va phân kẽm sử dụng qua lá với nồng độ 1,0 g/L
Theo Gohari và ctv (2010), trên đất cát pha sét ở Iran có hàm lượng đạm tổng số
là 0,084%, bón đạm với lượng 60 kg N/ha thì năng suất đậu phụng vỏ đạt 2,31 tan/ha,cao hơn 27,2 % khi không bón dam.
Ravichandra và ctv (2010) đã tiến hành thí nghiệm trên cây đậu phụng trong haimùa trong năm 2009 và 2010 tại trang trại nghiên cứu cây trồng của SHIATS,
Allahabad, An Độ dé tìm hiểu tác dụng của việc sử dụng phân bón qua lá Boron kết hợp
với việc sử dụng Rhizobium lên sự tăng trưởng và năng suất của đậu phụng Có hai mức
độ với Rhizobium là sử dụng và không sử dụng, năm nồng độ của Boron sử dụng qua
lá: không có Boron, 0,5 ppm, 1,0 ppm, 2,0 ppm và 3,0 ppm ở dạng sử dụng qua lá
(Disodium octaborat tetrahydrate — NazBsO¡3.4H2O) Kết quả thu được: ở nghiệm thức
sử dụng Boron nồng độ 2 ppm và có sử dụng Rhizobium thu được số quả/cây, khốilượng 100 quả và năng suất vượt trội hơn so với các nghiệm thức còn lại (lần lượt là27,33 quả/cây, 94,87 g và 2,95 tắn/ha — số liệu trung bình của 2 năm)
Maral (2011) đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của phân đạm và phân bón láhumid đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên đậu phụng tại AstanelAshrafiyel (miền Bắc Iran) Các mức đạm được sử dụng là 0 kg N/ha (đối chứng), 25
kg N/ha, 50 kg N/ha, 75 kg N/ha Hai nồng độ phân bón lá được sử dụng là 0 mg/L (đối
chứng) và 40 mg/L Kết quả cho thấy đậu phụng cho năng suất cao nhất với lượng đạm
75 kg/ha và phân bón lá humid 40 mg/L.
Vinod (2013) đã tiến hành thí nghiệm cung cấp dinh dưỡng qua lá cho đậu phụng.Thí nghiệm gồm chín nghiệm thức sử dụng dinh dưỡng qua là: 1,5% Urea, 2,0% Urea,1,5% DAP, 2,0% DAP, 1,5% MOP (muriate kali), 2% MOP, 1,5% Uré: DAP: MOP
(0,5% mỗi loại), 2,0% Uré: DAP: MOP (0,7% mỗi loại) và 0,5% (19 N: 19P20s:
19K2O) Nghiên cứu cho kết quả cao nhất ở nghiệm thức sử dung qua lá kết hợp 2,0%
Trang 20Urea + DAP + MOP (0,7% mỗi loại) cho khối lượng 100 quả đạt 117,65 g, khối lượng
100 hạt đạt 42,19 g, năng suất quả đạt 3746 kg/ha, năng suất hạt đạt 2905 kg/ha và năngsuất sinh khối đạt 4253 kg/ha
Shete và ctv (2018) đã tiễn hành một thí nghiệm tại Trang trại nghiên cứu sau đại
học, Đại học Nông nghiệp Kolhapur, Ấn Độ trong năm 2017 — 2018 để xác định ảnhhưởng của dinh dưỡng qua lá đối với sinh trưởng và hấp thu các chất dinh dưỡng đalượng và vi lượng trên cây đậu phụng (Arachis hypogaea L.) Kết quả cho thay sử dụng2% Ca(NO3)2 qua lá 6 45 và 60 NSG cho hiệu quả rõ rệt đối với các đặc tinh sinh trưởng,năng suất và chất lượng của đậu phụng Chiều cao cây cao nhất đạt 21,26 cm, số nốt san
cao nhất đạt 95 nốt san khi sử dụng 2% Ca(NO3)2 Tổng hàm lượng dinh dưỡng da
lượng, trung lượng và vi lượng được cây hấp thu cao nhất khi sử dụng 2% Ca(NO3)2
Tỷ lệ hạt/quả đạt 67 — 69%, năng suất quả khô, hạt khô và năng suất sinh khối cao nhất(lần lượt là 3,26, 2,24 và 3,91 tan/ha) được ghi nhận khi sử dụng 2% Ca(NO)s qua lá
EL-Kader và ctv (2013) đã tiến hành một thí nghiệm dé nghiên cứu ảnh hưởngcủa việc bón lưu huỳnh và phun Zn, B qua lá và sự kết hợp của chúng đến các yếu tổcau thành năng suất và năng suất, chất lượng hạt đậu phụng Kết quả chỉ ra rằng, hamlượng dinh dưỡng đạt cao nhất khi bón 200 kg S/lần kết hợp với phun qua lá 3,33 g(ZnSO¿-7H›O) lit/chau, (2,7 kg ZnSO//lần) và 0,83 g (NaB4O; - 10H20)/lit/chau (0,7
kg Bo/lần) tương ứng với lượng Zn và B
Ebrahim và ctv (2016) đã tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng củathạch cao, boron và kali đến năng suất, hàm lượng dầu và tính chất hóa học của hạt đậuphụng Kết quả thí nghiệm cho thấy sản lượng hạt tăng khi lượng thạch cao tăng đến
1200 kg/ha và không phun phân bón lá B Dầu trong hạt tăng khi bón 600 kg/ha và 48
g B/ha Sản lượng hạt tăng khi bón 1200 kg thạch cao/ha và 96 g K/ha Hàm lượng dầucao nhất khi bón 600 kg thạch cao/ha và 48 kg B/ha
1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước về phân bón lá trên cây đậu phụng
Theo nghiên cứu của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, trên nhiều vùng đất trồng đậuphụng khác nhau ở phía Bắc, với liều lượng bón 60 kg PzOs kết hợp 8 — 10 tan phânchuồng + 30 kg KzO + 30 kg N cho giá trị kinh tế cao nhất, trung bình hiệu quả 1 kgP2Os thu được 4 — 6 kg đậu phụng vỏ Nếu bón 90 kg PzOs, thì năng suất cao nhưng hiệu
10
Trang 21quả không cao, hiệu suất 1 kg P2Os thu được 3,6 — 5,0 kg đậu phụng vỏ Trên nền đấtxám bạc màu Đông Nam Bộ, hiệu suất 1 kg P2Os dat 6,3 — 9,2 kg đậu phụng vỏ (NguyễnThị Dan va ctv, 1991).
Theo Mai Cao Ky (2002), bón lân trên vùng đất đỏ Lâm Đồng với công thức bonphân nên có hữu cơ phối hợp với lượng phân lân thay đối theo từng nghiệm thức từ 0 —
90 kg P2Os/ha (0 — 30 — 50 — 70 — 90 kg P2Os/ha) thì thay năng suất ở từng nghiệm thứctăng dần Năng suất đậu phụng đạt cao nhất khi bón lượng phân lân lên đến 90 kgP20s/ha.
Hồ Huy Cường (2007) nghiên cứu hiệu lực của kali đối với năng suất đậu phụngtrên đất xám bạc màu, đất nhẹ giàu dinh dưỡng đã kết luận năng suất đậu phụng đạt giátrị cao nhất khi bón từ 60 — 90 kg K2O/ha và có hiệu suất khá cao 6 — 7 kg hạt/kg K20.Đối với cây trồng trên đất xám thì yếu tố hạn chế năng suất là lân, kali, magie, lưu huỳnh
và molipden.
Theo Vũ Đình Chính (2010), dé thu được một tan đậu phụng vỏ (kèm theo thânlá) đã lay đi từ đất 16 kg P2Os, 54 kg N, 27 kg K20, 26,4 kg CaO, 11,9 kg MgO Trênnhững vùng đất chua, nghèo lẫn khả năng giữ chặt lân của đất lớn như đất bazan cầnbón tỉ lệ phân lân cao hơn Ngược lại, đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất bạc mau,đất xám cần tăng tỉ lệ bón kali
Nguyễn Thùy Phương và ctv (2013) cho rằng: Khi tăng liều lượng lân thì hiệuquả kinh tế cũng tăng lên và công thức cho hiệu quả kinh tế cao nhất với công thức bón
là 90 kg P2Os/ha Trên đất cát pha tại phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy nếu ápdụng công thức bón phân cho 1 ha đậu phụng: 8 tan phân chuồng + 30 kg N + 60 kgKaO + 90 kg PzOs sẽ cho năng suất cao nhất
Theo Mai Cao Kỳ (2002), trên đất bạc màu Bắc Giang hiệu suất sử dụng củaphan PzOs những năm 90 của thé kỷ trước là 4,6 — 8,2, đến những năm đầu thế kỷ XXI
là 14,4 Cũng theo Mai Cao Kỳ hiệu suất sử dụng của phân P2Os vào những năm 90 củathế kỷ trước tại vùng đất xám Đông Nam bộ, Tây Ninh, Đồng Nai là 6,3 — 10
Có nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các nguyên tố dinh dưỡng sử dụngqua lá làm tăng năng suất đậu phụng lên đáng kể:
Trang 22+ Sử dụng riêng lẻ Zn và Cu khi đậu phụng bắt đầu ra hoa năng suất tăng từ 3,2
— 7,1%, nhưng nếu sử dụng kết hợp cả 4 nguyên tố Zn, Cu, Mo, B năng suất có thê tăng
từ 19,1 — 21,3%, hat may, to, hàm lượng protein tăng lên rõ rệt (Ngô Thế Dân, 1999).Việc sử dụng phân bón lá nếu áp dụng đúng phương pháp có thể mang lại lợi ích kinh
tế vì hiệu quả của sự hấp thụ phân bón tới 80% so với 20 — 50% phân bón được hấp thu
Ở TẾ
+ Theo Lê Vĩnh Thúc va ctv (2014), khi sử dụng đạm urea (46% N) ở nồng độ2% cho đậu phụng HL25 trong thời gian sau gieo 15 — 22 ngày làm cây phát triển chiềucao và khối lượng thân lá, không làm gia tăng chỉ số thu hoạch Sử dụng N ở thời điểm
36 NSG giúp cây đậu phụng cho số quả chắc, khối lượng quả chắc gấp 2 lần so vớikhông sử dụng N và làm tăng chỉ số thu hoạch
+ Kết quả nghiên cứu thử nghiệm của Trung tâm Khuyến nông — Khuyến ngư
tỉnh Binh Dinh vụ Đông Xuân năm 2014 — 2015 tại vùng đất cát huyện Phù Cát cho thay
sử dụng phân bón lá khoáng sinh học với lượng 1500 mL/ha giúp cây phát triển hơnnghiệm thức bón phân hóa học về nhiều mặt như: cây ra hoa sớm và tập trung hơn, nhiềucành cấp 1 hơn, tỷ lệ hạt chắc cao hơn và năng suất cao hơn — đạt 3,5 tan/ha — tăng 20%
so với bón phân hóa học.
12
Trang 23Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2023 tại xã Hòa Phú,huyện Củ Chi, Thành phó Hồ Chí Minh
2.1.2 Điều kiện thời tiết
Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng,phát triển và năng suất của cây trồng Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện ngoài trời,
có nhiệt độ trung bình các tháng dao động từ 28,2 — 30,4°C Trong đó nhiệt độ cao nhấtvào thang 05 (38,5°C) và thấp nhất vào tháng 03 (22,7°C) Với nhiệt độ này thì tươngđối thích hợp cho cây đậu phụng sinh trưởng và phát triển bình thường
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2023 tại khu thí nghiệmThángnăm Tông số Nhiệt độ (°C) Luongmua Độ 4m
giờ năng Cao Trung Thấp trung bình trung bình(giờ) nhất bình nhất (mm) (%)
02/2021 198.3 35,7 28,2 23,2 22,4 71
03/2021 246,4 36,0 28,3 #27 0 73
04/2021 194.8 37,2 30,4 23,8 TI8 76
05/2021 182,6 38,5 30,1 23,8 213,6 78
(Đài Khí tượng Thuy văn khu vực Nam Bộ, 2023)
Độ âm trung bình cao dao động từ 71 — 78%, tổng số giờ nắng cao thích hợp chocây đậu phụng sinh trưởng, phát triển Lượng mưa cao nhất vào tháng 05 (213,6 mm)
và không có mưa vào tháng 03, lượng mưa thấp vào giai đoạn sinh trưởng của cây nên
Trang 24cần chủ động nguồn nước dé cung cấp đủ nước cho cây đậu phụng sinh trưởng Vào đầutháng 05, lượng mưa khá cao cần tiến hành thoát nước tránh ngập úng và thu hoạch đúngthời điểm để hạn chế đậu phụng bị mọc mầm trước thu hoạch.
2.1.3 Đặc tính lý hoá đất
Bảng 2.2 Đặc tính lý, hóa khu đất thí nghiệm
Thành phần pHis Mtn Đạmtông Lân dễtiêu
2.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2.1 Giống
Giống đậu phụng Giấy có thời gian sinh trưởng 85 — 90 ngày (Vụ xuân) Khốilượng 100 quả dat 158 — 165 g, khối lượng 100 hat từ 56 — 60 g, tỷ lệ hạt/quả đạt 70 —72% Đậu phụng Giấy có hàm lượng dầu cao (47%) Năng suất quả bình quân đạt 2,7tan/ha
2.2.2 Phan bón
Phân bón lá sinh học WEHG được san xuất tai Nhà may Novozymes (Hoa Ky) docông ty Cổ phần Thế giới Thông Minh phân phối (Thanh phần: Chất hữu co(OM)(Herbs): 0,55% , Bo: 0,3%, pH: 8-9, Axit amin: 0,5%, Ty trọng: 1,0)
Phân super lân (16% P2Os) dạng bột màu xám do Công ty Cổ phan phân lân nungchảy Văn Điên sản xuât.
14
Trang 25Vôi bột Xuân Đào do Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Dịch Vụ Sản
Xuất Vôi Càng Long Xuân Đào sản xuất
Phân bò vi sinh đã qua xử lý Vinatap do Công ty Vinatap Việt Nam sản xuất.Phân nền: Lượng phân được áp dụng theo QCVN 01 — 57: 2011/BNNPTNT Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu phụng
Hình 2.1 Phân bón lá sinh học WEHG chai | Lit
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tô được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RandomizedComplete Block Design - RCBD), với năm nồng độ phân bón lá sinh học và một nghiệmthức sử dụng nước lã làm đối chứng, ba lần lặp lại
NTI (DC): 0 mL/L NT2: 5 mL/L NT3: 10 mL/L
NT4: 15 mL/L NTS: 20 mL/L NT6: 25 mL/L
Phân bón lá sinh học WEHG được phun vao thoi điểm 15 NSG và 25 NSG vớilượng dung dịch mỗi lần phun là 300 L/ha
Trang 262.3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
NT5 NT6 NT2 NT3 NT4 NTI (DC) LLL1
NTI (ĐC) NT2
NTS
NT4 NT6 LLL2
Hướng dốc dat
LLL3
Hình 2.2 So đồ bố trí thí nghiệm
>
Quy mô thí nghiệm
Tổng số 6 thí nghiệm là 18 6 với diện tích mỗi 6 là 7,5 m? (dai 5m, rộng 1,5m).Tổng diện tích 6 thí nghiệm là 135 m? và tông diện tích khu thí nghiệm chưa bao gồm
hang bảo vệ là 195,5 m7.
16
Trang 27Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 0,5 m và khoảng cách giữa các lần lặp lại là
1 m Khoảng cach trồng: 30 (cm) x 10 (cm), mỗi hốc một hạt Mật độ: 333.333 cây/ha.2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triển
— Ngày phân cành (NSG): Ngày có > 50% số cây/ô thí nghiệm phân cành đầutiên.
— Ngày ra hoa (NSG): Ngày có > 50% số cây/ô thí nghiệm có ít nhất 1 hoa nở
ở bat kì đốt nao trên thân chính
— Ngày ra hoa rộ (NSG): Ngày có > 75% số cây/ô thí nghiệm có ít nhất 1 hoa
nở ở bat kỳ đốt nao trên thân chính
— Thời gian sinh trưởng (ngày): Từ ngày gieo đến ngày thu hoạch Ngày thuhoạch có khoảng 80 — 85% số quả có gân điền hình, mặt trong vỏ quả có màu den, vỏlụa hạt có màu đặc trưng của giống, tầng lá giữa và gốc chuyển màu vàng và rụng
Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển
Phương pháp lay mẫu:
Trên mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 10 cây ở các hàng giữa để đo chỉ tiêu,
không lay cây ở đầu hàng va hang bia Bắt đầu theo dõi khi cây từ 15 NSG Lấy chỉ tiêuđịnh kì 10 ngày/lần đối với chiều cao cây và số lá
— Chiều cao cây (cm): Do từ đốt lá mầm tới đỉnh sinh trưởng của thân chính
— Số lá/thân chính (1á): Đếm số lá kép trên thân chính tính từ vị trí đốt lá mầm
— Tổng số cành (cành/cây): Đếm tổng số cành mọc từ thân chính của 10 cây chỉ
tiêu mỗi ô (khi thu hoạch).
— Số cành hữu hiệu (cành/cây): Đếm số cành hữu hiệu (cành có quả) mọc từ
thân chính của 10 cây chỉ tiêu mỗi ô (khi thu hoạch).
— Tý lệ cảnh hữu hiệu (%): (Tổng số cành hữu hiéu/Téng số cảnh trên cây) x 100.Được đếm ở thời điểm thu hoạch
Trang 28— Chiều đài và chiều rộng lá (cm): Do lá chét thứ 3 từ đỉnh xuống (vào thời điểm
— Tổng số nốt san hữu hiệu (nốt sần): Đếm số nét san hữu hiệu trên cây ở thờiđiểm 30 NSG và 60 NSG
— Tỷ lệ nốt san hữu hiệu (%): Tổng số nốt san hữu hiéu/Téng số nốt san x 100
18
Trang 29Đánh giá bệnh hại
Mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây đậu phụng (QCVN 01 - 168:2014/BNN&PTNT).
Theo dõi toàn bộ số cây/ô cơ sở ngay sau khi cây được 10 NSG Dém số cây bịbệnh, tính tý lệ cây bệnh và đánh giả.
Sâu khoang (Spodoptera litura), sầu xanh da láng (Spodoptera exigua): Sử dụngkhung 0,25 m? đếm mật số sâu khi thấy sâu xuất hiện trên khu thí nghiệm (cách mộthàng ngoài của ô thí nghiệm).
Bang 2.3 Mật số sâu khoang, sâu xanh da láng gây hại (con/m?)
Mức độ gây hại Sâu khoang Sâu xanh da lắng
(Spodoptera litura) (Spodoptera exigua)
Nhe 10 —20 10 —20
Trung binh 20 — 40 20 — 40
Nang >40 >40
Mat trang Thiét hai 70% nang suat
(OCVN O01 — 168: 2014/BNN & PTNT)
Bệnh héo xanh vi khuan (Ralstonia solanacearum) và bệnh thôi đen cô ré(Aspergillus niger): Theo đối toàn bộ số cây/ô, đếm số cây bị bệnh
Bang 2.4 Mức độ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh thối đen cô rễ (%)
Mức độ gây hại Bệnh héo xanh vi khuân Bệnh thối đen cô rễ
Nhẹ 2,5 —5 2,5 —5
Trung binh 5 —10 5-10
Nang >10 >10
Mat trang Thiét hai 70% nang suat
(OCVN O01 — 168: 2014/BNN & PTNT)
Trang 30Bệnh đốm nâu (C ercospora arachidicola), gỉ sắt (Puccinia arachidis), đốm den(Phaeoisariopsis personata): Theo đõi 10 cây/ô, lay 10 lá kép (là tính từ đưới gốc lên),đếm số lá bị bệnh Theo dõi khi cây bắt đầu bị bệnh đến thu hoạch, định kỳ 10 ngày/lần.
Ti lệ cây bị bệnh (%) = (tổng số cây bị bénh/téng sé cây điều tra) x 100
Bang 2.5 Mức độ nhiễm bệnh đốm đen, đốm nâu, gi sắt (%)
Mức độ gây hại Bệnh đốm nâu Bệnh đốm đen Bệnh gi sắt
Các yếu tố cau thành năng suất và nang suất
— Số quả/cây (quả): Đếm số quả trên 10 cây chỉ tiêu/ô thí nghiệm Tính trungbình sô qua của 1 cây.
— Số quả chắc/cây (quả): Đếm số quả chắc của 10 cây chỉ tiêu/ô thí nghiệm.Tính trung bình số quả chắc của 1 cây
— Tỷ lệ quả chắc/cây (%): (Số quả chắc/cây)/(Số quả/cây) x 100
— Tỷ lệ qua 1, 2, 3 hạt (%) = Số quả 1, 2, 3 hat/Téng số quả x 100 (Chọn quả
chắc từ các cây chỉ tiêu).
— Khối lượng 100 quả khô (g): Lấy ngẫu nhiên 100 quả chắc (quy về độ âm 12%)của mỗi ô thí nghiệm, cân lấy khối lượng và lặp lại 3 lần sau đó tính trung bình
— Khối lượng 100 hạt khô (g): Lấy ngẫu nhiên 100 hạt (được tách ra từ 100 quả
ở chỉ tiêu khối lượng 100 quả khô) cân và lặp lại 3 lần, tính trung bình
— Tỉ lệ hạt/quả (%) =(Khối lượng hạt 100 quả/Khối lượng 100 quả) x 100
— Năng suất lý thuyết hạt (tan/ha) = (Số hạt chắc/quả x Số quả chắc trên cay x
Số cây/ha x Khối lượng 100 hat)/10°
— Năng suất thực thu hạt (tan/ha): [(Khối lượng hạt chắc/ô)/Diện tích ô] x 10
20
Trang 31RS _ k Năng suất 6 thinghiém —Năng suất 6 đối chien.
Năng suất ô đối chứng
Năng suât quy đôi về âm độ chuân 12% Công thức năng suât quy đôi vé âm độ
chuẩn 12%:
P1z% =(100 — Ho) /(100 — 12) x Po
Ghi chú:
— Pio»: Năng suất ở âm độ 12%
— Ho: Am độ ban đầu khi phơi xong
— Po: Năng suất ở âm độ Họ
Yếu tố chất lượng
— Hàm lượng dầu (%): Lấy ngẫu nhiên 300g hạt (được tách ra từ 100 quả ở chỉtiêu khối lượng 100 quả khô) Mẫu được phân tích một lần trong quá trình thí nghiệmtheo phương pháp tại tiêu chuẩn hiện hành (TCVN 8948:2011)
Đánh gia hiệu quả kinh tế
— Chi phí (triệu đồng/ha/vụ) = Chi phí chung + chi phí riêng (phân bón lá sinh họcWEHG)
— Doanh thu (triéu đồng/ha/vụ) = Năng suất thực thu quả khô (kg/ha) x giá bán(nghìn đồng/kg)
— Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) = Doanh thu — Chi phí.
— Ti suất lợi nhuận (lần) = Lợi nhuận /Chi phí
Lợi nhuận 6 thí nghiệm — Lợi nhuận ô đối chứng
— Hiệu quả kinh tế (%) = x 100
Lợi nhuận ô đối chứng
2.5 Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu trong thí nghiệm được thu thập và thống kê bằng phần mềm MicrosoftExcel 365, sau đó phân tích phương sai bằng phần mềm SAS 9.4 dé phát hiện sự khácbiệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức Tiến hành trắc nghiệm phân hạng Duncan(nếu có) trung bình nghiệm thức ở mức a = 0,05
Trang 32Chương 3
KET QUA VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và phát triển
của cây đậu phụng
Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây đậu phụng trong thí nghiệm
Nông độ phân bón lá Ngày ra hoa Ngày ra hoa rộ
Việc sử dụng phân bón lá ở các nồng độ 20 mL/L, 25 mL/L giúp ngày ra hoa sớmhơn một ngày (24 NSG) so với các cây được sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp hơn.Riêng đối với những cây được sử dụng phân bón lá sinh học với nồng độ 20 mL/L va
25 mL/L còn làm cho cây ra hoa đồng loạt và tập trung hơn, ngày ra hoa rộ là 26 NSG
so với 27 NSG ở các nồng độ khác Thời gian phân cành của cây toàn bộ thí nghiệm là
10 NSG Các nồng độ sử dụng phân không làm thay đối thời gian sinh trưởng của cây(90 NSG).
22
Trang 333.2 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
của cây đậu phụng
3.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến chiều cao cây đậu phụng tại các thời
điểm theo dõi
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinhtrưởng, phát triển của cây trồng Đồng thời, chiều cao cây cũng liên quan trực tiếp đếntổng số hoa, số hoa hữu hiệu, khả năng đâm tia hình thành quả cũng như khả năng tíchlũy, khả năng vận chuyền các chat và khả năng chống chịu của cây (Nguyễn Thị BíchThuận, 2017).
Bảng 3.2 Chiều cao (cm) cây đậu phụng tại các thời điểm theo dõi
Nong độ Thời điểm theo doi (NSG)
"5: khác biệt không có ý nghĩa
Theo kết quả Bảng 3.2, chiều cao cây đậu phụng khác biệt không có ý nghĩa
thong kê khi được bé sung các nồng độ phân bón lá sinh học khác nhau trong thí nghiệm
Tại thời điểm 25 NSG - 35 NSG chiều cao cây tăng trưởng mạnh khi thay đổi các nồng
độ phân bón lá, đặc biệt ở giai đoạn 45 — 55 NSG nhờ bộ rễ được hình thành hoàn thiện
do đó khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng cao, giúp cho cây tăng trưởng nhanh.Giai đoạn 65 NSG trở về sau, chiều cao cây đậu phụng tăng chậm do cây tập trung nuôi
dưỡng quả.
Trang 34Nhìn chung, cây đậu phụng khi được bồ sung nồng độ 25 mL/L phân bón lá cóchiều cao cao nhất ở tất cả các thời điểm Chiều cao cây có xu hướng tăng theo nồng độphân bón lá qua các giai đoạn sinh trưởng nhưng không thê hiện rõ sự khác biệt giữacác nông độ.
3.2.2 Ánh hưởng của nồng độ phân bón lá đến số lá trên thân chính của cây đậuphụng tại các thời điểm theo dõi
Lá cây là bộ máy quang hợp có vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định trongquá trình hình thành năng suất cây trồng Chức năng của lá là chuyển hóa năng lượngmặt trời, CO2 và nước thành chất hữu cơ cung cấp cho cây phát triển Số lá liên quanmật thiết đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
Bảng 3.3 Số lá (1á) trên thân chính của cây đậu phụng tại các thời điểm theo dõi
Nong độ Thời điểm theo doi (NSG)
Eunh ụ,e“ La om Loe 0,8" 3/7
Trong cùng một cội, các số có cùng ký tự đi kèm thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê ở mức a= 0,05; "°: khác biệt không có ý nghĩa, : khác biệt có ý nghĩa ở mức a= 0,05
Kết quả Bảng 3.3 cho thấy, ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến số lá trênthân chính cây đậu phụng khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở các thời điểm
từ 15 — 55 NSG Trong đó: Số lá trên thân chính của cây đậu phụng ở thời điểm 15 NSGdao động từ 5,0 — 5,3 lá, thời điểm 25 NSG dao động từ 7,4 — 7,8 lá Vào thời điểm 35NSG, số lá dao động từ 8,5 — 8,8 lá Thời điểm 45 NSG, số lá trên thân chính dao động
24
Trang 35từ 9,1 — 10,2 lá Ở thời điểm 55 NSG, số lá trung bình trên thân chính của cây đậu phụng
dao động từ 9,9 — 11,0 lá.
Tại thời điểm 65 NSG, số lá của cây khi sử dụng phân bón lá ở nồng độ 25 mL/Lđạt 12,5 lá/cây, khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với cây không sử dụng phân bón lá vàcây được áp dụng nồng độ 5 mL/L, khác biệt không có ý nghĩa thống kê đối với cây ápdụng các nồng độ phân bón lá còn lại Số lá nhiều tại thời điểm này giúp cho cây tậptích lũy nhiều chất dinh dưỡng nuôi quả
3.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tổng số cành và tỷ lệ cành hữu hiệucủa cây đậu phụng
Kha năng phân cành của cây đậu phụng là rất mạnh, chúng phân cành từ đướigốc, ngay từ hai lá tử diệp Các cành cấp 1 và cành cấp 2 sát gốc của cây đậu phụng làcác cành quan trọng, đóng góp 90% số quả thu hoạch Các cảnh mọc sau thường chonhiều quả non và ít quả chắc do bị tác động bởi điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác
(Nguyễn Danh Đông, 1984)
Cành hữu hiệu là cành mang quả, vì vậy cành hữu hiệu quyết định chủ yếu đếnnăng suất, cành hữu hiệu càng nhiều thì năng suất càng tăng Cây có nhiều cành nhưng
tỷ lệ cảnh hữu hiệu thấp sẽ cho năng suất không cao Số cành nhiều cho thấy cây sinhtrưởng mạnh, số hoa nhiều
Bảng 3.4 Tổng số cành, số cành hữu hiệu và tỷ lệ cành hữu hiệu của cây đậu phụng
Nông độ Tông số cảnh Số cành hữu hiệu Tỷ lệ cành hữu hiệuphân bón lá (mL/L) (cành) (cành) (%)
Trang 36Kết quả Bảng 3.4 cho thấy, các nồng độ phân bón lá khác nhau có tổng số cành,
số cảnh hữu hiệu và tỷ lệ cảnh hữu hiệu khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.Tổng số cành trên cây dao động từ 6,5 — 7,7 cành, số cành hữu hiệu dao động từ 4,6 —5,4 cành và tỷ lệ cành hữu hiệu dao động từ 57,7 — 78,6%.
Như vậy, sử dụng phân bón lá với nồng độ càng cao thì số cảnh hữu hiệu càngnhiều nhưng chưa đủ lớn dé có khác biệt về mặt thống kê Như vậy, nồng độ phân bón
lá khác nhau không ảnh hưởng đến thì số cành hữu hiệu, tổng số cành và tỷ lệ cành hữu
hiệu trên cây đậu phụng.
3.2.4 Ảnh hướng của nồng độ phân bón lá đến kích thước lá và đường kính tán câyđậu phụng tại các thời điểm theo doi
Chiều dài và chiều rộng lá là hai chỉ tiêu cho thấy tốc độ sinh trưởng của cây,thường phụ thuộc vào yếu tố di truyền của từng giống, tuy nhiên yếu tô ngoại cảnh cũng
có ảnh hưởng đáng ké đến chiều dài và chiều rộng lá Bộ lá phát triển tốt, điện tích lálớn, đường kính tán lớn dẫn tới cây quang hợp mạnh sẽ tích lũy được nhiều chất xanh,tổng hợp được nhiều dinh dưỡng tạo thuận lợi cho giai đoạn ra hoa, kết quả của cây.Bang 3.5 Chiều dài, chiều rộng lá (cm) cây đậu phụng tại thời điểm 30 NSG và 60 NSGNong độ phân 30 NSG 60 NSG
bónlá(mL/I) Chiềudàilá Chiềurộnglá Chiềudàilá Chiêu rộng lá