1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp về giáo dục kĩ năng an toàn trong môi trường nước và kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh lớp 4 5 tại trường tiểu học ngọc trung ngọc lặc

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Về Giáo Dục Kĩ Năng An Toàn Trong Môi Trường Nước Và Kĩ Năng Phòng Chống Đuối Nước Cho Học Sinh Lớp 4, 5 Tại Trường Tiểu Học Ngọc Trung, Ngọc Lặc
Tác giả Một Số Tác Giả
Trường học Trường Tiểu Học Ngọc Trung, Ngọc Lặc
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Ngọc Lặc, Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 217,5 KB

Nội dung

Các giải pháp đã sử dụng trong việc tổ chức dạy các kĩ năng antoàn trong môi trường nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước chohọc sinh tại trường Tiểu học Ngọc Trung – Ngọc Lặc.2.3.1.. Đ

Trang 1

Nội dung Trang

2.2 Thực trạng trong việc tổ chức dạy các kĩ năng an toàn trong môi

trường nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh tại

trường Tiểu học Ngọc Trung – Ngọc Lặc trước khi áp dụng sáng kiến.

6

2.3 Các giải pháp đã sử dụng trong việc tổ chức dạy các kĩ năng an

toàn trong môi trường nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước cho

học sinh tại trường Tiểu học Ngọc Trung – Ngọc Lặc.

8

2.3.1 Giải pháp thứ nhất:Tuyên truyền, tuyên dương, kích thích trạng thái

hứng khởi, át chế nỗi sợ hãi, sợ nước, sợ đuối nước và sợ cứu người đuối

nước.

8

2.3.2 Giải pháp thứ hai: Trang bị cho học sinh những kiến thức về quy

trình học bơi và những điều cần lưu ý khi tự tập bơi.

10

2.3.3 Giải pháp thứ ba: Thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh

học sinh trong việc tuyên truyền, vận động cho học sinh tham gia các lớp

học bơi an toàn.

14

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC SÁNG KIẾN

Trang 2

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài.

Hằng năm ở nước ta có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, đã cướp đi nhiều sinh mạng, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở lứa tuổi thiếu nhi là nhiều nhất Thời gian vừa qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, nhất là vào dịp hè trong thời gian học sinh được nghỉ học Ngoài ra, còn xảy ra một số vụ đuối nước mà nạn nhân là người lớn Điều đáng lưu ý là: trong số các nạn nhân bị đuối nước, có nạn nhân không biết bơi,

có nạn nhân biết bơi, thậm chí bơi giỏi Tất cả các vụ đuối nước đều rất thương tâm, để lại nỗi đau cho gia đình và xã hội

Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021 –

2030 đã đặt mục tiêu, ‘đến năm 2025 giảm 10% trẻ em bị đuối nước, 50% trẻ

em từ 6 đến 16 tuổi biết bơi an toàn” [1] “Tối thiểu 80% học sinh phổ thông được trang bị kiến thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước, trong đó có từ 60% trở lên học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng và biết vận dụng trong thực tiễn Phấn đấu đạt tỷ lệ từ 50% trở lên học sinh biết bơi an toàn và biết các kĩ năng an toàn trong môi trường nước” [2]

Đuối nước là nguyên nhân thứ 2 gây ra tử vong do tai nạn thương tích cho trẻ Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm

ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước ( Số liệu năm 2023) Hiện mới có khoảng 8,63% tổng số trường học trong cả nước có bể bơi

Đối với tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm 2023, Thanh Hóa đã xảy

ra 7 vụ đuối nước khiến 8 trẻ em tử vong Trong đó, tháng 4 có ít nhất 4 học sinh

tử vong Nguyên nhân các vụ tai nạn được xác định là các em trong độ tuổi học sinh thường rủ nhau ra bãi biển, khu vực sông, suối, ao, hồ, kênh mương chơi và xuống nước tắm Do không lường trước được những nguy hiểm từ sóng lớn, nước chảy xiết, rơi vào vùng nước sâu, lại không biết bơi, không được trang bị các kĩ năng phòng, chống đuối nước nên đã dẫn đến hậu quả, mất mát lớn về con người

Đến tháng 6 năm 2023 theo số liệu tổng hợp của Sở LĐ-TB-XH Thanh Hóa, từ đầu năm đến ngày 15/6, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 26

vụ tai nạn, thương tích gây tử vong đối với 31 trẻ em Trong đó, có 17 vụ tai nạn đuối nước gây tử vong 20 trẻ em; 5 vụ tai nạn giao thông gây tử vong 6 trẻ em; 4 vụ tai nạn, thương tích khác (như cháy nhà, ngã xe đạp, điện giật do sạc điện thoại) gây tử vong 5 trẻ em

Từ thực tế cho thấy tai nạn đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới số trẻ em tử vong lớn Đáng lưu ý, có những vụ tai nạn đuối nước làm tử vong nhiều trẻ em cùng lúc, như tại TX.Nghi Sơn hồi trung tuần tháng 4, xảy ra

vụ tai nạn đuối nước khi tắm biển khiến 2 trẻ em tử vong; đến đầu tháng 6 vừa qua lại xảy ra vụ đuối nước khi tắm biển làm 3 trẻ em tử vong

[1] Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; [2] Quyết định số 4501/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trang 3

Từ thực tế cho thấy tai nạn đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới số trẻ em tử vong lớn Đáng lưu ý, có những vụ tai nạn đuối nước làm tử vong nhiều trẻ em cùng lúc, như tại TX.Nghi Sơn hồi trung tuần tháng 4, xảy ra

vụ tai nạn đuối nước khi tắm biển khiến 2 trẻ em tử vong; đến đầu tháng 6 vừa qua lại xảy ra vụ đuối nước khi tắm biển làm 3 trẻ em tử vong

Trên địa bàn huyện Ngọc Lặc trong những năm gần đây cũng thường xuyên xảy ra tình trạng đuối nước đặc biệt là mùa mưa bão và mùa hè, địa điểm thường là ao, hồ, sông, suối, hố công trình Đối tượng đuối nước có nhiều lứa tuổi, kể cả người lớn, trẻ em, kể cả người biết bơi, người chưa biết bơi và không

có kĩ năng phòng chống đuối nước, do địa bàn huyện nói chung và xã Ngọc Trung nói riêng có rất nhiều ao, hồ, kênh, sông chảy qua

Trước thực trạng là địa bàn có nguy cơ cao, là giáo viên dạy dặc thù môn Thể dục, được thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chuyên đề về kĩ năng phòng chống đuối nước, bản thân luôn trăn trở làm sao để hướng dẫn cho học sinh có các kĩ năng tự học bơi cơ bản? Làm sao để học sinh có ý thức về cách phòng chống đuối nước? Làm sao để tình trạng đuối nước không xảy ra tại đơn

vị nhà trường? Làm sao để nâng cao thành tích cho những học sinh có năng khiếu bơi lội để tham gia thi đấu tại các phong trào TDTT đặc biệt là tham gia các Hội khỏe Phù Đổng? Đó cũng là câu hỏi mà bản thân tôi luôn quan tâm, trăn

trở Chính vì vậy bản thân đã mạnh dạn lựa chọn, nghiên cứu “Một số giải pháp

về giáo dục kĩ năng an toàn trong môi trường nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh lớp 4,5 tại trường Tiểu học Ngọc Trung – Ngọc Lặc”

để nghiên cứu, thử nghiệm và vận dụng vào quá trình dạy và học tại đơn vị trường Tiểu học Ngọc Trung - Ngọc Lặc nơi bản thân đang công tác trong năm học này

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu để đề ra các giải pháp trong việc giáo dục học sinh có kĩ năng

an toàn trong môi trường nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước cho bản thân

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu các giải pháp về giáo dục kĩ năng an toàn trong môi trường nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh lớp 4,5 tại trường Tiểu học Ngọc Trung - Ngọc Lặc

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong sáng kiến này tôi đã lựa chọn và vận dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

Thông qua đọc tài liệu, sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác có liên quan

và tra cứu qua mạng Internet để tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

Điều tra khảo sát thực tế về tình trạng biết bơi và sự hiểu biết về các kĩ năng phòng chống đuối nước khi gặp phải tình huống đuối nước nguy hiểm để

Trang 4

xác định thực trạng trong việc hướng dẫn kĩ năng an toàn trong môi trường nước

và kĩ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh trong năm học 2023 - 2024

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:

Thống kê, xử lý số liệu để phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định đề ra các giải pháp dạy học phù hợp, nhằm đạt được kết quả cao trong việc giáo dục học sinh kĩ năng an toàn trong môi trường nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Thực hiện Công văn số 1945/SGDĐT-GDTrH ngày 27/6/2023 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc tập huấn phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn

và sơ cấp cứu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em; Ngày 25/7/2023 Phòng Giáo dục và Đào tạo Ngọc Lặc đã ban hành công văn số 920 /GD&ĐT về việc triển khai tập huấn các chuyên đề năm học 2023 - 2024 đợt tháng 8/2023, trong

đó có nội dung chuyên đề tập huấn phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn và

sơ cấp cứu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, thời gian từ ngày 08/8/2023 đến hết ngày 13/8/2023 cho giáo viên cả ba cấp học: Mầm non, Tiểu học và THCS Sau khi các nhà trường tiếp thu các chuyên đề về phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn và sơ cấp cứu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà trường triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường và tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên, học siinh các kĩ năng bơi lội và kĩ năng phòng chống đuối nước với mục đích: Không để xảy ra tình trạng đuối nước ở các đơn vị nhà trường

Việc thực hiện chuyên đề Thể dục theo hướng “Phổ cập bơi lội phòng tránh đuối nước ở học sinh”, vận dụng vào thực tế là định hướng mới phù hợp với phương pháp dạy học tích cực Học sinh được học tập một hay một số kĩ năng cơ bản của động tác nào đó, sau đó ứng dụng vào trình diễn, trò chơi liên quan, thi đấu và cuộc sống

Ở Tiểu học, mỗi môn học đều có một vị trí hết sức quan trọng không thay thế cho nhau được, mỗi một môn học có nhiệm vụ phát triển năng lực, trí tuệ và nhân cách cho học sinh ở mỗi khía cạnh khác nhau

Trong chương trình học ở Tiểu học môn Giáo dục thể chất có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; bên cạnh đó, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản

lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần

* Yêu cầu cần đạt đối với học sinh bậc Tiểu học đó là:

a) Năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe

Các em biết thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao Biết được tác dụng cơ bản của chế độ dinh dưỡng với sức khoẻ

Trang 5

Nhận ra một số yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên có lợi và có hại cho sức khoẻ

b) Vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực

Các em biết thực hiện đúng cơ bản các kĩ năng vận động và hình thành thói quen tập luyện Hình thành thói quen tập luyện thường xuyên để phát triển thể lực Xác định được các hoạt động vận động và tố chất thể lực cơ bản

c) Hoạt động thể dục thể thao

- Các em thực hiện được kỹ thuật cơ bản của một số nội dung thể thao phù hợp với bản thân

- Tự giác, tích cực, nghiêm túc và có ý thức giúp đỡ bạn trong tập luyện Yêu thích và tích cực tham gia tập luyện thể dục thể thao

Có thể nói sức khoẻ, tính mạng là tài sản thiêng liêng, là vốn quý nhất của mỗi con người, cộng đồng và xã hội Hiện tại cũng như lâu dài, con người tích cực nhất, chủ động nhất để có sức khoẻ là thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, đồng thời kết hợp với các yếu tố vệ sinh, môi trường và các yếu tố xã hội khác

Yêu cầu chủ yếu của việc tập luyện thể dục thể thao theo hướng sức khoẻ

là nhằm phát triển hài hoà các mặt về hình thái, chức năng cơ thể, đạt trình độ chuẩn bị thể lực tốt nhằm đảm bảo cho con người thể hiện mức cao nhất các năng lực của mình trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau

Qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi sẽ cố gắng giúp cho các em hiểu rõ, hiểu sâu hơn môn học nói chung và biết phát huy các phẩm chất của cá nhân cũng như đạt được các năng lực chung và năng lực đặc thù nói riêng, đồng thời giúp các em có cái nhìn đúng nhất về tác dụng và ý nghĩa của bơi lội và kĩ năng phòng chống đuối nước trong trường học, các em sẽ được biết thêm một số kĩ năng an toàn trong môi trường nước, giúp các em bình tĩnh, tự tin khi đứng trước những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong môi trường nước, các em biết cách tự bảo vệ tính mạng của mình và những người xung quanh

2.2 Thực trạng trong việc tổ chức dạy các kĩ năng an toàn trong môi trường nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh tại trường Tiểu học Ngọc Trung – Ngọc Lặc trước khi áp dụng sáng kiến

2.2.1 Thuận lợi:

Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường trong việc triển khai các hoạt động giáo dục tuyên truyền, phòng chống đuối nước, đặc biệt

là tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia các lớp tập huấn trang bị kiến thức cơ bản về phòng, chống tai nạn đuối nước; Tổ chức cho giáo viên giáo dục thể chất được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước và kỹ năng dạy bơi, cứu đuối và sơ cấp cứu ban đầu; phối hợp với phụ huynh tổ chức các buổi học ngoại khóa dạy bơi an toàn, giáo dục học sinh các kĩ năng an toàn trong môi trường nước

Giáo viên nhiệt tình, có kinh nghiệm và có sáng tạo trong việc dạy cho học sinh các kĩ thuật về kĩ năng an toàn trong môi trường nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước

Trang 6

Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của học sinh, phối hợp tham gia các buổi tuyên truyền về phòng chống đuối nước tại nhà trường; phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm trong việc đưa, đón con em tham gia các buổi ngoại khóa dạy bơi an toàn do nhà trường tổ chức

Nhiều học sinh chăm ngoan, tích cực trong học tập và rèn luyện, các em

đã có sự yêu thích nội dung bơi lội và có kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho bản thân

2.2.2 Khó khăn:

Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, chưa có bể bơi trong trường học, chủ yếu tổ chức hoạt động ngại khóa dạy học sinh tại các bể bơi ngoài nhà trường - đã được cấp phép hoạt động

Một số giáo viên còn hạn chế về các kĩ thuật hướng dẫn học sinh thực hành bơi lội

Do điều kiện kinh tế của địa phương xã Ngọc Trung còn gặp nhiều khó khăn - là vùng xa của trung tâm huyện, hầu hết phụ huynh đi làm ăn xa, con cái

ở nhà với ông bà, sự quan tâm, chăm sóc còn hạn chế

Một số học sinh khả năng tiếp thu còn chậm, kĩ năng giao tiếp còn hạn chế, chưa thật sự tự tin Số học sinh chưa biết bơi và chưa nắm được kĩ năng phòng chống đuối nước tỉ lệ còn khá cao

2.2.3 Thực trạng của vấn đề:

Để khảo sát tình trạng biết bơi và hiểu biết các kĩ năng phòng chống đuối nước khi gặp phải tình huống đuối nước nguy hiểm có thể xảy ra, tôi đã trình bày nội dung nghiên cứu với Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm khối 4,5 và tiến hành khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và trao đổi với phụ huynh học sinh để so sánh, đối chứng cách vận dụng sáng kiến

* Nội dung khảo sát:

Khảo sát tình trạng biết bơi và hiểu biết các kĩ năng phòng chống đuối nước khi gặp phải tình huống đuối nước nguy hiểm thông qua phỏng vấn trực tiếp và trao đổi với phụ huynh học sinh

- Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 4,5 trường Tiểu học Ngọc Trung

- Ngọc Lặc (Tổng số 217 học sinh)

- Thời gian khảo sát: Tháng 10 năm 2023

- Kết quả điều tra, khảo sát:

BẢNG THỐNG KÊ KHẢO SÁT KHỐI LỚP 4 VÀ LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC TRUNG

Lớp Sĩ

số

Số học sinh biết bơi Số HS có kĩ năng phòng chống đuối nước

Biết bơi Tỷ lệ

Không biết bơi

Tỷ lệ Có kĩ

năng

Tỷ lệ Có ít kĩ

năng

Tỷ lệ Không có kĩ

năng

Tỷ lệ

Trang 7

5B 36 4 11,1% 32 88,9% 12 33,3% 8 22,2% 16 44,5%

Tổng 217 31 14,3% 186 85,7% 60 27,6% 57 26,3% 100 46,1%

Nhìn vào bảng số liệu thống kê trên ta có thể thấy số lượng học sinh khối

4, 5 biết bơi và có các kĩ năng tự bảo vệ, tự phòng chống đuối nước là rất ít, đa

số học sinh chưa biết cách tự bảo vệ chính mình, thiếu các kĩ năng quan trọng về phòng chống đuối nước, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đuối nước ở các em là rất cao

2.2.4 Nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có thể kể đến một

số nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân thứ nhất:

Điều kiện về cơ sở vật chất, bể bơi, dụng cụ tập luyện của nhà trường, địa phương nơi sinh sống không có, hoặc có ( Ao, hồ, sông suối…) nhưng không đảm bảo và chưa có người hướng dẫn, hoặc hướng dẫn chưa bài bản, khoa học dẫn đến học sinh chưa biết bơi và phòng chống đuối nước, cũng như cứu người đuối nước an toàn, đúng cách

- Nguyên nhân thứ hai:

Do điều kiện kinh tế ở một số gia đình học sinh còn gặp khó khăn, đa số phụ huynh làm nghề nông, lao động tự do, đi làm công ty xa nhà, giao phó con cái cho ông bà lớn tuổi trông nom, chăm sóc dẫn đến việc quan tâm chưa thường xuyên

- Nguyên nhân thứ ba:

Địa phương không có nhiều không gian hoạt động thể dục thể thao, khu vui chơi dành riêng cho trẻ em, dẫn đến học sinh chơi tự phát, rủ nhau đi tắm ao,

hồ, sông, suối, kênh mương,… mà không có người lớn đi cùng dẫn đến các vụ tai nạn đuối nước đáng tiếc có thể xảy ra

Xuất phát từ những nguyên nhân kể trên dẫn đến học sinh sợ môi trường nước, không biết bơi, không có các kĩ năng phòng chống đuối nước và cứu người gặp nạn Chính từ những lý do nêu trên bản thân luôn trăn trở, suy nghĩ tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, tìm ra được một số giải pháp thiết thực và đã áp dụng có hiệu quả nhằm giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng bơi lội, kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh

2.3 Các giải pháp đã sử dụng trong việc tổ chức dạy các kĩ năng an toàn trong môi trường nước và kĩ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh tại trường Tiểu học Ngọc Trung - Ngọc Lặc.

Năm học 2023 - 2024 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục thể chất – Thể dục khối 4,5 Bản thân được thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chức, trong đó

có chuyên đề về tập huấn phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn và sơ cấp cứu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em Với kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm, bản thân xin đưa ra một số giải pháp dạy học cụ thể như sau:

Trang 8

2.3.1 Giải pháp thứ nhất:Tuyên truyền, tuyên dương, kích thích trạng thái hứng khởi, át chế nỗi sợ hãi, sợ nước, sợ đuối nước và sợ cứu người đuối nước.

Thực hiện công tác tuyên truyền về các kĩ năng phòng chống đuối nước là một nội dung quan trọng trong việc dạy học sinh các kĩ năng an toàn trong môi trường nước Đây cũng là một giải pháp đầu tiên trước khi dạy học sinh học bơi

và hướng dẫn các kĩ năng phòng, chống và cứu người đuối nước Bởi tâm lý trẻ

em thường không xác định việc xử lý hay giải quyết một vấn đề gì mà chưa từng thực nghiệm, chưa từng có người hướng dẫn và thực hành, dẫn đến tâm lý lo lắng, hoang mang, mất tinh thần làm cho trạng thái cơ thể bủn rủn, mất cân bằng, biểu hiện ở tái mặt, chân tay mềm yếu, không điều khiển, nhịp tim nhanh, thở gấp làm cho bản thân rơi vào trạng thái mất kiểm soát, đôi khi dẫn đến sự sợ hãi dây truyền Vì vậy trước tiên là trấn an tâm lý, kích thích sự hưng phấn, lòng dũng cảm ở học sinh mỗi khi xuống nước tập bơi

Tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm khối 4,5 tổ chức triển khai đến học sinh về các nội dung có liên quan đến công tác phòng chống đuối nước Để tạo cho các em sự trấn an về tâm

lí với môi trường nước khi tham gia các lớp học bơi, tôi đã xây dựng các video, các slide có liên quan đến các hình ảnh tuyên truyền về phòng chống đuối nước, cho học sinh xem những video, hình ảnh các tấm gương điển hình trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có lòng dũng cảm sẵn sàng cứu người khi bị đuối nước, được nhà trường, các cấp tuyên dương, khen thưởng, trao tặng những phần thưởng và danh hiệu cao quý Từ đó tạo cho học sinh tâm lí tự tin khi các em bắt đầu xuống nước tập bơi, tạo cho các em niềm đam mê yêu thích nội dung bơi lội

TẤM GƯƠNG DŨNG CẢM CỨU NGƯỜI ĐUỐI NƯỚC ĐÃ ĐƯỢC CÁC CẤP TUYÊN DƯƠNG, KHEN THƯỞNG

2.3.2 Giải pháp thứ hai: Trang bị cho học sinh những kiến thức về quy trình học bơi và những điều cần lưu ý khi tự tập bơi.

Trẻ không biết bơi là nỗi lo lắng không chỉ của riêng bậc phụ huynh mà ngay cả với xã hội Nhiều phụ huynh vì quá lo lắng cho con đã tự dạy con tập bơi, nhưng do trẻ không được học bơi đúng kỹ thuật nên khi gặp tình huống nguy hiểm, trẻ vẫn có thể bị đuối nước Cho trẻ học bơi là giúp trẻ có kĩ năng tự bảo vệ mạng sống của mình trong điều kiện khắc nghiệt như mưa lũ, ngã xuống

ao, hồ, sông và đi tắm biển Vì vậy, để giúp trẻ có kĩ năng bơi tốt, cần hướng dẫn thực hiện theo quy trình sau:

* Quy trình tự học bơi

Cho dù là dạy học sinh bơi hay tự học bơi, tất cả đều phải tuân thủ theo nguyên tắc đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Trước mỗi buổi tập phải khởi động thật kĩ và tập lần lượt theo thứ tự các bài tập sau

- Bài tập 1: Tập làm quen với nước

- Bài tập 2: Tập hít vào và thở ra trong nước

- Bài tập 3: Tập nổi trong nước

- Bài tập 4: Tập lướt nước

Trang 9

- Bài tập 5: Tập quạt chân

- Bài tập 6: Tập quạt tay

- Bài tập 7: Tập phối hợp quạt tay chân

- Bài tập 8: Tập phối hợp quạt tay chân với thở

- Bài tập 9: Tập xuất phát

- Bài tập 10: Tập quay vòng

- Bài tập 11: Tập đứng nước

* Những điều cần chú ý khi tự học bơi

Tránh những thói quen không tốt trong bơi lội, đó là:

- Bơi khi đói, bơi ngay sau khi ăn no, vận động quá sức sau đó bơi ngay, bơi sau khi uống rượu, bia trước khi bơi, không khởi động đóng cách đi khi bơi

- Tập bơi với trang phục không phù hợp

- Tâp bơi trong lúc người bị cảm lạnh

- Tập bơi ở nước quá sâu

- Tập bơi ở vùng nước chảy xiết

- Tập bơi ở sông, hồ, biển chỉ có một mình

- Trong quá trình tập bơi không nên mặc áo phao để hỗ trợ nổi, vì khi bỏ phao ra thì người không nổi được, mà tự mình phải làm nổi trước khi học các động tác kỹ thuật khác

* Những nguyên tắc tự học bơi:

- Học sinh phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên, không tùy tiện ra khỏi khu vực quản lý của giáo viên

- Phải đảm bảo tốt những quy định của hồ bơi

- Phải khởi động và tập trên cạn thật kỹ mới xuống nước

- Khi đi tắm sông, hồ, không đi một mình, không đến những nơi nước sâu nguy hiểm

* Các động tác khởi động trước khi học kỹ thuật bơi

+ Bài tập khởi động chung

- Xoay các khớp theo thứ tự: Cổ tay kết hợp cổ chân, xoay khuỷu tay, vai, hông, đầu gối

- Ép dọc, ép ngang

+ Bài tập khởi động chuyên môn:

Đập chân trườn sấp: Ngồi trên mặt bể hai chân duỗi thẳng, nâng chân cách mặt đất khoảng 40cm, người ngả ra phía sau, hai tay chống đất sau đó đưa chân

lên xuống

Đạp chân ếch:

Ngồi trên mặt bể hai chân duỗi thẳng, co chân đưa gót chân về sát mông, bàn chân gập hình bàn cuốc rồi xoay sang hai bên (khoảng cách giữa 2 gót chân lớn hơn khoảng cách giữa 2 đầu gối) rồi giữ chân bàn quốc đap rộng sang 2 bên

ra trước, gần hết quãng đường thi duỗi thăng cổ chân khép sát 2 chân

Trang 10

- Các bài tập ép dẻo, làm căng cơ để tránh bị chuột rút trong lúc bơi

* Tập làm quen với nước

Đây là bước rất quan trọng, giúp cho người tập bơi không sợ nước, không sặc nước và ổn định cơ thể trong nước Gồm các động tác và bài tập sau:

+ Tập lên, xuống bể, tập đứng lên, ngồi xuống trong nước

+ Tập nín thở úp mặt trong nước, tay chân thả lỏng (tập lặp lại nhiều lần) + Tập hít hơi vào trên không, thở ra bằng miệng trong nước, sau đó cả bằng miệng và bằng mũi trong nước

* Tập nổi trong nước

Đây là giai đoạn có tính quyết định trong quá trình học bơi Nếu người nào tập nổi tốt trong nước là coi như đã biết bơi 50%, nếu người nào nổi trong nước kém thì tập bơi rất khó khăn Cho nên trước khi tập bơi phải tập nổi trong nước cho tốt, với các động tác và bài tập sau:

+ Bám 2 tay vào thành bể và tập nổi người trong nước:

Hít thật sâu tạo cho lượng không khí vào phổi nhiều, sau đó từ từ úp mặt xuống nước, cơ thể tạo thành một mặt phẳng nổi trên nước, đặc biệt cơ thể thả lỏng, lúc này 2 tay không bám thành bể nữa, cơ thể nổi bồng bềnh trên mặt nước

Để thành công ta nên thực hiện lặp lại nhiều lần, tập ở hồ nước cạn trước sau đó tập ở hồ nước sâu hơn

+ Tập nổi hình phao câu cá

Tập ở bể lớn Đây là động tác bổ trợ rất tốt cho tập nổi, đặc biệt đối với những người ít nổi

Cách thực hiện như sau: Người ở tư thế đứng thẳng hít thật sâu, sau đó từ

từ ngồi xuống, 2 tay ôm bó gối và đạp chân xuống đáy bể để cơ thể từ từ nổi lên, người giữ thăng bằng Tư thế người nổi lên như một phao câu cá, xem hình bên dưới

+ Tập nổi hình phao câu cá, sau đó nằm nổi dang tay chân:

Động tác này làm giống như hình dưới đây, nhưng sau đó dang 2 tay, 2 chân dang ngang, để cơ thể tiếp tục nổi trên mặt nước

+ Tập nổi hình sao trên mặt nước ba bốn người trở lên:

Đây là động tác bổ trợ tốt cho tập nổi và kết hợp với làm động tác quạt chân trườn sấp, đây cũng là động tác thả lỏng ở cuối mỗi tiết học bơi

* Bơi tự cứu

Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:

+ Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng

to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm

+ Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w