1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMI Đặt vấn đề

1 Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến.

Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung taygóp sức của nhà trường, gia đình và xã hội Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ chưa có vốn kỹ năng sống

kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ,giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinhthần, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với thế giới xungquanh Ở mỗi lứa tuổi thì trẻ cần có những sự tác động khác nhau đến kỹ năngsống của trẻ Chăm sóc và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúptrẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, là nền tảng giúp cho quátrình học tập lâu dài của trẻ sau này

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 3 – 4 tuổi tôi luôn trăn trở suy nghĩlàm thế nào để có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốtnhất và dạy dưới hình thức nào Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thứcđược sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát

triển của trẻ Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống

cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non”, nơi tôi đang công tác nhằm nâng cao chất

lượng chăm sóc giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

2 Mục tiêu của đề tài, sáng kiến.

Tôi viết đề tài này nhằm hướng đến mục tiêu phát triển, nuôi dưỡngnhững giá trị sống, làm nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực chotrẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống và phát triển toàn diện tốt nhất Nh m giúp trằm giúp trẻ ẻcó kinh nghi m trong cu c s ng, tr nh n bi t ệm trong cuộc sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên ộc sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên ống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên ẻ ận biết được những điều tốt thì nên ết được những điều tốt thì nên được những điều tốt thì nênc nh ng i u t t thì nênững điều tốt thì nên đ ều tốt thì nên ống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nênl m, nh ng vi c ch a t t thì không l m, giúp tr luôn c m th y t tin trongững điều tốt thì nên ệm trong cuộc sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên ư ống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên ẻ ảm thấy tự tin trong ấy tự tin trong ự tin trongcu c s ng.ộc sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên ống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên

Trang 2

Ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy việc giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nângcao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau mà quyết định phải xuấtphát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải xuấtphát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ sát, cácý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, thực hành và áp dụng

Trẻ luôn được thảo luận theo nhóm, theo cặp, sắm vai, tranh luận và phântích tình huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khả năng hòa nhập,tự giải quyết vấn đề một cách tự lập Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giốngnhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ

3 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi ởtrường mầm non trong một năm học 2023 – 2024

Khảo sát nghiên cứu và tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu trên trẻ 3 –4 tuổi, lớp 3TC3 ở trường mầm non nơi tôi đang công tác, với tổng số 12 họcsinh.

II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN1 Hiện trạng vấn đề

Trường tôi nằm giúp trẻm trên địa b n thuộc sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nênc 7 xã miều tốt thì nênn núi có điều tốt thì nênukiệm trong cuộc sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nênn kinh tết được những điều tốt thì nên đặc biệm trong cuộc sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nênt khó khăn Trường với 2 điểm trường cótổng sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên 249 học sinh gồm 12 nhóm lớp, trong đó nh trẻ có 3nhóm lớp với 46 học sinh, mẫu giáo gồm 9 nhóm lớp với 203học sinh

Tổng sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên cán bộc sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên giáo viên, nhân viên: 37 đồng chíCán bộc sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên quảm thấy tự tin trongn lý: 3 Giáo viên: 25 Nhân viên: 9.

Năm học 2023 - 2024 tôi được những điều tốt thì nênc phân công đứng lớp mẫugiáo 3TC3, gồm 2 giáo viên với tổng sống, trẻ nhận biết được những điều tốt thì nên 12 học sinh Trong đó có6 học sinh nam, 6 học sinh nững điều tốt thì nên, có những điều tốt thì nênng thuận biết được những điều tốt thì nênn lợc những điều tốt thì nêni, khó khănnhư sau:

a Ưu điểm

Được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sát sao cuả Ban giám hiệu nhàtrường, cũng như sự đồng tình giúp đỡ của chị em đồng nghiệp và các bậc phụhuynh

Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động trang thiếtbị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ

Đa số trẻ ngoan lễ phép, biết vâng lời và đi học chuyên cần, trẻ mẫu giáobé đã có sự nhận thức nên việc dạy trẻ ở một lứa tuổi đều có sự thuận lợi

Trang 3

Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lứa tuổi mẫu giáo bé vàcó nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ nên nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ và làmột giáo viên tôi luôn tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong mọi côngviệc Thực hiện tốt chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của Bộ giáodục và đào tạo

b Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Nhận thấy thực tế tại trường việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưađược chú trọng, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống chưa được đưa vào kếhoạch giáo dục chính, chưa có kế hoạch bài bản Vẫn chỉ là giáo dục kỹ năngsống thông qua các hoạt động trò chuyện, hoạt động ôn luyện…Nên trẻ lớp tôichưa có những kỹ năng sống cơ bản cần thiết.

Về phía giáo viên: Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹnăng sống cho trẻ Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình và chưa phối kết hợpchặt chẽ với với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Về phía phụ huynh, khái niệm rèn kỹ năng sống cho trẻ có lẽ còn xa lạ vàmới mẻ Họ chưa hiểu mục đích và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sốngcho trẻ Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ

Một số phụ huynh thờ ơ và bỏ qua những hành động sai của trẻ nên vôtình hình thành thói quen ở trẻ, khiến cho giáo viên rất khó khăn trong việc rènkỹ năng sống cho trẻ

Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, mỗi trẻ có một tínhcách, một tâm lý khác nhau, đòi hỏi giáo viên phải áp dụng mỗi trẻ một hướnggiáo dục khác nhau tuỳ theo tâm lý của từng đứa trẻ

Một số trẻ còn vụng về, lại có cá tính bướng bỉnh, chưa có thói quen nềnếp tốt; rụt rè, thiếu mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến; khi phát biểu nói không rỏràng, trả lời cộc lốc, không trọn câu; khi làm sai hoặc có lỗi với người khác ítnói lời xin lỗi, ai cho gì ít cảm ơn, ít thể hiện các kỹ năng của mình; vì thiếukinh nghiệm nên khi làm việc gì trẻ có ý nghĩ sợ làm sai, sợ mình không làmđược, vì thế trẻ không muốn làm cũng như tự tin thể hiện kỹ năng của mình đãcó được

Để giải quyết những hạn chế nêu trên không những cần có sự nỗ lực củagiáo viên mà còn cần sự giúp đỡ, phối kết hợp của gia đình và nhà trường Vàtrước thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay tôi đãsuy nghĩ làm thế nào để trẻ 3 - 4 tuổi có kỹ năng sống nhằm đáp ứng nhu cầuhiện nay, nên tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau:

2 Giải pháp thực hiện sáng kiến

Giải pháp 1: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ đồng nghiệp.

Trang 4

Để có thể thực hiện tốt “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

3-4 tuổi”, trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mụcđích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc các phươngpháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng,không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vàothực tế hàng ngày của trẻ Vì vậy, để giúp trẻ lớp tôi có được những kỹ năngsống cơ bản thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừngđọc và nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục trẻ mầm non 3-4 tuổi

- Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chuyên đề do phòng tổchức

- Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo,tạp chí mầm non:

+ Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (nhà xuấtbản đại học quốc gia)

+ Sách các hoạt động phát triển kỹ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo,sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống

+ Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sốngquanh ta trên các kênh truyền hình như VTV3 vào tôi chủ nhật hàng tuần…

Ví dụ: Khi cô nhìn thấy bé này đẩy bé khác cô hãy nói với bé bị đẩy, nóimột cách cương quyết: “ Mình không thích bạn xô đẩy mình như vậy, cánh taylà để ôm chứ không phải là để đẩy nhau”

- Không nên bắt trẻ hoạt động liên tục mà phải để dành thời gian vàkhoảng trống cho trẻ suy nghĩ

- Thỉnh thoảng cô giáo có thể tổng kết kết luận nhưng với thái độ thưgiãn, thoải mái, gợi mở

Ví dụ: Các con đã làm được nhiều việc mà không phụ thuộc vào ngườikhác, các con là những em bé ngoan, các con rất xứng đáng nhận được mộttràng pháo tay Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, dám tự tìm toì và suy nghĩ, dámđưa ra ý kiến của mình

Giáo viên còn phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo mọi hành vi, cử chỉ,lời nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề Chia sẻ với đồng nghiệp về một sốđiều nên làm và không nên làm trong quá trình giáo dục các kỹ năng sống chotrẻ để giúp trẻ tự tin hơn, dám nghĩ dám tìm tòi suy nghĩ và đưa ra ý kiến củamình

Trang 5

Để dạy trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấmgương để trẻ soi vào, để trẻ học làm người Chính vì vậy, không phương phápnào hiệu quả bằng phương pháp “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”.Những người dạy nội dung giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫumực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng sử, cách giải quyết vấn đề…Đây lànhững yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mìnhđể công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn

Giải pháp 2: Rèn kỹ năng sống qua tích hợp vào các hoạt động học vàcác hoạt động vui chơi khác ở mọi lúc mọi nơi:

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được thực hiện theo kế hoạch cụ thể,theo từng chủ đề để đưa ra những kỹ năng thích hợp giáo dục trẻ khiến cho trẻkhông bị nhàm chán, tạo cho trẻ có cảm giác mới mẻ và hứng thú tìm hiểu Giáodục kỹ năng sống cho trẻ có thể tích hợp trong các mặt giáo dục, trong sinh hoạthàng ngày của trẻ Tùy vào những chủ đề theo tuần, tháng mà tôi chọn những kỹnăng sống phù hợp để hình thành cho trẻ

Đối với trẻ mầm non trẻ rất dễ nhớ và cũng dễ quên, trước đây giáo viênthường giáo dục trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòngtránh qua lời nói, nhắc nhở, dặn dò trẻ thông qua các hoạt động học, vui chơi,sinh hoạt Với biện pháp như vậy tôi thấy không đạt hiệu quả cao vì giáo dụcxong trẻ có thể quên ngay và không nhớ lâu, vì thế tôi thiết nghĩ mình phải tìmra phương pháp để cho trẻ nhớ lâu hơn, đó chính là phương pháp giáo dục tạotình huống để trẻ được đưa ra những ý kiến, suy nghĩ và cách giải quyết của trẻkhi gặp tình huống khó khăn.

Ví dụ: Trong câu truyện: “Dê con nhanh trí” trước đây giáo viên thườnggiáo dục trẻ khi ở nhà một mình không được mở cửa cho người lạ, hoặc giáodục trẻ trong nội dung bài hát “Đàn vịt con” khi đi đến nơi đông người, thì phảiđi theo bố mẹ không chạy lung tung kẻo bị lạc Nhưng chưa đưa ra tình huốngnếu bị lạc thì con phải làm như thế nào? Để trẻ phát triển kỹ năng tự giải quyếtvấn đề tôi đưa ra tình huống và yêu cầu trẻ phải đưa ra cách giải quyết của mình,như vậy trẻ sẽ nhớ lâu Với tình huống nếu như trẻ ở nhà một mình, có mộtngười lạ đến gõ cửa thì trẻ sẽ làm như thế nào?

Tôi cho trẻ suy nghĩ cách giải quyết, nêu ý kiến, cô gợi mở cho trẻ hiểungười xấu đến hại trẻ, ăn trộm đồ dùng trong gia đình cũng có thể là người thânnhư: người thu tiền điện, bác hàng xóm, bạn của bố mẹ…

Trang 6

Cô kết luận các con sẽ không được mở cửa cho bất cứ ai khi các con ởnhà một mình, kể cả người đó thân quen với bố mẹ của mình.

Trong xã hội hiện nay, nhiều kẻ xấu lợi dụng sơ hở của các bậc phụhuynh, sự ngây thơ của trẻ em, nên tệ nạn bắt cóc trẻ em thường xảy ra tại nhiềunơi chính vì vậy tôi tạo tình huống trẻ bị lạc giữa chốn đông người như ở chợ,hoặc được bố mẹ đưa đi tham quan, hay đi chơi siêu thị.

Cô hỏi trẻ khi bị lạc con sẽ làm như thế nào?Trẻ đưa ra ý kiến của mình

Tình huống 2:

+ Các con đi theo người lạ

Hình ảnh trẻ nhận quà và đi theo người lạ

Cô nói: Các con không được đi theo người lạ, chạy lung tung, vì người lạchưa chắc đã là người tốt nên các con sẽ không tìm được ba, mẹ.

Tình huống 3:

+ Đứng một chỗ gọi to tên bố, mẹ

Gọi to tên mẹ để mẹ nghe tiếng đến đón mình

+ Tìm người tin cậy như chú công an, bảo vệ, nhân viên.

Dạy trẻ nhớ số điện thoại của bố, mẹ, đọc to số điện thoại của bố, mẹ chocô và các bạn cùng nghe.

Từ những tình huống cụ thể gần gũi dễ xảy ra trong cuộc sống đối với trẻ,và bằng cách trẻ được thảo luận, suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đểgiải quyết vấn đề, đó chính là kinh nghiệm của người lớn truyền lại cho trẻ vàtrẻ sẽ có nhiều vốn kiến thức, cũng như kỹ năng sống của trẻ được hình thành.

Rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn kỹ năng ứng xử các tình huống trongcuộc sống, kỹ năng hoạt động theo nhóm, ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng chốngtai nạn, rèn kỹ năng ứng xử văn hóa Trong khi đó trẻ mẫu giáo kinh nghiệmsống chưa có, đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi việc phòng chống tai nạn, xử lý tìnhhuống còn gặp nhiều khó khăn, trẻ ngây thơ chưa nhận biết được mối nguy hiểm

Trang 7

trong xã hội chính vì thế việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải thực hiện mọilúc, mọi nơi, trong tất cả các hoạt động trong ngày.

Hình ảnh bé tự rửa tay

Cho trẻ tập tự trải đầu cho bạn, cho bản thân

Trong giờ ăn cũng vậy tôi giáo dục trẻ những thao tác văn hóa trong ănuống qua đó dạy trẻ những kỹ năng tự lao động phục vụ, rèn tính tự lập như biếttự đi lấy bát thìa, biết tự lên lấy cơm, chia đĩa về các bàn ăn, khi ăn, biết ăn uốnglịch sự, không nói chuyện trong khi ăn, và chỉ ăn uống tại bàn ăn của mình, biếtcách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết ănhết xuất, không làm rơi vãi khi ăn, khi ăn nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn,ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất bát thìađúng nơi quy định, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn không làm ảnhhưởng đến người khác….

+ Giáo dục thông qua hoạt động thể dục

Giáo dục trẻ kỹ năng vận động, kỹ năng không xô đẩy khi xếp hàng, biếtthực hiện lần lượt

Hình ảnh trẻ biết thực hiện lần lượt

+ Giáo dục thông qua hoạt động nghệ thuật

Tôi sẽ tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, khả năngtưởng tượng và sáng tạo của mình, giúp trẻ tự tin mạnh dạn trong mọi hoạtđộng.

Ví dụ hoạt động tạo hình: Vẽ ngôi nhà của bé, cô giáo dục trẻ biết yêuquý ngôi nhà của mình, biết vệ sinh môi trường, sắp xếp đồ dùng gọn gàng sạchsẽ.

Trang 8

Đối với hoạt động âm nhạc dạy hát : Cả nhà thương nhau

Có trẻ không lên biểu diễn bài hát, cô hỏi trẻ con có yêu những ngườitrong gia đình con không? Trẻ trả lời: có ạ

Vậy thì cô mời con lên biểu diễn bài hát này nào? Như vậy trẻ sẽ mạnhdạn hơn, không còn nhút nhát nữa

+ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với vănhọc

Với hoạt động kể chuyện: Nhổ củ cải, cô kể truyện cho trẻ nghe, đàmthoại với trẻ nội dung câu chuyện, cô tổ chức cho chơi trò chơi, qua đó cô giáodục trẻ làm việc theo nhóm, không tham lam ích kỷ, biết lắng nghe ý kiến củangười khác, tôn trọng hợp tác với bạn bè, với những người xung quanh.

Hình ảnh cô kể chuyện cho trẻ

+ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học,hoạt động rèn kỹ năng sống:

Thông qua các chủ đề xây dựng các hoạt động dạy kỹ năng để rèn kỹnăng phù hợp cho trẻ.

Ví dụ: Qua chủ đề gia đình với hoạt động khám phá xã hội tìm hiểu vềcác thành viên trong gia đình của bé, cô cho trẻ được kể về thành viên trong giađình, công việc của bố, mẹ, chị qua đó giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, lắngnghe người khác nói, nói rõ ràng để người khác hiểu.

Qua chủ đề mùa hè của bé xây dựng hoạt động dạy kỹ năng phòng tránhđuối nước cho trẻ….

+ Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi.

Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủđạo, thông qua hoạt động này trẻ sẽ bộc lộ những hành vi tốt và không tốt Côgiữ vai trò quan sát hành động lời nói của trẻ trong khi chơi, để sửa, uốn nắn trẻ

Ví dụ: Qua góc chơi “Bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻhiểu được công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửilễ phép Như: Trẻ nói “ Bác ơi bác mua thứ gì nào? Trẻ khác trả lời: Mua bánh -trả tiền nè Tôi phải sửa ngay cho trẻ Khi mua hàng con phải hỏi bác ơi baonhiêu tiền một cái bánh, bán cho tôi một cái ạ, nếu trẻ đã biết thưa gửi lễ phéptôi sẽ gắn cho trẻ một bông hoa vào áo và cuối ngày nhận xét trước lớp Với

hình thức này các cháu rất thích

Hình ảnh trẻ chơi

Trang 9

Ví dụ chơi trò chơi gia đình nấu ăn: Khi trẻ bắc nồi lên để nấu thức ăn côhướng dẫn trẻ đặt đúng cách, nếu không sẽ bị đổ, bị bỏng gây nguy hiểm.

Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi đưa kỹ năng sống mạnh dạn tự tin,

một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tựtin, mạnh dạn của trẻ Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọitình huống ở mọi nơi

Ví dụ: Cô tổ chức cho 2 đội chơi trò chơi “Xếp quân lô tô” ở trò chơinày cháu thực hiện đúng luật chơi Trò chơi này giáo dục trẻ luôn tự tin mình sẽchiến thắng và tìm mọi cách động viên khích lệ trong nhóm cố gắng có ý chívươn lên.

Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vàocác chủ đề.

Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi xây dựngkế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các chủ để, tùy thuộc vào từng chủđề, từng thời điểm để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để giáodục trẻ cho phù hợp và đặt hiệu quả.

Chủ đề gia đình: Tôi giáo dục trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với

những người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịnem nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật,chơi vui vẻ với bạn,

Chủ đề động vật, bé yêu cây xanh: Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường,yêu quý các con vật, biết trồng nhiều cây xanh, không bẻ hoa, ngắt lá, lớp nhà, ởlớp giúp cô nhổ cỏ cho hoa

Ở chủ đề: “Nghề nghiệp” Ở chủ đề này giáo dục trẻ biết yêu quý cácnghề, và ước mơ của trẻ về các nghề đó

Chủ đề: “Giao thông” Giáo dục trẻ kỹ năng về một số quy định giao thôngkhi đi trên đường như: Đi trên đường phải đi vào lề đường, đi bên tay phải,không được chơi bóng, trò chơi trên lòng đường, khi sang đường phải có người

Trang 10

lớn dắt qua, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đi nhẹ, nói khẽ, khôngchen lấn xô đẩy nhau…

Chủ đề: “Tết và mùa xuân” Giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp , lịch sự, lễphép, yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.

Chủ đề: “Quê hương - đất nước” Giáo dục trẻ kính yêu Bác Hồ, giữ gìnbảo vệ môi trường quê hương.

Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng sốngcho trẻ

Sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên đóng vai trò quan trọngtrong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tạo được nền tảng vững chắc, kịp thờisửa chửa những lêch lạc của trẻ để trẻ sau này trở thành người con ngoan trò giỏ,là người công dân có ích cho xã hội

Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynhvề tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ mẫu giáo Trẻ có thểđối xử thô bạo đối với bạn sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lờinói không hay đối với bố, mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử Để phụhuynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ

Qua các buổi họp phụ huynh tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôidạy con theo khoa học và cách giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ lúc ở nhà Phụhuynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo Đồng thời nhắcnhở cháu trong giao tiếp với bạn bè, người lớn

3 Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơn vị.

Qua một thời gian áp dụng thực hiện những giải pháp trên, cùng với sựchỉ đạo, đóng góp của ban giám hiệu nhà trường, hỗ trợ của các đồng nghiệptrong nhóm lớp trong nhà trường qua các buổi dự giờ trên lớp tôi đã thu hoạchđược những kết qua sau:

* Về phía học sinh:

- 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tựlập

- Trẻ đi học đều dạt tỷ lệ 98% , trẻ chăm ngoan đạt từ 97% trở lên

- Trẻ có ý thức học tập tốt, biết lao động tự phục vụ, sắp xếp bàn ăn, tựchuẩn bị khăn, đĩa trong giờ ăn, tự xếp gối và chăn trước và sau khi ngủ…

- 100% trẻ khỏe mạnh, sạch sẽ, mạnh dạ, hồn nhiên

Việc áp dụng các biện pháp vào tình hình thực tế ở lớp đạt kết quả cụ thểnhư sau:

Ngày đăng: 26/07/2024, 20:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w