1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ hạt được xử lý KNO3 đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng cây con của giống bí xanh (Benincasa hispida)

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ hạt được xử lý KNO3 đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng cây con của giống bí xanh (Benincasa hispida)
Tác giả Tran Thi Thu Tram
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Xuân Chương
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Nông học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019 - 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 19,38 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài “Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNO3 đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng cây con của giống bí xanh Benincasa hispida” được thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

BRVIRBW

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ANH HUONG CUA THỜI GIAN TON TRU HAT ĐƯỢC XỬ

LY KNO: DEN TY LE NAY MAM VÀ SINH TRUONG

CAY CON CUA GIONG Bi XANH

Trang 2

ANH HUONG CUA THỜI GIAN TON TRU HẠT ĐƯỢC XU

LY KNO: DEN TY LE NAY MAM VÀ SINH TRUONG

CAY CON CUA GIONG Bi XANH

(Benincasa hispida)

Tac gia

TRAN THI THU TRAM

Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

TS NGUYEN DUC XUÂN CHƯƠNG ©

Hướng dẫn khoa học: Vy, eo

Thanh phố Hồ Chi Minh

Tháng 11/2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học NôngLam Thành phó Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông học đã tạo điều kiện để em

được kết hợp giữa việc học lý thuyết với thực hành thực tiễn và nghiên cứu khoa học

trong môi trường Đại học.

Dé hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất em xin gửi lời cảm ơn sâusắc đến TS Nguyễn Đức Xuân Chương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạtnhững kiến thức hữu ích cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn tới chị Nguyễn Hoàng Phương Thủy và các bạn Lưu TrầnPhi Yến, Lê Thị Hoài Thương, Vương Bình Nếu không có sự giúp đỡ trực tiếp của cácbạn thì khóa luận này đã không thé hoàn thành như mong đợi

Lời cuối cùng con xin cảm ơn và ghi nhớ công ơn của Cha Mẹ Cảm ơn Cha Mẹcho con tình yêu thương, sự chăm sóc và day dé con nên người trở thành một người tốt

có ích cho xã hội Cha mẹ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được đến trường, đượchọc tập trau dồi kiến thức Một lần nữa con xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắcnhất Cha Mẹ của con

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNO3 đến tỷ lệ nảy mầm

và sinh trưởng cây con của giống bí xanh (Benincasa hispida)” được thực hiện tại phòng

thí nghiệm bộ môn Cây công nghiệp và tại vườn ươm trại thực nghiệm Khoa Nông học

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh từ tháng 05/2023 đến tháng 11/2023 Mục

tiêu của nghiên cứu là xác định được thời gian trữ hạt bí xanh sau khi ngâm xử lý KNO3

phù hợp cho sự nảy mâm và sinh trưởng cây con của cây bí xanh.

Thí nghiệm một yếu tố gồm các mức thời gian trữ hạt sau khi ngâm xử lý KNO3được bồ trí theo hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại Các nghiệmthức gồm các thời gian tồn trữ hạt ký hiệu là T lần lượt như sau: To là hạt không tổn trữ,Tyla hạt tồn trữ 1 tháng, T› là hạt tồn trữ 2 tháng, T› là hạt tồn trữ 3 thang, Ty là hạt tồn

trữ 4 tháng.

Về tỷ lệ nảy mầm và cường lực nảy mầm của hạt thực hiện trong phòng thí nghiệm

Tỷ lệ nay mầm, chiều dài rễ mam ở nghiệm thức 2 tháng trữ hạt cao nhất Tốc độ nảymam ở cả hai nghiệm thức 1 tháng trữ hạt va 2 tháng trữ hat cho kết quả cao nhất Thờigian nảy mam trung bình ở nghiệm thức 1 tháng trữ hat là nhanh nhất

Về tỷ lệ mọc mầm và sinh trưởng cây con thực hiện trong vườn ươm Nghiệm thứcthời gian 2 tháng trữ hạt có tỷ lệ mọc mam, thời gian mọc mam trung bình, tốc độ mọcmam, chiều cao cây, số lá thật, đường kính thân, kích thước lá, khối lượng rễ tươi, khốilượng rễ khô, hệ số chất lượng cây con, tỷ lệ cây con xuất vườn đạt kết quả cao nhất.Riêng khối lượng thân, lá tươi và khối lượng thân, lá khô ở nghiệm thức 1 tháng là caonhất, tuy nhiên, ở nghiệm thức 2 tháng trữ vẫn có khối lượng thân, lá tươi và thân, lákhô vẫn tương đối cao

Qua kết quả thí nghiệm rút ra kết luận sau khi xử ly KNO3 tiến hành trữ hạt từ 1đến 2 tháng sẽ cho cường lực hạt giống và sinh trưởng cây bí xanh con tốt nhất

Trang 5

Danh sách kí tự viẾt tắt 5-5-5 s2 221221211211121121112111111211211122111 212cc VII

ERIS CI 1 crs secre tailor i a SSRIS NT SOE TON AIO SOC VIH

1.2.1 Cuong lure ctta na 3

1.2.2 Cấu tạo và sự nảy mầm của hạt 2 5-Ss 2s2S2SE£EE2EEE3E21212122121212112111 72221 xe 41.2.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến sự nảy mam của hạt - 2522 ©2222222222z22zc+2 5

13 (lim trae HA Ất sang no nát: 80 0 ĐH 0n SQNGGRPLETHRGPIASEDSIBSIDRGAGSS4ÍĐHLEN ĐỤIGHING.SISRGRPSSiDS.SE 7

1.3.1 Khái niệm về miên trạng hạt - 2-2 2+S22E9SE2E22E9EE2E1212122121212112121211 21 1x0 7

1.3.2 Nguyên nhân diễn ra miên trang hat 0.0.0 ecccceceeeeeeeeeeeeeceeeeeeeeeeeseeseeeeeeeseeeees 7

133: Phe 16 ai tit HATRE Wate sssccccscasscsnansncneasesnneasussiesussiea wens semacnanmmenncnauemacemntalammnatauts 7

(Acs Hinata Cay COU sesenensctetueecneuantruiameucuels is eden sub rata intaeieata sete atl atk palettes 10

1,3 Chất kích thích sinh trưởng BIN Oi scscasscxsnsessarmnicrsaeraisnancn narsnniesaseenneesaensnstireneeate 101.5.1 Giới thiệu về KÌNOa 2-5252 22E219212212212212112112111111111111111111 222 1e 101.5.2 Vai trò của KNO: đối với sự nảy mam của hạt -2- 2 5225222z22*22zzzzzzxez 111.6 Một số nghiên cứu liên quan 2.2.0 ccceccecceeceeccsecseessecseesessesseessesseesesseseeesesseseeesees 121.6.1 Một số nghiên cứu liên quan đến KNO3 ảnh hưởng sự nảy mam của hạt và sự sinh

trƯỜNG GIẦY GÔTNscssocssssseinaogsdEng2g800350B00982003tÀ0385003805811468H65g88.8a517383gũ.H0uđaSD/0010000G02/800801368080506:380 12

1V

Trang 6

1.6.2 Một số nghiên cứu liên quan đến thời gian tồn trữ ảnh hưởng sự nảy mam của hạt

Vũ SỰ SINH TONE GHÿ COM owsccscossexss nà nnn14 0 2nt HH in reese GI0533498S3ES.GRSE.ICS1EA HHSSESE.3EGLSE-UD.HGSLSE SE 14

CHƯƠNG 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 162.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2-22 2 222222E+2EE+22E£EEE2E22EE2EEzExrrrrsree 16

2.2 Vat liéu thi nghi6m 00 a4 16

2.3 Phuong phap thi nghiém uo 17

2.3.1 Xác định âm độ hạt giống 2-2 2 S22S12212E122122122121127127121121121122111 22 xe l72.3.2 Phương pháp trắc nghiệm nay mầm hạt theo ISTA -2 2:©225552 18

Zsa) (QUÿ ff1ố'thÍ:HĐHIỂHÏsssasessoroeetiieE22SED9150153800013980200095SĐR2ABMLSHELSECSNBEEĐDEIENEA-SHEEESERESRSSE 18

15.4 Hộ trí t:HghÌỆÃi, xe xeececed anhuHọÌ nh nhượ hy CHHHiHggE<r9Ed1.02/42121123302700068.2020104062 06 185ã [ii tt Accesso tS 19

2A Cacchi 160 Va PHương PHáP MHEG: COM wor cosensccereecccsnsmnrereereasenermemsereemmesremcemaesemers 21

2.4.1 Phan khảo sát sự nảy mầm trong dia petri trong điều kiện phòng thi nghiém 21

2.4.2 Phân khảo sát sự mọc mâm va sinh trưởng cây con thực hiện trong điêu kiện vườn

C0) eo ee 22

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 2- 2 22+22+22222E2+2EE22EE22212221227122212221222122 ee 24CHƯƠNG J KET OUA VA THÁO LUẬN ca eeesasaseeaeedosisidisgssdeossi 253.1 Anh hưởng của thời gian tồn trữ hạt sau khi xử ly KNO3 đến sự nảy mam của hat bíxanh trong dia petri trong điều kiện phòng thí nghiệm 2-22 22 2222z222+2222 253.1.1 Tỷ lệ nay mầm (%), thời gian nảy mam trung bình (ngay/hat), tốc độ nảy mầm

true bink.(hat/nsay) eta Hạt DL NHI ssssssssssssssssatssatsag bdddgiAgi21005600)36183638053.83014E4G13283HG095815888 25

3.1.2 Chiều dài rễ mầm (cm) của hạt bí Xamb 2- 2 22 52+S22E+2E£E£Ez£E2EzzEzzzzzzced 273.2 Anh hưởng của thời gian tồn trữ hat sau khi xử lý kno3 đến sự mọc mam va sinh

trưởng cây con thực hiện trong VƯỜn ƯƠI - 5 5 2+ +*£+*£*£+£+eEerrrrkereererrkee 28

3.2.1 Tỷ lệ mọc mam (%), thời gian mọc mam trung bình (ngay/hat) và tốc độ mọcmam trung bình (hạt/ngày) của hạt bí xanh 2-2: 2222222S+2E22EE22E22E222E222zzzzzzxez 283.2.2 _ Chiều cao cây (cm) và đường kính thân (mm) của cây bí xanh 303.2.3 Số lá thật (14) của cây bí xanh 22 s+S22E9EEEE12322122121112112121211 21112 xe, 32

3.2.4 Kích thước lá (cm) của cây bí xanh - - 5-22 + + 22 1£ 2£ Esreerreerreerree 33

3.2.5 Khối lượng thân, lá tươi (g) và khối lượng than, lá khô (g) của cây bí xanh 353.2.6 Khối lượng rễ tươi (g) và khối lượng rễ khô (g) của cây bí xanh 37

Trang 7

3.2.7 Hệ số chất lượng cây con và tỷ lệ cây con xuất vườn (%) của cây bí xanh 38KẾT LUẬN VÀ BÊ NGL csensesseeussssnnnaaiernessinaneensnvanransscoenesncsonsantensrsnsenoineraneaevsns 40(ee: be 41

EOE Gaauerrreurrardoadoir tru trggtarrarrgaaiae 45

Phụ lục 1: Một số hình ảnh trong thí nghiệm 2-22 S2S22S22E2EE2S2E2£E2E22E222z2zzxd 45

Phụ luc 2: Kết quả xử lý thống kê 2-2-2 2S2E£2E£EE92EE25217171712171 7121 EEcre 466

VI

Trang 8

Ngay sau gieo

Ngay sau nay mamNghiệm thức đối chứng

Ribonucleic acid

Điều kiện sử dụng ánh sáng nhân taoThời gian mọc mầm trung bình

Tốc độ mọc mam trung bìnhThời gian nảy mầm trung bìnhTốc độ nảy mam trung bình

Trang 9

DANH SÁCH BANG

Trang

Bảng 3.1 Tỷ lệ nảy mầm (%), thời gian nảy mầm trung bình (ngày/hạt) và tốc độ nảy

mầm trung bình (hat/ngay) của hat bí xanh ở mức thời gian tồn trữ hạt sau khi

Sử TỰ KN: nenaeaardiniidvdsei141365056301630001S6CBISI-RIZSS.G4S5012003120G38B0305690G01130800300000 35

Bảng 3.2 Chiều dài rễ mầm (cm) của hạt bí xanh ở các mức thời gian tồn trữ hạt sau khi

KU ly KNOG 1 Ô.Ô.Ỏ 27

Bang 3.3 Tỷ lệ mọc mầm (%), thời gian mọc mam trung bình (ngày/hạt) và tốc độ mọc

mam trung bình (hat/ngay) của cây bí xanh thực hiện trong vườn ươm ở cácmức thời gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNO¿ -.2- 22 5225sz225z22 29Bang 3.4 Chiều cao cây (cm) và đường kính thân (mm) của cây bí xanh ở các mức thời

gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNOa 2- 2 2222222222E222E2ZE222zzzxzez 30Bảng 3.5 Số lá thật (lá) của cây bí xanh ở các mức thời gian tồn trữ hạt sau khi xử lý

Bang 3.6 Chiều rộng lá (cm) va chiều dài lá (cm) của cây bí xanh ở các mức thời gian

tồn trữ hạt sau khi xử lý KÌNOa - 2 222S22EE2EE22EE22E2E122121122x 22 cre 34Bang 3.7 Khối lượng thân, lá tươi (g) và khối lượng than, lá khô (g) của cây bí xanh ở

các mức thời gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNOa -. -: :-5: 35

Bảng 3.8 Khối lượng rễ tươi (g) và khối lượng rễ khô (g) của cây bí xanh ở các mức thời

gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNOa -2-22¿©2222222222222E22Ezzxczzrer 38Bang 3.9 Hệ số chất lượng cây con (Dickson) và tỷ lệ cây con xuất vườn (%) của cây bi

xanh ở các mức thời gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNO: 39

vill

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của KNO3 -2¿©2222222222222E2EE2EEzrrcrxrrree 11

eT THẻ ene keuseaoeoooeobiostepokbsoorttoortdtethicbileslrsiitoxossbosikieifSGegt2018n0x 16

eas LCL |S | ee eee 16

Binh 2.3 Kay WOM CAV COM scenic cure csnesumssenevoesnnnn somau cepa niensisaan sea smamencanmusunssamssemuneerenmsts 17

tne eee (| ae 17

Hinh 2.5 Dung dich K NO 3% wssssscssssaosssarssesacenseseocensvns saeseoes svsuanvsecuassesassaaeueeseeseenss 19

HiHhr:2.0 Luton DU hatecnsnccvs zones erreurs eee eee 20

Hinh: 2.7 Hạt bi xanh trong Gia: pet sssssssssssesesssnesscssossenessssss reese aasesenes 20

Hình 2.8 Do chiều dài rễ mầm ©22222¿222222222222222 2222111 re 22

Hình 3.1 Sự mọc mầm của cây bí xanh được thực hiện ở vườn ươm 29

Hình 3.2 Cây bí xanh ở nghiệm thức DC tại thời điểm 28 NSG 36

Hình 3.3 Cây bí xanh ở nghiệm thức 1 tháng trữ hạt tại thời điểm 28 NSG 36

Hình 3.4 Cây bí xanh ở nghiệm thức 2 tháng trữ hạt tại thời điểm 28 NSG 36

Hình 3.5 Cây bí xanh ở nghiệm thức 3 tháng trữ hạt tai thời điểm 28 NSG 36

Hình 3.6 Cây bí xanh ở nghiệm thức 4 tháng trữ hạt tại thời điểm 28 NSG 37 Hình 3.7 Chất lượng cây bí xanh ở thời điểm 28 NSG -2- 2¿22z2cz2zzsce2 39

Trang 11

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Bí xanh (Benincasa hispida) hay còn gọi là bi phan hay bí trắng, thuộc họCucurbitaceae, được trồng ở vùng nhiệt đới chau A dé lay quả non va quả chin (Rifai và

Reyes, 1993) Là một loại cây rau ăn quả quan trọng được đánh giá cao nhờ thời gian

bảo quản lâu, hương vị độc đáo, công dụng đa dạng trong ẩm thực và tầm quan trọngkinh tế của khu vực (Shobha, 2016) Bí xanh là loại cây quen thuộc và ngày càng nhậnđược sự ưa chuộng của người tiêu dùng Số lượng hạt trong một trái cũng rất nhiều Tuynhiên, hạt bí xanh có lớp vỏ hạt rất cứng và chúng trải qua giai đoạn miên trạng làm cho

tỷ lệ nảy mầm của hạt rất thấp từ đó dẫn đến sự hình thành cây con kém Mặc đù, các

bộ phận thân, lá, rễ của cây con đã hoàn chỉnh nhưng còn ít và yếu, cây con lúc này rất

man cảm với môi trường Điều nay bắt buộc người nông dân phải bỏ ra nhiều chí phíhơn đề duy trì số lượng cây trồng thích hợp

Sự phá vỡ giai đoạn miên trạng trong tự nhiên đòi hỏi phải trải qua thời gian từ

năm đến sáu tháng Các nghiên cứu bảo quản cho thấy thời gian miên trạng của bí xanhkéo dài tới 6 đến 11 tháng sau thu hoạch (Rahman và ctv, 2014) Hiện nay, có rất nhiềuphương pháp dé làm tăng tỷ lệ nảy mam của hạt giống được sử dụng trong nông nghiệp

Việc tồn trữ hạt sau khi sử dụng hóa chat đề xử lý giúp tiếp thêm sinh lực cho hạt giống,

góp phần tăng tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt bí xanh cũng được chú ý đến

Một trong những hóa chất được sử dụng xử lý hạt giống bí xanh phải nói tới làKNO3 KNO: được biết tới không gây hại cho sức khỏe con người Và về cơ bản, KNO3không độc hai mà còn có lợi cho cây trồng lại có chi phí rẻ Chính vì vậy mà nó được

sử dụng rất phổ biến và trở thành một trong những loại hóa chất nông nghiệp thườnggap nhất Bên cạnh đó KNO2¿ có tiềm năng rat lớn trong việc phá vỡ miên trang hạt giốnggóp phần tăng tỷ lệ nảy mầm từ đó tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây bí xanh.Ganar vào 2003 đã báo cáo rằng xử lý kích thích hạt giống bằng 2% KNO2: trong 2 ngày

giúp cải thiện tỷ lệ nảy mâm của hạt bí xanh trong điêu kiện khí hậu của vụ xuân hè.

Trang 12

Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “ Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ hạt sau khi xử

lý KNO3 đến tỷ lệ nảy mam và sinh trưởng cây con của giống bí xanh (Benincasa

hispida)” đã được thực hiện.

Mục tiêu

Xác định được thời gian trữ hạt bí xanh sau khi ngâm xử lý KNO3 phù hợp cho sự

nảy mầm và sinh trưởng cây con của cây bí xanh

Yêu cầu

Thí nghiệm có lặp lại, có phân tích thống kê

Bồ trí thí nghiệm đúng quy cách thí nghiệm sinh học Theo dõi khả năng nảy mầm

của hạt bí xanh và sinh trưởng cây con của cây bí xanh.

Trang 13

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về cây bí xanh

Bí xanh (Benincasa hispida) là một loại cây leo có nguồn sốc từ Đông Nam Á,được trồng rộng rãi ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á và miềnđông của châu Đại đương Ở nước ta, bí đao cũng được trồng khắp nơi Đây là một loạithực vật thân thảo, đường kính thân từ 3 — 4 mm Cuống lá dai và có lông Lá tròn, hìnhthận, gốc hình tim sâu Mặt trên thô ráp, mặt dưới có lông cứng ngắn, phiến dài 10-25

cm và rộng tương đương, 5-7 thùy, thùy hình trứng hoặc hình tam giác, mép có khía

hoặc khía răng Hoa có màu sắc sặc sỡ, mọc ở nách lá, cuống hoa dai 5—10 cm và cólông, đài hoa bao gồm năm lá đài thắng, dài § mm và có gai, tràng hoa bao gồm nămcánh hoa màu vàng, hình cau, rất mỏng Qua có lông khi còn non, khi trưởng thành, quarụng hết lông và phát triển một lớp phủ sáp

Thành phần bí xanh chủ yếu là nước, không chứa lipid, với hàm lượng natri rấtthấp Cứ 100g bí xanh có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19 mg canxi, 12 mg photpho, 0,3 mgsắt và nhiều loại vitamin như Caroten, BI, B2, B3, C, Vi vậy, bí xanh có rất nhiềucông dụng Có thé nhắc đến đầu tiên là tác dung giảm cân của bí đao, công dụng giảmcân chủ yếu là bởi vì bí xanh có khả năng làm no bụng mà không chứa năng lượng nhiều.Tiếp theo phải nói đến tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bí dao vi ngọt nhạt, tinh mát, giảinhiệt và lam tan dom, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc Ngoài ra,

bí xanh còn có tác đụng hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiêu

Trang 14

trong các điều kiện môi trường Cường lực là tổng tính chất xác định hoạt động và hoànthành của lô hạt có tỷ lệ nảy mam chap nhan duoc trong cac diéu kién ngoại cảnh khácnhau Các yếu tố ảnh hưởng đến cường lực bao gồm đặc tính di truyền của giống, điềukiện môi trường nảy mầm và điều kiện lưu trữ hạt (Lê Quang Hưng, 2007).

Hạt lão hóa thể hiện với sự giảm cường lực, nảy mầm chậm, cây con không bìnhthường hay biến dạng Hạt có cường lực tốt có thé nay mam trong diéu kién bat loi nhunhiệt độ cao hay thấp ngoài khoảng nhiệt độ thích hợp, trong khi hạt kém cường lực naymam chi trong nhiệt độ giới hạn (Lê Quang Hung, 2007)

1.2.2 Cau tao và sự nảy mâm của hạt

a) Cấu tạo của hạt giống

Hạt được cấu tạo gồm hai phần: nội nhũ và vỏ hạt Trong đó, nội nhũ chủ yếu là

tế bào sống Ở một số loài, nội nhũ hoàn toàn bị tiêu diệt trong quá trình phát triển củahạt và chất dinh dưỡng được chuyên sang lá mam dự trữ Vỏ hạt (mô mẹ), chủ yếu là tế

bào chết

b) Sự nảy mầm của hạt

Sự nảy mam của một hạt là sự mọc mầm va phát triển của cây con đến giai đọan

đạt hình thái câu trúc cân thiệt, đủ sức phát triên mạnh hơn thành cây hoàn chỉnh dưới

điều kiện đất đai thích hợp (Lê Quang Hưng, 2007)

Sự nảy mầm của hạt giống trong điều kiện phòng thí nghiệm là giai đoạn mà cây

mam xuất hiện và phát triển các bộ phận chính của nó và có thể hoặc không thé phát

triển thành cây bình thường dù được gieo trồng trong các điều kiện thuận lợi ở ngoàiđồng ruộng (Bộ NN&PTNN, 2003)

c) Cơ chế nay mam của hạt

Cơ chế nảy mầm của hạt giống: Sự nảy mầm bắt đầu với sự hút nước của hạt khô,sau đó là sự nở ra của phôi Sự hấp thu nước diễn ra theo ba giai đoạn với sự hấp thuban đầu nhanh chóng (giai đoạn I, tức là hấp thụ) sau đó là giai đoạn ồn định (giai đoạn

ID, sự hấp thu nước tiếp tục gia tăng (giai đoạn II) xảy ra khi trục phôi dài ra và phá vỡ

các lớp bao phủ dé hoàn thành quá trình nảy mầm (Schopfer & Plachy, 1984; Manz và

ctv, 2005).

Trang 15

Hạt khi hội tụ đủ các điều kiện nảy mầm nhưng không nảy mầm gọi là hạt bấtđộng (quiescent) Những hat bat động chứa các tế bao dự trữ, thường có độ 4m hạt thấp(5 -15%), hoạt động biến dưỡng di ngừng lại, có thé kéo dài nhiều năm và có thể mọcmam lại do sự hydrate làm thúc day biến dưỡng, thường với tác nhân của nhiệt độ thích

hợp vả sự hiện diện của oxy.

Tiến trình nảy mầm của hạt có thể xảy ra nhưng có thé không tạo nên rễ mam,mặc dù đưới các điều kiện phù hợp cho sự nảy mầm như hút nước, tăng hô hấp, tổnghợp acid nucleic và protein, trạng thái lúc đó được gọi là miên trạng Chế độ nhiệt vàánh sáng giúp kích thích nảy mầm do ảnh hưởng của miên trạng

d) Các giai đoạn liên quan đên sự nảy mâm của hạt và sự phát triên của cây con

Gồm 4 giai đoạn:

Sự hút nước.

Sự tạo thành hoặc hoạt hóa enzyme.

Sự biến dưỡng những chat dự trữ, sự vận chuyền tiếp theo và sự tổng hợp

của những chât mới.

Sự nhú ra của rễ mầm, và sự sinh trưởng của cây con

xế LỆ K 2 2 x 2 x 2

1.2.3 Các yêu tô anh hưởng dén sự nay mam của hat

Sự nảy mầm hat giống phụ thuộc vào cả điều kiện bên trong lẫn bên ngoài Nhữngnhân tô bên ngoài quan trọng nhất bao gồm nhiệt độ, nước, oxy, và đôi khi là ánh sánghay bóng tối Nhiều loài cây cần những điều kiện khác nhau dé có thé nảy mầm hiệuquả Điều này thường phụ thuộc vào sự đa dạng của hạt giống và có liên kết chặt chẽvới các điều kiện sinh thái tại nơi sống tự nhiên của cây Với một số hạt giống, phản ứngcủa sự nảy mầm tương lai bị ảnh hưởng bởi những điều kiện môi trương trong suốt quátrình hình thành hạt giống; hầu hết những phản ứng này là những hình thức tiềm sinh.a) Yếu tố ngoại sinh

Nước: rất cần thiết cho sự nảy mầm Những hạt giống trưởng thành thường tất là

khô và cần phải hấp thu một lượng nước đáng kể, tương đương với trọng lượng khô của

hạt, trước khi sự chuyền hóa va phát triển tế bào có thé được phục hồi Khi hạt giốngđược hình thành, hầu hết các cây đều trữ một lượng dinh dưỡng dự trữ với hạt giống

Trang 16

như tinh bột, protein, hay dầu Nguồn dự trữ này cung cấp đủ dưỡng chat dé phôi phattriển Sau khi cây con xuất hiện từ lớp áo hạt và bắt đầu mọc rễ với lá, nguồn dự trữthường sẽ cạn đi; và lúc này sự quang hợp sẽ cung cấp năng lượng cần thiết dé cây contiếp tục phát triển.

Ánh sáng hay bóng tối có thể là một sự kích hoạt của môi trường cho sự nảy mầm

và nó là một dạng tiềm sinh sinh lý Hầu hết hạt giống không bị ảnh hưởng bởi ánh sánghay bóng tối, nhưng nhiều loại hạt, bao gồm của những loài mà được tìm thấy ở trongmôi trường rừng, sẽ không nảy mầm cho đến khi một khoảng hở ở tầng tán chính xuấthiện cho phép một lượng ánh sáng vừa đủ đề hạt phát triển thành cây con

Oxy: Sự hiện diện của oxy rất cần thiết cho sự phát triển trao đổi chất của hạt, vìcho đến khi cây ra đời và phát triển lá, hat thở qua quá trình hiếu khí, đòi hỏi phải cóoxy trong môi trường Trong trường hợp hạt không hoạt động, có cấu trúc cứng hơn vàkhông thể nảy mầm cho đến khi gặp điều kiện cụ thể hơn nhiều, hoặc phải chịu sự thayđổi của môi trường, oxy phải bị hao mòn đầu tiên là một mô bên ngoài trước khi xâmnhập vào hạt giống và kích hoạt cơ chế nảy mam Sự ức chế trao đổi khí bình thường có

thé là sự ức chế sự xâm nhập của oxy vào hạt hoặc có thé là do carbon dioxide thoát ra

từ hạt vào bầu khí quyên (Leggatt, 1948)

Nhiệt độ: Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng khác để cây có thể nảy mầm, ảnhhưởng đến nhịp điệu trao đổi chat và sự tăng trưởng Ladeira (1997) báo cáo rằng, nhữnghạt cà gai leo mới thu hoạch có biểu hiện ngủ đông ở nhiệt độ 25° C Nhiệt độ tối da mà

các loài có thé nay mầm được là 25 — 28°C Nhiệt độ tối đa cho sự nảy mam của thực

vật ôn đới 35 — 37°C là và thực vật nhiệt đới là 37 — 40°C Hau hết các loại rau qua hangnăm thường gặp đều có nhiệt độ nảy mam tối ưu giữa 24 — 32°C, dù nhiều loài (như cải

củ hay rau chân vịt) có thể nảy mầm ở nhiệt độ thấp hơn (4°C), do đó cho phép chúngphát triển từ hạt ở những vùng khí hậu lạnh Nhiệt độ cận tối ưu dẫn đến tỷ lệ này mầmthấp hơn và khoảng thời gian nảy mầm dài hơn

b) Yếu tố nội sinh

Sự nảy mam hạt giống phụ thuộc vào cả yếu tố bên ngoài của hạt cũng như điềukiện bên trong Một số cây chịu ảnh hưởng của gene làm chậm nảy mầm như geneDOGI trên cây Arabidopsis (Bentsink va ctv, 2006) Trong số những chất được báo cáo

Trang 17

phổ biến nhất là axit abscisic (ABA), đã được tìm thấy dé ức chế sự tông hop RNA(Walbot và ctv, 1975) Sự hiện diện của ABA dẫn đến 96% ngủ đông trong hạt tươi của

Solanum melongena L (Yogeesha va ctv, 2002).

1.3 Miên trang hat

1.3.1 Khai niệm về miên trang hat

Miên trạng của hạt là điều kiện trong thời kỳ hạt tồn tại nhưng không nảy mầmmặc dù được cung cấp đủ những yếu té cho việc nảy mam, chang hạn khi hạt ở trongđiều kiện nhiệt độ thích hợp và được cung cấp đủ lượng nước cần thiết cũng như trongđiều kiện môi trường gần giống như môi trường không khí ngoài trời (Lê Quang Hưng,

2007).

1.3.2 Nguyên nhân diễn ra miên trạng hat

Trạng thái ngủ nghỉ do vỏ hạt gây ra đã là một chủ đề được quan tâm Các nghiêncứu trên cây bầu bí đã chứng minh rằng sự ngủ đông của hạt có liên quan đến tính khôngthấm khí của vỏ hạt (Thornton, 1968) Theo Bewley vào năm 1997, lớp vỏ hạt day cóthể hoạt động như một rao can chống lại rễ lồi ra làm cho các hạt mầm sẽ mắt nhiều thờigian hơn dé trồi lên khỏi vỏ hạt Rõ rang là trạng thái tiềm sinh của vỏ hạt là một quátrình phức tạp nên bắt buộc phải xác định cơ chế tiềm sinh trong vỏ hat tạo điều kiện dé

tìm được bản chât nguyên nhân cản trở sự nảy mâm của hạt.

Hóa chất tích tụ trong các mô bao phủ quả và hạt trong quá trình phát triển và tồntại cùng với hạt giống sau khi thu hoạch cũng có thé diễn ra như chất tạo ra trạng tháingủ đông của hạt (Evenari, 1949) Các chất liên quan đến trạng thái ngủ đông như

phenol, coumarin và axit abscisic (Bewley va Black, 1982) Sự có mặt một lượng lớn

ABA đã ức chế toàn bộ quá trình biến đổi trong hạt đặc biệt là sự sinh tổng hợp cácenzyme thủy phân đề phân hủy các chất đữ trữ thành chất đơn giản cần cho sự nảy mầm

1.3.3 Phân loại miên trạng hạt

a) Miên trạng sơ cấp

Miên trạng sơ cấp được coi là miên trang bam sinh, là bản chat tự nhiên sẵn có

và là tính miên trạng xảy ra ngay khi phôi mới ngưng phát triển, đôi khi là lúc là nó vẫncòn trên cây bé mẹ Mién trang so cap được chia ra thành hai dạng, miên trạng nội sinh

và miên trạng ngoại sinh.

Trang 18

Miễn trạng nội sinh gôm các dang sau:

- Miên trạng sinh thái học hay miên trạng phôi Cơ chế ức chế miên trạng sinh

học của phôi ngăn cản việc mọc rễ con của phôi.

- Mién trạng hình thái học nguyên nhân chính là do phôi trong điều kiện gần dat

mức phát triển

- Mién trạng sinh lý hình thái học là sự kết hợp của miên trạng sinh học va miên

trạng hình thái học.

Miên trạng ngoại sinh gồm các đạng sau:

- Mién trạng lý học (được xem là miên trạng của vỏ hạt) xảy ra do lớp vỏ bao hạt

Miên trạng thứ cấp: miên trạng bắt buộc, miên trạng tăng cường

Mién trang bắt buộc (hay miên trạng môi trường) là hạt không có miên trạngnhưng không thé này mầm được do thiếu ánh sáng, hay do nhiệt độ thay đổi dưới lớpđất sâu

Miên trạng tăng cường xảy ra khi hạt không miên trạng sẽ chuyên sang miên

trạng trong môi trường không thích hợp

c) Vai trò của miên trạng

Trong thực tế sản xuất miên trạng là một trạng thái có lợi dé tồn trữ hạt giống

trong thời gian dải.

Xét về quan điểm sinh học thì miên trạng được xem là một đặc điểm thích nghitiến hóa quan trọng của giới thực vật với nhiều vai trò Khi gặp điều kiện bất lợi (thiếuoxy, nhiệt độ quá cao hay thấp, ánh sáng) hạt của nhiều loài sẽ đi vào trạng thái ngủ gọi

Trang 19

là miên trạng thứ cấp (hay sự ngủ nghỉ cảm ứng) và sẽ nảy mầm lại khi gặp điều kiện

thuận lợi.

Trạng thái ngủ của hạt cho phép hạt vượt qua các giai đoạn không thuận lợi cho

việc hình thành cây con và do đó rất quan trọng đối với hệ sinh thái thực vật và nôngnghiệp Một số quá trình được biết là có liên quan đến việc tạo ra trạng thái ngủ đông

và chuyền từ trạng thái ngủ đông sang trạng thái nảy mầm (Bentsink và ctv, 2008)

d) Những phương pháp phá vỡ miên trạng hat

- Ngâm nước: Tăng hút qua qua màng, kích thích phôi nảy mầm, làm mềm lớp

vỏ bao bọc bên ngoài và thâm nước vào hạt dé hạt nay mam.

- Mài vỏ hạt: Mài vỏ có thể loại bỏ được phần lớn các tác nhân gây miên trạngnhư: loại bỏ lớp ngăn cản hấp thu nước, lớp ngăn cản hấp thu oxy, lớp ngăn căn tiếp

nhận ánh sáng.

- Cat vỏ hat: Với phương pháp cat vỏ hat, thông thường vết cắt loại bỏ vỏ thườngđược lựa chon ở vị trí lá mam, cắt vạt lớp vỏ ở vị trí này sẽ hạn chế gây tổn thương hạt

cũng như sự sinh trưởng của cây mâm.

- Xử lý nhiệt: Dé chín tiếp (tồn trữ nơi khô ráo) và sấy, miên trạng khô sẽ mat đi

trong thời gian bảo quản trong không khí khô ráo (Ellis, Hong và Roberts, 1985).

- Xử lý lạnh: Sau khi rời khỏi cây mẹ, hạt đang miên trạng phải trải qua một mùa

đông và miên trạng hạt sẽ được phá vỡ trong thời kỳ này, sau đó sự nảy mầm sẽ xảy ravào mùa xuân Chính nhiệt độ thấp mà hạt đã trải qua đã phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ

- Ánh sáng: Ánh sáng ức chế sự nảy mầm của hạt gọi là quang ức chế, những hạt

bị quang ức chế chỉ nảy mam trong tối

- Xử lý hóa chất: Các hoá chất có thể xử lý phá vỡ tính miên trạng của hạt gồm

KNO:, GAs, Kinentin, HaO¿, Thiourea.

- Tương tác các yếu tố: Không một tác nhân riêng lẻ nào phá vỡ miên trạng cóthê kích thích nảy mầm hoàn toàn đối với tất cả các lô hạt cây trồng, trong số các cây

trồng thuộc một loài cũng cho thấy mức độ miên trạng khác nhau Vì thế, kết hợp nhiều

tác nhân phá vỡ miên trạng là điều cần thiết nhằm kích thích hạt nảy mầm nhanh, hoàntoàn và đồng bộ (Lê Quang Hưng, 2007)

Trang 20

1.4 Sự hình thành cay con

Theo định nghĩa, sự xuất hiện của rễ mầm đánh dấu sự kết thúc của quá trình nảy

mam và bắt đầu hình thành cây con, một thời kỳ mà cây con đã sử đụng hết nguồn dự

trữ bên trong hạt Sự nảy mầm và hình thành cây con là những giao đoạn rất quan trọng

vì khi đó chúng rất dé bị tốn thương, bệnh tat và thiếu nước

Tiêu chuẩn đánh giá cây con:

- Cây con được xem là phát triển bình thường khi đạt 1 trong 2 tiêu chuẩn: cây con

nguyên ven là cây con phát triển đầy đủ, khỏe mạnh; hai là cây khuyết tật nhẹ, cây con

mọc cân đôi như cây khỏe mạnh.

- Cây con bất thường: đó là cây con không mọc tốt trong cùng điều kiện đất đai,nhiệt độ, độ 4m, ánh sáng Cây có thé bị nhiin do bệnh, bị hư hại lá mam, cây bi chin

ngắn phát triển còi cọc hoặc cây bị mat đỉnh ngọn, lá mọc ít hoặc không có lá.

1.5 Chất kích thích sinh trưởng KNO3

1.5.1 Giới thiệu về KNO3

KNO: là công thức hóa học của một hợp chất hóa học có tên gọi Kali Nitrat hay

còn gọi là Potassium Nitrate Đây là một loại muối ion của ion kali KT với ion nitrateNO3 KNO3 được xem như một tiêu thạch khoáng san và là một nguồn rắn tự nhiên củanito K * hòa tan trong tế bao chất và không bao và có tác dụng duy trì khả năng thâmthấu K” còn liên quan đến việc kích thích hơn 40 loại enzyme, đặc biệt là các enzymetrong quang hợp và hô hấp cũng như các enzyme được sử dụng trong quá trình tổng hợptinh bột và protein giúp duy trì độ cứng của tế bảo thực vật Về tính chất vật lý: KNO3

là Chất rắn màu trắng, không mùi, khối lượng mol là 101,103 g/mol, điểm nóng chảy:

334 °C, tan nhiều trong nước (13,3 g/100 mL (0 °C), 36 g/100 mL (25 °C), 247 g/100

mL (100 °C)) Day là muối ít tan trong etanol nhưng có thé tan trong glycerol, amoni

KNO: có tinh Oxy hóa rất cao, có công thức cấu tạo là:

Trang 21

Hình 1.1: Công thức cau tạo của KNO3

1.5.2 Vai trò của KNO3 đối với sự nảy mầm của hat

KNO: có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp KNO; là mộtnguồn cung cấp kali tuyệt vời KNO3 là loại phân bón duy nhất cung cấp toàn bộ là dinhdưỡng dạng đa lượng, gần như cao nhất trong thành phần của bất kỳ các công thức phân

bón nao khác Mà kali trong KNO: rat cần thiết cho sự phát triển của cây và hoạt động

bình thường của mô Kation kali (K*) đóng một phan quan trọng trong nhiều quá trìnhtrao đôi chất trong tế bào, đóng vai trò điều hòa và tham gia vào một số quá trình cungcấp quản lý nước của cây KNO: là thành phần chính không thé thiếu trong dinh dưỡngthủy canh, nó quyết định tới sự phát triển của cây trồng rất lớn, việc thiếu Kali hoặcNitrat được thê hiện rất rõ, cháy mép lá, đóm den lá, vàng 1a

Một trong những vai trò quan trọng của KNO3 được nói đến là góp phan cải thiện

sự nảy mam của hạt giống Hartmann và ctv (1997) cho rằng KNO; là một biện pháp xử

lý hạt giống quan trọng trong các phòng thí nghiệm kiểm tra hạt giống trong nhiều năm

Kali nitrat được phát hiện là có hiệu quả trong việc phá vỡ trạng thái ngủ đông của nhiềuloài (Agrawal và Dadlani, 1995) Stidham và ctv (1980) báo cáo rằng việc sử dụng KNO3kết hợp với làm lạnh sơ bộ có tác dụng có lợi đối với sự nảy mam của hạt ở 18 loài câybụi Vishwanath và ctv (2014) đã báo cáo rằng tốc độ nảy mầm cao nhất ở kích hạt ớtbằng KNO: (1%) Tốc độ nảy mầm cao nhất thu được ở hạt cà chua được mỗi bằng

KNO: trong 50 mM (Ebrahimi và ctv, 2014).

11

Trang 22

1.6 Một số nghiên cứu liên quan

1.6.1 Một số nghiên cứu liên quan đến KNO: ảnh hưởng sự nảy mam của hạt và

sự sinh trưởng cây con

Farooq và ctv (2007) đã tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để đánhgiá khả năng cải thiện khả năng nảy mầm và tăng cường sự phát triển của cây con ở hạtdưa hấu Hạt được ngâm trong dung dịch KNO: và CaCl2 sục khí ở nồng độ 1%, 2% va3% trong 24 giờ Quá trình thấm thấu trong KNO; hoạt động tốt hơn trong CaCl KNO3

đã cải thiện tỷ lệ nảy mầm và độ đồng đều cũng như sự phát triển sớm của cây con, tốtnhất với nồng độ thấp nhất

Na nakorn và ctv (2021) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ KNO3 và sụckhí trong quá trình xử lý hạt đến chất lượng hạt giống bí xanh Kết quả cho thấy ngâm

hạt bằng dung dịch KNO3 3% hoặc 5% có sục khí có tỷ lệ nảy mam trung bình lớn nhất,

thời gian nảy mam trung bình thấp nhất so với hạt giỗng không xử lý Vì vậy, có thé xử

ly hạt giống bí xanh bằng dung dịch KNO3 3% hoặc 5% có sục khí dé tăng tốc độ naymam của hạt đồng thời tăng tỷ lệ nảy mam

Theo Nath và Kishor Deka (2015) báo cáo rằng xử lý hạt mướp bằng GA3 có hiệuqua rõ rệt và KNO; cũng có tác dụng tích cực đến sự nảy mam của hạt mướp đối vớiloài nay Từ thí nghiệm, người ta quan sát thấy rằng ở T2 (200 ppm GA3) cho thấy tỷ lệnảy mầm cao hơn cùng với cây con tốt hơn và đối với KNO3 0,2% cho kết quả tốt hơn

các nông độ khác.

Shobha (2016) đã nghiên cứu các biện pháp kích thích hạt giống dé phá vỡ miên

trạng hạt giống bí xanh Kết quả cho thấy tất cả các phương pháp xử lý Thiourea 0,5%

trong 24 giờ, KNO: 0,4% trong 24 giờ, (trừ kích thích hạt giống bằng salicylic axit

60 ppm (trong 12 giờ hoặc 24 giờ) và giấm ở độ pH 3,7 trong 2 gid) có hiệu qua cao

trong việc phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt bí xanh.

Theo Sevindik va ctv (2021), hạt giống được thu từ dong anh thảo cận huyếtthương mại được thụ phan mở, đã được sử dụng Hạt được nuôi cay giữa giấy lọc trongdia petri, trong chậu chứa than bùn và đá trân châu (1:1; v/v) và điều kiện in vitro ở nhiệt

độ phòng (25°C), ở điều kiện tối Các liều lượng khác nhau của các hóa chất như

giberellic axit (GA3): 10 ppm, 15 ppm; kali phospat (KHzPO¿): 10%, 20%; Kali nitrat

Trang 23

(KNO:): 10%, 20%) đã được sử dụng và khi kết thúc thí nghiệm thì sức nảy mam, tỷ lệhat nảy mầm (%) Sự nảy mam hiệu quả đã được quan sát thấy từ những hạt ngâm 10ppm GA: và 10% KNO3 (98,66%) sau đó nảy mam trong điều kiện in vitro.

Theo Thongtip va ctv (2022), quá trình xử ly hạt giống hiệu quả với KNO: vatiền xử lý bằng phương pháp quang phổ dé thúc day sự nay mam của hạt giống và sựphát triển sớm của cây con trong số bốn giống hương nhu tía có nguồn gốc từ ba công

ty hạt giống Kết quả cho thấy gieo hạt hương nhu tía trong dung dịch KNO 0,4% đãnâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt (GP) và chỉ số nảy mầm (GI), đồng thời giảm thời giannảy mam trung binh (MGT) Ngoai ra, trong diéu kién anh sang nhan tao (PFAL), caycon được trồng trong quang phô xanh cho thay sự cải thiện đáng kê về tốc độ tăng trưởngcây sớm đối với tat cả các giống hương nhu tia vào thời điểm 15 ngày sau khi cấy bằngcách thúc đây chiều dài thân, đường kính thân, chiều rộng cây, trọng lượng tươi của choi

và rễ cũng như trọng lượng khô của cây Những phát hiện này có thể hữu ích trong việcphát triển quá trình xử lý hạt giống và xử lý ánh sáng dé nâng cao kha năng nay mamcủa hạt giống và chất lượng cây giống của hương nhu tía, dẫn đến tăng sản lượng câytrồng theo PFAL

Wu và ctv (2011) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của lớp lót hạt và lớp phủthuốc diệt nam đến sự nảy mam của hạt và sự phát triển của cây dưa hấu Kết quả chothấy ở nhiệt độ thấp 15°C, KNO; có tác dụng tốt nhất Trong nuôi cấy nhà kính, việc lóthạt giống và phủ thuốc diét nắm có thé cải thiện đặc tính nảy mam của hat dưa hấu, rútngắn thời gian nảy mầm trung bình và nâng cao tỷ lệ nảy mầm của cây con cũng nhưchất lượng cây con

Kumari và ctv (2019) đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của các phương pháp

xử lý khác nhau nhằm phá vỡ trạng thái ngủ của hạt mướp đắng bảo quản trong điềukiện lạnh Kết qua cho thay xử lý nước nóng ở 40° trong 4 giờ và 2 giờ trong xử lý KNO30,2% có thé được coi là xử lý tốt hon dé tăng khả năng nảy mam của hạt và thời gianngủ của hạt giống của các giống được chọn có thé được pha vỡ bằng hai phương pháptiền xử lý này dé đạt được hiệu quả cao hơn (trên 50%)

13

Trang 24

1.6.2 Một số nghiên cứu liên quan đến thời gian tồn trữ ảnh hưởng sự nảy mầm

của hạt và sự sinh trưởng cây con

Theo Attri va ctv (2021), nghiên cứu nhằm mục đích ước tính hai yếu tổ quan

trọng là năm thu hoạch và màu vỏ hạt, ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ nảy mam và sựphát triển của cây con sau khi xử lý bằng plasma Hạt củ cải bảo quản 2 và 1 năm sau

khi thu hoạch (thu hoạch vào năm 2017 và 2018) được phân thành hai mau (nâu và xám)

dé nghiên cứu ảnh hưởng của plasma Hiệu quả tích cực của việc xử lý huyết tương đốivới sự tăng trưởng đối với mầm từ hạt thu hoạch năm 2017 mạnh hơn so với năm 2018.Hiệu quả xử lý huyết tương đối với mầm nảy mầm từ hạt xám mạnh hơn so với mầm từ

hạt củ cải nâu Lượng gibberellin và axit abscisic trong hạt đối chứng phụ thuộc nhiều

vào màu sắc của hạt, và những thay đổi do huyết tương gây ra tốt hơn ở những hạt màu

xám được thu hoạch vào năm 2017.

Abnavi & Ghobadi (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bảo quản hạt giốngsau khi ủ đến sự nảy mầm của hai giống lúa mì Nghiên cứu bao gồm năm thí nghiệm.Trong thí nghiệm 1-4, thử nghiệm hạt giống ngâm bằng nước cat, kali nitrat (KNOs),gibberellin (GA3), PEG-6000 ở các nồng độ khác nhau (50, 100 150 và 200 ppm đối vớiGA3) và (1%, 2%, 3% và 4% đối với KNO3) và thời gian (12, 18, 24 và 30 giờ) Thinghiệm 5 là kiểm tra ảnh hưởng thời gian trữ hạt (0, 30, 45, 60 ngày) Sau khi xử lýngâm hạt, hạt được ngâm bang GAs 50 ppm trong 24h, KNO3 1% trong 24h đạt kết quảcao Tiến hành trữ hạt ở các mức thời gian 30, 45 và 60 ngày giúp cải thiện chiều dàithân, chiều dài rễ, khối lượng thân khô và tỷ lệ nảy mầm

Khan và ctv (2016) đã tiến hành nghiên cứu chat lượng hat bí ngô bị ảnh hưởng

bởi giai đoạn thu hoạch quả và thời gian bảo quản sau thu hoạch Quả được thu hoạch

vào ngày 25, 35 và 45 ngày sau khi thụ phan (DAP) được bảo quản trong 0, 10, 20 và

30 ngày sau thu hoạch (DAH) Kết quả thu được cho thấy chỉ số nảy mầm, tỷ lệ nảymam và chỉ số sức sống của cây con cũng là những hạt tối đa thu được từ quả thu hoạch

45 DAP và bảo quản trong 30 ngày DAH.

Sudeshna và ctv (2017) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của KNO3 đến việcnâng cao chất lượng hạt giống ở 3 mức thời gian trữ hạt khác nhau của hạt bầu

(Lagenaria siceraria) Nghiên cứu gồm ba giống bau được xử lý bằng KNO3 ở các nồng

Trang 25

độ khác nhau và được chia làm ba giai đoạn bảo quản Trong số các giống nghiên cứu,bao quản trong 3 tháng và xử lý với 150 ppm KNO2a ghi nhận tỷ lệ nảy mầm của hatcũng như các thông số chất lượng hạt giống khác cao nhất đáng kể Kết quả cho thaychất lượng hạt bau bị ảnh hưởng đáng ké bởi giống và thời gian bảo quản.

Theo Gresta và ctv (2007), Scorpiurus subvillosus L được trồng phô biến rộngrãi trên các đồng cỏ thuộc lưu vực Dia Trung Hải Khả nang nay mam của hat đã đượcthử nghiệm liên quan đến bốn thời gian bảo quản (30, 130, 200 và 360 ngày sau khi thuhoạch), tám nhiệt độ không đôi lần lượt là 5°C, 10°C, 15°C, 20°C, 25°C, 30°C, 35°C va

40°C) và hai quần thể có xuất xứ khác nhau (30 m và 600 m so với mực nước biển trung

bình) Sự nảy mầm của hạt tăng dần khi nhiệt độ tăng lên, đạt cực đại ở 20°C —25°C,sau đó giảm dần khi nhiệt độ tăng thêm Thời gian bảo quản gây ra tác dụng làm mềm

hạt, điều nảy phần nào bị hạn chế do quá trình lão hóa tự nhiên của hạt xảy ra khoảng 6

tháng sau khi thu hoạch.

Lara-Nunez và ctv (1981) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lênmen và bảo quản đến sự nảy mam của hat dưa chuột ở nhiệt độ tối ưu và dưới tối ưu.Ảnh hưởng của thời gian bao quản hạt tăng lên 18% sau 30 tuần bảo quản Tốc độ nảymam trung bình giảm từ 4,1 lên 3,2 hat/ngay sau 8 tuần bảo quan ở nhiệt độ 25°C

15

Trang 26

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 05 đến tháng 11 năm 2023 Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí

nghiệm bộ môn Cây công nghiệp và trại thực nghiệm Khoa Nông học Trường Đại học

Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trang 27

- Dụng cụ thí nghiệm: đĩa petri (đường kính 9 cm), giấy thấm, tủ định ôn, thước

do, bao nhôm, túi nilon zip, khay gieo cây con.

Hình 2.3 Khay ươm cây con

- Giá thé sử dụng trong vườn ươm: Sử dụng giá thé Klasmann thành phần gồm

MC = Œ -C)/(B - A)*100

17

Trang 28

Trong đó A: trọng lượng chén nhôm

B: trọng lượng chén nhôm và hạt

C: trọng lượng chén nhôm và hạt sau say

MC: âm độ hạt

2.3.2 Phương pháp trắc nghiệm nảy mầm hat theo ISTA

Dùng phương pháp trắc nghiệm nảy mầm theo tiêu chuẩn quốc tế ISTA (2003):

các hạt giống được trắc nghiệm với nước cất cho 100 hạt (gồm 2 đĩa petri, mỗi đĩa chứa

50 hạt) Hai lớp giấy lọc (đường kính 9 cm) được đặt ở đáy đĩa, sắp đều 50 hạt trên mặtgiấy Dia petri được bao bọc bằng tui zip nilon dé hạn chế sự bốc thoát hơi nước Sự nảymam của hạt được tính từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 14 khi chiều dài rễ của hạt từ 2 mm

trở lên.

2.3.3 Quy mô thí nghiệm

- Phần thực hiện trong phòng thí nghiệm:

To: Hạt không tồn trữ

Trang 29

24 giờ và tiến hành xác định âm độ hạt.

Tiến hành xử lý KNO3 bằng cách ngâm vào dung dịch có nồng độ 3% trong 12

giờ Sau thời gian ngâm, hạt được phơi khô trở lại ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ.

Hình 2.5 Dung dịch KNO3 3%

Tiêu chí chọn hạt: hạt khô, mây, không bị lép, không lẫn tạp, hạt đều màu, đồng

đều về mặc kích thước, không bị sâu bệnh

Khi 4m độ hạt < 10%, tiễn hành cho hạt vào túi nhôm trữ theo các mức thời gian

1, 2, 3 và 4 tháng cùng với đối chứng không trữ trước khi thử khả năng nảy mầm của

hạt.

19

Trang 30

Hình 2.6 Túi nhôm trữ hạt

Ở mỗi mức thời gian trữ, hạt được chia làm 2 phần:

- Phan thứ nhất:

e Hat bí xanh ở các nghiệm thức được đặt trên giấy thấm trong dia petri được làm

am bang 5 ml nước cất Mỗi dia thử nảy mam 50 hạt, 1 lần lặp lại gồm 2 đĩa, thờigian theo déi nay mam trong 14 ngày Các đĩa petri chứa hạt của các nghiệm thứcđược đặt ở nhiệt độ phòng và theo dõi hằng ngày đảm bảo đủ độ âm cho hạt nảy

e Sau 2 ngày tiễn hành ghi nhận số hạt nảy mam bằng cách đếm tổng số hạt naymam, mỗi ngày đếm 1 lần vào 8 giờ sáng Vào ngày có số hạt nay mam từ 30%trở lên, chọn 10 hạt nảy mam dé theo dõi chiều dài rễ mầm Chiều dài rễ mầmđược đo ở thời điểm 2, 4, 6 ngày sau khi nảy mầm

Trang 31

- Phan thứ hai: tiễn hành gieo trên khay ươm cây con dé đánh giá khả năng mọcmam và sinh trưởng của cây con.

2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

2.4.1 Phần khảo sát sự nảy mầm trong dia petri trong điều kiện phòng thí

nghiệm

a) Tỷ lệ nảy mầm:

Tỷ lệ nảy mầm (%): là tỷ lệ phần trăm số hạt mọc thành cây bình thường Tỷ lệnảy mầm của hạt giống cho phép xác định được khối lượng hạt giống đem gieo đảm bảomật độ can thiết Tỷ lệ nảy mầm càng cao, lô hạt giống càng tốt Giá trị cao nhất của tỷ

lệ nảy mầm là 100%

Tỷ lệ nảy mầm (%) = n/M x 100n: số hạt nảy mầm

M: tổng số hạt đem gieob) Cường lực hạt giống

Cường lực hạt giống là những đặc tính xác định tiềm năng và hình thành câytrong quá trình mọc mam và lên mầm Thời gian nảy mam trung bình D (ngày) là đơn

vị thể hiện cường lực hạt giống

Tính cường lực của hạt dựa theo công thức:

+ Thời gian nay mam trung bình

D=},(D*n)/}>n

* Tốc độ nảy mầm (R, ngày)

R=1/D=}n/?(d*n)

» Chiều dài rễ mầm

Chiều dải rễ mầm (mm): đo chiều dài rễ mầm sau khi sau nảy mầm 2, 4, 6 ngày,

đo 10 hạt trên mỗi ô thí nghiệm và tính trung bình

21

Trang 32

2.4.2 Phần khảo sát sự mọc mầm và sinh trưởng cây con thực hiện trong điều kiện

vườn ươm

a) Tỷ lệ mọc mam:

Ty lệ mọc mam (%) = n/M x 100

n: số hạt mọc mamM: tổng số hạt đem gieo

b) Các chỉ tiêu sinh trưởng cây con:

Theo dõi 10 cây được đánh dấu trên mỗi khay gieo ươm (6 thí nghiệm), được do

7 ngày/lần (14 NSG, 21 NSG,28 NSG)

Chiều cao cây (cm): Dùng thước do từ mặt dat đến chop lá cao nhất của thân

chính trong 10 cây theo dõi và tính trung bình.

Số lá (lá/cây): Đếm toàn bộ số lá thật của 10 cây theo dõi chỉ tiêu và tính trung

bình.

Đường kính thân (mm): Dùng thước kẹp điện tử do thân cây cách cổ rễ 2 em

trong 10 cây theo dõi và tính trung bình.

Kích thước lá (mm): Kích thước lá được đo bằng thước ở chiều đài và chiều rộng

Đo chiều rộng lá ở trung tâm của lá bí xanh (chỉ đo 21 NSG và 28 NSG)

c) Các chỉ tiêu sinh khối và chất lượng cây con:

Trang 33

Thu mẫu từ 5 cây ngẫu nhiên trong từng ô cơ sở, rửa sạch giá thể và tiến hành

thu thập chỉ tiêu về sinh khối của cây con ở thời điểm 28 NSG

Khối lượng tươi (g): Lay toàn bộ cây đem cân và tính trung bình

Khối lượng khô (g): Lấy toàn bộ cây đem sấy khô ở nhiệt độ 80°C trong vòng 48giờ, khi khối lượng không đổi và đem cân và tính trung bình

Khối lượng rễ tươi (g): Cắt lay toàn bộ phần rễ của 5 cây tại vị trí cô rễ của cây

và cân trọng lượng, sau đó tính trung bình.

Khối lượng rễ khô (g): Phần rễ của 5 cây được đem sấy khô ở nhiệt độ 80°C trongvòng 48 giờ, khi khối lượng không đổi đem cân và tính trung bình

Khối lượng thân, lá tươi (g): Lấy toàn bộ phần thân, lá của cây của 5 cây đã cắt

rễ cân trọng lượng, sau đó tính trung bình

Khối lượng thân, lá khô (g): Phan thân, lá của 5 cây được đem say khô ở nhiệt độ80°C trong vòng 48 giờ, khi khối lượng không đổi đem cân và tính trung bình

d) Hệ số chất lượng cây con (hệ số Dickson):

DQI = TDM/[(PH/SD) + (DMTL/DMr)]

Trong đó: DQI: Hệ số chất lượng cây con

TDM: Tổng khối lượng chất khô cây conPH: Chiều cao cây

SD: Đường kính thân

DMTL: Trọng lượng khô thân lá

DMr: Trọng lượng khô rễ

e) Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

Cây có 3 - 4 lá thật, chiều cao cây từ 10 - 15 cm, cây khỏe, long ngắn, thangkhông bị cong quẹo, lá to và day, khoảng 3 - 4 tuần khi gieo thì xuất vườn tùy vụ (TrầnKhắc Thi, Mai Thị Phương Anh, 2003)

23

Trang 34

Tỷ lệ cây con xuất vườn (%):

(Số cây con đạt tiêu chuẩn cây con xuất vườn / Tổng số hạt được gieo) * 1002.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được tính bằng phần mềm Microsoft Office EXCEL 2016 Phântích ANOVA ở mức o= 0,05 bằng phần mềm R 4.3.1

Trang 35

Chương 3

KET QUA VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của thời gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNO: đến sự nảy mầm củahạt bí xanh trong đĩa petri trong điều kiện phòng thí nghiệm

Sự tác động của các nghiệm thức thời gian tồn trữ hat sau khi xử lý KNO3 đến sựnảy mam của hạt giữa các nghiệm thức được thé hiện cụ thé qua các chỉ tiêu tỷ lệ nảymam, thời gian nảy mam trung bình, tốc độ nay mam và chiều dai rễ mầm (từ bảng 3.1đến bảng 3.2)

3.1.1 Tỷ lệ nảy mầm (%), thời gian nảy mầm trung bình (ngay/hat), tốc độ nảymam trung bình (hạt/ngày) của hạt bí xanh

Bang 3.1 Tỷ lệ nay mầm (%), thời gian nảy mam trung bình (ngày/hạt), tốc độ nảy mầmtrung bình (hat/ngay) của hạt bí xanh ở các mức thời gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNO3

Thời gian trữ hạt Ty lệnảy mam TGNMTB TĐÐNMTB

Trang 36

độ cần thiết Tỷ lệ nảy mầm càng cao, lô hạt giống càng tốt Giá trị cao nhất của tỷ lệnảy mam là 100% Tỷ lệ nảy mam của hạt phản ánh sức sống của hat, thông thường hạt

có sức sóng cao thì có ty lệ nảy mam cao và ngược lại Bảng 3.1 là kết quả thé hiện ty

lệ nảy mam của hạt bí xanh ở các mức thời gian tồn trữ hạt sau khi xử ly KNO3

Qua kết quả xử lý thống kê ở bảng 3.1 thể hiện được các mức thời gian tồn trữhạt (0 tháng, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng) hạt giống sau khi xử lý KNO: có ảnhhưởng rõ rệt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt bí xanh Ở các mức thời gian trữ hạt, tỷ lệ nảymam ở nghiệm thức 2 tháng trữ cao nhất là 98,57% khác biệt không có ý nghĩa so với

Sự ảnh hưởng của thời gian tồn trữ hạt giống sau khi xử lý KNO3 được chứng minh

trong bang 3.1.

Đối với chỉ tiêu thời gian nảy mam trung bình, các nghiệm thức thời gian tồn trữhat thể hiện rõ sự ảnh hưởng Qua bảng 3.1, cho thay hai nghiệm thức 1 tháng trữ (3,35ngày) và 2 tháng trữ (3,38 ngày) đạt kết quả cao nhất, đồng thời có có sự khác biệt không

có ý nghĩa trong thống kê đối với nghiệm thức 4 tháng trữ (3,40 ngày) và nghiệm thứcđối chứng (3,73 ngày) nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa trong thống kê so với nghiệmthức 3 tháng trữ (4,42 ngày) Thời gian nảy mầm càng ngắn thì cường lực nảy mam của

hạt càng cao.

Các nghiệm thức thời gian tồn trữ hat sau khi xử lý KNO2s có sự ảnh hưởng rõ rệtđối với chỉ tiêu tốc độ nảy mam Từ bảng 3.1, nghiệm thức 3 tháng trữ cho tốc độ nảymam thấp nhất là 0,23 hạt/ngày và có sự khác biệt có ý nghĩa trong thống kê so với các

nghiệm thức còn lại.

Trang 37

3.1.2 Chiều dài rễ mầm (cm) của hạt bí xanh

Bang 3.2 Chiều dai rễ mầm (cm) của hat bí xanh ở các mức thời gian tồn trữ hat sau khi

Ở thời điểm 2 NSNM, nghiệm thức 2 tháng trữ hat (3,5 em) cho chiều đài rễ mầm

là cao nhất và có sự khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê so với các nghiệm thức cònlại nghiệm thức 3 tháng trữ hạt (1,6 cm) có chiều dài rễ mam là thấp nhất và thấp hơn

nghiệm thức 2 tháng trữ hạt 1,9 cm.

Ở thời điểm 4 NSNM, thời gian trữ hat sau khi xử lý KNO3 ảnh hưởng một cách

rõ rệt đến chiều chiều dai rễ mam Từ bang 3.2, nghiệm thức 2 tháng trữ hạt có chiềudai mam (7,7 cm) là cao nhất và có sự khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê so vớinghiệm thức 4 tháng trữ hạt (7,0 cm) nhưng lại có sự khác biệt rat có ý nghĩa trong thống

kê đôi với các nghiệm thức thời gian còn lại.

27

Trang 38

Ở thời điểm 6 NSNM, các mức thời gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNO3 khácnhau có ảnh hưởng đến chiều dài rễ mầm Từ kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.2,nghiệm thức 2 thang trữ hạt có chiều dài rễ mam cao nhất là 9,4 cm, nghiệm thức thờigian 3 tháng trữ (5,2 cm) có chiều dài rễ mầm là thấp nhất đông thời có sự khác biệt rất

có ý nghĩa trong thống kê so với các nghiệm thức còn lại là nghiệm thức DC, nghiệmthức 1 tháng trữ và nghiệm thức 4 tháng trữ lần lượt là 7,1 cm, 7,8 cm và 7,7cm

Qua kết quả phân tích ở bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy, mặc dù thời gian nảy

mam trung bình ở nghiệm thức 1 tháng trữ đạt kết quả cao nhất nhưng các chỉ tiêu tỷ lệnảy mầm, tốc độ nảy mầm trung bình và chiều dài rễ mầm ở nghiệm thức 2 tháng trữ lại

cho kết qua cao nhất Vì vậy, bước đầu có thé kết luận được là nghiệm thức 1 thang va

2 tháng trữ hạt có cường lực nảy mầm đạt kết quả cao nhất

3.2 Ánh hưởng của thời gian tồn trữ hạt sau khi xử lý KNO: đến sự mọc mầm vàsinh trưởng cây con thực hiện trong vườn ươm

3.2.1 Tỷ lệ mọc mầm (%), thời gian mọc mầm trung bình (ngày/hạt) và tốc độ mọcmầm trung bình (hạt/ngày) của hạt bí xanh

Tương tự như tỷ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ mọc mầm thực hiệntrong nhà lưới cũng phản ánh sức sống của hạt Tỷ lệ mọc mầm càng cao thì sức sốnghạt càng cao, lô hạt giống càng tốt Qua bảng 3.3 cho thấy thời gian trữ hạt giống bíxanh sau khi đã được xử lý KNO3 có ảnh hưởng một cách rõ rệt đối với tỷ lệ mọc mầmcủa hạt Ở nghiệm thức 2 tháng trữ hạt có tỷ lệ mọc mầm ở mức cao nhất đạt 96,80% và

có sự khác biệt so rất có ý nghĩa trong thống kê với các nghiệm thức ĐC, nghiệm thức

1 tháng trữ, nghiệm thức 3 tháng trữ, nghiệm thức 4 tháng trữ lần lượt là 91,30%,

91,17%, 91,67% và 90,86%.

Qua kết quả phân tích ở bảng 3.3 cho thấy ảnh hưởng của các mức thời gian tồntrữ hạt đối với hai chỉ tiêu tốc độ mọc mầm trung bình và tốc độ mọc mầm được thựchiện trong điều kiện vườn ươm Đối với chỉ tiêu thời gian mọc mầm trung bình, nghiệmthức 2 tháng trữ hạt có thời gian mọc mầm nhanh nhất đạt 4,15 ngày có sự khác biệtkhông có ý nghĩa trong thống kê đối với nghiệm thức 1 tháng trữ, 3 tháng trữ và 4 thángtrữ lần lượt là 4,18 ngày, 4,24 ngày và 4,34 ngày nhưng lại có sự khác biệt rất có ý nghĩatrong thống kê so với nghiệm thức DC là 5,75 ngày

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN