1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON MINH QUANG B

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Lĩnh vực/Môn: Giáo dục mẫu giáo

Tên tác giả: Doãn Thị Hồng

Đơn vị công tác : Trường Mầm non Minh Quang B

Năm học: 2022 – 2023

Trang 2

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾNKính gửi: Ban giám khảo chấm SKKN

Họ và tênNgày thángnăm sinh

Nơi công

Trình độchuyên

Tên sáng kiến

Doãn Thị Hồng 22/03/1989

TrườngMNMinhQuang B

viên Đại học

Một số biện pháp giáodục kĩ năng sống chotrẻ 4 - 5 tuổi tại trườngmầm non

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mẫu gáo

- Lĩnh vực tôi nghiên cứu thuộc lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 06/3/2022- Mô tả bản chất của sáng kiến:

Đề tài SKKN: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5

tuổi tại trường mầm non” trình bày đúng quy định văn bản Kết cấu gồm 03

phần chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị) Việc áp dụng phương pháp, được tiến hành theo các biện pháp sau:

* Biện pháp 1 Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp

* Biện pháp 2 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vàocác chủ đề.

* Biện Pháp3 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Biện pháp.4 Giải pháp tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năngsống

*Biện pháp 5 Giáo dục trẻ kỹ năng sống qua hoạt động khác trong ngày*Biện pháp 6 Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.

*Biện pháp 7 Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáodục kỹ năng sống cho trẻ.

- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thời gian

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Lợi ích có được từ sáng kiến đó là:

* Đối với giáo viên:

Trang 3

- Làm phong phú kho học liệu của nhà trường.

* Đối với phụ huynh

- Phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn về chương trình giáo dục mầm non đốivới kĩ năng sống cho trẻ.

- Phụ huynh biết chia sẻ, tương tác cùng giáo viên mọi công việc haynhững khó khăn mà giáo viên gặp phải.

- Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ

các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho phụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp

- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với conhơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những công việcphục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp

- Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sựquan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻlàm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiếnlần đầu (nếu có):

Họ vàtên

Nơi côngtác (hoặc

nơi thườngtrú)

Trình độchuyên

Trang 4

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu: 2

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm: 2

5 Phương pháp nghiên cứu: 2

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 2

II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

1 Cơ sở lý luận 2

2 Cơ sở thực tiễn 3

3 Những biện pháp thực hiện 6

4 Những biện pháp thực hành cụ thể 7

- Biết nắm phản hồi của nhóm khi hoạt động kết thúc… 9

4.2 Biện pháp 2 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào cácchủ đề 9

4.3 Biện Pháp 3 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 10

4.4 Biện pháp.4 Giải pháp tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống 12

4.5 Biện pháp 5 Giáo dục trẻ kỹ năng sống qua hoạt động khác trong ngày 13

4.6 Biện pháp 6 Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết 15

4.7 Biện pháp 7 Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 17

5 Hiệu quả của việc áp dụng vào sáng kiến 17

III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19

1 Kết luận 19

2 Khuyến nghị 19

TÀI LIỆU THAM KHẢOHÌNH ẢNH MINH HỌA

Trang 5

I ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta thường nói.

“Hiền giữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều là do giáo dục mà nên”

Chính vì vậy trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tươnglai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “Trẻ em hôm nay,thế giới ngày mai” Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải cósự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội Hiện nay thì nhiều phụhuynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mìnhvà rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽđến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệtlà hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ trong trường mầm non là điều rất cần thiết để giúp trẻ khám phá thế giớitâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quý trọng bản thân, nuôidưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cựctrong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực: Thể trạng, tâm hồn, trítuệ, tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với thế giớixung quanh, giúp cho quá trình học tập lâu dài của trẻ sau này.

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi nhận thức rằng ở lứa tuổi Việcgiáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giảipháp khác nhau mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gầngũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm củatrẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ xát, trao đổi kinh nghiệm, thực hành và áp dụng.Trẻ phải được thảo luận theo nhóm, phải được phát triển trí tuệ, sắm vai, tranhluận và phân tích tình huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khảnăng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập Đó chính là tiền đề gieomầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ.

Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vaitrò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ Tuy nhiên việcgiáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn,được áp dụng trong nhà trường Với trái tim người mẹ thứ hai trong năm học

2022 - 2023 đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số biện pháp giáo

dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non” tại trường mầm non.

2 Mục đích nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non.- Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thôngqua các hoạt động.

Trang 6

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi trongtrường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non tronghiện tại và những năm tiếp theo.

“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trườngmầm non” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh

dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ nhằm củng cố, rènluyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động hằng ngàycủa trẻ.

3 Đối tượng nghiên cứu:

Trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non nơi tôi đang công tác.

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm:

33 trẻ lớp 4 tuổi B1 tại trường mầm non nơi tôi đang công tác.

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thực hành - Phương pháp dùng lời nói - Phương pháp kiểm tra đánh giá - Phương pháp thực hành trải nghiệm.

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu

- Thực hiện đề tài tại lớp mẫu giáo 4B1 - Trường mầm non và được nhânrộng tại một số lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường

- Địa điểm: Trường mầm non Minh Quang B - Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 4 tuổi tại lớp B1

- Đề tài có thể áp dụng rộng rãi đối với trẻ 4 - 5 tuổi trong tất cả các trườngmầm non Vận dụng vào công tác giảng dạy ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi.

II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Cơ sở lý luận.

Căn cứ vào thông tư số: 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của BộGiáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáodục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày25/7/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo và đã được sửa đổi bổ sung bởi thông tưsố 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục và đào tạo;

Căn cứ vào kế hoạch số: 1115/KH-GD&ĐT-MN ngày 08/9/2022 củaPhòng giáo dục và đào tạo Ba Vì về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học2022- 2023 cấp học mầm non huyện Ba Vì;

Trang 7

Căn của hướng dẫn số:1116/PGDĐT ngày 09/9/2022 của Phòng giáo dụcvà đào tào về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn giáo dục mầm nonnăm học 2022- 2023;

Th c hi n k ho ch s : 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 k ho ch tực hiện kế hoạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổ ện kế hoạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổ ế hoạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổ ạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổ ố: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổ ế hoạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổ ạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổ ổch c th c hi n nhi m v n m h c 2022- 2023 tr ng MN Minh Quang B ực hiện kế hoạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổ ện kế hoạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổ ện kế hoạch số: 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 kế hoạch tổ ụ năm học 2022- 2023 trường MN Minh Quang B ăm học 2022- 2023 trường MN Minh Quang B ọc 2022- 2023 trường MN Minh Quang B ường MN Minh Quang B

Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2022- 2023 ngay từ đầu năm học nhàtrường đã triển khai đầy đủ các công văn đến 100% CBGVNV trong nhà trườngvà chỉ đạo toàn trường thực hiện.

Đối với tôi hay ai đi chăng nữa là giáo viên tôi thiết nghĩ trong nghànhmầm non làm như sau:

“Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thế trước hết phảiyêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được cáccháu Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này các cháuthành người tốt Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” Bác cho rằng :“Đứa trẻ hiền lành hay độc ác không phải do bản chất vốn có của trẻ mà chính làdo sự giáo dục của người lớn

“ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Thấm nhuần lời dạy của Bác, công tác giáo dục đào tạo thế hệ măng non– những người chủ tương lai của đất nước đã, đang và sẽ là chủ trương lớn củatoàn Đảng, toàn dân Để thực hiện tốt mục đích giáo dục này, cấp học mầm nonđã có những bước chuyển lớn nhằm góp phần đặt nền móng đào tạo con ngườiphát triển toàn diện – có đủ sức khoẻ, đủ trí tuệ, tài năng là những chủ nhântương lai của đất nước, lái con tàu Việt Nam ra đại dương, sánh vai các cườngquốc năm châu, thoả lòng Bác hằng mong ước

Và để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phảicó tấm lòng yêu nghề mến trẻ thực sự, bằng tất cả những gì mình có được cùngvới lương tâm nghề nghiệp để đầu tư trí tuệ, công sức lên mỗi cuốn giáo trình,mỗi trang giáo án Trong trường học cô giáo luôn được ví như là người mẹ thứhai gần gũi, thương yêu quý mến dạy dỗ trẻ và là điểm tựa vững chắc cho trẻngày từ buổi học đầu tiên trẻ đến trường, lớp Và trường mầm non cũng là nơiđào tạo, giáo dục trẻ hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách

2 Khảo sát thực trạng

Là một trường thuộc địa bàn miền núi của huyện Ba Vì có điều kiện pháttriển kinh tế xã hội còn đặc biệt khó khăn, xa trung tâm huyện đến hơn 30 km,giao thông đi lại còn khó khăn, trình độ dân trí nói chung còn thấp, đời sống củanhân dân còn nhiều khó khăn Trường có 2 điểm trường cách xa nhau

Trang 8

Trong quá trình triển khai nghiên cứu tôi đã gặp những vấn đề sau:

a Thuận lợi:

Về phía nhà trường: Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên

về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sángtạo của giáo viên, khích lệ chị em ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạtđộng chăm sóc giáo dục trẻ.

Về phía giáo viên: Bản thân tôi được tham gia các chuyên đề do phòng

giáo dục và trường tổ chức Trong đó có chuyên đề giáo dục kĩ năng cho trẻ

Về phụ huynh: Đưa con đi học đều, tỷ lệ chuyên cần cao.

Về học sinh: Số lượng trẻ vừa đủ, các cháu đi học đều, đảm bảo số lượng

và chất lượng

b Khó khăn: * Về phía trẻ:

Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: điện thoại, máy tính, tivi,các trò chơi điện tử

Vì trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm,không có tính tự lập, ích kỷ

Một số trẻ còn vụng về, lại có cá tính bướng bỉnh, chưa có thói quen nềnếp tốt; rụt rè, thiếu mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến; khi phát biểu nói không rỏràng, trả lời cộc lốc, không trọn câu; khi làm sai hoặc có lỗi với người khác ítnói lời xin lỗi, ai cho gì ít cảm ơn, ít thể hiện các kỹ năng của mình; vì thiếukinh nghiệm nên khi làm việc gì trẻ có ý nghĩ sợ làm sai, sợ mình không làmđược, vì thế trẻ không muốn làm cũng như tự tin thể hiện kỹ năng của mình đãcó được Trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói leo.

* Về phía giáo viên:

Trong thực tế ở trường mầm non và tại các nhóm lớp trình độ của mỗigiáo viên là khác nhau,

Giáo viên còn chưa chú trọng kĩ năng sống cho trẻ, Cô giáo còn chưathường xuyên và cập nhật những kĩ năng hay và mới lạ cho trẻ để trẻ có hứngthú hơn khi giáo dục kĩ năng sống Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynhtrong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Trang 9

mình Và ít quan tâm đến việc giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ, bố mẹ luôn losợ con mình làm không được nên không để cho con làm bất cứ công việc gì

Phụ huynh còn nuông chiều con thường làm thay cho con những côngviệc mà con mình yêu cầu.

Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năngsống cho trẻ.

Có một số phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực.

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài

Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 4-5tuổi.

Tổng số cháu là: 33 cháu.

Trước khi thực hiện đề tài kết quả khảo sát các cháu đầu năm như sau:

Bảng khảo sát về các kỹ năng sống của trẻ đầu năm

Mức độ nội dung khảo sát

ĐạtChưa đạtSố

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

1.Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi 14/33 42,4% 20/33 60%2.Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 12/33 36,3% 19/33 57,%3.Kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng

4.Trẻ mạnh dạn tự tin 10/33 30% 22/33 66,7%5.Kỹ năng nhận thức 12/33 36,3% 20/33 60%6.Kỹ năng vận động 15/33 45% 18/33 54%7.Kỹ năng thích nghi 10/33 30% 22/33 66,7%8 Kỹ năng vệ sinh 12/33 36,3% 21/33 63%

- Về giáo viên: Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ rèn kỹ năng sốnggiáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm sau:

Giáo viên còn nói nhiều, ít cho trẻ thực hành, không phát huy được tính tíchcực của trẻ khi tham gia các hoạt động trên lớp, chưa tìm tòi các kỹ năng mới đểcho trẻ rèn luyện nhiều Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năngsống cho trẻ Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình trong việc giáo dục kỹnăng sống cho trẻ Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáodục kỹ năng sống cho trẻ.

- Về nhận thức của trẻ : Do đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thíchkhám phá, tò mò, nên trẻ không thể chỉ ngồi nhìn Chính vì vậy nếu không trựcquan, không cho trẻ thao tác thực hành thì trẻ sẽ không tự mình thực hiện hay

Trang 10

nghĩ ra các cách xử lý thông minh, khoa học nhất Trẻ chỉ nhìn mà không thựchành thì hành vi của trẻ cũng không thường xuyên và ghi nhớ lâu.

Thông qua khảo sát trên tôi rút ra một số vấn đề sau:

Từ những tình hình và số liệu trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiệnkỹ năng sống của trẻ là rất thấp Vì vậy mà tôi đã mạnh dạn tìm cách trang bị,các kiến thức về kỹ năng sống và bền bỉ tận tâm rèn luyện những kỹ năng sống

cơ bản nhất cho trẻ lớp tôi thông qua đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ

năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non”

3 Những biện pháp thực hiện

Biện pháp 1 Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp

Biện pháp 2 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vàocác chủ đề.

Biện Pháp3 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Biện pháp.4 Giải pháp tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sốngBiện pháp 5 Giáo dục trẻ kỹ năng sống qua hoạt động khác trong ngàyBiện pháp 6 Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.

Biện pháp 7 Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáodục kỹ năng sống cho trẻ.

4 Những biện pháp thực hành cụ thể

4.1 Biện pháp 1 Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp

Để có thể thực hiện tốt “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5

tuổi tại trường mầm non” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu

nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắcđược các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mộtcách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng nhữngđiều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ Vì vậy, để giúp trẻ 4 - 5 tuổi lớp tôicó được những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghềđòi hỏi tôi phải không ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc vàgiáo dục trẻ mầm non 4 - 5 tuổi

- Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chuyên đề do phòng tổ chức.- Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạpchí mầm non.

+ Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻmầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 4 tuổi

+ Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non - Nhà xuấtbản Đại học Quốc gia.

Trang 11

+ Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻmẫu giáo

+ Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo.Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống…

+ Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sốngquanh ta trên các kênh truyền hình như VTV3 vào tối chủ nhật hàng tuần…

Trên thực tế hiện nay ở trường mầm non Qua kiểm tra, đánh giá đầu nămcó rất nhiều trẻ còn chưa biết chào cô, chào khách, chưa có kỹ năng giao tiếp,chưa có kỹ năng tự phục vụ…Hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôinói chung và ở lớp tôi nói riêng chưa thực hiện tốt, chưa lồng ghép tích hợp vàocác hoạt động, giáo viên hầu như không mấy để ý và đi sâu vào hoạt động này.Tôi nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng vì nó quyết định đến nhân cách củatrẻ sau này Chính vì vậy qua việc tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi qua truyềnthông, báo đài, tài liệu cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại, tôi đãnắm vững được các phương pháp để dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản nhất Nhậnthấy đây là việc quan trọng và cần thiết đối với trẻ nên trong các buổi họp sinh

hoạt chuyên môn của khối tôi chia sẻ với đồng nghiệp về các biện pháp “Giáo

dục kỹ năng sống cho trẻ” Để giáo dục trẻ được những kỹ năng sống thì việc

đầu tiên cô giáo phải là tấm gương để trẻ soi vào, để trẻ học làm người Chính vìvậy, không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “Dùng nhân cách đểgiáo dục nhân cách” Những người dạy nội dung giá trị và kỹ năng sống càngcần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng sử, cách giảiquyết vấn đề…Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô giáo cũng luônphải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn Và tôi đưa ranhững điều mà giáo viên nên và không nên trong việc giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ đó là:

- Không nói dài và nói nhiều.

- Không luôn đưa ra lời đáp có sẵn mà để trẻ tự tìm tòi

- Không vội vàng phê phán đúng, sai như một quan tòa nhưng kiên trì giúptrẻ tranh luận và kết luận.

Ví dụ: Khi cô nhìn thấy bé này đẩy bé khác cô hãy nói với bé bị đẩy, nóimột cách cương quyết, nhưng phải ôn tồn với bạn mình như: “Mình không thíchbạn xô đẩy mình như vậy, cánh tay là để ôm nhau, không phải là để đẩy nhau”.

- Không mớm ý cho trẻ phát biểu ý kiến mà người lớn trông đợi.

- Không nên bắt trẻ hoạt động liên tục mà phải để dành thời gian và khoảngchống cho trẻ suy nghĩ.

Trang 12

- Thỉnh thoảng cô giáo có thể tổng kết, kết luận nhưng với thái độ thư giãn,thoải mái, gợi mở.

Ví dụ: “Các con đã tự mình làm được nhiều việc mà không phụ thuộc vàongười khác, các con là những em bé rất giỏi các con rất sứng đáng nhận đượcmột tràng pháo tay” Điều này sẽ giúp cho trẻ tự tin hơn, dám tự tìm tòi và suynghĩ, giám đua ra ý kiến của mình.

- Quả thật việc thay đổi nếp cũ là rất khó, nhưng trong những buổi sinh hoạttôi thường đưa những giá trị của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như:

- Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.- Kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe tốt.

- Ý thức về bản thân và sẵn sàng học những kỹ năng mới - Có kinh nghiệm sống và biết soi xét

- Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình lên trẻ.- Thực hành tư duy sáng tạo và khai phá

- Biết sắp xếp phòng, nhóm lớp tạo bầu không khí hấp dẫn

- Biết chủ động phương pháp giáo dục Tác động kịp thời khi nhóm bế tắc- Biết tạo bầu không khí trò chuyện sôi nổi.

Ví dụ: Các con ơi cô con mình vừa hoạt động ngoài trời về, bây giờ sẽ đến

hoạt động gì các con? Nào chúng ta cùng chuẩn bị bắt đầu.- Biết nắm phản hồi của nhóm khi hoạt động kết thúc…

4.2 Biện pháp 2 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vàocác chủ đề.

Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi đã phối hợpvới giáo viên trên nhóm lớp xây dựng kế hoạch và thống nhất đưa vào các chủđề, các hoạt động ở lớp, tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọnnội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để dạy trẻ cho phù hợp nhằm đạt hiệuquả cao.

* Ví dụ:

* Ở chủ đề: “Trường mầm non” Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như:

Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vuivẻ thân thiện, lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡbạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành công việc…

* Chủ đề gia đình: Tôi dạy trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với những

người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn emnhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật, chơivui vẻ với bạn, không quậy phá làm ồn, nhận biết và thể hiện cảm xúc, chia sẻđồng cảm…

Trang 13

- Ngoài ra ở nhánh bản thân tôi lựa chọn kỹ năng tự phục vụ như: Tự mặc,cởi quần áo, cách sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, vệ sinh cá nhân, cách ăn uống,mặc quần áo phù hợp với thời tiết, sống gọn gàng ngăn nắp biết bảo vệ bản thântrước những tình huống nguy hiểm, không chơi những nơi mất vệ sinh, khôngnhận quà người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết kêu cứu khi gặpnguy hiểm, biết một số thông tin về bản thân như, tên, tuổi, sở thích và sử dụnglời nói rõ ràng, mạch lạc để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu của bản thân.

* Ở chủ đề: “Nghề nghiệp” Ở chủ đề này tôi thường lồng ghép các bài thơ

câu đố để trẻ hiểu ý nghĩa của các nghề từ đó trẻ biết tuân thủ sự phân công,phối hợp với bạn bè để hoàn thành công việc chung, khả năng sáng tạo, diễn tả ýtưởng, kỹ năng sử lý tình huống.

Ví dụ: Khi tổ chức một tiết học âm nhạc với bài dạy vận động múa minh

họa cho bài hát “Chú bộ đội” tôi tổ chức cho trẻ dưới hình thức làm đồ dùngminh họa cho bài hát như súng để vác trên vai như chú bộ đội, mũ tai bèo để trẻđội…

Từ đó trẻ có ước mơ về nghề trong tương lai, yêu thích các nghề của bố mẹ.

*Chủ đề: “phương tiện giao thông” Dạy trẻ kỹ năng tuân thủ một số quy

định giao thông khi đi trên đường, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đinhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy nhau…

* Chủ đề: “Tết và mùa xuân” Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, lịch sự, lễ phép,

yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.

* Chủ đề: “Quê hương - đất nước” Dạy trẻ kính yêu Bác Hồ, quan tâm

đến những di tích lịch sử, địa danh, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước,giữ gìn bảo vệ môi trường.

4.3 Biện Pháp 3 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Cách giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rấtquan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năngnền tảng để giúp trẻ nhận biết giá trị sống và hình thành kỹ năng sống Vì thếcần quan tâm và giúp trẻ một cách tự nhiên từng bước một trong suốt chiều dàiphát triển nhân cách của trẻ.

* Kỹ năng trẻ giao tiếp với bạn bè.

Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơiđa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích Mô hình này tạo cơ hội cho giáoviên có thể dạy cho trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sởthích, những mối quan tâm chung của nhau.

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường chotrẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết Và tôi đưa ra “tiêu

Trang 14

chí” không tranh giành đồ chơi với bạn trong tiêu chí này tôi lên kế hoạch rèncả lớp nói chung, cứ vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi chocả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đósẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ được bé ngoan, ngoàira trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là tôigiải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điềugì nên làm và điều gì không nên làm và nhân cách sống của trẻ sẽ được pháttriển toàn diện hơn

Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục.Giúp trẻ thấy các nhân vật trong câu truyện, bài thơ khi giao tiếp với nhau như thế nào? Bài thơ: “Biết cảm ơn xin lỗi”

Cảm ơn xin lỗi Dù với ai cũng phảiAi giúp cho cái gì Xin lỗi cho đàng hoàng Nhớ cảm ơn ngay đi Muốn trở thành bé ngoan

Lỡ làm điều sai trái Phải biết làm như vậy.

- Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng cũngcó những trẻ chậm chạp, thụ động hay quá nóng nảy… Vì thế giáo viên cần phảibiết rõ tính cách của từng trẻ để có thể cho các trẻ chơi với những người bạnthích hợp với cá tính nhằm tránh sảy ra những va chạm về tính cách Vì vậytrước khi chơi tôi thường cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ chơi của bé”

Giờ chơi đến rồi Chờ bạn cùng chơi Bạn lấy đồ chơi Cô thấy cô mừng Tôi ra trước nhé Cô khen ngoan thế.

Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “Giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thân thiện,tự nhiên Dạy trẻ phải luôn luôn giữ lời hứa khiến cho buổi nói chuyện trở nênthật thoải mái thật chân thành khi tham gia những hoạt động vui chơi ở lớp.

* Kỹ năng trẻ chào hỏi khi giao tiếp với người lớn tuổi.

Như ở phần đặt vấn đề tôi đã nêu các cháu hầu hết chưa có các kỹ năng,giao tiếp, kỹ năng chào hỏi… lí do phụ huynh đều là thuần nông và điều quantrọng họ chưa có khái niệm dạy kỹ năng cho trẻ, mà chủ yếu là nuông chiều vớisuy nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó chút cũng không sao Nhưngđiều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà dần dần sẽbiến thành thói quen khó thay đổi.

Vì vậy đối với trẻ người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép và tựnhiên, không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép cộc lốc và xuồngxã Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứngsử của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và người khác

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w