1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1.Lý do chọn sáng kiến:

Bậc tiểu học là bậc học đặc biệt quan trọng - bậc học đặt nền móng cho sựhình thành nhân cách của học sinh, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu chosự phát triển đúng đắn và lâu dài về phẩm chất, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kĩnăng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các bậc học tiếp theo Vì vậy bên cạnh cungcấp những vốn trí thức cần thiết thì việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, dạy học sinhcách “làm người” là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục nhằm góp phần đàotạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mĩ” để học sinh phát triển toàndiện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội.

Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại vàthích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.

Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường Rèn kĩ năng sống là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọng và nhất là trong thậpkỉ XXI khi sự nghiệp giáo dục đang được đẩy mạnh Việc rèn kĩ năng sống cho họcsinh đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiếtcủa việc hình thành nhân cách trong công tác giáo dục hiện nay Giáo dục trong nhàtrường luôn là vấn đề cần được quan tâm thì việc rèn kĩ năng sống cho học sinh cũngkhông kém quan trọng Bằng nhiều hình thức, nhiều con đường, trong đó việc rèn kĩnăng sống chiếm một vị trí quan trọng Qua việc rèn kĩ năng sống sẽ trang bị tri thức,hành vi cho trẻ Đồng thời nó định hướng cho học sinh tiểu học rèn luyện hành vi vàthói quen ứng xử tốt Trong sự phát triển nhân cách của học sinh, việc rèn luyện kĩnăng sống là đảm bảo cho học sinh có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện.Nếu không rèn kĩ năng sống thì không những sự ứng xử trong các tình huống sẽ phứctạp, gặp khó khăn, thậm chí mắc phải sai lầm, mà việc hình thành nhân cách toàn diệncủa trẻ bị hạn chế, phiến diện, việc xây dựng những thói quen hành vi dễ rơi vào chủnghĩa hình thức máy móc, lí trí và tình cảm không thống nhất với nhau đó là lời nóikhông đi đôi với việc làm thì dẫn đến hiện tượng lệch lạc về nhân cách.

Trang 2

Dạy kĩ năng sống cho tuổi trẻ học đường trong giai đoạn hiện nay là một yêucầu cấp thiết ở các trường phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng Ở bậc tiểu học,các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về Toán học, Khoahọc, tự nhiên xã hội,…, vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về cácchuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đógiúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủnghộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hànhđộng theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức Chính vì vậy việc rèn kĩ năngsống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáodục cần quan tâm.

Thực trạng hiện nay, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học cònnhiều hạn chế, nhiều thầy cô vẫn còn đang thắc mắc đặt ra là: Tại sao phải giáo dục kĩnăng sống cho học sinh và thực hiện như thế nào Việc rèn kĩ năng sống cho học sinhchưa có nét chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng của một số giáo viên, phụhuynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh cònchiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống chohọc sinh lớp mình đang dạy chỉ luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt…

Về phía học sinh, các em hay “nói trước quên sau” và chưa có khả năng vậndụng những điều đã học áp dụng vào thực tế, với học sinh tiểu học, tâm lý độ tuổi chothấy các em rất hiếu động các em có nhu cầu hỏi đáp, không muốn bị áp đặt Mặtkhác, các em một mực rất tin vào lời nói của thầy cô giáo, thầy cô bảo đọc, bảo chépthì cứ đọc cứ chép và quá trình ấy cứ lặp đi lặp lại dần dần dẫn đến thói quen Nếu nóirằng thầy cô giáo không quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng sống là không đúng,nhưng việc rèn kĩ năng sống ở đây là rất hạn chế nhất là việc lồng ghép vào tất cả cácmôn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa giáo viên còn mơ hồ vềviệc rèn kĩ năng sống cho học sinh

Năm học 2021-2022 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TWcủa BCH TW Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó phát triển phẩm chất, năng lực củangười học là một trong những nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra.Trên tinh thần đó, bảnthân nhận thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao kĩ năng sống cho học sinh tiểuhọc, với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân hết sức băn khoăn và trăntrở: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh

Trang 3

biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày ? Với mong muốn

góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, bản thân chọn đề tài: “ Một sốbiện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 ”

1.2 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.

- Điểm mới của đề tài này là sự hài hòa giữa việc truyền thụ tri thức lồng ghépvới giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết dạy và các hoạt động giáo dụckhác.

- Giúp người giáo viên chủ nhiệm lớp có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn để từ đó giáo dục các em ngày càng tốt hơn Góp phần nâng cao sự hình thành và phát triển về năng lực, phẩm chât và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để từ đó học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, hiểu biết vềthể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật… và có đủ khả năng tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời

- Học sinh không còn tâm lí ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như trong mọi hoạt động của lớp, của trường

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực bảo vệ sức khoẻ - Giáo dục những phẩm chất đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh

1.3 Phạm vi áp dụng của đề tài

Sáng kiến này được áp dụng ngay từ đầu năm học đến nay trong các tiết họchằng ngày, các tiết sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa và các tiết hoạt động ngoài giờ lênlớp,…nhằm “ giáo dục quá trình hình thành và phát triển phẩm chất-kĩ năng sống chohọc sinh trường Tiểu học nơi tôi công tác.

Trang 4

học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năngứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc,sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng,tránh tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năngứng xử văn hóa, tự bảo vệ bản thân, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và cáctệ nạn xã hội.

Được sự hỗ trợ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong nhàtrường.

Trường học nơi bản thân công tác là ngôi trường đã đạt chuẩn quốc gia nênthuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, antoàn cho trẻ Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phònghọc, bàn ghế khang trang vừa tầm với học sinh, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinhsạch sẽ , Bên cạch đó, học sinh khá ngoan và biết vâng lời, các em gần gũi với thầycô giáo

Trong thực tế nhiều năm học qua, với yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin đổimới hình thức phương pháp dạy học của nhà trường, bản thân tôi đã thường xuyênứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết học để cung cấp cho các em các kênhhình ảnh, kênh thông tin cần thiết và thiết thực để tăng cường giáo dục kĩ năng sốngcho các em qua các bài học, môn học Học sinh được tham gia nhiều buổi sinh hoạtngoại khóa, giao lưu do nhà trường tổ chức, đưa các trò chơi dân gian vào lớp học.

Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viêntrong công tác giảng dạy cũng như giáo dục.

b Khó khăn

* Đối với giáo viên:

Trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết đánh giá sựhình thành và phát triển phẩm chất-rèn kĩ năng sống cho học sinh ở một số giáo viêncòn hạn chế Nội dung đánh giá phẩm chất đối với giáo viên từ trước tới nay chưađược quan tâm đúng mức Trong giảng dạy, một bộ phận giáo viên vẫn chỉ quan tâmđến việc truyền thụ kiến thức lý thuyết, không tạo cho học sinh được học tập thực sự.Trong lúc nội dung về rèn luyện kĩ năng sống chưa được đưa vào thành một chươngtrình riêng mà chủ yếu được giáo viên lồng ghép trong từng bộ môn như giáo dục đạođức, khoa học, Tiếng Việt… hay trong các tiết chào cờ đầu tuần Với thời lượng hạnhẹp như vậy, các em chưa được trang bị đầy đủ các kĩ năng sống.

Trang 5

Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy còn lúng túng và khó khăn cả về nộidung, biện pháp, khó khăn trong các bước thực hiện; khó khăn trong việc xác định cácbiểu hiện chính giúp cho việc nhận xét về phẩm chất của học sinh tiểu học; khó khăntrong việc đưa ra nhận định; cách ghi nhật ký tự đánh giá đối với học sinh; cách phốihợp với gia đình và cộng đồng, huy động cả xã hội cùng tham gia vào quá trình giáodục học sinh…đặc biệt là làm thế nào để phát huy việc đánh giá của học sinh và đánhgiá của phụ huynh học sinh, cộng đồng, còn chưa linh hoạt, sáng tạo trong đánh giá.Và điều đặc biệt quan trọng là còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung, phươngpháp dạy học và tổ chức hoạt động như thế nào để tạo cơ hội cho học sinh hình thànhvà phát triển phẩm chất Trong rèn kĩ năng sống cho học sinh, nhận thức của bản thâncòn mơ hồ, chưa rõ việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì Vìnhận thức chưa đủ,chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chứcthực hiện để rèn kĩ năng sống cho học sinh.

*Đối với học sinh

Qua khảo sát học sinh ở lớp, bản thân tôi thấy phẩm chất của học sinh thôngqua một số hành vi và kĩ năng sống chưa cao Chỉ một số học sinh có hành vi, thóiquen, kĩ năng tốt, các em biết giao tiếp, hợp tác, tự trọng, tự tin còn phần lớn các emcó nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hôchuẩn mực Học sinh chưa mạnh dạn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, thực hiệnchưa thật nghiêm túc quy định về học tập Học sinh ít nhiều vẫn còn có hiện tượng cãinhau, đánh nhau, chưa lễ phép, gây mất đoàn kết trong tập thể lớp,…Học sinh thểhiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn tự nhìn nhận và tự đánh giá về bản thân Kĩnăng tư duy và sáng tạo chưa cao Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tựtìm tòi, khả năng đảm nhận trách nhiệm còn hạn chế Khi phát biểu các em nói khôngrõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạnbè Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, các phẩm chất của học sinhđược hình thành và phát triển-giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến.

* Đối với phụ huynh học sinh

Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con, họ chỉ chútrọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ , hoặc chưa biết làm toán thì lolắng một cách thái quá Ngoài ra, một trở ngại nữa là một số phụ huynh quá nuôngchiều con, cung phụng con cái khiến trẻ không có khả năng tự phục vụ cho bản thân.Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên chưa quan tâm đến việc họctập cũng như giáo dục đạo đức của con em mình Một số học sinh con em gia đình

Trang 6

làm thuê, làm mướn, điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình chủ yếu lo làm kiếm sốngcho nên ít có điều kiện quan tâm giáo dục các em Địa bàn rộng, một số học sinh nhàxa nên công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế.

Kết quả KS về kĩ năng sống của học HS lớp chủ nhiệm các năm học trước

Năm học

Kỹ năng tốtCó hình thànhkỹ năng

Kỹ năng chưatốt

Từ thực trạng nêu trên, những năm gần đây, bản thân tôi đã học hỏi kinhnghiệm, nghiên cứu, trăn trở tìm ra những giải pháp phù hợp để giáo dục kỹ năngsống cho học sinh đạt kết quả cao nhất.

* Nguyên nhân

Lứa tuổi các em đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước, hamhiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếukinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,… Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhậpquốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xennhững yếu tố tiêu cực và tích cực, luôn phải đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn nhữnggiá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực Nếuhình thành và phát triển phẩm chất chưa hoàn thiện và không được giáo dục kĩ năngsống, thiếu giáo dục kĩ năng sống, các em dễ bị lôi cuốn vào hành vi tiêu cực, bạo lực,vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách Một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thôngtrong thời gian vừa qua: nghiện hút, bạo lực học đường,…chính là do các em thiếuđịnh hướng về các hành vi hình thành và phát triển phẩm chất và các kĩ năng tham giacác hoạt động giáo dục, các kĩ năng sống cần thiết như: Kĩ năng xác định giá trị, kĩnăng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng,kĩ năng giao tiếp Hiện tượng trẻ em ngu ngơ khi phải xử lý những tình huống củacuộc sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếusáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều Nguyên nhân do đâu? Phải khẳng định rằng,trước hết do giáo dục Nhiều vấn đề của xã hội hiện đại tác động đến trẻ chưa được

Trang 7

cập nhật, bổ sung vào chương trình giáo dục nhà trường Việc định hướng sai các giátrị là nguyên nhân gây ra những hiện tượng đáng tiếc trong ứng xử của trẻ Qua nhiềunăm làm công tác, bản thân nhận thấy kĩ năng sống và phẩm chất của học sinh chưatốt là do những nguyên nhân sau: Việc đánh giá phẩm chất đồng thời cũng đặt ra yêucầu, nhiệm vụ cao hơn đối với mỗi giáo viên là phải tổ chức những hoạt động dạy họcvà giáo dục phù hợp để hình thành năng lực phẩm chất theo mục tiêu đề ra Trong khitrình độ năng lực của một bộ phận không nhỏ giáo viên còn hạn chế, chưa theo kịpyêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết với nghề.

Việc đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất-rèn kĩ năng sống qua việctích hợp vào các môn học còn hạn chế, qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục,vui chơi còn chưa sâu sát.

Giáo viên động viên khen thưởng học sinh còn ít.

Công tác tuyên truyền các bậc phụ huynh về rèn kĩ năng sống chưa nhiều Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khó khănnêu trên, bản thân đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho họcsinh thông qua các tiết dạy của một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằmđem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục.

2.2 Các giải pháp thực hiện đã mang lại hiệu quả

* Giải pháp 1: Nhận thức sâu sắc về đánh giá sự hình thành và phát triểnphẩm chất và dạy trẻ kĩ năng sống cho học sinh

Trước hết bản thân tôi phải thay đổi nhận thức về cách đánh giá học sinh Bằngsự trải nghiệm thực tế của mình hãy phân tích, so sánh giữa cách đánh giá cho điểmtrước đây, với đánh giá kết hợp cho điểm định kì với đánh giá thường xuyên bằngnhận xét, để hiểu sâu sắc ý nghĩa, tính ưu việt của sự thay đổi Đặc biệt, lý giải chođược vì sao phải đổi mới đánh giá, nội dung cốt lõi của đánh giá mới là gì và điềuquan trọng là nó mang lại lợi ích gì cho học trò? Bởi việc gì có lợi cho học trò, sẽđược sự ủng hộ của phụ huynh học sinh và xã hội.

Nội dung đánh giá xoay quanh đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kếtquả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục tiểu họctheo từng môn học và hoạt động giáo dục Đánh giá sự hình thành và phát triển nănglực chung của HS tiểu học: tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giảiquyết vấn đề Đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của HS tiểu học: yêucha mẹ, gia đình; yêu bạn bè, trường lớp; yêu quê hương, đất nước, con người; tự tin,tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; chăm học, chăm làm, thích hoạt

Trang 8

động nghệ thuật, thể thao Những đánh giá trên góp phần quan trọng đến việc hìnhthành những phẩm chất và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Tham gia đánh giá học sinh không chỉ riêng mình giáo viên mà còn có HS (tựđánh giá và đánh giá bạn qua hoạt động của tổ, nhóm, hội đồng tự quản…); cha mẹ vànhững người có trách nhiệm trong cộng đồng (gọi chung là phụ huynh).

* Giải pháp 2 Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học

Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bấtcứ lúc nào, giờ học nào Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông, để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.

Trong chương trình lớp 4, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thểgiáo dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội,như: Viết thư, Điền vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương, được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp Bản thân chỉ gợi mở sau đócho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói, nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư,…hoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ năng sống Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,…Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.

Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh Giáo

Trang 9

viên phải sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,…Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi,…Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn…

Ví dụ: Khi dạy Đạo đức bài: “Biết bày tỏ ý kiến” bản thân tổ chức cho các em đóng vai, chơi trò chơi Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, bản thân tổ chức cho các em đứng thành vòng tròn đóng vai, giới thiệu, bày tỏ ý kiến,… Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng bản thân đã kịp thời nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những câu nói rõ ràng, chắc gọn, mạnh dạn hơn.

Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó Sau bài học giới thiệu lànhững bài học như khám phá, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội Bản thân luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mạnh hơn qua việc học nhóm.

Ví dụ: Khi dạy bài: “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị” môn Luyện từ và câu: Bản thân cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu, đề nghị và tổng kết lại vào cuối tiết Em nào nêu được nhiều câu yêu cầu, đề nghị lịch sự nhất sẽ được tuyên dương Khôngnhững vậy bản thân tổ chức cho các em trao đổi : “Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?” “Em đã lịch sự khi yêu cầu đề nghị chưa?” qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình.

Trang 10

Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được bản thân vận dụng khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em.

Ví dụ: Trong môn Khoa học Ở bài: "Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?” bản thân cho học sinh thảo luận nhóm, chơi trò chơi “đi chợ” và lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa,tối dưới sự trợ giúp của giáo viên Sau khi học sinh nhận xem thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất.

Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suynghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin, mạnh dạn Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.

Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng, đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấnhơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống Khi sinh hoạt nhóm phải luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau.

Ngoài ra, bản thân cũng chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quý báu của mỗi con người Học tập tốt, đạo đức tốt là những

Trang 11

điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học Bản thân rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các tiết sau: Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe” các bài: “Con người cần gì để sống ? Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thứcăn; Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng; Phòng bệnh béo phì; Phòng tránh tai nạn đuối nước; ” giáo dục các em hiểu rằng ănuống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lý qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt.

Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác, bản thân đã giáo dục các em thông qua các tiết: An toàn giao thông, Khoa học, thi Giao thông thông minh trên Internet, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí.

Chẳng hạn: “Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên

đường và khi qua đường ? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu?”; “Khi đi bộ em đi ở đâu ? Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào?”; “Em có nên chơi đùa trên đường quốc lộ không? Có leo trèo qua dải phâncách và chơi gần dải phân cách không? Vì sao?”; “Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm ? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?”; “Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra?”;

Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi

Trang 12

trên tàu, xe, ghe, đò, Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải.

* Giải pháp 3: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tácchủ nhiệm lớp

Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủnhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồngthời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế.Cùng đó, giáo viên chủnhiệm cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Đối vớihọc sinh có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách giáo viên chủ nhiệm chính là ngườicùng với gia đình có những biện pháp “kéo” em về với “cái thiện” Thầy, cô giáo chủnhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gươngsáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độchuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đángtin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm lâu thấm đất.

Trước đây, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành vi đạođức cho HS Hiện nay giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công tác chuyên môn màcòn phải có tình cảm để giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp.Vì thế ngoài việc phải đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mớimẻ, gây hứng thú học tập cho HS Và điều không thể thiếu là người giáo viên chủnhiệm phải có tâm huyết với nghề và tình yêu thương đối với HS.

Vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác chủnhiệm lớp thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần:

- Thứ nhất: Xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình: Công tác chủ nhiệm là

một trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn Người giáo viên chủ nhiệm phải thamgia các hoạt động dạy học, phải rèn luyện đạo đức, tác phong sư phạm đây vừa làtrách nhiệm vừa yêu cầu cần thiết trong việc giáo dục học sinh Vì vậy để làm tốtcông tác chủ nhiệm trước hết phải xây dựng được hình tượng thầy giáo trong lòng họcsinh, được học sinh tin yêu quý trọng, có vậy thì trong lời nói, cử chỉ, hành động củangười GV mới có tính thuyết phục cao đối với học sinh Ngoài ra, người GVCN cầnnắm vững mục tiêu của giáo dục nói chung, của lớp học Có trách nhiệm cao trongviệc giáo dục những phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để các em trở thànhnhững công dân tốt của đất nước.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w