1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi a1 trường mầm non tam đa huyện yên phong tỉnh bắc ninh

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Muốn trẻ tự lập cần hình thành cho trẻ kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ.Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành và phát triển nhân cách Giáo dục kỹ năng sống chính là dạy những thói quen rất thường ngày trongsinh hoạt, học tập, giao tiếp và ứng xử giữa trẻ với những con người và sự vậtxung quanh Đối với trẻ, kỹ năng sống là rất cần thiết, nếu không có kỹ năng cơbản thì trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và cả về sau.Chính vì vậy, việc đưa giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động giáodục trong Trường Mầm non là một nội dung không những cần mà còn rất quantrọng đối với trẻ lứa tuổi mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc ý nghĩa vaitrò quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là với trẻ4-5 tuổi của lớp tôi, đây là lứa tuổi trẻ đã bắt đầu nhận thức, phân biệt đượcnhững hành vi đúng sai, biết được những gì mình nên làm hay không nên làm,thậm chí trẻ còn bắt đầu biết tự giải quyết một số tình huống trong cuộc sống.Với sự hiểu biết của bản thân, với trái tim người mẹ thứ hai tôi đã mạnh dạn

chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi A1Trường Mầm non Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ”

Trang 2

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi A1 TrườngMầm non Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Năm học 2022 - 2023 tôi chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi A1, tổng số 29 trẻ với15 bạn nữ và 14 bạn nam Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấycó một số ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế như sau:

a Ưu điểm

- Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao quan tâm bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, luôn quan tâm trong việc cải tạo cảnhquan sư phạm để tạo môi trường xanh - sạch - đẹp thân thiện tạo cho trẻ sânchơi sạch đẹp để trẻ có thể vui chơi thỏa thích, các con trong lớp ngoan ngoãn,khỏe mạnh, biết nghe lời cô giáo

- Bản thân giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yêu nghề, mếntrẻ, có năng khiếu trong nhiều lĩnh vực và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệmcũng như ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy.

- Các con trong lớp đa số đã học qua lớp 3 - 4 tuổi, trẻ ngoan ngoãn khỏemạnh biết nghe lời cô giáo.

- Phụ huynh quan tâm các hoạt động của trường lớp cũng như quá trìnhchăm sóc giáo dục trẻ.

b Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

- Các con tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ khôngđồng đều, nhiều cháu chưa có kỹ năng sống cần thiết, ngại tham gia vào cáchoạt động, thích được người khác nuông chiều phục vụ

- Một số trẻ khá hiếu động không chịu hợp tác với nhóm khi chơi Một sốtrẻ lại khá nhút nhát chưa dám thể hiện mong muốn suy nghĩ của bản thân.

- Giáo viên vẫn còn áp dụng một số hình thức biện pháp giáo dục truyềnthống trong quá trình dạy học, việc áp dụng phương pháp đổi mới chưa thực sựsáng tạo.

Trang 3

Tháng 10 năm 2022

STTNội dung khảo sát

Tổng sốtrẻ khảo

sát

ĐạtTỉ lệ%

Tỉ lệ%

1 Kỹ năng mạnh dạn tự tin, giao tiếp ứng xử

dục kỹ năng sống cho trẻ của lớp mình Tôi đã mạnh dạn áp dụng "Một số biệnpháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi A1 Trường Mầm non Tam Đa,huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh" góp phần vào quá trình thực hiện giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ một cách toàn diện nhất

2 Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi A1 Trường Mầmnon Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

a Biện pháp 1: Rèn một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Mục đích của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi ở lớp tôi nhằm giúptrẻ có kỹ năng cơ bản, có cách ứng xử hợp lý trong cuộc sống Trẻ biết được

Trang 4

những điều nên làm, điều không nên làm và có khả năng thích ứng với thay đổicủa điều kiện sống Từ xác định được mục đích của việc dạy kỹ năng sống chotrẻ tôi đã xác định được những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5tuổi ở lớp tôi như sau:

* Dạy trẻ kỹ năng sống tự tin trong giao tiếp ứng xử

Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân mình Vậy thì cha mẹ cũngnhư các cô có thể giúp trẻ gây dựng sự tự tin bằng cách tạo cho trẻ thật nhiều cơhội để rèn luyện và thành thục các kỹ năng sống mới Hãy tỏ ra thích thú và vuimừng mỗi khi trẻ thể hiện cho mình thấy trẻ đã tạo thành một kỹ năng mới vàkhen ngợi trẻ khi trẻ đạt được mục tiêu mình đề ra Trẻ em không phải trẻ nàocũng có sự tự tin luôn mà còn rất nhiều trẻ nhút nhát, sợ mình làm không đượcviệc sợ bị cô mắng, sợ các bạn cười cho nên việc trẻ không dám làm, dám nóivà dám phát biểu Vì vậy tạo sự tự tin cho cá nhân trẻ là rất cần thiết vì trẻ có tựtin trẻ mới làm tốt tất cả mọi việc và tự tin còn giúp cho trẻ mạnh dạn hơn tronggiao tiếp cũng như mọi hoạt động sau này

Trang 5

Hình ảnh: Trẻ đang đóng khuy áo và trẻ đang cất áo vào ba lô

* Dạy trẻ kỹ năng giữ gìn vệ sinh

Trẻ biết tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng nước muối sau khi ăn vàsau khi ngủ dậy, biết lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, xả nước sau khi đi vệsinh, đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, nhặt rác,bỏ rác vào đúng nơi quy định, biết tự đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và biết tựsát khuẩn tay bằng nước sát khuẩn khô đề phòng tránh lây lan các bệnh.

Trang 6

Hình ảnh: Trẻ nhặt rác và vứt rác đúng nơi quy định

* Dạy trẻ kỹ năng hỗ trợ người khác

- Lấy cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn cùng cô, trẻ biết xếp bát gọngàng sau khi ăn xong, biết lấy ly nước uống khi được nhờ, biết giúp cô tưới cây,biết giúp bạn giúp cô cất dọn đồ chơi

Việc xác định kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng được nhiệm vụcủa mình trong công tác chăm sóc trẻ

Hình ảnh: Trẻ cất đồ dùng học tập

b Biện pháp 2: Phát triển các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ thông quacác hoạt động hàng ngày

+ Thông qua giờ đón và trả trẻ

Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm lý của trẻ 4 -5 tuổi là trẻ đã biết sử

dụng liên tưởng trí nhớ để nhận lại và nhớ lại các sự vật hiện tượng, vì vậy việcrèn luyện kỹ năng cho trẻ phải thường xuyên liên tục.

Ví dụ: Khi trẻ đến lớp hay trẻ ra về, tôi luôn nhắc nhở trẻ phải biết chàocô, chào cha mẹ, hoặc chào người thân Từ đó giúp trẻ học tập nề nếp lễ giáo,thói quen lễ phép chào hỏi Qua nhiều lần như vậy, trẻ sẽ tự tin biết tự chào hỏimà không cần cô giáo phải nhắc nhở.

Trang 7

Hình ảnh: Trẻ chào cô, chào mẹ

Ví dụ: Khi trẻ đến lớp phải cất đồ dùng cá nhân vào đúng ngăn tủ có ký hiệu của mình, tôi đi cùng trẻ đến ngăn tủ đó và chỉ cho trẻ nhận ra đây là ngăn tủ có kí hiệu của trẻ Tôi giải thích cho trẻ khi cất đúng ngăn của mình thì khi ra về thì ra đúng ngăn tủ của mình lấy

Hình ảnh: Trẻ cất ba lô và lấy ba lô của trẻ

Trang 8

+ Thông qua hoạt động học

Để giáo dục kỹ năng cho trẻ trong các giờ hoạt động trên lớp tôi cho trẻthể hiện khả năng của mình trước bạn bè và cô giáo để trẻ có cơ hội chia sẻ vớicác bạn thông qua hoạt động nhóm Mặt khác, khi trẻ rèn luyện thường xuyênqua các hoạt động trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn khi thể hiện khả năng của mình cũngnhư giới thiệu về bản thân, gia đình mình trước cô giáo và các bạn trong lớp

Ví dụ: Hoạt động khám phá “Tôi là ai?”

Khi tổ chức hoạt động này, tôi cho trẻ tự lên giới thiệu về bản thân và giađình qua ảnh, tên, tuổi, giới tính, nơi ở, học lớp nào, trường nào, cô giáo nào, sởthích của mình Qua hoạt động trên tôi thấy trẻ rất tự tin, vui vẻ, hứng thú

Hình ảnh: Trẻ đang hào hứng kể về bản thân và gia đình mình qua ảnh

Nắm bắt được nhu cầu mong muốn của trẻ nên tôi thường xuyên tổ chứccác hoạt động khám phá nhằm khai thác tối đa các kỹ năng chia sẻ, hợp tác, sựkhéo léo, tính kiên trì nhẫn nại… của trẻ thông qua các trò chơi, hoạt động trảinghiệm hay cùng nhau thực hiện các dự án steam, các thí nghiệm vui… giúp trẻcảm thấy vui vẻ tự tin thoải mái như được chơi tại chính ngôi nhà của trẻ.

Trang 9

Hình ảnh: Trẻ khám phá sự đổi màu của nước bắp cải tím

Hình ảnh: Trẻ khám phá hạt nảy mầm

- Giờ hoạt động tạo hình: Trong giờ học tạo hình cần đến vở tạo hình và các nguyên liệu để làm tôi thường cho trẻ tự đi lấy những đồ dùng của mình, và sau khi học xong tôi cũng cho trẻ tự cất đồ dùng về đúng vị trí Qua đó giúp trẻ học được tính gọn gàng ngăn nắp.

Hình ảnh: Trẻ tự lấy và cất đồ dùng học tập

Trang 10

Sản phẩm của trẻ

+ Thông qua giờ chơi, hoạt động ở các góc

Đối với trẻ mầm non hoạt động vui chơi của trẻ là hoạt động chủ đạo, quađó hầu như bất kỳ đứa trẻ nào cũng luôn tò mò khám phá, muốn được trảinghiệm để thỏa mãn tính tò mò của bản thân, vì vậy trong giờ hoạt động chơi ởcác góc tôi luôn gợi ý để trẻ mạnh dạn tự tin chọn vai chơi,

Ví dụ: Ở góc phân vai khi trẻ chơi trò chơi Bé làm Bác sỹ, trẻ phải biết tựlấy đồ của mình ra để phục vụ khám cho bệnh nhân, Bác sỹ là người khám bệnhcho bệnh nhân Bác sỹ phải ân cần, nhẹ nhàng, niềm nở với bệnh nhân, bệnhnhân biết chia sẻ về bệnh của mình và phải biết nghe theo lời chỉ bảo của Bácsỹ và biết cám ơn Bác sỹ, như vậy trẻ đã hình thành được những kỹ năng giaotiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.

Trang 11

Hình ảnh: Góc phân vai (Bé tập làm Bác sỹ)

Hình ảnh: Các bé đang chơi bán hàng, nấu ăn

Trang 12

Qua góc chơi xây dựng: Các bác xây dựng cùng nhau thảo luận, phân công

công việc cho nhau

Với chủ đề nhánh gia đình của bé, trẻ xây dựng ngôi nhà, trong khi xâydựng thì tất cả trẻ trong nhóm phải cùng nhau thảo luận, phân công công việccho nhau và cùng làm công việc được giao, để cuối cùng trẻ hoàn thành côngtrình xây dựng của nhóm Đó là kỹ năng hợp tác, chia sẻ cùng làm việc

Hình ảnh: Các bé đang chơi góc xây dựng

+ Thông qua hoạt động chơi ngoài trời

Tiếp tục thực hiện xây dựng cảnh quan sư phạm trong và ngoài lớp học

đảm bảo “Môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, việc tạo cảnh

quan sư phạm trong và ngoài lớp học cũng là một tiêu chí đóng vai trò quantrọng không thể thiếu Xác định được tầm quan trọng đó nên tôi luôn chú ý tạocảnh quan sư phạm trong và ngoài lớp học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọngàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trívà trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ cóthể tự mình chăm sóc cây xanh, gần gũi với thiên nhiên Qua hoạt động nàykích thích trẻ yêu lao động, hình thành thói quen lao động ở trẻ và tạo cho trẻbiết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên, cây cối xung quanh mình Để hoạt động nàyđạt hiệu quả tốt, tôi thường tổ chức hoạt động lao động, chăm sóc vườn cây,vườn rau sạch của bé: Cho trẻ nhặt lá cây, nhổ cỏ, tưới nước…đặc biệt là cho

Trang 14

Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi Mèo đuổi chuột

Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi Kéo co

Ngoài vui chơi, ca hát cũng là một nội dung vô cùng quan trọng giúp trẻcảm thấy tinh thần thoải mái mỗi khi đến lớp Tôi thường xuyên mở những bản

Trang 15

Hình ảnh: Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ

+ Thông qua giờ ăn trưa, ngủ trưa và vệ sinh cá nhân

Trong giờ trẻ ăn tôi tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ ăn ngon miệng bằng cáchcùng trẻ chuẩn bị nhà ăn sạch sẽ, phân chia các nhóm thực hiện nhiệm vụ sắpxếp trang trí bàn ăn Tôi luôn quan tâm ân cần đến các bàn ăn của trẻ để độngviên, quan tâm đến trẻ để giúp các con ăn ngon miệng và đặc biệt là tạo cho cáccon sự, yêu thương như trong chính bữa cơm gia đình của trẻ.

Hình ảnh: Cô giáo tâm đến trẻ trong giờ ăn

Trang 16

Vào giờ ngủ trưa, trước khi các con ngủ tôi chuẩn bị phòng ngủ sạch sẽ, antoàn, mát mẻ về mùa hè, ấp áp vào mùa đông Để trẻ có một giấc ngủ ngon thìtrước khi ngủ tôimở các bài hát ru, dân ca êm dịu ru trẻ ngủ, … Trẻ khó ngủ, tôigần gũi vỗ về trẻ để trẻ dễ ngủ hơn và hát ru như vậy trẻ sẽ cảm thấy thoải máikhi được nằm gọn trong vòng tay âu yếm của cô và được nghe những lời hát rugiống như từ mẹ của mình giúp các con và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn Đồngthời khi trẻ ngủ tôi luôn bao quát, quan tâm đến các con từ những việc nhỏ nhấtnhư: Đắp chăn, theo dõi nhiệt độ cơ thể và sửa tư thế cho trẻ…

Hình ảnh: Cô chăm sóc trẻ ngủ

c Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh

Trong cuộc sống, một số gia đình ít dành thời gian, ít quan tâm đến con đãlàm ảnh hưởng đến tâm sinh lý trẻ Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đãthường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Trang 17

Hình ảnh: Giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh

Tôi thiết lập nhóm zalo riêng của lớp để cô giáo trao đổi các thông tin cầnthiết tới các bậc phụ huynh: thông tin về tình hình sức khỏe, kỹ năng thái độ củatrẻ khi học bài, việc làm này được phụ huynh rất ủng hộ và vui vẻ, tích cực traođổi, phản hồi về các thông tin các nội dung giáo viên đưa trên nhóm.

Hình ảnh: Nhóm zalo của lớp

Tôi luôn quan tâm với những trẻ có những biểu hiện cảm xúc trong ngàyít giao lưu với bạn bè tôi trao đổi trực tiếp đồng thời hướng dẫn phụ huynh cáchứng xử với con sao cho phù hợp, hướng dẫn phụ huynh cách kiềm chế cảm xúc,tuyệt đối không đánh mắng, không la hét và dọa nạt trẻ, trao đổi chia sẻ để phụhuynh hiểu về phương pháp giáo dục hướng đến đặc điểm cá nhân trẻ, không ép

Trang 18

buộc cháu này phải như cháu kia, đặc biệt không so sánh con mình với conngười khác giúp cho trẻ tự tin, chủ động, mạnh dạn tham gia hoạt động, khôngcòn e dè, nhút nhát…

Tôi luôn đổi mới xây dựng bảng tin tuyên truyền tại cửa lớp in các nộidung tuyên truyền về những điều cha mẹ cần biết, dinh dưỡng, bài thơ, câuchuyện, bài hát cô dạy trên lớp trong chủ đề treo ở cửa lớp để phụ huynh nắmbắt và hướng dẫn con tại gia đình, từ đó phụ huynh cũng có thêm các kiến thức,cách thức hướng dẫn con học tại nhà, từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin và khi đến lớprất vui vẻ, tích cực trình bày ý kiến của mình.

Hình ảnh: Bảng tuyên truyền của lớp

- Bên cạnh đó tôi cũng trao đổi với phụ huynh khi ở nhà hãy nói chuyện,chia sẻ, quan tâm đến trẻ nhiều Có được tình yêu thương của bố mẹ và mọingười trong gia đình, khi ra ngoài xã hội trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương,tạo hạnh phúc cho mình và cho mọi người Ngoài ra, tôi cũng luôn trao đổi vớiphụ huynh để nắm bắt, những biểu hiện, thay đổi của trẻ để có những địnhhướng tiếp cận, quan tâm, giao tiếp với trẻ hiệu quả hơn.

Trang 19

Hình ảnh: Phụ huynh chia sẻ quan tâm con tại nhà

3 Kết quả (áp dụng thực tiễn)a Kết quả đạt được

* Đối với trẻ

- Trẻ ở lớp vô cùng thích thú khi đến lớp, trẻ phấn khởi và thể hiện cáccảm xúc tích cực khi chơi các trò chơi Lớp học lúc nào cũng vui vẻ tràn ngậptiếng cười,

-Trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn, dần dần biết cách thể hiện các cảm xúctích cực nhiều hơn, góp phần vào việc hình thành nhân cách phát triển toàn diệncho trẻ cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần

* Đối với giáo viên

- Giáo viên cảm thấy sẽ vui vẻ và hạnh phúc, được bố mẹ tin tưởng trao

đổi và phối hợp cùng với cô trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp Gópphần vào việc xây dựng môi trường giáo dục cùng với toàn trường.

- Giáo viên có động lực hoàn thành tốt công việc hằng ngày, phát triển sựsáng tạo, tìm ra nhiều hơn các trò chơi thú vị hơn đối với trẻ Đặc biệt tôi đã thuvề cho mình một quan điểm giáo dục góp phần đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra

Trang 20

* Đối với phụ huynh

- Được phụ huynh tin tưởng, ủng hộ các hoạt động của lớp Thấu hiểu nỗivất vả của giáo viên mầm non.

- Nhiều phụ huynh đã thông cảm chia sẻ và phối hợp với giáo viên để tìmkiếm các nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.

- Phụ huynh đã an tâm gửi gắm con và đã nắm được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

BẢNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ CUỐI NĂM HỌC 2022-2023Tháng 5 năm 2023

STTNội dung khảo sát

Tổng sốtrẻ khảo

sát

ĐạtTỉ lệ%

Tỉ lệ%

1 Kỹ năng mạnh dạn tự tin, giao tiếp ứng xử

2 Kỹ năng tự phục vụ bản thân

b Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm

Thứ nhất: Giáo viên cần kịp thời ghi nhận rõ sự tiến bộ, tâm lý của trẻ để trao

đổi với phụ huynh của các con nhằm qua đó giúp đỡ các con có được hứng thúđối với quá trình học kỹ năng sống.

Thứ hai: Giáo viên cần tiếp tục cố gắng tìm tòi sáng tạo các phương pháp dạy

hay, học hỏi những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến áp dụng phù hợp với trẻ ở lớp.

4 Kết luận

Trẻ em luôn cần được yêu thương quan tâm của người lớn, sự yêu thươngquan tâm chăm sóc giáo dục tốt giúp trẻ từng bước trưởng thành, học đượcnhiều điều hay bổ ích để dần dần hoàn thiện bản thân

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

w