Trong nước, hiện đang có nhiều nơi nghiên cứu chọn dong và làm thuần cácdòng bắp ngọt tim dé lai tạo giống F1 có khả năng thích nghỉ cao với điều kiện sinhthái, canh tác của Việt Nam góp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
3k 3k 3k 3k 3k sk ‡k 3K sắt 3k 2s 3 3€ 2s 3k 3€ sự
DO THỊ MONG TRAM
ĐÁNH GIA KHẢ NANG SINH TRUONG, PHAT TRIEN VA
SU THAY DOI KIEU HINH CUA 7 DONG THUAN
BAP NGOT TIM (Zea mays var saccharata) TAI
THU DUC, THANH PHO HO CHI MINH
LUAN VAN THAC SI KHOA HOC NONG NGHIEP
Thành phố Hồ Chi Minh, thang 12 năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
3k 3k 3k 3k 3k 3k 3k 3k 3k 3k 3k sk 3K 3k 3k ok
DO THỊ MONG TRAM
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRUONG, PHAT TRIEN VÀ
SỰ THAY DOI KIỂU HINH CUA 7 DONG THUAN
BAP NGOT TIM (Zea mays var saccharata) TAI
THU ĐỨC, THÀNH PHO HO CHÍ MINH
Chuyên ngành : Khoa học Cây trồng
Trang 3ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIEN VA
SỰ THAY DOI KIỂU HÌNH CUA 7 DONG THUAN
BAP NGOT TIM (Zea mays var saccharata) TAI
THU ĐỨC, THÀNH PHO HO CHÍ MINH
DO THI MONG TRAM
Hội đồng chấm luận van:
1 Chủ tịch: PGS TRINH XUAN VU
Công ty TNHH HB 101 FLORA
2 Thư ky: TS NGUYÊN ĐỨC XUÂN CHƯƠNG
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3 Phản biện 1: TS VÕ THÁI DÂN
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
4 Phản biện2: TS NGUYÊN THỊ QUỲNH THUẬN
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
5 Ủy viên: TS TRAN THANH
Tổng công ty cao su Đồng Nai
Trang 4Từ tháng 9 năm 2022 theo học Cao học ngành Khoa học Cây trồng khóa
2022 tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0966232651
Email: dtmtram2301@gmail.com
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bồ trong bat kỳ công trình nào khác
DO THỊ MONG TRAM
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin được cảm ơn Cha Mẹ người đã sinh thành, nuôi nắng,
luôn động viên che chở lúc con gặp khó khăn, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt
quãng đường học tập và thực hiện ước mơ của con.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và quý thầy cô Khoa Nông họcTrường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và tạođiều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Phương - Bộ môn Ditruyền Chọn giống cây trồng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thànhphố Hồ Chi Minh đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốtnghiệp từ lúc định hướng đề tài cho đến khi hoàn thành bai luận văn
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các cô/chú, anh/chi, bạn bè và đặc biệt là các bạn
sinh viên đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ
Một lân nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
DO THỊ MONG TRAM
Trang 7Đề tài gồm 2 thi nghiệm được bố tri theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫunhiên gồm 7 nghiệm thức (H17-21, H32-21, H18-21, H15-16, H10-11, H08-09,H34-20), 3 lần lặp lại và được thực hiện trong 2 vụ Xuân Hè 2023 và Hè Thu 2023
Kết quả thí nghiệm cho thấy: 07 dòng thuần bắp ngọt tím trong vụ Xuân Hèthời gian thu hoạch của từ 70 - 71 ngày, năng suất thực thu dao động từ 7,1- 11,5tan/ha, khối lượng bắp chưa bóc vỏ dao động từ 126,4 — 193,7g và độ brix dao động
từ 12,6 - 13,6% Trong vụ Hè Thu, thời gian thu hoạch từ 70 - 71 ngày, năng suấtthực thu dao động từ 7,1 - 12,2 tan/ha, khối lượng bắp chưa bóc vỏ dao động từ132,1 - 219,1g và độ brix từ 10,6 - 13,4% Kiéu hình của 7 dòng thuần bắp ngọt tímđời Se trong 2 vụ Xuân Hè và Hè Thu có sự ồn định qua các tính trạng như màu sắc
cờ, màu sắc lá bi Một số tính trạng có sự thay đổi qua 2 vụ như trạng thái cây,đường kính thân, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, chiều dài bắp, đường kính bắp
và diện tích lá Kết quả trong 2 vụ Xuân Hè và Hè Thu cho thấy 3 dòng thuần bắpngọt tím H32-21, H34-20 va H17-21 có nhiều đặc điểm vượt trội so với 4 dòng còn
lại.
Trang 8The study "Evaluating the growth, development and phenotypic change of
seven Inbred lines of purple sweet corn (Zea mays var saccharata) in Thu Duc, Ho Chi Minh City" was carried out at the experimental farm of Nong Lam University
of Ho Chi Minh city from March 2023 to August 2023 The objective of the study
was to select inbred lines of purple sweet corn with good growth and development
characteristics, high yield and good quality for breeding and developing new
varieties.
The study includes 2 experiments, which arranged in a completely
randomized block design including 7 treatments, 3 replications and was carried out
in 2 seasons: spring-summer 2023 and summer-autumn 2023.
Experimental results showed that, in the Spring-Summer crop, the harvest
time of 7 inbred lines was from 70 to 71 days, productivity ranges from 7.1 to 11.5
tons/ha, and the weight of fruits with husk leaves ranged from 126.4 - 193.7g and
brix ranged from 12.6 - 13.6% In the Summer-Autumn crop, seven inbred lines of
purple sweet corn had a harvest time of 70 71 days, productivity ranged from 7.1
-12.2 tons/ha, fruit weight with husk leaves ranges from 132.1 - 219.1g and brix
level from 10.6 - 13.4% The phenotypes of 7 inbred lines of Ss purple sweet corn in the Spring-Summer and Summer-Autumn seasons were stable through traits such as
tassel color and leaf color Some traits changed over the two seasons such as plant
status, stem diameter, plant height, ear height, ear length, ear diameter and leaf area.
The results in the Spring-Summer and Summer-Autumn crops showed that the three
inbred purple sweet corn lines H32-21, H34-20 and H17-21 had many superior
characteristics compared to the remaining 4 lines.
Trang 9MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Ls a 1
Day Le BG Ait DA cress ccsseareccnsssrsre rasan eter ete cnt ee ea easement i
LO1 CaM OAM ill D0) © AUT Ha aS heh Si od See oe na re org Soe ae Se eee IV
Co V
SOOT 002) ee ec a ee VI
) "nu VI
ID 19 0n A128: in X
Danh sách ae DẰ NT sásss6xis62 6646153 06156/63361583045835036558833835534533335535353E55SE313385SE53148831343056 XI
Danh sĩch:Gáo HÌH Ho ssisnpsssesoesssbezasksdktisDfytgEpSERAESGLSSESSE2s03esE3s05atsltaSgusmsleđlsstodssastl xI
//272)2172 0U 7 1 "`" 1Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU -2-2-ss©sse+se+seexseerseevse 31.1 Nguồn gốc và phân loại bắp ngọt - 2-22 ©222222222EE2EE2EESEErEEEerxrrrrrrrees 31.2 Đặc điểm thực vật học cây bắp -2- 2 2 2S+2E+2E22E22E22E221221212121 21222 5
TB Grier tel Cir hy CU O10 err sectnrict acres menneorsiisainotett ts iosttie ine octet atonaireas severest miei 6
1.4 YOu in in in ẲẦẢ a.1.5 Phương pháp chon tao giống bắp - 2 2 2222222222222EE22E2EE22E2EE2EEczErcrree 81.5.1 Phương pháp chọn tạo dong bap thuầhn 2-22 2222222++2z+2z+zzxzzzrzrxee 9
1;5;2 Phương pháp 141 Gia let cscs sess ossuesnmeememnem nance 10
1.6 Tình hình nghiên cứu bap ngọt ở Việt Nam và trên thé giới 10
1/0: “lãi Viet NGI son casssssa súng v6 150 tú uiSiEàg Hu330ndhEaI0038u54090386.8850s88g8u0009885558uGGL4G38838580280/88 10
ty 07.8 Ừ 141.7 Bap ngọt tím và gen quy định tính trang mau sắc tím -z52 181.8 Thay đổi di truyền của các dong tự phối -. -22222222++22z22++zxzzzrsrxee 19
Trang 102.1 N61 dung nghién CUU 01 21
2.2 Thời gian va địa điểm nghiên COU ccccccecccsessessessessessessessessessessessessesseeseeees 21
2.3 Vat l@u nghién Cue 1n 134.7 21
2.4 Đặc điểm đất đai và thời tiết khu vực nghiên cứu 2-22 2z 52z22zz522 22
ee nnanaeae 222.4.2 Điều kiện đất đai 2- + Ss+Sx2E12E12212212112111111111111111111 1e 23
2S PHC PMP TOL HE HH CHÍ soascsaoebetgionkoDiddUGiGSiollSSl0SLSE0GGE:S3584RSEG RSESGGGSGEAGM12GG3088680/6000088 23
A WRG tr PA 23
2.3.2: CHỈ tiéu và phường phap theo dỗ ssnerncaxsceseeen ene 24
2/6/0000 CEM Hy xsssseessusseesrudikdnaigdiiliiansapuintuisguagiángiugguagtghgdgpl2giojugutĐadnugkhroedai/gg2tioagdgibde, 29
2.6.1 Kỹ thuật gieo, khoảng cách, mật đỘ - - 5+ ++S+<+++zeeeeerrrrrrrrrrrrx 29
2.6.2 Phân bón 22 22s +22EE22E222122121127122112112711211112112111121111211 21 2e re 29
E119 ắẰfTfrf ẫrasaaossaerraogaetrrttioEoiEopGIGNEERANEDROIEANOSGASNErgwgsaan 29
2.6:4-LhU hÒ@CHÍásssssennnneiidseooiiSi0i60156006015136108GS14358335593SIESEISSSXESWISEB.VESSSVSSSSEEMSE143018 30
2.7 Phương pháp xử lý thống kê số liệu - 2-22 22+22+22E2+EEz2EE+Exzrxrerxrrree 30Chương KẾT UÁ Và THÁU TU seeaaaanienỷdnsibnntsnnausasntsoorasuasssssi 313.1 Thời gian sinh trưởng của 7 dòng thuần bắp ngọt tím đời Se trong 2 vụ Xuân
Hệ 2023 và Hệ Thu/2025 scseranasseaueceuanteowner spnswermon suse E0 3E403130800101-862:80100805888 31
3.2 Đặc điểm hình thái cây của 7 dòng thuần bắp ngọt tím đời So trong 2 vụ
Xuân Hè 2023 và Hè Thu 2023 - - - 5-2 2221221122112 1251111 Eexee 32
3.3 Đặc điểm hình thái lá của 7 dòng thuần bap ngọt tím đời Se trong 2 vụ Xuân
HỆ 2025 và Hệ Thú 2023 2-6666 2120618161251 1H D1 NH2 1 0150 10565501 051350 34
3.4 Đặc điểm hình thái bắp của 7 dong thuần bắp ngọt tím đời Ss trong 2 vụ Xuân
Hệ 2023 và Hệ Thu 2025 sissies chi 2Ÿ1222222212l6sảs6s.aase se DO
3.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh và đồ ngã của 7 dòng thuần bắp ngọt tím đời
Sstrong 2vụ Xuân He 2023 và He Thu 202seaaasseaaszeeieasbiddsdinnaasaaze 38
3.6 Năng suất bắp tươi của 7 dòng thuần bắp ngọt tím đời Se trong 2 vụ Xuân Hè
2023 va He Thu 02/2001 39
Trang 113.7 Một số chỉ tiêu chất lượng của 7 dòng thuần bắp ngọt tím đời So trong 2 vụ
Xuân Hè 2023 và Hè Thu 2023 2-2522 222 *2222E2E£2E+E£zE+E£zxzerzrcez 42
3.8 Sự thay đổi kiểu hình của 7 dong thuần bắp ngọt tím trong 2 vụ Xuân Hè
2053 va HS Thu 2Ù su s6 sn 21g 16h HH HgAg00405003014810110340300500100161 600 43
3.9 Chon dòng thuần bắp ngọt tím triển vọng 22 222222222z222+2EEzzz+zzxzzxz 46
KT L EU, NHƯ THÍ TQ kẽẳeèieiyyèyaaaarangnddinsinootiottodsnrstanottonsussosotoral 51TALLIS THAM BAG iseuscncnsiesstcnamsnianasmueninnansemanacaamanmansenenies 52
BE TH GGgeaeeearrerttrrrdroratrIGGIUEEGSG053001 301g 00-00008530 030A0n0x088u5i 58
Trang 12DANH SACH CHU VIET TAT
Cation Exchange Capacity (Kha năng trao đôi cation)Chat hữu cơ
Cộng sự
Đường kính
Hè Thu
Khối lượngLeaf Area Index (Chỉ số diện tích lá)
Ngày sau gieo
Năng suất thực thuNhiễm sắc thểNăng suất lý thuyếtOpen Pollinated Varieties (Các giống thụ phan tự do)Randomized Complete Block Design (kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên)Statistical Analysis System (Hệ thống phân tích thông kê)
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổ hợp lai
Trách nhiệm hữu hạn United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)
Xuân Hè
Trang 13DANH SÁCH CÁC BANG
BANG TRANGBang 1.1 Phân nhóm bắp theo gen quy định tính ngọt -2-22©52z 5522 4Bảng 1.2 Thanh phan, hàm lượng các chất dinh dưỡng của bắp ngọt 6Bang 2.1 Đặc điểm của 7 dòng bắp ngọt tím đời Šs 2 22- 5225222225 21Bang 2.2 Điều kiện thời tiết trong thời gian thực hiện nghiên cứu 22Bảng 2.3 Tính chat lý, hóa của các khu đất thí nghiệm -2-©22+555z<e- 22Bảng 2.4 Thang điểm một số chỉ tiêu chất lượng thử nếm bắp ngọt 29Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng của 7 dong thuần bắp ngọt tím đời Se trong 2 vụ
Xuân Hè 2023 và Hè Thu 2023 -. -<-< -.-x-2l
Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái cây của 7 dòng thuần bắp ngọt tím đời So trong 2
vụ Xuân Hè 2023 và Hè Thu 2023 - 75-555 S+c+cssserseesrsresreeereee 23
Bang 3.3 Đặc điểm hình thái lá của 7 dòng thuần bắp ngọt tím đời S trong 2 vụ
Xuân Hè 2023 và Hè Thu 2023 2-5222 * +22 E* 22+ EEsrsrrersrerrreres 35
Bang 3.4 Đặc điểm hình thái bắp của 7 dòng thuần bắp ngọt tim đời So trong 2
vụ Xuân Hè 2023 và Hè Thu 2023 2-5-2222 *221222222E£2x2zEzzrszxes 36
Bang 3.5 Đặc điểm hình thai bắp của 7 dong thuần bắp ngọt tím đời S trong 2
vu Xuân Hệ 2023 Va Hè VNU 2023 snssesenseinniiniidiiniiBiSEE01001001511388831488.6501.0g 37
Bảng 3.6 Khả năng chống chịu sâu bệnh và đồ ngã của 7 dòng thuần bắp ngọt
tím đời Se trong 2 vụ Xuân Hé 2023 và Hè Thu 2023 - - 38
Bảng 3.7 Năng suất trái tươi của 7 dòng thuần bắp ngọt tím đời So trong 2 vụ
Xuân Hè 2023 và Hè Thu 2023 5252 2<2+*+2E+ersrrrrrrrrrrrrrrrrree 40
Bang 3.8 Một số chỉ tiêu chất lượng của 7 dong thuần bắp ngọt tím đời Ss trong
2 vụ Xuân Hè 2023 và Hè Thu 2023 - 55 S2+22+22+22222x.2<xrrrrke 42
Bang 3.9 Sự thay đổi kiểu hình của 7 dòng thuần bắp ngọt tím trong 2 vụ Xuân
Hè 2023 và Hè Thu 2023 - - 222121121221 22121121121121 111211111111 E1 ke, 44
Bang 3.10 Sự thay đổi kiều hình của 7 dòng thuần bắp ngọt tím trong 2 vụ Xuân
Hè 2023 và Hè Thu 2023 (tiếp theo) 2-2522 E22E+2E+£E22E£E+zzzzzzse2 45Bang 3.11 Một số đặc điểm của 3 dòng thuần bắp ngọt tím triển vọng 46
Trang 14DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANGHình 1.1 Tỷ lệ các kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử sau năm đời tự thụ từ kiểu
BOTA H10 5n es oa 1uử2 ko vs th goxstdtgtletbdtatg1oSpbgsửineolgslis0oikittssttGiSn:oA00dtnssEtdteobssboiiabssdisa 20
Hình 2.1 Thí nghiệm 1 tại thời điểm 50 NSG 22-22-52222+2cccczesrrrrer 24Hình 2.2 Thí nghiệm 2 tại thời điểm 50 NSG -2- 2222 222222E2222222222222222, 24
Hình 3.1 Dòng H08-09 tại thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 5 555 +5s<5<52 47
Hình 3.2 Dòng H15-16 tại thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 - -+++s=5-52 47
Hinh 3.3 Dòng H34-20 tai thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 - - 55 5<=5<5+ 48
Hình 3.4 Dòng H17-21 tại thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 - 55-5 55s<5+52 48
Hình 3.5 Dòng H10-11 tại thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 5 555-5555 52 49
Hình 3.6 Dòng H32-21 tại thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 5555555 5<5<>++ 49
Hình 3.7 Dòng H18-21 tại thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 - 55555555552 50
Trang 15MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Bap ngọt tím (Zea mays var saccharata) là một trong những thực phẩm được
ưa chuộng của nhiều người tiêu ding bởi mau sắc tím lạ mắt và thành phan hat chứachất anthocyanin, có tác dụng trong việc phòng chống các bệnh tim mạch có liênquan trực tiếp đến hoạt tính chống oxy hóa, giảm viêm (Cassidy & cs., 2016;Yousuf & cs., 2016) , đặc biệt có thé ăn sống ma không cần chế biến (Nguyễn
Trung Đức & cs., 2020).
Hiện nay, bắp ngọt tim dần trở thành loại thực phẩm phổ biến và có giá trị.Các công trình nghiên cứu và chọn tạo giống, kỹ thuật trồng và chế biến bắp tím đãđược thực hiện mang lại nhiều thành tựu đáng kể và nguồn lợi kinh tế lớn trên thế
ĐIỚI Ở Việt Nam, bắp ngọt tím mới thực sự được nghiên cứu trong những năm gần
đây, đồng thời việc nghiên cứu chưa được quan tâm nhiều do vậy chưa có giốngbắp ngọt tím nào chon tạo trong nước được phổ biến trong sản xuất Hiện nay,giống bắp ngọt tím được bán ở Việt Nam là giống Nữ Hoàng Đỏ do công ty TNHHhạt giống NOVA nhập khẩu và phân phối độc quyền nên giá hạt giống cao
Dé tăng giá trị kinh tế và dinh dưỡng từ bắp ngọt tím, nhiều trung tâm nghiêncứu trên thế giới (Thái Lan, Đài Loan) đã tập trung nghiên cứu chọn tạo giống, kỹthuật canh tác và chế biến bắp ngọt tím Theo Mehta và cs (2017) cho thấy kiểu gen,thời điểm gieo hạt và thời điểm thu hoạch có ảnh hưởng đáng kể đến độ ngọt củahạt Thời điểm gieo hạt cũng ảnh hưởng đến năng suất bắp tươi, trọng lượng cây vàquá trình tổng hợp chất dinh dưỡng
Trong nước, hiện đang có nhiều nơi nghiên cứu chọn dong và làm thuần cácdòng bắp ngọt tim dé lai tạo giống F1 có khả năng thích nghỉ cao với điều kiện sinhthái, canh tác của Việt Nam góp phần giảm giá thành hạt giống, tăng hiệu quả kinh
Trang 16Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng, pháttriển và sự thay đổi kiểu hình của 7 dòng thuần bắp ngọt tím (Zea mays var.saccharata) tại Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” đã được tiến hành.
Mục tiêu của đề tài
Xác định được dong bắp ngọt tím có năng suất cao, phẩm chất tốt (độ brix, vịđậm và hương thơm) nhằm định hướng lai tạo, phát triển giống mới
Đánh giá được sự thay đổi kiểu hình của 7 dòng bắp ngọt tím ở đời tự thụ So
trên 2 vụ Xuân Hè 2023 và Hè Thu 2023.
Yêu cầu của đề tài
Đánh giá các đặc điểm về sinh trưởng, phát triển, năng suất, yếu tố câu thànhnăng suất, phẩm chất, đặc điểm nông học và chống chịu của các dòng bap thínghiệm dựa trên Tiêu chuan Quốc gia về Giống cây trồng nông nghiệp - Khaonghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng — Giống ngô TCVN 13381-2:2021 dé theo
dõi các chỉ tiêu.
Pham vi nghiên cứu
Đề tài đánh giá 7 dòng thuần bắp ngọt tim đời Ss trong 2 vụ Xuân Hè 2023
và Hè Thu 2023 được thực hiện từ tháng 3/2023 đến tháng 9/2023 tại Trại thựcnghiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh
Đề tài không phân tích chỉ tiêu hàm lượng Anthocyanin
Trang 17Chương 1
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Nguồn gốc va phân loại bắp ngọt
Bap ngọt (Zea mays var saccharata) là cây hang năm, họ hòa thảo Poaceae,
có bộ nhiễm sac thé 2n = 20 Thời gian chính xác bắp ngọt xuất hiện không rõ ràng,tuy nhiên, trong những năm 1770 bắp ngọt lần đầu tiên được phát hiện bởi người
Mỹ da đỏ và sau đó được thu thập bởi người châu Âu Papoon là giống bắp ngọtđược thu thập đầu tiên và được ghi lại bởi người Anh Điêng Ironquois vào năm
1779 (Schultheis, 1998).
Bắp ngọt là một đột biến lặn của bắp thường, một số là đột biến lặn của genđiều khiến tổng hop tinh bột (sz) và những biến đổi khác, gen điều khiển độ ngọt là
gen kéo dài mạch đường (se), gen siêu ngọt hay nhăn nheo (sh2) (Vince và ctv,
2002) Bắp ngọt siêu ngọt được nhà khoa học John Laughnan của đại học Urbanaphát hiện năm 1959 khi thử hạt bắp khô, ông rất ngạc nhiên về độ ngọt của một hạtbắp đột biến nhận được từ trung tâm dự trữ di truyền cây bắp của trường ở Urbana.Đột biến đó được biết là shrunken2 và sau đó được biết là một dang bắp siêu ngọttrên thế giới (McGraw và Sachs, 2000)
Đặc điểm của bắp ngọt được nhiều nghiên cứu công bố với đặc điểm nỗi bat
về chất lượng hạt và màu sắc hạt Bap ngọt có rất nhiều màu sắc khác nhau: trang,vàng, đỏ, tím và dạng lẫn tạp Trong đó phổ biến là dạng có nội nhũ trắng, nội nhũ
vàng Sự lẫn tạp phấn của các dang nội nhũ vàng và nội nhũ trang tạo ra dang lẫntạp vàng — trắng (bi-colors) (gồm 75% vàng va 25% trang trên cùng 1 bap ở bapngọt Tuy nhiên, nếu dang lẫn vàng - trắng giao phấn với dang màu vàng thi màu
của nội nhũ sẽ có màu vang là chính (Abedon va Tracy, 1996).
Trang 18Phân loại bắp ngọt có thể dựa trên hàm lượng đường và một số đặc điểmkhác Vince và cs (2002) dựa trên hàm lượng đường và một số đặc điểm phân bắp
+ Bap ngọt siêu ngọt - supersweet or shrunken-2 (s2) bap có hàm lượng
đường cao gấp 2 - 3 lần bắp ngọt ngọt thường (độ brix dao động từ 21 - 27%) Hạtcủa loại bắp ngọt này thường nhăn nheo, nhỏ và nhẹ hơn hai loại trên
Bảng 1.1 Phân nhóm bắp theo gen quy định tính ngọt
Tén loai bap đường (% : Cặp gen lặn Năm trên NST số
Bắp ngọt ngọt thường
(normal sugary) 5-11 SUSU 4
Bap ngot ngot dam
Bap ngọt siêu ngọt
21-27 sh2sh2 3 (super/extra sweet)
(Schultheis, 1998)
Cây bap ngọt không trồng chung với các loại bap khác vi tinh ngọt của bap là
do gen lặn quy định, vì thé tính ngọt chỉ biểu hiện khi cặp gen sz, se hoặc s2 ở dạngđồng hợp tử Khi một giống bắp ngọt nào đó nhận phan từ giống bắp khác không cógen se, su hoặc s2 cặp alen tại vi trí đột biến ở dạng di hợp tử, như thé bap sẽ không
có tính ngọt Alen se và su đột biến tại cùng một vị trí trên NST số 4, vì thế hai giốngbap có gen se va su có thé trồng gần nhau mà bắp van có tính ngọt Riêng giống bắp
có gen s2 thì tuyệt đối phải trồng cách ly với bat cứ loại bắp nào khác mới duy trì
được tính ngọt (Schultheis, 1998).
Trang 19Than bắp đặc, đường kính khoảng 2 - 3 cm tùy thuộc vào giống, môi trường
và trình độ thâm canh Trong điều kiện bình thường, cây bắp cao từ 1,8 - 2,0 m có
số lóng thay đổi tùy thuộc vào giống Trên các đốt thân, bao gồm các đốt từ đốtmang bắp trở xuống mỗi đốt đều mang một mầm nách, do vậy tiết diện ngang củacác đốt thân này có hình trăng khuyết do vết lõm chứa mầm nách
Lá
Căn cứ vao hình thái và vị trí trên thân có thé chia thành 4 loại lá: lá mam, láthân, lá ngọn, lá bi Các bộ phận của lá gồm: bẹ lá, phiến lá, tai lá Những lá ở giữathân phát triển nhất, có vai trò quan trọng trong việc vận chuyền chất dinh dưỡngvào bắp Diện tích lá tăng dần qua từng thời kỳ, đạt tối đa vào khoảng từ trỗ cờ đến
khi hạt ngậm sữa.
Hoa
Hoa đực (bông cờ) bao gồm các hoa đực sắp xếp theo kiểu chùm bông, gồmmột trục chính, trên trục chính phân làm nhiều nhánh và trên mỗi nhánh hay trụcchính có nhiều gié Các gié mọc đối điện nhau trên trục chính hay các nhánh, mỗi
gié có 2 chùm hoa, môi chùm 2 hoa Trên môi chùm hoa có 2 vỏ trâu ngoài có chứa
Trang 202 hoa, mỗi hoa có 2 vỏ trau trong, mong, mau trang, ở giữa mỗi hoa có 3 nhị đực, mỗi nhị đực có 1 bao phấn.
Hoa cái (bắp) được sinh ra từ nách lá phần giữa thân Bắp gồm các bộ phậnchính như cuống bắp và lõi bắp Cuống bắp gồm nhiều đốt rất ngắn, mỗi đốt trêncuống có 1 lá bi bao bọc nhằm bảo vệ trái bắp, lá bi thường không có phiến Lõi bắp
trục chính của hoa tự cái, hoa cái mọc thành từng đôi Mỗi chùm cũng có 2 hoa
nhưng hoa thứ 2 thoái hóa Số hàng hạt trên bắp thường là số chan
Hạt
Hạt bắp thuộc loại quả định gồm các bộ phận chính: vỏ hat, lớp aleuron,phôi, phôi nhũ và mũ hạt, phía dưới của hạt còn có gốc hạt gắn liền với lõi bắp
1.3 Giá trị dinh dưỡng
Với thành phần dinh dưỡng phong phú và đầy đủ mà bắp ngọt được dùng rấtnhiều trong thành phan thức ăn cũng như khâu phan ăn hang ngay của con người.Bap vừa là món ăn bổ dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng, vitamin dồi dào Nhữngsản phẩm điển hình được chế biến từ bắp là sữa bap, bắp ăn tươi, bắp đóng hộp
Các nhà khoa học Mỹ đã phân tích được các thành phần và hàm lượng dinhdưỡng có trong 100g bắp ngọt như sau:
Bảng 1.2 Thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng của bắp ngọt
Chất dinh dưỡng Hàm lượng Chất dinh dưỡng Hàm lượng
(USDA Nutrient database,2019)
Bang 1.2 cho thấy trong 100 g bap ngọt có chứa rất nhiều chất khoáng, vahàm lượng vitamin B và vitamin C có trong bắp ngọt ở mức tương đối cao giúp
Trang 21tăng sức mạnh miễn dịch cho cơ thé Bên cạnh đó các nguyên tố sắt, magié giúptăng cường sức mạnh tông thé của xương.
Anthocyanin đại điện cho một phân lớp của các hợp chất phenolic (Delgado
và cs, 2000) Chúng là glycoside hòa tan trong nước của anthocyanidin, là nguyên
nhân chủ yếu tạo ra màu vàng nhạt, cam, đỏ, đỏ tươi, tím và xanh lam của nhiềuloại mô thực vật, chủ yếu là hoa, lá và trái cây, bên cạnh các cơ quan lưu trữ như
rễ, củ, thân và ngũ cốc (Chemler va cs, 2009; Martin và cs, 2017) Anthocyanins
có mặt ở khắp nơi ở thực vật bậc cao (xuất hiện trong hơn 30 họ), nhưng thường
không có ở các loai tảo và các thực vật bậc thấp khác, mặc đù một số anthocyanins
đã được xác định trong rêu và dương xi (Delgado va cs, 2000).
Có bằng chứng chứng minh mối liên hệ tích cực giữa lượng ăn vào và cáctác dụng sinh học lành mạnh được hiển thị trong cơ thé sống, bao gồm các đặc tínhchống ung thư, chống viêm và chống oxy hóa (Norberto và cs, 2013) Bắp tím làmột giống bap đặc biệt có nhiều anthocyanins và các hóa chất thực vật có chứcnăng khác, và được xem là một loại thực phẩm tăng cường sức khỏe được nhiều
người báo cáo ở Peru và các nước Andean khác (Aoki và cs, 2002) Lợi ích sức
khỏe của anthocyanins trong màu tím bắp đã được cho là do các hoạt động chống
oxy hóa cao của chúng và các cơ chế khác, chang han như sự hiện diện của các
thành phần đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư ruột giàbằng cách ức chế sự tăng sinh của ruột già ở người tế bao ung thư trong ốngnghiệm (Fukamachi và cs, 2001) Các hợp chất này cũng đã được chứng minh làgiúp ngăn ngừa chan thương do thiếu máu cục bộ ở tim, các bệnh mạch máu não,bệnh tiểu đường và béo phì (Tsuda và cs, 2003)
1.4 Yêu cầu ngoại cảnh
Theo Trần Thị Dạ Thảo (2009) cây bắp có những yêu cầu về ngoại cảnh:
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để bắp sinh trưởng và phát triển tốt vào khoảng 24 —30°C Nhiệt độ quá thấp (< 10°C) hoặc nhiệt độ quá cao (> 38°C) ảnh hưởng xấuđến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bắp
Trang 22Ánh sáng
Bắp là loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, thuộc nhóm cây ngắn ngày.Thành phần quang phô ánh sáng khác nhau không những ảnh hưởng đến sự pháttriển của bông cờ và trái mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thân, độ dài đốtcũng như cấu trúc và kích thước lá
Giai đoạn vươn cao: Nhu cầu nước tăng dan
Giai đoạn tré cờ, tung phan và thụ tinh: Nhu cầu nước dat cực đại
Cây bắp rất mẫn cảm với sự thiếu nước trong giai đoạn từ trổ cờ ra hoa Ảnhhưởng của thiếu nước trong giai đoạn này làm trái và hạt nhỏ, giai đoạn tré cờ -tung phan ngắn, râu phun chậm, lượng hạt phan giảm
Điều kiện đất đai
Bắp là loại cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, thích hợp nhất là trênđất cát pha hay đất phù sa âm, mực nước ngầm sâu, thoáng khí và thoát nước tốt cótầng canh tác sâu chứa nhiều chất hữu cơ và nhiều chất dinh dưỡng Bắp có thểtrồng trên đất có độ chua trung bình, nhưng pH thích hợp nhất từ 6,5 - 7,0, tuy nhiên
nó có thé sống được ở pH từ 5 - 8
1.5 Phương pháp chọn tạo giống bắp
Quá trình tạo giống bắp bao gồm ba giai đoạn chính: Chọn tạo dòng thuần,đánh giá khả năng kết hợp đồng thời chọn lọc các tổ hợp lai ưu tú và thử nghiệm
sản xuât Tạo dòng thuân là công việc đâu tiên của quá trình chọn tạo giông bắp.
Trang 231.5.1 Phương pháp chọn tạo dòng bắp thuần
Dòng thuần là khái niệm tương đối dé chỉ các dòng tự phối đã đạt đến độđồng đều và ôn định cao ở nhiều tính trạng Dòng tự phối là một dòng đồng hợp tửđược tạo ra do thụ phan cưỡng bức bằng phan của chính nó trong nhiều đời Nhưvậy từ một nguồn gen dị hợp ban đầu, do tự phối mà tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm
đi (Nguyễn Văn Hiền, 2002)
Phương pháp tạo dòng thuần được áp dụng phổ biến hiện nay là con đường
tự phối cưỡng bức (phương pháp truyền thống), phương pháp đồng huyết (Fullsib).Ngoài ra còn có một số phương pháp tạo dòng thuần nhanh (phương pháp in vitro)như nuôi cay bao phan, hạt phan tách rời và noãn chưa thụ tinh phương pháp chuẩn
Phát triển dong thuần có kha năng sử dụng làm bố mẹ cho các giống lai năngsuất cao, ôn định là mục tiêu cơ bản của chương trình cải tạo cây bắp và là mộtcông việc thường xuyên, liên tục Thực tế tỷ lệ thành công trong tạo dòng là rất
thấp, chỉ khoảng 0,01-0,1% sé dong được sử dung Do chỉ có một số it có khả năng
kết hợp tạo ưu thế lai thông qua lai thử khả năng kết hợp bằng lai đỉnh hay laidiallel và phân tích ưu thé lai trên những tính trạng mong muốn như năng suất, chất
lượng (CIMMYT, 2001) Do vậy tập đoàn dòng càng phong phú cảng da dạng xác
suất thành công càng cao (Ngô Hữu Tình, 2003)
Trang 241.5.2 Phương pháp lai dialen
Năm 1956, Griffing đưa ra 4 phương pháp sử dụng vật liệu nghiên cứu với 4
cách tính toán khác nhau trong lai dialen với P dòng bố mẹ để xác định khả năngphối hợp
Phương pháp I: Bao gồm tat ca các đòng định thử đem lai với nhau theo mọi tổhợp lai theo hai hướng thuận nghịch Số tổ hợp lai cần phân tích là P”
Phương pháp II: Tất cả các dòng định thử đem lai với nhau theo mọi tổ hợp laitheo hướng thuận, bao gồm cả bố mẹ trong phân tích phương sai khả năng phối hợp, số
tổ hợp lai cần tiến hành là P(P + 1)/2
Phương pháp IH: Các dòng khác nhau được lai diallen với nhau theo cả hai
hướng thuận và nghịch, số t6 hợp lai cần phân tích là P(P - 1)
Phương pháp IV: Các dòng khác nhau được lai diallen với nhau nhưng chỉ theo
hướng thuận, số tổ hợp lai cần phân tích là P(P - 1)/2
1.6 Tình hình nghiên cứu bắp ngọt ở Việt Nam và trên thế giới
1.6.1 Tại Việt Nam
Trước năm 2007, khảo nghiệm bắp ngọt nhỏ lẻ, quy mô tác giả và ít có kếtquả công bố Từ năm 2007, có một số kết quả khảo nghiệm giống bắp ngọt tiêubiểu:
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốcgia đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản vụ Thu Đông năm 2007, các giống bắp ngọt
và bắp nếp mới được lai tạo trong nước và nhập nội của 4 cơ quan tác giả: Việnnghiên cứu ngô Việt Nam, Công ty Syngenta Việt Nam, Công ty cô phan tiếp thiHoàn Hảo và Công ty Seminis Việt Nam trong mạng lưới khảo nghiệm bắpQuốc gia ở các tỉnh phía Bắc Nhóm bắp ngọt gồm 3 giống với giống đối chứng làHoa Trân 1357 Kết quả cho thấy giống Sugar 77: thời gian sinh trưởng đài hơnđối chứng Hoa Trân 1357 khoảng 2 ngày, cây sinh trưởng phát triển khỏe, đóngbắp thấp, che kín bắp (điểm 1,6), nhiễm nhẹ sâu bệnh, bắp to đều, hạt tươi màuvàng nhạt Năng suất bắp thu ăn tươi cao hơn đối chứng có ý nghĩa tại 3/5 điểm, tạiVĩnh Phúc đạt cao nhất (12,2 tan/ha), trung bình tại các điểm đạt cao nhất (11,2
Trang 25tan/ha) Chất lượng ăn tươi hon Hoa Trân 1357 Giống Golden Sweeter 93: thờigian sinh trưởng tương đương Hoa Trân 1357, cây sinh trưởng phát triển khoẻ, độđồng đều cao, thấp cây, ít nhiễm sâu bệnh, bắp nhỏ, tỉ lệ kết hạt cao (74,2%) Năngsuất trung bình bắp tươi đạt 9,5 tan/ha thấp hơn so với đối chứng Chất lượng ăn
tươi ngọt và đậm tương đương Hoa Trân 1357, hương thơm kém Hoa Trân 1357
(Phạm Xuân Liêm, 2007).
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản pham cây trồng va phân bón Quốc
gia đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản vụ Xuân năm 2007, các giống bắp ngọt và nếp
mới được lai tạo trong nước và nhập nội của 5 cơ quan tác giả: Viện nghiên cứu ngô
Việt Nam, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty Khai Đạt - Trung Quốc,Công ty TNHH Seminis Việt Nam và Công ty cô phần giống cây trồng miền Nam,
đã cho thấy trong các giống khảo nghiệm thì giống Sugar 77 của công ty TNHHSyngenta Việt Nam là tốt nhất với các đặc tính: thời gian sinh trưởng dài hơn đốichứng Hoa trân 1357 khoảng 2 ngày, cây sinh trưởng khỏe, đóng bắp thấp, che kínbắp (điểm 2,0), nhiễm nhẹ sâu bệnh, bắp to đều, hạt tươi màu vàng nhạt Năng suấtbắp thu ăn tươi cao hơn đối chứng có ý nghĩa tại 4/5 điểm, tại Hà Nội đạt cao nhất16,9 tan/ha, trung bình tại các điểm đạt 13,2 tan/ha Chất lượng ăn tươi ngọt va vi
đậm hơn Hoa trân 1357 (Hà Quang Dũng, 2008).
Trong vụ Đông năm 2008 Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩmcây trồng và phân bón Quốc gia đã tiễn hành khảo nghiệm cơ bản trên 3 giốngbắp ngọt và cho kết quả như sau: giống Starbrix 07 có thời gian sinh trưởng tươngđương đối chứng Sugar 75, cây sinh trưởng phát triển khỏe, đóng bắp thấp, chekín bắp (điểm 1,3), nhiễm nhẹ sâu bệnh, bắp to đều, hạt tươi màu vàng nhạt
Năng suất bắp thu ăn tươi dao động từ 7,1 — 9,6 tan/ha, trung binh tai cac diém
đạt (8,8 tan/ha) Chất lượng ăn tuoi tương đương Sugar 75 Giống Đường lai 10khảo nghiệm vụ đầu cho thấy thời gian sinh trưởng ngắn, cây sinh trưởng phát triểnkhỏe, năng suất đạt cao vượt đối chứng Sugar 75 (9 tan/ha) Chất lượng ăn tươi
tương đương Sugar 75 (Hà Quang Dũng, 2008).
Trang 26Theo Nguyễn Văn Thu và cs (2009), trong 48 dòng bắp ngọt tự phối nhập
nội từ Thai Lan năm 2005 đã chọn lọc được 21 dòng tốt Kết quả cho thấy, có 5
dòng ưu tú cho năng suất cao là TD191 (1,90 tan/ha), TD194 (1,86 tan/ha), TD1 vaTDI85 (1,82 tan/ha), HD4 (1,73 tan/ha) Những dòng này có độ Brix từ 14,3 —16,1%, có khả năng chống chịu với sâu đục thân, không gãy thân và đồ rễ Áp dụngchỉ số chon lọc, 8 dòng đã được chon la: TD191, TD1, TD194, TD185, TD4, TDS,
TD79 và TD38 với chỉ số chọn lọc từ 11,7 đến 14,3 va năng suất hat từ 1,46 — 1,95
tan/ha, chéng dé tét, it bi nhiém đốm lá Theo kết quả nghiên cứu, chọn tạo, duy trì
các dòng bắp ngọt trong giai đoạn 2011 — 2013, đã đánh giá khả năng sử dụng củatập đoàn dòng, tạo mới, duy trì đủ số lượng và chất lượng các dòng cho vụ tiếptheo Xác định được 6 dòng T1, T12, T31, T47, T53 và T94 có kha năng kết hợpchung cao làm cơ sở cho chọn tạo giống lai Kết quả khảo sát các tô hợp lai đã xácđịnh được 4 tổ hợp lai ưu tú: SW194 x HD4, SW260 x HD4, SW338 x TD188,SW184 x TD188 (năng suất đạt 18,02 — 19,71 tan bắp tươi/ha) Diện tích sản xuấtgiống bắp Đường Lai 10 đã đạt 625 ha ở nhiều địa phương trong và ngoài nước.Hiệu quả kinh tế của sản xuất bắp Đường Lai 10 so với bắp tẻ LVN4 tỷ lệ lãi thuần
vượt 239% và so với đậu tương vượt 216,7% So với cây cà chua (180 ngày) hiệu
quả kinh tế chỉ bằng 63,4% nhưng hệ số sử dụng dat cao gấp 2,5 lần (Đường Lai 10
chỉ 70 ngày/vụ) Cùng với Viện nghiên cứu ngô, bộ môn cây lương thực Trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tiến hành chọn tạo và tiếp tục làm thuần tập đoàndòng bắp: bắp tẻ, bắp nếp, bắp ngọt và bắp rau Thành quả đạt được có 10/56 dòng
ưu tú của Việt Nam trong 5 năm (2001 — 2005) đã được công nhận (VNI, VN4, VNS, VNó, AV2, AV6, AV110, AV20, CLT2, CLT3, CLT4) Tạo ra và duy trì 21
dòng bắp rau và 15 dòng bắp ngọt ưu tú có đầy đủ thông tin về đặc tính nông sinhhọc để làm vật liệu tạo giống bắp thực phẩm cung cấp cho nhu cầu thị trường ViệtNam Đây là nguồn vật liệu khởi đầu để tạo giống bắp ngọt lai
Tại Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tiến hành đánh giá khảnăng kết hợp của 4 dòng bắp đường tự phối (K60, N3, N5, N7) đời S6 bang cáchtiến hành đánh giá 10 tổ hợp lai bắp ngọt Kết quả cho thay tat cả 10 tổ hợp lai bắp
Trang 27ngọt đều sinh trưởng, phát triển tốt Thời gian thu hoạch dao động từ 69-73 ngày(giống đối chứng 72 ngày) Chiều cao cây của các tổ hợp lai dao động từ 210,9 —238,0 cm, chiều cao đóng bắp dao động từ 56,3 — 97,5 cm Số lá trung bình từ 17,8
— 18,6 lá Năng suất tươi của các tô hop lai dao động từ 15,5 — 21,3 tan/ha Hai tổhợp lai triển vọng có năng suất cao tương đương đối chứng là: Tổ hợp lai N7 x K60(19,8 tan/ha) và tổ hợp lai N7 x R11 (21,3 tắn/ha), giống đối chứng Sugar 75 là 19,7tan/ha Trong đó, tô hợp lai N7 x K60 có độ brix cao nhất đạt 14,2% cao hơn giống
đối chứng Sugar 75 (13,5%) Tất cả tổ hợp lai đều có hương thơm từ thơm nhẹ đến
thơm và màu sắc từ vàng nhạt đến vàng Hai đòng N7 và R11 có khả năng kết hợpchung và riêng tốt ở tính trạng năng suất bắp tươi và độ brix Hai dòng này sẽ đượctiếp tục chọn lọc và phát triển để lai tạo giống (Nguyễn Phương và Lê Thị Kim
Quỳnh, 2018).
Kết quả đánh giá ưu thé lai của 10 tô hợp bắp ngọt bằng phương pháp lailuân phiên giữa 5 dòng bố mẹ (K60, R111, NI, N4 và N5) cho thấy tổ hợp laiRIIUNI có năng suất đạt 23,0 tan/ha vượt giống đối chứng 12%, năng suất, độBrix đạt 12,6% Tổ hợp lai R111/N4 có năng suất đạt 22,3 tan/ha vượt giống đốichứng 8,8%, độ Brix đạt 12,9% Qua đánh giá các tô hợp lai cho thay 2 tô hợp laiRI11/NI và R111/N4 có thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển tốt, năng suất cao,
độ brix cao, kiểu hình đẹp phục vụ cho thử nghiệm, sản xuất (Dương Thị Hoàng
Trang 28Dòng R111 và dòng N4 có khả năng kết hợp năng suất tốt và hàm lượng chat rắnhòa tan tổng số (Phuong Nguyen và Hoa T Vo, 2020).
Theo Phạm Quang Tuân và cs (2021), kết quả đánh giá dòng bắp ngọt tím đãchọn được 2 dòng bắp trái cây giàu anthocyanin triển vọng UV10 và TD05 Hai
dong này mong vỏ, trong đó UV10 đạt 35,2um và TD05 đạt 31,4um, độ ngọt cao
với chỉ số độ ngọt Brix của UV10 đạt 17,4% và TD05 đạt 22,5%; giàu anthocyanintrong đó UV10 đạt 139,9 mg/100g va TD05 đạt 136,9 mg/100g hạt Kết quả khảosát tổ hợp lai đỉnh: từ 80 THL đỉnh chọn lọc bằng chỉ số MGIDI đã chọn được THLtriển vọng VNUAI81 (D181 X UV10) có năng suất bắp tươi 14,87 tan/ha, chỉ sốđại diện độ ngọt Brix 18,7, hàm lượng anthocyanin tông số đạt 130,5 mg/100g vathuộc nhóm mỏng vỏ với độ day vỏ hat 40,4 um Các tô hợp lai (THL) bắp trái câygiàu anthocyanin có thể được tạo ra từ phép lai giữa dòng thuần bắp ngọt tím vớidòng bắp ngọt trắng hoặc vàng Màu tím ở vỏ hạt là tính trạng trội và được đi truyền
từ dong ngọt tim sang tất ca thế hệ F1 Năng suất bap tươi và chất lượng của cácTHL tương đương với giống bắp ngọt vàng SW1011, cho thấy tiềm năng thương
mai hoa.
1.6.2 Trên thế giới
Các giống bắp ngọt trước đây chủ yếu được chọn tạo bằng các phương phápchọn tạo giống bắp truyền thống Độ ngọt do gen "shrunken 2" ký hiệu s› điềukhiển được khám phá từ những năm 1960, gen sh2 đã có độ ngọt cao ở thời điểm
thu hoạch và nó còn cho ngọt hơn ở những giai đoạn sinh trưởng trước thu hoạch.
Ngày nay, các giống bắp ngọt ưu thế lai chiếm ưu thế và đã có một số giống bắpngọt biến đổi gen (GMO) nhưng chỉ trong thí nghiệm nhỏ chưa có giống thương
mại (Steve và ctv, 2001).
Nghiên cứu tạo giống bắp ngọt chống chịu sâu bệnh cũng được quan tâm đặc
biệt, bên cạnh những biện pháp kỹ thuật như canh tác hữu cơ giảm sâu bệnh và sản
xuất bắp ngọt bền vững Những nghiên cứu tạo giống chống chịu với bệnh nam, vi
khuẩn và virus của Pataky và ctv (1998) cũng tạo cơ cở khoa học cho tạo giốngchống bệnh Năm 2001, Pataky và ctv sử dụng di truyền phân tử nghiên cứu tính
Trang 29chống bệnh cho rằng chống chịu bệnh gi sắt ở bắp ngọt (do gen Rp/-D điều khiến)
do nam Puccina sorghi đã gây hại gan 15 năm cho bắp miền Bắc Mỹ Nghiên cứu
đã phân lập 11 chung gây hại có độc tính cao được đại hoc Wisconsin, Illinois, New
York và Minnesota thu thập năm 1999 Các chủng được nhiễm lên bắp ngọt, phảnứng của gen Rp của mỗi cá thé trong vùng rp¡ va phan ứng liên kết của các gen Rp
đã được đánh giá đối chiếu với hỗn hợp quan thé nam Puccina sorghi ở một số thínghiệm trong nhà kính Mỗi thí nghiệm có 2 lần lặp lại Đánh giá và ghi nhận cácmức đã tìm ra 4 dòng đơn gen và 8 dòng tô hợp gen chống chịu với bệnh gi sắt phục
vụ phát triển giống bắp ngọt chống chịu bệnh gi sắt (Pataky và ctv, 2001)
Nghiên cứu vật liệu bắp ngọt cho chọn tạo giống bắp ngọt lai chống chịucũng được quan tâm, nhiều giống bắp ngọt lai khả năng nảy mầm rất kém trong
điều kiện nhiệt độ đất thấp, nguồn gen chịu lạnh và di truyền của nó rất có lợi trong
sản xuất bắp ngọt Nghiên cứu đi truyền tính chịu lạnh của con cái lai giữa các giốngthụ phan tự do Sáu giống bắp ngọt thụ phan tự do đã được đưa vào sơ đồ lai luânphiên, 15 con lai và bố mẹ được đánh giá cùng với đối chứng trong buồng lạnh Điềukiện gieo trồng là 14 giờ chiếu sáng/ngày và 14°C, 10 giờ không chiếu sáng và nhiệt độ10°C Theo dõi ngày nảy mam, tỷ lệ nay mầm, khối lượng khô mam và khối lượng khô
rễ Thí nghiệm lặp lại trong nhà kính đưới điều kiện ấm, tính khả năng phối hợp chung(GCA) và khả năng phối hợp riêng (SCA) về khối lượng cây con GCA với các tínhtrạng chịu lạnh va kết quả hầu hết các giống lai chịu lạnh Hai bố mẹ nảy mầm chậmnhất Ngày nảy mầm dưới điều kiện lạnh không tương quan với ngày nảy mầm ở điềukiện ấm Tương quan giữa khối lượng rễ khô ở điều kiện lạnh và ấm, cũng như tương
quan khối lượng khô mầm trong điều kiện lạnh và ấm lớn và tương quan thuận là có ý
nghĩa Như vậy khối lượng rễ và mầm trong điều kiện ấm có thê dự đoán cây con dướiđiều kiện lạnh (Pedro và ctv, 2003)
Nghiên cứu bắp ngọt lai theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và chốngchịu bất thuận được tập trung nhiều ở châu Âu, Ordas và ctv (2005) cho thấy nảymam và sức sống của cây con bắp ngọt ưu thé lai tốt hơn do đồng hợp gen sz giúp
Trang 30bắp phù hợp hơn với điều kiện canh tác của vùng Atlantic, châu Âu (mùa xuân lạnh
và am) Những dòng bắp ngọt ưu tú đồng hợp cả 2 gen sw (sugary1) và se; (sugaryenhaneerl) có thé cải thiện chất lượng bắp lai sz một cách 6n định Các dòng
thuần s⁄;se; có thé cải thiện sz;sz; có thể lựa chọn trong một sé hướng tao giống.
Mục đích nghiên cứu này là nhận biết các các dòng thuần sz;sé; làm vật liệu có thécải thiện chất lượng của giống lai say Tám dòng thuần sz;se; đã được lai với 8 dòngthuần sv; là bố mẹ của 15 tô hợp lai sw Giống lai và dòng thuần đã được trồngcạnh nhau ở hai địa phương miền Bắc Tây Ban Nha trong 2 năm 1999 và 2000, ướclượng có thé dé nhận biết bố mẹ sz;se; với các allel phù hợp dé cải thiện chat lượnggiống lai một cách ồn định Ước lượng này chỉ ra rang chất lượng 6n định và cáctinh trạng khác của giống lai sw; có thé được cải thiện khi sử dụng vật liệu di truyền
từ các dòng thuần sz;se; (Ordas và ctv, 2005)
Briesh và cs (2017) đã phân tích vai trò của thời điểm ø1eo hạt và thời điểmthu hoạch trong chọn lọc giống bắp lai siêu ngọt ở Ấn Độ 25 kiểu gen bắp siêu ngọtđược đánh giá ở 3 thời điểm gieo (14 tháng 7, 04 tháng 8 và 25 tháng 8) và thuhoạch 3 lần Kiểu gen, thời gian gieo hạt và thu hoạch có ảnh hưởng đáng kể đến độngọt của hạt, lần lượt chiếm 33,8%, 9,1% và 3,9% tổng biến di Kiéu gen x thờigian gieo hạt, kiểu gen x thời điểm thu hoạch và kiểu gen x thời gian gieo hạt xtương tác tại thời điểm thu hoạch đóng góp lần lượt là 13,8%, 8,2% và 18,9% vàotổng biến thé Độ brix của hạt giữa các kiểu gen đao động từ 16,1-25,5% 68% cácgiống lai đạt được độ Brix cao nhất ở lần gieo thứ ba so với 12% và 16% ở lần gieothứ nhất và lần thứ hai 64% kiểu gen đạt mức brix cao nhất ở 24-DAP (ngày saukhi thụ phan), trong khi 24% và 12% kiểu gen có độ brix cao nhất lần lượt ở 20-DAP và 28-DAP Đã xác định được các kiểu gen có độ Brix ôn định qua thời giangieo trồng và thu hoạch Thời gian gieo hạt cũng có ảnh hưởng đáng ké đến thờigian trỗ cờ, phun râu và năng suất Gieo muộn giúp hạt có vị ngọt và năng suất caohơn Năng suất không cho thấy bất kỳ mối tương quan nào với độ ngọt của hạt
Dekhane và Dumbre (2017) tiến hành một thí nghiệm dé nghiên cứu anhhưởng của thời gian gieo hạt khác nhau đối với các giống bắp ngọt khác nhau Thí
Trang 31nghiệm được bố tri theo kiểu khối ngẫu nhiên với 12 nghiệm thức có 4 ngày gieohạt là 15 tháng 12, 30 tháng 12, 15 tháng 1, 30 tháng 1 và 3 giống bắp ngọt lai làHibrix 39, Madhu 5 va Sugar 75 Hạt giống được gieo với khoảng cách 30 cm x 15
cm, kích thước 6 6,6 m x 4,5 m, 3 lần lặp lại Quan sát chiều cao cây, chiều dài bắp,
trọng lượng bắp, số hạt/bắp, khối lượng thử nghiệm 1000 hạt và năng suất hạt Tất
cả các tính trạng về số lượng đều có triển vọng khi gieo hạt vào ngày 15 tháng 12.Việc trì hoãn thời gian gieo hạt có tác động tiêu cực đến năng suất của các giốngbắp ngọt Giống bắp ngọt lai Sugar 75 đã được chứng minh là có năng suất hạt caohơn 2616 kg/ha khi gieo hạt vào ngày 15 tháng 12, so với hai giống còn lại là
Hibrix 39 và Madhu 5.
Tai Romania, Maria va cs, (2019) đã thử nghiệm các giống bắp ngọt lai:
Accentuate F1, Royal F1, Sweet Thing F1, Golda Fl va Bantam F1 vào hai thời
điểm gieo hạt khác nhau: lần đầu tiên là giữa thang 4 và lần thứ hai là vào đầu tháng
5 Mục đích nghiên cứu xác định các giống bắp lai có năng suất cao và chất lượngtốt tùy theo thời vụ gieo trồng Kết quả cho thấy Accentuate F1, Royal F1 và GoldaF1 có thé coi là ổn định và thích nghi với điều kiện môi trường, cho năng suất tốtnhất Thời vụ gieo trồng lần thứ nhất có vẻ thuận lợi hơn do năng suất bắp ngọt laicao hơn Trong lần gieo thứ hai cho năng suất thấp do điều kiện khí hậu môi trường,nhiệt độ tăng và độ âm không khí thấp hơn
Trên thé giới, có ba nhóm nghiên cứu đã báo cáo về bắp ngọt có màu sắc baogồm bắp siêu ngọt màu đỏ (Siam Ruby Queen-red supersweet corn) của Thái Lan(Brewbaker và Martin, 2015), bắp ngọt màu den (Black sweet corn) của nhómnghiên cứu Trung Quốc (Hu và cs., 2020a; Hu & cs., 2020b) va bắp siêu ngọt mau
tím của nhóm nghiên cứu Australia (Anirban và O’hare, 2020; Hong và cs., 2020;
Hong và cs., 2021) Hiện tại, các kết quả của ba nhóm nghiên cứu này mới dừng lại
ở các nghiên cứu sinh tổng hợp, tích lũy, thay đối của các vitamin va anthocyanin ởgiai đoạn thu hoạch và một số gợi ý phát triển dòng từ nhóm nghiên cứu Australia(Anirban và O’hare, 2020) mà chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh nào báo cáo đầy
Trang 32đủ quá trình phát triển dòng, chọn tạo giống và sự duy truyền các tính trạng quantrọng của giống bắp ngọt tím.
1.7 Bắp ngọt tím và gen quy định tính trạng màu sắc tím
Bap tim là một nguồn anthocyanin tốt, sắc tố hòa tan trong nước, từ đỏ đếntím được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả Bắp có thể cung cấp nguồnchất tạo màu tự nhiên có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày cảng tăng của người tiêu
Các giống bắp ngọt hiện đại có màu hạt vàng và hiện tại chưa có giống bắpngọt tím thương mại Gần đây Nguyễn Trung Đức và cs (2020) đã đề xuất một dạngbắp ngọt mới — bắp trái cây giàu dinh dưỡng, không chi dùng dé chế biến mà còn cóthé ăn tươi trực tiếp Khác với bắp nếp, bắp té và bắp ngọt thông thường, mục tiêuchọn tạo bắp trái cây bao gồm độ ngọt cao tự nhiên, vỏ hạt mỏng, đường kính lõinhỏ, kết hạt đều, vị tươi ngon, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa Để đáp ứng đượcmục tiêu trên kết hợp giữa kiểu hình bắp ngọt và sắc tố tím sẽ là chiến lược đúngdan để chon tạo giống bắp trái cây giàu chất kháng oxy hóa anthocyanin (Pham
Quang Tuân và cs, 2021).
Phát triển các dòng thuần bắp ngọt tím là bước quan trọng nhất cũng là bướckhó nhất, là công nghệ cốt lõi quyết định sự thành công của chương trình chọngiống bắp trái cây lai giàu anthocyanin Đột biến tự nhiên làm cho bắp siêu ngọtmang gen s2 có vị trí cực kỳ gan với đột biến ức chế quá trình sinh tổng hợp sắc tốanthocyaninless-1 (al) (Brewbaker và Martin, 2015) Đồng hợp tử trội AI tạo raanthocyanin, trong khi thé đồng hợp tử lặn (alal) không có sắc tố tím Phân tích ditruyền cho thấy rằng các hiệu ứng gen cộng tính có đóng góp lớn vào sự di truyền
mau tim ở bắp, vì vậy việc chon lọc các dòng có hàm lượng anthocyanins cao có thê
Trang 33được thực hiện ngay ở thế hệ ban đầu (Harakotr và cs, 2016) Tuy nhiên, màu tím ởhat bap di truyền rất phức tap và cần có alen trội cho cả bố và mẹ dé có màu tímđậm nhất (Mahan và cs, 2013) Khoảng 140kb (al-sh2) của bộ gen bắp nhiễm sắcthé số 3 chứa ít nhất 4 gen là al, yz1, x1 và sh2 (Yao và cs, 2002) Vì khoảng cáchgiữa hai gen này chỉ là 0,1 eM, nên để phát triển dòng bắp siêu ngọt tím màu đen,phụ thuộc vào việc pha vỡ liên kết di truyền chặt chẽ này Dang đứt gãy liên kếtAlalsh2sh2 xảy ra với tần suất rất thấp là 1 trong 1000 (99,9%) trong quá trình
giảm phân Nhóm nghiên cứu cua Anirban và O’hare (2020) đã pha vỡ được liên
kết chặt này bằng cách lai một dòng bắp siêu ngọt mau trắng (alalsh2sh2) với dongbắp tím (AIA1Sh2Sh2), sau đó chon lọc cá thé và tự phối dựa trên kiểu hình đặctrưng nhăn nheo của hạt bắp ngọt với sắc tố tím
1.8 Thay đổi di truyền của các dòng tự phối
Giá trị kiêu hình phản ánh giá trị do kiểu gen quy định và giá trị do tác động
của môi trường.
Theo Phan Thanh Kiếm (2014), với cây tự thụ phấn, qua một thời gian tựthụ, tỷ lệ các cây đồng hợp tử tăng lên
Những 6 gen (loci) ở trạng thái đồng nhất (AA hoặc aa), trong quá trình tựthụ phan, các thế hệ sau vẫn giữ nguyên trạng thái đồng hợp tử
Những 6 gen ở trạng thái di hợp tử (Aa), trong quá trình tự thụ phan, các thé
hệ sau sẽ phân ly theo hai trạng thái đồng hợp tử và dị hợp tử với tỷ lệ bằng nhau
Cá thể gen mang dị hợp tử sẽ giảm 50% sau mỗi lần tự thụ phấn Sau nhiều thế hệ
tự thụ phan, các 6 gen di hợp tử sẽ còn lại rất ít
Từ một kiểu gen hoàn toan di hợp tử, qua các đời tự phối, tần suất các kiểu
gen mới hình thành được xác định triển khai các số hạng của công thức:
=i [2-H] =f
Trong đó: k là số cặp gen kiểm soát tính trang; n là số hệ tự phối; 2"È là tong
số cá thé trong quan thé tự phối và 1 (hay 100%) là tổng các số tần số kiểu gen
Trang 34Qua mỗi lần tự phối số kiểu gen đồng hợp tử tăng lên Với tính trạng cónhiều cặp gen kiểm soát, để có những kiểu gen đồng hợp tử ở tất cả các cặp gen, sốđời tự thụ phải nhiều Dé là cơ sở xác định thời điểm (thế hệ) dé có thé chọn ranhững dòng đồng hợp tử ôn định.
Sa 43,75% AA 3,125%AA 6,25%Aa 3,125%aa 43,75% aa
Ss 46,785 AA 1,562%AA 3,125%Aa 1,562%aa 46,785 aa
(Phan Thanh Kiém, 2014)Hình 1.1 Ty lệ các kiêu gen đồng hop tử va di hợp tử sau năm đời tự thụ
từ kiểu gen AaMục đích của chọn giống cây tự phối là tao ra các dòng thuần 6n định, có cáctính trạng và đặc tính mong muốn
Mehta và cs (2017) đã đánh giá các kiểu gen bắp siêu ngọt ở ba thời điểmgieo hạt và thu hoạch khác nhau Kiểu gen, thời điểm gleo hat và thời điểm thuhoạch có ảnh hưởng đáng ké đến độ ngọt của hạt Sự tương tác giữa kiểu gen - thờiđiểm gieo hạt và kiểu gen - thời điểm thu hoạch cũng rất đáng kể Thời điểm gieohạt cũng ảnh hưởng đến năng suất bắp tươi, trọng lượng cây và quá trình tổng hợpchất dinh dưỡng Gieo muộn giúp hạt có vị ngọt và năng suất bắp tươi cao hơn.Năng suất bắp tươi và trọng lượng cây có mối tương quan dương, nhưng không
tương quan với độ ngọt của hạt Khan va cs (2018) đã đánh giá trong khi gieo sớm
(tháng 3) chỉ đạt được chiều dai long, chiều cao cây tối đa; trong khi số lượng lá,chỉ số diện tích lá, chiều dài bắp, số hàng hạt và trọng lượng 1000 hạt đạt tối đa khitrồng muộn vào tháng 7 Nazli và cs (2019) đã xác định thời điểm thu hoạch tối ưucủa bốn giống bắp để sản xuất thức ăn ủ chua (bao gồm cả bắp ngọt) ở Malaysia
Trang 35Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sự thay đổi kiểu hìnhcủa 7 dòng thuần bắp ngọt tím” gồm 2 thí nghiệm được tiến hành ở 2 vụ Xuân Hè
2023 và Hè Thu 2023 tại Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian:
Thí nghiệm 1: Được thực hiện từ ngày 15/3/2023 đến tháng 5/2023 (Xuân Hè)
Thí nghiệm 2: Được thực hiện từ ngày 04/6/2023 đến tháng 8/2023 (Hè Thu)
Địa điểm: Cả 2 thí nghiệm đều được thực hiện tại trại thực nghiệm KhoaNông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh
2.3 Vật liệu nghiên cứu
Hạt bắp ngọt tím là hạt tự thụ đời thứ 6 (Sc) được sử dụng trong cả 2 thínghiệm Bay dòng bắp ngọt tím đời Ss được ký hiệu H17-21, H32-21, H18-21,H15-16, H10-11, H0§-09, H34-20, được nhập khẩu từ Thái Lan
Bảng 2.1 Đặc điểm của 7 dòng bắp ngọt tím đời Ss
tine NIP NPR NIH CCC ĐKB KLB NSLT Brix Mt ate
(NSG) (NSG) (NSG) (cm) (cm) (g) (tdn/ha) (%) lá bị H3-21 48 50 70 2057 46 2529 134 135 Tímđậm Tímxanh H15-16 48 50 70 1802 45 2015 104 132 Tímđỏ Tímxanh H34-20 49 51 71 1688 46 2555 132 = 13,2 Tim Tímxanh H18-21 49 51 71 1851 43 2287 115 128 Tím Tímxanh H08-09 49 51 71 1741 45 1585 §§ 125 Timdam Tímxanh
H10-11 49 il 71 1690 44 1926 97 126 Tím Tímxanh
H17-21 49 5] 71 1847 46 2351 122 134 Tímđậm Tímxanh
NTP: ngày tung phan; NPR: Ngày phun râu; NTH: ngày thu hoạch; CCC.: chiều cao cây; DKB: đường kính bắp; KLB: khối lượng bắp; NSLT: năng suất lý thuyết; MSH: màu sắc hạt.
Trang 362.4 Đặc điểm đất đai và thời tiết khu vực nghiên cứu
2.4.1 Điều kiện thời tiết
Bảng 2.2 Điều kiện thời tiết trong thời gian thực hiện nghiên cứu
Tháng Nhiệt độ trung Lượng mưa Độ âm trung Tổng số giờ nang
bình (°C) trung bình (mm) bình (%) trung bình (g10) 3/2023 28,3 - 73 246,4
(Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2023)
Điều kiện thời tiết tại Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh: Thời tiết vụ Xuân Hè và
Hè Thu thuận lợi cho cây bắp ngọt sinh trưởng, phát triển Nhiệt độ trung bình dao
động từ 28,3 — 30,4°C thích hợp cho sự nay mầm của cây bap Độ 4m không khí dao
động từ 73 — 78% Lượng mưa cao nhất đạt 249,5 mm/tháng vào tháng 7 và tháng 3
không xuất hiện mưa Tổng số giờ nắng thấp nhất là 169,1 giờ/tháng vào tháng 7 và
cao nhất đạt 246,4 giờ/tháng vào tháng 3
2.4.2 Điều kiện đất đai
Bảng 2.3 Tính chất lý, hóa của các khu đất thí nghiệm
Thành phần cơ giới CHC CEC Đạm : Lân tông Kali Dam dé in dé ial dé
(%) pH (%) (meq/100g) tong so so tôngsô tiêu tiêu tiêu
Cat Thi Set HO KCl (%) (%) (%) (mg/100g)
61,89 27,83 1028 65 5,3 1,7 3,25 0,079 0,027 0,065 3,87 441 6,7
(Bộ môn Khoa học đất - Phân bón Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM, 2022)Qua Bảng 2.3 cho thấy khu vực đất thí nghiệm là đất cát pha, ít chua Khu
đất thí nghiệm nghèo đạm tổng số và rất nghèo kali tổng số CEC rất thấp và chat
hữu cơ trong đất trung bình Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đã bón thêm vôi,
phân bò, đạm, lân, kali hợp lý vào dat dé cây sinh trưởng va phát triển tốt
Trang 37Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm
Số cây trên mỗi ô cơ sở: 80 cây
Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 1 m
Tổng diện tích thí nghiệm và hàng bảo vệ tại mỗi điểm trồng: 500 m?
Sơ đồ bồ tri thí nghiệm:
Hang bao vệ
LLL 1 LLL 2 liH17-21 H08-09 H32-21H15-16 H15-16 H18-21
Hang bao vé Hướng dốc
Trang 38DANH GIÁ KHẢ NANG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIEN
VÀ SỰ THAY ĐỔI KIỂU HÌNH CỦA 7 DONG THUAN
BAP NGỌT TIM (Zea mays var saccharata) TẠI
THU ĐỨC, THANH PHO HỒ CHÍ MINH OVIID.TS NGUYÊN HUONG He vide DO THN SONG TRAM
Ros ede Nein: KIHON Hoc CÂY TRÔNG
Hinh 2.2 Thi nghiém 2 tai thoi diém 50 NSG
2.5.2 Chi tiêu va phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu theo déi và phương pháp lấy số liệu tuân theo Tiêu chuẩn Quốcgia về Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sửdụng - Giống ngô TCVN 13381-2:2021
Các chỉ tiêu được theo đõi trên 10 cây trên 6 cơ sở ở mỗi lần nhắc lại, ở 2 hànggiữa trên mỗi ô nghiệm thức Tổng số cây theo dõi là 30 cây mỗi dòng
Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng
Trang 39- Ngày mọc mam (NSG): từ ngày gieo đến ngày có trên 50% số cây có bao lámam lên khỏi mặt dat (mũi chông) Quan sát toàn bộ cây/ô.
- Tỷ lệ mọc mầm (%) = (số cây mọc mam/téng sé cây trồng) x 100
- Ngày tré cờ (NSG): từ ngày gieo đến ngày có trên 50% số cây trên ô có hoa
nở ở 1/3 trục chính.
- Ngày phun râu (NSG): từ lúc gieo đến lúc có trên 50% số cây trên ô có râu
nhú dải từ 2 - 3 cm.
- Ngày thu hoạch (NSG): từ ngày gieo đến giai đoạn hạt chín sữa (sau khi trổ
cờ phun râu từ 20-25 ngày).
Chỉ tiêu về hình thái cây:
- Chiều cao cây (cm): đo từ gốc sát mặt đất đến hết bông cờ vào giai đoạnbắp chín sữa
- Chiều cao đóng bắp (cm): đo từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp hữu hiệutrên cùng (bắp thứ nhất) vào giai đoạn bắp chín sữa
- Trạng thái cây: Đánh giá khả năng sinh trưởng, độ đồng đều về chiều caocây, dạng bông cờ, chiều cao đóng bắp, vị trí đóng bắp/cây; dang tán lá, độ bên lá,mức độ nhiễm sâu bệnh trên thân lá (cảm quan) trong ô vào giai đoạn sắp bắt đầuchin sữa Cho điểm từ 1 — 5:
Điểm 1: TốtĐiểm 2: KháĐiểm 3: Trung BìnhĐiểm 4: Kém
Điểm 5: Rất kém
- Đường kính thân (cm): đo cách gốc 20 cm ở thời điểm sau trô cờ khi cây đã6n định, mỗi 6 cơ sở do 10 cây chỉ tiêu
_— - Số lá (1a): Bắt đầu đếm 10 NSG và kết thúc khi trổ cờ, định kì 10 ngày 1
lân, đêm 10 cây/ô cơ sở.
- Diện tích lá (dm? lá/cây): Do 1 lần ở giai đoạn trổ cờ phun rau, tiễn hành đochiều dai lá (cm) do từ cô lá đến chóp lá, chiều rộng lá (cm) đo chỗ rộng nhất của
Trang 40Sam? lá/cây = » Dị Rị.k
i=1
Trong đó:
D: chiều dài lá (dm)R: chiều rộng (dm)k: hệ số hiệu chỉnh (k = 0,7)
i — n: số lá xanh có trên cây chỉ tiêu
- Chỉ số điện tích lá (LAI - Leaf Area Index):
LAI = S lá/cây (m?) x (số cây/m?) /S đất (m? đất)
- Dé ngã: Tinh tỷ lệ % các cây ở giai đoạn bắp chín sữa bị nghiêng một gócbằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thăng đứng của cây
Ty lệ cây dé ngã (%) = (số cây dé ngã/tông số cây theo dõi) x 100Chỉ tiêu hình thái bắp: Quan sát và đánh giá 10 bắp của cây trên 2 hànggiữa của mỗi ô thí nghiệm, theo dõi và thời điểm thu hoạch
- Chiều dai bắp (cm): đo từ đáy bắp đến mút bắp không có lá bi của 10 cây
mẫu ở mỗi ô lúc thu hoạch Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu
- Đường kính bap (cm): đo ở giữa bắp không có lá bi của 10 cây mẫu ở mỗi 6lúc thu hoạch Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu
- Độ che kín bắp:
+ Điểm 1 Rất kín (lá bi kín đầu trái và vượt khỏi trái)
+ Điểm 2 Kín (lá bi bao kín đầu trái)
+ Điểm 3 Hơi hở (lá bi bao không chặt đầu trái)
+ Điểm 4: Hở (lá bi không che kín trái để hở đầu trái) + Điểm 5: Rất hở (bao trái rất kém đầu trái hở nhiều)
- Màu sắc lá bi: Quan sát lúc thu trái tươi, có 2 mức đánh giá: xanh (X) và
tím xanh (TX).
- Màu sắc hạt: Đánh giá lúc thu hoạch
Chỉ tiêu về sâu bệnh hại
Sâu hại
Ty lệ sâu hại (%) = (số cây bị sâu hại / tổng số cây theo dõi) x 100