1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh

52 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ
Tác giả Nguyễn Thị Nhã Quyên, Nguyễn Thị Thái Định, Huỳnh Xuân Tiến
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hồng
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Giáo dục hòa nhập
Thể loại Bài tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 9,21 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (9)
  • 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Bố cục của đề tài (13)
  • CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ (14)
    • 1.1. Khái niệm về giáo dục hoà nhập (14)
      • 1.1.1. Khái niệm (14)
    • 1.2. Lý luận về trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (15)
      • 1.2.1. Khái niệm rối loạn phổ tự kỉ (15)
      • 1.2.2. Phân loại Tự kỷ (15)
      • 1.2.3. Đặc điểm (17)
      • 1.2.4. Nguyên nhân (18)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng RLPTK (20)
      • 1.3.1. Yếu tố chủ quan (21)
      • 1.3.2. Yếu tố khách quan (21)
    • 1.4. Ý nghĩa giáo dục hòa nhập giúp trẻ RLPTK tại trường Tiểu học Phạm Văn Chính (22)
    • 1.5. Phương pháp giáo dục hoà nhập đặc thù ở Tiểu học (22)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP VỚI TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM VĂN CHÍNH (26)
    • 2.1. Giới thiệu về Trường Tiểu học Phạm Văn Chính (26)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung (26)
      • 2.1.2. Cơ sở vật chất (26)
      • 2.1.3. Đội ngũ giáo viên (26)
      • 2.1.4. Tầm nhìn và sức mệnh (27)
    • 2.2. Thực trạng GDHN trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính (27)
      • 2.2.1. Tình hình trẻ RLPTK tại trường (27)
      • 2.2.2. Thực trạng tình hình nhận thức của giáo viên về GDHN cho trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính (30)
      • 2.2.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ trang bị kiến thức, kỹ năng cho giáo viên tại trường Tiểu học Phạm Văn Chính (31)
      • 2.2.4. Thực trạng hỗ trợ tham vấn cho trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính (34)
      • 2.2.5. Thực trạng hoạt động hỗ trợ gia đình trẻ tiếp cận các chính sách, nguồn hỗ trợ (35)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính (36)
  • CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ ĐANG THEO HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM VĂN CHÍNH (38)
    • 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp thực hiện giáo dục hoà nhập Trẻ RLPTK (38)
      • 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục hoà nhập cấp tiểu học (38)
      • 3.1.2. Nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt (39)
      • 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn (39)
      • 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích (40)
      • 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với nguyên tắc giáo dục hoà nhập cấp tiểu học (40)
    • 3.2. Các biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính (40)
      • 3.2.1. Rèn luyện khả năng giao tiếp và tương tác xã hội cho trẻ RLPTK (40)
      • 3.2.2. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội (41)
      • 3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính (42)
      • 3.2.4. Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên (43)
      • 3.2.5. Hỗ trợ nhận thức cho trẻ bình thường đối với trẻ RLPTK (43)
      • 3.2.6. Hỗ trợ nhận thức cho gia đình trẻ bình thường cho trẻ RLPTK (45)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (51)

Nội dung

Nguyễn Thị Hồng Tên dự án: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI TRƯNG TIỂU HỌC PHẠM VĂN CHÍNH, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH VIÊN N

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trên thế giới, rối loạn phổ tự kỷ trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, với mục tiêu hiểu rõ hơn về cách hỗ trợ trẻ tự kỷ trong quá trình học tập và hòa nhập xã hội Một số nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả nổi tiếng đã đóng góp quan trọng trong việc phát triển các phương pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng hòa nhập của trẻ tự kỷ như:

Học phần: Giáo dục hoà nhập

Theo nghiên cứu của Bernard Rimland (1964), việc nhìn nhận tự kỷ từ góc độ sinh học đã đem lại những tiến bộ quan trọng trong việc hiểu và can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) Trong tác phẩm “Infantile Autism: The Syndrome and Its Implications for a Neural Theory of Behavior”, Rimland khẳng định rằng tự kỷ có nguyên nhân từ chức năng não bộ, trái ngược với quan điểm trước đây cho rằng tự kỷ xuất phát từ các yếu tố tâm lý Nghiên cứu của ông nhấn mạnh vai trò của thần kinh học trong việc giải thích hành vi tự kỷ và mở ra hướng đi mới cho các phương pháp điều trị tập trung vào não bộ Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế khi chưa đi sâu vào việc mô tả các biểu hiện cụ thể của trẻ mắc ASD trong môi trường giáo dục hằng ngày, cũng như chưa đề cập đầy đủ đến những thách thức mà trẻ phải đối mặt trong quá trình hòa nhập xã hội Dù vậy, công trình của Rimland vẫn là một bước ngoặt quan trọng, đặt nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về tự kỷ và việc can thiệp dựa trên thần kinh học

Leo Kanner (1943) là người đầu tiên mô tả chi tiết về rối loạn phổ tự kỷ (ASD) trong nghiên cứu của mình “Autistic Disturbances of Affective Contact” Trong nghiên cứu này, ông đã giới thiệu thuật ngữ “tự kỷ trẻ em sớm” và phân tích 11 trường hợp trẻ em có biểu hiện tự kỷ đặc trưng Công trình này đặt nền móng cho việc nghiên cứu và chẩn đoán tự kỷ sau này, góp phần định hình quan điểm về tự kỷ như một rối loạn riêng biệt về phát triển thần kinh Tuy nhiên, nghiên cứu của Kanner tập trung chủ yếu vào mô tả hành vi và đặc điểm của trẻ tự kỷ, chưa đi sâu vào nguyên nhân và các phương pháp can thiệp hiệu quả Mặc dù vậy, đây vẫn là một nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong việc nhận diện và hiểu rõ hơn về tự kỷ, giúp khởi động các nghiên cứu sau này trong lĩnh vực phát triển và can thiệp cho trẻ mắc ASD

Theo bài viết “Parents' Awareness of ASD and Their Attitude Towards Autism Diagnostic Tests for Pre-Schoolers,(2022)” các tác giả đã khảo sát nhận thức của phụ huynh về rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và thái độ của họ đối với các bài kiểm tra chẩn đoán tự kỷ dành cho trẻ mẫu giáo Kết quả cho thấy, việc nhận thức đúng đắn của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ mắc ASD Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn do dự hoặc thiếu hiểu biết về quá trình chẩn đoán

Các nghiên cứu khoa học cho thấy chủ yếu tập trung vào phát triển kỹ năng giao tiếp và xác định các yếu tố tác động đến trẻ tự kỷ, với mục tiêu tạo ra môi trường giáo dục phù

Học phần: Giáo dục hoà nhập tuổi mầm non và can thiệp sớm để tối ưu hóa kết quả học tập Tuy nhiên, vẫn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp hỗ trợ giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ ở bậc tiểu học hiện nay b) Nguyên cứu trong nước

Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về trẻ tự kỷ, từ những góc độ khác nhau nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả cho việc hỗ trợ và can thiệp Và ở Việt Nam, lĩnh vực này cũng không ngoại lệ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm hiểu rõ hơn và tìm cách hỗ trợ trẻ tự kỷ Tiêu biểu có thể kể đến các nghiên cứu như:

Nghiên cứu “Thực trạng kỹ năng tương tác xã hội của trẻ rối loạn phổ tự kỷ 3-6 tuổi trong trường mầm non hòa nhập” do Nguyễn Thị Phương chủ trì đã khảo sát 35 trẻ mắc RLPTK và 35 trẻ không mắc RLPTK tại Hà Nội Kết quả cho thấy, trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn trong kỹ năng tương tác xã hội, đặc biệt là kỹ năng quản lý hành vi và kỹ năng bắt chước

Tỷ lệ trẻ RLPTK thực hiện được các kỹ năng này rất thấp, đòi hỏi sự hỗ trợ lớn từ giáo viên và môi trường giáo dục Nghiên cứu này đóng góp một cái nhìn rõ nét về những thách thức mà trẻ tự kỷ phải đối mặt và nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp can thiệp sớm và hỗ trợ kỹ năng xã hội trong môi trường học tập hòa nhập Đến nghiên cứu “Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ độ tuổi tiểu học thông qua câu chuyện xã hội bằng bảng vải” do Nguyễn Thị Cẩm Hường và các cộng sự thực hiện, đã chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng câu chuyện xã hội kết hợp bảng vải trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội cho trẻ RLPTK Nghiên cứu này đặc biệt tập trung vào việc ứng dụng một phương pháp mới, giúp trẻ em tự kỷ phát triển khả năng chào hỏi và rủ bạn chơi cùng Kết quả thực nghiệm cho thấy sự tiến bộ rõ rệt về hành vi và kỹ năng xã hội của trẻ trong quá trình can thiệp, đồng thời đề xuất hướng phát triển phương pháp này trong tương lai

Bài viết “Chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ vào trường Tiểu học” của Mai Thị Phương (2022) tổng hợp các nghiên cứu về tính sẵn sàng đi học của trẻ mẫu giáo, quá trình chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, và những khó khăn trong quá trình chuyển tiếp đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ Tác giả đề xuất một số biện pháp như: tổ chức các hoạt động trò chơi, mô phỏng “tiết học”, và tổ chức tập huấn cho phụ huynh để nâng cao sự phối hợp trong việc hỗ

Học phần: Giáo dục hoà nhập trợ trẻ Bài viết nhấn mạnh rằng việc chuẩn bị cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ không chỉ giới hạn trong năm cuối ở trường mầm non mà phải được thực hiện liên tục để giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường học tập mới, đặc biệt là ở lớp Một, nơi trẻ đối diện với nhiều thay đổi từ giáo viên, bạn bè đến hoạt động học tập Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu vào việc làm rõ khái niệm rối loạn phổ tự kỷ cũng như những thách thức mà trẻ tự kỷ thường gặp trong quá trình hòa nhập

Nhìn chung, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung vào lý luận về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ và các giải pháp can thiệp ở bậc mầm non, trong khi đó, thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở cấp Tiểu học chưa được nghiên cứu nhiều Chính vì vậy, đề tài “Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trường Tiểu học Phạm Văn Chính, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết và mang tính thực tiễn cao.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích: Đề tài nhằm nghiên cứu và đánh giá thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính, thành phố Thủ Đức, TP.HCM Nghiên cứu này cũng đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK

- Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính

- Tìm hiểu các khó khăn mà giáo viên và phụ huynh gặp phải trong quá trình hỗ trợ trẻ RLPTK hòa nhập

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK tại trường.

Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Tìm hiểu các nghiên cứu, tài liệu về giáo dục hòa nhập và trẻ RLPTK để xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của trẻ RLPTK tại trường học và ghi nhận những biểu hiện trong các hoạt động học tập và sinh hoạt

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Trưng cầu ý kiến của giáo viên và phụ huynh để thu thập thông tin về thực trạng giáo dục hòa nhập

- Phương pháp thống kê toán học: Phân tích các dữ liệu thu thập được từ phiếu hỏi để đưa ra những kết luận về thực trạng và giải pháp.

Bố cục của đề tài

- Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK

- Chương 2: Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính

- Chương 3: Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ RLPTK đang theo học tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính

Học phần: Giáo dục hoà nhập

CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Khái niệm về giáo dục hoà nhập

Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục, trong đó, trẻ em khuyết tật học cùng với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi các em sinh sống Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận trẻ khuyết tật Nguyên nhân gây ra khuyết tật không phải chỉ do khiếm khuyết của bản thân cá thể mà còn là do hạn chế trong hệ thống hỗ trợ trong xã hội Chẳng hạn, trẻ khuyết tật về vận động như bị liệt sẽ mất khả năng nếu không có các phương tiện đi lại, không được tham gia vào các hoạt động xã hội và sẽ trở thành tàn phế nếu không ai chăm sóc, giúp đỡ Cũng những trẻ đó, nếu được hỗ trợ, có phương tiện đi lại và nếu xã hội có những cơ sở vật chất thích ứng, không tạo ra các khó khăn (như có các đường lên xuống dễ dàng cho xe đẩy), cũng được tham gia vào các hoạt động, thì trẻ đó sẽ được bình đẳng và có cơ hội phát triển như mọi trẻ khác

Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm tích cực, đánh giá đúng trẻ khuyết tật và các em được nhìn nhận như mọi trẻ em khác Theo quan điểm này, thì mọi trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất định Chính từ sự nhìn nhận này mà trẻ khuyết tật được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động của các tác động giáo dục Từ đó, người ta tập trung quan tâm, tìm kiếm những gì mà trẻ khuyết tật có thể làm được Các em sẽ làm tốt khi những việc đó phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em Trong giai đoạn giáo dục này, gia đình, xã hội, cộng đồng cần tạo ra sự hợp tác và hòa nhập với các em trong mọi hoạt động Vì thế, các em phải được học ở trường học gần nhà nhất, nơi các em sinh ra và lớn lên

Các em phải luôn được gần gũi gia đình, luôn được sưởi ấm bằng tình yêu của cha mẹ, anh chị và được cả cộng đồng đùm bọc, giúp đỡ Trẻ khuyết tật sẽ được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với trẻ bình thường Và như mọi trẻ khác, trẻ khuyết tật là trung tâm của quá trình giáo dục Các em được tham gia đầy đủ, bình đẳng trong mọi hoạt động trong nhà trường và cộng đồng để thực hiện lý tưởng: “Trường học cho mọi trẻ em, trong một xã hội cho mọi người” Chính lý tưởng đó tạo cho trẻ khuyết tật niềm tin, lòng tự trọng, ý chí

Học phần: Giáo dục hoà nhập vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lực của mình cho phép Đây cũng là mục tiêu chính của giáo dục hòa nhập.

Lý luận về trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ

1.2.1 Khái niệm rối loạn phổ tự kỉ

- Thuật ngữ Tự kỷ (Autism) có gốc từ Hy Lạp: “Autos” , nghĩa là “Tự thân” ; “Tự bế”: con người tự thu rút vào thế giới riêng của mình, tự cách ly mình với thế giới bên ngoài

- Chứng tự kỷ ở trẻ em được phát hiện và mô tả bởi Leo Kanner (Mỹ, 1943) và Hans Asperger (Áo,1944) Đó là những rối loạn khởi phát sớm ở trẻ em, đặc trưng là trẻ bị chậm trễ và lạc hướng trong quá trình phát triển về mặt xã hội, về giao tiếp và về các kỹ năng khác Một đặc điểm điển hình là, trong khi trẻ thiếu hứng thú với môi trường xã hội thì trẻ lại có những hành vi đáp ứng với môi trường vô tri vô giác và đáp ứng một cách khác lạ

Từ những quan niệm trên, ta có thể đưa ra khái niệm về hội chứng tự kỷ như sau: tự kỷ là hội chứng đa khiếm khuyết, biểu hiện sự rối loạn phát triển trong hành vi, nhận thức, xúc cảm, sở thích, ý nghĩ, lời nói, giác quan và quan hệ xã hội; ít nhiều có kèm theo chậm phát triển trí tuệ

Hình 1 Hình ảnh minh hoạ về phân loại Tự kỷ với ba ý chính

- Tự kỉ điển hình (bẩm sinh): triệu chứng xuất hiện dần trong 3 năm đầu

- Tự kỉ không điển hình (mắc phải): triệu chứng xuất hiện sau 3 tuổi kèm kém phát triển về ngôn ngữ giao tiếp

Học phần: Giáo dục hoà nhập

1.2.2.2 Theo chỉ số thông minh

- Chỉ số thông minh cao, nói được + Kĩ năng nhìn tốt

+ Có thể biết đọc sớm (2-3 tuổi) + Trẻ rất thụ động

+ Có xu hướng bị ám ảnh + Nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành

- Chỉ số thông minh cao, không nói + Kĩ năng nhìn tốt

+ Trẻ có thể quá nhạy cảm khi kích thích thính giác + Trẻ có sự khác biệt giữa kĩ năng nói và kĩ năng vận động + Hành vi có thể bất thường ở mức độ nhẹ

- Chỉ số thông minh thấp, nói được + Thường xuyên la hét to, có thể trở nên hung hãn khi tuổi lớn hơn + Có hành vi tự kích thích

+ Trí nhớ kém + Nói lặp lại + Khả năng tập trung kém

- Chỉ số thông minh thấp, không nói + Nhạy cảm với các âm thanh hoặc tiếng động + Trẻ thường xuyên im lặng

+ Biết dung một ít từ hoặc ít cử chỉ + Có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc + Kĩ năng xã hội không thích hợp

+ Không có mối quan hệ với người khác

- Tự kỉ mức độc nhẹ: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, nói được, giao tiếp với người ngoài hơi hạn chế

- Tự kỉ mức trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, giao tiếp với người ngoài hạn chế và nói được nhưng hạn chế

Học phần: Giáo dục hoà nhập

- Tự kỉ mức độ nặng: Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp với người ngoài và không nói được

Trẻ em rối loạn phổ tự kỷ thường có những đặc điểm hành vi độc đáo Các hành vi này có thể được chia thành một số nhóm chính, mỗi nhóm có những biểu hiện khác nhau

Hình 2 Hình ảnh minh hoạ về đặc điểm của RLPTK với bốn ý chính

- Khó khăn trong việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu lời nói của người khác

- Thiếu giao tiếp phi ngôn ngữ: Trẻ có thể không sử dụng cử chỉ, nét mặt hay ánh mắt để giao tiếp

- Sử dụng ngôn ngữ theo cách lặp lại: Một số trẻ có thể nói lại những câu đã nghe mà không hiểu ý nghĩa

1.2.3.2 Về hành vi xã hội

- Thiếu khả năng tương tác xã hội: Trẻ có thể không chú ý đến những người xung quanh hoặc không tham gia vào các trò chơi nhóm

- Khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc: Trẻ có thể không biết cách thể hiện cảm xúc của mình hoặc không nhận biết cảm xúc của người khác

Học phần: Giáo dục hoà nhập

- Thiếu sự đồng cảm: Trẻ có thể không hiểu hay không quan tâm đến cảm xúc của người khác

1.2.3.3 Về hành vi lặp lại và sở thích đặc biệt

- Hành vi lặp lại: Trẻ có thể thực hiện những hành động lặp đi lặp lại như vẫy tay, nhảy hoặc xoay tròn

- Sở thích đặc biệt: Trẻ có thể rất thích một số đồ vật hoặc hoạt động nhất định và có thể dành nhiều thời gian để tập trung vào chúng

- Khó khăn trong việc chấp nhận thay đổi: Trẻ có thể phản ứng mạnh mẽ khi có sự thay đổi trong thói quen hoặc môi trường xung quanh

Hiện nay rối loạn phổ tự kỉ vẫn là một trong những thử thách lớn trong lĩnh vực phát triển thần kinh, với nguyên nhân cụ thể chưa được xác định một cách rõ ràng Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc tự kỷ ở trẻ Những yếu tố này bao gồm sự kết hợp giữa di truyền, môi trường sống, cũng như việc chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước và trong thai kỳ Dưới đây là những nguyên nhân chính đáng được ghi nhận:

Học phần: Giáo dục hoà nhập

Di truyền và các yếu tố sinh học khác:

Nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học ứng dụng cho thấy yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc RLPTK ở trẻ Báo cáo cho rằng, giống như các nghiên cứu trên thế giới, các trẻ có anh chị em hoặc họ hàng gần mắc RLPTK có nguy cơ cao hơn

GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến, một chuyên gia về giáo dục đặc biệt tại Việt Nam, trong nghiên cứu về trẻ tự kỷ đã nêu lên yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính, dù rằng chưa có nghiên cứu chuyên sâu xác nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa các đột biến gen cụ thể với RLPTK ở Việt Nam

Môi trường sống và gia đình:

Theo báo cáo từ Bệnh viện Nhi Trung ương (2018), môi trường sống và sự thiếu thốn tình cảm trong gia đình là một yếu tố quan trọng khiến trẻ mắc RLPTK tại Việt Nam gặp khó khăn trong quá trình phát triển Những trẻ sống trong môi trường có nhiều căng thẳng, bạo lực gia đình hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ có khả năng gặp các vấn đề phát triển, bao gồm RLPTK

Nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (2019) cũng chỉ ra rằng những trẻ em phải chứng kiến các cuộc cãi vã, bạo lực trong gia đình hoặc bị bỏ rơi trong thời gian dài có xu hướng phát triển các hành vi tự kỷ hoặc các rối loạn hành vi khác

Nghiên cứu của Hultman et al (2011) chỉ ra rằng những người cha trên 40 tuổi có nguy cơ sinh con mắc RLPTK cao hơn khoảng 28% so với những người cha dưới 30 tuổi Tuổi của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến chất lượng gen truyền cho con cái, làm gia tăng khả năng trẻ mắc các rối loạn phát triển

Dùng thuốc không đúng cách trong thai kỳ:

Nghiên cứu của Croen et al (2011) cho thấy rằng việc sử dụng thuốc an thần hoặc kháng sinh không đúng chỉ định trong thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ bị RLPTK

Báo cáo từ Bệnh viện Từ Dũ tại TP Hồ Chí Minh (2017) cho thấy rằng việc các bà mẹ mắc bệnh trong thai kỳ hoặc sử dụng thuốc không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh

Học phần: Giáo dục hoà nhập ra mắc các rối loạn phát triển, bao gồm RLPTK Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh tác động của các bệnh như cúm, sởi trong thai kỳ đến sự phát triển của trẻ

Bệnh đái tháo đường trong thai kỳ:

Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng RLPTK

Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp và nỗ lực từ nhiều phía Để đảm bảo quá trình này diễn ra hiệu quả, cần phải xem xét cả những yếu tố chủ quan từ phía trẻ và gia đình, cũng như những yếu tố khách quan từ môi trường học đường và xã hội

Học phần: Giáo dục hoà nhập

- Khả năng phát triển của trẻ: Mỗi trẻ RLPTK có mức độ phát triển và khả năng khác nhau Một số trẻ có thể gặp khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ, trong khi một số khác gặp trở ngại trong việc tương tác xã hội và học tập Khả năng tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của trẻ cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập hòa nhập

- Tính cách và hành vi của trẻ: Trẻ RLPTK thường có hành vi và cảm xúc khó kiểm soát Một số trẻ có thể phản ứng mạnh mẽ với môi trường mới hoặc những thay đổi trong thói quen hàng ngày, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia các hoạt động giáo dục hòa nhập

- Sự hợp tác từ gia đình: Vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục hòa nhập là vô cùng quan trọng Những gia đình có kiến thức và nhận thức đúng đắn về tình trạng của con cái sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc phối hợp với giáo viên và nhà trường Ngược lại, thiếu sự hỗ trợ từ gia đình có thể gây cản trở cho quá trình này

- Nhận thức của trẻ về bản thân và xã hội: Trẻ RLPTK thường gặp khó khăn trong việc hiểu và tương tác với xã hội Khả năng nhận thức của trẻ về bản thân và môi trường xung quanh, cũng như sự tự tin trong việc tham gia các hoạt động chung với các bạn học, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của giáo dục hòa nhập

- Chất lượng giáo viên: Giáo viên có vai trò then chốt trong việc tổ chức và thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK Giáo viên cần có kiến thức chuyên môn về giáo dục đặc biệt và phương pháp dạy học phù hợp để có thể hiểu và hỗ trợ tốt nhất cho trẻ Thiếu sự đào tạo chuyên sâu sẽ làm giảm hiệu quả của giáo dục hòa nhập

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho quá trình giáo dục hòa nhập Những phòng học được thiết kế phù hợp, trang bị các thiết bị hỗ trợ như công cụ thị giác, âm thanh hoặc các thiết bị hỗ trợ khác sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức và phát triển kỹ năng

- Chính sách hỗ trợ từ nhà nước và xã hội: Các chính sách giáo dục từ phía nhà nước có tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK Chính sách cần khuyến khích sự hòa nhập của trẻ RLPTK trong trường học, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên và nhà trường có đủ nguồn lực để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ

Học phần: Giáo dục hoà nhập

- Sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội: Việc giáo dục hòa nhập không chỉ nằm trong trách nhiệm của nhà trường mà còn cần sự phối hợp từ xã hội, bao gồm phụ huynh, các tổ chức cộng đồng, và các cơ quan hỗ trợ giáo dục đặc biệt Sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho trẻ RLPTK phát triển.

Ý nghĩa giáo dục hòa nhập giúp trẻ RLPTK tại trường Tiểu học Phạm Văn Chính

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) thường chịu nhiều thiệt thòi về tư duy, khả năng giao tiếp và các nhu cầu cơ bản khác trong xã hội Việc thực hiện giáo dục hòa nhập (GDHN) cho trẻ RLPTK ở các trường tiểu học có nhiều ý nghĩa quan trọng Trước hết, GDHN cho trẻ RLPTK thể hiện cam kết quốc tế về giáo dục cho mọi người, được nêu rõ trong Luật giáo dục của Việt Nam và trong các chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo Điều này phản ánh trách nhiệm và sự quan tâm của nhà trường, gia đình và xã hội đối với trẻ em khuyết tật

Thực hiện GDHN tại trường tiểu học không chỉ tạo tiền đề cho trẻ phát triển kiến thức, phẩm chất và năng lực, giúp các em hòa nhập tốt hơn từ cấp học tiểu học cho đến các cấp học cao hơn, mà còn giúp các em thích ứng với xã hội Đặc biệt, việc giáo dục hòa nhập còn đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ, giúp các em hòa nhập vào môi trường học đường chính thống Điều này tránh được nguy cơ trẻ không được hòa nhập tại môi trường học đường, dẫn đến tìm cách hòa nhập vào những môi trường xã hội tiêu cực bên ngoài mà không có sự dìu dắt của người lớn và các nhà giáo dục

Tóm lại, GDHN cho trẻ RLPTK không chỉ là một nhiệm vụ mang tính quốc gia mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhằm đảm bảo rằng mọi trẻ em đều có cơ hội phát triển và hòa nhập một cách toàn diện và tích cực.

Phương pháp giáo dục hoà nhập đặc thù ở Tiểu học

Các phương pháp giáo dục và dạy học được sử dụng cần phải phù hợp với loại hình trí thông minh và từng dạng khó khăn của mỗi trẻ Đồng thời, cần xem xét các đặc điểm về nhận thức, kỹ năng xã hội, ngôn ngữ - giao tiếp và hành vi của từng trẻ “Để đảm bảo nội dung giáo dục gắn với thực tiễn, giáo viên tiểu học cần ưu tiên áp dụng những phương pháp giáo dục mang tính thực hành.” Dưới đây, nhóm chúng em xin đề xuất một nhóm các phương pháp giáo dục và dạy học đặc thù thường được sử dụng trong giáo dục hòa nhập là:

Phương pháp học hợp tác nhóm: là một phương pháp giảng dạy trong đó học sinh

Học phần: Giáo dục hoà nhập tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi các học sinh có thể rèn luyện kỹ năng làm việc theo mục tiêu chung và kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc.Học hợp tác nhóm không chỉ giúp các em học hỏi lẫn nhau mà còn phát huy vai trò trách nhiệm và tính tích cực xã hội thông qua làm việc nhóm Các em có thể cùng nhau thực hiện những công việc mà một mình không thể hoàn thành trong thời gian ngắn, từ đó tạo điều kiện để giao lưu, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau Thông qua phương pháp này, các em sẽ gắn kết và hiểu biết về nhau nhiều hơn, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về cả mặt kiến thức và kỹ năng xã hội

Phương pháp dạy học cá biệt hóa: là phương pháp giảng dạy theo từng trình độ và nhịp độ của mỗi học sinh, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện và phát triển tài năng đồng thời vẫn duy trì mục tiêu chung của việc dạy học Về bản chất, dạy học cá biệt hóa là quá trình lựa chọn nội dung, áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng trong lớp học Điều này được thực hiện dựa trên việc nghiên cứu các đặc điểm của học sinh về mọi phương diện như trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và thói quen học tập Mục tiêu là xây dựng một quá trình học tập tích cực, phù hợp với từng cá nhân mà vẫn đảm bảo mục tiêu chung của chương trình giáo dục

Phương pháp phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp: đặt học sinh vào môi trường giao tiếp thực sự, trong đó giáo viên tạo ra các tình huống ngôn ngữ và giao tiếp có chủ đích Học sinh không thể học ngôn ngữ và rèn luyện kỹ năng giao tiếp chỉ bằng cách lặp lại các từ, cụm từ hay câu Thay vào đó, các em cần kết hợp từ, cụm từ và câu để diễn đạt những nội dung cụ thể Để học sinh thực hành và phát triển khả năng giao tiếp, giáo viên phải tạo ra các điều kiện như: đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp và bối cảnh giao tiếp Thông qua phương pháp này, học sinh sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các bạn cùng lớp, từ đó gắn kết và hiểu biết về nhau nhiều hơn Đây là một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả nhằm xóa bỏ các rào cản trong giáo dục hòa nhập (GDHN)

Phương pháp giáo dục khắc phục hành vi điển hình: là phương pháp đưa học sinh vào môi trường học tập có tính tuân thủ theo các quy định và nề nếp của nhà trường Mục tiêu là từng bước khắc phục những hành vi và thói quen không tốt đã hình thành trước đó do môi trường sống tự do hoặc thiếu sự chỉ bảo, chăm sóc và giáo dục của người lớn.Về bản chất, phương pháp này giúp học sinh nhận thức lại những hành vi lệch chuẩn và đưa ra những nhận thức mới về hành vi chuẩn mực thông qua các quy định, nội quy và nề nếp của nếp sống văn minh ở trường học cũng như ở nhà và ngoài xã hội Để phương pháp này đạt hiệu quả, giáo

Học phần: Giáo dục hoà nhập viên cần bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, đến thái độ, cảm xúc và từng bước thay đổi hành vi của học sinh thông qua việc thực hành tại trường, ở nhà và ngoài xã hội.Phương pháp này cần được phối hợp khéo léo và linh hoạt cùng với các phương pháp dạy học khác, trong đó phải kể đến phương pháp kỷ luật tích cực Điều này sẽ giúp học sinh dần hình thành và duy trì các hành vi chuẩn mực, góp phần tạo nên môi trường học tập và phát triển toàn diện

Học phần: Giáo dục hoà nhập

Chương 1 nhóm em đã hệ thống các cơ sở lý luận cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) Qua việc làm rõ khái niệm giáo dục hòa nhập, chương đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem trẻ khuyết tật không chỉ là đối tượng thụ động mà là chủ thể tích cực trong quá trình giáo dục Đồng thời, khái niệm về rối loạn phổ tự kỷ, phân loại, đặc điểm và nguyên nhân của hội chứng này cũng được trình bày chi tiết, cung cấp cái nhìn toàn diện về những khó khăn mà trẻ RLPTK gặp phải trong quá trình học tập và hòa nhập xã hội

Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hòa nhập cũng được phân tích ở hai khía cạnh: chủ quan và khách quan, qua đó cho thấy sự tác động của cả khả năng phát triển, tính cách của trẻ và môi trường giáo dục, chính sách hỗ trợ từ xã hội Giáo dục hòa nhập không chỉ là trách nhiệm của gia đình và nhà trường mà còn đòi hỏi sự phối hợp từ toàn xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ RLPTK phát triển toàn diện và hội nhập một cách hiệu quả

Chương này được xem là nền tảng lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu và phân tích thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính, từ đó định hướng cho các giải pháp và biện pháp hỗ trợ trong các chương tiếp theo

Học phần: Giáo dục hoà nhập

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP VỚI TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM VĂN CHÍNH

Giới thiệu về Trường Tiểu học Phạm Văn Chính

Hình 4 Hình ảnh Trường Tiểu học Phạm Văn Chính

- Thành lập: Trường được khánh thành vào ngày 4 tháng 9 năm 2019, đánh dấu sự kiện quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục tại địa phương

- Địa chỉ: Trường toạ lạc tại 232 Đường Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

- Quy mô: Trường có thiết kế một trệt và hai lầu, bao gồm 30 phòng học và các phòng chức năng khác, nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập

- Phòng học: Mỗi lớp học được trang bị đầy đủ bàn ghế cho học sinh và giáo viên, bảng lớp, hệ thống đèn và quạt, đảm bảo không gian học tập thoải mái và hiệu quả

- Trường có tổng cộng 44 cán bộ, giáo viên và nhân viên, tất cả đều cam kết nỗ lực trong

Học phần: Giáo dục hoà nhập

2.1.4 Tầm nhìn và sức mệnh

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Trang, đã xúc động và tự hào khi ngôi trường được mang tên Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Phạm Văn Chính Đồng thời, cho biết Ban giám hiệu của trường sẽ nỗ lực cố gắng hết mình cùng với tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh thi đua dạy tốt học tốt, đáp ứng mong mỏi và nhiệm vụ được giao Các thầy cô giáo sẽ cố gắng trong giáo dục học sinh, nhiệt tình, tâm huyết với nghề và tận tâm vì học sinh thân yêu

Hình 5 Hình ảnh hoạt động của Trường Tiểu học Phạm Văn Chính.

Thực trạng GDHN trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính

2.2.1 Tình hình trẻ RLPTK tại trường

Số lượng học sinh RLPTK qua các năm học: Kể từ năm 2020 - 2021 đến 2023 - 2024, tổng số học sinh học tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính tăng từ 1830 lên 1922 học sinh Theo đó, số lượng học sinh RLPTK cũng tăng từ 13 đến 22 học sinh Năm học 2020 - 2021 trường có 13 trẻ, năm học 2021 - 2022 số trẻ này tăng lên 15 học sinh và năm học 2022 - 2023 là 18 học sinh, năm học 2023 - 2024 số lượng trẻ RLPTK là 22 học sinh

Học phần: Giáo dục hoà nhập

STT Năm học Học sinh RLPTK Học sinh toàn trường

Bảng 1 Số lượng học sinh RLPTK học hòa nhập tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính giai đoạn từ năm học 2020-2021 đến năm học 2023 - 2024) (Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Trường Tiểu học Phạm Văn Chính qua các năm)

Cơ cấu giới tính trẻ RLPTK: Trong tổng số 22 trẻ năm 2023 - 2024 đang theo học tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính thì học sinh giới tính nam chiếm tới 72,72% (tức là 16/23 trẻ RLPTK), học sinh giới tính nữ chiếm 27,27% (tức là 6/22 trẻ RLPTK)

Biểu đồ 1 Tỷ lệ giới tính của nhóm trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính

Giáo dục trong nhà trường cần đào tạo và bồi dưỡng ra những giáo viên viên có phẩm chất nghề nghiệp, kĩ năng và thái độ tốt nhằm hỗ trợ tốt nhất trong thiên hướng giáo dục hòa nhập giúp trẻ phát triển và tự tin hơn từ đó các em có thể hòa nhập tốt với xã hội Đối với trẻ RLPTK thì trước đây việc phân loại trẻ càng tỉ mỉ càng tốt đã được đề cao, bằng cách sử dụng

Học phần: Giáo dục hoà nhập được phân loại sẽ được dạy theo một chương trình và phương pháp riêng biệt, với niềm tin rằng cách này sẽ hiệu quả hơn Tuy nhiên, thực tế cho thấy trẻ em học theo kiểu này thường không phát triển hết khả năng của mình, thậm chí có thể phát triển lệch lạc

Hiện nay, xu thế giáo dục đa trình độ, đa phương pháp, và khuyến khích tính độc lập cùng sự tham gia tích cực của học sinh đã trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả hơn Trong môi trường giáo dục hòa nhập, trẻ với các dạng khó khăn khác nhau đều có cơ hội tiến bộ, và các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn so với các cách giáo dục trong môi trường khác

Tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính, phần lớn trẻ RLPTK có mức độ khả năng trí tuệ ở mức nhẹ, nhóm trung bình, nặng và rất nặng chiếm số ít: 80% trẻ ở mức độ nhẹ, 10% trẻ ở mức độ trung bình, 6% ở mức độ nặng, 4% ở mức độ rất nặng

Biểu đồ 2 Mức độ trí tuệ của trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính năm học

Như vậy với những con số thống kê trên về trẻ RLPTK tại Trường Phạm Văn Chính đã cho thấy nhóm trẻ này chiếm tỉ lệ không nhỏ, cần phải phân loại và có những phương pháp hỗ trợ kịp thời để giúp các em tham gia chung vào nhóm trẻ cùng lứa tuổi, thúc đẩy nhóm trẻ này phát triển cũng như sự phát triển của cả hệ thống giáo dục nói chung và Trường Tiểu học Phạm Văn Chính nói riêng

Học phần: Giáo dục hoà nhập

2.2.2 Thực trạng tình hình nhận thức của giáo viên về GDHN cho trẻ RLPTK tại Trường

Tiểu học Phạm Văn Chính

Nhận thức, hiểu biết và kỹ năng của giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) còn hạn chế hoặc chưa chính xác có thể gây khó khăn cho quá trình giáo dục hòa nhập (GDHN) Quan điểm và cách nhìn nhận của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ tự kỷ Giáo viên không chỉ là người đồng hành cùng trẻ mà còn là người hỗ trợ gia đình của trẻ

Khi giáo viên được đào tạo bài bản và có kiến thức chuyên môn về giáo dục đặc biệt (GDĐB), họ sẽ hiểu rõ các đặc điểm của trẻ, cũng như đặc thù công việc, từ đó hỗ trợ trẻ một cách phù hợp, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn Tư duy, thái độ và cách đối xử của giáo viên với trẻ sẽ được điều chỉnh theo hướng tôn trọng và công bằng, xử lý tình huống một cách phù hợp với sự phát triển của trẻ Đồng thời, giáo viên cũng sẽ thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ gia đình trẻ RLPTK tốt hơn

Hầu hết các giáo viên đã được tập huấn về GDHN, điều này thể hiện qua kết quả khảo sát khi hơn 93,2% giáo viên trả lời đúng về khái niệm giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng RLPTK Tuy nhiên, khi được hỏi về các nhiệm vụ của giáo dục hòa nhập, nhiều giáo viên vẫn chưa đưa ra được câu trả lời đầy đủ và chính xác

STT Nhiệm vụ Số lượng

Trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Tham vấn cho phụ huynh, gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong quá trình hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ

3 Hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ rối loạn phổ tự kỷ tiếp cận chính sách, nguồn lực 22 50.0

Học phần: Giáo dục hoà nhập

Bảng 2 Nhiệm vụ của giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ

Có 41/44 (93.2%) giáo viên cho rằng trang bị kiến thức và kỹ năng cho trẻ và gia đình trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục là nhiệm vụ của giáo dục hòa nhập (GDHN) Đồng thời, 39/44 (88.6%) giáo viên cho rằng tham vấn cho phụ huynh và gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong quá trình hỗ trợ GDHN là một phần quan trọng của nhiệm vụ này Tuy nhiên, chỉ có 22/44 (50%) giáo viên chọn nhiệm vụ hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ RLPTK tiếp cận chính sách và nguồn lực Điều này cho thấy, mặc dù đa phần các giáo viên có hiểu biết và nắm bắt được nhiệm vụ của GDHN, vẫn còn một tỷ lệ khá cao giáo viên hiểu chưa đầy đủ về nhiệm vụ này

2.2.3 Thực trạng hoạt động hỗ trợ trang bị kiến thức, kỹ năng cho giáo viên tại trường Tiểu học Phạm Văn Chính

Kết quả khảo sát về tần suất trang bị kiến thức và kỹ năng cho trẻ và phụ huynh, gia đình trẻ RLPTK cho thấy có 55% giáo viên nhận định rằng Trường Tiểu học Phạm Văn Chính thường xuyên trang bị kiến thức, trong khi 45% cho rằng việc trang bị kiến thức diễn ra với tần suất bình thường Về kỹ năng, 48.3% giáo viên cho rằng nhà trường thường xuyên trang bị kỹ năng cho trẻ RLPTK, trong khi 51.7% giáo viên cho rằng việc trang bị kỹ năng chỉ ở mức bình thường

Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính

- Các lực lượng hỗ trợ đều ý thức được cần phải hỗ trợ trẻ RLPTK trong quá trình học và giúp các em có thể hòa nhập tốt với xã hội

- Nhà trường có sự hỗ trợ cho các em cũng như triển khai các hoạt động giúp trẻ RLPTK và gia đình họ như miễn các chính sách bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và kĩ năng sống giúp các em có nhiều cơ hội được vui chơi với các bạn và hòa nhập xã hội tốt hơn

- Phân loại được mức độ của từng trẻ RLPTK để từ đó xây dựng các phương pháp học tập và đánh giá cho sự phát triển của trẻ được tối ưu hơn

- Có các phòng tham vấn kịp thời hỗ trợ những khó khăn mà trẻ đang gặp phải, từ đó xây dựng được niềm tin và giúp trẻ có sự tự tin trong giao tiếp, bên cạnh đó là hiểu rõ vấn đề em đang gặp phải kịp thời hỗ trợ

- Một số gia đình chưa ý thức được tình trạng con em mình nên còn khá chủ quan trong việc quan tâm chăm sóc trẻ

- Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về trẻ RLPTK

- Thiếu điều kiện trong cơ sở vật chất tại trường

- Giáo viên chưa có nhiều kĩ năng trong việc hỗ trợ các em trong việc hòa nhập

Học phần: Giáo dục hoà nhập

Trong chương 2, nhóm đã trình bày tổng quan về tình hình giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính Các nhiệm vụ chính của công tác giáo dục hòa nhập bao gồm: cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ, tư vấn cho phụ huynh, và hỗ trợ các em tiếp cận các chính sách và nguồn hỗ trợ cần thiết

Từ kết quả khảo sát, nhóm nhận thấy rằng việc giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK tại trường đang diễn ra khá thuận lợi, nhưng vẫn gặp một số khó khăn Đa phần các gia đình có trẻ RLPTK rất cố gắng đưa con em đến trường học hòa nhập Ở trường, các em được thầy cô đối xử công bằng, có điều kiện học tập và rèn luyện để phát triển kỹ năng, sớm hòa nhập với bạn bè xung quanh Nhờ những nỗ lực này, nhiều em đã dần dần xóa bỏ sự tự ti và mặc cảm về bản thân

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn tồn tại một số hạn chế Mặc dù phần lớn giáo viên đã hiểu rõ khái niệm giáo dục hòa nhập, để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, trường cần tổ chức thêm các khóa đào tạo chuyên sâu, thường xuyên hơn cho giáo viên Đồng thời, nhận thức của phụ huynh về việc chăm sóc và giáo dục trẻ RLPTK vẫn còn hạn chế, và các hoạt động hỗ trợ phụ huynh hiện chưa thực sự phong phú

Việc đảm bảo quyền lợi học tập và can thiệp kịp thời cho trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nỗ lực từ phía gia đình và bản thân trẻ, sự hỗ trợ từ các học sinh khác, giáo viên và cán bộ nhà trường Những bất cập và khó khăn hiện tại đòi hỏi nhà trường phải có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn để tiếp tục phát triển mô hình giáo dục hòa nhập, giúp các em RLPTK có cơ hội học tập và phát triển tốt nhất

Học phần: Giáo dục hoà nhập

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ ĐANG THEO HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM VĂN CHÍNH

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp thực hiện giáo dục hoà nhập Trẻ RLPTK

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục hoà nhập cấp tiểu học

Mọi Trẻ RLPTK đều phải được học tập bình đẳng tại các trường TH, các em được giáo dục các kĩ năng sống, học văn hoá để hoàn thành mục tiêu giáo dục bậc tiểu học để tiếp tục học lên và có thể hòa nhập tốt với cộng đồng với xã hội

Các trẻ em RLPK dù cho hoàn cảnh sống đầy đủ hay còn đang gặp phải nhiều khó khăn thì đều được nhận một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh sống, nhu cầu và khả năng học tập trong các giai đoạn phát triển của trẻ Lí luận giáo dục đã chỉ ra rằng,muốn biến các yêu cầu của nhà giáo dục thành mục tiêu của đối tượng giáo dục thì lý luận giáo dục phải phù hợp với đối tượng giáo dục Mục tiêu GDHN, nội dung GDHN, hình thức, phương pháp GDHN cho đến các kiểm tra- đánh giá GDHN đều hướng đến các em, nhận định trong quá trình hòa nhập còn gặp những khó khăn để kịp thời hỗ trợ

Hình 6 Các nguyên tắc trong giáo dục hoà nhập

Các biện pháp GDHN phải được đưa ra trên cơ sở nhu cầu và năng lực thực tế của trẻ

Học phần: Giáo dục hoà nhập cần, đang thiếu là những hỗ trợ thiết thực nhất giúp các em nhanh chóng hòa nhập được trong môi trường còn nhiều rào cản, nhiều bỡ ngỡ Có như vậy, mới giảm thiểu được những nguy cơ trẻ bị RLPTK vì không hòa nhập được trong môi trường chính thống tích cực là trường học hơn là nhận định sai lầm và cho trẻ và bỏ dở việc học và bị giam cầm trong căn phòng với 4 bức tường xung quanh

3.1.2 Nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt

Những đứa trẻ RLPTK sẽ có điểm khác chúng ta và biểu hiện những thứ như hành vi, cử chỉ, cách giao tiếp không chuẩn mực đây là những điều khác biệt so với các trẻ khác cùng trang lứa Do vậy, trong quá trình giáo dục đòi hỏi người GV phải tìm hiểu hoàn cảnh của từng HS, những biểu hiện khác nhau về tâm lý, những thói quen sinh hoạt rất khác nhau của trẻ để có những biện pháp tác động phù hợp nhất Nếu giáo viên không đủ kiến thức và kĩ năng thì khi dạy trẻ sẽ không đánh giá được tình hình và đẩy trẻ vào khó khăn như việc thụ động nay còn thụ động hơn và giao tiếp tại trường cũng dần ít hơn từ đó khó khăn trong việc kết bạn Dẫn đến việc GDHN không đạt như chúng ta mong muốn

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Mục tiêu giáo dục hòa nhập cấp tiểu học cho trẻ RLPTK là nhiệm vụ chung của tất cả các trường tiểu học có học sinh thuộc nhóm này Tuy nhiên, mỗi nhà trường ở các vùng miền khác nhau lại có điều kiện và đặc điểm khác biệt, thậm chí khác biệt về mô hình trường và nguồn kinh phí đầu tư Để đề xuất các nhóm biện pháp GDHN hiệu quả cho trẻ RLPTK tại các trường tiểu học, rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng Việc chỉ đạo về quan điểm và tư tưởng giáo dục là vô cùng quan trọng, nhưng để những quan điểm này đi vào thực tiễn, cần có sự triển khai đồng bộ và giám sát chặt chẽ, bên cạnh việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà trường trong quá trình thực hiện Cụ thể, để các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo được triển khai hiệu quả tại các trường tiểu học, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương Tiếp theo, các Phòng Giáo dục cần ra các văn bản chỉ đạo cụ thể tới từng trường có trẻ RLPTK học hòa nhập, hướng dẫn nhà trường thực hiện từng nhiệm vụ trong GDHN theo một quy trình hoàn chỉnh Theo đó, mỗi nhà trường cần dần hoàn thiện các tiêu chuẩn của một trường hòa nhập

Học phần: Giáo dục hoà nhập

Sự đồng bộ và hiệu quả trong triển khai các biện pháp GDHN sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ RLPTK, đảm bảo các em được hưởng đầy đủ quyền lợi học tập và phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục hòa nhập

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ quan điểm, chủ trương và chính sách của Chính phủ, của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã được thể hiện trong các Cam kết quốc tế, trong các diễn đàn, hội nghị quan trọng về giáo dục, trong Luật giáo dục và Thông tư 27/202018 và Thông tư 39/200919 của Bộ giáo dục và Đào tạo

Các biện pháp này được đưa ra nhằm đạt được mục tiêu giáo dục cho trẻ RLPTK và mục tiêu GDHN cấp tiểu học Mỗi biện pháp hướng tới một mục tiêu giáo dục cụ thể, từ đó góp phần đạt được mục tiêu chung

Các mục tiêu và nội dung biện pháp trong các hoạt động GDHN cấp tiểu học cho trẻ RLPTK đã được giáo viên và nhà trường nhận thức đúng đắn và đầy đủ, đảm bảo tính khả thi và đạt hiệu quả cao

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với nguyên tắc giáo dục hoà nhập cấp tiểu học

- Chương trình GDHN cho trẻ RLPTK phải được điều chỉnh tùy theo đặc điểm cá nhân của từng học sinh

- Chương trình GDHN cho trẻ RLPTK phải được tổ chức, thực hiện linh hoạt trên cơ sở động viên, khuyến khích hỗ trợ trẻ học tập tích cực, hiệu quả

- Chương trình GDHN cho trẻ RLPTK phối hợp giữa 3 cầu nối gia đình, nhà trường và xã hội để giúp trẻ được học tập và phát triển toàn diện hơn.

Các biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPTK tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính

3.2.1 Rèn luyện khả năng giao tiếp và tương tác xã hội cho trẻ RLPTK

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua thử nghiệm riêng biệt (DTT):

- Ví dụ: Để dạy trẻ về hình tròn, giáo viên sẽ ra lệnh “Chạm vào hình tròn”, nhắc nhở trẻ bằng cách cầm tay chỉ vào hình Nếu trẻ thực hiện đúng, sẽ được củng cố bằng phần thưởng, có thể là lời khen hoặc một vật thưởng như đồ chơi hoặc kẹo

Học phần: Giáo dục hoà nhập

- Giáo viên không dạy theo bài học cố định mà dạy qua các tình huống thực tế

- Ví dụ: Trong một buổi thảo luận nhóm, nếu thấy một trẻ không tập trung, giáo viên có thể khuyến khích các học sinh khác hỏi han, giúp trẻ tự cảm nhận bối cảnh và điều chỉnh hành vi

Lập kế hoạch giáo dục cá nhân:

- Mỗi trẻ sẽ có một kế hoạch giáo dục riêng dựa trên việc đánh giá khả năng giao tiếp và tương tác xã hội Các kỹ năng cần rèn luyện được thu thập từ phụ huynh, giáo viên và các bảng đánh giá kỹ năng xã hội

- Ví dụ: Trẻ có thể cần rèn luyện các kỹ năng như bắt đầu cuộc hội thoại, duy trì cuộc hội thoại, tham gia vào trò chơi với bạn bè Đánh giá thường xuyên:

- Sử dụng các công cụ như Social Responsiveness Scale (SRS) hoặc thang đo Gilliam (GARS) để đánh giá khả năng giao tiếp, tương tác xã hội, và mức độ tự kỷ Điều này giúp xác định chính xác kỹ năng trẻ cần cải thiện

- Ví dụ: một trẻ có thể cần phát triển khả năng giao tiếp qua việc nhận diện ngôn ngữ trừu tượng hoặc đáp ứng với câu hỏi đơn giản

3.2.2 Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Phát hiện và can thiệp sớm:

- Trẻ được tập trung vào việc phát triển các kỹ năng giao tiếp sớm như tập trung, bắt chước hành vi, và kỹ năng chơi với đồ chơi hoặc trẻ khác Chẳng hạn, trẻ được khuyến khích lần lượt chơi với bạn bè để học cách giao tiếp và tương tác

Phương pháp can thiệp hành vi (ABA):

- ABA giúp kiểm soát các hành vi tiêu cực bằng cách phân tích và điều chỉnh hành vi của trẻ Chương trình can thiệp bao gồm các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, có thể kéo dài từ 1-3 năm

- Ví dụ: giáo viên có thể sử dụng các thang điểm đánh giá hành vi để theo dõi tiến trình của trẻ qua từng buổi học Điều hòa cảm giác:

Học phần: Giáo dục hoà nhập

- Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc xử lý các giác quan như thính giác, thị giác, và xúc giác Điều hòa cảm giác giúp trẻ thích nghi với những kích thích từ môi trường bằng các bài tập như nghe nhạc, thực hiện các bài tập về thị giác, thính giác để cải thiện khả năng tập trung và tương tác

- Ví dụ: trẻ có thể được đeo kính màu để giúp điều chỉnh các phản ứng thị giác không bình thường, hoặc tham gia các bài tập nghe nhạc để cải thiện khả năng xử lý âm thanh

Giáo dục hòa nhập cá nhân hóa:

- Mỗi trẻ RLPTK có một kế hoạch giáo dục riêng, tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của trẻ Kế hoạch này bao gồm việc phát triển kỹ năng giao tiếp, hành vi, và các kỹ năng xã hội thông qua các phương pháp phù hợp, như sử dụng tranh ảnh để giao tiếp hoặc rèn luyện sự kiên nhẫn trong tương tác với bạn bè

- Ví dụ: Một trẻ gặp khó khăn trong việc giữ bình tĩnh khi tương tác xã hội sẽ có kế hoạch tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, trong khi một trẻ khác có thể cần phát triển kỹ năng ngôn ngữ thông qua các bài học sử dụng tranh ảnh để giao tiếp

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội:

- Sự phối hợp giữa giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hội giúp tạo ra môi trường học tập và phát triển tốt nhất cho trẻ Các tổ chức xã hội cũng tham gia tổ chức các sự kiện, hoạt động giúp trẻ RLPTK có cơ hội giao tiếp và hòa nhập cộng đồng

- Ví dụ: Các tổ chức từ thiện hoặc hội nhóm cộng đồng có thể tổ chức các sự kiện xã hội để giúp trẻ RLPTK có cơ hội giao tiếp và hòa nhập với bạn bè và xã hội

3.2.3 Tăng cường cơ sở vật chất tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính

Xây dựng các phòng học chuyên biệt:

- Phòng trị liệu giác quan: ở đây sẽ được trang bị các thiết bị hỗ trợ trẻ thư giãn và luyện tập các gian quan như ánh sáng, âm thanh

- Phòng trị liệu ngôn ngữ và hành vi: trẻ mắc phổ rối loạn tự kỉ sẽ khó khăn trong việc giao tiếp, vì thế để diễn đạt tốt hơn, các em có thể sử dụng hình ảnh để bày tỏ mong muốn và suy nghĩ của bản thân

Thiết kế không gian thân thiện:

Học phần: Giáo dục hoà nhập

Ngày đăng: 25/10/2024, 20:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG GHI ĐIỂM - Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh
BẢNG GHI ĐIỂM (Trang 2)
BẢNG CÁC CHỮ VIÊT TẮT - Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh
BẢNG CÁC CHỮ VIÊT TẮT (Trang 7)
Hình 1. Hình ảnh minh hoạ về phân loại Tự kỷ với ba ý chính. - Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh
Hình 1. Hình ảnh minh hoạ về phân loại Tự kỷ với ba ý chính (Trang 15)
Hình 2. Hình ảnh minh hoạ về đặc điểm của RLPTK với bốn ý chính.. - Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh
Hình 2. Hình ảnh minh hoạ về đặc điểm của RLPTK với bốn ý chính (Trang 17)
Hình 4. Hình ảnh Trường Tiểu học Phạm Văn Chính. - Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh
Hình 4. Hình ảnh Trường Tiểu học Phạm Văn Chính (Trang 26)
Hình 5. Hình ảnh hoạt động của Trường Tiểu học Phạm Văn Chính. - Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh
Hình 5. Hình ảnh hoạt động của Trường Tiểu học Phạm Văn Chính (Trang 27)
Bảng 1. Số lượng học sinh RLPTK học hòa nhập tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính giai - Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh
Bảng 1. Số lượng học sinh RLPTK học hòa nhập tại Trường Tiểu học Phạm Văn Chính giai (Trang 28)
Bảng 2. Nhiệm vụ của giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. - Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh
Bảng 2. Nhiệm vụ của giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (Trang 31)
Bảng 3. Mức độ hiệu quả việc hỗ trợ trang bị kiến thức cho trẻ RLPTK. - Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh
Bảng 3. Mức độ hiệu quả việc hỗ trợ trang bị kiến thức cho trẻ RLPTK (Trang 32)
Hình 6. Các nguyên tắc trong giáo dục hoà nhập - Biện pháp giáo dục hoà nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trưng tiểu học phạm văn chính, thành phố thủ Đức, thành phố hồ chí minh
Hình 6. Các nguyên tắc trong giáo dục hoà nhập (Trang 38)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w