Mục tiêu của đề tài là xác địnhđược mô hình giá thé thử nghiệm cho cây Hồng leo và Hồng tiểu muội trồng chậu sinhtrưởng, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20% so với
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
3€ 2s 3k 2s 3k os
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
THU NGHIỆM MÔ HÌNH UNG DUNG GIA THE CHO CAY HONG LEO VA HONG TIEU MUỘI TRONG CHAU
TAI THANH PHO SA DEC, TINH DONG THAP
SINH VIÊN THUC HIỆN : HUYNH QUOC HUNG
NGANH : NONG HOCKHOA : 2018 — 2022
Thanh phé H6 Chi Minh, thang 5 nam 2024
Trang 2THU NGHIỆM MÔ HÌNH UNG DUNG GIA THE CHO CÂY HONG LEO VÀ HONG TIỂU MUỘI TRONG CHAU
TAI THANH PHO SA DEC, TINH DONG THAP
Tac gia
HUYNH QUOC HUNG
Khóa luận được dé trình dé đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đâu tiên con xin tỏ lòng biết on sâu sắc đên ba mẹ, người đã sinh thành,
nuôi dưỡng, luôn ở bên động viên và giúp đỡ, tạo điêu kiện tôt nhât trong suôt quátrình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường đại hoc Nông Lâm TP HồChí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại trường
Em chân thành cảm ơn và sự tri ân sâu sắc đối với quý thầy, cô Khoa Nông học
đã tận tình truyền đạt kiến thức trong bốn năm học tập Với vốn kiến thức được tiếpthu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận
mà còn là hành trang quý báu dé em tự tin bước vào đời
Em cảm ơn tất cả mọi người ở Vườn hoa kiếng Bình An đã giúp đỡ và hỗ trợ
em trong suôt quá trình nghiên cứu khóa luận.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS Trần Văn Thịnh, giảng viên Bộ mônKhoa học đất - Phân bón, Khoa Nông học, Trường Dai học Nông Lâm TP Hồ ChiMinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt khoảng thời gian thực hiện khóa
luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã luôn giúp đỡ động viên
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Quốc Hưng
Trang 4TÓM TAT
Đề tài “ Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thé cho cây Hồng leo va Hồng tiêumuội trồng chậu tại thành phố Sa Déc, tỉnh Đồng Tháp” đã được tiến hành tại VườnHoa kiếng Bình An từ tháng 9/2023 đến tháng 01/2024 Mục tiêu của đề tài là xác địnhđược mô hình giá thé thử nghiệm cho cây Hồng leo và Hồng tiểu muội trồng chậu sinhtrưởng, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20% so với sản xuất đại
trả.
Hai thí nghiệm diện rộng được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên, không lặp lại và haicông thức giá thé cho mỗi loại hoa hồng Đối với thí nghiệm trên hoa Hồng leo gồmcông thức thử nghiệm (giá thể NL) 65% GTI : 25% GT2 : 10% TSH và công thức đốichứng (giá thé SD) 80% phân rơm (PR) : 20% vỏ trau (VT) Đối với cây Hồng tiêumuội gồm công thức giá thé NL (80% GTI : 10% GT2 : 10% TSH) và giá thé SD Số
lượng chậu cho cho mỗi công thức thử nghiệm là 300 chậu Các chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển và lượng toán hiệu quả kinh tế của công thức giá thể cho mỗi loại hoa đượcthu thập và xử lý thống kê đảm bảo độ tin cậy
Kết quả thí nghiệm cho thấy cây hoa Hồng leo và Hồng tiểu muội lần lượt đượctrồng trên nền giá thé NL cho sinh trưởng, phát triển vượt trội và khác biệt rất có ýnghĩa thống kê so với trồng trên nền giá thé SD Cây Hồng leo được trồng trên nền giáthé NL có độ bền hoa tự nhiên dai hơn 1,0 ngày và hiệu quả kinh tế vượt 33,0% so vớigiá thé SD Cây Hồng tiểu muội được trồng trên nền giá thé NL có độ bền hoa tự nhiêndai hơn 0,6 ngày và hiệu quả kinh tế vượt 37,3% so với giá thé SD
Trang 5Danh sách chữ viết tắt - 2-55 SS2S2E2E2312112112112112112112112112112112112112112111 1 xe vil
Dari Sach ác, hÌTllssseseeosveeisodircsetEeiStDSESINSSBBSBS09383709489098SXSSSS.2IGSETSGEINGISGGEESSUISGEEG0180 Vill
Đặt vấn đề 5 s22 1 212112121121121211212211121111221 2121111111121 21111212 xe rrey 1
TVTHG THỂ gui ng ngatgữ nu GHERGIGIGSIGGDEIGEEHIHDDDEEGNGIOHIEIGSDINHNGEGNHENGEIGEISGSHDIEIGUSHINRSRSSiIUBSI 2
190 a4 BÊ 2Giới hạn đề tài - 25c s51 3223211252212112111211111121121111111111111211211112121111 21x 3Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU - 2 2-©2©52222+222ZE2EEtZEEcrxerxzrrrrree 31.1 Sơ lược về cây hoa hồng 2-22 2 ©2222E22E2EE2EEEE1221251271 2112212112112 31.1.1 Ngu6n gc 000 0 8n -4+ 1.1.2 Đặc điểm thực vật học cây hoa hồng 22 52 ©SSE22ES2E2E22E22E22322222222222222e, 4Lãi |) ee 5
Me eS, 1N CB dG eseesseseiedoiiinngitgl6uSi.t0dittuiloplgtbgiirsgiGst3rfBHESIML3BUgiplTasuispipinuiasol:832gsbzE63d6z40g2.1xenucl 51.1.3.2 Độ âm ooececcecececccecccsescesesseseesessesecsessesveseesssvcsessseveseseveresessstessesstesseesessesseseseseeeeeeees 6
1.1.3.3 Ánh sáng - 52-2221 2112121121211212112112112121212121212111121212111 121 xe 6IJE ST TH EEuaaeeeeeunesesnesnssdiriattiodeihitrgB000iiđ0000568000300y8900002100E bơi048i50120930.420Đ3080801080Ä 6
1,1,3.5 Dịhih,/đưỜNsss 122i cno ác s0 213110 368123N5365uGG4SQ5552148853558Ẹg5363g40/X001a0953010G4G0338485ESÓ6 7
1.2 Sơ lược về giá thé trồng hoa hồng trong chậu 2 222222 +2z22E+z2zzzzzz+zz2 §
1.3.1 Khả năng giữ nước và độ thoáng khí cece eee S2 2 SH, 9
1.3.2 Khả năng trao d6i cation (CEC) và pH -2- 2¿52222++22+222+2E2E+22xrzxzszxee 9AON: es 101.3.4 Một số vật liệu phổ biến đùng làm giá thê 22 222S+2E22EE22E222222E2222222ze, 10
Trang 6Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 15
2-1, G1:0UHmprnghiSiGỮM:sssssessxisssstssxe5259E1LE551269153/0Sg58Hg82C-40830653gg13855S42SGS4E50-/GHS5gĐ44S4H8059/3083 15 2.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm -2- 2 S+SE£SE2E£EE2EE2EEEEE217171212172 22212 xe 15 2.4 Vật liệu thí nghiệm và điều kiện thí nghiệm 2 2 +2222E2EE+EE+EE2Ezzzzzzzez l6 2.5 Phương:phẩp:nghiệH GỮN::: c:scccccsesssgssnsetaetsatssotsiBiyijiSSE023466380u.33S9EE<C820180L8.4408001500 20 2.5.1 Thí nghiệm 1: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thé cho cây hoa Hồng 20
2.5.1.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - 525-222 c+2+2c+csezsrserere 21 2.5.2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thé cho cây hoa Hồng 23
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 2-22+2®2S22EE+EE22E12EE22E1221221122122122212212222 222 e2 a5 2.7 Quy trình kỹ thuật trồng hoa hồng sử dụng trong thi nghiệm - 25
Chương 3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN -2-©22222222222E22E22Eczxczrrerrees 37 3.1 Đánh giá kết quả mô hình thử nghiệm giá thé cho hoa Hồng leo oF 3.1.1 Đánh giá các chi tiêu sinh trưởng của cây Hồng leo giữa hai mô hinh 2
3.1.2 Đánh giá các chỉ tiêu phát triển của cây Hồng leo giữa hai mô hinh 31
3.1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây Hồng leo giữa hai mô hình 32
3.2 Đánh giá kết qua mô hình thử nghiệm giá thé cho hoa Hồng tiểu muội 33
3.2.1 Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Hồng tiêu muội giữa hai mô hình 33
3.2.2 Đánh giá các chỉ tiêu phát triển của cây Hồng tiểu muội giữa hai mô hình 38
3.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế cây Hồng tiểu muội giữa hai mô hình 39
KET LUẬN VÀ DE NGHỊ -. - 52-2222 2222221222212211221 11.21 re 41 IY\00i990690i79 0804 vn 42
PHỤ LỤC -2222222222222222222222222221111122222222221211111112222222222200 2 re 44
Trang 7DANH SÁCH BANG
Trang
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết trong khu thí nghiệm vào tháng 9 đến tháng 12 16
Bang 2.2 Đặc điểm lý, hóa tính của các giá thé sử dụng cho hoa Hồng leo 18
Bang 2.3 Đặc điểm lý, hóa tính của các giá thé sử dụng cho hoa Hồng tiểu muội 19
Bang 3.1 Chiều cao cây Hồng leo (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm - 27
Bang 3.2 Số cành cấp 1 trên cây Hồng leo (cành) giữa hai mô hình thử nghiệm 28
Bảng 3.3 Số lá trên cành cấp 1 của cây Hồng leo (1á) giữa hai mô hình thử nghiém 28
Bang 3.4 Chiều dài cành cấp 1 của cây Hồng leo (cm) giữa hai mô hình thử 29
Bảng 3.5 Đường kính cành cấp 1 của cây Hồng leo (mm) giữa hai mô 30
Bang 3.6 Đường kính tán cây Hồng leo (cm) giữa hai mô hình thử nghiém 30
Bang 3.7 Chiều dài rễ và khối lượng thân, lá, rễ tươi của cây Hồng leo 3 Ì Bảng 3.8 Ngày ra nụ, ngày ra hoa, ngày hoa tàn và độ bền hoa tự nhiên của cây 31
Bảng 3.9 Số nụ, số hoa, tỷ lệ hoa nở và đường kính hoa Hồng leo giữa 32
Bang 3.10 Hiệu quả kinh tế trồng cây Hồng leo giữa hai mô hình thử nghiệm 33
Bảng 3.11 Chiều cao cây Hồng tiểu muội (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm 33
Bảng 3.12 Số cành cấp 1 trên cây tiêu muội (cành) giữa hai mô hình thử nghiệm 34
Bảng 3.13 Số lá trên cành cấp 1 của cây Hồng tiêu muội (1a) giữa hai mô 35
Bảng 3.14 Chiều dài cành cấp 1 của cây Hồng tiểu muội (cm) giữa hai mô 35
Bang 3.15 Đường kính cành cấp 1 của cây Hồng tiểu muội (mm) giữa hai mô 36
Bang 3.16 Đường kính tán cây Hồng tiêu muội (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm 37
Bang 3.17 Chiều dài rễ và khối lượng thân, lá, rễ tươi của cây Hồng tiểu muội 38
Bang 3.18 Ngày ra nụ, ngày ra hoa, ngày hoa tàn và độ bền hoa tự nhiên cua 38
Bảng 3.19 Số nụ, số hoa, tỷ lệ hoa nở và đường kính hoa Hồng tiểu muội 39
Bang 3.20 Hiệu quả kinh tế trồng cây Hồng tiểu muội giữa hai mô hình thử nghiệm.39 Phụ lục 2 Hiệu quả kinh tế trồng cây hoa Hồng leo (tính cho 300 chậu) 47
Phu lục 3 Hiệu quả kinh tế trồng cây hoa Hồng tiểu muội (tính cho 300 chậu), 48
Trang 8DANH SÁCH CHU VIET TAT
Viết tắt Viết đầy đủ
BVTV Bao vệ thực vat
CEC Cation Exchangeable Capacity
(Khả năng trao đôi cation)
TCN Tiéu chuan nganh
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cây giống Hồng leo 2- ©2252 S222E22E22E22E22E225225223223221222222222222e2 16Hình 2.2 Cây giống Hồng tiểu muội 2-2-2 2S£SE£2ES2E2E2E2E125225225221222222222.2Xe2 l6Hình 2.3 Toàn cảnh khu vực thí nghiệm trên cây hoa Hồng leo -2- 20Hình 2.4 Toàn cảnh khu vực thí nghiệm trên cây hoa tiểu muội 2- 2s: 24
Hình PL1 Cây Hồng tiêu muội 10 NŠT ©22©52552222222E2E22E2E22E22E2Ezzzzsze2 44
Hình PL2 Cây Hồng leo 10 NST 2- 52-52 2S92E22E22512121121121121121121121121121121 222 44Tmh PES Cap Hi bie BOT oar cena eae 45
Hình PL4 Cây Hồng tiêu muội 60 NST ooo ccccccseeesessesesseesesesseseeeseeseestsseseseseeseees 45
Hình PL5 Cây Hồng leo 60 NST -2- 2° ©2222222E222122122E1221223122122122212212222222ze 46
Hình PL6 Do đường kính thân c 20105105165 103003643651121221 2100 11162801 036 46
Trang 10GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Hoa hồng từ lâu vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong các loài hoa Trong sảnxuất hoa thì hoa hồng là một trong 5 loại chủ lực của Việt Nam (Lê Huy Hàm và ctv,2012) Các giống hoa hồng ở Việt Nam van chủ yếu dùng dé sản xuất hoa cắt cành, tuynhiên ngày nay các giống hoa hồng trồng chậu ngày càng phô biến Trong đó có haigiống hoa hồng là hoa Hồng tiêu muội và hoa Hồng leo cũng được trồng nhiều ở Việt
Nam.
Hoa Hồng tiêu muội (Rosa chinensis Jacq var minima Redh.) có nguồn gốc từhoa hồng cô Trung Quốc, nhưng được đưa vào Việt Nam từ rất sớm Thuộc nhóm câythân gỗ, bụi thấp, có nhiều cành và gai, chiều cao khoảng từ 25 — 40 em có lá nhỏnhiều lá và lá kép nhỏ mọc xen kẽ và lá có răng cưa đa số thì phần cuối lá nhọn, hình
dạng và màu sắc tùy vào chủng loại.
Hoa Hồng leo (Rosa spp.) chủ yếu được nhập vào Việt Nam từ nhiều nguồn cóđến hơn 100 loại Hồng leo nổi trội hơn các loài khác nhờ mau sắc độc đáo, hoa mọcthành từng chùm, nhiều cánh, có mùi hương thơm và tốc độ tăng trưởng nhanh
Hiện nay Việt Nam tuy có những vùng trồng với diện tích lớn, nhưng năng suất
và chất lượng không cao do chưa áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Quantrọng nhất khi trồng và chăm sóc hoa hồng là khí hậu và thô nhưỡng Giá thé trồng hoahồng phải đảm bảo dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt Giá thể phải đảm bảo được độtơi xốp, không quá âm cũng như không quá khô
Với lợi thế là vùng sản xuất hoa kiểng tập trung và có truyền thống lâu đời, SaĐéc đang là một trong ba khu vực sản xuất hoa kiếng lớn của đồng bằng sông CửuLong (bên cạnh khu vực Cái Mơn, tỉnh Bến Tre và Phó Thọ - Bà Bộ, Thành phố CầnTho), và đây cũng là vùng có tiềm năng và lợi thé dé phát triển làng nghề kết hợp với
du lịch sinh thái.
Trang 11Tuy nhiên, do làng nghề được người dân phát triển tự phát nên chỉ áp dụng
phương pháp sản xuất và canh tác truyền thống, trong đó các khó khăn trong sử dụng
giá thể là chưa đa dạng hóa nguồn nguyên liệu có giá thành thấp Ngoài ra do phụthuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu từ các nơi khác không ổn định, nên giá cả tăng
cao vào các cao điểm mùa trồng, gây khó khăn cho sản xuất và làm tăng giá thành sản
xuất Các nguồn phế phâm địa phương được xử lý theo cách truyền thống Chính vìvậy, các công nghệ xử lý và tận dụng một cách kinh tế nguồn sản phẩm phụ nôngnghiệp này cần được nghiên cứu và phát triển
Xuất phát từ những van đề nêu trên, đề tài “Thi nghiệm mô hình ứng dụng giáthé cho cây Hồng leo và Hồng tiểu muội trồng chậu tại thành phố Sa Đéc, tinh Đồng
Tháp” đã được thực hiện.
Mục tiêu
Xác định được công thức giá thé phù hợp nhất cho cây Hồng leo va Hồng tiêumuội trồng chậu sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ20% so với sản xuất đại trà tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Yêu cầu
Bồ trí thí nghiệm, theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu thời gian sinh trưởng, pháttriển và phẩm chất hoa của cây hoa Hồng leo và Hồng tiểu muội
Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế cho mỗi mô hình thử nghiệm
Phân tích, xử lý thống kê đảm bảo độ tin cậy
Trang 12Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về cây hoa hồng
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Lan, Pháp, Đức, Bungari và chính người châu Âu mới có công lai tạo ra nhiều giống
hoa hồng hiện đại ngày nay (Nguyễn Thị Kim Lý à ctv, 2012)
đơn hoặc thành chùm, hoa lớn, có nhiều cánh (từ 15 — 50 cánh), màu sắc phong phú vahương thơm.
Trong nhóm này cũng có một số giống có hoa nhỏ tập hợp thành chùm rất nhiềuhoa, trồng tập trung sẽ tạo thành từng cụm hay cả một thảm hoa hồng dày đặc Thuộc
Trang 13nhóm này có các giống: Rosa Multiflora, Rose Virgiana, Rosa Banksiae, Rosa
Eglanteria, Rosa Yellow, Persian.
- Nhóm hồng cổ điển: La những giống hồng được trồng từ trước năm 1867, cóxuất xứ từ Trung Quốc Hoa tương đối to, màu sắc đẹp và hương thơm Trong nhómnảy có giống Rosa Chinensis nguồn gốc từ Trung Quốc được trồng ở ta từ lâu GiốngRosa Chinensis sau khi du nhập sang châu Âu được chọn lọc lai tạo thành nhiều giốnghồng nổi tiếng như ở Anh có giống Alba, Pháp có giống Gallica, Bourbon, Mỹ cógiống Noisette
- Nhóm hồng hiện đại: Là những giống được lai tạo sau năm 1867 Nhữnggiống này mở ra một thời kỳ vàng son nhất của hoa hồng Từ lâu nhiều giống hồng lai
nôi tiếng với màu hoa đa dạng, hoa to và lâu tàn, được sản xuất đại trà bởi nhiều công
ty chuyên kinh đoanh hoa hồng ở nhiều nước Ngoài các phương pháp nhân giống hữutính và vô tính cổ truyền, các phương pháp lai tạo giống hiện đại và phương pháp cấy
mô đã được áp dung dé tao ra một lượng lớn các giống mới, đáp ứng nhu cầu thưởngthức hoa hồng ngày càng tăng của con người Trong nhóm nảy có các giống nối tiếng
như Hybrid Tea, Floribunda, Polyantha, Grandifflora.
1.1.2 Đặc điểm thực vật học cây hoa hồng
Rễ: Cây hoa hồng được trồng từ cành giâm, cành chiết có rễ chùm, phân bó chủ
yếu trên tầng đất mặt và phát triển mạnh theo chiều ngang Khi bộ rễ hoa hồng phát
triển tương đối hoàn chỉnh thì phát sinh nhiều rễ phụ
Thân: Thân cây hoa hồng thuộc nhóm cây thân gỗ nhỏ hoặc cây bụi thấp, thắng,
có nhiều cành và gai nhọn, cong Dựa vào đặc điểm thân, hoa hồng được chia làm 3
loại chính:
Hoa hồng thân bụi: đây là loại hoa hồng phổ biến nhất Đặc điểm của nhóm hoahồng nay là cây phân cành, nhánh nhiều, tán hình dù Cây phát triển theo hướng thang
đứng, nửa đứng nửa xòe hoặc xòe.
Hoa Hồng leo: các giống hoa hồng này là cây đa thân, thân chính phát triểnmạnh, khả năng phân cành thấp, chủ yếu là cành cấp 1 Đối với một số giống, thân cây
Trang 14phải phát triển đạt đến chiều cao nhất định rồi mới ra hoa Cây hoa Hồng leo trồng lâu
năm, chăm sóc tôt có thê đạt đên chiêu cao 3 — 4 m.
Hoa hồng thân gỗ: là giống hoa hồng có dáng thân cao, thắng đứng, chiều caophân cành khoảng từ 50 em trở lên, tán xòe Hoa hồng thân gỗ có 2 loại là hoa hồngthân gỗ nguyên bản và hoa hồng thân gỗ cây ghép Để tạo được cây hoa hồng thân gỗnguyên ban thì nhà vườn cần phải chon lọc các cây có mầm gốc to, thang, cat bỏ
những cành sốc, cành tăm không cần thiết và tạo tán tròn cho cành được chọn Đối với
hoa hồng thân gỗ cây ghép thì nhà vườn chọn gốc ghép là hồng tầm xuân hoặc hồng
cô giá trị thấp có thân thang, cao từ 1m trở lên, cắt bỏ hết cành ngang và ghép mắt ởđầu ngọn Sau khi ghép mắt thành công, tiếp tục chăm sóc để mắt ghép phát triển,
đồng thời trong quá trình này sẽ cắt tỉa tạo hình tạo tán cho cây
Lá: Lá cây hoa hồng thuộc lá kép lông chim lẻ, mọc cách, có lá kèm nhẫn ở sátcuống lá Trên mỗi lá kép có từ 3 — 9 lá chét Mép của các lá chét có thể có nhiều răng
cưa nhỏ Tùy giống mà lá có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu,hay có hình dạng lá khác.
Hoa: Hoa hồng có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau Hoa hồng đỏ có mùithơm nhẹ, cánh hoa mềm dé bị đập nát và gãy Cụm hoa chủ yếu có một hoa hay mộttập hợp ít hoa trên cuống đài, cứng, có gai Hoa lớn có cành dài hợp thành chén ở gốc,xếp thành một hay nhiều vòng, xiết chặt hay lỏng tùy giống Hoa hồng thuộc loại hoa
lưỡng tính Nhị đực và nhụy cái trên cùng một hoa Các nhị đực dính vào nhau xung
quanh vòi nhụy Khi phan chín rơi trên đầu nhụy nên có thé tự thụ phan Dai hoa cómàu xanh (Theo Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007)
1.1.3 Điều kiện sinh thái
Trang 15yếu, lá giòn, nụ hoa dé bị thui chột hay nở muộn, nở không đều do cây không khai thác
được dinh dưỡng trong đất và không khí (Nguyễn Thị Kim Lý và ctv, 2012)
1.1.3.2 Độ âm
Cây hoa hồng yêu cầu độ âm không khí từ 80 — 85% Độ âm trong đất khoảng
60 — 75% Cây hoa hồng có bộ tán và lá rậm rạp nên diện tích phát tán hơi nước trong
đất rất lớn Kiểm soát được độ 4m thích hợp, chiều dai cành sẽ tăng trung bình là 8,2%(Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007)
Mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều làm phát sinh rất nhiều bệnh trên cây hoa hồng
Dé kiểm soát độ âm cho cây hoa hồng, cần chú ý đến yếu tố thời tiết và thời gian chiếusáng Việc tưới nước cho hoa hồng chỉ nên tưới vào ban ngày nhằm hạn chế nguy cơ
phát sinh, phát triển bệnh Vào giai đoạn ra hoa nếu độ âm không khí cao sẽ làm cho
cây, hoa, lá và bộ rễ bị thối (Đỗ Đình Thục, 2009)
Hoa hồng cần đất có tầng canh tác day từ 50 cm trở lên, mỗi cây trung bình cần
một lượng đất từ 100 dm’, đồng thời cần mực nước ngầm sâu > 40 cm Mực nước
ngầm cao rễ kém phát triển, sản lượng thấp
Dat hoặc giá thé phải có nhiều lỗ hồng Tỷ lệ không khí ở tầng dưới 30 cm phảiđạt trên 20% Tỷ lệ không khí ở tầng trên 20 cm là 17% mới đạt yêu cầu Trong điềukiện thoáng khí, rễ thành thục màu vàng nâu, rễ non màu trắng, không thoáng khí rễ
den, rat ít ré mới, ré thường bi nứt nẻ, dé nhiễm bệnh.
Trang 16Khi trồng hoa hồng trị số EC nên dưới 0,6 mS/em Giai đoạn thu hái từ 0,9 —
hồng sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng hoa đạt yêu cầu Tỷ lệ N: P: K thích hợp
cho cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển bình thường là 18: §: 17 (Theo Trồng rau
làm vườn).
(Theo Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga,2007):
- Dam là thành phan quan trọng, làm tăng nhanh quá trình phân chia tế bào, làmcho tế bào phát triển nhanh về số lượng và trọng lượng, bởi vậy đạm là yếu tố quyếtđịnh sự sinh trưởng của cây Ngoài ra, đạm còn liên quan đến kích thước, màu sắc của
hoa Hồng cần nhiều đạm vào thời kỳ phát sinh cành nhánh cho đến lúc phân hóa mầm
hoa, Bón thiếu hoặc thừa đạm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.Hồng thiếu đạm, nụ thường bị “thui”, không ra hoa được hoặc tré hoa thì cánh cong
queo và nhỏ, ít chéi non, lá vàng Nhưng bón nhiều đạm, cành lá xum xuê, it hoa, ngọn
vượt cao, mảnh và yếu, dễ dé, khả năng chống chịu sâu bệnh kém Lượng đạm Ure cần
cho 1ha hồng là 300kg Nhìn chung, đạm chủ yếu dùng dé bón thúc cho cây (Nguyễn
Thi Kim Lý va ctv, 2012) Dam chiếm 1 — 2% trọng lượng chất khô của cây Hoa hồng
cần 15 — 25mg N/ 100 g đất khô Urea là nguồn cung cấp đạm hiệu quả nhất cho cây
hoa hồng, và nên hạn chế sử dụng đạm ở dạng Nitrat amon và muối sulphat.
- Lân (P) có tác dụng thúc day sự sinh trưởng của rễ, hoa qua, hạt Lân cần cho sự
tích lũy protein trong cây Du lân, cây con khỏe, tỷ lệ sống cao, cây cứng, chóng rahoa, hoa lâu tàn, rễ to mập Thiếu lân, cây không thể hút nước một cách thuận lợi, lá
cây thường có màu tím hay màu huyết dụ, gây rung lá, ré yêu, ra hoa muộn, màu sắc
Trang 17nhợt nhạt, quả lép và chín không đều Thừa lân làm cho bộ lá xanh đậm, dày đặc.
Hồng cần lân vào thời kỳ làm nụ cho đến khi ra hoa kết quả Lân chủ yếu dùng đề bónlót Lượng lân dùng cho ha hồng là 550 — 600 kg Lân chiếm 1 — 1,4% trọng lượng
chất khô của cây Hoa hồng cần 20 — 50 mg PzOs và không quá 100 mg PzOs / 100 gđất khô
- Kali (K) không phải là yếu tố tham gia cấu tạo nên chat hữu cơ, thường ở dang
ion giúp cho quá trình đồng hóa Bộ phận non (mầm, chóp rễ) cần nhiều kali Kali cótác dung làm tăng tính chống đồ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và tăng tinh
chống rét cho cây Cây cần kali vào thời kỳ kết nụ cho đến khi cây ra hoa kết quả Kali
dùng đề bón lót và một phần cũng dùng đề bón thúc cho cây Thiếu kali làm cây không
ra nụ, lá viền vàng, nhưng thừa kali làm lá già nhanh, hoa đậm Luong kali cần cho 1
ha hồng là 200 — 250 kg Kali chiếm 1,8 — 3,6% trọng lượng chất khô của cây (cao gấp1,8 lần so với đạm) Hoa hồng cần 20 -30 mg KzO/100 g đất khô Nên bón kali nitrat
hoặc kali sulphat, không nên bón kali clorua.
1.2 Sơ lược về giá thé trồng hoa hồng trong chậu
Giá thể là tên gọi chung của hỗn hợp, vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho
sự phát triển của cây trồng Giá thê thường được pha trộn từ các nguyên liệu thô khácnhau như mụn dừa, rơm rạ, phân bò, bùn đáy ao, dé đạt được sự cân bằng môitrường khí và khả năng giữ nước cho cây trồng
Một giá thé tốt sẽ đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho cây bằng việc cung cấpmột loạt yếu tố cần thiết sau:
- Môi trường ồn định, không bị rời rạc hoặc bị nén chặt, cho phép bộ rễ pháttriển tối đa
- Tao không gian thoáng khí, cung cấp đủ oxy cho bộ rễ cây trồng
- Hấp thụ, giữ nước và duy trì độ am
- — Cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho rễ cây như các loại khoáng vi
lượng canxi, magie, và gitt các nguyên tô đa lượng không bị rửa trôi.
Trang 181.3 Đặc tính của giá thé
1.3.1 Khả năng giữ nước và độ thoáng khí
Giá thê lý tưởng cho cây trồng cần có khả năng giữ âm và thoát nước tốt, pHtrung tính và ồn định vật liệu phải nhẹ, đễ dàng vận chuyên cũng như an toan cho môi
trường và sức khỏe con người.
Giá thể có ba chức năng chính là cung cấp không khí và nước, cho phép rễ pháttriển tối đa và đáp ứng các tính chất vật lý cho cây trồng Trồng cây trên giá thể giúp
bộ rễ thông thoáng, do đó cung cấp đủ oxy cho vùng rễ nên cây phát triển khỏe mạnh
Giá thể giúp cung cấp nước và oxy cho cây trồng Những khoảng trống trong
giá thể cho thấy cả hai đặc tính về khả năng giữ nước cũng như độ thoáng khí Vật liệuquá mịn làm cho các khoảng trống quá nhỏ gây khó khăn trong việc thoát nước; ngượclại, vật liệu quá thô tạo nên những khoảng trống lớn chứa nhiều oxy nhưng không giữ
được nước.
Thí nghiệm của John và Harold (1999) đưa ra kết luận khi trồng cây trong chậu,giá thé cần có khả năng giữ nước và thông thoáng hơn nhiều so với trồng cây ngoàiđồng ruộng Nén chặt giá thể làm giảm các khoảng trống và lượng nước hữu dụng cho
cây trồng Bên cạnh đó, Bilderback và ctv (2005) cho rằng các vật liệu hữu cơ và vô
cơ cần được phối trộn với nhau để đạt được sự cân bằng giữa khả năng giữ nước vảkhông khí nhằm tạo ra sự ôn định lâu dài cho môi trường trong giá thể
1.3.2 Khả năng trao đổi cation (CEC) và pH
CEC thể hiện khả năng trao đổi cation của dung dich, CEC càng cao kha nanggiữ lại các ion dinh dưỡng càng nhiều Những thành phan có chỉ số CEC cao bao gồmđất, đất đen, verticulite và những thành phần có chỉ số CEC thấp là perlite, cát,
Styrofoam (John và Harold, 1999).
pH ảnh hưởng đến khả năng hữu dụng của các chất dinh dưỡng mà cây trồng cóthé sử dung được pH thay đổi theo thành phan giá thể, loại phân bón, pH nước tưới vàthời gian sử dụng Lê Thị Thu Thảo (2015) khuyến cáo sử dụng giá thể có pH từ 5,5 —6,0 cho cây trồng
Trang 191.3.3 Khối lượng riêng
Khối lượng riêng là một trong những tiêu chí đầu tiên để lựa chọn giá thể Cácgiá thể như xơ dừa, mùn cưa khi khô có khối lượng riêng rất nhỏ, tuy nhiên đo khả
năng giữ nước cao nên khi được tưới nước sẽ trở nên rất âm Khối lượng riêng của các
giá thé được khuyến cáo sử dụng là 0,1 — 0,8kg/dm3(Lé Thị Thu Thao, 2015) Đối vớitrồng cây trên các chậu treo cần lựa chọn giá thể có khối lượng riêng nhỏ Tuy nhiên,khi trồng cây trên luéng nên lựa chọn giá thé có khối lượng riêng lớn hơn để giúp cây
Bui dừa có pH từ 5,5 — 6,5, thường trong mụn dừa có chứa một lượng chloride (trên
700 ppm) và hàm lượng lignin trong mun diva khoảng 58% Do vậy, dé sử dung mụndừa làm giá thé cần phải xử lý hàm lượng lignin này, bên cạnh đó mun dừa còn có khảnăng giữ nước và thoát nước tốt nên thường được dùng làm vật liệu phối trộn trongcác hỗn hợp giá thể trồng cây (Huỳnh Thanh Hùng và ctv, 2008)
Trong mụn dừa có: Độ xốp 10 — 12%; chất hữu co: 9,4 —9,8%; tong lượng tro:
3 — 6%; Cellulose: 20 — 30%; Lignin: 60 — 70%; Tanin: 8,0 — 8,5% (thuộc loại pyrocatechic-tanin không thủy phan); EC (dS/m) = 0,8 N%= 0,5 P%= 0,3 K%= 0,4
(Dang Van Cu, 2021).
Khi sử dụng mụn dừa làm giá thé cần phải qua xử lý, tanin có thé gây ngộ độccho cây trồng Ở Việt Nam, loại phụ pham này được xử lý loại bỏ chất chát, xay nhỏ,
bồ sung thêm các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng sẽ tạo ra loại gia thể có độ tơixốp cao, thông thoáng rất thích hợp với việc trồng hoa, trồng rau trong nhà kính màkhông can đất (Lê Thị Thu Thảo, 2015) Phương pháp xử lý mụn dừa phổ biến hiệnnay là ngâm trong trong nước và xả lại nhiều lần hoặc xử lý bằng nước vôi loãng.Theo Võ Hoài Chân và ctv (2008), ngâm xơ dừa với nước vôi 10% CaO trong 2 tuần
Trang 201.3.4.2 Bã nắm rơm
Nguyên liệu trồng nam sẽ được nắm sử dụng làm hoai mục một phần đồng thờiphát triển hệ sợi nên bã thải trồng nam van còn lượng lớn các chất hữu cơ chậm phân
hủy như cellulose, lignin và nam bệnh Nếu được xử lý đúng cách bã thải trồng nam
rơm sẽ là nguồn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất giá thê
Theo Nguyễn Thị Minh (2016) thành phần dinh dưỡng trong bã nắm rơm sauthu hoạch có pH (8,46), độ âm (59,7%), 36,5% OC, 1,74% N, 0,61% PzOs và 1,65%K:O Nhu vay, bã nắm sau thu hoạch có môi trường kiềm va còn tồn tư dinh dưỡngkhác cao Với tinh chat đặc trưng này thì bã nắm rơm là nguồn nguyên liệu hữu cơ cógiá trị dé nghiên cứu sử dụng nhằm gia tăng giá trị cho nghề trồng nam và thuận lợicho sự phân giải, chuyển hóa của vi sinh vat
1.3.4.3 Phần bò
Phân bò là một loại phân hữu cơ Phân bò được sử dụng phổ biến ở nước ta vànhiều nước trên thé giới, thường được dùng dé bón lót cho cây trồng khi đã được xử
lý Phân bò đã qua ủ hoai góp phần cải tạo lý hóa tính của đất, làm tăng độ mùn, độ tơi
xốp của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật đất phát triển, làm cho đất ngàycàng trở nên màu mỡ Ngoài ra còn góp phần bổ sung các nguyên tố vi lượng cho đất
mà phân vô cơ không có khả năng này.
1.3.4.4 Bùn đáy ao
Nuôi cá tra là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Bun đáy ao có hàm lượng hữu cơ chiếm khoảng 10,5 — 11,7%, dam tổng số
chiếm khoảng 0,5% và lân tổng số chiếm khoảng 0,22% (Nguyễn Khôn Huyễn va ctv,
2020) Ngoài nước thải, trong mỗi vụ nuôi lượng bùn tích tụ ở đáy ao cũng khá lớn và
nó có thê được sên vét trong lúc nuôi cá hay cuôi vụ.
Lớp bùn đáy ao có nhiều phân hữu cơ có thé dùng dé bón lót cho cây trồng.Giúp giảm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu
Trang 211.3.4.5 Rơm rạ
Rom ra là một phụ phâm nông nghiệp Rom ra sẽ được cắt, xay nhỏ sau đó ủcùng với vi sinh xử lý, bổ sung thêm phân hữu cơ hoặc phân hóa học dé nâng cao chấtlượng Rơm rạ sau khi xử lý hoai mục có hàm lượng chất hữu cơ cao, giàu vi sinh vật,giữ 4m tốt và thông thoáng Theo Đặng Thùy Anh (2015) chất lượng phân ủ compost
được ủ từ rơm kết hợp với chế phẩm vi sinh có thành phần dinh dưỡng gồm pH (7,27)
độ âm (25%), 28,75% OM, 0,98% N, 0,109% PzOs, 1,267% K20
1.3.5 Các nghiên cứu liên quan ảnh hưởng của giá thé
Trên thế giới, nhiều loại giá thé đã được nghiên cứu và sử dụng trong sản xuấtđại trà các loại cây trồng khác nhau Việc sử dụng các loại giá thể thay thế đất đã dần
đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, giúp cho những nơi thiếu đất canh tác cũng có thé sản
xuất ra những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của cuộc sông hang ngày
Trong xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững, việc sử dụng giá thể hữu cơ
dé trồng cây như rau, hoa cây cảnh, đã được thực hiện pho biến từ lâu trên thé giới
như tại Nhật Bản, Mỹ, nhưng chưa được quan tâm nhiều tại Việt Nam Một số loạigiá thê đã được nghiên cứu và sử dụng chủ yếu là phối trộn các loại nguyên liệu theo
các tỉ lệ khác nhau Huỳnh Thanh Hùng và ctv (2008) cho rằng việc tận dụng các
nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương và phụ pham nông nghiệp (mụn dừa, trotrau, rễ lục bình, đớn, vỏ cà phê, vỏ đậu phộng, bột thuốc lá, min cưa) dé tạo ra cácgiá thể hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là một định hướng đúng đắn, gópphần giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng cây con cũng như hạn chế ô nhiễmmôi trường Huynh Thanh Hùng và ctv (2008) đã xác định được thành phan, tỷ lệ phốitrộn giữa các phụ phâm nông nghiệp đã qua xử lý kết hợp với các vật liệu khác dé tạothành giá thé trồng hoa kiếng cho một số loại hoa lan, cúc lá nhám, vạn thọ, tiêu hồngmôn tại khu vực TP Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh như sau:
- Giá thé cho địa lan (Cymbidium): 60% vỏ cà phê nung + 40% phân trùn, 60%
đớn + 40% phân trùn, 60% mun dita + 40% phân trùn kết hợp bổ sung phân bón láGrowmore (20-20-20).
Trang 22- Giá thé cho lan Oncidium (18 tháng tuổi): 50% phân trùn + 50% rễ lục bình
được nén bởi chất kết dính thạch cao kết hợp phun phân bón lá Growmore (20-20-20)
- Giá thé cho lan Denrobium trồng tại Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh: 70% phântrùn + 30% mụn dừa với chất kết dính thạch cao, 70% phân trùn + 30% rễ lục bình vớichất kết đính thạch cao, 70% phân trùn + 30% đớn và chất kết dính gelatine
- Giá thé cho lan Mokara (14 tháng tuổi): 60% vỏ cà phê nung + 40% phân trùn
kết hợp bồ sung phân bón lá Growmore (20 — 20 — 20)
- Giá thể gieo ươm cúc lá nhám va vạn thọ: 1/3 phân trùn + 1/3 tro trau + 1/3mun dừa, 1/3 phân trùn + 1/3 tro trâu + 1/3 vỏ đậu phụng, 1/3 phân trùn + 1/3 mụn dừa
+ 1/3 vỏ đậu phụng, và 1/4 phân bò + 1/4 tro trau + 2/4 đất.
- Giá thé cho tiêu hồng môn: 4/6 phân trùn + 1/6 mun cưa + 1/6 vỏ đậu phụng.Theo Adnan (2015), lựa chọn đúng giá thể phù hợp góp phần không nhỏ trongsản xuất hoa kiếng thành công Nghiên cứu đánh giá, sự ảnh hưởng của những hỗn hợpgiá thể khác nhau đối với sự sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng “Baby
Boomer” đã được thực hiện tại Pakistan Kết quả cho thấy công thức phân compost từ
lá cây cho kết quả tốt nhất ở các chỉ tiêu sinh dưỡng như chiều cao cây, số lá, chiều đàicành và các chỉ tiêu về chất lượng hoa như số lượng hoa, đường kính hoa
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Dương va ctv (2018) cho thấy các vậtliệu mụn dita, tro trau, vỏ đậu phộng, vỏ trâu có thé sử dung dé làm giá thé cho rau quế
vị, trong đó hỗn hợp giá thể 10% phân trùn + 60% mụn đừa + 30% vỏ đậu phộng phùhợp cho rau qué vị sinh trưởng và phát triển, đạt năng suất và phâm chat cao
Hà Minh Tuân và ctv (2018) ghi nhận công thức giá thé: 33% tro trau + 33%phân chuồng hoai mục + 33% đất + 1% NPK (15: 15: 15) thể hiện cao nhất về các chỉ
tiêu sinh trưởng, chất lượng hoa của giống hoa hồng Bishop’s Castle trồng chậu tạiThái Nguyên.
Masood và ctv (2020) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các hỗn hợp giá thé trồng
chậu khác nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng Rosa “OrangeMeillandina” tại Iran Hỗn hợp 50% peat moss + 50% đất vườn và hỗn hợp 25% peat
Trang 23moss + 25% mụn dừa + 50% đất vườn cho kết quả sinh trưởng và chất lượng hoa tốtnhất.
Cao Ngọc Hân (2021) đã khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ lệ xuất
vườn của 7 giống hoa hồng giai đoạn vườn ươm gồm: Bishop’s Castle, Mon Coeur, Cổ
Hải Phòng, Spirit of Freedom, Soeur Emmanuelle, Carey rose, Ivo Tree Rose Kết quảcho thấy, với công thức giá thé giai đoạn vườn ươm: 60% đất đỏ bazan + 30% trau +5% mụn dừa + 5% vỏ, các giống hoa hồng Bishop’s Castle, Mon coeur, Cổ Hải Phòng
được xác định phù hợp với điều kiện trồng tại TP Hồ Chí Minh
Cao Thị Làn và ctv (2019) đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá thé trồng đến năngsuất của giống Dâu tây Newzealand trồng trong nhà Plastic tại Đà Lạt Các giá thểkhác nhau ảnh hưởng rat ít đến số lá/ cây nhưng ảnh hưởng rat lớn đến diện tích lá
Diện tích lá có tương quan chặt với tỷ lệ vỏ trấu phối trộn nhưng tương quan không
chặt với tỷ lệ than vỏ trau phối trộn Khối lượng quả/cây có tương quan chặt với tỷ lệ
vỏ trâu và than vỏ trau phối trộn Khối lượng quả/cây đạt cao nhất khi phối trộn32,3% vỏ trâu với 67,7% mụn xơ dừa, hoặc phối trộn 55,6% than vỏ trau với 44,4%
mụn xơ dừa.
Nhìn chung các nghiên cứu liên quan đến giá thé trên cây hoa hồng còn hanchế Vì vậy, dé tài “Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thé cho cây Hồng leo và Hồngtiêu muội trồng chậu tại thành phé Sa Déc, tinh Đồng Tháp” đã được thực hiện
Trang 24Chương 2
NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài gồm 2 thử nghiệm được thực hiện đồng thời
Thí nghiệm 1: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thể cho cây hoa Hồng leo(Rosa spp.) trồng chậu tại thành phố Sa Déc, tỉnh Đồng Tháp
Thí nghiệm 2: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thé cho cây hoa Hồng tiêu
muội (Rosa chinensis Jacq var minima Redh.) trồng chậu tại thành phó Sa Déc, tinh
Déng Thap
2.2 Thời gian va địa điểm thí nghiệm
Hai thí nghiệm trên cây Hồng leo và Hồng tiểu muội đã được tiến hành từ tháng
9 năm 2023 đến tháng 01 năm 2024 tại Vườn hoa kiếng Bình An (496đ khóm Tân Mỹ,
phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Déc, tỉnh Đồng Tháp)
2.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết tại khu vực thí nghiệm
Nhiệt độ và âm độ trung bình các tháng được theo dõi vào 3 thời điểm trong
ngày (9, 12, 15 giờ) bằng nhiệt âm kế Kết quả nhiệt độ, âm độ trung bình, lượng mưa,
số giờ nắng được trình bay ở Bang 2.1
Kết quả Bảng 2.1 cho thấy trong thời gian thí nghiệm, thời tiết biến động nhưsau, số giờ nắng dao động từ 141 đến 239 giờ/tháng Nhiệt độ trung bình các tháng caohơn nhiệt độ thích hợp của cây (đã mô tả ở mục 1.1.3.1) dao động từ 27,4°C đến 29°C,nhiệt độ trung bình cao nhất (29°C) vào tháng 10 và nhiệt độ thấp nhất (27,4°C) vàotháng 9 Lượng mưa dao động từ 137 đến 434 mm/tháng Độ 4m trung bình dao động
từ 66 - 84% Tuy nhiên, độ âm trung bình qua các tháng đều tương đối thấp hơn độ âm
thích hợp của cây Hồng leo và cây Hồng tiểu muội (đã mô tả ở mục 1.1.3.2) và nhiệt
Trang 25độ trong ngày có thời diém rat cao nên cân quan tâm đên vân đê cung cap đủ nước và che chăn cho cây; đặc biệt, trong giai đoạn cây con và ra hoa.
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết trong khu thí nghiệm vào tháng 9 đến tháng 12 năm 2023
Tháng Lượng Nhiệt độ (°C) Độ âm TB Số giờ
( Đài khí tượng thy văn khu vực Đông bang sông Cửu Long, 2023).
Nhìn chung, điều kiện thời tiết, khí hậu không lý tưởng cho cây leo và câyHồng tiểu muội trồng chậu nhưng nam trong khoảng mà cây có thé sinh trưởng và phát
Trang 26Giống hoa Hồng leo được giâm cành một tháng tuôi có chiều cao cây trung bình
12 - 15 cm, đường kính cành cấp 1 trung bình 2,0 - 2,2 mm, số lá trung bình 6 - 8 lá
Giống Hồng tiểu muội được chiết một tháng tại vườn với chiều cao cây trungbình 10 - 12 cm, đường kính cành cấp 1 trung bình 1,0 - 1,2 mm, số cành cấp 1 trungbình 2 - 3 cành, số lá cành cấp 1 trung bình 6 - 7 lá
Giá thé của công thức đối chứng (SD) là sử dụng phân rom và vỏ trau và phối
trộn theo tỷ lệ (thể tích) 80% PR và 20% VT Các nguyên liệu được trộn và trải đềutrên luống ủ với bề rộng chân luống 2 m, chiều cao 1,0 m; chế phẩm Trichoderma ởliều lượng 1 kg/m° được hòa tan trong nước và tưới vào luống ủ; bổ sung nước dé đảmbảo độ ẩm khoảng 55 - 60% (cầm trên tay bóp nhẹ thấy nước chảy rịn ra) Giá thể
được tủ bạt nylon màu đen và ủ trong thời gian 45 ngày (hoặc đến khi hỗn hợp hoaimục).
Kết quả ở Bang 2.2 và 2.3 cho thay giá thé NL va SD có độ rỗng và khả nănggiữ nước cao; độ rỗng dao động từ 77,3 đến 80,5% và khả năng giữ nước của giá thể
dao động từ 39,8 đến 49,2%; tuy nhiên giá thé SD có độ thoáng khí cao (40,7%), điều
này có thé dẫn đến lượng nước hữu dụng cho cây trồng ở giá thé SD thấp hơn 16,1%
so với giá thê NL
Các giá thé NL va SD có phản ứng không chua, không bị nhiễm mặn (Slavich
va Petterson, 1993) Ty lệ C/N của giá thé NL dao động từ 17,7 đến 17,8 thé hiện cácgiá thé đảm bảo tính ổn định và bền khi sử dụng (Duong Minh Viễn và ctv, 2011),trong khi đó tỷ lệ C/N của giá thé SD là 28,1; do vậy giá thé SD có thé chưa 6n định
Trang 27và tiếp tục phân hủy trong quá trình trồng cây Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh
dưỡng (N, P, K, Ca, Mg) của hai giá thé chênh lệch không đáng kể, ngoại trừ hàm
lượng N-NO; (giá thé NL cao gấp 10 lần so với giá thé SD) Nhìn chung, hai giá thétrên hoàn toàn phù hợp cho việc trồng hoa hồng
Bang 2.2 Đặc điểm lý, hóa tính của các giá thé sử dung cho hoa Hồng leo
Giá thé thử Giá thé
Chi tiéu Phương pháp thử Don vi nghiệm doi chứng
(NL) (SD)
Độ thoáng khí TCN % (v/v) 294 40,7 Khả năng giữnước TCVN 6651:2000 % (v/v) 47,9 39,8
Độ rỗng TCVN 11399:2016 % (v/v) 77,3 80,5
Lượng nước hữu dung TCVN 9297:2012 % (v/v) 32,7 16,6
pH (H20) TCVN 3263-9:2020 6,6 73 ECe TCVN 6650:2000 dS/m 1,21 1,18
C hữu co TCVN 9294:2012 % 24.3 31,8
N tổng số TCVN: 8557:2010 % 1,36 1,13
N-NH,* TCVN 11069-1:2015 mg/kg 18,3 20,5
N-NOz TCVN 10682:2015 mg/kg 117,4 11,2 P2Os nh TCVN 8559:2010 % 0,43 0,45 K20 th TCVN 8560:2018 % 1,76 1,56
Ca TCVN 9284:2018 mg/kg 949,0 959,6
Mg TCVN 9285:2018 mg/kg 271,1 391,9
(Nguon: Viện Nghiên cứu Sinh học và Môi trường, 2023) Giá thé NL: 65% GT1 : 25% G12 : 10% TSH; giá thé SD: 80% PR : 20% VT; GT1 được sản
xuất từ bã nam rơm, mun dita và phân bò; GT2 được sản xuất từ bùn đáy ao nuôi cá tra, rơm
ra và phân bò băng phương pháp u compost hiệu khí trong thời gian 28 - 35 ngày; TSH: than
sinh hoc từ vỏ trau.
Trang 28Bang 2.3 Đặc điểm lý, hóa tính của các giá thé sử dụng cho hoa Hồng tiêu muội
Giá thể thử Giá thể
Chỉ tiêu Phương pháp thử Don vi nghiệm doi chứng
(NL) (SD)
Độ thoáng khí TCN % (v/v) 30,8 40,7 Khả năng giữnước TCVN 6651:2000 % (v/v) 49,2 39,8
Độ rỗng TCVN 11399:2016 % (v/v) 80,0 80,5
Lượng nước hữu dung TCVN 9297:2012 % (v/v) 29,2 16,6
pH (20) TCVN 3263-9:2020 6,7 7,3 ECe TCVN 6650:2000 dS/m 37 1,18
C hữu cơ TCVN 9294:2012 % 26.7 31,8
N tổng số TCVN: 8557:2010 % 1,51 1,13
N-NH,* TCVN 11069-1:2015 mg/kg 15,7 20,5
N-NOz TCVN 10682:2015 mg/kg 110,1 11,2 P2Os th TCVN 8559:2010 % 0,46 0,45 K20 th TCVN 8560:2018 % 1,74 1,56
Ca TCVN 9284:2018 mg/kg 980,9 959,6
Mg TCVN 9285:2018 mg/kg 284,0 391,9
(Nguon: Viện Nghiên cứu Sinh học và Môi trường, 2023) Giá thé NL: 80% GT1 : 10% GT2 : 10% TSH; giá thé SD: 80% PR : 20% VT; GT1 được sản xuất từ bã nam rom, mun dita và phân bò; GT2 được san xuất từ bùn đáy ao nuôi cá tra, rom
ra và phân bò bằng phương pháp ủ compost hiểu khí trong thời gian 28 - 35 ngày; TSH: than
sinh học từ vỏ trấu.
2.4.3 Các vật liệu khác
Chậu nhựa có kích thước (đường kính đáy lớn x đáy bé x chiều cao): 25 x 20 x
21 cm; chiều cao lớp giá thể là 18 cm, tương ứng với thê tích giá thé là 7128 cm
Ngoài ra các vật liệu khác như: bình phun, thước kẹp, thước thắng, thước cuộn,
giấy, bút, máy ảnh, nhiệt 4m kế, hệ thống tưới, hệ thống lưới che
Trang 292.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Thí nghiệm 1: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thể cho cây hoa Hồng leo(Rosa spp.) trồng chậu tại thành phố Sa Déc, tỉnh Đồng Tháp
2.5.1.1 Kiểu bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm diện rộng được bồ trí theo kiểu ngẫu nhiên, không lặp lại và hai côngthức; trong đó công thức thử nghiệm được đánh giá đạt yêu cầu và phù hợp nhất chocây Hồng leo sinh trưởng, phát triển tốt ở nội dung 2 thuộc dự án “Nghiên cứu sảnxuất nguyên liệu và giá thể trồng hoa kiểng quy mô công nghiệp cho Làng hoa Sa
Đéc”.
- Công thức thử nghiệm (giá thể NL): 65% GTI : 25% GT2 : 10% TSH
- Công thức đối chứng (giá thé SD): 80% PR : 20% VT
2.5.1.2 Quy mô thí nghiệm
Trang 302.5.1.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu sinh trưởng (gồm chiều cao cây, số cành cấp 1, số lá trên cành cấp
1, chiều dai cành cấp 1, đường kính cành cấp 1, đường kính tán cây) ở mỗi công thức
được thu thập ngẫu nhiên 50 cây và được đánh số từ 1 đến 50 Riêng chiều dài rễ,
khối lượng thân, lá, rễ được thu thập từ 25 trong 50 cây nêu trên tại thời điểm xuấtvườn cho mỗi công thức
Các chỉ tiêu phát triển (gồm ngày ra nụ, ngày ra hoa, ngày hoa tàn, độ bền hoa
tự nhiên, số nụ trên cây, số hoa trên cây, tỷ lệ hoa nở, đường kính hoa) được thu thập
từ 25 cây còn lại trong 50 cây nêu trên cho mỗi công thức.
a) Chỉ tiêu thời gian sinh trưởng và phát triển
Ngày phân nhánh (NST): Khi khoảng 50 % số cây trên ô cơ sở xuất hiện nhánh
cấp 1 đạt chiều dài khoảng 1 cm
Ngày ra nụ (NST): Khi khoảng 50% số cây trên ô cơ sở xuất hiện nụ
Ngày ra hoa (NST): Khi khoảng 50% số cây trên 6 cơ sở xuất hiện hoa nở
Ngày hoa tản (NST): Là thời điểm khoảng 50% số cây của từng nghiệm thức có
hoa đầu tiên tàn, hoa bắt đầu rũ xuống và rụng cánh
b) Chỉ tiêu sinh trưởng
Bắt đầu đo từ thời điểm 10 NST, số liệu thu thập được tính giá trị trung bình, đo
định kỳ 10 ngày/lần, đo 9 lần
Chiều cao cây (cm): Dùng thước dây đo từ vị trí cách cô rễ 1 em đến vị trí caonhất của cây
Đường kính thân (mm): Dùng thước kẹp đo từ vi trí cách cô rễ 3 cm
Số cành cấp 1 (cành/cây): Đếm số cành cấp | trên cây, tai thời điểm ngày phâncành đến khi kết thúc thí nghiệm
Chiều dài cành cấp 1 (cm): 4 cành cấp 1 cao nhat/ cây, tính trung bình (dùngthước dây đo từ vị trí phân cành đến vị trí cao nhất của cành)
Số lá (lá/cây): Đếm số lá đã phát triển hoàn chỉnh, thấy rõ cuống lá, phiến lá
Trang 31Đường kính tán (cm): Dùng thước thang đo 2 đường vuông góc qua thân chính
tại vị trí có mép tán rộng nhất rồi tính giá trị trung bình
- Chiều dai rễ (cm): Dùng thước thang đo từ cô rễ đến vị trí chóp rễ dài nhất của
25 cây ngau nhiên/ô cơ sở tại thời diém xuât vườn.
- Khối lượng thân, lá (g): Dùng cân điện tử cân phần thân và lá của 25 cây/ô cơ
sở ngẫu nhiên tại thời điểm xuất vườn
- Khối lượng rễ (g): Dùng cân điện tử cân phan rễ của 25 cây/ô cơ sở ngẫu nhiêntại thời điểm xuất vườn
c) Chỉ tiêu về phát triển
Số nụ (nụ/cây): Đếm tắt cả nụ hoa trên cây
Số hoa (hoa/cây): Đếm tat cả hoa nở trên cây
Tỷ lệ hoa nở (%) = (Tổng số hoa nd/Téng số nụ trên cây) x 100
Đường kính hoa (cm): Dùng thước dây đo ở vị trí to nhất của hoa khi hoa đã nở
hoàn toàn Do 3 bông ở 3 vi trí khác nhau/cây chỉ tiêu.
Độ bền của hoa (ngày) = Ngày hoa tàn — Ngày hoa nở
đ) Hiệu quả kinh tế
Hiệu qua kinh tế của giá thé thử nghiệm (NL) so với đối chứng (SD) được xác
Trang 32HQi (%): Hiệu quả kinh tế của giá thé thử nghiệm so với đối chứng:
LNwr (1000 đồng/300 chậu): Lợi nhuận của việc sử dụng giá thé thử nghiệm;LNs (1000 đồng/300 chậu): Lợi nhuận của việc sử dung giá thé đối chứng:TPwr (chậu): Tổng số chậu thương phẩm (loại 1, loại 2);
TPsp (chậu): Tổng số chậu thương phẩm (loại 1, loại 2);
G (1000 đồng/chậu): Giá bán chậu hoa thương phẩm tại thời điểm xuất vườn;
C (1000 đồng/300 chậu): Tổng chi phí (gồm chi phi giá thé, giống, chậu, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc, điện, nước )
Số chậu thương phẩm (chậu/mô hình) = (Số chậu loại 1 + Số chậu loại 2)
Phân loại chậu hoa theo cảm quan cho hoa Hồng leo:
- Loại 1: chiều cao cây > 0,7 m; số hoa > 15 hoa/cây; đường kính tán > 25 cm,
hoa có màu đúng với màu đặc trưng của giông, không bị sâu bệnh hại.
- Loại 2: Chiều cao cây từ < 0,7 m, số hoa < 15 hoa, đường kính hoa < 5 cm,
đường kính tán < 25 em, hoa có màu đúng với màu đặc trưng của giống, tỷ lệ sâu bệnhhại 5 - 10%.
- Loại 3: Không đủ tiêu chuẩn loại 1 và 2, không đạt giá trị chậu thương phẩm
2.5.2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thể cho cây hoa Hồng tiểu
muội (Rosa chinensis Jacq var minima Redh.) trồng chậu tại thành phố Sa Đéc,tỉnh Đồng Tháp
2.5.2.1 Kiểu bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm diện rộng được bồ trí theo kiểu ngẫu nhiên, không lặp lại, và hai
công thức; trong đó công thức thử nghiệm được đánh giá đạt yêu cầu và phù hợp nhất
cho cây Hồng tiểu muội sinh trưởng, phát triển tốt ở nội dung 2 thuộc dự án “Nghiêncứu sản xuất nguyên liệu và giá thé trồng hoa kiếng quy mô công nghiệp cho Làng hoa
Sa Đéc”.
- Công thức thử nghiệm (giá thé NL): 80% GTI : 10% GT2 : 10% TSH
Trang 33Hình 2.4 Toàn cảnh khu vực thí nghiệm trên cây hoa tiểu muội
2.5.2.2 Quy mô thí nghiệm
Số ô cơ sở: 2 ô cơ sở
Số chậu trên ô cơ sở: 300 chậu/ô cơ sở
Số cây/chậu: 1 cây/chậu
Tổng số cây trong ô thí nghiệm: 300 chậu/ ô cơ sở x 2 ô cơ sở = 600 cây
2.5.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu sinh trưởng (gồm chiều cao cây, số cành cấp 1, số lá trên cành cấp 1,chiều dai cành cấp 1, đường kính cành cấp 1, đường kính tán cây, chiều dai rễ, khối
lượng thân, lá, rễ), phát triển (gồm ngày ra nụ, ngày ra hoa, ngày hoa tàn, độ bền hoa
tự nhiên, số nụ trên cây, số hoa trên cây, tỷ lệ hoa nở, đường kính hoa) và hiệu quảkinh tế trồng cây Hồng tiểu muội được thu thập và tính toán tương tự như hoa Hồng
leo.
Phân loại chậu hoa theo cảm quan cho hoa Hồng tiêu muội:
- Loại 1: Chiều cao cây > 0,5 m, số hoa > 20 hoa/cây, đường kính tán > 25 cm,
hoa có mau đúng với màu đặc trưng của giông, không bi sâu bệnh hại.
Trang 34- Loại 2: Chiều cao cây < 0,5 m, số hoa < 20 hoa/cây, đường kính tán < 25 cm,
hoa có màu đúng với màu đặc trưng của giống, ty lệ sâu bệnh hại 5 — 10%
- Loại 3: Không đủ tiêu chuẩn loại 1 và 2, không đạt giá trị thương phẩm
2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, tổng hợp tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel;phân tích thống kê T-Test dé so sánh giá trị trung bình của hai mô hình giá thé thửnghiệm cho các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây hoa Hồng leo và hoa Hồng tiêumuội bang phần mềm Minitab®16
2.7 Quy trình kỹ thuật trồng hoa hồng sử dụng trong thí nghiệm
Quy trình trồng và chăm sóc hoa Hing leo được áp dụng theo quy trình trồng tại
Vườn Hoa kiếng Bình An Giá thé NL và giá thé SD được xử lý như đã trình bày trongmục 2.4.2 Giá thể được phối trộn theo từng công thức thí nghiệm Cho giá thể vàochậu cách miệng 2 cm và tưới nước dé giá thé có độ âm
Chuẩn bị giống: cây giống hoa Hồng leo sử dụng trong thí nghiệm là cây giâmcành, cây giống hoa Hồng tiểu muội sử dụng trong thí nghiệm là cây chiết cành tại
vườn thực hiện thí nghiệm.
Quy trình trồng và chăm sóc hoa Hồng leo:
- Trồng cây con vào giữa chậu đã có sẵn giá thể và có định cây thắng đứng Sau
khi trồng, tiến hành tưới nước cho cây dé giữ âm Ngày tưới hai lần sáng và chiều Saumột tuần đầu tiên, khi cây đã hồi xanh, dựa vào độ âm giá thé tưới 1 - 2 lần/ngày
- Phân bón: tại thời điểm 7 NST, kết hợp tưới phân bón lá H — Giàu Humic với
liều lượng 15 mL/16 L nước, định kỳ 7 ngày/lần Thời điểm 20 NST, bón phân NPK
30 — 10 — 10 + TE với liều lượng 1 g/chậu Dinh kỳ 7 ngày/lần
- Phun thuốc bảo vệ thực vật: định kỳ 7 ngày/lần phun, phun hỗn hợp thuốc trừbệnh Cadilac 75WG + Minecto Star 60WG + Ridomil Gold 68WG với I bình 25L/lần
phun.
Trang 35- Tỉa cành: tại thời điểm 20 NST tiến hành cắt những cành già, ốm yếu để cây
phát triên thêm các chôi bên, tạo tán cân đôi cho cây.
- Xuất vườn: khi 50% số cây/mô hình có 50% hoa nở Phân loại chậu thương
phẩm theo tiêu chí đã được mô tả ở 2.5.1.3 Khi xuất vườn cây được quấn giấy xung
quanh va dùng dây nilong cố định thân chậu, tránh bị va chạm
Quy trình trồng và chăm sóc hoa Hồng tiểu muội: tương tự hoa Hồng leo
Trang 36Chương 3
KET QUA VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá kết quả mô hình thử nghiệm giá thể cho hoa Hồng leo
3.1.1 Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Hồng leo giữa hai mô hình
Bảng 3.1 Chiều cao cây Hồng leo (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm
Thời điềm theo dõi Mô hình giá thê
(NST) Thử nghiệm (NL) Đối chứng (SD) NHANG
"TB + SD, n = 50; '": khác biệt không có ý nghĩa; `": khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.
Kết qua Bang 3.1 cho thấy chiều cao cây Hồng leo tại 10 NST khác biệt không
có ý nghĩa thống kê giữa hai mô hình giá thé, tuy nhiên ké từ 20 NST chiều cao cây
Hồng leo giữa hai mô hình thử nghiệm khác biệt rất có ý nghĩa thống kê Nhìn chung,cây hoa Hồng leo được trồng trên nền giá thé NL có chiều cao cây vượt trội so với giáthé đối chứng (SD)
Tại thời điểm 10 NST giữa hai mô hình giá thể thử nghiệm và đối chứng khácbiệt không có ý nghĩa vì cây mới bắt đầu hấp thu chất dinh dưỡng từ giá thể, nhưng từthời điểm 20 NST cho đến thời điểm 90 NST thì mô hình giá thể thử nghiệm khác biệt
có ý nghĩa trong thống kê với mô hình đối chứng Tại thời điểm 90 NST, cây Hồng leođược trồng trên nền giá thé NL có chiều cao cây vượt 7,1 cm so với giá thé đối chứng
Trang 37Bảng 3.2 Số cành cấp 1 trên cây Hồng leo (cành) giữa hai mô hình thử nghiệm
Thời điểm theo dõi Mô hình giá thê
: T-tinh (NST) Thu nghiém (NL) Đôi chứng (SD)
Số cành cấp 1 đối với cây Hồng leo rất quan trọng vì đây là chỉ tiêu quyết định
về số hoa, chất lượng hoa Kết quả Bảng 3.2 cho thấy, thời điểm 20 NST giữa mô hìnhgiá thể thử nghiệm và mô hình giá thể đối chứng khác biệt có ý nghĩa
Vào thời điểm 40 NST và thời điểm 50 NST có sự phát triển về số cành rõ rệt ở
mô hình giá thé thử nghiệm vào hai thời điểm nay số cành cấp một phát triển gần nhưđều nhau giữa hai mô hình Tương tu, tại thời điểm 50 đến 70 NST, số cành cấp 1giảm đi đáng kể nhưng cây hoa Hồng leo được trồng trên nền giá thé NL vẫn duy trì sốcành cấp 1 nhiều hơn so với giá thể đối chứng và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê
giữa hai mô hình.
Bảng 3.3 Số lá trên cành cấp 1 của cây Hồng leo (1á) giữa hai mô hình thử nghiệm
Thời điểm theo dõi Mô hình giá thể
Trang 38Kết quả Bảng 3.3 cho thấy số lá cành cấp 1 của cây Hồng leo vào thời điểm 20NST giữa hai mô hình không khác biệt nhau, tuy nhiên ké từ 30 NST số lá cành cấp 1
khác biệt có ý nghĩa giữa hai mô hình thử nghiệm.
Từ kết quả thu được có thé thấy được và giai đoạn dau (từ 20 — 30 NST) giá thékhông ảnh hưởng nhiều với số lá cành cấp 1, nhưng thời gian sau (từ 40 — 70 NST) có
thể thấy được sự khác biệt giữa hai mô hình, mô hình thử nghiệm (7,3 — 8,0 cành) và
Kết qua Bang 3.4 cho thay giá thé thử nghiệm tác động có ý nghĩa trong thống
kê ở tất cả các thời điểm theo dõi đến chiều dài cảnh cấp 1 Chiều dài cảnh cấp 1 củacây Hồng leo ở mô hình thử nghiệm (12,0 - 31,7 cm) vượt trội so với ở mô hình đối
chứng (9,7 - 26,1 cm).
Với sự sinh trưởng của cây Hồng leo có thể đánh giá được mức độ tăng trưởngcủa cành qua từng giai đoạn Đồng thời qua đó có thể xác định được thời gian pháttriển cành hoa Từ 20 NST trở đi giá thé đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển
số cành cấp 1 và đường kính cành cấp 1
Kết quả Bang 3.5 cho thấy vào các thời điểm đầu mô hình giá thé thử nghiệm
khác biệt có ý nghĩa trong thống kê so với mô hình đối chứng Vào thời điểm ra hoa
giá thê không còn ảnh hưởng nhiều về đường kính cành cấp 1 Với quy trình trồng hoa
Trang 39hồng trong chậu, nhà vườn có các biện pháp cat tỉa cành và tạo tán, vì thé đường kínhtán cũng có sự khác biệt rõ rệt, nhất là vào thời điểm 90 NST.
Bảng 3.5 Đường kính cành cấp 1 của cây Hồng leo (mm) giữa hai mô hình thử nghiệmThời điểm theo dõi Mô hình giá thể
So sánh hai mô hình cho thấy vào thời điểm 40 — 50 NST giá thể của mô hìnhthử nghiệm giúp cây phát triển về đường kính tán (32,9 — 37,4 cm) cao hơn giá thé ở
mô hình đối chứng (28,5 - 30,2 cm) Vào thời điểm 90 NST đường kính tán cây Hồngleo ở mô hình thử nghiệm (40,9 em) khá cao so với mô hình đối chứng (33,7 cm)
Bảng 3.6 Đường kính tán cây Hồng leo (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm
Thời điêm theo dõi Mô hình giá thê
; T-tinh (NST) Thu nghiém (NL) Đôi chứng (SD)
Trang 40Bảng 3.7 Chiều dài rễ và khối lượng thân, lá, rễ tươi của cây Hồng leo tại thời điểmxuất vườn giữa hai mô hình thử nghiệm
Mô hình giá thê
Kết quả Bảng 3.7 cho thấy, chiều dài rễ ở mô hình giá thê thử nghiệm (20,8 cm)
dai hơn 6,2 cm so với mô hình giá thé đối chứng (14,2 cm) và khác biệt rất có ý nghĩa
thống kê Tương tự, khối lượng sinh khối thân, lá, rễ tươi ở mô hình thử nghiệm khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với mô hình đối chứng Nhìn chung, giá thể ở mô hình thử
nghiệm giúp cây phát triển tốt về bộ rễ và cả than, lá
3.1.2 Đánh giá các chỉ tiêu phát triển của cây Hồng leo giữa hai mô hình
Bảng 3.8 Ngày ra nụ, ngày ra hoa, ngày hoa tàn và độ bền hoa tự nhiên của cây Hồng
leo giữa hai mô hình thử nghiệm
Mô hình giá thê
Chỉ tiêu : T-tinh
Thử nghiệm (NL) Đôi chứng (SD)
Ngày ra nụ (NST) 97,7 + 1,63 96,0 + 1,95 85”Ngày hoa nở (NST) 106,7 + 1,60 103,8 + 1,97 5,50”
Ngày hoa tàn (NST) 113,1 + 1,79 109,2 + 2,08 7,14”
Độ bền hoa tự nhiên (ngày) 6,4 + 0,77 54+0,70 5207
*TB + SD, n = 25; `”: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.
Giá thé của mô hình thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa đối với ngay ra nụ, ngày
hoa nở và ngày hoa tan so với giá thể địa phương Cây Hồng leo ở mô hình giá thé đối
chứng ra nụ và nở hoa sớm hơn (96,0 NST và 103,8 NST) với mô hình giá thể thử