1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 4 tuổi trong trường mầm non

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non
Tác giả Nguyễn Thị A
Trường học Trường Mầm Non Minh Quang B
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Ba Vì
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 5,08 MB

Nội dung

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non chỉ đơn giản là dạy trẻ các kỹnăng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân, kỹ năng vệsinh đúng cách, kỹ năng hợp tác, hoạt

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

6 Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài 3

II BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

1 Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 3

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 5

5.1 - Biện pháp 1: Đưa giáo dục kỹ năng sống thành hoạt

5.2 - Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng

5.3

- Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho trẻ được lồng ghép qua các hoạt động hàng

ngày

10

5.4 - Biện Pháp 4: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với

5.5 - Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc

phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 13

Trang 2

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non”

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài:

“Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Sinh thờiChủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thươngyêu và quan tâm đặc biệt Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủtương lai của đất nước Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp cóxanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoithì dân tộc mới tự cường tự lập” Dạy trẻ cũng như trồng cây non Trồng câynon được tốt thì sau này cây lên tốt Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thànhngười tốt, và giáo dục trẻ em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội

Và Người cũng ân cần nói với thiếu niên, nhi đồng: “Các cháu phải chăm ngoan,ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng,

lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau”, “Giữ kỷ luật,chớ tự do phóng túng vì tự do phóng túng là không tốt”, “phải thật thà, dũngcảm” Tuổi các cháu còn nhỏ thì làm các công việc nhỏ Nhiều công việc nhỏcộng lại thành công việc to”, “Mong các cháu mai sau lớn lên thành nhữngngười dân xứng đáng với nước độc lập, tự do”… Những câu nói đó của Bác làmuốn hướng tới một thế hệ trẻ phát triển toàn diện nhất là phát triển về mặt kỹnăng sống

Nhưng trong xã hội hiện đại hiện nay, chất lượng cuộc sống nâng cao vàtrẻ em được hưởng thụ cuộc sống đầy đủ, ăn ngon mặc đẹp, Tuy nhiên trẻđược bao bọc kỹ lưỡng, nuông chiều thái quá dẫn đến mất đi tính tự lập Trẻ trởnên ỷ lại, lười nhác và khi lớn lên không muốn phấn đấu và khó có thể tự lập.Hiện nay công nghệ ngày càng phát triển, mạng xã hội trở nên thông dụng dẫnđến việc trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ ngày càng kém Trong gia đình việctrao đổi giữa bố mẹ và con cái không còn nhiều nữa Đây là một trong nhữngnguyên nhân khiến trẻ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình Lâu dầntrẻ không cảm thấy được tình cảm gia đình, tình yêu thương và lâu dần sẽ bịchai sạn về mặt tình cảm, dễ dẫn đến tâm lý tiêu cực Chúng ta bắt gặp không ítnhững trường hợp đáng tiếc xảy ra với trẻ trong cuộc sống Vì vậy giáo dục kỹnăng sống là một lĩnh vực đã được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào chương trìnhgiáo dục từ cấp học mầm non đến cấp học phổ thông

Trang 3

Nhưng nói về thời kỳ thích hợp, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải làgiáo dục sớm, phù hợp với thời điểm trẻ có khả năng tiếp thu các kiến thức, kỹnăng tốt nhất Giai đoạn vàng hay còn gọi là cửa sổ cơ hội của trẻ là từ 0 – 6tuổi Đây là giai đoạn cung cấp những kích thích để tạo thành nhiều kết nối thầnkinh trên não bộ giúp trẻ đạt được tiềm năng tối đa, giúp trẻ phát triển của trẻ cả

về thể chất lẫn tinh thần

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non chỉ đơn giản là dạy trẻ các kỹnăng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân, kỹ năng vệsinh đúng cách, kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng nhóm để giúp trẻ ngày càng trởnên mạnh dạn, tự tin hơn Song tôi thấy thực tế tại trường tôi thì việc giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ chưa được chú trọng nên trẻ lớp tôi hoàn toàn chưa cónhững kỹ năng cơ bản ấy Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việccác kỹ năng sống của trẻ còn kém

Vì vậy đã thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” nhằm phát triển

các kỹ năng cho trẻ một cách tích cực có hiệu quả nhất, đạt được những yêu cầutrong độ tuổi đề ra Và mong muốn những biện pháp của tôi sẽ được áp dụngkhông chỉ trẻ 3- 4 tuổi ở trường tôi mà sẽ được áp dụng với các trường khác trênđịa bàn

2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm ra biện pháp cụ thể nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ đúng lúc,phù hợp đặc điểm vùng miền, với lứa tuổi, với từng đối tượng trẻ Việc nâng caochất lượng dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải việc làm trong một sớm mộtchiều mà tôi còn xác định đây là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài đòi hỏi ngườigiáo viên cần tìm tòi, sáng tạo, đồng thời phải kết hợp với đồng nghiệp, phụhuynh để đạt được hiệu quả cao

3 Đối tượng nghiên cứu:

Trẻ 3-4 tuổi lớp C2

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm:

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trườngmầm non

5 Các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp quan sát

Phương pháp đàm thoại

Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

Phương pháp trải nghiệm thực hành

Phương pháp giảng giải thuyết trình

Trang 4

Phương pháp phối hợp với phụ huynh

6 Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài:

và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầmnon ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của

Bộ Giáo dục và đào tạo, đã được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

28/2016/TT-Căn cứ kế hoạch số 1115/KH-GD$DT-MN ngày 8/9/2022 của phòngGD$DT Ba Vì về tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 cấp họcmầm non huyện Ba Vì

Căn cứ hướng dẫn số 1116/KH-GD$ĐT- GDMN ngày 09/09/2022 củaPhòng GD$ĐT Ba Vì về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp họcmầm non năm học 2022 - 2023

Căn cứ kế hoạch số 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 về việc tổ chứcthực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường mầm non Minh Quang B

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường, của lớp tôiđăng ký đầu năm là Phát triển kỹ năng tình cảm- xã hội đạt 94%

Căn cứ đặc điểm tâm sinh lý trẻ lứa tuổi 3-4 tuổi, trẻ đã có thể tự phục vụbản thân, thích giúp đỡ người lớn, thích giao tiếp với những người xung quanh,thích chơi cùng bạn bè, có khuynh hướng chia sẻ, quan tâm đến người khác

2 Cơ sở thực tiễn:

* Thuận lợi :

- Năm học 2022- 2023 tôi được phân công dạy lớp 3- 4 tuổi Là một giáoviên bốn năm liên tục được phân công dạy lớp 3- 4 tuổi, cùng với cô Trần ThịLiên có tuổi đời còn trẻ năng động, có trình độ chuyên môn tốt và thành thạo vềcông nghệ thông tin, thường xuyên được Ban Giám Hiệu cho đi tập huấn chuyên

đề và tổ chức các lớp chuyên đề tại nhóm lớp

- Được sự quan tâm của phòng giáo dục đào tạo Huyện Ba Vì đã tổ chứccác chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để học hỏi, nâng cao chuyênmôn, nghiệp vụ

- Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường về cơ sở vật chấtchuẩn, đáp ứng yêu cầu: Diện tích lớp rộng 110m2, sạch sẽ thoáng mát, đảm bảo

Trang 5

ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè Được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy

- Lớp có tổng số 16 cháu, trong đó : 9 nam và 7 nữ Có 12 cháu thuộc dântộc thiểu số, 8 cháu đã học qua lớp nhà trẻ, còn lại là trẻ mới chưa được đi họchoặc đi học không đều nên công tác ổn định phải mất một thời gian trẻ mới bắtnhịp làm quen được với các nề nếp của lớp

- Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm,không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh

- Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ

năng sống cho trẻ Chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực

3 Số liệu điều tra trược khi thực hiện đề tài:

Bảng khảo sát đầu năm

(Tổng số trẻ: 16 trẻ)

Nội dung khảo sát

Đầu năm

Số trẻ đạt

Tỉ lệ

%

Số trẻ chưa đạt

4 Các biện pháp thực hiện:

- Biện pháp 1: Đưa giáo dục kỹ năng sống thành hoạt động học chính cho trẻ

Trang 6

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề.

- Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày

- Biện Pháp 4: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp

- Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục

Để giúp trẻ có bước đệm vững chắc khi bước vào môi trường mới Cần cho trẻ học hỏi và rèn luyện vững các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng

tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm… Việc rèn luyện cho con các kỹ năng sống và học tập sớm sẽ giúp các con mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi kết nối với bạn bè, người thân và thầy cô

Ở lớp tôi phụ trách, tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động học, soạn giáo án và tìmhiểu các phương pháp dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản, thiết thực cho trẻ

Ví dụ: Qua hoạt động học kỹ năng sống: giáo dục kỹ năng chào hỏi, lễ phép cho trẻ Trẻ được học cách chào hỏi lễ phép với bố mẹ, ông bà, thầy cô và các bạn

(Hình ảnh 1: Hình ảnh trẻ học kỹ năng chào hỏi, lễ phép)

Ví dụ: Qua hoạt động học kỹ năng sống: Tình yêu thương Trẻ sẽ nhận biết đượctình yêu thương của bố mẹ với bản thân trẻ thể hiện qua lời nói, cử chỉ gần gũi, chăm sóc, biết được mội số lời nói, hành động yêu thương với bố mẹ

(Hình ảnh 2: Một số hình ảnh trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống)

Qua các hoạt động học kỹ năng trẻ tự tin hơn, biết lễ phép chào người lớn đủ câu, hòa đồng, biết yêu thương và thể hiện tình yêu thương với bố mẹ và mọi người xung quanh

5.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề.

Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi đã phối hợpvới giáo viên trên nhóm lớp xây dựng kế hoạch và thống nhất đưa vào các chủ

đề, các hoạt động ở lớp, tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọn

Trang 7

nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để dạy trẻ cho phù hợp nhằm đạt hiệuquả cao.

* Ví dụ:

* Ở chủ đề: “Trường mầm non” Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như:

Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui

vẻ thân thiện, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ bạn bè…

* Chủ đề gia đình: Tôi dạy trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với những

người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ

bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép…

* Ở chủ đề: “Nghề nghiệp” Ở chủ đề này tôi thường lồng ghép các bài thơ

câu đố để trẻ hiểu ý nghĩa của các nghề từ đó trẻ biết tuân thủ sự phân công,phối hợp với bạn bè để hoàn thành công việc chung, khả năng sáng tạo, diễn tả ýtưởng, kỹ năng sử lý tình huống

*Chủ đề: “ phương tiện giao thông” Dạy trẻ kỹ năng tuân thủ một số quy

định giao thông khi đi trên đường, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đinhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy nhau…

Ví dụ: Qua câu chuyện “Đèn giao thông” tôi giáo dục trẻ khi đi trên đường phảituân thủ theo tín hiệu của đèn giao thông

(Hình ảnh 3: Hình ảnh câu chuyện “đèn giao thông”)

* Chủ đề: “Tết và mùa xuân” Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp , lịch sự, lễ phép,

yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường

* Chủ đề: “ Quê hương - đất nước” Dạy trẻ kính yêu Bác Hồ, lễ hội của

quê hương, đất nước, giữ gìn bảo vệ môi trường

Qua việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào các chủ đề, qua mỗi chủ đề tôithấy trẻ lớp tôi có thêm được rất nhiều các kỹ năng: Trẻ nói được câu đầy đủ,biết trân quý các nghề, biết xếp hàng khi được đi chơi và đặc biệt là biết một sốviệc làm, lời dạy của Bác từ đó trẻ biết yêu quý, kính trọng và làm theo lời Bácdạy

5.3 Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày.

5.3.1 Giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép trong hoạt động học.

- Hoạt động làm quen văn học:

Tôi kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ trả lời, Cho trẻ nhập vàovai các nhân vật trong câu truyện giáo dục trẻ làm việc theo nhóm, không thamlam ích kỷ, biết lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng hợp tác với bạn bè,với những người xung quanh

Trang 8

- Hoạt động nghệ thuật: Như nhảy múa, ca hát, vẽ tranh…Tôi sẽ kích thích

trẻ bộc lộ những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, khả năng tưởng tượng và sáng tạocủa mình

Ví dụ: Trong tiết vận động múa minh họa cho bài hát “Cháu lên ba”

+ Trẻ nói: Cô ơi con không biết múa

+ Cô: Thế con có yêu quý các cô giáo của mình không nào? À con yêu quý côgiáo của mình, vậy cô con mình cùng nhau múa nhé Từ những lời động viênkhích lệ đó trẻ sẽ có hứng thú và tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong hoạt động để từ

đó trẻ sẽ mạnh dạn, chủ động, tự tin trong những giờ hoạt động khác

( Hình ảnh 4: Trẻ tự tin lên sân khấu vận động theo lời bài hát)

- Hoạt động khám phá xã hội: Qua bài tìm hiểu động vật sống trong rừng

“ Hổ, báo, cừu, khỉ, voi…” Trẻ biết đặc điểm riêng của từng con vật từ nhữngcâu hỏi cô đưa ra như: Các con có biết con thỏ có mấy chân và con thỏ sống ởđâu? Con thỏ thích ăn gì các con nhỉ? Trẻ trả lời “thưa cô con thỏ thích ăn càrốt ạ” cứ như vậy trong một tiết học với hàng loạt câu hỏi cô đưa ra thì trẻ nàocũng được tham gia, với trẻ ít nói cô gọi nhiều và thường xuyên hơn

- Hoạt động giáo dục thể chất : Tôi cùng các giáo viên khác tổ chức cho

trẻ các vận động như : Đi trên ghế thể dục, đi kiễng gót, đi trong đường hẹp,xém xa bằng một tay, ném trúng đích bằng một tay, bò trong đương hẹp, bật tiến

về phía trước và một số trò chơi vận động: lăn bóng, lộn cầu vồng, qua đó rèncho trẻ các kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vậnđộng

(Hình ảnh 5: Một số hình ảnh của trẻ trong hoạt động thể chất)

- Hoạt động “ làm quen với toán” dạy trẻ : Nhận biết một và nhiều, nhận

biết các nhóm số lượng, ghép tương ứng, ghép đôi, sắp xếp theo quy tắc, tôi sửdụng trò chơi đặt thẻ số tương ứng với đồ vật, đội nào gắn đúng nhanh đội đó sẽchiến thắng Như vậy buộc trẻ phải thảo luận với nhau, hợp tác mới hoàn thànhbài tập và trong giờ học nào tôi cũng sưu tầm những đồ dùng sáng tạo

Thông qua chủ đề gia đình tôi cho trẻ chia sẻ những thông tin về gia đình,cho trẻ kể về những thành viên trong gia đình mình, những việc mà trẻ thườnglàm ở nhà, qua đó giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, lắng nghe người khác nói, nói

rõ ràng để bạn hiểu

5.3.2 Giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép trong hoạt động vui chơi.

- Ở lứa tuổi mầm non chơi luôn là hoạt động chủ đạo“học mà chơi, chơi màhọc”, đối với các cháu cuộc sống không thể thiếu những trò chơi Vì vậy tôi luônuốn nắn và sử sai ngay cho trẻ trong khi chơi đặc biệt qua các trò chơi ở gócphân vai

Trang 9

Ví dụ: Qua góc chơi “bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻ hiểuđược công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễphép Giai đoạn đầu trẻ còn chưa mạnh dạn trong khi chơi, tôi nhập vai làmngười bán hàng khi cháu mua hàng tôi chủ động hỏi trẻ “ Bác ơi bác mua thứ gìnào? Trẻ nói mua rau – trả tiền nè Tôi phải sửa ngay cho trẻ Khi mua hàng conphải hỏi bác ơi bao nhiêu tiền một mớ rau, bán cho tôi một mớ ạ, nếu trẻ đã biếtthưa gửi lễ phép tôi sẽ gắn cho trẻ một bông hoa vào áo và cuối ngày nhận xét

trước lớp Với hình thức này các cháu rất thích

(Hình ảnh 6: Một số hình ảnh góc bán hàng)

* Qua các góc chơi trọng tâm là góc sách truyện: Tôi thường xuyên sưu

tầm những cuốn chuyện tranh với màu sắc bắt mắt, hình ảnh rõ nét, có hình họa

cụ thể phù hợp với các chủ đề: con vật, cây cối, giao thông, Các cuốn sáchđược bày ngay ngắn trên giá vừa tầm tay với của trẻ Trẻ có thể tự tay tìm cuốnsách mình thích Cô đọc truyện cho trẻ nghe, hướng dẫn trẻ mở sách, kể chuyệntheo tranh từ đó giúp trẻ có kỹ năng nghe và trí tưởng tượng, tư duy tốt hơn, trẻ

có kỹ năng mở sách và nhìn tranh tự kể truyện

(Hình ảnh 7: Các con chơi hoạt động ở góc sách truyện)

* Qua hoạt động vui chơi: Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn

trong nhóm Tình bạn ổn định bắt đầu nảy sinh Chúng sẵn sàng chia sẻ với bạn

và tình bạn trở nên quan trọng với trẻ

Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùnglàm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này Khảnăng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn Ở kỹ năngnày tôi sử dụng trò chơi để dạy trẻ:

Với hoạt động này tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như:

Cô giáo, bác sỹ, xây dựng doanh trại, xây dựng ngã tư đường phố……Thôngqua đó để giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ, bởi trong các trò chơi xã hộinày trẻ sẽ được hình thành và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo

(Hình ảnh 8: Một số hình ảnh trẻ chơi hoạt động góc bé làm bác sĩ)

5.3.3 Giáo dục kỹ năng sống ở góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ.

Ngoài ra tôi còn xây dựng góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ chơi thườngxuyên như: Cởi cúc, đóng cúc áo, kéo khóa, gấp quần áo, chải tóc…

(Hình ảnh 9 : Trẻ chơi ở góc thực hành kỹ năng sống)

- Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Vì vậy tôi đãthường xuyên tổ chức cho trẻ các trò chơi mang tính lành mạnh để trẻ đượctham gia học tập và vui chơi

5.3.4 Giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép trong các hoạt động khác.

Trang 10

- Ngoài hoạt động chung, hoạt động vui chơi ra tôi còn hướng dẫn dạy trẻ kỹnăng sống thông qua các hoạt động khác như:

- Trong giờ đón trả trẻ: Tôi cùng các giáo viên khác trò chuyện với trẻ,

giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy địnhngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơi, khôngnói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác

(Hình ảnh 10: Trẻ đã có kỹ năng cất ba lô)

- Trong giờ thể dục sáng: Dạy trẻ đi theo hàng lối, xếp hàng, không chen lấn

xô đẩy bạn…

- Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa

tay bằng xà phòng, cách trải tóc, cách gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy

định…

- Trong giờ ăn cũng vậy tôi dạy trẻ những kỹ năng tự lao động phục vụ, rèn

tính tự lập như: Biết tự đi lấy bát thìa theo số lượng của tổ mình và biết được lầnlượt ngày trực nhật của mình theo tổ, khi ăn phải ăn hết xuất, không làm rơi vãi,nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất bát thìađúng nơi quy định, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn không làm ảnhhưởng đến người khác… Ngoài ra trước những giờ ăn tôi thường lồng ghép cácbài hát, bài thơ “Giờ ăn” Dạy lồng ghép kỹ năng vệ sinh và giờ ăn cho trẻ

(Hình ảnh 11: Trẻ tự rửa phục vụ trong giờ ăn)

- Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi đưa kỹ năng sống tự tin: Một trong

những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tựtrọng của trẻ Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũngnhư trong mối quan hệ với những người khác Kỹ năng sống này giúp trẻ luôncảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi

(Hình ảnh 12: Một số hình ảnh hoạt động ngoài trời)

5.3.5: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâmsinh lý cho trẻ Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạngkhông hiểu được nhau Mà lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hộichúng ta ngày nay, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích Mô hìnhnày tạo cơ hội cho giáo viên có thể dạy cho trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội

để khám phá những sở thích, những mối quan tâm chung của nhau

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường chotrẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết Và tôi đưa ra quyđịnh phải biết “chia sẻ” và không tranh giành đồ chơi với bạn

(Hình ảnh 13: Trẻ chia sẻ, cùng nhau chơi đồ chơi)

Trang 11

Tôi lên kế hoạch rèn cả lớp nói chung, cứ vào các buổi chiều bình bầu và nhậnxét buổi chơi, tôi cho cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranhgiành đồ chơi thì bạn đó sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ

sẽ được bé ngoan

Ngoài ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái

là tôi giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biếtđược điều gì nên làm và điều gì không nên làm và nhân cách sống của trẻ sẽ

được phát triển toàn diện hơn

(Hình ảnh 14: Trẻ lễ phép chào cô khi đén lớp và bình bầu, cắm cờ vào các

buổi chiều)

Tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục Giúp trẻthấy các nhân vật trong câu truyện , bài thơ khi giao tiếp với nhau như thế nào?VD: bài thơ “cảm ơn, xin lỗi”

- Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng cũng

có những trẻ chậm chạp, thụ động hay quá nóng nảy… Vì thế giáo viên cần phảibiết rõ tính cách của từng trẻ để có thể cho các trẻ chơi với những người bạnthích hợp với cá tính nhằm tránh sảy ra những va chạm về tính cách Vì vậytrước khi chơi tôi thường cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ chơi của bé”

Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “ Giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thânthiện, tự nhiên Dạy trẻ phải luôn luôn giữ lời hứa khiến cho buổi nói chuyện trởnên thật thoải mái, thật chân thành khi tham gia những hoạt động vui chơi ở lớp

5.4 Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp.

Để có thể thực hiện tốt “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” trước hết giáo viên mầm

non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáoviên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúptrẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểubài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ Vì vậy, đểgiúp trẻ 3-4 tuổi lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình,sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừng đọc và nghiên cứu kỹchương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 3-4 tuổi

- Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chuyên đề do phòng tổ chức

- Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạpchí mầm non, thông tin đại chúng, đài truyền thanh

Trên thực tế hiện nay ở trường mầm non Minh Quang B chúng tôi, đội ngũgiáo viên còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục

Trang 12

trẻ Qua kiểm tra, đánh giá đầu năm có rất nhiều trẻ còn chưa biết chào cô, chàokhách, chưa có kỹ năng giao tiếp, chưa có kỹ năng tự phục vụ…Hoạt động dạy

kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôi nói chung và ở lớp tôi nói riêng chưa thựchiện tốt, chưa lồng ghép tích hợp vào các hoạt động, giáo viên hầu như khôngmấy để ý và đi sâu vào hoạt động này Tôi nhận thấy đây là một vấn đề quantrọng vì nó quyết định đến nhân cách của trẻ sau này

Vì vậy qua việc tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi qua truyền thông, báo đài,tài liệu cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại, tôi đã nắm vững đượccác phương pháp để dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản nhất Nhận thấy đây là việcquan trọng và cần thiết đối với trẻ nên trong các buổi họp sinh hoạt chuyên môn

của khối tôi chia sẻ với đồng nghiệp về các biện pháp “ Dạy kỹ năng sống cho trẻ” để dạy trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấm

gương để trẻ soi vào, để trẻ học làm người Những người dạy nội dung giá trị và

kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cáchứng sử, cách giải quyết vấn đề…Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi các côgiáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn Vàtôi đưa ra những điều mà giáo viên nên và không nên trong việc giáo dục kỹnăng sống cho trẻ đó là:

- Không nói dài và nói nhiều

- Không luôn đưa ra lời đáp có sẵn mà để trẻ tự tìm tòi

- Không vội vàng phê phán đúng, sai như một quan tòa nhưng kiên trì giúptrẻ tranh luận và kết luận

- Không mớm ý cho trẻ phát biểu ý kiến mà người lớn trông đợi

- Không nên bắt trẻ hoạt động liên tục mà phải để dành thời gian và khoảngchống cho trẻ suy nghĩ

- Thỉnh thoảng cô giáo có thể tổng kết, kết luận nhưng với thái độ thư giãn,thoải mái, gợi mở

Ví dụ: “Các con đã tự mình làm được nhiều việc mà không phụ thuộc vào ngườikhác, các con là những em bé rất giỏi các con rất sứng đáng nhận được mộttràng pháo tay” Điều này sẽ giúp cho trẻ tự tin hơn, dám tự tìm tòi và suy nghĩ,giám dua ra ý kiến của mình

- Quả thật việc thay đổi nếp cũ là rất khó, nhưng trong những buổi sinh hoạttôi thường đưa những giá trị của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như:

- Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ

- Kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe tốt

- Ý thức về bản thân và sẵn sàng học những kỹ năng mới

- Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình lên trẻ

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w