1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Theo dõi diễn biến của bệnh khảm lá sắn trên một số giống kháng bệnh tại tỉnh Đồng Nai và phổ ký chủ của Sri Lankan cassava mosaic virus

59 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Theo Dõi Diễn Biến Của Bệnh Khảm Lá Sắn Trên Một Số Giống Kháng Bệnh Tại Tỉnh Đồng Nai Và Phổ Ký Chủ Của Sri Lankan Cassava Mosaic Virus
Tác giả Võ Trung Kiên
Người hướng dẫn TS. Lê Khắc Hoàng, ThS. Trần Văn Chiến
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nông học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 19,44 MB

Nội dung

TÓM TATĐề tài “Theo doi diễn biến của bệnh kham lá sắn trên một số giống kháng bệnhtại tỉnh Đồng Nai và phổ ký chủ của Sri lankan cassava mosaic virus "được thực hiện từ tháng 5/2023 đến

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP

THEO DOI DIEN BIEN CUA BỆNH KHẢM LA SAN TREN

MOT SO GIONG KHÁNG BỆNH TAI TINH

DONG NAI VA PHO KY CHU CUA

Sri Lankan cassava mosaic virus

SINH VIÊN THUC HIỆN : VO TRUNG KIÊNNGÀNH : NÔNG HỌC

KHÓA : 2019 - 2023

Trang 2

THEO DOI DIEN BIEN CUA BỆNH KHAM LA SAN TREN

MOT SO GIONG KHANG BENH TAI TINH

DONG NAI VA PHO KY CHU CUASri Lankan cassava mosaic virus

Tac gia

VO TRUNG KIEN

Khoa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

câp băng kỹ sư ngành Nông học

HỘI ĐÔNG HƯỚNG DẪN

TS LÊ KHÁC HOÀNGThS TRAN VAN CHIEN

Thanh phé H6 Chi Minh

Thang 11/2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự có gắng của bản thân, em đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ quý thầy cô, anh chị, bạn bè và những người thân

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Ba Mẹ là người đã sinh thành, nuôi dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất dé cho con

được như ngày hôm nay.

Ban giám hiệu Trường Dai học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Tất cả thầy cô Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lam Thành phố Hồ ChiMinh đã giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn bổ ích trong suốt 4năm học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS Lê Khắc Hoàng và ThS Trần

Văn Chiến, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và định hướng cho em trong suốt quátrình thực hiện đề tài và viết khóa luận

Xin cảm ơn các cô chú, anh chị hiện đang công tác tai Trung tâm Nghiên cứu

Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã vô cùng tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trìnhthực hiện điều tra thu thập số liệu và cung cấp hom giống thực hiện đề tài

Cảm ơn các bạn, tập thé lớp DH19NHB và các bạn trong phòng lab Jica đã luôn

chia sẻ, hỗ trợ và đồng hành cùng em trong suốt 4 năm học vừa qua và trong suốt quá

trình em thực hiện khóa luận.

Lời cuối cùng, xin cảm ơn tất cả những người thân yêu luôn bên em, luôn độngviên và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt thời gian vừa qua

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 10 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Võ Trung Kiên

Trang 4

TÓM TAT

Đề tài “Theo doi diễn biến của bệnh kham lá sắn trên một số giống kháng bệnhtại tỉnh Đồng Nai và phổ ký chủ của Sri lankan cassava mosaic virus "được thực hiện

từ tháng 5/2023 đến tháng 10/2023 tại phòng thí nghiệm và trại thực nghiệm Khoa Nông

học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu: xác định được

diễn biến bệnh khảm lá sắn trên 30 giống sắn kháng bệnh khảm được trồng tại Trungtâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, xác định được phố ky chủ củavirus gây bệnh kham lá san Sri /ankan cassava mosaic virus và khả năng lây truyềnngược lại từ cây ký chủ bị nhiễm bệnh sang cây sắn khỏe thông qua môi giới là bọ phấntragws Bemisia tabaci và đánh giá mức độ kháng bệnh khảm lá của 10 giống sắn của

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo thông qua lây

nhiễm nhân tao bang bọ phan trang Bemisia tabaci

Qua quá trình điều tra bệnh kham lá sắn gây hại pho biến tại Trung tam Nghiêncứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, cho thấycác giống kháng bệnh kham lá đều có mật độ bọ phan trắng trên cây là rất thấp Trong

số 30 giống sắn được điều tra, chỉ ghi nhận bệnh khảm lá sắn xuất hiện trên 6 giống là

HLH21-0069; KM505; VF21-0364; KU50; VH21-1503 và VH21-1505 (chiếm tỷ lệ20%) Như vậy, 24 giống sắn còn lại đều có tiềm năng trở thành các giống kháng bệnh

kham lá.

Thí nghiệm xác định phổ ký chủ của virus gây bệnh kham lá sắn (Sri LankanCassava Mosaic virus) thông qua lây nhiễm nhân tao bằng bọ phan trắng, đơn yếu tốđược bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 NT, 3 LLL ở phòng thí nghiệm bước

đầu đã xác định được 3 loài cây ký chủ phụ gồm: thuốc lá (Nicotiana tabacum), chanh

dây (Passiflora edulis), cà chua (Lycopersicum esculentum).

Thí nghiệm xác định khả năng lây truyền virus gây bệnh kham lá sắn (Sri Lankan

Cassava Mosaic virus) từ cây ky chủ nhiễm bệnh sang cây sắn khoẻ thông qua bọ phantrắng Bemisia tabaci, thí nghiệm được lặp lại 3 lần đã xác định được virus gây bệnhkham lá sắn (Sri Lankan Cassava Mosaic virus) không có khả năng lây truyền từ các

cây ký chủ phụ là cây thuốc lá (Nicotiana tabacum), chanh dây (Passiflora edulis), cà

chua (Lycopersicum esculentum) sang cây sẵn khỏe thông qua bọ phan trắng Bemisia

1H

Trang 5

Thí nghiệm đánh giá mức độ nhiễm bệnh của 10 loại giống sắn do Trung tâm

Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp

Miền Nam) chọn tạo Trong đó, 4 giống có khả năng kháng virus SLCMV đó là H039: HLH20-H0075; HN1; HNS Các giống VN19-773; VN19-1050; VN18-H031;HLH20-H0085; VN18-H023; KM505-54 có tỷ lệ nhiễm và thời gian tiềm dục trên cácgiống thí nghiệm là khác nhau Tuy nhiên, các giống này đều có biểu hiện triệu chứnggiống nhau lá bị xoăn và biến dạng

Trang 6

VN20-MỤC LỤC

Trang TRANG TỰA -2-55-22222222222212212112212211211211121121121121111211112121111211 1e i

TÓM TẮTT - 22222 2S9219212122121121121121121121121121121121121121111121121211212121 212 xe iii

MU 002“ +11 Vv

DANH SCGHCH YIT TL roe sorcceercsronciecequamauemmuntnsomenmss viiiDANH SÁCH CAC BANG su eeceseseenesderiesdndiegosRnsoeiberbodircbasrosasbsoosaoi ixDANH SACH CAC HANG 0 ——-——°5” )HH, Ả ÒÔỎ xGIỚI THI o.oo ecco ccc ccc cceccscessssesseesessssssessessesssssisssecssssissssssusssesssssesstsssessessueeees 1Ai |

MU HH b:sunetsecisgoiisstltittsgdogoisitgsiBRiiiiIod)Bttt/SSEG0GRãigiBBGSNGIGHEIBINGSEMISGHHIGSSSGESSENEREEESSGSM1GSg38IG0:S2g03gngi2Ó 2

Yêu CAU cee cecececccesecesecececssesesvevevsvsvevscacavscsvscasssasssissvavstscsessussevevevsevevavevevavsvavavavavavavacacacacaces 2

tí er LỄ Laueeensettrrtrtrotrorrtrrotottagitraagaeoangeeroortrggtraatosal 3

Chươưng1 TỔNG HUAN TẠI LIỆ T TsugoeesneeteoeekbosioirdidtogyiSadgkesbibietsooasngi 4

1.1 Giới thiệu sơ lược về cây sẵn -2-22-5222222212212221221221121121122121211 21c xe 41.1.1 Nguồn gốc và phân loại - ¿2 ©2++2++22++22++22E+2EE2211221221221221221 22 e2 41.1.2 Đặc điểm sinh học -+- 2 + SS+SE+E£SE£EE2EEEEEE12E121212112111211111121111 111211 xe 41.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sẵn trên thé giới và Việt Nam - 51.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thé giới - -2:©-2+©2+22++2z++zzc+2 51.2.2 Sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam 02.2 ccceeccceceeseesessesesseesesecseseesecseseeeeseeseeees 61.3 Tình hình sâu bệnh hại trên sắn -2- 22 ©S+SE+E£EE£EE+E£EEEEE2EEEEEE221212112221 2 xe 71.4 Bệnh khảm lá sắn do virus gây bệnh 2-22 ©2+22++2EE+£EE+EEEtEErerErrrrrerrree 71.5 Môi giới lây truyền bệnh BPT Bemisia tabaci -. 2- 22 ©2++22++2x+zzxzsrzrze 101.6 Pho ky chủ của BPT Bemisia tabaci 2-22 5222222222EE2EE22E22EE22EE2EE2222Excrxez lãi

Trang 7

Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 15

2, Ni dung nghién CUU hw eee 15

229) Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2- 22 22 +z+++Exe+rxrzrxrzrxrrree 15

243 Vật liệu, dung cụ và thiết bị nghiên cứu 2-22 ©222+22+2E+2zzzzzzzxce 15

2422 Chudw bí nguồn sae Mi m CMD eccurocccncescnnaconaceacnumnmnanereuenemns 182.4.2.3 Tao nguồn BPT không nhiễm virus SLCMV cho quá trình lây nhiễm nhân tạo 192.4.3 Phương pháp lây nhiễm nhân tạo - ©2225 S2E+2E+£E+2E+£E+zzzxzxzrezrez 202.4.4 Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các loại giống sắn do Trung tâm Nghiên cứuThực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền

lai) CHO [ND oan biE i08 0ã Sù090VE5.ĐESSNSSLSEEUSSSEEIEEESSRA eee eee aaa eee eee eee 20

2.4.5 Xác định phổ ký chủ của virus gây bệnh kham lá san (Sri Lankan cassava mosaicvirus) thông qua lây nhiễm nhân tạo bằng BPT Bemisia tabaci -2-5- 222.4.6 Xác định khả năng lây truyền SLCMV từ cây ký chủ nhiễm bệnh sang cây sắn

khỏe thông qua BPT Bemisia taDaCI - c2 2122322132113 1E 12 1 1 1n ni 23

2.4.7 Phương pháp sinh học phân tử (PCR)) - - 5555 S 322123 ngư, 23

2.5 Phương pháp xử lý số liệu -2-©2¿©22222222E2EE222222122322E1221221271 211221222 crev 26

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 2 2-©22222222222222322222xcZEcrxee, 37

3.1 Diễn biến bệnh kham lá sắn trên 30 giống sắn kháng bệnh khảm được trồng tại

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc - - 27

Trang 8

3.2 Đánh giá mức độ kháng bệnh kham lá của 10 giống sắn do Trung tâm Nghiên cứu

thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo cee 55525222 <£+££<z<zxeezes 30

3.3 Xác định phổ ký chủ của virus gây bệnh kham lá san (Sri Lankan cassava mosaic virus) 333.4 Kha năng lây truyền ngược trở lại của SLCMV từ các cây ký chủ nhiễm bệnh sang

a 37KET LUẬN VA DE NGHỊ, -2-©22222222222222122212212711211211211211 21211 xe 39

KẾ luận - 5-5222 212212122121121121211211211121121112111111211111121121112112111211211012112 11c rceg 39E111 ÊÐ ng

IV \8012909:79 089.7 (015 41

3:008009 2-1 45

Vil

Trang 9

DANH SÁCH CHU VIET TAT

BPT Bo phan trang

CMD (Cassava Mosaic Disease) Bénh kham 14 san

ctv Cong tac vién

FAO Food and Agriculture

Organization (Tổ chức Lương

thực và Nông nghiệp của Liên hợp

quốc)NN&PTNT Nông nghiệp va phát triển nông

thôn

PCR (Polymerase Chain Reaction) Phản ứng chuỗi polymerase

SLCMV Sri Lankan cassava mosaic virus

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BANG

Trang

Bảng 2.1 Thành phan trong phan ứng PCR - 2-2 5222z22S2E+2EE2E+22+zzz+zzxzex 24

Bang 2.2 Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR 5c 5-2 22122112222 re 24

Bảng 3.1 Diễn biến mật độ BPT trên 30 giống sắn kháng bệnh khảm từ tháng 5/2023đến tháng 10/2023 tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc 28

Bảng 3.2 Diễn biến tý lệ bệnh trên 30 giống sắn kháng bệnh khảm từ tháng 5/2023 đến

tháng 10/2023 tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hung Lộc 29

Bảng 3.3 Mức độ nhiễm bệnh của các loại giống sắn do Trung tâm Nghiên cứu thực

nehiem Nông nghiệp Hưng Lộc Chọn TẠO: seeseseneseiissasisissias155111341146850235133151392399175556 31

Bang 3.4 Kết quả lây nhiễm SLCMV lên 6 loài cây ký chủ thí nghiệm 33

Bang 3.5 Danh sách các loài thực vật là ky chủ phụ của Sri Lankan Cassava Mosaic

Virus tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay -©-2222+2zc2zzzsezzssrscesc-cc.- 3Ø

1X

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

; ; - Trang Hình 2.1 Nhân nguôn cây săn không nhiễm CMD - - 55-5 525225<<2+552 17

Hình 2.2 Kết quả điện di sản phẩm PCR kiểm tra sự hiện diện SLCMV trên nguồn BPTkhông nhiễm SLOMV 2-2 52-S222222E22E2EE2EE2EE221E21212171212121212112121 22 2xe2 18Hình 2.3 Nhân nguồn cây sắn nhiễm CMD -2- 22 222222222Z2EE22EEZ2EEzzEErsrrrrr 18Hình 2.4 Kết quả điện di sản phẩm PCR kiểm tra sự hiện diện SLCMV trên nguồn cây

27278 77„##i0 | , 1, IY 19Hình 3.1 Kết quả giám định mẫu san lây nhiễm ở thí nghiệm 30 cá thê/cây 31Hình 3.2 Triệu chứng bệnh khảm xuất hiện trên các giống sắn - 32Hình 3.3 Kết qua điện di sản phẩm PCR kiểm tra sự hiện diện SLCMV trên cây thuốc

lá (Nicotiana tabacum) lây nhiễm nhân tạo ở thí nghiệm 30 cá thể/cây 34Hình 3.4 Kết quả điện di sản phẩm PCR kiểm tra sự hiện điện SLCMV trên cây chanhdây (Passiflora edulis) lây nhiễm nhân tạo 6 thí nghiệm 30 cá thé/cdy 35Hình 3.5 Kết quả điện di sản phẩm PCR kiểm tra sự hiện điện SLCMV trên cây cà chua(Lycopersicum esculentum) lây nhiễm nhân tạo ở thí nghiệm 30 cá thê/cây 3 5Hình 3.6 Kết quả điện di sản phẩm PCR kiểm tra sự hiện diện SLCMV trên các mẫuphổ ký chủ lây nhiễm nhân tao ở thí nghiệm 30 cá thê/cây -.- 36

Hình 3.7 Triệu chứng của các cây sau khi lây nhiễm nhân tạo - 37

Hình 3.8 Quá trình lây nhiễm nhân tạo và mật độ BPT trên cây thuốc lá và nhãn lồng

A ft) || ees

Hình PL1 Dụng cụ thu thập BPT sssssssssssessnessseessavecaavesveescesseeseesensenersneseneesserenenecen: 45

Hình PL2 Lồng cách ly BPT sử dụng trong thí nghiệm -2- 525522222252 45Hình PL3 Thu nguồn BPT dé làm thí nghiệm 2-22 ©22222222222++£2z2zz+z+2 45Hình PL4 Thả BPT lên cây dé lây nhiễm 2 2 2222S22E2EE2EE2£EE2EEEEzzzxzrxr 46

Trang 12

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

San (Manihot esculenta Crantz) được coi là cây trồng có tính thương mại duynhất trong chi Manihot, họ Thau dau, mang lai loi ich kinh té cao, nudi sống gần 1 tyngười trong khoảng 105 quốc gia (Lobell va ctv, 2008) Tại Việt Nam, cây sắn được dunhập và trồng rộng rãi từ khoảng giữa thế kỷ 18 Theo Tổ chức Lương thực và Nông

nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) 2021 tổng diện tích trồng sắn ở nước ta là 524.549 ha,với sản lượng là 10.565.000 tan San là cây lấy củ có vị trí quan trong trong cơ cau phat

triển cây lương thực của cả nước, sản lượng đứng thứ ba sau cây lúa và cây bắp (Hoàng

Kim và Phạm Văn Biên, 1995), cây sắn hiện nay đã chuyền đổi vai trò từ cây lương

thực, thực phẩm thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao (Nguyễn Hữu

Hỷ và ctv, 2017).

Những năm gần đây, một số đối tượng sâu, bệnh hại mới xuất hiện trên sắn vàgây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất và chế biến san của Việt Nam bao gồm bệnhchối rồng san (Elizabeth va ctv, 2013), bệnh than thư (Mai Văn Quân va ctv, 2014),

bệnh cháy lá vi khuẩn (Ngo Quang Huy và ctv, 2019), rệp sáp bột hồng (Nguyễn Thị

Thủy và ctv, 2019) và gần đây nhất là bệnh virus khảm lá sẵn được phát hiện đầu tiên

tại tinh Tây Ninh vào tháng 6/2017 va Sri Lankan Cassava Mosaic Virus (SLCMV) cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh (Uke va ctv, 2018).

Bệnh virus khám lá sẵn (Cassava Mosaic Disease, CMD) được xem là bệnh virusthực vật nguy hiểm nhất trên thế giới và từ lâu nó được coi là bệnh hại sắn quan trọngnhất ở châu Phi (Thresh và ctv, 1997) Bệnh do 11 loài virus thuộc họ Germinividae, chiBegomovirus gây ra (Fauquet va ctv, 1990) CMD là đối tượng có tần suất xuất hiện cao

và là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm năng suất cũng như chất lượng của củ

sắn Virus được xác định lan truyền từ cây sắn nhiễm virus sang cây sắn khỏe thông qua

BPT Bemisia tabaci với tỷ lệ truyền bệnh lên đến 80,5% và qua hom giống sắn nhiễm

virus với tỷ lệ đạt 100% (Duraisamy va ctv, 2013).

Ngoài cây ký chủ chính là sắn, các Begomovirus gây bệnh kham lá còn gây hại

1

Trang 13

trên 7 loài thực vật thuộc chi Manihot và cây dầu mè đỏ Jatropha multifida (thuộc họ

Đại kích) (Bock và ctv, 1978) Vào năm 1993 đã phát hiện BPT gây hại trên 600 loại

cây trồng Đến năm 2007, theo các nhà khoa học số loài ký chủ của BPT được bồ sunglên đến 900 loài thực vật thuộc nhiều họ thực vật khác nhau (Greathead, 1986; Jones,2003) Hiện tại, vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để phòng trừ CMD, chủ yếu trừ quamôi giới — bọ phan trắng

Dé xác định được diễn biến của bệnh trên đồng ruộng và phô ký chủ của SLCMV

dé có những dẫn liệu khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng chống bệnh kham

lá sắn một cách hiệu qua và bền vững thì đề tài “Theo dõi diễn biến của bệnh kham lásan trên một số giống kháng bệnh tại tỉnh Đồng Nai và phố ký chủ của Sri Lankancassava mosaic virus” đã được tiễn hành

Mục tiêu

Xác định được diễn biến bệnh khảm lá sắn trên 30 giống san khang bénh kham

được trồng tai Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

Xác định được phổ ký chủ của virus gây bệnh khám lá san SLCMV và kha năng

lây truyền ngược lại từ cây ký chủ bị nhiễm bệnh sang cây sắn khỏe thông qua môi giới

Điều tra diễn biến bệnh khám lá sắn trên 30 giống sắn kháng bệnh kham được trồng

tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.

Thu nhập, nhân nguồn và xác định được: BPT không nhiễm SLCMV, cây sẵnkhông nhiễm CMD và cây sắn nhiễm CMD thông qua kết quả giám định bằng phương

pháp sinh học phân tử PCR.

Xác định phổ ký chủ của SLCMV gây bệnh CMD bao gồm các cây: thuốc lá, đại

kích, chanh dây, cà chua, khổ qua, đậu đen thông qua BPT Bemisia tabaci

Xác định khả năng lây truyền SLCMV từ cây ky chủ nhiễm bệnh sang cây sắn

khỏe thông qua BPT Bemisia tabaci.

Xác định tính kháng của 10 giống sắn do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm

Trang 14

Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo.

Giới hạn của đề tài

Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 5/2023 đến tháng 10/2023 tại phòng thí

nghiệm Côn trùng - Bộ môn Bảo vệ Thực vật và Trại thực nghiệm Khoa Nông học,

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Điều tra 30 giống sắn kháng bệnh khảm từ tháng 5/2023 đến tháng 10/2023 trong

6 định kỳ (tương ứng với 6 tháng điều tra) theo dõi chỉ tiêu tỷ lệ bệnh (%) và mật độBPT (cá thé/la)

Thí nghiệm xác định phổ ký chủ SLCMV được thực hiện trên các loại cây: thuốc

lá, đại kích, chanh dây, cà chua, khổ qua, đậu đen, các cây ký chủ này đều là cùng họvới cây san và là các cây ký chủ chính của Begomovirus và theo dõi các chỉ tiêu ty lệnhiễm bệnh (%), thời kỳ tiềm dục (ngày), mô tả triệu chứng của bệnh

Trang 15

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu sơ lược về cây sắn

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại

1.1.1.1 Nguồn gốc

Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh và đã được trồng

cách đây khoảng trên 5.000 năm (CIAT, 1993) Trung tâm phát sinh cây sắn được cho

là tại Đông Bắc Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng

và hoang dại Những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tai Mexico có

tuổi khoảng năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers, 1963)

Châu Phi trồng cây sắn lần đầu khoảng giữa thé ki 16 do người Bồ Đào Nha đưavào, cây san trồng rộng rãi ở đây vào khoảng thé ki thứ 19 Từ đó các kỹ thuật canh tác,chế biến, sử dụng ngày càng phát triển (Sylvestre và ctv, 1983)

Theo Hoàng Kim va Phạm Văn Biên (1995), cây sẵn được du nhập vào Việt Nam

vào khoảng giữa thé ki 18 San được canh tác phô biến hau hết các tinh của Việt Nam

từ Bắc đến Nam Diện tích sắn tập trung nhiều nhất ở vùng núi và trung du phía Bắc,vùng ven biển Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ

1.1.1.2 Phân loại

Cây san (Manihot esculena Crantz) hay còn được gọi là cây khoai mì, thuộc bộ

Malpighiales, họ thầu dầu hay Đại kích (Euphorbiaceae) có số nhiễm sắc thé 2n = 36,loài Manihot esculenta Là cây lay củ đang ngày càng quan trọng cho ngành công nghiệpthực pham và nhiên liệu sinh học (Hoàng Kim và Pham Văn Biên, 1995)

1.1.2 Đặc điểm sinh học

Theo Viện khoa học kĩ thuật miền Nam (2014) mô tả đặc điểm sinh học cây sắn:

Sắn có nguồn gốc phát sinh từ vùng khí hậu nhiệt đới nên sinh trưởng, phát triển thuận lợi

ở điều kiện nhiệt độ tương đối cao Nhiệt độ thích hợp nhất đối với sinh trưởng của sắn là

là 23-27°C Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây sắn có yêu cầu nhiệt độ khác nhau

Trang 16

Sắn là cây ưa sáng, khi có đầy đủ ánh sáng cây sắn có khả năng tạo ra đường bột

và tích lũy chúng vào củ mạnh hơn so với nhiều loại cây trồng khác Trong điều kiệnánh sáng mạnh, sẵn phát triển củ tốt Khi bị che khuất ánh sáng thân lá có hiện tượngvống, la bi rụng sớm, tuôi thọ của lá giảm sút San là cây cần ánh sáng ngày ngắn: sựhình thành củ trong điều kiện 8 giờ chiếu sáng/ngày xảy ra sớm hơn điều kiện 14-20 giờnang/ngay Ngày ngắn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của củ

Sắn có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau: đất phù sa, đất cát, đất feralit,

đất than bùn, đất bạc màu, đất cát Sắn thích hợp và cho năng suất cao ở chân đất tốt,xốp thoát nước tốt Ở chân đất cát pha, củ sẵn có nhiều tinh bột hon San rất kém chịu

các loại đất đọng nước San có thé chịu được đất chua pH = 4 và có thé phát triển tốt

trên đất trung tính, với đất kiềm, sắn chịu được đến độ pH = 7,5, thích hợp nhất đối vớisắn là pH =5,5

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới

Năm 2021 toàn thế giới có 99 quốc gia trồng sắn, trong đó một số quốc gia cótong sản lượng san lớn như: Angola, Colombia, Ecuador, Somalia (FAOSTAT, 2022)

San lượng sắn trên thé giới năm 2020 đạt 302,66 triệu tấn củ tươi so với 2010 là239,29 triệu tan Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria (60,01 triệu tan),

kế đến là Cộng hòa dân chủ Congo (41,01 triệu tan) Nước có năng suất san cao nhấthiện nay là Cộng hoa Hợp tac Guyana (47,58 tan/ha), kế đến là Lào (35,66 tân/ha), sovới năng suất san bình quân của thế giới là 10,71 tân/ha (FAOSTAT, 2020)

Trung Quốc hiện là nước nhập khâu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn sinh học

(bioethanol), tinh bột biến tinh (modify starch), thức ăn gia súc và dùng trong công

nghiệp thực phẩm được liệu va tập trung chủ yếu tại tỉnh Quảng Tây

Cây san tiếp tục giữ vai trò quan trong trong nhiều nước châu A, đặc biệt là cácnước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô và

tong sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía Chiều hướng sản xuất san phụ thuộc vào khả

năng cạnh tranh cây trồng Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp dụnggiống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ

Trang 17

1.2.2 Sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam

Theo Sở NNPTNN tỉnh Kon Tum (2022) diện tích san ca nước đạt 528 nghìn ha,tập trung chủ yếu tại 5 vùng chính gồm: Trung du miền núi phía bắc, vùng Bắc Trung

Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Tổng sản lượng san cảnước ước đạt gần 10,7 triệu tấn với năng suất bình quân 20,3 tan/ha

Việt Nam hiện san xuất mỗi năm khoảng 800.000 — 1.200.000 tan tinh bột sắn,

trong đó trên 70% xuất khâu và gần 30% tiêu thụ trong nước Sản phâm san xuất khâu

của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, san lát và bột sắn Thị trường chính là Trung Quốc,

Đài Loan, Nhat Bản, Singapo, Han Quốc.

Đến nay, 27 tỉnh, thành phố có nhà máy chế biến tinh bột san và có khoảng 120

nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp, tổng công suất thiết kế 11,3 triệutấn củ tươi/năm, tổng công suất thực tế 8,62 triệu tắn/năm

Hiện nay sắn và các sản phâm từ sắn là một trong 13 sản phâm nông sản chủ lựcxuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 1,35 tỷ USD/năm, đứng thứ 2 thế giới

chỉ sau Thái Lan.

Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 3/2022 ước đạt450.000 tan với trị giá đạt 202 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm

từ sắn 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 970.000 tan và 420 triệu USD, giảm 0,6% về khối

lượng nhưng tăng 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam (2022), Việt Nam xuất

khẩu được gần 260 nghìn tan san và các sản phẩm từ sắn, trị giá 114,09 triệu USD, tăng10,6% về lượng và tăng 8,6% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 tăng

22,7% về lượng và tăng 33% về trị giá Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ

sắn ở mức 438,8 USD/tấn, giảm 1,8% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 8,4% so với

tháng 5/2021.

1.2.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế

Theo Nguyễn Hữu Hỷ (2020), củ sẵn tươi có tỷ lệ chất khô 38 — 40%, tinh bột 16

— 32%, giàu vitamin C, calcium, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chất béo, muối

khoáng, vitamin và nghèo đạm Trong củ săn, hàm lượng các acid amin không được cân

Trang 18

đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh Thành phần dinh dưỡng

khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích

Nhiều nơi ở châu Á, vai trò truyền thống của cây sắn là thực phẩm cho con ngườidan thay đổi thành một loại cây công nghiệp cho các nhà máy chế biến Ở Thái Lan, sảnxuất san lam thức ăn gia súc và chế biến tinh bột Ở Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc

và Philippines tỷ trọng san sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, sản xuất lương thực và cácsản phâm công nghiệp có giá trị đang tăng nhanh chóng (Kawano, 2001)

1.3 Tình hình sâu bệnh hại trên sắn

Diện tích sản xuất sắn tăng liên tục trong những năm qua đã dần xuất hiện nhữngvan đề sâu bệnh và rủi ro cao trong canh tác sắn của nông dân Hiện nay đã xuất hiệnnhững sâu bệnh nguy hiểm nếu không quan tâm kịp thời và phòng trừ có thể ảnh hưởng

lớn đến năng suất Những dịch hại mới đây xuất hiện trên sắn như nhện đỏ (Tetranychus

sp.), bệnh chối rồng (Phytoplasma sp.), tệp sap bột hồng (Phenacoccus manihotis), bệnhthối củ (do các nhóm nắm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., nhóm vi khuân Xanthomonassp., Erwinia sp., Pseudomonas sp.) và đặc biệt là dịch bệnh kham lá san (CassavaMosaic Disease) ngày càng gia tăng mạnh ở diện rộng hơn và phân bồ ra nhiều vùng,làm thiệt hai đáng ké đến năng suất, chất lượng và thu nhập của nông dân trồng sắn.1.4 Bệnh kham lá san do virus gây bệnh

Bệnh kham lá san (Cassava mosaic disease - CMD) là bệnh hại nguy hiểm Nếunhiễm bệnh vào giai đoạn dau có thé làm giảm năng suất đến 90%, thậm chí không cho

thu hoạch (Trịnh Xuân Hoạt và ctv, 2020).

Bệnh khảm lá sắn được xác định do nhiều loài virus thuộc Chi Begomovirus (Họ:

Geminiviridae) gây ra Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 11 loài virus là

tác nhân gây ra bệnh khảm lá sắn Trong đó có 9 loài Begomovirus là tác nhân gây bệnh

kham lá ở châu Phi bao gồm: African cassava mosaic virus (ACMV), East African

cassava mosaic virus (EACMV), East African cassava mosaic Malawi virus (EACMMV), South African cassava mosaic virus (SACMV), East African cassava mosaic Cameroon virus (EACMCV), East African cassava mosaic Zanzibar virus (EACMZV), East African cassava mosaic Kenya virus (EACMKV), Cassava mosaic Madagascar virus (CMMGV) va African cassava mosaic Burkina Faso virus

7

Trang 19

(ACMBEV) (Duraisamy va ctv, 2013) và có 2 loài ở chau A gồm: Indian cassava mosaic

virus (ICMV), Sri Lankan Cassava Mosaic Virus (SLCMV) (Wang va ctv, 2016).

Bệnh khảm lá sắn được ghi nhận lần đầu tiên trên thế giới tai Tanzania (ChâuPhi) vào năm 1894 Cho đến nay, bệnh đã phát tán nhanh chóng va phá hoại nghiêmtrọng các vùng trồng sắn tại Châu Phi và khu vực tiểu lục An Độ (Hillocks và ctv, 2000)

Sự bùng phát của bệnh khám lá sắn đã dẫn đến việc giảm năng suất sắn tại khu vực cận

sa mạc Sahara (Châu Phi) từ 25 đến 95 (Bisimwa và ctv, 2015)

Bệnh kham lá san xuất hiện lần đầu tại khu vực Đông Nam Á vào năm 2015, tại

tỉnh Ratanakiri, Campuchia và loài Sri Lankan Cassava Mosaic Virus (SLCMV) được xác định là nguyên nhân gây bệnh (Wang va ctv, 2016) Sau đó, bệnh này đã lây lan

rộng khắp nhiều tỉnh của đất nước này Từ Campuchia, bệnh đã lây lan sang tỉnh Tây

Ninh của Việt Nam va lan rộng sang nhiêu tỉnh trông san của nước ta.

Trong thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ chân đoán bệnh, cácnhà khoa học đã tiến hành giải trình tự gen của tác nhân bệnh khảm lá trên thế gidi, vaphát hiện ra tác nhân gây bệnh kham lá sắn gồm 10 loài virus thuộc giống Begomovirus,

họ Geminiviridae, có bộ gen DNA sợi don (single-stranded DNA (ssDNA), gen kép

(bipartite) gồm phân tử 02 phân DNA-A và DNA-B với tổng kích thước bộ gen là ~5.6

trồng sắn ở một số vùng trồng chính của nước này từ 26.000 ha năm 1989 xuống còn

3000 ha năm 1992 Thiệt hại về năng suất thậm chí nghiêm trọng hơn ở những vùng sửdụng hom giống nhiễm bệnh đề canh tác Kết quả nghiên cứu ở Kenya của tác giả Seif(1982) chứng minh rang chỉ số bệnh (disease severity) có mối tương quan chặt chẽ vớithiệt hại năng suất Thiệt hại năng suất đao động từ 24% - 75% Kết quả tương tự đượccông bố bởi Jennings (1970) khi ghi nhận sự giảm năng suất đến 90% trên các giống sắnmẫn cảm với CMD ở Tanzania, gây ra nạn đói cho hàng nghìn người dân ở đất nướcnày Trong những năm 1990s, sự bùng phát dịch bệnh CMD ở khu vực Kagera (Tây Bắc

Trang 20

Tanzania) đã làm cho nông dân ở vùng này phải từ bỏ việc canh tác san (Legg, 1999).

Nghiên cứu gần đây của Bisimwa và ctv (2015) cũng chỉ ra rằng thiệt hại năng suất gây

ra do CMD tai dat nước Congo từ 25 — 95% Thiệt hại năng suất khi sắn nhiễm bệnh ở

giai đoạn cây con là từ 77,5% - đến 97,3%, trong khi đó, thiệt hại năng suất chỉ là từ

44.9% - 80,0% nếu cây sắn nhiễm CMD từ 13 — 24 tuần sau khi trồng

Ở Việt Nam bệnh virus khảm lá sắn được phát hiện đầu tiên tại tỉnh Tây Ninh

vào thang 6 năm 2017 va Sri Lankan Cassava Mosaic Virus (SLCMV) được xác định

là tác nhân gây ra bệnh khảm lá sắn tại Việt Nam (Uke và ctv, 2018) Tính đến hết tháng

2 năm 2022, bệnh đã xuat hiện và gây thiệt hai lớn cho sản xuất sắn tại 23 tinh, thànhphố ghi nhận sự xuất hiện của bệnh Diện tích nhiễm 53.730 ha; trong đó diện tích nhiễm

nặng 14.209 ha, và có xu hướng tiếp tục lan rộng (Cục Bảo vệ thực vật, 2022)

1.4.1 Triêu chứng bệnh kham lá sắn

Bệnh khảm lá virus hại sắn đã được mô tả ở trên nhiều loại cây trồng khác nhaunhư: cà chua, thuốc lá, khoai tây, đu đủ, ớt, tiêu Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết củabệnh kham lá san là kham vàng loang 16 trên lá Mức độ hại nhẹ là không biến danghoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá san xoăn, nhăn nhúm, cong queo Khi

bị nhiễm nặng cây sẽ còi cọc và kém phát triển so với cây không nhiễm bệnh Cây con

nhiễm bệnh hoặc mọc từ hom sắn nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch Cây bị nhiễm ở

giai đoạn lớn làm giảm chất lượng củ và năng suất Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cảcác giai đoạn sinh trưởng của cây san Thiét hại về năng suất có thé lên đến 90% hoặc

100% (Viện BVTV, 2017).

Bệnh kham lá sắn gây thiệt hại về kinh tế trong việc sản xuất san: Các kết quanghiên cứu cho rằng: Cây sắn phát triển từ thân cây bị nhiễm bệnh bị ảnh hưởng nghiêmtrọng hơn so với những cây cùng giống nhưng bị nhiễm bệnh do BPT truyền vào giaiđoạn đầu của cây sẵn Cây sẵn bị nhiễm bệnh muộn thường ít bị ảnh hưởng đến sinhtrưởng và năng suất (Fargette và ctv, 1988)

Có mối tương quan giữa mức độ triệu chứng bệnh và sự giảm sự sinh trưởng,

phát triển và năng suất của cây sắn Mỗi loại giống sắn khác nhau có phản ứng khácnhau đối với bệnh Một giống có biểu hiện lá thấp lùn, số lá rất ít hoặc không có lá,không có hệ rễ củ, thân ngắn Một số giống khác hầu như không ảnh hưởng hoặc rat ít

9

Trang 21

bi ảnh hưởng (Cours, 1951).

1.4.2 Phương thức lan truyền bệnh kham lá sắn

Cũng giống như các Begomovirus khác gây bệnh kham lá, SLCMV được xácđịnh có 2 phương thức lan truyền chính trong tự nhiên là thông qua hom giống nhiễm

bệnh và qua môi giới là BPT Bemisia tabaci (bộ Hemiptera: họ Aleyrodidae) (Trinh Xuân Hoạt và ctv, 2021b).

Thứ nhất bệnh lan truyền qua hom giống đã nhiễm bệnh, tỷ lệ nhiễm virus trên

cây con trồng bằng hom nhiễm bệnh có thê lên đến 100% ngay sau khi cây con vừa nảymam Virus tồn tại trong thân, nên khi lay thân về làm giống cho vụ kế thì virus sẽ tiếp

tục nhân lên trong hom và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mâm.

Thứ hai qua BPT (Bemisia tabaci), BPT giúp virus lây lan giữa những ruộng santrong vùng trồng và giữa các cây trong cùng một ruộng Đây là phương thức lan truyềnquan trọng nhất, có ý nghĩa về mặt dịch té học, giup virus có thé tồn tại, phát triển vàtiền hóa (Fauquet và Fargette, 1990; Patil và Fauquet, 2009)

Bài học rut ra từ dich bệnh virus kham lá sắn tại châu Phi, hom giống bị nhiễm

bệnh là nguồn lây nhiễm đầu tiên, từ đó BPT góp phần làm lây lan bệnh thứ cấp (Legg

va ctv, 2011; 2014).

1.5 Môi giới lây truyền bệnh BPT Bemisia tabaci

Virus SLCMV truyền bệnh thông qua vectơ trung gian là BPT Bemisia tabaci

Thuộc bộ Hemiptera, ho Aleyrodidae va chi Bemisia.

BPT khó được kiểm soát trên đồng ruộng do có nhiều ký chủ, có khả năng tấncông trên 600 loài thực vật khác nhau, trên giống cây trồng và loài hoang đại, trên cây

hàng niên và trên cây đa niên (Raghu và ctv, 2012).

BPT xuất hiện ở những vùng đang bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh, chúng cắm

vòi vào thân hoặc lá và hút dưỡng chất của cây trồng kèm theo đó là mang theo cả virusgây bệnh, sau đó trong quá trình hút từ cây này sang cây khác đã làm virus lây lan rồi

trở thành dịch bệnh trên diện rộng Ngoài việc là vectơ truyền bệnh, BPT còn gây hạitrực tiếp do việc chích hút nhựa làm khô kiệt cây, lá cây bị dém vang, xoan Bénh kham

Trang 22

lá cũng có thé duy trì qua nhiều thé hệ con giống vì vậy sử dụng giống không sạch bệnh

cũng là một nguyên nhân khiến dịch bệnh xảy ra

Các virus trong chi Begomovirus sở hữu hai thành phần bộ gen, DNA-A vàDNA-B (lưỡng phân) hoặc DNA đơn — A giống như thành phần bộ gen (monopartite)Begomovirus được truyền bởi BPT Bemisia tabaci theo cách bền vững tuần hoàn B.tabaci bị virus xâm nhiễm thông qua ống dan trong kim hút khi hút dịch cây trong mạchlibe của cây nhiễm (giai đoạn chích nap (Acquisition access period) — APP) Các hạtnhân virus đi chuyên theo ống tiêu hóa đến ruột giữa Sau đó, chúng xuyên qua diều và

khu vực ruột giữa thông qua haemolymph (tương tự men tiêu hóa) Từ đây, chúng di

chuyền vào các túi tế bào tái sinh trên tuyến nước bọt ở vách của ruột giữa Cuối cùng,virus theo men tiêu hóa thông qua tuyến nước bot di chuyên vào mạch libe của cây khỏe

(giai đoạn chích truyền (Inoculation access periods) — IAP) Thêm vào đó, sau khi vào

hệ tiêu hóa của BPT, Begomovirus không lây nhiễm vào cây khỏe ngay lập tức Chúngcần thời gian dé di chuyên trong các cơ quan tiêu hóa và cuối cùng là các túi tế bao táisinh trên tuyến nước bot BPT được gọi là thời kỳ tiềm ấn, sau đó mới có thé bat đầu giaiđoạn xâm nhiễm Mối quan hệ giữa BPT va Begomovirus là một ví dụ về đồng tiễn hóa

và các nghiên cứu về cơ chế lây truyền, tương tác của virusvector và các protein liênquan đến sự chuyền vị của virus bên trong vector có thê giúp phát triển các chiến lược

quản lý virus mới (Czosnek, 2008).

Ngay khi bệnh kham lá sắn do SLCMV gây ra xuất hiện và bùng phat tại ViệtNam, nhóm tác gia Uke và ctv (2018) đã thu thập mẫu BPT Bemisia tabaci trên cây sắnnhiễm bệnh tại tỉnh Tây Ninh đề phân tích và xác định loài ân Kết quả đã xác định loài

an của B tabaci gây hại trên sắn là Asia II-1 Tương tự như vậy, tác giả Trịnh XuânHoạt và cs (2021c) cũng đã tiễn hành thu mẫu bọ phan Bemisia tabaci trên cây sắn tại 4tinh là Tây Ninh, Đồng Nai, Quang Ngãi và Hòa Binh dé tiến hành xác định loài ân Kếtqua cho thấy, các loài ân của các mẫu bo phan Bemisia tabaci trên sắn đều là Asia II-1.1.6 Phố ký chủ của BPT Bemisia tabaci

BPT Bemisia tabaci là loài đa thực, chúng gây hại trên 600 cây ký chủ thực vật

khác nhau trong đó có cây sẵn (Legg và ctv, 2002; Dinsdale và ctv, 2010) Ngoài ra,

chúng còn là môi giới truyền trên 200 loại vi rút gây bệnh thực vật, gây thiệt hại kinh tế

11

Trang 23

nghiêm trong cho nhiều loại cây trồng trên toàn thế giới (Legg va ctv, 2002; Seal và ctv,

2006).

BPT là sâu hại chính trên các cây như sẵn, bông, khoai lang, thuốc lá Ngoài ra, BPT còn có trên các loại cây như cọc rảo, thầu dầu, nhãn lồng, đại kích, chanh leo ở cácnước nhiệt đới và cận nhiệt đới BPT không chỉ hại cây trồng ở ngoài đồng ruộng màcòn gây hại trên cả những cây trồng trong nhà kính như ớt, bí ngòi, dưa chuột, rau diép,trạng nguyên, cà chua, ở tất cả các vùng trên thế giới Vào năm 1993 đã phát hiện BPTgây hại trên 600 loại cây trồng Đến năm 2007, theo các nhà khoa học số loài ký chủcủa BPT được bổ sung lên đến 900 loài thực vật thuộc nhiều họ thực vật khác nhau

(Greathead, 1986; Jones, 2003).

Ngoài cây ký chủ chính là sắn, các Begomovirus gây bệnh khảm lá còn gây hạitrên 7 loài thực vật thuộc chi Manihot va cây dầu mé đỏ Jatropha multifida (thuộc họ

Đại kích) (Bock và ctv, 1978) 2 loài thực vật là cây bìm lưỡng sắc (Hewittia scandens)

và cây lá han (Laportea aestuans) cũng được ghi nhận là ký chủ tự nhiên của ACMV ở

Kenya, tuy nhiên virus không có khả năng truyền từ 2 loài thực vật này sang cây sẵn

(khoai mì) (Fauquet và Fargette, 1990).

BPT Bemisia tabaci (Hemiptera: Aleyrodidae) đã được báo cáo trên hơn 600 ký

chu cây trồng va BPT cũng là môi giới truyền bệnh quan trọng của 111 loại virus thựcvật tàn phá kinh tế (Duraisamy và ctv, 2013)

Ky chủ phụ của SLCMV được xác định thông qua thí nghiệm lây nhiễm nhân taobằng biện pháp cơ giới khi cho các cây ký chủ sạch bệnh tiếp xúc với dịch nghiền của

cây san bị nhiễm virus Kết quả trong số 75 loài thuộc 7 họ thực vật tiễn hành thí nghiệm

(họ dén, họ rau muối, họ bầu bí, họ đại kích, họ đậu, họ bông và họ cà) đã xác định được

39 loài thực vat là ký chủ phụ của SLCMV là cà độc dược (Datura stramonium) và 38

loài thuốc lá (Nicotiana spp.) đều thuộc ho ca (Solanaceae) Thời kỳ tiềm dục trên các

cây ký chủ phụ dao động từ 5 — 40 ngày (Jose va ctv, 2008) Ngoài ra, Raj và ctv (2008)

đã xác định được một Begomovirus gây hại trên cây cọc rao (Jatropha curcas), biểu

hiện triệu chứng rat gidng với bệnh kham lá san.

Như vậy cho đến nay, đã xác định được 40 loài thực vật là ký chủ phụ của

SLCMV và | loài thực vật nghi ngờ là ký chủ phụ của SLCMV Tuy nhiên, các ký chủ

Trang 24

đã công bó chỉ được xác định nhiễm virus bằng phương thức lây nhiễm nhân tạo khi tiếp

xúc với dịch nghiền cây san bị bệnh CMD mà chưa được khẳng định lại thông qua lâynhiễm bằng BPT Bemisia tabaci — phương thức truyền trong tự nhiên của SLCMV Vìvậy, các kết quả trên chưa có ý nghĩa nhiều trong phục vụ nghiên cứu dịch tễ học củaSLCMV và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng biện pháp phòng chống bệnhkham lá sẵn một các hiệu qua và bền vững Từ đó làm cơ sở dé đề tài thực hiện lâynhiễm nhân tạo các cây ký chủ phụ thông qua môi giới BPT Bemisia tabaci

1.7 Các biện pháp phòng trừ BPT Bemisia tabaci

Tính đến nay, chưa có bất kỳ loại hóa chất hay thuốc trừ bệnh nào có thể phòngchống bệnh virus thực vật nói chung và bệnh kham lá sắn nói riêng Chính vì vậy chủyếu phòng trừ qua môi giới - BPT Theo Nguyễn Đức Khiêm (2005), một số biện pháp

phòng trừ BPT:

BPT thích chích hút các cây mọng nước, nên chú ý đến việc bón phân đạm với

lượng phù hợp, kiểm tra hàm lượng magie, lân để giảm thiêu sự hấp dẫn BPT gây hại

Bồ trí thời vụ hoặc trồng xen để giảm tác hại của BPT

BPT bị thu hút bởi màu vàng vì vậy nên sử dụng bay dính màu vàng dé thu batBPT trưởng thành Dùng máy hút bụi dé hút con trưởng thành cũng là một biện pháp

hiệu quả.

Trứng và ấu trùng BPT có khả năng kháng hầu hết các loại thuốc trừ sâu thôngthường, vì vậy cần thiết phải luân chuyên các loại thuốc với nhau dé hạn chế kha năng

kháng thuốc của BPT Có thể sử dụng các loại thuốc có tính nội hấp và lưu dẫn như:

hoạt chất Dinotefuran, Imidaccloprid và Thiamethoxam

Bảo vệ và sử dụng một số loài thiên địch tự nhiên của BPT như tại Mỹ người ta

đã sử dụng một số loài ký sinh BPT như loài ký sinh Encarsia luteola, Encarsia formosa

và loài Verticillium lecanii.

1.8 Biện pháp quản lý bệnh kham lá sắn

Cho đến nay, chưa có bat kỳ loại hóa chất hay thuốc trừ bệnh nào có thé phòng chống

bệnh virus thực vật nói chung và bệnh khảm lá san nói riêng Chính vì vậy, công tác

phòng chống bệnh khảm lá yêu cầu phải kết hợp giữa nhiều biện pháp với nhau, trong

13

Trang 25

đó cần chú trọng đến việc hạn chế đến mức tối đa nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng

và sự phát triển của quần thé BPT Dé hạn chế được nguồn bệnh ban đầu, sử dụng vậtliệu giống sạch bệnh (hom giống) cho vụ trồng là vô cùng quan trọng Vật liệu giốngphải được lấy ở những vùng chưa có dịch bệnh và có sự quản lý, giám sát của cơ quan

chức năng.

Ngoài ra, việc tăng cường áp dụng biện pháp Kiểm dịch thực vật nhằm ngăn chặn

sự vận chuyên vật liệu giống nhiễm bệnh từ vùng này sang vùng khác cũng góp phần côlập, ngăn chặn sự lây lan của bệnh Trong khi đó, việc phòng trừ BPT bằng các loạithuốc hóa học trong thời gian dài sẽ dan đến sự kháng thuốc của bọ phan, làm giảm hiệuquả phòng chống bệnh Cần kết hợp với các biện pháp khác như treo bẫy dính vàng ngay

từ đầu vụ trồng, vệ sinh đồng ruộng và tiêu hủy các cây ký chủ phụ của bọ phấn, tạo

điều kiện cho các loài thiên địch của BPT phát triển

Quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đã được áp dụng thành công trong

việc quản lý bệnh khảm lá sắn tại nhiều quốc gia trên thé giới Hiệu quả của IPM phụthuộc vào giống cây trồng, hệ thống canh tác nông nghiệp, điều kiện khí hậu, loài/ nòi

virus gây bệnh khảm lá và đặc điểm sinh học của BPT tại khu vực áp dụng Về cơ bản,

quy trình IPM được chia thành 3 phần, tương ứng với 3 thời điểm chính của vụ gieo

trồng gồm: trước thời vụ trồng, trong thời vụ trồng và sau khi thu hoạch Tại mỗi thờiđiểm, các biện pháp phòng trừ khác nhau sẽ thực hiện Việc thực hiện theo đúng quytrình này sẽ giúp quản lý bệnh khảm lá một cách hiệu quả và bền vững (Legg và ctv,

2015).

Trang 26

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Điều tra diễn biến bệnh khảm lá sắn trên 30 giống sắn kháng bệnh khảm được trồng

tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.

Xác định phổ ký chủ của virus gây bệnh khảm lá san (Sri Lankan cassava mosaicvirus) bao gồm các cây: thuốc lá, đại kích, chanh dây, cà chua, khổ qua, đậu đen thông

qua BPT Bemisia tabaci.

Xác định khả năng lây truyền ngược trở lại của SLCMV từ các cây ký chủ nhiễmbệnh sang cây sắn

Đánh giá mức độ kháng bệnh khảm lá của 10 giống sẵn do Trung tâm Nghiêncứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo bao gồm: VN19-773; VN19-1050;

VN20-H039; VN18-H03 1;HLH20-H0085; VN18-H023; HLH20-H0075; HN1;

KMS05-54; HNS.

2.2 Thời gian va địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 5/2023 đến tháng 10/2023

Các thí nghiệm đều được tiến hanh tai phòng thí nghiệm côn trùng - Bộ môn Bảo

vệ Thực vật, và Trại thực nghiệm Khoa Nông Học Trường Đại học Nông Lâm Thành

phó Hồ Chí Minh

Các ruộng sắn tại Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.2.3 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu

2.3.1 Vật liệu nghiên cứu

BPT không nhiễm virus SLCMV, được thu thập tại các ruộng trồng sắn chưa phathiện nhiễm CMD ở Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

Cây sắn nhiễm CMD được thu ở các ruộng trồng sắn nhiễm bệnh CMD ở huyện

15

Trang 27

Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Thực vật có kha nang là ký chủ phụ của SLCMV:

- Thuốc lá (Nicotiana tabacum) giỗng TL16 lay từ Học viện nông nghiệp Việt Nam

- Đại kích (Euphorbia pekinensis) lay từ đồng ruộng tại Tây Ninh

- Chanh dây (Passiflora edulis) giỗng RADO 638 tại công ty TNHH Hạt Giống

- Đậu đen (Vigna unguiculata subsp Cylindrica) giỗng đậu đen xanh lòng

PN-03 của công ty TNHH Giống Cây Trồng Phú Nông

2.3.2 Dụng cụ nghiên cứu

Lồng lưới nuôi BPT có kích thước 60 x 60 x 60 cm, kính lúp soi nổi, lồng nhựa

có kích thước 45 x 35 x 15 cm, chậu nhựa có kích thước 14 x 11 cm, túi zip.

2.4 Phuong pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra diễn biến bệnh kham lá sắn và mật độ BPT

Phương pháp điều tra theo nghiên cứu của các tác giả Sseruwagi và ctv (2004),

cụ thể như sau:

Diễn biến bệnh: Điều tra định kì 1 tháng/lần Điều tra 20 cây ở mỗi giống đượctrồng tại ruộng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp HưngLộc (gồm 30 giống sắn kháng bệnh khảm)

Mật độ BPT: Đếm số lượng BPT trưởng thành trên 5 lá ngọn của 20 cây/giống

Đối với mỗi lá điều tra, tiến hành kiểm tra cuống lá và nhẹ nhàng lật mặt dưới của lálên dé đếm số lượng BPT trưởng thành vì BPT có tập tinh đậu ở mặt dưới của lá

Chỉ tiêu theo dõi:

Ty lệ nhiễm bệnh (%)= Số cây biểu hiện triệu chứng bệnh/Tổng số cây điều tra x 100

Mật độ BPT (con/5 lá)= Tổng số BPT ghi nhận duoc/Téng số lá điều tra

Trang 28

2.4.2 Nhân nguồn cây sắn không nhiễm CMD, cây sắn nhiễm CMD và BPT không

nhiễm virus SLCMV phục vụ cho quá trình thực hiện thí nghiệm

2.4.1.1 Chuẩn bị nguồn sắn không nhiễm CMD

Cây giống sắn không nhiễm CMD được lấy từ Trung tâm Nghiên cứu Thựcnghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam).Đây là những cây giống được trồng từ phương pháp nuôi cấy mô và được trồng trong

ruộng cách ly, do vậy dam bao rằng hom giống là không nhiễm virus gây bệnh kham lá

Nhân giống bằng cách giâm hom giống trong chậu nhựa với kích thước 14 x 11

Trang 29

Hình 2.2 Kết quả điện di sản phẩm PCR kiểm tra sự hiện điện SLCMV trên

nguồn BPT không nhiễm SLCMV

Ghi chú: Sản 1 phẩm PCR được chạy điện di trên gel agarose 2% Giống 1- 10 là mẫu lá sắn thuộc nguôn cây san không nhiễm CMD Giéng (-) là đối chứng âm (mẫu lá không nhiễm CMD), giéng

(+) là đối chứng dương (mẫu nhiễm virus) (phản ứng âm tính với SLCMV - không xuất hiện vạch

ở các giếng) M: Marker (thang tiêu chuẩn dé xác định kích thước các vạch) Sản phẩm PCR có

kích thước là ~ 523 bp

2.4.2.2 Chuẩn bị nguồn sắn nhiễm CMD

Thu thập giống san bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng tại huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.Nhân giống bằng cách giâm hom giống trong chậu nhựa với kích thước 14 x 11

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN